Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường thu tiền bơm thuốc muỗi

Posted: 11 Oct 2014 05:14 AM PDT

(NG) – Mặc dù Sở GD-ĐT Ninh Bình đã có công văn hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong năm học 2014 – 2015 nhưng nhiều trường vẫn "xé rào" quy định thu những khoản vô lý như bơm thuốc muỗi, xây dựng lớp chuẩn… dưới vỏ bọc "tự nguyện" của phụ huynh.

Đầu năm học, nhiều phụ huynh có con theo học tại một số trường tiểu học ở Ninh Bình vô cùng bức xúc trước trước việc nhà trường tổ chức thu nhiều khoản tiền nằm ngoài quy định hoặc nếu không thì số tiền phải đóng lại vượt mức thu cho phép.

Văn bản số 837/SGDĐT-KHTC của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình quy định rõ các khoản thu.
Văn bản số 837/SGDĐT-KHTC của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình quy định rõ các khoản thu.

Phụ huynh Trường tiều học Đông Thành (phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình) cho biết, từ đầu năm học đến nay nhà trường đã thu nhiều khoản tiền nằm ngoài quy định, có nhiều khoản thu vượt mức quy định. Chính những khoản thu vô lý này khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc.

Liên quan đến khoản thu đầu năm học, nếu có ý kiến gì về khoản thu của các trường, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử NG theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vnXin trân trọng cảm ơn!

Theo tìm hiểu của PV, các khoản thu của Trường tiểu học Đông Thành gồm: tiền hướng dẫn học ngoài giờ buổi 2 là: 100.000đ/tháng; tiền học môn Tin (lớp 3, 4, 5) là 20.000đ/tháng; tiền xây dựng lớp chuẩn 50.000đ/năm, tiền xã hội hóa giáo dục nhà trường quy định mỗi học sinh phải đóng tối thiểu là 100.000đ/năm; tiền bơm thuốc muỗi 40.000đ/năm…

Ngoài ra, còn các khoản khác như: tiền bảo vệ, điện nước, vệ sinh 150.000đ/năm; quỹ hội phụ huynh học sinh trường 150.000đ/năm; quỹ hội phụ huynh lớp 200.000đ/năm; quỹ đội 60.000đ/năm…

Một phụ huynh có con đang theo học tại Trường tiểu học Đông Thành cho hay: "Nhà trường thu nhiều khoản đóng góp vô lý và cao hơn so với quy định. Hầu hết các khoản thu và mức thu này là do nhà trường và đại diện Hội Phụ huynh Học sinh tự thống nhất với nhau. Vô lý nhất là học sinh đã đóng tiền xã hội hóa giáo dục 200 ngàn đồng/năm để phục vụ cho việc sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị học tập… Nhưng tại sao lại vẫn còn khoản thu chồng chéo như tiền xây dựng lớp chuẩn, tiền bảo vệ, điện nước, vệ sinh, tiền thuốc muỗi… Mà hầu hết các khoản thu này trường không có thông báo bằng giấy tờ, mà cô giáo chủ nhiệm đọc cho phụ huynh chúng tôi ghi lại".

 Tờ trình các khoản thu của Trường tiểu học Đông Thành.
Tờ trình các khoản thu của Trường tiểu học Đông Thành.

Theo quy định của Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình tại văn bản số 837/SGDĐT-KHTC ngày 14/8 về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong trường học năm học 2014 – 2015 quy định rõ: Đối với học sinh cấp tiểu học chỉ phải đóng tiền học môn Tin học là 9.000đ/tháng. Mức thu này áp dụng cho cả 3 khu vực và chỉ áp dụng đối với các đơn vị chưa có giáo viên biên chế dạy môn này.

Theo tìm hiểu thì Trường tiểu học Đông Thành đã có giáo viên biên chế dạy môn Tin học, nhưng nhà trường vẫn "phớt lờ" quy định của Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu tiền học Tin là 20.000đ/tháng.

Trong văn bản số 837 cũng nêu rõ, đối với cấp tiểu học chỉ được tổ chức dạy thêm, học thêm đối với lớp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục, thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Không được dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường bố trí dạy 2 buổi/ngày. Phía trường tiểu học Đông Thành dù đã bố trí dạy 2 buổi/ngày nhưng vẫn tiến hành thu tiền học thêm của học sinh là 100.000đ/tháng.

Thầy Phạm Ngọc Thanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Thành cho biết: "Đây là những khoản thu đã được sự nhất trí của Ban đại diện hội cha mẹ phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương. Chúng tôi thu trên tinh thần tự nguyện đóng góp của phụ huynh. Nhà trường không có đủ kinh phí để chi cho các hoạt động thường xuyên nên chúng tôi phải vận động thêm sự đóng góp của phụ huynh ở một số khoản như: tiền điện nước, tiền bảo vệ, tiền vệ sinh…".

Nhưng theo một số phụ huynh cho biết, các khoản thu mang tính xã hội hóa giáo dục, các khoản tự nguyện trên vẫn được giáo viên chủ nhiệm ở các lớp tiến hành thu bình quân theo đầu học sinh, chứ không phải là phụ huynh, học sinh tự nguyện đóng góp. Không chỉ riêng Trường tiểu học Đông Thành, nhiều phụ huynh tại các trường tiểu học: Thanh Bình, Lê Hồng Phong, Lý Tự Trọng… cũng rất bức xúc việc nhà trường đã tổ chức thu nhiều khoản nằm ngoài quy định và thu tiền vượt mức cho phép.

