Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Quốc gia HN dùng bài thi đánh giá năng lực tuyển sinh

Posted: 14 Oct 2014 08:09 AM PDT

(NG) – Đại học Quốc gia Hà Nội thống nhất dùng 1 bài thi đánh giá năng lực tuyểnsinh đại học năm 2015.

Phương án tuyển sinh năm 2015 vừa được ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo.

Theo đó thí sinh dự tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tham gia làm bài thi đánhgiá năng lực được tổ chức vào 2 đợt gồm tháng 5 và cuối tháng 7 (nếu đợt tháng 5chưa tuyển hết chỉ tiêu).

ĐH Quốc gia HN; bài thi; đánh giá năng lực, tuyển sinh

Thí sinh trong kỳ thi đại học 2014. (Ảnh: Văn Chung).

Trên cơ sở kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ xéttuyển từ điểm cao xuống điểm thấp (đến điểm sàn xét tuyển quy định theo ngànhhọc, loại chương trình đào tạo).

Kết quả kỳ thi chung tốt nghiệp THPT chỉ là điều kiện. Tất cả các thí sinh đãtrúng tuyển theo điểm tuyển của bài thi đánh giá năng lực sẽ được vào học tại ĐHQuốc gia Hà Nội, sau khi đạt điểm tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

Các thí sinh có thể thi vào tháng 5, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, để lấyđiểm bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Sau khi ĐH Quốc gia Hà Nội công bốcác thí sinh đủ điểm trúng tuyển, các thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT là đượcgọi nhập học vào ĐH Quốc gia Hà Nội.

Với các thí sinh đã làm bài thi chung nhưng chưa làm bài thi đánh giá nănglực, nếu còn chỉ tiêu, ĐH Quốc gia Hà Nội công bố tuyển tiếp và sẽ tổ chức thivào cuối tháng 7 để xét trúng tuyển bổ sung.

Các sinh viên đăng ký vào các chương trình tài năng, chuẩn quốc tế (nhiệm vụchiến lược), học tập – giảng dạy bằng tiếng Anh, sẽ phải làm thêm bài kiểm trađánh giá năng lực ngoại ngữ.

Những em đủ điều kiện ngoại ngữ theo quy định của đơn vị sẽ được gọi nhập họcvào các chương trình này.

Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước, đăng ký làm bài thi đánhgiá năng lực để xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội.

Với Trường ĐH Ngoại ngữ, thí sinh phải làm thêm bài thi ngoại ngữ để xéttuyển. Môn thi do Trường ĐH Ngoại ngữ quy định trong các tiếng Anh, Nga, Pháp,Trung, Đức, Nhật, phù hợp với yêu cầu đầu vào cho từng chương trình đào tạo.

Trường ĐH Ngoại ngữ xác định điểm sàn bài thi đánh giá năng lực theo từngngành, sau đó lấy trúng truyển theo điểm bài thi ngoại ngữ từ trên xuống.

Đăng Duy

ĐHQG TP.HCM tuyển sinh theo 5 tiêu chí, 4 điều kiện

Posted: 14 Oct 2014 08:09 AM PDT

(NG) – Chiều 15/10, ĐH QG TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2015 và 2016.Phương án tuyển sinh của ĐH QG TPHCM gồm 2 hợp phần đánh giá năng lực và xéttuyển.

ĐH QG TP.HCM đưa ra 5 tiêu chí nhằm đánh giá toàn diện năng lực học tập, quátrình học THPT, khả năng tư duy và năng khiếu, năng lực tham gia các hoạt độngxã hội của thí sinh, cụ thể:

Năng lực học tập đánh giá căn cứ trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc kếtquả kỳ thi đánh giá năng lực được công nhận trên thế giới.

ĐHQG, TP.HCM, tuyển sinh

Sinh viên ĐH QG TPHCM gặp gỡ PTT Vũ Đức Đam trong lễ khai khóa 2014-2015

Quá trình kết quả học tập THPT đánh giá căn cứ trên kết quả học tập 3 nămTHPT của thí sinh.

Khả năng tư duy, năng khiếu đánh giá căn cứ trên điểm thi của bài thi đánhgiá năng lực tư duy, kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ (hoặc xem xét các chứngchỉ ngoại ngữ TOEFL, TOEIC, IELTS, VNU-EPT).

