Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TPHCM bỏ danh hiệu học sinh Giỏi, Tiên tiến ở bậc tiểu học

Posted: 10 Oct 2014 04:35 AM PDT

(NG) – Từ năm học này, TPHCM sẽ bỏ danh hiệu Học sinh Giỏi, Tiên tiến… ở bậc tiểu học, thay vào đó là đánh giá "hoàn thành" hoặc "chưa hoàn thành".

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn và tập huấn cho giáo viên (GV) tiểu học theo Thông tư 30 về đánh giá học sinh (HS) bằng nhận xét thay cho điểm.

Theo đó, để được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, HS phải đạt các điều kiện: hoàn thành việc được đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học; đánh giá định kỳ cuối năm học các môn phải đạt từ 5 điểm trở lên; các mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất phải ở mức Đạt.

Sẽ không còn danh hiệu học sinh Giỏi, Tiên tiến... với học sinh tiểu học ở TPHCM
Sẽ không còn danh hiệu học sinh Giỏi, Tiên tiến… với học sinh tiểu học ở TPHCM.

Nội dung khen thưởng cho HS sẽ đươc ghi cụ thể trong giấy khen: thành tích nổi bật hay tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác. Không có danh hiệu HS Giỏi, Tiên tiến…

Việc đánh giá bằng nhận xét thay cho chấm điểm của GV phải đảm bảo nguyên tắc giá vì sự tiến bộ của HS. Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức dộ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

Trong đánh giá thường xuyên, GV quan sát, theo dõi một số đối tượng trong lớp để tập trung nhận xét. Thời gian đầu, mỗi tiết học nhận xét khoảng 5 HS, tăng dần và chi tiết hơn tùy và thực tế từng lớp và năng lực của GV.

Các đơn vị không được thống nhất số lượng cụ thể HS được nhận xét ở tất cả các lớp. Nguyên tắc đảm bảo 100% HS được nhận xét thường xuyên.

Hình thức nhận xét có thể bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu. Trong đó nhận xét hàng ngày căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học, hoạt động giáo dục để nhận xét.

Nhận xét hàng tuần lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa hoàn thành để giúp đỡ HS. Còn hàng tháng, GV ghi nhận xét HS vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục (thay cho sổ điểm).

Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ, biểu dương thành tích, tiến bộ để giúp HS tự tin. Khen ngợi HS làm tốt, động viên HS làm chưa tốt, nêu rõ điểm đáng khen và điểm cần khắc phục cũng như biện pháp hỗ trợ.

Ngoài việc GV tham gia đánh giá thường xuyên, HS cũng sẽ tham gia tự đánh giá và nhận xét, góp ý về bạn qua hoạt động nhóm, lớp. Đồng thời khuyến khích cha mẹ HS tham gia đánh giá. Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.

Hoài Nam

Nghiêm cấm Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh vận động các khoản thu trái quy định

Posted: 10 Oct 2014 01:54 AM PDT

(NG) – Đà Nẵng không cho phép Ban Đại diện cha mẹ học sinh vận động các khoản thu trái quy định tại các văn bản chỉ đạo của UBND và văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT thành phố.

Đây là một trong những nội dung tập trung trong văn bản chỉ đạo của UBND thành phố đến Sở GD-ĐT và UBND các quận, huyện trên địa bàn về việc tổ chức kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm thu trong trường học.

Theo quy định của UBND thành phố tại Quyết định số 28/2010/QĐ – UBND đối với việc vận động, quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, mức tối đa để vận động cha mẹ học sinh đóng góp tự nguyện cụ thể như sau:

Đối với các trường ở quận Hải Châu và Thanh Khê, mức vận động kinh phí hoạt động Ban Đại diện cha mẹ học sinh tối đa ở các cấp Mầm non – Tiểu học – THCS và THPT lần lượt là 70.000 đồng – 80.000 đồng – 90.000 đồng – 100.000 đồng/học sinh/năm

Đối với các trường ở các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ lần lượt theo cấp học như trên là 60.000 đồng – 70.000 đồng – 80.000 đồng – 90.000 đồng/học sinh/năm. Đối với các trường ở quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang lần lượt là 50.000 đồng – 60.000 đồng – 70.000 đồng – 80.000 đồng/học sinh/năm.

Kinh phí hoạt động của Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh không được sử dụng cho việc mua sắm hoặc hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, sửa chữa trường lớp.

Đà Nẵng cũng nghiêm cấm các trường trên địa bàn tự đặt ra các khoản thu trái quy định tại đơn vị mình. Nếu để xảy ra tình trạng lạm thu, hiệu trưởng các trường THPT và các trường thuộc Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở; hiệu trưởng các trường từ bậc THCS trở xuống chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND các quận, huyện; Chủ tịch UBND các quận, huyện và Giám đốc Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố.

Khánh Hiền

Chiến lược ôn thi THPT quốc gia 2015

Posted: 10 Oct 2014 01:26 AM PDT

Chiến lược ôn thi THPT quốc gia 2015 Đứng trước kỳ thi THPT quốc gia 2015 với nhiều thay đổi, học sinh cần tìm ra chiến lược để vượt vũ môn thành công. Đánh giá đúng năng lực bản thân và hiểu rõ đề thi là giải pháp tối ưu để học sinh hoàn thành mục tiêu đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn.

Chiến lược ôn thi THPT quốc gia 2015

Đánh giá đúng năng lực sẽ giúp học sinh đặt ra mục tiêu điểm số

Thế nào là đánh giá đúng năng lực bản thân?

Đánh giá năng lực bản thân là xác định đúng năng lực hiện tại. Trên cơ sở đó, học sinh lựa chọn phương pháp học và đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực.

Năng lực học tập không đơn thuần là xếp loại học lực trung bình, khá hay giỏi. Năng lực học tập hiểu theo một cách đơn giản là khả năng hiểu, tiếp thu kiến thức; khả năng vận dụng kiến thức; khả năng lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng làm bài hiệu quả.

Biết rõ năng lực của bản thân là hiểu mình đã tiếp thu kiến thức mức độ như thế nào; khả năng vận dụng kiến thức giải bài tập cũng như vận dụng kiến thức vào thực thế ra sao. Năng lực học tập còn thể hiện ở kĩ năng làm bài hiệu quả để tối ưu hóa điểm số (kĩ năng hiểu, phân tích đề ; kĩ năng phân bổ thời gian hợp lí khi làm bài).

