Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thu hồi và tiêu hủy sách từ điển học sinh của Vũ Chất

Posted: 16 Oct 2014 06:48 AM PDT

(NG) – Ngày 17/10, Cục Xuất bản – In và Phát hành (Bộ Thông tin – Truyền thông) ra các quyết định thu hồi và tiêu hủy cuốn sách “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất.

Lý do đưa ra là cuốn sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội.

Cuốn sách của tác giả Vũ Chất được in ấn với một số tên gọi khác nhau. Theo quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông, ấn bản có tựa “Từ điển tiếng Việt” sẽ do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin thu hồi và tiêu hủy; gồm cả bản thảo, bản nhũ phục vụ cho việc in.

Còn Nhà xuất bản Hồng Đức chịu trách nhiệm xử lý tương tự với ấn bản mang tên “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh”.

Riêng hai cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh”, đề tên Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Thanh niên được xác định là cuốn sách mạo danh các nhà xuất bản nêu trên. Do đó, cơ quan quản lý đã giao trách nhiệm cho Sở Thông tin – Truyền thông các tỉnh thu hồi và tiêu hủy; các cơ sở phát hành và thư viện không được phát hành, lưu trữ.

từ điển học sinh, Vũ Chất
Một số từ được cho là giải thích chưa đúng nghĩa, ngô nghê

Theo tìm hiểu của ban Văn hóa – Nghệ thuật (Báo Thanh niên), "tiền thân" của các ấn bản này là cuốn Việt Nam tự điển (do Vũ Chất biên soạn) xuất bản  năm 1971. Vào năm 2000 và 2001, các doanh nghiệp sách liên kết đã xuất bản, nhưng chỉ thay tựa sách, vẫn giữ nguyên nội dung và tên người biên soạn.

Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản với NXB Thanh Niên để ấn hành Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh (vào tháng 10.2000 – chỉ thay tựa sách, vẫn giữ nguyên nội dung và tên người biên soạn).

Sau 14 năm, cuốn sách vẫn còn lưu hành trên thị trường. Trong tháng 10, những thông tin về cuốn sách với  ở một số trang có cách giải thích từ ngữ chưa thật đúng nghĩa, thậm chí ngô nghê được đưa ra phê phán.

  • Hạ Anh

Bỏ chấm điểm, phụ huynh gánh việc cô giáo

Posted: 16 Oct 2014 05:01 AM PDT

(NG) - Sau hai ngày quy định thay đổi lớn trong cách đánh giá học sinh tiểu họccó hiệu lực, nhiều phụ huynh bày tỏ sự không hài lòng với quy định bỏchấm điểm thay bằng nhận xét với học sinh tiểu học.

>> 

>> 
>> 
>> 


Chấm điểm, tiểu học, phụ huynh, Bộ GD-ĐT
Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (thành phố Vinh, Nghệ An) đã áp dụng cách đánh giá theo kiểu mới từ 2 năm nay. Ảnh: Hạ Anh

Con trai chị Lê Thúy (Hà Đông, Hà Nội) năm nay bước sang lớp 2. Chị chohay, cu cậu vốn mải chơi, không tập trung nên năm trước cô giáo thực hiện songsong nhận xét với chấm điểm nên việc kèm cặp con không quá khó.

Theo chị Thúy, ở độ tuổi con chị, cháu được điểm 5,điểm 6 sẽ nhớ hơn là một lời khen hoặc phê bình của cô.

“Dù được cô khen với nộidung tích cực thì bước ra khỏi lớp cháu không nhớ là cô đã khen thế nào. Chưanói đến phê bình, nên việc nắm bắt tình hình của con trên lớp không khỏi lúngtúng” – chị Thúy bày tỏ.

Từ khi nhà trường triển khai quy định bỏ chấm điểm thường xuyên (từ15/10), khi con đi học về, mẹ hỏi tình hình học thế nào thì đều nhận được câu trả lời “Tất cả đều tốtđẹp mẹ ạ!”.

“Cháu hồn nhiên tôi cũng mừng rồi lại lo vì chẳng biết thế nào màlần, lúng túng với việc kèm con học..” – chị Thúy băn khoăn.

Chị Thúy vẫn muốn  con mình được chấm điểm, bởi đó cách gần nhất đểbiết được đánh giá kiến thức con lĩnh hội được trên lớp để bổ sung phần cònthiếu.

Chấm điểm, tiểu học, phụ huynh, Bộ GD-ĐT
Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học theo kiểu mới tại buổi tập huấn các giáo viên đánh giá theo Thông tư 30 của ngành giáo dục huyện Nam Đàn (Nghệ An). Ảnh: Hạ Anh

Đồng quan điểm, chị Kiều Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) phân trần, có lẽ phải cắt sổliên lạc điện tử cho “bớt hoang mang” vì cuối ngày, chị thường nhận được tin nhắn chung chung, haynói đúng hơn là tin “giao việc” của cô giáo: Hôm nay con học dạng toán A, dạngtoán B – phụ huynh kiểm tra nhắc con làm bài sai, bài thiếu…

Do công việc hàng ngày về đến nhà thường là 7h tối, nên chị Kiều Anh vẫn nghiêng về phương án “chấm điểm” trongbối cảnh con mình tuổi nhỏ học nhiều như hiện nay.