Trường tiểu học Đông Thành thu nhiều khoản nằm ngoài quy định hoặc vượt mức thu cho phép.
Trường tiểu học Đông Thành thu nhiều khoản nằm ngoài quy định hoặc vượt mức thu cho phép.

Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình cho biết: "Từ đầu năm học, Sở đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc thu, chi. Chúng tôi đã tổ chức được 2 đợt thanh tra, kiểm tra tại các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua báo cáo của các đoàn thanh tra, kiểm tra cho thấy, vẫn còn tình trạng thu những khoản tiền không đúng theo tinh thần tự nguyện được quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD-ĐT diễn ra tại một số trường".

Ông Thông cũng khẳng định, về việc lạm thu tại một số trường, sau khi có kết luận của đoàn thanh tra, Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình sẽ có hình thức xử lý đối với những trường vi phạm thu sai, thu vượt tùy mức độ để xử lý.

Đức Văn

62 sinh viên được xét tuyển vào học 2 ngành chương trình tiên tiến

Posted: 11 Oct 2014 03:52 AM PDT

(NG) – Trường ĐH Cần Thơ vừa có thông tin kết quả xét tuyển vào các ngành Công nghệ sinh học và Nuôi trồng thủy sản chương trình tiên tiến năm 2014.

Thông tin từ nhà trường cho biết, những SV có tổng số điểm 3 môn thi tuyển sinh (không nhân hệ số môn thi chính, không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng) đạt từ 18 điểm và điểm kiểm tra trình độ Tiếng Anh đạt từ 55 điểm trở lên được tuyển vào ngành Công nghệ sinh học chương trình tiên tiến.

Những SV có tổng số điểm 3 môn thi tuyển sinh (không nhân hệ số môn thi chính, không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng) đạt từ 14,5 điểm và điểm kiểm tra trình độ Tiếng Anh đạt từ 40 điểm trở lên được tuyển vào ngành Nuôi trồng thủy sản chương trình tiên tiến.

Theo đó, có 62 SV được xét tuyển vào chương trình tiên tiến, trong đó có 44 SV vào ngành Công nghệ sinh học và 18 SV vào ngành Nuôi trồng thủy sản. Mức điểm tuyển sinh trung bình ngành Công nghệ sinh học từ 18 điểm đến 23,5 điểm và mức điểm Tiếng Anh từ 55 điểm đến 74 điểm. Còn mức điểm trung bình tuyển sinh ngành Nuôi trồng thủy sản từ 14,5 điểm đến 22 điểm và mức điểm Tiếng Anh từ 41 điểm – 74 điểm.

Các SV có thể xem danh sách xét tuyển ngành Công nghệ sinh học tại đây.

Các SV có thể xem danh sách xét tuyển ngành Nuôi trồng thủy sản tại đây.

Ngoài ra, trường tiếp tục xét tuyển bổ sung ngành Nuôi trồng thủy sản chương trình tiên tiến. SV đã đăng ký vào chương trình tiên tiến ngành Công nghệ sinh học nhưng không được xét tuyển, nếu có nhu cầu học chương trình tiên tiến ngành Nuôi trồng thủy sản thì nộp đơn xin xét tuyển bổ sung.

Điều kiện xét tuyển là những SV đã trúng tuyển và nhập học vào Trường ĐH Cần Thơ năm 2014 các ngành thuộc khối A, A1, B có tổng số điểm 3 môn thi tuyển sinh (không nhân hệ số môn thi chính, không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng) đạt từ 14,5 điểm và điểm thi kiểm tra trình độ Tiếng Anh từ 40 điểm trở lên. Trường sẽ tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả: điểm thi tuyển sinh và điểm kiểm tra trình độ Tiếng Anh đã công bố.

Thời gian nhận đơn xét tuyển bổ sung vào ngành Nuôi trồng thủy sản chương trình tiên tiến đến hết ngày 14/10/2014 tại Văn phòng Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ, Khu II, Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Kết quả xét tuyển bổ sung vào học chương trình tiên tiến ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ được công bố vào ngày 15/10/2014.

Huỳnh Hải

Ngành GD-ĐT phát động thi đua “Dạy tốt – Học tốt”

Posted: 10 Oct 2014 10:51 PM PDT

Bộ GD-ĐT có văn bản phát động phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và xét khen thưởng đối với các Sở GD-ĐT năm học 2014-2015. Mục tiêu của phong trào nhằm động viên đội ngũ lao động toàn ngành chủ động, sáng tạo, quyết tâm thi đua “Dạy tốt – Học tốt” nhằm đổi mới căn bản chất lượng GD-ĐT; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác năm học 2014-2015.