Năng lực hoạt động xã hội đánh giá căn cứ trên kết quả thành tích tham giacác hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… của thí sinh.

Chính sách của Nhà nước, công bằng xã hội căn cứ trên điểm ưu tiên theo đốitượng, khu vực… theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Các tiêu chí trên sẽ được thực hiện theo lộ trình, đảm bảo sự ổn định củacông tác tuyển sinh, tránh xáo trộn lớn gây khó khăn cho học sinh.

Trong năm 2015 phương án xét tuyển được xây dựng trên cơ sở kết quả kỳ thiTHPT quốc gia kết hợp với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng. Tiêu chí quátrình học tập THPT được sử dụng như điều kiện ngưỡng xét tuyển. Các tiêu chí vềnăng lực tư duy, năng lực hoạt động xã hội sẽ được xem xét triển khai vào cácnăm sau.

Về tuyển sinh, ĐHQG-HCM phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại cụm thi doBan chỉ đạo kỳ thi quốc gia phân công.

Đối với các môn thi năng khiếu, các trường đại học thành viên tổ chức thitrước 20/6/2015.

ĐH QG TP.HCM nhận hồ sơ và xét tuyển theo nhiều đợt. Nhận từ 1 tuần sau khibắt đầu đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia đến 2 tuần sau khi thí sinh hoànthành kỳ thi THPT quốc gia. Công bố kết quả xét tuyển 2 tuần sau khi có kết quảthi.

Các đợt bổ sung theo kế hoạch cụ thể do Hội đồng tuyển sinh các đơn vị thànhviên quyết định.

Nhà trường đưa ra 4 điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển cụ thể:

Chỉ xét tuyển các thí sinh dự thi tại các cụm thi THPT quốc gia do các trườngđại học tổ chức.

Thí sinh có hạnh kiểm năm học lớp 10, năm học lớp 11 và học kỳ 1 năm học lớp12 đạt từ loại khá trở lên.

Xét tuyển bậc đại học: thí sinh có các điểm trung bình năm học lớp 10, điểmtrung bình năm học lớp 11 và điểm trung bình học kì 1 của năm học lớp 12 đều từ6.5 trở lên.

Xét tuyển bậc cao đẳng: thí sinh có các điểm trung bình năm học lớp 10, điểmtrung bình năm học lớp 11 và điểm trung bình học kì 1 của năm học lớp 12 đều từ6.0 trở lên.

Điểm xét tuyến được xây dựng trên điểm thi kỳ thi THPT quốc gia và điếm ưutiên đối tượng, khu vực theo công thức DXT= k1M1 + k2M2 + k3M3 + k ưu tiên + Dưu tiên.(k1, k2, k3, k ưu tiên là các hệ số, k ưu tiên = (k1+k2+k3)/3; M1, M2,M3 là điếm các môn tương ứng trong kỳ thi THPT quốc gia, hoặc môn năng khiếu; Dưu tiên = Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng)

Về xét tuyển thẳng, chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi ngành/nhóm ngành bằng 5% chỉtiêu tuyển sinh hàng năm của ngành/nhóm ngành.

Các đối tượng ưu tiên xét tuyển thẳng theo qui chế, hướng dẫn công tác tuyếnsinh năm 2015 của Bộ GD&ĐT; Các học sinh có kết quả học tập tốt thuộc các trườngTHPT xuất sắc: Kết quả học tập của 5 học kỳ THPT, Tốt nghiệp THPT năm 2015 (đúnghạn), Bài luận nêu lý do xin xét tuyển vào ĐH QG TP.HCM và về định hướng pháttriến của bản thân, Thư giới thiệu của giáo viên nơi học THPT.

Cũng trong năm nay, nhà trường thí điểm xét tuyển thẳng học sinh 5 trườngTHPT đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 (căn cứ trên điểm thitrung bình của thí sinh). Từ năm 2016: căn cứ kết quả điểm của kỳ thi THPT quốcgia xem xét cho 10 trường THPT đứng đầu cả nước.

Từ năm 2016 công tác tuyển sinh giữ nguyên tắc và phương thức như năm 2015.Ngoài ra sẽ xem xét, bổ sung các tiêu chí đánh giá năng lực tư duy và đánh giánăng lực hoạt động xã hội vào quá trình xét tuyển.

