Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường THCS Lam Sơn bị truy thu hàng trăm triệu

Posted: 15 Oct 2014 04:23 AM PDT

(NG) – Thanh tra quận 6, TP.HCM vừa có kết luận về việc thanh tra tài chính tại Trường THCS Lam Sơn. Theo kết luận nhiều năm liền nhà trường chưa thực hiện đúng quy định về công khai, dân chủ, minh bạch trong thu, chi tài chính…


THCS Lam Sơn, tận thu, lạm thu, bam giám hiệu

Trường THCS Lam Sơn, Q.6 nơi xảy ra nhiều vi phạm về tài chính. ( Ảnh: Trường THCS Lam Sơn)

Tận thu học sinh, bỏ túi lãnh đạo

Kết luận Thanh tra Q.6 chỉ rõ, từ năm học 2011-2012 trở về trước, hướng dẫn của Sở GD- ĐT TP.HCM mức thu tổ chức phục vụ bán trú là 30.000 đồng/tháng/ HS, thế nhưng trường THCS Lam Sơn thu thêm ngoài quy định từ 48.000 đồng- 120.000 đồng/tháng/HS. (Từ năm học 2006 – 2008 thu thêm 48.000 đồng/tháng/HS; từ năm 2009 -2011 thu thêm 96.000 đồng/tháng/HS; năm học 2011-2012 thu thêm 120.000 đồng/tháng/HS).

Đầu năm 2013 – 2014 khi chờ hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM và kế hoạch thu của phòng GD-ĐT trường tạm thu từ tháng 8 đến tháng 10 tiền phục vụ bán trú 170.000 đồng, nước uống 10.000 đồng, buổi hai 70.000. Sau khi có quy định số tạm thu này thừa 65.000 đồng/tháng/HS dẫn đến tổng thu thừa trong ba tháng 211,967 triệu đồng.

Phòng Lab (phòng sử dụng học tiếng anh và tin học) của trường được trang bị bởi ngân sách nhà nước để học sinh được học miễn phí (1 tiết/tuần) nhưng trường vẫn thu 10.000 đồng/em/tháng suốt 10 năm qua.

Việc tận thu còn được thể hiện ở chỗ các năm trước Trường THCS Lam Sơn được chọn làm cơ sở tổ chức các kì thi do sở điều động, trong đó số lượng giấy thi giao về trường sử dụng cho các kì thi còn dư khá nhiều. Trường đã sử dụng số giấy này để sử dụng cho học sinh kiểm tra học kỳ nên trong các năm đó trường không phải in giấy thi nhưng đầu năm học vẫn thu tiền giấy thi của học sinh.

Nhà trường hưởng hoa hồng bán đồng phục cho học sinh bằng cách hiệu trưởng giao cho nhân viên thiết bị trực tiếp bán đồng phục hưởng hoa hồng 4.000 đồng/cái…

Đối với các khoản thu hộ – chi hộ như: Bảo hiểm y tế (BHYT), trường được trích lại 4% trên tổng số tiền BHYT thực thu từ học sinh để chi hỗ trợ cho những người thực hiện công tác thu BHYT tại đơn vị nhưng trường đã sử dụng số tiền này chi cho BGH, kế toán, thủ quỹ, nhân viên y tế là những người không tham gia vào công tác thu.

Tương tự, kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu được cơ quan BHXH trích lại 10,8% trên tổng số học sinh tham gia BHYT để chi lương, khoản đóng góp nhân viên y tế, khám sức khỏe, mua thuốc… nhưng được nhà trường dùng để mua máy in, thanh toán tiền rác trường, bồi dưỡng phục vụ khám sức khỏe…

Từ năm học 2011 -2013 nhà trường thu thừa tiền ăn bán trú 2 tỷ, sau khi hoàn trả lại cho phụ huynh tiền ăn bán trú còn thừa 215 triệu, nhà trường tự ý chuyển số tiền này vào nguồn Cơ sở vật chất bán trú.

Ngoài ra, nhiều khoản khác như cho thuê căn tin không minh bạch, hợp đồng cho thuê bãi giữ xe giữ xe cho học sinh, cho thuê đặt máy photo… kế toán đều không cập nhật nguồn thu vào sổ hạch toán thu chi.

Chỉ đạo thu hồi 1,3 tỷ

Vẫn theo kết luận của thanh tra quận 6, dù nhà trường có xây dựng quy chế chi nội bộ hằng năm nhưng hiệu trưởng Kha Lệ Thanh tự cho rằng hiệu trưởng có quyền quyết định nội dung thu, chi các nguồn thu của trường nên không tổ chức thảo luận dân chủ.

Hiệu trưởng điều chỉnh mức chi chưa thể hiện sự công bằng, có dấu hiệu lợi ích nhóm qua việc cho bộ phận BGH, kế toán, thủ quỹ, giám thị tham gia công tác quản lý bán trú, và chỉ bộ phận này được hưởng tiền bồi dưỡng từ nguồn thu Anh văn bản ngữ.