Chị lập luận, nếu con được điểm 5, 6 hay 8, 9 chị đón nhận không lúng túng -thậm chí nhịp nhàng dạy con theo cách: Hỏi con để biết vì sao con bị trừ 5 điểm,con gái chị nói vanh vách lỗi bị trừ điểm, lỗi sai. Với cách này, chị không những nắm bắt được tình hình học của con trên lớp, không mất thời gian về kiểm tra cảloạt sách vở trong ngày – mà còn dạy con cách giao tiếp, xử lý tình huống vàbiết được khả năng lĩnh hội kiến thức trên lớp của con…

Hơn nữa, việc chấm điểm cũng “buộc” cô phải quan tâm đến từng học sinh tronglớp để cuối ngày có trao đổi qua “thư điện tử”.

“Chứ nếu bỏ chấm điểm, chắc chắn”sức ép” học trên lớp không giảm với học sinh – còn cô thì nếu phải nhận xét thìnhận xét chung chung cho kịp thời gian hoặc nhanh hơn thì soạn 1 tin nhắn “giaoviệc” cho 60 phụ huynh là cô…hoàn thành nhiệm vụ?” – chị Kiều Anh bày tỏ.

Một phụ huynh ở Gia Lâm (Hà Nội) có hai con cùng học bậc tiểu học (một họclớp 1, còn một học lớp 5) cho biết, với lớp 1 các con mới chuyển đổi từ mầm nonlên nên chị đồng ý không chấm điểm, nhưng cần có kiểm tra bài thường xuyên. Nếukhông có kiểm tra bài, cô lại không giao bài tập nên chả biết đường nào để kèmcon.

Còn với lớp 5, nên chấm điểm vì hiện cô vẫn phê trong các bài kiểm tra “đúng- sai” nhưng phụ huynh này vẫn muốn biết được ở trên lớp, con mình đạt năng lực ngưỡng nào.

“Bỏ chấm điểm, tôi có cảm giác cháu bàng quan, bằng lòng với việc học hơn -không có sức phấn đấu. Về lâu dài sẽ không tốt” – chị nói.

Với cách đánh giá mới “đạt – chưa đạt” với học sinh tiểu học khiến nhiều phụhuynh băn khoăn vì hiểu nôm na sẽ chỉ còn “học sinh giỏi và học sinh kém” -không còn học sinh trung bình, học sinh khá?

Ở góc độ công tác trong ngành giáo dục một phụ huynh quận Thanh Xuân (Hà Nội)cho rằng, với lớp học có sĩ số đông học sinh như hiện nay thì việc chấm điểm chohọc sinh là phương pháp tốt nhất. Vì thực tế, việc chấm điểm cho khoảng 60 họcsinh cô đã không đủ thời gian thì việc nhận xét đủ, đúng các con sẽ khiến cô cótâm huyết cũng khó xoay sở.

Thêm nữa phụ huynh này đề nghị, nên duy trì giấy khen cuối năm cho học sinhđể tạo động lực cho học sinh thay vì bỏ như quy định hiện nay?

Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành có hiệu lực từ 15/10:

Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học;

Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất…

Đánh giá gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đặc biệt, không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.

Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:

Quá trình học tập từng môn học, học sinh được xếp loại thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;

Mức độ hình thành và phát triển năng lực được xếp ở 2 mức là Đạt hoặc Chưa đạt;

Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất cũng xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.

  • Nguyễn Hiền   

2015: Sẽ miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT

Posted: 16 Oct 2014 05:01 AM PDT

(NG)- Ngày 17/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, trong kỳ thi năm2015 sẽ thực hiện miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT chocác thí sinh có nguyện vọng và đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây.

>> 
>> 

Theo Thứ trưởng, trong khi chờ ban hành quy chế kỳ thi, Bộ GD-ĐT thông báo:Trong những năm trước mắt, đề thi môn ngoại ngữ bảo đảm phù hợp với chương trìnhbộ môn hiện hành (học trong 7 năm học) nên yêu cầu năng lực tương ứng bậc 2,khung 6 bậc Việt Nam, tương đương A2, khung tham chiếu Châu Âu; trong những nămsau, học sinh học chương trình 10 năm, đề thi sẽ yêu cầu năng lực bậc 3, khung 6bậc Việt Nam, tương đương B1, khung tham chiếu Châu Âu.

Trong kỳ thi năm 2015 sẽ thực hiện miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhậntốt nghiệp THPT cho các thí sinh có nguyện vọng và đáp ứng một trong các điềukiện sau:

Tham dự Kỳ thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ GD-ĐT.

Có một trong các chứng chỉ còn giá trị sử dụng tính đến ngày tổ chức kỳ thi (ngày09/6/2015):

Bộ GD-ĐT, ngoại ngữ, thi tốt nghiệp THPT, 2015

Vẫn theo Bộ GD-ĐT, việc miễn thi môn ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH,CĐ do các trường ĐH, CĐ quyết định và công bố. Thí sinh cần theo dõi thông tintuyển sinh của các trường để biết và thực hiện.

Quy chế Kỳ thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể việc miễn thi môn ngoại ngữ.

Bộ đề nghị các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng); các đại học, học viện,các trường ĐH, CĐ thông báo kịp thời những nội dung trên đến các đơn vị thuộcphạm vi quản lý và đến người học để thực hiện.

Nguyễn Hiền

Lai Châu luân chuyển 3 hiệu trưởng không làm được việc

Posted: 16 Oct 2014 03:03 AM PDT

(NG)- Dù Lai Châu còn đang rất “bí” về cơ chế hút nhân tài về công tác, nhưng mấy năm gần đây sở GD-ĐT đã cắt chức 1 hiệu trưởng và luân chuyển 2 hiệu trưởng khác do không làm được việc. Ông Đỗ VănHán, giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu đã có trao đổi về quyết định mạnhtay này.

