Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Quốc gia TP HCM: Sẽ đánh giá năng lực hoạt động xã hội của thí sinh

Posted: 12 Oct 2014 05:40 AM PDT

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có phương án tuyển sinh riêng với 5 tiêu chí khác nhau để chọn thí sinh vào trường, gồm đánh giá năng lực thông qua điểm thi tốt nghiệp, đánh giá quá trình học tập, điểm ưu tiên, đánh giá năng lực tư duy và năng lực hoạt động xã hội của người học.

Theo Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học của trường, ông Nguyễn Quốc Chính, việc đưa ra các tiêu chí như trên nhằm giúp trường tuyển chọn được những thí sinh xuất sắc và toàn diện.

tuyển sinh, ĐH Quốc gia TP HCM, hoạt động xã hội 

"Tất nhiên, việc áp dụng bộ tiêu chí này phải có lộ trình, không phải thực hiện đồng bộ ngay năm 2015," ông Chính nói.

Cụ thể, trong mùa tuyển sinh năm 2015, trường áp dụng ba tiêu chí để tuyển sinh.

Thứ nhất là dựa trên điểm của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Trường sẽ lấy kết quả điểm của tổ hợp ba môn tương ứng với các khối thi cũ của từng ngành học như các năm trước. Bên cạnh đó, trường bổ sung thêm bốn tổ hợp môn thi mới là toán-hóa-ngoại ngữ và toán-hóa-văn cho nhóm ngành liên quan đến hóa học, tổ hợp môn toán-sinh-văn và toán-sinh-ngoại ngữ cho nhóm ngành liên quan đến sức khỏe.

Tiêu chí thứ hai là đánh giá quá trình học tập dựa trên kết quả học bạ bậc trung học phổ thông của thí sinh. Theo đó, các thí sinh cần có điểm trung bình các năm học đạt ngưỡng nhất định mới được nộp hồ sơ vào trường. Điểm số cụ thể trường đang cân nhắc giữa 6 và 6,5 điểm, giữa việc đặt ngưỡng cho từng ngành hay đặt ngưỡng chung cho toàn trường.

Tiêu chí thứ 3 là điểm ưu tiên. Các điểm ưu tiên gồm ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng… theo đúng các đối tượng đã được hưởng ưu tiên trong nhiều năm qua theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hai tiêu chí còn lại là đánh giá năng lực tư duy và năng lực hoạt động xã hội trường dự kiến sẽ triển khai khoảng từ năm học 2017-2018.

Với tiêu chí đánh giá năng lực tư duy, trường dự kiến sẽ tổ chức một kỳ thi ngắn gọn trong khoảng 90 phút. Các bài thi có thể kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận ngắn, yêu cầu học sinh phải suy luận, giải quyết vấn đề, khuyến khích sáng tạo độc lập. Bài thi này có thể chỉ mang tính khuyến khích, không bắt buộc, thí sinh dự thi sẽ được cộng thêm điểm.

Với tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động xã hội, trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp các giấy chứng nhận đã tham gia các hoạt động xã hội, mùa hè xanh…

"Các tiêu chí này đều rất mới với học sinh nên chúng tôi cũng xác định phải có thời gian để học sinh chuẩn bị và làm quen. Trong ba năm tới, trường sẽ từng bước thử nghiệm kết hợp tuyên truyền đến thí sinh," ông Chính chia sẻ.