Dưới sự điều hành của hiệu trưởng trong năm 2012 và 2013 đã chi sai quy định khen thưởng 39 triệu, chi sai 449 triệu bồi dưỡng lễ tết (BGH, kế toán, thủ quỹ 232 triệu).

Chi bồi dưỡng quản lý vượt quá tỉ lệ 15%. Cụ thể, chi bồi dưỡng quản lý từ nguồn thu Anh văn 995 triệu đồng, chi vượt chỉ tiêu 482 triệu; từ các nguồn thu học phí buổi hai, vi tính 922 triệu, chi vượt chỉ tiêu 313 triệu; từ tổ chức phục vụ bán trú 709 triệu, chi vượt chỉ tiêu 138 triệu.

Tổng số tiền sai phạm là 1,368 tỷ đồng (chi sai quy định 488,3 triệu, chi vượt quá tỷ lệ 899,9 triệu), trong đó số tiền này chi cho BGH, kế toán, thủ quỹ, giám thị 1,028 tỷ đồng.

Xét những sai phạm của ban giám hiệu trưởng THCS Lam Sơn là nghiêm trọng, Thanh tra quận 6 đã kiến nghị lên UBND quận xử lý kỷ luật đối với hiệu trưởng, kế toán và các cá nhân liên quan. Chấm dứt việc thực hiện nguồn thu Lab tại trường.

Thu hồi 1,188 tỷ các khoản tiền trường đã thu và chi sai mục đích trong đó hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán, thủ quỹ phải trả 830 triệu, 6 giám thị và kế toán bán trú trả số tiền còn lại.

Lê Huyền

Lai Châu ‘trảm’ 3 hiệu trưởng không làm được việc

Posted: 15 Oct 2014 04:23 AM PDT

(NG)- Dù Lai Châu còn đang rất “bí” về cơ chế hút nhân tài về công tác, nhưng nămhọc 2013-2014 sở GD-ĐT đã “trảm” 3 hiệu trưởng không làm được việc. Ông Đỗ VănHán, giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu đã có trao đổi về quyết định mạnhtay này.

>> 

Vì quản lý yếu kém…

Thưa ông, được biết năm học 2013-2014 Lai Châu đã “trảm” 3 hiệu trưởng,cho chuyển công tác khác. Ông có thể cho biết lý do?

- Tôi nghĩ nếu không có kỷ luật chặt chẽ thì chúng ta không có hiệu quả côngviệc. Nhiều người nghĩ nó lỏng lẻo, thế này thế kia thì lại tốt – nhưng tôikhông nghĩ như vậy.

Khi tôi làm hiệu trưởng trường nội trú tỉnh – lúc đó (những năm 1990 – 1991)tình trạng học sinh bỏ học rất nhiều. Khi đó tôi thường trăn trở việc đuổi họcsinh phải cân nhắc rất kỹ, nhưng nếu không đuổi thì không giữ được kỷ cương…

Lai Châu, hiệu trưởng, Sở GD-ĐT
GĐ Sở GD-ĐT Lai Châu Đỗ Văn Hán

Quan điểm của tôi là phải xử lý cương quyết thì chúng ta mới làm tốt được.Không để anh em có suy nghĩ đồng chí giám đốc cứ à uôm thì làm thế nào cũng được.

Lỗi của ba hiệu trưởng bị xử lý mắc lỗi thế nào dẫn đến quyết định xử lýmạnh tay?

- Tùy từng trường, mỗi trường có một lỗi khác nhau. Ví dụ như đồng chí hiệutrưởng trường Dân tộc Nội trú tỉnh có mắc lỗi công tác quản lý học sinh lỏng lẻo, yếukém, nội bộ mất đoàn kết; Chính sách cho học sinh và anh em giáo viên bị thâmhụt – nên buộc sở phải xử lý.

Hai hiệu trưởng khác bị xử lí thuộc Trường THPT Nậm Tăm và Tiểu học Phong Thổ. 

Nói thật, việc xử lý thôi việc một hiệu trưởng không đơn giản. Tôi cũng suýtbị cắt chức…

Giáo viên vùng cao còn khó khăn, thậm chí thiếu về biên chế. Nếu sở cứmạnh tay như vậy, ông có lo ngại không tuyển được giáo viên?

- Tôi không lo ngại chuyện đó. Nó phải song hành các việc: chúng ta phải thựchiện đầy đủ chính sách cho anh em.

Tôi quan tâm nhiều nhất vẫn là thanh tra chế độ chính sách để tất cả cáctrường thực hiện tốt nhất chế độ chính sách cho anh em.

Tiếp đến là xây dựng các quy chế – đây là hành lang pháp lý trong các trườnghọc để quản lý bằng qui định. Trên cơ sở đó để có biện pháp xử lý nếu không hiệutrưởng làm thế nào cũng được. Từ việc thi đua khen thưởng cho đến đề bạt cấtnhắc, đề bạt nâng lương…đều phải có quy chế.