Nội dung thi đua thực hiện theo 18 lĩnh vực công tác hoặc 17 lĩnh vực công tác (đối với các Sở GD-ĐT không có lĩnh vực giáo dục dân tộc). Thang điểm đánh giá mỗi lĩnh vực là 10 điểm. Bộ GD- ĐT tiếp tục chia các sở thành 7 vùng thi đua. Sở GD-ĐT có trách nhiệm cụ thể hóa các tiêu chí thi đua của Bộ, tổ chức phát động phong trào thi đua phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Trong quá trình triển khai, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương chủ động phát hiện nhân tố mới, các tập thể điển hình tiên tiến, gương người tốt – việc tốt, tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng phong trào thi đua. Bộ GD-ĐT không xét khen thưởng đối với các Sở GD-ĐT có vấn đề nổi cộm làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của ngành như: Vi phạm nghiêm trọng quy chế thi, tuyển sinh, thu góp, dạy thêm, học thêm; vi phạm đạo đức nhà giáo.
Theo Thống Nhất
Hà Nội Mới

Học thạc sĩ ở Mỹ về quê làm dệt dân tộc Jrai

Posted: 10 Oct 2014 09:52 PM PDT

Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quy hoạch vùng và đô thị (Trường Đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ) nhưng trăn trở với những giá trị văn hóa của dân tộc mình đang có nguy cơ mai một, anh Siu Hril đã trở về quê với nhiệt huyết khôi phục nghề dệt truyền thống của ông cha…

Học vì quê hương

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Jrai nghèo làng Brel, xã Ia Der, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, khi học xong phổ thông anh đã phải đi làm phụ hồ để kiếm tiền thi vào đại học. Khác với bạn bè chỉ quan tâm đến những ngành thời thượng để dễ kiếm việc làm vừa có lương cao, Siu Hril lại chọn ngành quản trị du lịch Trường Đại học Đà Lạt. Từ khi lớn lên và ý thức được những nét đẹp truyền thống từ bàn tay dệt thổ cẩm của mẹ, anh đã ấp ủ mong muốn được góp chút công sức để bảo tồn, quảng bá những giá trị truyền thống của dân tộc trước nguy cơ mai một…

Dù đã có tấm bằng đại học nhưng chưa bằng lòng với vốn kiến thức đã có, Siu Hril xuống TP Hồ Chí Minh xin vào một công ty du lịch lữ hành, vừa làm vừa học thêm ngoại ngữ. Dịp này, dự án "Bảo tồn di sản nghệ thuật văn hóa phi vật thể của dân tộc Jrai" bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ khi còn là sinh viên được anh hoàn chỉnh và bổ sung. Những ý tưởng về bảo tồn văn hóa và phát triển cộng đồng dựa vào du lịch sinh thái, văn hóa đã cho anh học bổng du học thạc sĩ chuyên ngành quy hoạch vùng và đô thị của Trường Đại học Tổng hợp Hawaii (Mỹ)…

Siu Hril (
Siu Hril (thứ 2 bìa trái) và các học viên lớp dự án dạy nghề dệt thổ cẩm.

Sau khi hoàn thành khóa học, mặc dù có cơ hội ở lại tìm việc làm nhưng Siu Hril vẫn quyết định về nước. Dù bận bịu nhiều công việc – từ hướng dẫn viên tiếng Anh tự do, thiết kế tour cho các công ty tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, cộng tác viên cho Công ty Dịch thuật Choice Translating Inc. North Carolina, Mỹ, chuyên dịch tài liệu học thuật từ tiếng Jrai- Anh, và ngược lại; làm trợ lý nghiên cứu đề tài tiến sĩ về văn hóa, nhạc cụ truyền thống, và lễ hội của người Jrai ở Tây Nguyên cho một sinh viên đang học tiến sĩ tại Trường Đại học Rome (Italia)… nhưng anh luôn dành thời gian để tìm kiếm nguồn tài trợ nhằm thực hiện niềm khát khao của mình từ những ngày còn trên ghế nhà trường.

Thắp lại niềm hy vọng

Khi Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Nghệ thuật Văn hóa dân gian của Trung tâm Trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN) đồng ý tài trợ, anh bắt tay thực hiện ba dự án cộng đồng gồm lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, dạy tạc tượng nhà mồ và nhạc cụ dân tộc…

Nghệ nhân Rơ Lan Pel: "Tôi tin chắc là các học viên sẽ biết dệt thành thạo những sản phẩm cơ bản và tạo ra được nhiều hoa văn tinh tế, đẹp mắt sau khi khóa học kết thúc."

Lớp dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống được anh chọn triển khai đầu tiên với mong muốn góp phần bảo tồn và lưu truyền nghề dệt truyền thống của người Jrai đang có nguy cơ mai một. Các học viên tham gia dự án sẽ trở thành những người truyền nghề cho các thế hệ sau. Nghệ nhân dệt thổ cẩm Rơ Lan Pel (làng Phung 1, xã Biển Hồ, TP.Pleiku) được mời về truyền dạy một cách bài bản với mục tiêu học viên sẽ dệt thành thạo 8 sản phẩm thổ cẩm gồm: Váy nữ, áo nữ, túi, khăn quàng cổ, khăn trải bàn, khăn địu em bé, áo nam và khố. Ngoài ra các học viên sẽ hiểu được ý nghĩa sâu sắc của 13-15 hoa văn đặc trưng văn hóa dân tộc Jrai sau 6 tháng theo học. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ do anh Siu Hril và những người cùng thực hiện dự án chịu trách nhiệm…

Cảm kích việc làm của anh, ông Ksor Nhang đã cho mượn nhà làm lớp học và nhận làm 11 bộ khung dệt mới cho các học viên với một phần tiền công rất nhỏ… Nói về khả năng thành công của lớp dệt thổ cẩm, nghệ nhân Rơ Lan Pel tin tưởng: "Các học viên ở đây sẽ biết dệt thành thạo những sản phẩm cơ bản và tạo ra được nhiều hoa văn tinh tế, đẹp mắt sau khi khóa học kết thúc, bởi tất cả đều đã được thắp lại niềm đam mê đối với nghề dệt truyền thống của dân tộc mình…".