Rất nhiều học sinh vì quá tự tin hoặc quá tự ti vào năng lực của mình nên đã lựa chọn trường đại học không phù hợp dẫn đến trượt đại học hoặc đậu nhưng bỏ ngang giữa chừng vì không phù hợp với trường đại học đó.

Em Hoàng Anh Tuấn (tân SV Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ : "Khi đăng kí thi trường Đại học Bách khoa HN, em nghĩ mình sẽ được ít nhất 8 điểm Toán. Tuy nhiên, do không biết mình nắm vững kiến thức nào nên em "ôm đồm" cả 10 câu, nhất là em dành tận 40' giải bài toán tìm giá trị lớn nhất. Kết quả là em chỉ được 6,25 điểm Toán vì không giải được câu khó mà những câu hỏi còn lại cũng chưa chính xác".

Năm 2015, việc xét tuyển vào các trường đại học có nhiều thay đổi. Sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia, học sinh mới lựa chọn trường đại học dựa trên kết quả thi và sở thích cá nhân. Đánh giá đúng năng lực sẽ giúp học sinh đặt ra mục tiêu điểm số phù hợp để có cơ hội lựa chọn trường đại học vừa sức.

Đối với học sinh lớp 12, điểm tổng kết môn học xếp loại trên lớp là một căn cứ để ghi nhận năng lực ở thời điểm hiện tại. Đối với học sinh không đỗ đại học thì điểm thi của năm trước đó cũng là là một căn cứ giúp các em nhìn lại bản thân. Ngoài ra, học sinh có thể làm bài kiểm tra đánh giá kiến thức ở các đơn vị giáo dục uy tín để nhận được kết quả đáng tin cậy.

Thế nào là hiểu đề thi?

Hiểu đề chính là biết cấu trúc đề như thế nào, bao gồm kiến thức gì, tỉ trọng của từng phần kiến thức, nội dung kiến thức nào thuộc câu hỏi dễ, nội dung kiến thức nào thuộc câu hỏi khó,…

Hiểu đề giúp học sinh có một cái nhìn tổng quan về nội dung kiến thức trong đề thi, từ đó xây dựng được một lộ trình khoa học để chuẩn bị tốt nhất về mặt kiến thức trước khi thi.

Trên cơ sở xác định đúng năng lực và hiểu đề thi, học sinh có thể xây dựng cho mình phương pháp làm bài để đạt được mục tiêu điểm số. Lúc này, học sinh sẽ biết nếu mục tiêu 5-6 điểm nên tập trung trang bị kiến thức nào, mục tiêu 9-10 điểm nên chú trọng phần kiến thức nào mà không học một cách dàn trải, thiếu tính trọng tâm.

Hiểu năng lực của mình và hiểu đề thi giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả phù hợp năng lực

Em Hoàng Thị Việt Hường (SV trường ĐH Y dược Huế) chia sẻ: "Năm 2013, là học sinh lớp chuyên trường chuyên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An nên em hơi chủ quan về lực học của mình nên không đỗ vào ĐH Dược Hà Nội. Việc đầu tiên khi bắt đầu ôn thi lại, em chủ động rà soát lại kiến thức để biết mình "hổng" chỗ nào. Sau đó, em tìm hiểu cấu trúc đề thi các năm từ 2010 đến 2013 để lên kế hoạch học tập hợp lí. Điểm số của em đã cải thiện đáng kể".

TS. Nguyễn Cam, thầy giáo luyện thi đại học nổi tiếng TP.HCM, người tham gia giảng dạy trực tuyến tại HTV4 và Hocmai.vn cũng đánh giá cao sự cần thiết phải "biết mình", "biết đề" trước kỳ thi THPT quốc gia 2015. Thầy chia sẻ: "Đánh giá đúng năng lực của mình là chìa khóa để các em biết mình đã nắm chắc kiến thức nào và phải bổ sung kiến thức nào. Đây cũng là căn cứ quan trọng để các em lựa chọn trường đại học vừa sức. Bên cạnh đó, các em cần tìm hiểu nội dung, cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập trọng tâm. Hiểu được đề thi còn giúp các em làm bài thi một cách khoa học, biết được câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Ở môn Toán, một câu dễ hay một câu cực khó đều mang về 1 điểm. Vì vậy, hiểu rõ đề các em sẽ trở thành sĩ tử khôn ngoan nhất".

Có thể nói, đánh giá đúng năng lực của bản thân và hiểu rõ đề thi là cơ sở đầu tiên để học sinh xác định mục tiêu chọn trường, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu đó.



Nổi khổ của thầy trò trong ngôi trường hơn 50 tuổi chờ sập

Posted: 09 Oct 2014 10:44 PM PDT

(NG) – Hơn 200 thầy và trò Trường tiểu học Phú Nhuận, xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đang dạy và học trong nổi lo âu. Chưa biết trường sẽ đổ sập bất cứ lúc nào.

Trường tiểu học Phú Nhuận được xây dựng từ năm 1962. Có nghĩa là đã hơn 50 năm chịu đựng cùng mưa nắng và đã xuống cấp nặng nề. Thầy Kiều Ngọc Phi, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Nhuận cho biết, hiện nay toàn trường có tổng cộng 204 học sinh chia làm 10 lớp.

Hầu như phòng học nào cũng bị nứt vách thế này
Hầu như phòng học nào cũng bị nứt vách thế này.

Ngôi trường có tất cả 6 phòng, trong đó có một phòng dùng làm phòng Hội đồng, như vậy vỏn vẹn chỉ có 5 phòng học. Thế nhưng vừa qua, Ban Quản lý các công trình hạ tầng huyện Ninh Phước về kiểm tra đã buộc phải niêm phong, không cho sử dụng 1 phòng vì có khả năng đổ sập bất cứ lúc nào. Với 4 phòng còn lại, trường không thể nào bố trí cho 10 lớp, vì thế nên phải mượn nhờ phòng họp của nhà Văn hóa cộng đồng thôn Phú Nhuận để học nhờ. Tuy nhiên, phòng học này lại quá nhỏ (24m2), lại gần chợ nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy trò Trường tiểu học Phú Nhuận.