Lê Huyền

Ngày đầu tạm biệt câu hỏi ‘Hôm nay con được mấy điểm’

Posted: 13 Oct 2014 04:21 PM PDT

(NG)- Ghi nhận của PV một ngày  trước thời điểm 15/10 khi tất cả các trường trên cả nước tiến hành việc không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét cho học sinh.

Chưa hết lo và mệt

Dù đã được tập huấn và qua không ít các cuộc họp ở tổ bộ môn nhưng những lo lắng của không ít giáo viên vẫn còn đó.

tạm biệt, câu hỏi, chấm điểm, nhận xét, đánh giá, học sinh tiểu học

Thay vì chấm điểm, cô sẽ chấm chữa và cho nhận xét trên bài tập của trò. (Ảnh: Văn Chung).

Một giáo viên khối lớp 5 tại Hà Nội chia sẻ: Ngay khi nhận đượccủa Bộ GD-ĐT triển khai việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét vớihọc sinh tiểu học nhà trường đã quán triệt đến từng giáo viên nghiêm túcthực hiện.

Qua thời gian gần 1 tháng thực hiện côđã bớt mệt khi thống nhất được cách viết nhận xét sao cho ngắn gọn, súctích cho học sinh.

Cô cũng ý thức việc không nhất thiếtphải chấm toàn bộ các bài cho học sinh. Với các em tốt có thể nhận xétbằng miệng ngay trên lớp. Những em xuất sắc hoặc mắc lỗi giáo viên mớinhận xét cụ thể để học sinh, phụ huynh nắm được.

Hiệu trưởng một trường tiểu học khác tạiHà Nội cho biết: "Trước khi giáo viên, lãnh đạo nhà trường được đi tậphuấn mọi người rất lo lắng. Giáo viên phải nghỉ qua trưa tại trường đểchấm bài, thống nhất nhận xét như thế nào cho học sinh. Đến nay mọi việcvề cơ bản đã được giải quyết. Quan trọng nhất là tư tưởng giáo viênđược đả thông. Mọi người cùng cố gắng vì sự tiến bộ của học sinh".

Tuy nhiên không ít giáo viên khi đượchỏi đều thẳng thắn: khối lượng công việc sẽ nhiều hơn gấp vài lần khithực hiện chủ trương này.

"Một giáo viên tiểu học có 5-6 đầuvở/học sinh. Hôm nay không nhận xét vở ở môn này lại phải chuyển sangmôn khác. Việc nhiều không xuể. Chắc chắn chúng tôi sẽ phải ở lại trườngrồi về nhà tiếp tục nhận xét vào vở cho học sinh, ghi sổ giáo viên,…" –một giáo viên lớp 5 khác tại quận Đống Đa, Hà Nội cho hay.

Mở vở chính tả của một số học sinh lớp 5, giáo viên ghi nhận xét khá ngắn gọn như: "Dàn bài đầy đủ; Bài còn sơ sài; 0 lỗi, chữ sạch sẽ; 0 lỗi, nét chữ cần cẩn thận hơn,…".

Trong vở tiếng Việt cô ghi nhận xét như: "Thiếu câu kết đoạn; Con hiểu bài, chữ cẩn thận; Con làm bài tốt,…" khá ngắn gọn.

Với giáo viên dạy các môn chuyên biệtnhư âm nhạc, mỹ thuật khối lượng công việc còn nặng hơn. "Trường có 2giáo viên âm nhạc chia nhau phụ trách hơn 1000 học sinh. Việc không chấmđiểm ở môn này chúng tôi đã thực hiện từ lâu. Nhưng thay vì dấu tích(V) để xác nhận con đạt hay chưa đạt nội dung bài học nay giáo viên phảighi bằng nhận xét. Giáo viên không thể quan tâm, gần gũi tới từng em" –một giáo viên dạy âm nhạc tâm sự.

Trong khi đó, tại Vĩnh Phúc, hiệu phómột trường tiểu học cho biết đến chiều 14/10 trường mới được phòng GD-ĐThuyện tập trung hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư mới. "Được biếtthay vì điểm số có thể học sinh sẽ được "chấm" bằng điểm A, hoặc A-.Tôi thấy như vậy đâu khác việc cho điểm số" – vị này cho hay. Điều vịhiệu phó lo nhất là nếu không cho điểm học sinh có tạo được tính cạnhtranh khiến trò nỗ lực học tập hơn hay không. 