Không phải xử lý đột ngột

- Nếu mình làm mạnh tay quá sẽ có những hệ lụy về sau. Ông có lo ngại vấnđề này?

Tôi thì tôi lại nghĩ không phải vấn đề của mạnh tay mà là vấn đề tôi làm đúng.

Tất cả đều do người đứng đầu. Vì tôi thường ví von như con tàu – nếu đầu tàumạnh thì sẽ kéo cả con tàu đi lên. Tôi cũng hay dùng hình ảnh để nói với anh emlà “Người đứng đầu nhìn được ánh sáng đến đâu thì ánh sáng sẽ tới đó”. Nếu ngườiđứng đầu quan tâm đến đội ngũ giáo viên thì lập tức anh em giáo viên sẽ chăm chỉ,có động lực làm tốt….

Nhiều lúc tôi cũng đã mời tất cả hiệu trưởng về để chia sẻ nghệ thuật làmlãnh đạo. Vì thực tế, cũng người đó nhưng với người đứng đầu biết sử dụng sẽhiệu quả, còn người không biết sử dụng thì sẽ kém hiệu quả

- Thực tế có những sai phạm nhưng việc xử lý còn nương nhẹ, thậm chí có sựbao bọc. Nhưng ở Lai Châu thể hiện sự mạnh tay và trong đó sẽ có hiệu ứng tiêucực trong đó, ông có suy nghì về hiệu ứng có thể xảy ra?

Cá nhân tôi nghĩ chỉ có thể là tốt lên. Ba đồng chí bị xử lý không phải tôilàm đột ngột mà đã có lộ trình. Tôi cũng đã có cảnh báo lần thứ nhất, lần thứhai…Thậm chí đồng chí hiệu trưởng trên Phong Thổ – một năm tôi phải lên đó 3lần để giải quyết vấn đề nội bộ – nếu không có thay đổi thì phải nhận hình thứckỷ luật.

- Ông có chia sẻ gì đối với giáo viên vùng cao Lai Châu nói riêng và giáoviên vùng cao nói chung khi họ đã rất cố gắng để lên vùng cao công tác?

Trước hết, tôi rất chia sẻ với anh em giáo viên vùng cao. Với Lai Châu 4 nămtrở lại đây chúng tôi đã có “quyền” lựa chọn rồi. Với giáo viên vùng cao cái khổlớn nhất của họ là phong tục tập quán, tiếng địa phương – cho nên giáo viên lêncông tác phải học các phong tục tập quán.

Vất nữa là chỗ ở của thầy giáo, cô giáo. Cộng thêm là luôn phải dỗ học sinhđến trường, giáo viên thường xuyên phải trích túi tiền của mình để mua kẹo nịnhhọc sinh đến trường. Chứ không như các tỉnh, thành phố phụ huynh phải đóng gópđể con được đến trường, còn có vấn đề lạm thu chứ thầy cô vùng cao phải trựctiếp bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ học sinh đến lớp…

Vì vậy chúng tôi có chỉ đạo các đồng chí trưởng phòng giáo dục bố trí để cácgiáo viên được luân chuyển từ vùng khó đến vùng thuận, từ vùng khó khăn đến vùngkhó khăn để tạo điều kiện cho anh em giáo viên có thu nhập tốt hơn, ổn định cuộcsống.

Chúng tôi cũng có chính sách động viên với những thầy cô ở lại lâu dài thì xãcấp đất cho giáo viên ở.

- Cảm ơn ông!

Kiều Oanh(ghi)

Bộ trưởng: ‘Không có thay đổi đột ngột trong thi cử’

Posted: 15 Oct 2014 03:18 AM PDT

(NG) – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa có buổi giao lưu với hơn 500 học sinh vàgiáo viên tỉnh Lai Châu về những nội dung "nóng" của giáo dục vùng cao.

Vấn đề được nhiều học sinh và giáo viên quan tâm là những thay đổi của kỳ thiquốc gia 2015 và cách dạy học liên quan đến thay đổi của đề thi.

Đại diện cho học sinh lớp 12, em Đào Thu Thảo (Trường THPT Quyết Thắng) đặtcâu hỏi: "Thưa Bộ trưởng, với phương án kỳ thi THPT quốc gia thì học sinh cócần học bổ sung kiến thức? Bộ GD-ĐT có định hướng học sinh ôn tập như thế nàohay không?"

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, kỳ thi quốc gia, Lai Châu
Học sinh và giáo viên trong buổi giao lưu với bộ trưởng

Một số giáo viên dạy sử bày tỏ lo lắng, kỳ thi THPT quốc gia đề thi có yêucầu cao hơn, có thể có nhiều câu hỏi vận dụng thực tế, câu hỏi mở trong khi họcsinh chưa làm quen nhiều với dạng hỏi này….