Tất cả các cửa sổ đều phải dùng lưới B40 để làm cửa
Tất cả các cửa sổ đều phải dùng lưới B40 để làm cửa.

Cô Đổng Lý Thị Bảnh – hiệu phó nhà trường cho biết thêm: "Trời nắng thì không sao, chứ mổi lần trời mưa thì tụi tui phải dồn học trò qua những chổ không bị dột để dạy, vì mái ngói bị thủng tứ tung. Tụi tui sợ nhất là đế mùa mưa bão, sân trường thì ngập, phòng học thì dột tứ tung, vì thế cho nên chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng rất nhiều".

Cũng theo thầy Phi chia sẻ thêm rằng hầu như năm nào cũng phải đi xin ngói của phụ huynh để thay thế nhưng rồi dột vẫn hoàn dột. Không những thế, giữa 2 phòng học lại được ngăn tạm bợ bằng những tấm ván, vì thế cho nên mổi lần lớp bên này giảng bài thì thầy cô lớp bên cạnh phải ngưng để tránh ảnh hưởng đến nhau, ánh sáng trong các phòng học cũng như bàn ghế của trường lại không đạt chuẩn nên có nhiều em học sinh phải đứng để viết, nhất là học sinh khối 1 và 2.

 Phòng học tại nhà văn hóa cộng đồng, bàn ghế không đúng chuẩn nên nhiều em phải đứng để viết
Phòng học tại nhà văn hóa cộng đồng, bàn ghế không đúng chuẩn nên nhiều em phải đứng để viết.

Dẫn chúng tôi đi tham quan những phòng học còn lại thì thấy tất cả các bức tường của các phòng đều bị nứt, mái ngói thủng lổ chổ, toàn bộ cửa sổ đều bị hỏng, để đối phó, nhà trường phải dùng lưới B40 để thay cho những cánh cửa hỏng.

 Phòng học tại nhà văn hóa cộng đồng, bàn ghế không đúng chuẩn nên nhiều em phải đứng để viết
Do vách ngăn phòng bằng ván nên mổi khi lớp bên này giảng thì lớp bên kia phải ngưng để khỏi ảnh hưởng lẫn nhau.

Thầy Phi cho biết thêm: "Sau khi về kiểm tra, các cơ quan chức năng huyện Ninh Phước đã đề nghị nhà trường mượn các cơ sở khác để dạy học, để tránh nguy hiểm cho thầy trò Trường tiểu học Phú Nhuận khi mùa mưa bão sắp đến gần. Thế nhưng nếu thực hiện như thế thì việc dạy và học của thầy trò Trường tiểu học Phú Nhuận sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 Những con mắt khát khao được học trong một ngôi trường an toàn
Những con mắt khát khao được học trong một ngôi trường an toàn.

Tại buổi họp báo thường kỳ của UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức mới đây, chúng tôi đã đưa vấn đề này ra thì được ông Nguyễn Anh Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận trả lời: "Trường tiểu học Phú Nhuận đã được bố trí vốn theo chương trình kiên cố hóa giai đoạn 2008-2013, nhưng vì không đủ vốn nên đã chuyển sang ghi vốn cho giai đoạn 2014- 2015, hiện nay Sở GD-ĐT Ninh Thuận đang kêu gọi và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp để xây mới Trường tiểu học Phú Nhuận".

Và theo như lời ông Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận thì không biết bao giờ thầy trò Trường tiểu học Phú Nhuận sẽ được học trong một ngôi trường an toàn trong khi mùa mưa bão đang đến gần và trường thì có thể sập bất cứ lúc nào.

Minh Lê – Lê Phương

Khởi động cuộc thi “Chinh Phục Vũ Môn” giải thưởng 7 tỉ đồng

Posted: 09 Oct 2014 09:05 PM PDT

Cuộc thi "Chinh Phục Vũ Môn" sẽ chính thức được khởi động cùng với lễ phát động tổ chức tại trường THCS Nguyễn Siêu, Hà Nội ngày 15/10 tới với sự tham gia của các Tỉnh/Thành phố, các Sở GD-ĐT trên cả nước.

Tiếp nối thành công của cuộc thi viết "Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục" – cuộc thi đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng học sinh năm 2013 với con số kỷ lục hơn 1 triệu bài tham dự, năm 2014 – 2015, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Hội đồng Đội TW, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng công ty CP Trò chơi giáo dục trực tuyến (Egame) tiếp tục tổ chức cuộc thi "Chinh Phục Vũ Môn" (CPVM) lần thứ I dành cho các em học sinh THCS trên toàn quốc.

Học sinh luôn hào hứng tham gia trải nghiệm trò chơi giáo dục
Học sinh luôn hào hứng tham gia trải nghiệm trò chơi giáo dục.

Theo thông tin chính thức từ Ban Tổ chức, từ ngày 01/12/2014 đến 15/4/2015, cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với các vòng thi cấp trường, cấp tỉnh/thành phố, cấp khu vực và toàn quốc qua hình thức thi online trên website: www.cuocthi.cpvm.vn. Về thể lệ, thí sinh sẽ thi thông qua việc đổ xúc xắc và trả lời câu hỏi để chạy đua, ai về đến cổng Vũ môn nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

Học sinh luôn hào hứng tham gia trải nghiệm trò chơi giáo dục
Cuộc thi "Chinh Phục Vũ Môn" hứa hẹn sẽ gặt hái nhiều thành công tương tự cuộc thi viết "Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục" năm 2013.

"Chinh Phục Vũ Môn" là cuộc thi có giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay do TW Đoàn – HĐ Đội phát động với hơn 9.000 giải thưởng lớn, nhỏ với tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 7 tỷ đồng, trong đó giải nhất cuộc thi cấp toàn quốc là con số "trong mơ" – 500 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và quà tặng) cùng nhiều phần quà hấp dẫn.

Cuộc thi được phát động với mục đích tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích trên mạng internet, giúp các em học sinh có cơ hội phát triển trí tuệ, khẳng định bản thân, đồng thời cung cấp kiến thức trong phần mềm Chinh Phục Vũ Môn tới toàn thể các em học sinh trong cả nước.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục và các em học sinh, Chinh Phục Vũ Môn là một trò chơi đặc biệt do đội ngũ trong nước phát triển, một làn gió lạ "riêng mà độc" khi kết hợp hài hoà, logic mà hấp dẫn giữa hai yếu tố tưởng chừng khó tiệm cận nhau: giáo dục khô khan và tính giải trí của game.