Vị trưởng Ban Đào tạo này cũng thừa nhận, trường còn phải hoàn thiện rất nhiều khâu liên quan để triển khai được hai tiêu chí này. Với việc đánh giá năng lực tư duy thì cần có tiêu chí cụ thể, đề thế nào, tổ chức thi và chấm thi ra sao… Đánh giá năng lực hoạt động xã hội qua các giấy chứng nhận cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như các loại chứng nhận nào thì được quy đổi mức điểm bao nhiêu, làm sao để kiểm định được giá trị thật của các loại chứng nhận này…

Chia sẻ thêm về kỳ tuyển sinh năm 2015, ông Chính cho biết trường dự kiến sẽ nhận hồ sơ sớm và làm nhiều đợt. Cụ thể, ngay từ tháng 3, khi đăng ký thi tốt   nghiệp trung học phổ thông, thí sinh có thể nộp hồ sơ dự tuyển vào trường. Sau khi có kết quả thi, trường sẽ cố gắng ráp điểm của thí sinh để có thể công bố kết quả sau từ một đến hai tuần. Nếu còn chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục công bố tuyển đợt bổ sung.

Theo Vietnamplus

Hội thảo Triển lãm Du học Mỹ với 16 trường danh tiếng

Posted: 11 Oct 2014 10:32 PM PDT

Hội thảo Triển lãm Du học Mỹ – hoạt độngthường niên, bổ ích diễn ra 2 lần mỗi năm do ISN (International Students NetworkInc)  liên kết cùng các trường đại học tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội vàTP.HCM trong tháng 10/2014.

Hội thảo triển lãm du học Mỹ do ISN (International Students Network Inc) là nơigiao lưu, trao đổi và gặp gỡ của các bạn học sinh, sinh viên đang ấp ủ giấc mơđặt chân tới cường quốc Hoa Kỳ với đại diện đến từ các trường đại học danhtiếng.

Với chất lượng của nền văn hóa, giáo dục nổi tiếng thế giới, cùng tấm bằng giátrị tại bất cứ quốc gia nào, nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ học phí cho du họcsinh, thu hút hơn 720,000 sinh viên đến từ các nước khác năm 2013, nước Mỹ luônlà đất nước "mơ ước" của bất cứ du học sinh nào.

ss


Năm nay, hội thảo tiếp tục được ISN tổ chức tại 2 thành phố lớn: Thứ 2 ngày13/10 tại khách sạn Sofitel, số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội và Thứ 4 ngày 15/10tại khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

 

Đây là cơ hội tuyệt vời để các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh, sinhviên được trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông tin về việc du học với các đại diệnđến từ 16 trường ĐH, CĐ danh tiếng của Mỹ, như: College of Charleston, MurrayState University, SUNY Institute of  Technology, University of CentralMissouri, Concordia University Wisconsin, Pennsylvania State UniversityHarrisburg, Drexel University, College for Creative Studies, Northern MichiganUniversity, Saint Mary’s University of Minnesota, Oral Roberts University,Colorado State University Pueblo, Saint Joseph’s University, University of SouthFlorida, University of Wisconsin-Superior, Joliet Junior College.

ss


Hội thảo triển lãm du học Mỹ kéo dài 3 tiếng đồng hồ từ 17h30 tới 21h tại cả 2thành phố. Bắt đầu tập trung bằng việc tư vấn miễn phí thủ tục xin cấp visa Mỹtừ 17h30, tới 18h, học sinh – sinh viên và phụ huynh tham dự sẽ được nghe nhữngthông tin chi tiết về chương trình học tập, cách thức nộp hồ sơ, các chính sáchhỗ trợ tài chính từ các trường học, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt phí vàcác chi phí cần thiết… để bạn sẵn sàng "lên đường đi du học Mỹ".

Với sự hiện diện của 16 đại diện đến từ các trường đang có lượng lớn sinh viêntrên toàn thế giới theo học, cùng sự tư vấn chia sẻ nhiệt tình, mỗi phụ huynh,học sinh và sinh viên có thể tìm thấy những ưu điểm, những ngành học tại trườngphù hợp với bản thân, để đưa ra lựa chọn tối ưu, phù hợp với mong muốn, chuẩn bịhành trang tốt nhất cho công việc, ước mơ của bản thân sau này.

ss


Khi tới tham dự chương trình, các bạn học sinh, sinh viên cần chuẩn bị đầy đủbản sao bảng điểm tại trường trung học, bảng điểm TOEFL, các chứng nhận về nhữngthành tích đạt được qua quá trình học tập rèn luyện tại trường phổ thông, cácgiấy tờ có liên quan,…để dựa vào đó, ISN cùng đại diện các trường Đại Học, CaoĐẳng có mặt trong hội thảo có thể trao tặng cho ứng viên phù hợp nhất, xuất sắcnhất những suất học bổng giá trị lớn từ 5000 đô la Mỹ, và đặc biệt là 2 suất họcbổng toàn phần đến từ Dexel University và Saint Joseph's University.