>> 

Vì quản lý yếu kém…

Thưa ông, được biết Lai Châu đã cắt chức 1 hiệu trưởng và cho chuyển công tác 2 hiệu trưởng. Ông có thể cho biết lý do?

- Tôi nghĩ nếu không có kỷ luật chặt chẽ thì chúng ta không có hiệu quả côngviệc. Nhiều người nghĩ nó lỏng lẻo, thế này thế kia thì lại tốt – nhưng tôikhông nghĩ như vậy.

Khi tôi làm hiệu trưởng trường nội trú tỉnh – lúc đó (những năm 1990 – 1991)tình trạng học sinh bỏ học rất nhiều. Khi đó tôi thường trăn trở việc đuổi họcsinh phải cân nhắc rất kỹ, nhưng nếu không đuổi thì không giữ được kỷ cương…

Lai Châu, hiệu trưởng, Sở GD-ĐT
GĐ Sở GD-ĐT Lai Châu Đỗ Văn Hán

Quan điểm của tôi là phải xử lý cương quyết thì chúng ta mới làm tốt được.Không để anh em có suy nghĩ đồng chí giám đốc cứ à uôm thì làm thế nào cũng được.

Lỗi của ba hiệu trưởng bị xử lý mắc lỗi thế nào dẫn đến quyết định xử lýmạnh tay?

- Tùy từng trường, mỗi trường có một lỗi khác nhau. Ví dụ như đồng chí hiệutrưởng trường Dân tộc Nội trú tỉnh có mắc lỗi công tác quản lý học sinh lỏng lẻo, yếukém, nội bộ mất đoàn kết; Chính sách cho học sinh và anh em giáo viên bị thâmhụt – nên buộc sở phải xử lý.

Hai hiệu trưởng khác bị xử lí thuộc Trường THPT Nậm Tăm (bị cắt chức) và THPT Phong Thổ. 

Nói thật, việc xử lý thôi việc một hiệu trưởng không đơn giản. Tôi cũng suýtbị cắt chức…

Giáo viên vùng cao còn khó khăn, thậm chí thiếu về biên chế. Nếu sở cứmạnh tay như vậy, ông có lo ngại không tuyển được giáo viên?

- Tôi không lo ngại chuyện đó. Nó phải song hành các việc: chúng ta phải thựchiện đầy đủ chính sách cho anh em.

Tôi quan tâm nhiều nhất vẫn là thanh tra chế độ chính sách để tất cả cáctrường thực hiện tốt nhất chế độ chính sách cho anh em.

Tiếp đến là xây dựng các quy chế – đây là hành lang pháp lý trong các trườnghọc để quản lý bằng qui định. Trên cơ sở đó để có biện pháp xử lý nếu không hiệutrưởng làm thế nào cũng được. Từ việc thi đua khen thưởng cho đến đề bạt cấtnhắc, đề bạt nâng lương…đều phải có quy chế.

Không phải xử lý đột ngột

- Nếu mình làm mạnh tay quá sẽ có những hệ lụy về sau. Ông có lo ngại vấnđề này?

Tôi thì tôi lại nghĩ không phải vấn đề của mạnh tay mà là vấn đề tôi làm đúng.

Tất cả đều do người đứng đầu. Vì tôi thường ví von như con tàu – nếu đầu tàumạnh thì sẽ kéo cả con tàu đi lên. Tôi cũng hay dùng hình ảnh để nói với anh emlà “Người đứng đầu nhìn được ánh sáng đến đâu thì ánh sáng sẽ tới đó”. Nếu ngườiđứng đầu quan tâm đến đội ngũ giáo viên thì lập tức anh em giáo viên sẽ chăm chỉ,có động lực làm tốt….

Nhiều lúc tôi cũng đã mời tất cả hiệu trưởng về để chia sẻ nghệ thuật làmlãnh đạo. Vì thực tế, cũng người đó nhưng với người đứng đầu biết sử dụng sẽhiệu quả, còn người không biết sử dụng thì sẽ kém hiệu quả

- Thực tế có những sai phạm nhưng việc xử lý còn nương nhẹ, thậm chí có sựbao bọc. Nhưng ở Lai Châu thể hiện sự mạnh tay và trong đó sẽ có hiệu ứng tiêucực trong đó, ông có suy nghì về hiệu ứng có thể xảy ra?

Cá nhân tôi nghĩ chỉ có thể là tốt lên. Ba đồng chí bị xử lý không phải tôilàm đột ngột mà đã có lộ trình. Tôi cũng đã có cảnh báo lần thứ nhất, lần thứhai…Thậm chí đồng chí hiệu trưởng trên Phong Thổ – một năm tôi phải lên đó 3lần để giải quyết vấn đề nội bộ – nếu không có thay đổi thì phải nhận hình thứckỷ luật.

- Ông có chia sẻ gì đối với giáo viên vùng cao Lai Châu nói riêng và giáoviên vùng cao nói chung khi họ đã rất cố gắng để lên vùng cao công tác?

Trước hết, tôi rất chia sẻ với anh em giáo viên vùng cao. Với Lai Châu 4 nămtrở lại đây chúng tôi đã có “quyền” lựa chọn rồi. Với giáo viên vùng cao cái khổlớn nhất của họ là phong tục tập quán, tiếng địa phương – cho nên giáo viên lêncông tác phải học các phong tục tập quán.