Học sinh luôn hào hứng tham gia trải nghiệm trò chơi giáo dục
Chinh Phục Vũ Môn – một làn gió lạ "riêng mà độc" khi kết hợp hài hoà, logic mà hấp dẫn giữa hai yếu tố tưởng chừng khó tiệm cận nhau.

Ngay khi những thông tin đầu tiên về cuộc thi "CPVM" được rò rỉ ra bên ngoài, cộng đồng mạng và thế giới học đường đã nhanh chóng tạo ra làn sóng chia sẻ mạnh mẽ. Em Nguyễn Hoàng Anh – học sinh lớp 9 trường THCS Thanh Liệt, Hà Nội háo hức: "Em mới vào chơi thử trò chơi CPVM và thấy đây là trò chơi có chất lượng đồ họa sắc nét, hiệu ứng bắt mắt. Hình ảnh trong CPVM hiển thị tốt, không gãy nét, vỡ hình hay nhòe mờ và đặc biệt là có thể chơi tốt trên máy có cấu hình thấp của em".

Đồng quan điểm với Hoàng Anh, em Quang Minh, học sinh trường liên cấp Olympia chia sẻ: "Em thấy cuộc thi này rất phù hợp với tâm lý tuổi teen do trẻ trung, hiện đại, dễ chơi, trải nghiệm được trên cả máy tính, iphone, ipad… Chắc chắn em sẽ đăng ký tham gia cuộc thi".

Có thể thấy mặc dù chưa diễn ra nhưng cuộc thi Chinh Phục Vũ Môn đã được các em học sinh đón nhận rất nhiệt tình, cùng với đó bầu không khí chuẩn bị cũng được hâm nóng và dự kiến sẽ bùng nổ trong lễ phát động ngày 15/10 sắp tới.

Học sinh luôn hào hứng tham gia trải nghiệm trò chơi giáo dục
Người chơi có thể tích lũy điểm khi xem các video bài giảng trong game và nhận các vật phẩm may mắn để tăng cơ hội chiến thắng.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh có chung niềm đam mê chinh phục tri thức, cũng như muốn tham gia tập luyện chuẩn bị cho cuộc thi, BTC sẽ hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ CPVM cấp trường và cấp Tỉnh/Thành phố.

Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại website: www.cuocthi.cpvm.vn

Quần jeans, áo mỏng: Cấm hết cho yên tâm?

Posted: 09 Oct 2014 08:59 PM PDT

Để dung hòa được tính hiện đại và truyền thống, chúng ta không cần đao to búa lớn, hãy cứ để xã hội tự vận hành theo các quy luật dung nạp và đào thải.

Thông tin ĐH Cửu Long và một vài trường khác cấm cán bộ, giáo viên và SV mặc quần Jeans tới trường – hiện đang gây ra nhiều luồng ý kiến, thực chất không phải chuyện mới lạ ở Việt Nam. Chính xác ra thì đây cũng chỉ là một cái “cấm” trong muôn vàn những thứ bị “cấm”từng có tiền lệ.

Trong nhiều cái cấm đó, tôi đặc biệt quan tâm đến việc cấm mặc quần Jeans, một thứ mà tôi cho rằng rất đẹp và ấn tượng, vốn được ưa chuộng bởi nhiều thế hệ thanh niên người Việt.

Từ 5x đến 8x ai chẳng biết thương hiệu Levi’s. Thế mà bây giờ các em 9x phải ngậm ngùi nhìn những thứ đồ đẹp đẽ này được mặc bởi Ma-nơ-canh trong các cửa hiệu.

Nhớ lại quãng thời gian học ĐH, tôi bỗng dưng muốn được cảm ơn thêm một lần nữa những Lãnh đạo của ĐH Tổng Hợp hơn 20 năm về trước có lẽ vì quan tâm đến “nội dung” hơn là “hình thức” nên đến tận bây giờ hình ảnh về một cô bạn cùng lớp với những chiếc quần Jeans rất “phủi” vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của chúng tôi như là một kỷ niệm đẹp và tích cực.

Giá trị của nhà trường không phải được quyết định bởi cán bộ và sinh viên mặc cái gì
Giá trị của nhà trường không phải được quyết định bởi cán bộ và sinh viên mặc cái gì

Nếu bạn tra Google thì trong khoảng 0,24 giây, có đến 21.900.000 kết quả liên quan đến từ “cấm” – vượt xa gần chục lần khi so sánh với Đàm Vĩnh Hưng (3.290.0000), hay Ngọc Trinh (2.230.000), những người nổi tiếng và cũng chính là đối tượng thỉnh thoảng bị áp dụng chữ cấm này trong hoạt động nghệ thuật.

Chúng ta đã từng ngăn sông, cấm chợ và cấm tất cả những gì con người nghĩ trái hay làm trái. Có lẽ việc cấm dễ dàng hơn rất nhiều so với việc suy nghĩ, bàn bạc và tìm ra những giải pháp mang tính đồng thuận cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản trị nhà nước và xã hội, cho nên để đảm bảo sự ổn định thì bất cứ chuyện gì ta không hiểu hoặc cảm thấy rủi ro và để khỏi phải chịu trách nhiệm sau này.

Cứ cấm hết là yên tâm nhất.

Lối tư duy vận hành xã hội chủ yếu bằng công cụ cấm đã hằn sâu, nên việc hướng tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền, có vẻ đang gặp phải rất nhiều trở ngại không những bởi sự hiểu biết và tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân còn rất yếu mà còn bởi sự cẩu thả, ấu trĩ và tùy tiện của một số người làm quản lý, và ban hành chính sách.

Trở lại việc ĐH Cửu Long ban hành quy định “cấm” cán bộ, giáo viên, sinh viên không được mặc quần Jeans khi đến trường, tôi thấy thương cho các em sinh viên thì ít mà thấy bất bình hộ những cái quần Jeans kia thì nhiều.