Theo Nguyễn Giang

Dân Việt

Tuyển sinh 2015: Nhiều trường xét tuyển với nhiều nhóm môn thi mới

Posted: 10 Oct 2014 09:39 PM PDT

(NG) – Ngày 10/10, Bộ GD-ĐT công bố Đề án tuyển sinh riêng của 4 trường ĐH,CĐ là Trường ĐH Nam Cần Thơ,trường ĐH Phan Thiết, CĐ Nông lâm Đông Bắc, CĐ Công nghệ và thương mại Hà Nội. Theo đó, trường ĐH Nam Cần Thơ đưa môn công nghệ vào xét tuyển.

Tuyển sinh 2015: Thí sinh cần chú ý tới nhóm môn thi xét tuyển của các trường
Tuyển sinh 2015: Thí sinh cần chú ý tới nhóm môn thi xét tuyển của các trường.

Tuyển sinh 2015, trường ĐH Nam Cần Thơ tuyển sinhvới 2 phương thức: Xét tuyển dựa theo quá trình học tập (học bạ) bậc trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương vàocác ngành bậc đại học và cao đẳng hệ chính quy. Đối tượng là người đang theo học bậc THPT (hoặc tương đương) và người đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (đối với thí sinh tham gia dự thi tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì có nguyện vọng lấy kết quả để tuyển sinh trong cùng năm xét tuyển) vàocác ngành bậc đại học và cao đẳng hệ chính quy. Đối tượng là thí sinh đã tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (hoặc tương đương) do Bộ giáo dục đào tạo thống nhất tổ chức từ năm 2015 trở về sau.

Về xét tuyển dựa theo quá trình học tập (học bạ) bậc trung học phổ thông (THPT)vàocác ngành bậc đại học và cao đẳng hệ chính quyđối tượng là thí sinh đã và đang theo học bậc THPT (hoặc tương đương).

Việc xét tuyển căn cứ vào kết quả của quá trình học tập bậc THPT được phân thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 dùng kết quả của 5 học kỳ đầu cấp học THPT; Giai đoạn 2 dùng kết quả 2 học kỳ của năm học lớp 12 bậc THPT. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một bộ điều kiện xét tuyển.

Đối với phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT, ngoài tổ hợp các môn học tương tự khối thi truyền thống, trường thiết lập nhiều tổ hợp môn học mới dùng để xét tuyển như toán, tiếng Anh, công nghệ; toán, lý, công nghệ; lý, hóa, công nghệ…

Tương tự, môn Tin học cũng xuất hiện ở nhiều tổ hợp môn học dùng để xét tuyển như toán, công nghệ, tin học; toán, hóa, tin học, toán, tiếng Anh, tin học. Ở phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trường cũng tổ hợp nhiều nhóm môn thi mới như Lý, Hóa, Văn; Lý, Sinh, Văn; Văn, Sử, tiếng Anh…

Đáng lưu ý tại đề án của Trường ĐH Nam Cần Thơ công bố sẽ xét tuyển vào ngành dược học của trường với nhiều nhóm môn thi mới. Cụ thể các môn để xét tuyển vào ngành dược của ĐH này như sau: Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Toán, Hóa, Tin; Lý, Hóa, Sinh. Trước đó, theo quy định của Bộ GD-ĐT, ngành học này chỉ được tuyển sinh khối A với các môn Toán, Lý, Hóa.

Tương tự, Trường ĐH Phan Thiết, năm 2015, có hai phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT quốc gia với mức điểm tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT.

Đối với xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc giavào hệ đại học chính qui dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia đối với các thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường đại học chủ trì: Yêu cầu, đạt ngưỡng xét tuyển tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định.Số lượng xét tuyển: 50% tổng chỉ tiêu được giao.

Trường xét tuyển dựa theo Tổ hợp môn, ngànhCông nghệ thông tin xét tuyển các môn Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Ngoại ngữ , ngành Tài chính ngân hàng với các môn: Toán, Lý, Hóa; Toán, Lý, Anh; Toán, Văn, Ngoại ngữ…

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở THPT đối với thí sinhTốt nghiệp THPT. Xét tuyển điểm trung bình cộng các môn học ở THPT đạt từ 6.0 điểm trở lên đối với hệ đại học, 5,5 đối với hệ cao đẳng.

Trường CĐ Công nghệ và thương mại Hà Nội có hai phương thức tuyển sinh, cụ thể như sau:

Phương thức 1. Xét tuyển 50% chỉ tiêu cao đẳng dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và ngưỡng điểm tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định.