Vất nữa là chỗ ở của thầy giáo, cô giáo. Cộng thêm là luôn phải dỗ học sinhđến trường, giáo viên thường xuyên phải trích túi tiền của mình để mua kẹo nịnhhọc sinh đến trường. Chứ không như các tỉnh, thành phố phụ huynh phải đóng gópđể con được đến trường, còn có vấn đề lạm thu chứ thầy cô vùng cao phải trựctiếp bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ học sinh đến lớp…

Vì vậy chúng tôi có chỉ đạo các đồng chí trưởng phòng giáo dục bố trí để cácgiáo viên được luân chuyển từ vùng khó đến vùng thuận, từ vùng khó khăn đến vùngkhó khăn để tạo điều kiện cho anh em giáo viên có thu nhập tốt hơn, ổn định cuộcsống.

Chúng tôi cũng có chính sách động viên với những thầy cô ở lại lâu dài thì xãcấp đất cho giáo viên ở.

- Cảm ơn ông!

Kiều Oanh(ghi)

Một bài báo khoa học của Việt Nam bị rút khỏi tạp chí quốc tế

Posted: 16 Oct 2014 03:03 AM PDT

Một bài báo khoa học của hai tác giả Việt Nam vừa bị thông báo rút khỏi tạp chí quốc tế SpringerPlus do liên quan đến vấn đề về đạo đức.

Tác giả bài báo là tiến sĩ N.V.T, giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế TP.HCM – ĐHQG TP.HCM và  bà N.T.H.

Nội dung bài báo về điều trị hen suyễn bằng các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên.

Bài báo bị SpringerPlus thông báo rút vào ngày 25/9/2014 do các vấn đề liên quan đến đạo đức như thử nghiệm lâm sàng không được chấp thuận bởi một ủy ban đạo đức, tác giả không cung cấp các bằng chứng cho thấy họ được đồng ý bởi các bệnh nhân.

Trao đổi với VietNamNet, tiến sĩ N.V.T tác giả bài báo cho biết, bài báo ra đời do từ trước đến nay bệnh hen suyễn được xem như "sống chung với lũ". Tây y chỉ có một cách chữa bệnh hen suyễn bằng cách cắt cơn nhưng không phát hiện ra nguyên nhân gốc. Từ những kiến thức về y học cổ truyền kết hợp với kiến thức của y học hiện đại, tiến sĩ T. làm rõ vấn đề này khá chi tiết với mục đích tư vấn chứ không làm với tư cách của người khám chữa bệnh.

Về đạo đức khoa học, theo quy định tác giả muốn gửi bài báo khoa học đến tạp chí khoa học tương ứng phải có được số thử nghiệm lâm sàng do một trong các tổ chức của Tổ chức Y tế thế giới cấp.

“Trước khi gửi bài, tôi và ban biên tập tạp chí có trao đổi qua lại; trong đó ban biên tâp hỏi bệnh nhân có hài lòng với những tư vấn như vậy không, thì tôi trả lời “Có hài lòng” – tiến sĩ T. cho hay.

Sau đó, hai tác giả xin thử nghiệm lâm sàng với Australian New Zealand Clinical Registry rồi viết bài và gửi tạp chí SpringerPlus vào cuối tháng 5/2013. Đến ngày 26/5/2013, bài báo được đăng tải. Khi đăng tải, bài báo đã gây được chú ý, có tới hơn 93.000 lượt truy cập và nhiều cảm ơn.

Về việc bài báo bị rút, TS Toàn cho biết, sau hơn 1 năm đăng tải tạp chí SpingerPlus khui lại vấn đề "Những bệnh nhân tôi hỏi có cam kết hay không" .

“Trong điều kiện Á châu nói chung và Việt Nam nói riêng, không có tiền lệ đi hỏi thăm hỏi người bệnh rồi người bệnh phải viết cam kết, dẫn đến bài báo bị rút” – tác giả bị rút bài giải thích.

“Tuy nhiên về việc rút bài cũng rất “ngộ”. Nếu tạp chí thông báo thì phải rút, nhưng hiện nay bài viết của tôi vẫn tồn tại trên tạp chí, số người truy cập vẫn tăng lên và chỉ có một mục nhỏ đề cập đến việc rút bài”.

Trong khi đó, liên quan đến giáo sư Steven Neill –  cố vấn khoa học của thử nghiệm lâm sàng này thuộc ĐH West of England ( nơi tiến sĩ T. tốt năm 2007), phát biểu rằng ông không hề biết gì về nghiên cứu này và trường West of England cũng không liên quan đến bài báo.

TS T. cho biết, khi hoàn thành công trình để tỏ lòng tri ân nơi đã đào tạo, ông  hỏi GS Steven Neill ở ĐH West of England rằng liệu có nên để tên ông và tên trường (University of the West of England) vào hay không.

GS Steven Neill trả lời rằng công trình này được làm ở Việt Nam và ông không tham gia quá trình nghiên cứu nên không nên để tên ông. Nếu để tên ông sau này được hỏi ông cũng  bảo không liên quan đến vấn đề này vì tôn trọng chất xám và sức lao động của người khác”.

  • Lê Huyền

Ra mắt kho học liệu miễn phí lớn nhất Đông Nam Á

Posted: 16 Oct 2014 03:03 AM PDT

Thiếu kinh nghiệm, yếu kỹ năng là vấn đề gặp phải của đa phần những người trẻ đang tìm kiếm việc làm. TOPICA Million ra đời, đưa ra giải pháp để họ khắc phục những điểm yếu đó.