Giá như chúng là sản phẩm của người Việt! Giá như chúng được sinh ra ở thời phong kiến và bị hy sinh như những chiếc váy của phụ nữ Bắc Hà vì mục đích thống nhất sắc phục trên cả nước của Vua Minh Mạng thì đã là một nhẽ. Đằng nay chúng được sinh ra ở thế giới văn minh, được phụ nữ trên cả thế giới ít nhiều ưa chuộng và theo quan điểm của tôi, chúng không hề phản cảm chút nào!

SV Đại học Cửu Long trước ngày cấm quần jeans, dép lê (ảnh: Quốc Huy)
SV Đại học Cửu Long trước ngày cấm quần jeans, dép lê (ảnh: Quốc Huy)

Không có điều kiện tìm hiểu xem liệu trước khi ban hành các quy định này, Lãnh đạo ĐHCL có đảm bảo các nguyên tắc quản trị và đặc biệt là có nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan không, nhưng quả thực tôi rất thắc mắc về nguyên nhân cũng như động cơ của một hoặc vài người đã đưa việc cấm quần Jeans vào trong quy định? Phải chăng họ sợ cái đẹp và nếu vậy thì tại sao họ phải sợ? Còn nếu họ cho rằng quần Jean xấu quá (như cái váy thời Minh Mạng) hoặc phản cảm quá thì cá nhân tôi cho rằng mấy vị này chắc con mắt thẩm mỹ có vấn đề(!)

Ngày xưa, các trường học thường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với mục đích chính là tạo ra sự bình đẳng trong môi trường học tập. Ngoài đời cho dù bạn là con nhà ai, giàu hay nghèo nhưng khi đã vào lớp học thì chúng ta bình đẳng như nhau (về mặt lý thuyết).

Rất tiếc là tinh thần cao quý đó ngày nay đã bị biến tướng đi nhiều. Thay vì vai trò tạo ra sự bình đẳng, các bộ đồng phục thời nay mang nặng tính thương mại – đó chính là nhận diện thương hiệu của mỗi ngôi trường. Có lẽ cũng vì tính nhận diện thương hiệu này mà một số trường ĐH – nơi không thể bắt các sinh viên mặc đồng phục, muốn xây dựng một loại hình nhận diện thương hiệu khác bằng cách cấm một số thứ trong đó có việc mặc quần Jeans chăng?

Để bảo vệ thuần phong, mỹ tục và các giá trị văn hóa của mình, chúng ta cần có những biện pháp tổng thể, đồng bộ và dài hạn để các giá trị đó mạnh lên, thậm chí quay lại gây ảnh hưởng lên các nền văn hóa khác – giống như những gì người Hàn Quốc đang làm. Bảo vệ mình bằng biện pháp cấm, chưa bao giờ thành công và được cho là sáng suốt.

Trong thế giới hiện đại, nơi mà tiến trình Toàn cầu hóa và CNTT đang làm cho phẳng hơn bao giờ hết, cuộc sống của chúng ta đang càng ngày phụ thuộc lẫn nhau. Khi các khác biệt về không gian, địa lý đang càng ngày được thu hẹp, thì sự giao lưu và ảnh hưởng của các luồng văn hóa trong đó có các xu thế thời trang là điều tất yếu.

Để bảo vệ thuần phong, mỹ tục và các giá trị văn hóa của mình, chúng ta cần có những biện pháp tổng thể, đồng bộ và dài hạn để các giá trị đó mạnh lên, thậm chí quay lại gây ảnh hưởng lên các nền văn hóa khác – giống như những gì người Hàn Quốc đang làm. Bảo vệ mình bằng biện pháp cấm, chưa bao giờ thành công và được cho là sáng suốt.

Sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành thời trang thế giới phản ánh rất rõ nhu cầu rất lớn của con người trong việc làm đẹp và được mặc đẹp.

Đồng ý rằng “nhập gia tùy tục” cho nên việc ăn mặc còn phải phù hợp với văn hóa và bối cảnh, môi trường cụ thể. Chuyện các GS ở Úc mặc quần short lên giảng đường có thể rất bình thường ở nước họ, nhưng lại không hợp lý lắm ở nước ta, vì vậy nếu chúng ta cố tình áp đặt các tiêu chí chuẩn cho ăn mặc là phi lý và nực cười. Tính sáng tạo của nhân loại có lẽ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như ai cũng mặc Sơ mi và quần ống đứng.

Để dung hòa được tính hiện đại và truyền thống, chúng ta không cần đao to búa lớn, hãy cứ để xã hội tự vận hành theo các quy luật dung nạp và đào thải.

Nếu một cô gái hay một nhóm các cô gái trẻ thích một dòng thời trang nào đó được xem là nổi loạn thì cứ để họ thử. Nếu xã hội đủ sức dung nạp nó thì tự khắc nó sẽ tồn tại, còn một khi xã hội không chấp nhận thì không ai dại gì cứ tiếp tục mặc một thứ mà hầu hết mọi người xung quanh cho là kệch kỡm, kì dị.

Nếu lỡ phải cấm – lại là cấm, dù ở cấp độ nào, thì trước khi cấm, những người có quyền ban hành những quy định cấm này, xin tuân thủ các nguyên tắc trong quản trị để đảm bảo tính đồng thuận và minh bạch. Lòng trắc ẩn, sự tử tế hay những thứ đại loại như thế không nên có chỗ đứng trong quá trình ra quyết định để rồi được mang ra giải thích một khi gặp vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện.

Mong rằng, những chiếc quần Jean sẽ nhanh chóng xuất hiện lại trong khuôn viên đại học, không phải chỉ vì nó đẹp và còn để chứng minh cho tinh thần cầu thị của Lãnh đạo nhà trường. Để sinh viên của trường cảm thấy tự hào vì mình đang được học tập và nghiên cứu trong một môi trường giáo dục khai phóng và không bị hạn chế về không gian sáng tạo.

Bởi vì giá trị của nhà trường không phải được quyết định bởi cán bộ và sinh viên mặc cái gì, xin hãy trả lại sự tự do cho những chiếc quần Jeans!

Theo Trần Văn Tuấn

VietnamNet

Đóng học phí chậm 30 ngày sẽ bị phạt 10% mỗi tháng

Posted: 09 Oct 2014 08:18 PM PDT

(NG) – Phân hiệu Cà Mau – Đại học Bình Dương (phường 5, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đưa ra thông báo với nội dung nếu sinh viên đóng học phí chậm sẽ bị phạt nặng khiến nhiều sinh viên hoang mang.