Bộ GD-ĐT, chuyên gia gỡ rối

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐTPhạm Ngọc Định khẳng định cách làm mới sẽ có lợi cho học trò. Nhiều emđược đánh giá, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhận xétthay vì cho điểm thường xuyên cũng yêu cầu người thầy phải đổi mớiphương pháp dạy học.

tạm biệt, câu hỏi, chấm điểm, nhận xét, đánh giá, học sinh tiểu học
Bộ GD-ĐT khẳng định việc không chấm điểm thường xuyên, thay bằng nhận xét của giáo viên sẽ có lợi cho học trò tiểu học. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)

“Có phần thưởng đúng lúc giúp kích thíchlàm tốt hơn công việc được giao” – ông Định nói. Nếu cho điểm 10 cũnglà phần thưởng kích thích học sinh. Cho bông hoa, bố mẹ cho con cuộc đichơi du lịch cũng là phần thưởng. Nhưng đó không phải bản chất để khuyếnkhích năng lực học sinh.

Trước thắc mắc của các giáo viên về việchọ phải nhận xét cho nhiều học sinh, ghi nhiều loại sổ sách khiến họkhông còn thời gian lo cho chuyên môn, gia đình, TS Vũ Thu Hương, giảngviên khoa Sư phạm tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết:

"Giáo viên chỉ cần ghi chép đánh giá họcsinh theo tháng, không bắt buộc phải đánh giá theo bài, theo ngày, haytheo tuần. Mỗi tháng một lần, các giáo viên dành thời gian ghi chépnhững đánh giá của mình cho từng em học sinh vào một cuốn sổ mà Vụ Giáodục tiểu học đã thiết kế và phát đến tận tay giáo viên. Ngoài ra, họcsinh còn phải trải qua một kì kiểm tra chấm điểm nữa. Với hai nguồntrên, giáo viên sẽ ghi đánh giá của mình vào học bạ.

Như vậy, công việc của giáo viên thật sự không quá nhiều".

Là một người đã từng đứng lớp giảng dạyhọc sinh tiểu học trong một thời gian, TS Hương cho rằng mỗi giáo viênsẽ có những nhận xét cho học sinh ngay trong lúc đang dạy, giảng bài.

Thông tư 30 đã quy định: Việc ghi chépnhững đánh giá này là toàn quyền dành cho giáo viên. Như vậy giáo viêncó thể ghi bằng bất kể cách nào. Bộ GD-ĐT đã cởi trói cho giáo viên,trao quyền cho họ trong công việc đánh giá.

Để có thể làm tốt công việc này, TSHương có lời khuyên nhỏ đến giáo viên nên chuẩn bị trước một số lời đánhgiá quen thuộc, suy nghĩ cân nhắc thật kỹ càng từng từ, giống như mộtbảng đánh giá từ thấp đến cao. Số lượng các câu đánh giá tùy thuộc vàotừng giáo viên.

Trong khi ghi chép, giáo viên chỉ cần ápdụng theo khuôn mẫu đó của riêng mình và thay đổi chút ít với từng cátính, đặc điểm của học sinh. Một số trường hợp quá đặc biệt khác mới cầnsử dụng câu từ mới. Còn phần lớn, áp dụng theo khuôn mẫu mà chính giáoviên đặt ra.

"Điều quan trọng nhất là làm cách nào đểvệc đánh giá này sát với thực tế hiện trạng của học sinh và giúp đỡ cácem nhiều nhất trong quá trình học tập. Như vậy, các bạn sẽ không mấtthời gian để suy nghĩ cân nhắc câu từ khi ghi đánh giá, giảm thời giansuy nghĩ và ghi chép để dành thời gian đó cho việc dạy dỗ học sinh" – TSHương nhấn mạnh.

  • Văn Chung

Cơ sở nào để trường y tuyển sinh có môn văn

Posted: 13 Oct 2014 04:21 PM PDT

(NG)- "Điềunày chỉ làm được nếu nền giáo dục đào tạo được học sinh một cách toàndiện; nhà trường, chương trình đào tạo buộc phải học đều" – GS.TS Đỗ Thanh Bình, Nguyên trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến.