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Bộ GD-ĐT sẽ có những hướng dẫn cụ thể liên quanđến kỳ thi. Tuy nhiên, sẽ không có thay đổi đột biến về cách thi, cách ra đề sovới năm 2014.

Bộ trưởng trấn an, trước 2014, đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH, CĐ ra theo lốikiểm tra kiến thức.

“Quá trình ôn thi mang tính nhớ kiến thức nên dẫn đến có tình trạng học tủ,lệch tủ. Đề thi kiểm tra những gì mà học sinh được thầy truyền thụ ở trên lớptheo từng môn học. Quá trình ôn thi, học sinh phải nhớ hết kiến thức thầy giaocho. Trong quá trình thi, học sinh phải trình bày kiến thức đã học. Khi thi họcsinh viết càng giống những gì thầy giảng, giống trong sách giáo khoa đã viết thìđiểm càng cao….” – là những hạn chế của đề thi thi theo lối kiểm tra kiến thứcđược Bộ trưởng dẫn dụ.

Từ 2014, trên cơ sở của việc đổi mới dạy và học như: thi khoa học kỹ thuật,trường học mới, tích hợp liên môn… Bộ GD-ĐT đã thay đổi cách dạy thi và cáchra đề. Đề thi không kiểm tra nhớ máy móc, thuộc lòng mới làm được bài. Bộ trưởngdẫn dụ, ở môn văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014, các dữ liệu cơ bản đã được đềbài cung cấp. Học sinh có thể làm bài sáng tạo, không theo ý thầy cô dạy nhưngđúng và đủ ý, vẫn được điểm cao. Những bài thi sử, địa trong năm qua đã gắn vớicác vấn đề thời sự, gắn với những vấn đề của cuộc sống… thì yêu cầu kiến thứckhông phải riêng của môn Lịch sử hoặc Địa lý.

“Với cách thi như vậy không bắt các em học thuộc quá nhiều” – lời Bộ trưởng. Cáikhó là học sinh phải có năng lực phân tích, có sự rung động về nhận thức từ đóbiến thành tình cảm, tư tưởng…Chính vì thế, các cháu không phải học thêm kiếnthức nhiều nữa. Bằng kiến thức trong chương trình của lớp 12, kiến thức trongchương trình phổ thông, các cháu sẽ thi tốt kỳ thi THPT quốc gia tới đây.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, kỳ thi quốc gia, Lai Châu
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận làm việc tại Lào Cai

Từ đề xuất của các địa phương Bộ trưởng đốc thúc Cục Khảo thí và Kiểm địnhchất lượng giáo dục cần sớm phổ biến thông tin để học sinh, giáo viên các tỉnhLào Cai, Lai Châu nắm được quy định thi theo cụm…

Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT) Mai Văn Trinhcam kết, chậm nhất tháng 1/2015 quy chế sẽ được ban hành. Quy chế sẽ quy định cụthể, rõ ràng và giải quyết được các băn khoăn của các địa phương, thầy cô giáovà học sinh hiện nay.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu Đỗ Văn Hán cho biết, ở Lai Châu chỉ khoảng 30% học sinh có nhu cầu tốt nghiệp THPT.

Số học sinh có hoàn cảnh nghèo còn nhiều. Do đó, nếu tổ chức thi cụm, Lai Châu mong các huyện phải có biện pháp hỗ trợ cho các em học sinh.

Cá nhân ông mong muốn ở Lai Châu có ít nhất một cụm thi, địa phương hay trường ĐH, ai chủ trì đều không ảnh hưởng đến chất lượng. Vì xét về quyền lợi của học sinh, cụm thi tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các em không phải đi xa.

Kiều Oanh

Nhiều ngành kỹ thuật đưa môn văn tuyển sinh ĐH

Posted: 14 Oct 2014 10:01 PM PDT

(NG)- Đến nay đã có 40 trường ĐH, CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng, trong đó có 32 trường ĐH và 9 trường CĐ. Nhiều ngành kỹ thuật của các trường đưa môn văn vào xét tuyển.

Theo đề án tuyển sinh riêng năm 2015 của nhiều trường ĐH, CĐ thì xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia là phương án tuyển sinh chính.

Bên cạnh đó, nhiều trường có nhiều phương án tuyển sinh kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển và kết quả từ học bạ THPT…

Cùng với việc sử dụng điểm của kỳ thi quốc gia cho tuyển sinh, nhiều trường còn có thêm vòng sơ loại thí sinh. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh phải có kết quả học tập các năm lớp 10, 11, 12 của bậc THPT ở mức nhất định mới được nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào trường.

Ví dụ, thí sinh muốn dự thi vào ĐHQG TP.HCM phải có kết quả học bạ từ 6.5; với trường ĐH Tài chính – Marketing là 6…

Đáng chú ý, đề án tuyển sinh riêng của một số trường đều đưa môn văn vào xét tuyển các ngành kỹ thuật.