Phương thức 2. Xét tuyển 50% chỉ tiêu cao đẳng dựa vào kết quả học tập bậc THPT, bổ túc THPT của thí sinh đã tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT:

Tiêu chí xét tuyển:Đã tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT. Điểm trung bình học tập của cả năm lớp 12 đạt 5.5 trở lên.

Năm 2015, Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc tuyển sinh theo 2 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc ở bậc trung học phổ thông.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia với nguyên tắc căn cứ vào ngưỡng điểm xét tuyển của từng môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT với các tiêu chí: Tốt nghiệp THPT; Xét điểm trung bình các môn học theo ngành đào tạo trong Biểu 02 của học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 12. Điểm trung bình chung của 3 môn xét tuyển phải đạt 5,5 điểm trở lên; Điểm ưu tiên chỉ được cộng để xét sau khi thí sinh đạt ngưỡng xét đã quy định.

Hồng Hạnh

Phó Thủ tướng ký quyết định thành lập Trường Đại học Hạ Long

Posted: 10 Oct 2014 09:34 PM PDT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định thành lập Trường Đại học Hạ Long trên cơ sở Trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.

Trường Đại học Hạ Long có trụ sở chính tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh.

Theo Vietnam+

Chuỗi sự kiện ngày hội lãnh đạo trẻ toàn cầu 2014

Posted: 10 Oct 2014 09:16 PM PDT

Vào ngày 5/10/2014, Tổ chức Sinh viên Quốc tế AIESEC tại Hà Nội chính thức mở cửa chương trình Ngày hội Lãnh đạo trẻ Toàn cầu 2014 tại Đại học Thăng Long, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.

v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

Ngày hội Lãnh đạo trẻ Toàn cầu (GLAD) là sự kiện thường niên lớn nhất của Tổ chức Sinh viên Quốc tế AIESEC tại Hà Nội. Tiếp nối thành công rực rỡ từ GLAD 2011, 2012 và 2013, Ngày hội Lãnh đạo trẻ Toàn cầu – GLAD 2014 sẽ là một cơ hội để hơn 500 bạn sinh viên xuất sắc được tuyển chọn từ các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và các diễn giả, các doanh nghiệp hàng đầu, cũng thảo luận đa chiều xoay quanh chủ đề mang tính toàn cầu: "Tư duy đổi mới và khả năng lãnh đạo".

Trước đó, ngày 07/09/2014,

Trước đó, ngày 07/09/2014, Sự kiện khởi động: "Hội nghị Thủ lĩnh trẻ" nằm trong chuỗi tiền sự kiện của GLAD 2014 đã được tổ chức tại khách sạn Hilton Opera, 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Xoay quanh chủ đề "Khả năng lãnh đạo và những nền tảng để đột phá", Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, là cơ hội cho các bạn chủ tịch là sinh viên xuất sắc đến từ khắp các trường Đại học trong Thủ đô tụ hội, cùng lắng nghe và trao đổi ý kiến về các chủ đề và nhận được sự chia sẻ, lời khuyên từ những diễn giả là những doanh nhân nổi tiếng trên khắp các lĩnh vực.

Ngày hội Lãnh đạo trẻ Toàn cầu 2014 diễn ra với 4 phần chính. Phần đầu là diễn giả diễn thuyết cùng sự tham dự của những doanh nhân thành đạt như ông Vũ Minh Trí (Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam), bà Cao Phương Hà (Giám đốc đối tác và phát triển của tập đoàn giáo dục EF), bà Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc điều hành Navigos Search), chị Nguyễn Thuỳ Dương (Cựu quản lý phát triển đối tác toàn cầu – tổ chức AIESEC Quốc tế) các bạn sinh viên trẻ sẽ có cái nhìn tổng quan và thiết thực nhất về các vấn đề mà những vị khách mời đã gặp phải trên con đường lãnh đạo.

Ông Vũ Minh Trí

Ông Vũ Minh Trí - Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ quá trình phấn đấu và học tập của ông từ một kỹ sư hóa dầu trở thành một CEO của các tập đoàn đa quốc gia lớn tại Việt Nam. Câu chuyện của ông đã trở thành một nguồn động lực lớn cho các bạn trẻ dũng cảm hướng tới những ước mơ trong sự nghiệp của chính mình. Bên cạnh đó ông Vũ Minh Trí cũng chia sẻ những dự định của mình nói riêng và Microsoft nói chung trong tương lai, đó là một ví dụ điển hình về tầm ảnh hưởng của "Tư duy đổi mới và khả năng lãnh đạo".

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc điều hành Navigos Search

Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc điều hành Navigos Search với phương diện là một nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm, Nguyễn Thị Vân Anh mang tới cho các bạn trẻ một cách nhìn mới lạ và thiết thực về "Tư duy đổi mới và khả năng lãnh đạo", qua đó, bà Nguyễn Thị Vân Anh muốn nhấn mạnh rằng: "Hãy sống với đam mê của chính bản thân mình" – đó chính là chìa khóa cho mọi sự thành công.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc điều hành Navigos Search

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc điều hành Navigos Search

Phần tiếp theo là một phần quen thuộc và vô cùng đặc sắc với chương trình – Hội nghị Fishbowl – mô hình được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam trong GLAD 2013 và đã rất thành công. Trong Hội nghị, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu và tranh luận trực tiếp với các vị diễn giả nổi tiếng nhằm làm rõ chủ đề: "Trưởng nhóm hay thành viên chủ chốt là vị trí mà các bạn trẻ nên hướng tới?". Trải qua 45 phút đầy háo hức với những thắc mắc của các bạn sinh viên, Hội nghị Fishbowl khép lại với lời nhắn nhủ rất chân tình của các diễn giả: "Dù bạn ở bất cứ vị trí nào, thì hãy bước ra khỏi vùng an toàn, tìm lấy sự đổi mới cho bản thân mình và những người xung quanh".