Thông báo nói trên do bà Đoàn Thị Bảy (Phó Phân hiệu Cà Mau) ký ban hành về việc thu tiền học phí kỳ I, năm học 2014 – 2015 đối với sinh viên (SV) hệ CĐ, ĐH chính quy tại phân hiệu của trường này.

Nội dung thông báo nêu rõ, sau ngày 15/10/2014 (hạn chót đóng học phí – PV) nếu SV nào chưa đóng học phí mà không có đơn xin gia hạn sẽ phải chịu mức phạt như sau: Chậm dưới 10 ngày bị phạt 3%/học phí, dưới 20 ngày bị phạt 5%/học phí; cá biệt, nếu đóng học phí chậm 30 ngày trở lên sẽ phải chịu mức phạt 10%/tháng.

Thông báo thu học phí của Phân hiệu Cà Mau
Thông báo thu học phí của Phân hiệu Cà Mau.

Tiếp xúc với PV, nhiều SV và phụ huynh tỏ ra bức xúc cho rằng quy định này của nhà trường là quá đáng, bởi lãi suất mà nhà trường đưa ra còn…cao hơn đi vay nặng lãi.

"Gia đình khó khăn nên đóng học phí là một nỗi lo lớn đầu năm. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh ốm đau nên đến thời điểm này gia đình tôi vẫn chưa đóng học phí cho con. Mấy ngày nay, từ khi biết có thông báo ấy, gia đình tôi phải chạy đôn chạy đáo đi vay đi mượn vẫn không đủ tiền đóng đúng thời hạn", một phụ huynh ngụ phường 1, thành phố Cà Mau than thở.

Sáng nay 10/10, phóng viên đến Phân hiệu Cà Mau của Trường ĐH Bình Dương liên hệ gặp lãnh đạo Phân hiệu để làm rõ nội dung thông báo trên. Tuy nhiên, nhân viên của Phân hiệu cho biết là lãnh đạo bận họp, đề nghị PV gặp sau.
Trao đổi với PV NG về vụ việc trên, ông Cao Việt Hưng- Phó Hiệu trưởng ĐH Bình Dương xác nhận, Phân hiệu Cà Mau có thông báo trên.

Theo ông Hưng, trường ra thông báo là vậy nhưng nếu SV nào không đóng kịp học phí trong thời gian trên thì có thể làm đơn xin gia hạn để nhà trường xem xét.

PV NG cũng đặt vấn đề, thay vì phạt đóng lãi theo % có gì đó không hay lắm thì nhà trường có thể phạt bằng một hình thức nào đó khác, ông Hưng cho rằng, việc phạt cần một con số cụ thể là để chế tài, có tính răn đe để SV chủ động có trách nhiệm hơn.

Tuấn Thanh – Huỳnh Hải

Bạn đọc ở Mỹ hỗ trợ 2 sinh viên khó khăn

Posted: 09 Oct 2014 08:18 PM PDT

(NG) – Từ Mỹ, một bạn đọc báo NG gửi về hỗ trợ hai sinh viên khó khăn, mỗi em 100 USD. Phóng viên NG đã chuyển số tiền này tới các em: Nguyễn Thị Mai (tân SV Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và em Trương Thị Hương (cựu SV Đại học Bình Dương).

Ngày 30/08/2014, báo điện tử NG đăng bài viết "Ứa nước mắt khi nghe chuyện cô học trò mồ côi đỗ đại học" về em Nguyễn Thị Mai ở xã An Lão (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Sau khi đọc bài viết, nhiều bạn đọc gửi ý kiến bình luận ngỏ ý xin địa chỉ cụ thể của em. PV báo NG đã gửi địa chỉ và số điện thoại của em Mai tới các bạn đọc, trong đó có bạn đọc Sanh Diệp ở Mỹ.
Tuy khó khăn vất vả, nhưng Mai học rất giỏi
Mồ côi bố mẹ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, em Nguyễn Thị Mai luôn cố gắng học tốt. (Ảnh: Đức Văn)
Vừa qua, bạn đọc Sanh Diệp đã gửi số tiền 100 USD hỗ trợ em Nguyễn Thị Mai. PV NG đã chuyển số tiền này sang tiền Việt Nam, tương đương 2.130.000 đồng và chuyển đến em Mai qua số tài khoản Agribank.
Một hoàn cảnh khác cũng được bạn đọc Sanh Diệp hỗ trợ là em Trương Thị Hương, quê xã Xuân Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An). Ba năm trước, khi là sinh viên Trường ĐH Bình Dương, trong khi đi phụ hồ để kiếm tiền trang trải học tập, Hương không may bị ngã từ tầng 9 và bị gãy xương cột sống. Em bị tê liệt nửa người, phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phải nhờ vào người thân.
Đầu năm nay, em Hương biết được thông tin trên báo NG về chị Nga ở xóm 6 (xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) dạy cho những người tàn tật học làm tranh giấy quấn nghệ thuật (bài viết "Vầng trăng khuyết không thôi tiếng cười"). Hương xin mẹ cho đi học để sau này giúp mẹ trả nợ và mở lớp dạy giúp đỡ cho các em có số phận kém may mắn như mình. Học được 10 ngày thì ở một phần mông trái của Hương cứ loét dần, vết thương ngày càng sâu. Hương đành ngậm ngùi quay về nhà.
Phần vết thương bị loét sâu, Hương tự điều trị ở nhà. Sau 4 tháng, vết thương của em ngày càng nặng, anh trai Hương là Trương Công Hùng (sinh năm 1988) đã đưa em ra Hà Nội chữa trị. Hiện em đang điều trị ở khoa Điều trị liền viết thương, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Đông, Hà Nội) để các bác sĩ tiến hành ghép vạt da cho phần da bị loét. Hương nhập viện được hơn 3 tuần nay, dù em có bảo hiểm y tế dành cho người nghèo, nhưng những khoản chi phí cũng còn rất lớn, riêng phí nhập viện đã hơn 10 triệu đồng…
Hơn em gái 3 tuổi, anh Hùng luôn bên em kể từ khi Hương bị tai nạn phải nằm một chỗ. Anh Hùng cho biết trước khi bị loét vết thương, Hương đã gắng gượng tự làm được các việc chăm sóc cá nhân. Nhưng hiện nay vì bị đau, Hương không có thể tự lực được như trước.
Nhà có 3 chị em, chị gái đầu bị bệnh tâm thần, vợ anh Hùng phải chăm con còn nhỏ (8 tháng), vậy là người anh trai lại "sát cánh" bên em gái út cùng vượt qua khó khăn. Ở bệnh viện, ai cũng khen hai anh em sao tình cảm thế, lúc nào anh cũng ở bên lo lắng, chăm sóc cho em.