GS.TS Đỗ Thanh Bình, Nguyên trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Để thầy thuốc không chỉ là cái máy!

Nếu chọn môn vănhay nói rộng ra là các môn khoa học xã hội như lịch sử khi tuyển sinhvào trường đại học y thì quá tốt. Không phải vì mình bên khoa học xã hộimà đặt vấn đề này. Đây là câu chuyện, mong mỏi của cả xã hội.

đề xuất, môn văn, tuyển sinh, ngành y, tử tế
GS.TS Đỗ Thanh Bình (Ảnh: Văn Chung).

Nhiều khi bác sĩvào phòng khám, gặp bệnh nhân với thái độ dửng dưng hay con mắt xa lạ,lạnh lùng đã đủ làm người ta sợ rồi. Anh chỉ nhìn bệnh nhân là con bệnh.Còn bệnh nhân đi khám nhìn bác sĩ bằng con mắt cầu cạnh, sợ sệt. Nhưnggiỏi chuyên môn chưa đủ. Đừng chỉ cho bệnh nhân mũi tiêm đau, hãy chonhiều hơn những lời san sẻ, động viên.

Tôicũng đồng tình với nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiếnrằng việc thi theo khối lâu nay khiến thí sinh học lệch. Nếu con người thiếu đi lòng nhân ái thì khác nào cỗ máy.

Các nước khác như Mỹ trong các kỳ thiquan trọng, học sinh đều phải vượt qua các bài thi ở các môn xã hội nhưvăn hay lịch sử. Việc tuyển dụng người vào làm việc cần có yêu cầu bắtbuộc đối với các ứng viên như phải hiểu anh làm cho ai, lịch sử nơi anhsẽ làm,…

Năm nay với việc các trường được tự chủtuyển sinh, tự xác định các tổ hợp môn thi theo định hướng nghề nghiệptương lai của sinh viên có thể là một bước tiến tích cực.Về lâu dài khixã hội trân trọng, người học ra trường có thể tìm kiếm một công việc tốtthì chắc chắn việc học các môn khoa học xã hội sẽ càng thân thiết, gắnbó hơn.

Ở Mỹ họ sẵn sàng có chính sách cho nhữngsinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn vào trường y bởi sinh viên cótư duy, biết làm khoa học học nghiêm túc. Nếu các em học đều hoặc tươngđối đều các môn khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên thì đây sẽlà xu hướng tốt. Điều này chỉ làm được nếu nền giáo dục đào tạo đượchọc sinh một cách toàn diện; nhà trường, chương trình đào tạo buộc phảihọc đều.

Ở Pháp, tôi được biết ngành sư phạm chỉđào tạo cho những người đã tốt nghiệp ở một trường đại học khác. Anh họcluật, sử, văn,…xong rồi, ra làm việc được rồi nhưng vì ham thích sựphạm mới thi vào. Sau khoảng thời gian mấy năm anh sẽ được đào tạo tốtvề chuyên môn. Người dân vì vậy, nhìn người thầy với con mắt cực kỳ tôntrọng.

Tôi nghĩ trường y cũng nên làm như vậy. Và đào tạo thay vì chỉ 6-7 năm như hiện nay phải nâng lên từ 10-12 năm.

Tuy nhiên để khuynh hướng này phát triểnở VN ít nhất là trong 3 năm tới sẽ là điều khó. Dù Nhà nước có chínhsách nhưng muốn áp dụng ngay cũng chưa thể thực hiện khi không có sự vậnđộng thay đổi chung của xã hội, học sinh. Thử hỏi đội ngũ các trường ydược hiện nay nếu lấy toàn các em giỏi văn, ngoại ngữ, sử, địa các thầycó thỏa mãn không.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống,  Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT): Môn văn ngành nào cũng cần.

đề xuất, môn văn, tuyển sinh, ngành y, tử tế
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống. (Ảnh: Văn Chung).

Xét trên diện rộng, ở các nước những mônhọc công cụ như văn học, toán học đều được chú trọng không chỉ ở phổthông mà xuyên suốt trong quá trình từ trường học ra trường đời: từ kiểmtra đánh giá đến tuyển dụng.

Ở Mỹ hay Úc chẳng hạn, họ yêu cầu học sinh phải có khả năng đọc hiểu ở tất cả các môn, không riêng gì môn văn.