Hai phần chính còn lại là tương tác với doanh nghiệp hàng đầu về các lĩnh vực như

Hai phần chính còn lại là tương tác với doanh nghiệp hàng đầu về các lĩnh vực như Unilever, L'oreal (mỹ phẩm), ACET (giáo dục)… nơi các bạn sinh viên được nói lên quan điểm cá nhân và giao lưu trực tiếp với các vị diễn giả nổi tiếng để có thêm những kinh nghiệm sâu sắc hơn về kỹ năng lãnh đạo và những nền tảng cho tư duy đổi mới. Với mô hình "hẹn hò tốc độ với doanh nghiệp" – một mô hình còn rất mới tại Việt Nam, các bạn sinh viên được trò chuyện trực tiếp với các doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chương trình thông qua quan điểm của doanh nghiệp.

Hai phần chính còn lại là tương tác với doanh nghiệp hàng đầu về các lĩnh vực như

Hai phần chính còn lại là tương tác với doanh nghiệp hàng đầu về các lĩnh vực như

Để thay đổi không khí của chương trình, GLAD 2014 mang tới cho các bạn một nét văn hóa đặc trưng nhất của tổ chức, đó chính là Hội trại văn hóa toàn cầu. Với những bàn văn hóa đại diện cho hơn 10 quốc gia trên thế giới cùng các bạn thực tập sinh quốc tế, các bạn sinh viên đã có cơ hội được giao lưu và khám phá những nét độc đáo của những vùng đất lạ ngay tại chính quê hương mình. Qua đó, chương trình giúp các bạn có một góc nhìn mới mẻ về động lực để thay đổi tư duy và phát triển khả năng lãnh đạo qua trải nghiệm toàn cầu.

Phần cuối cùng của chương trình,

Phần cuối cùng của chương trình, bà Cao Phương Hà – Giám đốc đối tác và phát triển của tập đoàn giáo dục EF đã tổng hợp lại tất cả ý nghĩa của chương trình bằng cách khiến hội trường nóng rực lên bởi màn nhảy tập thể – nét văn hóa đặc trưng của tổ chức AIESEC. Kết thúc chương trình, bà Cao Phương Hà đã thay mặt tổ chức, gửi tới các bạn trẻ một lời khuyên ý nghĩa nhất "Be yourself. Know yourself. Love yourself." – Hãy là chính bạn. Hiểu rõ bản thân bạn. Và yêu thương chính mình.

Sự kiện giúp các bạn sinh viên trẻ có cái nhìn sâu hơn trên các khía cạnh khác nhau về khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo qua phần diễn thuyết của diễn giả, tương tác với doanh nghiệp, lắng nghe lời khuyên từ các họ. Bên cạnh đó, sự kiện còn tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp vào nội dung của Ngày hội Lãnh đạo trẻ Toàn cầu 2014, qua đó có thể tạo ảnh hưởng thiết thực và lớn lao nhất tới giới trẻ.

Kiểm tra việc dạy học tiếng Anh trong trường mầm non

Posted: 10 Oct 2014 08:04 PM PDT

(NG) – Các đơn vị liên kết tại các cơ sở trường mầm non tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ mầm non không đúng quy định sẽ bị đình chỉ.

Theo hướng dẫn hoạt động ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) Sở GD-ĐT TPHCM vừa ban hành,Sở sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra các cơ sở GDMN công lập và ngoài công lập có tổ chức hoạt động ngoại khóa, đặc biệt việc liên kết tổ chức làm quen tiếng Anh cho trẻ MN.

Kiểm tra việc dạy học tiếng Anh trong trường mầm non
TPHCM sẽ tổ chức rà soát, kiểm tra các hoạt động khóa, đặc biệt là việc dạy tiếng Anh ở trường mầm non.

Kiên quyết đình chỉ các đơn vị liên kết tại các cơ sở GDMN tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ MNkhông đúng quy định.

Sở GD-ĐT TPHCM đánh giá, trong những năm qua các cơ sở GDMN tổ chức hoạt động ngoại khóa làm phong phú thêm các hình thức hoạt động trong trường MN. Qua đó phát huy năng khiếu, sở thích cá nhân của trẻ, bên cạnh đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong hoạt động tập thể.

Tuy nhiên, các cơ sở GDMN chỉ được phép tổ chức các hoạt động ngoại khóa khi trường đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khóa như có phòng, trang thiết bị… Chỉ tổ chức sau khi thực hiện chương trình GDMN.

Đối với trẻ không tham gia học ngoại khóa giáo viên vẫn tổ chức các hoạt động khác cho trẻ. Và đặc biệt, hướng dẫn của Sở nhấn mạnh việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không ép buộc, phụ huynh cho con tham gia trên tinh thần tự nguyện.