Chi tiết về giá trị học bổng được trao tặng trong Hội Thảo như sau:


Drexel University (học bổng toàn phần)

Saint Joseph’s University (học bổng toàn phần)

College of Charleston (N/A),

University of Central Missouri (N/A)

Pennsylvania State University Harrisburg (N/A)

Murray State University ($8,000)

SUNY Institute of  Technology ($20.000)

Concordia University Wisconsin ($6,000)

College for Creative Studies ($15,000)

Northern Michigan University ($5,500)

Saint Mary’s University of Minnesota ($14,000)

Oral Roberts University ($20,000)

Colorado State University Pueblo ($4,000)

University of South Florida ($15,000)

University of Wisconsin-Superior ($7,500)

Joliet Junior College (N/A)

 

Tham gia sự kiện Miễn phí. Để đăng ký tham dự Hội thảo Triển lãm du học Hoa Kỳ, các bạn có thể truy cập tại:

 

http://studentlane.com/en_us/index.php?option=com_wrapper&view=wrapper&Itemid=136

Đình Hùng

Đáp án đề toán tiểu học khiến dân mạng tranh cãi gay gắt

Posted: 11 Oct 2014 10:32 PM PDT

Trên diễn đàn môn toán cấp tiểu học, thành viên T.L chia sẻ về đề toán cùng cách chấm điểm của giáo viên gây chú ý.

Đề toán dành cho học sinh lớp 2 như sau: "Cho số 45, số đó thay đổi như thế nào nếu xóa bỏ chữ số 5…".

Ở phần đáp án học sinh trả lời: "Xóa bỏ chữ số 5? thì còn số 4 (giáo viên ghi "sai" cùng dòng).

45-4=41".

toán tiểu học, tranh cãi

Ảnh chụp bài toán gây xôn xao trong diễn đàn toán tiểu học.

Đáp án được cô giáo đánh sai nhận ý kiến trái chiều. Nhiều người nhận định, câu trả lời của học sinh "Xóa bỏ chữ số 5 thì còn số 4" là đúng, đặt ra câu hỏi tại sao cô giáo lại chấm sai trong một đề toán rất đơn giản?

Một số thành viên khác lại cho rằng, học sinh hiểu ý nhưng cách trình bày từ ngữ chưa chính xác. Các phương án khác được nêu ra là: "Xóa bỏ chữ số 5 ta được số 4", "được số 4 hàng đơn vị", "số mới là số 4", "trở thành chữ số 4"… gây tranh cãi.

Từ đó đặt ra vấn đề cô giáo sai hay học trò sai? Đối với học sinh lớp 2, học sinh chỉ cần hiểu bản chất câu hỏi và trả lời có ý đúng hay cần đáp án chuẩn từng từ, từng chữ? Ở những đề toán thuộc dạng quen thuộc, tưởng như ai cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp số đôi khi lại khiến người lớn đau đầu.

Trong phần chấm điểm, giáo viên không lý giải vì sao học sinh sai, nên sửa lại như thế nào. Điều này khiến một thành viên ngán ngẩm: "Có bài của học sinh tiểu học mà nhiều người tranh luận mãi chưa xong, mình giảng con cũng không biết phương pháp gì, mới thấy trẻ con giờ khổ quá".