Trường ĐH Lạc Hồng dự kiến đưa môn văn vào những tổ hợp môn thi mới trong xét tuyển nhiều ngành kỹ thuật như công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ kỹ thuật cơ khí.

Ở ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, khoa học môi trường, ngoài các tổ hợp môn thi tương tự khối thi truyền thống A, B, D1, trường còn xét tuyển thêm tổ hợp mới là toán, văn, hóa.

Tương tự, nhiều ngành kỹ thuật của Trường ĐH Lạc Hồng cũng có xác định môn văn là một trong số các môn thuộc tổ hợp 3 môn tuyển sinh vào trường

Các tổ hợp môn cụ thể dành để xét tuyển vào 20 ngành đào tạo của trường như sau:

Tên ngành

Tổ hợp

môn xét tuyển

Dược học

Toán, lý, hóa

Toán, hoá, sinh

Toán, văn, hóa

Toán, văn, Anh văn

Công nghệ thông tin

Toán, lý, hóa

Toán, lý, Anh văn

Toán, văn, Anh văn

Toán, Anh văn, hoá

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Toán, lý, hóa

Toán, lý, Anh văn

Toán, văn, lý

Toán, văn, Anh văn

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Toán, lý, hóa

Toán, lý, Anh văn

Toán, lý, vẽ

Toán, văn, Anh văn

Công nghệ kỹ thuật hóa học

Toán, lý, hóa

Toán, hoá, sinh

Toán, văn, hóa

Toán, văn, anh văn

Công nghệ thực phẩm

Công nghệ sinh học

Khoa học môi trường

Quản trị kinh doanh

Toán, lý, hóa

Toán, lý, Anh văn

Toán, văn, Anh văn

Toán, văn, lý

Tài chính – Ngân hàng

Kế toán

Kinh tế

Luật kinh tế

Toán, lý, hóa

Toán, lý, Anh văn

Toán, văn, Anh văn

Văn, sử, địa

Đông phương học

Văn, sử, địa

Toán, văn, Anh văn

Toán, văn, sử

Toán, văn, địa

Ngôn ngữ Trung Quốc

Toán, văn, ngoại ngữ

Toán, sử, ngoại ngữ

Toán, địa, ngoại ngữ

Văn, địa, ngoại ngữ

Việt Nam học

Văn, sử, địa

Toán, văn, Anh văn

Toán, văn, sử

Toán, văn, địa

Ngôn ngữ Anh

Toán, văn, Anh văn

Toán, Anh văn, sử

Toán, Anh văn, địa

Toán, Anh văn, lý

Danh sách 40 trường ĐH, CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng năm 2015:

1.Trường Đại học giao thông vận tải

2. Trường Đại học Cần Thơ

3. Trường Đại Bách khoa TPHCM

4. Trường Đại học Ngoại thương

5.Trường Đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ

6. Trường Đại học Công nghệ TPHCM

7. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM

8. Trường Đại học Phan Thiết

9. Trường Đại học Nam Cần Thơ

10. Trường Đại học Y dược TPHCM

11. Trường Đại học Phan Thiết

12. Trường Đại học Y Hà Nội

13. Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên

14. ĐHQG TP.HCM

15. Trường ĐH Công nghệ miền Đông

16. Trường Đại học Tây Đô

17. Trường ĐH Thái Bình Dương

18. Trường ĐH Bình Dương

19. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì

20. Trường ĐH Công nghiệp Việt-Hung

21. Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp

22. Trường ĐH Trưng Vương

23. Trường Đại học Nguyễn Trãi

24. Trường Đại học Đông Đô

25. Trường Đại học Tài chính Marketing

26. Trường ĐH Luật TPHCM

27. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

28.  Đại học QH TP.HCM năm

29.  Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

30. Trường ĐH Bạc Liêu

31. ĐHQG Hà Nội

32. Trường CĐ Công nghệ thương mại Hà Nội

33. Trường CĐ nông lâm Đông Bắc năm 2015

34. Trường CĐ Thủy sản

35. Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa

36. Trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng

37.  Trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM

38. Trường CĐ Thủy lợi Bắc Bộ

39. Trường CĐ kinh tế kỹ thuật miền Nam

40. Trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng

  • Đăng Duy

ĐHQG Hà Nội dùng bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh

Posted: 14 Oct 2014 08:01 PM PDT

(NG) – ĐHQG Hà Nội thống nhất dùng 1 bài thi đánh giá năng lực tuyểnsinh đại học năm 2015.

Phương án tuyển sinh năm 2015 vừa được ĐHQG Hà Nội thông báo.

Theo đó thí sinh dự tuyển vào ĐHQG Hà Nội sẽ tham gia làm bài thi đánhgiá năng lực được tổ chức 2 đợt vào tháng 5 và tháng 7.