Hoài Nam

ĐH Thương mại tuyển sinh thạc sĩ MBA – Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Posted: 10 Oct 2014 08:00 PM PDT

Chương trình thạc sĩ MBA – Quản lý doanh nghiệp vừa & nhỏ liên kết giữa Đại học Thương Mại và Đại học Quebec ở Trois-Rivières (UQTR) là chương trình đầu tiên của Canada liên kết đào tạo với Việt Nam tại Hà Nội và được thiết kế theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ.

v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức quản trị kinh doanh hoàn hảo, khả năng làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh và được học liên thông lên bậc Tiến sĩ theo yêu cầu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.Bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) chuyên ngành Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ do UQTR cấp, được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận (Quyết định số 3698/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2014.

Nội dung chương trình đào tạo gồm 13 môn học bằng tiếng Anh kéo dài trong 18 tháng. Lớp học được tổ chức vào các buổi tối trong tuần và thứ 7, chủ nhật tại Trường Đại học Thương Mại. Đội ngũ giảng viên là giảng viên của trường Đại học Quebec ở Trois-Rivières (UQTR) cử sang và giảng viên có chuyên môn cao của Việt Nam được UQTR thẩm định.

Đối tượng tuyển sinh của chương trình là các học viên tốt nghiệp Đại học áp dụng cho mọi chuyên ngành và có 2 năm kinh nghiệm công tác. Học phí khoảng 135 triệu đồng (tương đương 6.500 USD)/khoá. Số tiền nộp làm 3 lần (Lần 1: tương đương 2.200 USD; Lần 2: tương đương 2.200 USD; Lần 3: tương đương 2.100 USD). Hình thức xét tuyển là xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn trước Hội đồng tuyển sinh UQTR. Hạn nộp hồ sơ: 01/12/2014 (Ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm). Thông tin chi tiết vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Đại học


Đại học Quebec ở Trois-Rivières (UQTR) được thành lập năm 1969 tại Trois-Rivières, Quebec – Canada. Trường có khoảng 204 chương trình đào tạo, 12.500 sinh viên ở 8 cơ sở đào tạo khác nhau, khoảng 1.000 sinh viên đến từ 60 quốc gia. Kể từ đó đến nay, Trường Đại học Quebec đã có khoảng 74.000 sinh viên tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo:

Môn học

Trường giảng dạy

Số tín chỉ

1. Môi trường doanh nghiệp

ĐHTM

3

2. Kỹ năng lãnh đạo

UQTR

3

3. Quản lý tích hợp

UQTR

3

4. Quản lý tài chính giá trị và rủi ro

ĐHTM

3

5. Quản lý chiến lược nguồn nhân lực

ĐHTM

3

6. Quản lý chiến lược Marketing

UQTR

3

7. Hệ thống thông tin cho nhà quản lý

UQTR

3

8. Quản lý chuỗi cung ứng

ĐHTM

3

9. Chẩn đoán doanh nghiệp và sáng tạo giá trị

UQTR

3

10. Kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐHTM

3

11. Sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp

UQTR

3

12. Quản lý chiến lược trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

UQTR

3

13. Tâm lý xã hội học trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp

ĐHTM

3

14. Luận văn tốt nghiệp

UQTR/ĐHTM

6

(Chương trình đào tạo có thể thay đổi cho phù hợp thực tiễn. Để hoàn thành khóa học, học viên cần đạt chứng chỉ B2 theo khung tham chiếu châu Âu)

Liên hệ: Tel: Trường Đại học Thương mại: 04.37687739.

Hotline (Ms. Thu): 0989.192.986 (Mr. Giang): 0904.966.136

Website: http://dtqt.vcu.edu.vn Email: khoadtqt.dhtm@gmail.com

Facebook: Khoa Đào tạo quốc tế – Trường Đại học Thương mại

v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}

Xếp hạng đại học, coi chừng giá trị ảo

Posted: 10 Oct 2014 07:23 PM PDT

Thế giới xếp hạng đại học từ lâu và vẫn đang làm, dù cách làm có nhiều mặt trái, ngày càng bị phê phán. Việt Nam bắt đầu làm, nên cần cảnh giác với những giá trị ảo.

Từ giá trị thật đến giá trị ảo

Cách đánh giá kinh điển là dựa vào sản phẩm đầu ra của một trường ĐH – sinh viên ra trường có được xã hội chấp nhận không, xem công trình nghiên cứu có được ứng dụng vào thực tiễn hay không và đóng góp gì cho sự phát triển KT-XH, cho quốc gia, cho nhân loại…

Ví dụ: ĐH Oxford phát triển ra máy phân tích X-quang; ĐH Chicago đưa ra nguyên lý xây dựng nhà máy điện nguyên tử… đã tác động đến nhân loại thế nào. Mức độ thực hiện nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường cũng là cơ sở để đánh giá ĐH…

Mãi sau này mới xuất hiện trào lưu hạng đại học (XHĐH), việc đánh giá do các báo, tạp chí danh tiếng thực hiện. Ví dụ, Time Education, American News… XHĐH theo một số tiêu chí mà họ đặt ra đáp ứng nhu cầu tra cứu chọn trường đi học thật nhanh, không mất thời gian tìm hiểu trường nào có thành tựu gì.