Về ý thứ 2, học sinh viết “45-4=41″, phần lớn cư dân mạng đều cho rằng học sinh trình bày thiếu, đầy đủ là: "Số mới thay đổi so với số cũ là giảm 45-5=40 (đơn vị)". Như vậy, trong cách chấm của cô giáo nên ghi thiếu, kèm theo bổ sung, không thể đánh giá là sai.

Thành viên T.L – người chia sẻ bài Toán cho biết: "Mình cũng học trường sư phạm và được dạy là giáo viên đúng đến đâu chấm đến đó, sai ở đâu gạch ở đó. Mình không hiểu cô giáo chấm sai ở đây là sai toàn bộ hay sai dòng đầu tiên”.

PGS Nguyễn Áng (tác giả của nhiều cuốn sách Toán cấp tiểu học) chia sẻ: "Đây là bài toán tiểu học đã có từ hơn 10 năm trước. Mỗi người có thể hiểu theo ý khác nhau nhưng câu trả lời chính xác nhất là: "Xóa bỏ chữ số 5 ta được số mới là số 4. So với số cũ là giảm đi 45-4=41 đơn vị".

Theo Zing

‘Học văn để đối xử với người bệnh như con người’

Posted: 11 Oct 2014 10:32 PM PDT

(NG) – Tâm đắc với ý tưởng “ngành y xét tuyển có thêm môn văn”, PGS. TS  ĐoànLê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã hội vàNhân văn – ĐHQG TP.HCM, cho rằng “các báci ĩ cần đối xử với bệnh nhânnhư là một thân phận, một con người, chứ không phải con bệnh hay “conmồi”.



Ông có ý kiến gì trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế rằng, các trườngđại học y khi tuyển sinh đại học nên có thêm môn văn?

Từ năm nay, Bộ GD-ĐT đã quyết định thay đổi phương thức thi tốt nghiệpvà tuyển sinh đại học bằng cách thi ba môn bắt buộc: Toán, Văn, Ngoạingữ và thi thêm một số môn tự chọn khác nữa.

Sự thay đổi ấy đã đoạn tuyệt dứt khoát với kiểu thi theo khối A, B, Cvới ba môn – một cách tuyển sinh được hình thành từ thời kháng chiến đếnnay đã tỏ ra lạc hậu vì khối thi nào cũng lệch.

ngành y; môn văn

Thí sinh thi vào ĐH Y Hà Nội năm 2014. Ảnh: Văn Chung


Chính sự thay đổi ấy đã tạo tiền đề cho Bộ trưởng Y tế đề xuất khi tuyểnsinh vào đại học y khoa nên xét thêm môn Văn. Tôi thấy ý kiến ấy rấtmạnh dạn và sáng suốt.

Thời đại ngày nay không thể chỉ tuyển vào đại học bằng 3 môn toán lý hoá(khối A), hay toán hoá sinh (khối B), văn sử địa (khối C).

Tôi đã thấy nhiều thủ khoa khối A mà nói không ra câu trước đám đông,nhiều kỹ sư, cử nhân kinh tế ra trường rồi mà không viết không nổi mộtvăn bản giao dịch, chữ viết như gà bới và chính tả thì sai vô thiênlủng.

Những kỹ sư, cử nhân như thế có thể thành công trong nền kinh tế dịch vụvà quan hệ rộng rãi như hiện không?

Đấy là còn chưa nói đến ngoại ngữ. Đối với ngành y thì môn ngữ văn lạicàng quan trọng hơn.

Giới giáo dục y khoa tại Mỹ hiện đang có một cái nhìn mới về đào tạobác sĩ và đang tìm kiếm ứng viên rộng ra khỏi các cử nhân sinh – hóanhằm có được những sinh viên phát triển hoàn thiện hơn để tạo ra các bácsĩ vừa có óc phân tích khoa học vừa phải có sự quan tâm đến con người.Khuynh hướng tìm kiếm và tuyển vào ngày càng nhiều sinh viên thuộc cácngành xã hội và nhân văn, thậm chí cử nhân Anh văn cũng được đón chào.Ông dự đoán khi nào khuynh hướng này sẽ phát triển ở Việt Nam?