ĐH Quốc gia HN; bài thi; đánh giá năng lực, tuyển sinh

Thí sinh trong kỳ thi đại học 2014. (Ảnh: Văn Chung)

Trên cơ sở kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực, ĐHQG Hà Nội sẽ xéttuyển từ điểm cao xuống điểm thấp (đến điểm sàn xét tuyển quy định theo ngànhhọc, loại chương trình đào tạo).

Kết quả kỳ thi chung tốt nghiệp THPT chỉ là điều kiện. Tất cả các thí sinh đãtrúng tuyển theo điểm tuyển của bài thi đánh giá năng lực sẽ được vào học tại ĐHQG Hà Nội, sau khi đạt điểm tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Các thí sinh có thể thi vào tháng 5, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, để lấyđiểm bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Sau khi ĐHQG Hà Nội công bốcác thí sinh đủ điểm trúng tuyển, các thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là đượcgọi nhập học vào ĐHQG Hà Nội.

Với các thí sinh đã làm bài thi chung nhưng chưa làm bài thi đánh giá nănglực, nếu còn chỉ tiêu, ĐH Quốc gia Hà Nội công bố tuyển tiếp và sẽ tổ chức thivào cuối tháng 7 để xét trúng tuyển bổ sung.

Các sinh viên đăng ký vào các chương trình tài năng, chuẩn quốc tế (nhiệm vụchiến lược), học tập – giảng dạy bằng tiếng Anh, sẽ phải làm thêm bài kiểm trađánh giá năng lực ngoại ngữ.

Những em đủ điều kiện ngoại ngữ theo quy định của đơn vị sẽ được gọi nhập họcvào các chương trình này.

Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước, đăng ký làm bài thi đánhgiá năng lực để xét tuyển vào ĐHQG Hà Nội.

Với Trường ĐH Ngoại ngữ, thí sinh phải làm thêm bài thi ngoại ngữ để xéttuyển. Môn thi do Trường ĐH Ngoại ngữ quy định trong các tiếng Anh, Nga, Pháp,Trung, Đức, Nhật, phù hợp với yêu cầu đầu vào cho từng chương trình đào tạo.

Trường ĐH Ngoại ngữ xác định điểm sàn bài thi đánh giá năng lực theo từngngành, sau đó lấy trúng truyển theo điểm bài thi ngoại ngữ từ trên xuống.

Đăng Duy

Ngày đầu tạm biệt ‘Hôm nay con được mấy điểm’

Posted: 14 Oct 2014 03:37 PM PDT

(NG)- Ghi nhận của PV một ngày  trước thời điểm 15/10 khi tất cả các trường trên cả nước tiến hành việc không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét cho học sinh.

Chưa hết lo và mệt

Dù đã được tập huấn và qua không ít các cuộc họp ở tổ bộ môn nhưng những lo lắng của không ít giáo viên vẫn còn đó.

tạm biệt, câu hỏi, chấm điểm, nhận xét, đánh giá, học sinh tiểu học

Thay vì chấm điểm, cô sẽ chấm chữa và cho nhận xét trên bài tập của trò. (Ảnh: Văn Chung).

Một giáo viên khối lớp 5 tại Hà Nội chia sẻ: Ngay khi nhận đượccủa Bộ GD-ĐT triển khai việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét vớihọc sinh tiểu học nhà trường đã quán triệt đến từng giáo viên nghiêm túcthực hiện.

Qua thời gian gần 1 tháng thực hiện côđã bớt mệt khi thống nhất được cách viết nhận xét sao cho ngắn gọn, súctích cho học sinh.

Cô cũng ý thức việc không nhất thiếtphải chấm toàn bộ các bài cho học sinh. Với các em tốt có thể nhận xétbằng miệng ngay trên lớp. Những em xuất sắc hoặc mắc lỗi giáo viên mớinhận xét cụ thể để học sinh, phụ huynh nắm được.

Hiệu trưởng một trường tiểu học khác tạiHà Nội cho biết: "Trước khi giáo viên, lãnh đạo nhà trường được đi tậphuấn mọi người rất lo lắng. Giáo viên phải nghỉ qua trưa tại trường đểchấm bài, thống nhất nhận xét như thế nào cho học sinh. Đến nay mọi việcvề cơ bản đã được giải quyết. Quan trọng nhất là tư tưởng giáo viênđược đả thông. Mọi người cùng cố gắng vì sự tiến bộ của học sinh".

Tuy nhiên không ít giáo viên khi đượchỏi đều thẳng thắn: khối lượng công việc sẽ nhiều hơn gấp vài lần khithực hiện chủ trương này.

"Một giáo viên tiểu học có 5-6 đầuvở/học sinh. Hôm nay không nhận xét vở ở môn này lại phải chuyển sangmôn khác. Việc nhiều không xuể. Chắc chắn chúng tôi sẽ phải ở lại trườngrồi về nhà tiếp tục nhận xét vào vở cho học sinh, ghi sổ giáo viên,…" –một giáo viên lớp 5 khác tại quận Đống Đa, Hà Nội cho hay.