Vì vậy, những đánh giá này mang tính tương đối. Cũng có những cách đánh giá ảo hơn. Ví dụ, người viết bài này từng được phát một phiếu với câu hỏi: "Ông hãy nêu 30 trường ĐH mà ông thích" và câu hỏi này không kèm theo yêu cầu giải thích, làm rõ.

Thử hình dung, người ta phát đi 19.000 phiếu và chỉ có 1.600 người trả lời – tỷ lệ phản hồi chưa được 1% – để lấy thông tin đánh giá 40% tổng giá trị của một trường ĐH thì sẽ thấy giá trị xếp hạng đó ảo đến mức nào. Hay có những tiêu chí như chỉ số trích dẫn (trích dẫn công trình của một nhà khoa học nào đó vào các đề tài nghiên cứu sau này của các nhà nghiên cứu).

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có phát minh cực kỳ quan trọng và đạt giải thưởng hạng cao của thế giới, nhưng chỉ số trích dẫn chưa chắc đã cao vì ít người đọc được công trình của ông.

Trong khi đó, một công trình về y tế hay môi trường có thể được trích dẫn rất nhiều… Chỉ số trích dẫn cũng có thể là một chỉ số ảo, chưa kể người ta còn có thể vận động. Một giáo sư nổi tiếng của ĐH Harvard (Mỹ) đã gọi đó là "trò chơi" của các tạp chí.
Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi tại Hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý)
Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi tại Hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2014. (Ảnh: Như Ý)


Phải biết chúng ta đang làm gì

Thứ nhất, chúng ta đang ở giai đoạn đầu, cần dựa vào giá trị đích thực của một trường ĐH mà đánh giá thì mới không mất công tốn sức và tránh được giá trị ảo, mới đánh giá được đúng chất lượng của trường đó. Thế giới đi theo hướng tốp 50, 100, 500, 1.000 trường ĐH thì sao chúng ta lại tiếp cận theo hướng tốp cao, tốp thấp rất nhạy cảm đối với xã hội?

Hai là, mỗi khu vực, mỗi nước có một tiêu chí đánh giá trường ĐH phù hợp. Ví dụ, ở giai đoạn đất nước cần trường ĐH phải sáng tạo ra nhiều công nghệ mới, những giải pháp hữu ích cho xã hội để thúc đẩy phát triển KT-XH thì những tiêu chí như thế nên chiếm trọng số cao; những nghiên cứu cơ bản, chỉ số trích dẫn nên chiếm trọng số thấp hơn.

Lấy Nhật Bản làm một ví dụ, sau chiến tranh, tập trung toàn bộ vào ứng dụng để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển; sau đó, những năm 60-70, đẩy mạnh khoa học cơ bản, dẫn đến nhiều phát minh và đạt giải Nobel… Chỉ số trích dẫn mà Dự thảo phân tầng và xếp hạng của ta có đề ra cũng nên cân nhắc về trọng số mặc dù cũng quan trọng.

Tại một hội nghị quốc tế ở Đài Loan (Trung Quốc), Hiệu trưởng ĐH Công nghệ thuộc ĐH Thanh Hoa Đài Loan nói: "Chúng tôi cần những đóng góp đích thực cho phát triển của mỗi quốc gia, của nhân loại thông qua những phát minh, những sáng chế".

Ông này dẫn ví dụ về một Phó Giáo sư phát minh ra nguyên lý làm mát các thiết bị điện tử nhỏ, cụ thể là cho máy tính xách tay. Kết quả là, 7.600 doanh nghiệp toàn cầu phải mua phát minh này để sản xuất thiết bị làm mát máy tính, trong khi nhà phát minh này không đăng một bài báo quốc tế nào và cũng không có chỉ số trích dẫn nào, nhưng hằng năm đưa lại lợi ích rất lớn cho ĐH Thanh Hoa, cho đất nước và nhân loại.

Chính vì sự tiếp cận giá trị thật như thế nên Đài Loan chiếm 7 sản phẩm số một thế giới, trong đó, sản lượng vi mạch và máy tính xách tay của Đài Loan đứng số một thế giới dù chỉ có 22-23 triệu đân.

Ba chỉ số quan trọng nhất

Như vậy, bản chất thật của vấn đề là đóng góp vào sự phát triển KT-XH đất nước thông qua phát triển ĐH. Tiêu chí tiếp theo cần được coi trọng là mức độ thực hiện nghề nghiệp của sinh viên và dịch vụ chuyển giao tri thức (ra sản phẩm cho nhân loại từ nghiên cứu).

Ba chỉ số đó là quan trọng bậc nhất của một trường ĐH, sau đó mới là các tiêu chí đo gián tiếp như: nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh sáng chế, đầu tư KHCN cao, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên…

Nhưng, đo là đo thật, chứ không phải là đi hỏi 19.000 người chỉ có 1.600 người trả lời mà kết quả đó lại chiếm tới 40% trọng số của việc đánh giá… Đáng sợ nhất là "chạy" những người phản biện để lên hạng ảo hay tìm cách để có thể lên hạng nhưng giá trị thật thì không có.

Theo Thi Mai
Tiền Phong

Comments