Kho học liệu quý  

Chương trình vì cộng đồng TOPICA Million "E-learning miễn phí: 5 ngành hot, triệu người học" do Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA và Thư viện Học liệu Mở Việt Nam VOER nghiên cứu và hợp tác thực hiện. 

ss

Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động chương trình TOPIC64 của TOPICA, đem lại cơ hội học tập miễn phí cho hơn 40.000 người

Mô hình này nằm trong xu thế các khoá học mở trực tuyến MOOC do Harvard, Stanford, MIT,… khởi xướng toàn cầu. Đối tượng của chương trình là sinh viên, người đã đi làm và các giảng viên chuyên ngành. Nhưng vì là kho học liệu mở hoàn toàn nên bất cứ ai cũng có thể đăng ký tham gia học miễn phí.



Mục tiêu của chương trình là giúp một triệu người Việt Nam trong 3 năm tới tiếp cận với 400 bài giảng đa phương tiện: video, slides, câu hỏi thường gặp, từ điển thuật ngữ của hơn 60 môn học. Năm ngành học chính là các ngành "hot" nhất hiện nay: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Luật, Tin học. Mọi cá nhân đều có thể học trực tuyến mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn miễn phí.

ss

TOPICA tặng cộng đồng miễn phí 400 Bài giảng chất lượng cao

Đối với các giảng viên, tài liệu có thể được sử dụng cho giảng dạy, chỉ cần gửi thông báo cho ban điều hành chương trình. Các tổ chức không được dùng tài liệu vào việc giảng dạy vì lợi nhuận, không được sao chép về hệ thống của mình.

 "Thư viện Vàng" cho người hiếu học 

TS. Ray Gamble, Giám đốc Văn phòng Học bổng, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Chủ tịch Quỹ Vietnam Foundation đánh giá: "Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của TOPICA mở miễn phí các khoá học đa phương tiện đa dạng cho cộng đồng. Các khoá học mở này đem lại kiến thức chất lượng, phù hợp với thực tế địa phương cho tất cả học viên, cho phép các sinh viên đa dạng hóa kiến thức, và những người đi làm nâng cấp các kỹ năng. Với những người không có điều kiện học nâng cao sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chương trình cho phép họ có thể tiếp cận kiến thức các ngành nghề hot hiện nay. TOPICA Million cùng VOER sẽ tạo nên kho tài liệu giáo dục mở lớn nhất Đông Nam Á."

ss

TOPICA không chỉ đào tạo cử nhân trực tuyến, mà còn giúp cải thiện kỹ năng ngoại ngữ cho hàng nghìn người với chương trình TOPICA Native (Topmito)

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA cho biết: "Chúng tôi hi vọng sẽ đem lại cơ hội học tập cho nhiều người Việt Nam hơn nữa, những người đang khát khao kiến thức, kỹ năng, thông qua những học liệu miễn phí của chương trình này. Chúng tôi sẽ vận dụng những kinh nghiệm đã hỗ trợ các trường đại học tại Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á xây dựng các chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao, để đảm bảo hiệu quả cao nhất của chương trình TOPICA Million."

Trong mỗi tuần sẽ có 10 môn học được tải lên website chính thức của chương trình.

Cộng đồng theo dõi và tham gia học tại: http://million.topica.vn/


TOPICA là đơn vị đầu tiên xuất khẩu công nghệ E-learning ra quốc tế và đang hợp tác với 5 trường đại học của Việt Nam, cung cấp hạ tầng, dịch vụ đào tạo trực tuyến chất lượng cao cho hàng nghìn sinh viên. Bên cạnh đó, chương trình luyện nói Tiếng Anh online TOPICA Native (Topmito) đã giúp hàng trăm học viên tìm được công việc tốt với các doanh nghiệp nước ngoài, 77% tự tin giao tiếp với người nước ngoài trong công việc cũng như trong đời sống, nhiều học viên tăng 300/1000 điểm nói chỉ sau một khóa.

VOER là chương trình tài nguyên giáo dục Mở hỗ trợ bởi Quỹ Vietnam Foundation, với hơn 21,000 tài liệu từ 5,000 tác giả.

Vũ Minh 

Không tìm được việc, cô gái về ‘trường xưa’ tự tử

Posted: 16 Oct 2014 12:22 AM PDT

Chán nản do không xin được việc làm, L. tìm đến ngôi trường mà cô từng học rồi tự kết thúc cuộc đời mình.

Ngày 16/10, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã cung cấp thông tin liên quan đến cái chết của chị Nguyễn Thị L. tại khu nội trú Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

 Khoảng 20h ngày 10/10, một số nam sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trước cửa phòng 409 khu nội trú và khóc. Thấy vậy, các nam sinh cố gặng hỏi nhưng cô gái không trả lời. Nghĩ mọi chuyện không có gì đặc biệt nên các nam sinh bỏ đi.

Đến khoảng 5h ngày 11/10, một số sinh viên phát hiện cô gái này đang nằm bất tỉnh dưới sân của khu nội trú.

Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ trong người nạn nhân khoảng 100 nghìn và 2 chiếc vé xe buýt. Cùng ngày, Công an quận Hai Bà Trưng đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ công an thành phố tổ chức khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi.

Sau 3 ngày điều tra, đến ngày 14/10, gia đình nạn nhân đã liên hệ với cơ quan công an để làm thủ tục nhận thi thể nạn nhân về an táng.

Theo một điều tra viên, nạn nhân L. từng là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thời gian gần đây, cô gái 30 tuổi này có hiểu hiện buồn chán, trầm cảm vì không xin được việc làm. Nguyên nhân dẫn đến cái chết được cơ quan công an nhận định là do nạn nhân tự tử.