Mở vở chính tả của một số học sinh lớp 5, giáo viên ghi nhận xét khá ngắn gọn như: "Dàn bài đầy đủ; Bài còn sơ sài; 0 lỗi, chữ sạch sẽ; 0 lỗi, nét chữ cần cẩn thận hơn,…".

Trong vở tiếng Việt cô ghi nhận xét như: "Thiếu câu kết đoạn; Con hiểu bài, chữ cẩn thận; Con làm bài tốt,…" khá ngắn gọn.

Với giáo viên dạy các môn chuyên biệtnhư âm nhạc, mỹ thuật khối lượng công việc còn nặng hơn. "Trường có 2giáo viên âm nhạc chia nhau phụ trách hơn 1000 học sinh. Việc không chấmđiểm ở môn này chúng tôi đã thực hiện từ lâu. Nhưng thay vì dấu tích(V) để xác nhận con đạt hay chưa đạt nội dung bài học nay giáo viên phảighi bằng nhận xét. Giáo viên không thể quan tâm, gần gũi tới từng em" –một giáo viên dạy âm nhạc tâm sự.

Trong khi đó, tại Vĩnh Phúc, hiệu phómột trường tiểu học cho biết đến chiều 14/10 trường mới được phòng GD-ĐThuyện tập trung hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư mới. "Được biếtthay vì điểm số có thể học sinh sẽ được "chấm" bằng điểm A, hoặc A-.Tôi thấy như vậy đâu khác việc cho điểm số" – vị này cho hay. Điều vịhiệu phó lo nhất là nếu không cho điểm học sinh có tạo được tính cạnhtranh khiến trò nỗ lực học tập hơn hay không. 

Bộ GD-ĐT, chuyên gia gỡ rối

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐTPhạm Ngọc Định khẳng định cách làm mới sẽ có lợi cho học trò. Nhiều emđược đánh giá, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhận xétthay vì cho điểm thường xuyên cũng yêu cầu người thầy phải đổi mớiphương pháp dạy học.

tạm biệt, câu hỏi, chấm điểm, nhận xét, đánh giá, học sinh tiểu học
Bộ GD-ĐT khẳng định việc không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét của giáo viên sẽ có lợi cho học trò tiểu học. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)

“Có phần thưởng đúng lúc giúp kích thíchlàm tốt hơn công việc được giao” – ông Định nói. Nếu cho điểm 10 cũnglà phần thưởng kích thích học sinh. Cho bông hoa, bố mẹ cho con cuộc đichơi du lịch cũng là phần thưởng. Nhưng đó không phải bản chất để khuyếnkhích năng lực học sinh.

Trước thắc mắc của các giáo viên về việchọ phải nhận xét cho nhiều học sinh, ghi nhiều loại sổ sách khiến họkhông còn thời gian lo cho chuyên môn, gia đình, TS Vũ Thu Hương, giảngviên khoa Sư phạm tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết:

"Giáo viên chỉ cần ghi chép đánh giá họcsinh theo tháng, không bắt buộc phải đánh giá theo bài, theo ngày, haytheo tuần. Mỗi tháng một lần, các giáo viên dành thời gian ghi chépnhững đánh giá của mình cho từng em học sinh vào một cuốn sổ mà Vụ Giáodục tiểu học đã thiết kế và phát đến tận tay giáo viên. Ngoài ra, họcsinh còn phải trải qua một kì kiểm tra chấm điểm nữa. Với hai nguồntrên, giáo viên sẽ ghi đánh giá của mình vào học bạ.

Như vậy, công việc của giáo viên thật sự không quá nhiều".

Là một người đã từng đứng lớp giảng dạyhọc sinh tiểu học trong một thời gian, TS Hương cho rằng mỗi giáo viênsẽ có những nhận xét cho học sinh ngay trong lúc đang dạy, giảng bài.

Thông tư 30 đã quy định: Việc ghi chépnhững đánh giá này là toàn quyền dành cho giáo viên. Như vậy giáo viêncó thể ghi bằng bất kể cách nào. Bộ GD-ĐT đã cởi trói cho giáo viên,trao quyền cho họ trong công việc đánh giá.

Để có thể làm tốt công việc này, TSHương có lời khuyên nhỏ đến giáo viên nên chuẩn bị trước một số lời đánhgiá quen thuộc, suy nghĩ cân nhắc thật kỹ càng từng từ, giống như mộtbảng đánh giá từ thấp đến cao. Số lượng các câu đánh giá tùy thuộc vàotừng giáo viên.

Trong khi ghi chép, giáo viên chỉ cần ápdụng theo khuôn mẫu đó của riêng mình và thay đổi chút ít với từng cátính, đặc điểm của học sinh. Một số trường hợp quá đặc biệt khác mới cầnsử dụng câu từ mới. Còn phần lớn, áp dụng theo khuôn mẫu mà chính giáoviên đặt ra.