Chiều ngày 5/10, PV NG đã đến Viện Bỏng Quốc gia để trao em Hương số tiền 2.130.000 đồng (tương đương 100 USD) mà bạn đọc Sanh Diệp gửi giúp đỡ. Tại buổi nhận quà của bạn đọc, em Hương xúc động cảm ơn bạn đọc đã chia sẻ khó khăn với em. Qua đây, em cũng gửi lời cám ơn báo điện tử NG đã là cầu nối để em được mọi người động viên, an ủi và hỗ trợ.

Em Trương Thị Hương và anh trai Trương Công Hùng nhận quà của bạn đọc Sanh Diệp
Em Trương Thị Hương và anh trai Trương Công Hùng nhận quà của bạn đọc Sanh Diệp.

Trò chuyện với PV NG, em Hương tâm sự em chỉ mong sớm khỏi vết thương để em bớt đau đớn. Em mong sẽ có ngày mình có thể theo học lớp Tin học dành cho người khuyết tật với mơ ước học được kỹ năng Tin học để có thể tìm được công việc phù hợp với điều kiện bệnh tật của mình.

Luôn ngồi bên em gái, nhìn em với đôi mắt hiền lành, ấm áp, anh Hùng nói thêm rằng: "Hương phải cố lên. Dù mọi người luôn bên Hương nhưng tự Hương phải gắng, không ai làm thay em được". Anh Hùng cũng chia sẻ nỗi lo lắng của mình là mong Hương có thể học được kỹ năng nào đó phù hợp với bệnh của em để em cảm thấy mình là người có ích, không phụ thuộc người khác.

Có lẽ đó là "nhiệm vụ" mà mọi người gửi gắm nơi Hương, còn "nhiệm vụ" trước mắt của Hương là "chiến đấu" với đợt tiểu phẫu để vết thương chóng lành.

Chúc em gái quê Yên Thành xứ Nghệ sớm hoàn thành đợt tiểu phẫu để em có thể thực hiện các dự định ấp ủ của mình.

Nguyên Chi

Luyện phát âm tại AMA với Master Pronunciation và Speak Out

Posted: 09 Oct 2014 08:00 PM PDT

Các em thiếu nhi, thiếu niên trên toàn quốc sẽ được ưu đãi 35% học phí và có cơ nhận nhận suất học bổng giao lưu văn hóa 9 ngày tại Thái Lan trị giá 14.000.000vnđ khi đăng ký chương trình học tiếng Anh chủ động Active Learning Kids Teens tại Trung tâm Anh ngữ AMA trước ngày 31/10/2014.

Nhằm giúp các em học sinh thiếu nhi, thiếu niên chương trình Active Learning Kids Teens phát âm đúng chuẩn và trôi chảy các từ trong tiếng Anh để tự tin hơn khi giao tiếp với người bản xứ ngay từ nhỏ, Trung tâm Anh ngữ AMA đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên luyện phát âm Master Pronunciation và Speak Out.

Luyện phát âm tại AMA với Master Pronunication và Speak Out

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên bản ngữ, các em sẽ được cải thiện 4 kỹ năng quan trọng trong việc phát âm gồm: phát âm đúng ngữ âm của 44 âm tiết; học cách lên xuống giọng từng loại câu cho đúng ngữ điệu; Cách nhấn âm đúng trong mỗi từ vựng và cách luyến láy, nối từ trong mỗi câu. Học viên Active Learning Kids Teens cũng sẽ được luyện tập các mẫu câu, các đoạn hội thoại, tình huống tiếng anh giao tiếp từ đơn giản đến nâng cao để giúp các em tự tin hơn và nhanh nhẹn hơn trong việc phản xạ tiếng Anh. Thông qua các chủ đề quen thuộc với từng lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên như Animal, Friends, Family…các em sẽ được học thêm nhiều từ vựng mới, cách phát âm chuẩn của từng từ cũng như cách nhấn nhá của các từ trong câu.

Luyện phát âm tại AMA với Master Pronunication và Speak Out

Bên cạnh đó, học viên còn được tham gia những trò chơi cá nhân và tập thể kết hợp với các bài tập luyện nghe, các đoạn phim hoạt hình học tiếng Anh sinh động của thiếu nhi, thiếu niên để có cơ hội và thời gian thực hành luyện phát âm với giáo viên, trợ giảng, bạn bè nhiều nhất. Qua từng buổi học, phụ huynh và gia đình sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ nhanh chóng của con em mình trong việc nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ. Từ đó, các em học viên thiếu nhi, thiếu niên của Active Learning Kids Teens sẽ càng tự tin hơn giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong học tập cũng như công việc sau này.

Lịch đăng ký lớp học Master Pronunciation & Speak Out hàng tuần dành cho học viên Active Learning Kids Teens tại AMA như sau:

STT

Lớp

Trình độ

Thời gian học

Ngày học

1

MP

Movers & Flyers

8h30 – 10h00

4&5/10/2014

2

SO

KET & PET

10h00 – 11h30

4&5/10/2014

3

MP

Movers & Flyer

8h30 – 10h00

11&12/10/2014

4

SO

KET & PET

10h00 – 11h30

11&12/10/2014

Sau 3 năm áp dụng thành công mô hình Active Learning Exam cho học viên người lớn và đem đến chứng chỉ quốc tế TOEFL iBT, IELTS, TOEIC, SAT, FCE cao như mong đợi cho các học viên, AMA đã tiếp tục đào sâu nghiên cứu và cho ra đời mô hình Active Learning Kids Teens dành cho các em thiếu nhi, thiếu niên với các đặc điểm nổi bật:
·