Ngành y là ngành tiếp xúc với con người, nên hiểu biết về nhân văn làhết sức cần thiết.

Môn Ngữ văn đem lại cho người bác sĩ tương lai những tri thức, kỹ năngkhông thể thiếu.

Học Ngữ văn trước hết là học ngôn ngữ: học ăn học nói, học viết cho đúngngữ pháp, chính tả.

Quan trọng hơn nữa: học ngữ văn cũng là học làm người và học cách hiểucon người. Những tác phẩm văn học lớn đem lại cho người ta sự phong phú,nhạy cảm về tâm hồn; sự quan tâm, yêu thương đồng loại; sự cao thượng vềđạo đức và thái độ biết lắng nghe người khác.

Hiện nay nước ta không thiếu gì những bác sĩ chuyên môn giỏi nhưng vôcảm, nhẫn tâm và hám lợi. Sự lệch lạc về đạo đức ấy có thể giết chếtngười bệnh.

Nếu các trường y quan tâm hơn đến phẩm chất nhân văn và khả năng diễnđạt ngôn ngữ thì chúng ta sẽ có những thế hệ bác sĩ khác: biết lắngnghe, biết chia sẻ, có ý thức về đạo đức, sứ mệnh và biết nói năng vớingười bệnh dễ nghe hơn.

Vì thế không phải ngẫu nhiên mà việc đào tạo y khoa ở Mỹ rất chú trọngphẩm chất nhân văn. Muốn trở thành bác sĩ ở Mỹ thì phải học mất khoảng12 năm.

Ngành ý chỉ tuyển những sinh viên đã tốt nghiệp một đại học rồi, trongđó ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp các ngành đại học nhân văn. Bởi vìmột bác sĩ có tri thức nhân văn thì họ đối xử với bệnh nhân tốt hơn, họnhìn bệnh nhân như một con người, một thân phận, chứ không phải chỉ làmột con bệnh, hơn nữa một "con mồi"!

Tôi nghĩ các đại học y ở nước ta cũng cần phải học tập kinh nghiệm đàotạo y khoa ở Mỹ một cách nghiêm túc.

Ngoài ngành y, các ngành học khác có nên xét tuyển thêm môn văn?

Theo tôi cách tuyển sinh đại học năm nay bằng cách thi bắt buộc 3 môn:Toán, Văn, Ngoại ngữ và thi tự chọn một số môn khác là rất hợp lý, đángkhuyến khích.

Thực ra cách thi này học tập cách thi SAT của Mỹ, đây là cách thi tuyểntiên tiến đã được chứng minh được tính ưu việt của nó từ lâu.

Tôi cho rằng nhiều ngành chỉ tuyển sinh khối A trước kia như kinh tế,bách khoa cũng nên để ý đến xét tuyển bằng điểm môn ngữ văn.

Vì như đã nói, môn văn không phải là văn chương mơ mộng, mà là môn ngữvăn – một môn học giáo dục ngôn ngữ và phẩm chất nhân văn cho học sinhsinh viên.      

Theo ông, cần có những giải pháp gì để việc dạy học các môn khoa họcxã hội nhân văn có ý nghĩa thiết thân với học sinh?

Để môn ngữ văn đảm đương được vai trò nói trên, thì chính môn văncũng phải thay đổi.

Thay đổi chương trình, thay đổi cách học, thay đổi cách thi… Thay đổitheo hướng tránh học vẹt, học thuộc lòng văn mẫu, mà phải chú trọng vàonâng cao phẩm chất nhân văn và khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Không chỉ môn văn, các môn khoa học xã hội như lịch sử, giáo dục côngdân cũng phải thay đổi toàn diện, sâu sắc mới có thể đáp ứng được yêucầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành khoa học xã hội-nhân văn.

Cảm ơn ông!