Theo T.Minh -PetroTimes

‘Chúng ta đang nhầm lẫn về môn văn’

Posted: 15 Oct 2014 10:39 PM PDT

(NG)- Từ kinh nghiệm thực tế, bác sĩ Lê Ngọc Khả Nhi phân tích tại sao không nên dùng môn văn để xét tuyển sinh viên y khoa và khuyến cáo: Điều đó không những không cần thiết lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân sau này.

nguy cơ, môn văn xét tuyển ngành y
Giây phút tranh thủ nghỉ ngơi của thí sinh thi vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2014. Ảnh: Văn Chung

Lập luận thứ nhất: Không có liên hệ nào giữa điểm số môn văn và tính cách, năng lực khoa học của một con người.

Điều này có thể chứng minh dễ dàng bằng phản chứng cũng như bằng lịch sử ngành y khoa tại Việt Nam. Nhiều thế hệ thầy thuốc giỏi trong quá khứ không hề được tuyển chọn vào trường thuốc vì họ văn hay chữ tốt.

Cùng khóa với tôi ở trường Y, có một anh bạn tính tình hiền lành, siêng năng. Lẽ ra anh ta đã được tuyển thẳng vào trường Y với thành tích học sinh giỏi quốc gia môn hóa học, nhưng cuối cùng anh vẫn phải đi thi vì điểm liệt môn văn thi tốt nghiệp. Anh trúng tuyển, học lâm sàng rất giỏi và sau này trở thành một bác sĩ nhi khoa tài năng và được nhiều bạn bè đồng nghiệp yêu mến.

Câu hỏi đặt ra ở đây : Chúng ta dạy điều gì và đang muốn kiểm tra điều gì ở học sinh trong kì thi Ngữ văn? Tại sao một người lương thiện, siêng năng và thông minh lại xem môn ngữ văn là cực hình và chối bỏ nó ?

Những người từng học y đều hiểu rõ là y học dựa trên tư duy khoa học tự nhiên, quy nạp, biện chứng chứ không phải diễn dịch như các môn khoa học xã hội. Những môn khoa học cần thiết cho ngành y là sinh học, hóa học, vật lý và toán. Ở đây, chúng ta đang có nhầm lẫn giữa Ngữ văn như một môn học, và năng lực ngôn ngữ là một kỹ năng ai cũng phải cần phải có để sống trong xã hội văn minh hiện đại.

Lập luận thứ hai: Có sự khác nhau rất lớn giữa lời nói, bài luận văn và việc làm trên thưc tế.

Những học sinh đạt điểm cao môn ngữ văn trong các kì thi có thể phân ra làm 2 loại, một là những người thưc sự có năng lực cảm thụ văn học và có khả năng diễn đạt tốt, loại còn lại là những người tâm hồn trống rỗng nhưng lại có khả năng đối phó rất khéo léo tài tình.

Ở đây chỉ bàn về loại thứ hai để chứng minh rằng xét tuyển bằng điểm số môn văn không những không cần thiết mà còn có hại.

Khi còn làm trợ lý cho một giáo sư tại Pháp, năm nào tôi cũng đọc được những lá thư của sinh viên y khoa gửi từ VN để xin học bổng, tìm chỗ làm nghiên cứu sinh. Tất cả những lá thư này đều được viết khéo, có nội dung gần giống nhau, trong đó nguyện vọng và mục đích du học của các bạn trẻ này luôn là “muốn phát triển nền y học và giúp đỡ cho bệnh nhân tại quê nhà”.

Thực tế diễn ra là hoàn toàn trái ngược với điều đó. Trong 9 du học sinh, chỉ có 3 người trở về nước (và 2 trong số này phải làm nghề trái với chuyên khoa mà họ đã học), những người khác không quay về, 1 bạn nữ kết hôn với người nước ngoài, 3 người đi làm và nhập quốc tịch định cư ở Pháp, 2 người đi định cư ở Canada, Mỹ. Sau này khi liên lạc với các ứng viên làm nghiên cứu sinh, tôi hay hỏi thẳng họ: Mục đích thật sự của em là gì?

Hồi năm thứ nhất tại trường y khoa, tân sinh viên lớp tôi cũng được thầy chủ nhiệm yêu cầu viết một bài văn ngắn giải thích động lực chọn ngành y khoa, cũng như mơ ước tương lai khi trở thành bác sĩ.

Nếu tôi nhớ không lầm, 100% bạn quê ở vùng sâu vùng xa đã viết họ đều muốn trở về công tác tại quê nhà. Nhưng 6 năm sau, đa số những người này đều ở lại thành phố làm việc, lập gia đình.

Câu hỏi đặt ra ở đây: Chúng ta có đủ khả năng chọn lọc được giả và thật khi xét tuyển bằng môn văn hay không?

Cách dạy trong nhà trường đã vô tình tạo ra kiểu học, kiểu làm bài để đối phó, với mục đích duy nhất là kiếm điểm cao và làm hài lòng thỏa mãn thầy cô và người lớn. Thói quen này sẽ được học sinh áp dụng cho tất cả mọi việc khác khi trưởng thành, mỗi lời nói ra, mỗi chữ viết xuống đều có sự tính toán, nhào nặn cho tròn trịa, khuôn phép, trong khi hành vi thực tế hoàn toàn khác (có thể do hoàn cảnh hay họ chủ động làm ngược với tất cả những gì họ nói và viết).

Đề thi mở, đáp án mở không thể cải thiện vấn đề này. Với kinh nghiệm của một người từng trải qua thời học sinh, tôi cho rằng đề thi nghị luận xã hội, đề thi mở còn nguy hại hơn gấp nhiều lần những bài văn mẫu trước kia. Vì một đứa trẻ học thuộc trả bài thì vẫn còn cơ hội để sống tử tế, ngay cả khi nó quên những gì đã học thuộc, nhưng một đứa trẻ học được cách nói dối một cách sáng tạo để làm hài lòng người lớn sẽ nói dối suốt cuộc đời, trong mọi việc. Không có gì nguy hiểm hơn một bác sĩ có y đức tồi còn mang mặt nạ nhân nghĩa, đạo đức.