Tôi tán thành quan điểm Bộ trưởng Bộ Ytế Nguyễn Thị Kim Tiến khi môn văn có thể cung cấp công cụ giúp ngườihọc tư duy, nói năng giao tiếp mạch lạc, viết lách đúng quy cách. Đây làkĩ năng không chỉ ngành y mà mọi ngành nghề đều cần. Bác sĩ ngoàichuyên môn tốt cần có tâm hồn nhân văn nhân hậu. Lòng thương người, nhântừ lại bắt nguồn rất nhiều từ môn văn.

Nói giáo dục toàn diện cho học sinhkhông phải ta phải dạy tất cả các môn đầy đủ mà dạy người học có chuyênmôn giỏi và một tấm lòng, tâm hồn biết bao dung.

Việc đưa môn văn vào tuyển sinh ngày ylà lựa chọn của từng trường nhưng tôi hi vọng các trường cân nhắc ý kiếnnày. Còn mức độ nặng nhẹ thì kiến thức hóa-sinh cần hơn có thể nhân hệsố 2, văn học có thể ở hệ số 1 hoặc là môn điều kiện.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Thế giới đã làm từ lâu!

đề xuất, môn văn, tuyển sinh, ngành y, tử tế

PGS.TS Ngô Minh Oanh. (Ảnh: Lê Huyền).

Đề xuất lấy môn văn làm một trong nhữngmôn tuyển sinh vào trường y của một số trường y và được người có vị trícao nhất ngành y đồng tình làm mọi người đi từ ngạc nhiên đến thích thúvà đồng tình.

Xét về lịch sử, do ảnh hưởng của Nhogiáo nước ta là một đất nước "trọng văn". Các cụ ngày xưa muốn ra làmquan "trị nước, giúp đời" đều phải dùi mài kinh sử, sách vở "thánhhiền".

Một lỗ hổng tri thức quá lớn về conngười và xã hội đã tạo nên những con người vô cảm, lạnh lùng dù người đólà một bác sỹ, kĩ sư hay một nhà quản lý. Và hệ quả đã quá rõ khi hàngngày các thông tin về các vụ trọng án được phản ánh trên báo chí và cácphương tiện truyền thông khác.

Ở Mỹ, trường y đã ưu tiên tuyển sinh đầuvào là những sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành xã hội – nhân văn. ỞCộng hòa liên bang Đức, các trường y lấy điểm môn lịch sử là một trongnhững môn xét tuyển đầu vào. Ở Liên bang Nga, trong chương trình đào tạoCử nhân hóa học của Trường Đại học Tổng hợp Liên bang miền Nam (vùngsông Đông), sinh viên phải học đến 712 tiết tiếng Nga, 176 tiết lịch sử,chưa kể các môn Triết, Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Luật, Tâm lý vàGiáo dục học… khoảng 716 tiết trên tổng số 7.984 giờ học của sinh viênphải học, chiếm trên 21%.

Những ví dụ trên cho thấy sau một thờikỳ phát triển, các nước đã nhận thức được vai trò quan trọng của các mônkhoa học xã hội – nhân văn đối với việc đào tạo những ngành nghề mà cứtưởng không "dính dáng" gì đến các môn khoa học xã hội – nhân văn.

Về lâu dài, không chỉ ngành y mà cácngành khoa học tự nhiên khác cần nghiên cứu kỹ hơn yêu cầu về nghềnghiệp, nhất là những ngành nghề cần đến năng lực tư duy logic, diễn đạtvà thường xuyên quan hệ với con người thì trong tuyển sinh và đào tạocần lưu ý đến các môn học thuộc khoa học xã hội – nhân văn.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý cái căn bản,nền tảng vẫn phải là ở giáo dục phổ thông. Bởi nếu không cẩn thận thìđiểm đầu vào của môn học có thể cao nhưng cũng chỉ là điểm số, khôngthực chất.

Việc dạy học các môn khoa học xã hội -nhân văn ở trong nhà trường cần phải đổi mới mới căn bản, hạn chế lýthuyết, những nội dung giảng dạy thiết thực, tăng cường trải nghiệm, gắnviệc học với những hoạt động thục tiễn cụ thể, tạo niềm tin và tính bềnvững trong suy nghĩ và hành động của người học.

  • Văn Chung – Lê Huyền

Comments