Lê Huyền

Nổi da gà với ‘bóng ma’ ở Học viện Báo chí

Posted: 11 Oct 2014 03:57 PM PDT

Halloween Học viện Báo chí & Tuyên truyền là một trong những ‘lễ hội ma’ do sinh viên tổ chức đình đám và nổi tiếng nhất trong các trường đại học ở khu vực Hà Nội.

Lễ hội năm nay có chủ đề Fantastik Halloween. Các bạn sinh viên đã tạo các bức ảnh ấn tượng, mỗi bức ảnh là một thông điệp đời sống khác nhau, như: “Nếu các bạn mong muốn có tình yêu đẹp, thì hãy yêu nhau đi, yêu nhiệt tình vào” (ảnh 1), “Tình bạn có bằng tình yêu không” (ảnh 6), “Hoài niệm trường xưa” (ảnh 9), “Mình tôi cô đơn lạc lõng giữa dòng đời” (ảnh 13), “Căm hận và bao dung” (ảnh 14)…

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện 

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

nổi da gà, bóng ma học viện

(Theo The Box)

Học sinh giỏi chia sẻ sự khác biệt trường tây – trường ta

Posted: 11 Oct 2014 03:57 PM PDT

(NG) – Học sinh được chọn môn học, có cả môn Kinh doanh, Kinh tế; bài tập về nhà là các dự án kéo dài nhiều tháng, khi dạy môn văn, thầy cô tự chọn tác phẩm.

Theo học chương trình Tú tài quốc tế (International Baccalaureate) tại trường quốc tế đầu tiên ở Việt Nam (UNIS Hanoi) từ học bổng toàn phần, Nguyễn Thành Nam, 18 tuổi chia sẻ sự khác biệt giữa chương trình trong nước – nước ngoài.

chương trình quốc tế, khác biệt
Nguyễn Thành Nam

Đã từng theo học ở Trường THPT Chu Văn An, làtrường có điểm tuyển sinh đầu vào khá cao ở Hà Nội rồi trúng tuyển vào đây, em thấy có sự khác nhau gìgiữa 2 chương trình học?

Em nộp hồ sơ khiđang học lớp 10, khi chuyển qua trường này, em học lại lớp 10.

Em thấy so với các trường Việt Nam,chương trình ở đây thiên nhiều hơn vềthực hành. Ngoài ra trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ để học sinh có điềukiện phát triển toàn diện thông qua các hoạt động thể thao, hoạt động ngoạikhóa.

Vì vậy bên cạnh việchọc, học sinh phải tham gia hoạt động ngoại khóa; âm nhạc, mỹ thuật, hoạt độngtình nguyện và phục vụ cộng đồng. Ở trường khác, hoạt động tình nguyện nếu cóthì thường từ cấp 3, còn ở đây, diễn ra sớm hơn, từ lớp 6.

Một điểm khác biệtnữa là việc bố trí các khu phòng học theo bộ môn: các bộ môn Khoa học, Xã hội,Nghệ thuật v.v.. mỗi ngành có một khu phòng học. Học xong môn này, học sinh lạidi chuyển đến phòng học khác để học tiếp, chứ không ngồi cố định ở một lớp đểcác thầy cô đến dạy.

Mỗi phòng học sẽ dothầy cô dạy tự thiết kế, trang trí. Bàn học thường kê theo nhóm để học sinhtừng nhóm quay mặt vào nhau thay vì quay lên bảng.

chương trình quốc tế, khác biệt
Học sinh đang chơi môn khúc côn cầu

Còn về kiến thức thì sao?

Về mặt kiến thức, có thể là dễ hơn ở VN, nhưng đòi hòi ở học sinh rất nhiều kỹ năng.

Ví dụ ở môn Vật lý, chúng em cũng học chuyển động cơ, định luậtNewton, chuyển động ánh sáng là những kiến thức mà học sinh học ở nhà trường VN được làm quen từ lớp 6, 7, 8. Điều này có thể lợi thế của học sinh VN nếu có ý định theo học tiếp chương trình của trường.