Với hai lập luận nêu trên, tôi mong rằng người có trách nhiệm sẽ có lựa chọn sáng suốt khi dừng chủ trương dùng môn văn để xét tuyển vào trường Y, Dược. Điều đó không những không cần thiết lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân sau này.

Bạn đọcLê Ngọc Khả Nhi

10 kỹ năng trong công việc quan trọng nhất năm 2020

Posted: 15 Oct 2014 04:11 PM PDT

Thế giới đang thay đổi từng ngày. Trong tương lai, nhiều công việc của con người sẽ được tự động hóa bởi máy móc và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi con người nhiều kỹ năng chuyên môn cao để có thể kiểm soát mọi việc.

Cụ thể là trong 6 năm tới, quan niệm về những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc sẽ có sự thay đổi lớn. Những kĩ năng mà bạn có để xử lí mọi việc ở hiện tại có thể sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn trong tương lai.

Dưới đây là những kĩ năng cần thiết cho bất cứ ai trong tương lai được trang Top Ten Online Colleges giới thiệu:

thành công, kỹ năng, làm việc, năm 2020

thành công, kỹ năng, làm việc, năm 2020

6 yếu tố tác động

- Tuổi thọ: Con người sẽ sống lâu hơn. Cụ thể vào năm 2025, tỷ lệ người Mỹ sống trên 60 tuổi sẽ tăng 70%.

- Sự phát triển của những hệ thống và máy móc thông minh: Công nghệ trong tương lai sẽ có thể bổ trợ và phát triển năng lực của con người.

- Thế giới của công nghệ: Gia tăng các cảm biến và bộ vi xử lí của máy tính để mọi thứ trở thành một hệ thống được lập trình. Các dữ liệu sẽ cho con người thấy được những điều tưởng chừng không thể xảy ra

- Mội trường truyền thông mới mẻ: Các phương tiện truyền thông mới sẽ yêu cầu nhiều kỹ năng khác bên cạnh kĩ năng viết lách. Đặc biệt là phương tiện truyền thông hình ảnh sẽ trở nên phổ biến.

- Tổ chức kiến trúc thượng tầng: Tổ chức kiến trúc thượng tầng ngày càng phát triển cho phép các tổ chức xã hội được mở rộng phạm vi hoạt động. Nó tạo nên xu hướng sản xuất và sáng tạo những giá trị đích thực trong xã hội.

- Kết nối toàn cầu: Sự đa dạng và khả năng thích ứng là trung tâm của mọi vấn đề. Mỹ và Châu Âu trong tương lai sẽ không còn độc quyền nắm giữ sức mạnh chính trị, thực hiện cải cách hay những sáng kiến khác.

10 kỹ năng cần thiết cho công việc năm 2020

thành công, kỹ năng, làm việc, năm 2020

1. Khả năng cảm thụ: Là khả năng hiểu và cảm nhận sâu sắc ý nghĩ một vấn đề.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Máy móc hiện đại.

2. Hành xử thông minh: Có khả năng chủ động kết nối và tương tác với mọi người, hiểu rõ mong muốn và hành động của đối phương.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Máy móc thông minh và kết nối toàn cầu.

3. Tư duy thông suốt và giỏi ứng phó: Thành thao trong suy nghĩ và dễ dàng đưa ra những giải pháp với những 'lạc hậu'.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Máy móc thông minh và kết nối toàn cầu.

thành công, kỹ năng, làm việc, năm 2020thành công, kỹ năng, làm việc, năm 2020

4. Khả năng làm việc ở môi trường đa văn hóa

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tổ chức kiến trúc thượng tầng và kết nối toàn cầu.

5. Tư duy tính toán: Khả năng chuyển đổi lượng lớn dữ liệu dựa trên những khái niệm trừu tượng và khả năng phân tích vấn đề dưa trên nhưng lý luận.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Môi trường truyền thông và thế giới của công nghệ.

6. Khả năng làm việc với phương tiện truyền thông mới: Có khả năng phê bình và đánh giá và phát triển những nội dung sử dụng hình thức truyền thông mới và tận dụng chúng để tăng tính thuyết phục trong giao tiếp.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tuổi thọ, môi trường truyền thông và tổ chức kiến trúc thượng tầng.

7. Liên ngành: Có trình độ và khả năng hiểu các vấn đề liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tuổi thọ và kết nối toàn cầu.

8. Xây dựng nhận thức: Có khả năng diễn giải cho người khác và phát triển những nhiệm vụ cho những mục tiêu được đặt ra.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tổ chức kiến trúc thượng tầng và kết nối toàn cầu.

9. Kiểm soát nhận thức: Có khả năng phân loại và chọn lọc thông tin cho bản thân để làm giàu vốn hiểu biết của bản thân.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tổ chức kiến trúc thượng tầng , kết nối toàn cầu và môi trường truyền thông

10. Hợp tác hiệu quả: Có khả năng làm việc hiệu quả, chủ động chứng minh năng lực như một thành viên tích cực trong một đội.

Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Tổ chức kiến trúc thượng tầng và kết nối toàn cầu.