"Điều quan trọng nhất là làm cách nào đểvệc đánh giá này sát với thực tế hiện trạng của học sinh và giúp đỡ cácem nhiều nhất trong quá trình học tập. Như vậy, các bạn sẽ không mấtthời gian để suy nghĩ cân nhắc câu từ khi ghi đánh giá, giảm thời giansuy nghĩ và ghi chép để dành thời gian đó cho việc dạy dỗ học sinh" – TSHương nhấn mạnh.

  • Văn Chung

Lai Châu xin 12.000 tỷ đồng xóa phòng học tạm, xây nhà

Posted: 14 Oct 2014 03:37 PM PDT

(NG)- Tại buổi làm việc sáng 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử kiến nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư 12.000 tỷ đồng hỗ trợ xóa phòng học tạm và xây nhà công vụ cho giáo viên.

“Một tỉnh xa mà chưa có trường chuyên mới lạ”

Theo ông Chử, nguồn kinh phí đề xuất nói trên Lai Châu đề xuất sẽ đầu tư xây dựng, thay thế khoảng 1.000 phòng học tạm và hơn 200 phòng học nhờ, 1.200 phòng ở cho học sinh bán trú, xây 1.200 nhà công vụ cho giáo viên.

Lai Châu, tiền tỷ, nhà công vụ, giáo viên
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT làm việc tại Lai Châu sáng 15/10.

Vốn đề nghị Trung ương hỗ trợ sẽ chia thành 2 giai đoạn triển khai. Giai đoạn từ 2015 – 2020 là 6.000 tỷ đồng và từ 2021 -2030 là 6.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Lai Châu cũng đề xuất đầu tư 200 bộ thiết bị dùng chung, 700 bộ thiết bị làm quen máy tính, 150 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời với kinh phí dự kiến là 9 tỷ đồng.

Trước đoàn công tác của Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận, ông Chử cũng nêu những khó khăn, bất cập của giáo dục tỉnh Lai Châu cần có cơ chế tháo gỡ trong thời gian tới.

Cụ thể, xem xét để có cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Cho phép một số cơ sở giáo dục ĐH mở lớp liên kết đào tạo trình độ thạc sỹ tại tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh.

“Đồng thời, đề nghị bộ quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh…” – ông Chử đề xuất.

Đồng quan điểm, Bí thư tỉnh Lai Châu Lò Văn Giàng tiếp lời “với địa hình khó khăn nên có cơ chế đặc thù để giải quyết – chứ cứ đánh đồng rất khó giải quyết vấn đề chất lượng.”

Cơ chế đặc thù theo ông Giàng là cần phải có đầu tư cho đào tạo nhân lực. Hiện Lai Châu chưa có trường chuyên nên “lò” đào tạo nhân tài chưa có và chúng tôi vẫn đang…đi xin.

“Một tỉnh xa và nhiều khó khăn như Lai Châu mà chưa có trường chuyên thì mới lạ” – lời Bí thư Giàng. Mặc khác, Lai Châu cũng mong muốn được đầu tư nâng cấp

Giáo viên hết 5 năm công tác ở lại vùng khó vẫn hưởng phụ cấp

Đáp lại những băn khăn của lãnh đạo tỉnh Lai Châu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận quả quyết: Về biên chế giáo viên phải có phối kết hợp của ngành Nội vụ. Vấn đề này không thể ngồi giải quyết ở phòng máy lạnh mà phải có thực tế.

Gỡ rối cho Sở GD-ĐT Lai Châu về những thắc mắc liên quan đến phụ cấp thu hút cho giáo viên, Bộ trưởng khẳng định: Với những giáo viên hết thời hạn công tác 5 năm ở vùng khó khăn, nếu ở lại công tác vẫn được hưởng phụ cấp thu hút.

Riêng thắc mắc “giáo viên đang công tác ở vùng khó khăn này chuyển sang vùng khó khăn khác có được hưởng phụ cấp thu hút?” – Bộ trưởng ghi nhận và sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Bộ trưởng cũng cam kết với lãnh đạo tỉnh Lai Châu đến 2015 tỉnh sẽ có trường chuyên.

Về kinh phí đầu tư, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) Trần Duy Tạo cho biết, hiện Chính phủ đã phê duyệt chương trình kiên cố hóa trường học với kinh phí đầu tư là 3.700 tỷ đồng. Trong đó, sẽ dành 40% đầu tư các các tỉnh miền núi, trong đó có Lai Châu.

Song song với việc ưu tiên xây dựng phòng học cho học sinh và nhà ở cho giáo viên mầm mon, Bộ GD-ĐT đã có bàn với Bộ Kế hoạch đầu tư về việc xây dựng trường chuyên ở Lai Châu.

Một số khó khăn

- Chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn so với vùng thành phố, thị trấn có sự chênh lệch.

- Tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp THCS, THPT còn cao

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa tương xứng với trình độ đào tạo, chưa đáp ứng với yêu cầu công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới…..

  • Kiều Oanh

Comments