Ở đây, học sinh vẫn có thể dùng giấy bút để làm bài tập. Tuy nhiên tất cả giáo viên và học sinh của trường đều được trường cấp một laptop được cài đặt sẵn các phần mềm hỗ trợ học tập và thường thì các thầy cô sẽ gửi bài tập và học sinh sẽ nộp bài qua mạng. Khi học vật lý chẳng han, HS sẽ thí nghiệm kết nối laptop với dụng cụ đo.

Em phải học bao nhiêu môn?

Chương trình chuẩn bị đại học Tú tài Quốc tế (IB Diploma Programme) kéo dài 2 năm lớp 11 và lớp12, trước đó học sinh chủ yếu học các kỹ năng cần thiết để tiếp nhận kiến thức của hai năm học này.

Năm lớp 10 em học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên (Lý và Hóa), Thể dục và Nghệ thuật. Môn Nghệ thuật được chọn giữa Âmnhạc, Mỹ thuật và Kịch, em chọn Mỹ thuật. Mỗi môn học mỗi tuần 3 tiết.

Đầu lớp 11, học sinh chọn 6 môn từ nhóm bộ môn sau để học trong hai năm Lớp 11 và 12: Tiếng Anh, Tiếng mẹ đẻ, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Toán và Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc, Điện ảnh, Kịch).

Em chọn Vật lý, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Kinh tế, Kinh doanh và quản lý..

chương trình quốc tế, khác biệt
Phòng học môn Tiếng Pháp

Kinh tế và Kinh doanh không phải là các môn học riêng hoặc phổ biến ở nhà trường Việt Nam. Vậy em theo học 2 môn này như thế nào?

Môn Kinh tế chú trọng nhiều hơn về khái quát tình trạng kinh tế, lạm phát, giá trị của tiền, ngoại tệ,v.v.. Còn môn Kinh doanh chú trọng vào doanh nghiệp, điều hành cụ thể.

Khi thực hành môn này, chúng em phải ra ngoài khảo sát thị trường, như thu thập giá từ các quán cà phê khác nhau để phân tích rồi làm bài luận báo cáo kết quả phân tích.

Thầy giáo cũng thường yêu cầu học sinh liên lạc với các công ty để  lấy số liệu kinh doanh, rồi phân tích số liệu để đưa ra kết luận xem họ làm ăn tốt hay không.

Thế còn môn văn?

Ở đây, mỗi HS học 2 thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ, với em là môn Tiếng Việt. Ở môn học này, giáo viên có quyền lựa chọn tác phẩm để giảng dạy. Bên cạnh kỹ năng viết, học sinh còn học kỹ năng thuyết trình cho học viên. Môn tiếng Anh cũng gần như vậy.

Chúng em cũng học thơ Nguyễn Duy, Huy Cận, Nam Cao;  các thầy cô chọn một số tác phẩm thơ, văn xuôi từ sách giáo khoa để giảng cho học sinh nhưng không phải tất cả.

Ở đây chấm điểm hơi khác, bài làm của học sinh được chấm theo nhiều tiêu chí như ngôn ngữ, trình bày, mức độ hiểu đề bài v.v…; các thầy cô sẽ cho điểm từng tiêu chí riêng, cộng lại rồi chia chung bình, chứ không chấm một mức điểm cho cả bài. Cách chấm điểm này được áp dụng trong tất cả các môn chứ không chỉ môn văn.

chương trình quốc tế, khác biệt
Phòng học môn Tiếng Việt

Còn chuyện học thêm thì sao?

Thực ra, nói không có học thêm thì không đúng. Nếu cần, các bạn có thể học thêm với gia sư ở nhà, còn trường và thầy cô không tổ chức dạy thêm mà chỉ trao đổi với phụ huynh về những lỗ hổng kiến thức cần được bổ sung.