Thu Phương(Theo The Muse)

Về nơi trẻ em phải băng rừng, lội suối 20km tìm chữ

Posted: 15 Oct 2014 04:11 PM PDT

(NG) – Ở Eo Bù – Chút Mút (Quảng Bình), học sinh từ lớp 3 đến lớp 9 phải đi bộ hơn 20km, còn học sinh từ mầm non đến lớp 2 thì có những em phải lội qua suối mới "tìm" được chữ…

>> 

>> 

Con đường vào Eo Bù – Chút Mút đang trong giai đoạn thi công, nhiều đoạn lởm chởm sỏi đá – nhưng đã in dấu chân của không biết bao nhiêu học sinh…

Eo Bù, Chút Mút, tới trường, trẻ em

Vào mùa mưa, con đường dẫn vào bản Eo Bù – Chút Mút gần như bị chia cắt vì ta tuy hai bên đường bị sạt lở

Đi bộ 20 cây số mới đến trường

Bản Eo Bù- Chút Mút thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là bản biên giới, giáp với nước bạn Lào.

Bản cách trung tâm xã Lâm Thủy hơn 20km đường rừng nên cách đây khoảng 5 năm, muốn ra được xã người dân phải đóng gùi lương thực đi cả mấy ngày mới tới.

Sự học của con em trong bản vì thế cũng không kém phần trắc trở, học sinh ở đây từ lớp ba đã phải đi bộ xuống xã để học. Chỉ có những em mầm non, lớp 1 và lớp 2 là được học tại điểm trường lẻ cách bản chừng 4km.

Thầy giáo Nguyễn Quang Hùng, phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH và THCS Lâm Thủy cho biết: "Toàn bản có 68 học sinh, trong đó từ lớp một đến lớp hai 14 em, lớp ba 9 em, lớp bốn 12 em, lớp năm 9 em; từ lớp sáu đến lớp chín 12 em và 12 cháu ở cấp học mầm non.

Eo Bù, Chút Mút, tới trường, trẻ em

Những đôi chân nhỏ đi bộ hơn 20km để về nhà

Điểm trường Eo Bù- Chút Mút chỉ có mầm non, lớp một và lớp hai. Từ lớp ba đến lớp chín, học sinh phải ra học tại trung tâm xã. Nghĩa là cả bản có 42 em học sinh từ lớp 3 đến lớp 9 hằng tuần phải đi bộ hơn 20km mới đến được trường".

Vì đây là trường nội trú nên cứ trưa thứ 6, sau khi học xong, được ăn cơm trưa là các em liền tức tốc đi bộ về nhà cho kịp giờ cơm tối, chiều chủ nhật lại khăn gói đi bộ 20km xuống trường để tuần sau học tiếp.

Những em lớn đi nhanh cũng mất 5,6 tiếng đồng hồ, nhưng những em cấp 1 đi chậm cũng phải 7, 8 tiếng, về đến nhà thì tối mịt.

Nhà nào có điều kiện bố mẹ còn mang xe ra trường đón con về, nhưng phần lớn ở đây, bố mẹ suốt ngày cắm cúi lên rẫy, nhà cửa trống huơ trống hoác, gió thổi lộng từ trước ra sau nên để có một chiếc xe cuối tuần đi đón con là điều dường như không tưởng.

Lớp nhỏ cũng như lớp lớn, phần lớn các em đi bộ như thế suốt cả 7 năm học. Thế mới thấy, cái sự học ở vùng biên viễn này khó gấp trăm lần dưới xuôi.

Em Hồ Văn Thuyền, học sinh lớp 9 cho biết: "Ngày nghỉ tranh thủ về làm rẫy giúp mẹ chứ ở nhà khổ lắm, đi học còn được ăn cơm trắng, ở nhà bữa sắn bữa cơm thôi".

Vừa đi bộ, vừa lội suối

Ở Eo Bù – Chút Mút, ngoài đi bộ, học sinh ở một bản bên kia suối phía đầu nguồn Đại Giang còn phải lội qua suối mới được về nhà.

Em Hồ Thị Nhung, học sinh lớp 3, nhà em ở bên kia suối nên ngoài đi bộ 20 cây số em còn phải lội qua một đoạn suối, về tới nhà thì trời tối mịt.

Eo Bù, Chút Mút, tới trường, trẻ em

Trẻ nhỏ lội suối đến lớp

Thiếu tá Phan Minh Hải, bộ đội biên phòng tại tổ biên phòng Chút Mút, Đồn biên phòng 601- Làng Ho cho biết: "Toàn bản Eo Bù- Chút Mút có 50 hộ, 215 khẩu, phía bên kia suối còn 6 hộ, 34 khẩu định cư. Ngày ngày 7 cháu học sinh lớp một, lớp hai, cháu mầm non phải lội sông qua bên này học.

Mùa này nước cạn, nhưng chỉ cần một trận mưa là chúng tôi và các thầy các cô phải vận động gia đình đem con sang ở nhờ nhà bà con bên này sông để các cháu được đi học, chờ lúc nước rút lại sang đón con về".

Khúc sông các em lội nước chỉ cao ngang đầu gối nhưng dưới suối, đá trơn nhẵn rong rêu, chỉ cần sẩy chân là ngã ngay.

Eo Bù, Chút Mút, tới trường, trẻ em

Người lớn qua suối đổi thức ăn

Ông Hồ Văn Nhường, Bí thư chi bộ cho biết: Hằng ngày dân bản bên kia vẫn lội suối qua bên này để lên rừng, còn những hộ bên này thì lội qua suối để đổi thức ăn, học sinh thì lội qua đi học. Cái sự học ở đây vất vả lắm, nhưng bản có học sinh vào học cấp ba tại Trường dân tộc nội trú tỉnh thì ai cũng vui…

Hải Sâm

Comments