Học thêm là việc riêng nên các bạn cũng không hay chia sẻ hay nói chuyện về điều này.

Theo học chương trình này, áp lực nhất của em là gì?

Thì cũng là áp lực điểm số, vì HS đi học, ai cũng muốn điểm cao (cười).

Ở đây, các thầy cô thường giao bài tập lớn, làm trong thời gian dài, học sinh phải tự nghiên cứu để thực hiện.

Điểm từ 4 trở lên là Đạt và 7 là mức điểm tối đa. Học sinh phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để đạt được 6 – 7.

Vì vậy áp lực nhất là trong một khoảng thời gian nhất định, môn nào cũng có bài tập, lượng bài tập nặng, ngoài những kỹ năng học tập và nghiên cứu như thu thập, phân tích, trình bày, thuyết trình, học sinh còn phải học cách quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành các bài tập đúng hạn.

Ngoài ra một trong những điều kiện để tốt nghiệp phổ thông của Chương trình Tú tài quốc tế là HS phải có hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng, ít nhất 50 giờ mỗi năm liên tục từ tháng 11 đến hết tháng 5  Thế nên học sinh càng phải nỗ lực nhiều hơn để quản lý thời gian vừa hoàn thành việc học vừa đảm bảo các hoạt động khác.

chương trình quốc tế, khác biệt
Thư viện nhà trường

Bài học nào đáng nhớ nhất mà em học được từ các bạn?

Ở đây mỗi bạn có một cá tính riêng, lại đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên tuy cùng giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng khác biệt có thể rất lớn. Có những hành động mình coi là bình thường nhưng lại là không phù hợp với một số nền văn hóa khác. Em mất nửa năm đầu để thích nghi và làm quen.

Bài học đáng nhớ nhất của em có lẽ việc chủ động nói chuyện với các bạn. Khi mới chuyển vào đây, em cũng khá nhát, vì hồi còn học ở trường VN, em không phải là người thích nói chuyện nhiều.

Thế nhưng khi vào trường, có những bạn em không nói chuyện bao giờ nhưng luôn quan tâm hỏi em có vấn đề khó khăn gì không, có gì cần hỗ trợ hay giúp đỡ không.

Em nghĩ người ta cởi mở như thế thì mình cũng cởi lòng mình ra. Đó là bài học đáng nhớ nhất và đã tạo nên sự khác biệt trong em. (Năm học 2013-2014, Nguyễn Thành Nam đã được trường cử tham gia đội hùng biện của trường tới Singapore tham gia The Hague Model United Nations. Tại đây Nam đại diện cho Canada để thuyết trình trước Hội đồng về chủ đề Biến đổi Khí hậu).

-Cảm ơn em.

  • Hạ Anh(thực hiện)
  • Ảnh: Lê Anh Dũng

UNIS Hanoi là một trong hai trường quốc tế Liên Hợp Quốc duy nhất trên thế giới (ngôi trường đầu tiên có trụ sở ở New York, Mỹ).

Đây cũng là ngôi trường đầu tiên tại châu Á giảng dạy theo Chương trình Tú Tài Quốc tế và là trường quốc tế phi lợi nhuận duy nhất tại Hà Nội.

Hiện nay trường có 1,088 học sinh từ 3 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia, đại diện của 40 ngôn ngữ trên thế giới; số lượng học sinh người Việt chiếm khoảng 15%.

Học phí học tại UNIS Hà Nội tăng dần theo từng năm học từ lớp Mẫu giáo bé (3 tuổi) đến cao nhất là Lớp 12. Trong năm học 2014 – 2015, học phí các lớp 9 – 10 là 22.325 USD, lớp 11 – 12 là 23.850 USD (khoảng 470 – 500 triệu đồng).

Chương trình học bổng toàn phần (trị giá 25.000 USD/năm) cho năm học 2015 – 2016 của trường bắt đầu tuyển ứng viên. 

Comments