·Giờ học linh động

  • Sĩ số lớp học thấp
  • Học tiếng Anh với các môn khoa học và trực tiếp thực hành với các giáo cụ trực quan
  • Giáo trình được cá nhân hóa theo trình độ và sở thích của từng học viên
  • Đảm bảo kết quả đầu ra Cambridge Starters, Movers, Flyers, KET, PET
  • Học và ôn luyện tiếng Anh với phần mềm Raz Kids sinh động chỉ có tại AMA
  • Sử dụng các thiết bị hiện đại để thực hành tìm hiểu về Khoa Học – Môi Trường
  • Ưu đãi đặc biệt trong 30 ngày khi đăng ký Active Learning Kids Teens: Cơ hội trở thành chủ nhân của 20 suất học bổngDu lịch, Giao lưu văn hóa, Học tiếng Anh tại các trường Trung học, Đại học công lập Thái Lan trị giá 14.000.000vnđ.
  • Tặng học bổng 35% học phí cho tất cả các khóa học tại AMA đến hết ngày 31/10/2014. (Chương trình không áp dụng tại AMA Huế và AMA Vũng Tàu).

Thông tin chi tiết về khóa học tiếng Anh Active Learning Kids Teens xin vui lòng liên hệ:

Trung tâm Anh ngữ AMA – 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, Tp.HCM. ĐT: (08) 3930 2861. Website: www.ama.edu.vn

Hệ thống Trung tâm Anh ngữ AMA trên toàn quốc:

·Quận 5: 165 Nguyễn Văn Cừ. ĐT: 3924 6393

·Phú Nhuận: 195 – 197 Phan Đăng Lưu. ĐT: 3995 6666

·Quận 10: 612A 3 Tháng 2. ĐT: 3868 7655

·Gò Vấp: 52-53 Nguyễn Văn Lượng. ĐT: 6260 3939

·Tân Bình: 433 Cộng Hòa. ĐT: 3812 3456

·Bình Tân: 02-04 Đường số 2. ĐT: 3751 8585

·Bình Thạnh: 156 Đường D2. ĐT: 6295 3888

·Quận 9: 144 Lê Văn Việt. ĐT: 5409 3999

·Đà Lạt: 73A Bùi Thị Xuân. ĐT: (063) 355 1552

·Huế: Tầng 3, số 28 Lý Thường Kiệt. ĐT: (054) 395 8999

·Vinh: 191 Lê Duẩn, Nghệ An.ĐT: (038) 869 0668

·Đà Nẵng: 56 Lê Đình Dương, Q. Hải Châu. ĐT: (0511) 382 1821

·Cần Thơ: 53 Nguyễn Việt Hồng, Q. Ninh Kiều. ĐT: (0710) 373 4848

·Vũng Tàu: 12K1 Trung Tâm Thương Mại. ĐT: (064) 357 6110

·Quảng Nam: 12 Hồ Xuân Hương, Tp. Tam Kỳ. ĐT: (0510) 626 9123

·Bình Dương: 8 Nguyễn Văn Tiết, Thủ Dầu Một. ĐT:(0650) 387 8766

·Hà Nội: 96 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng. ĐT: (04) 3972 2122

·Hà Nội: 92/5 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy. ĐT: (04) 6267 7666

·Hà Nội: 148 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. ĐT: (04) 3757 3366

·Hải Phòng: 484 Lạch Tray, Ngô Quyền. ĐT: (031) 373 9589

·Thanh Hóa: 27-29 Lê Lợi, (Tầng 3-TTTM Thanh Hóa). ĐT: (037) 372 0088

·Hà Tĩnh: Số 1, Ngõ 1, Phan Đình Phùng, Bắc Hà. ĐT (039) 369 0688

·Thái Lan: 68/79 Srivichai, A.Muang, Suratthani. ĐT: (+66) 7728 4898

·Chi nhánh sắp khai trương:

AMA Buôn Ma Thuột: 16 Đường AmaKhê. ĐT (0500) 398 8888

Tuyển sinh 2015: Nhiều trường chọn cả 2 phương thức tuyển sinh

Posted: 09 Oct 2014 07:46 PM PDT

(NG) – Bộ GD-ĐT vừa tiếp tục công bố thêm Đề án tuyển sinh năm 2015 của 4 trường ĐH, CĐ. Theo đó, nhiều trường sử dụng hai phương thức tuyển sinh trong tuyển sinh năm 2015.

Đó là 2 phương thức: Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì để xét tuyển ĐH, CĐ; Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập phổ thông theo học bạ và kỳ thi tốt nghiệp do cụm thi địa phương chủ trì.

Đối với tiêu chí xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các Trường Đại học chủ trì để xét tuyển ĐH, CĐ chính quy, nhiều trường đều xác định tuyển: Điểm từng môn thuộc nhóm môn xét tuyển phải đạt từ ngưỡng tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định trở lên (theo từng năm, sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia). Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thuộc các nhóm môn xét tuyển, không nhân hệ số cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng (theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT).

Thí sinh thi cụm thi địa phương vẫn được xét tuyển vào đại học (ảnh minh họa)
Thí sinh thi cụm thi địa phương vẫn được xét tuyển vào đại học (ảnh minh họa)

Từ năm 2015, Trường ĐH Công Nghệ Miền Đông sử dụng hai phương thức tuyển sinh để tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy như trên. Theo đó, trường xây dựng các nhóm môn học dùng để xét tuyển được xây dựng dựa trên cơ sở các khối thi ĐH, CĐ của hình thức ba chung cũ. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có nhiều sự lựa chọn để xét tuyển, Trường ĐH Công Nghệ Miền Đông xây dựng thêm các nhóm môn học khác, đảm bảo mỗi ngành xét tuyển không vượt quá 04 nhóm môn và trong mỗi nhóm phải có môn với kiến thức bắt buộc và môn kiến thức bổ trợ.

Đối với, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT, trường có 2 phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT là: Xét dựa vào kết quả học tập của cả năm học lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT và Xét dựa vào kết quả học tập cả năm lớp 10, cả năm lớp 11, học kỳ I lớp 12 và kết quả tốt nghiệp THPT.

Năm 2015, Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa đề nghị Bộ cho phép nhà trường thực hiện hai phương thức tuyển sinh.

Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Phương thức này chỉ sử dụng kết quả thi ở cụm thi do trường đại học chủ trì. Thi sinh thi ở cụm địa phương vẫn được xét bằng phương thức hai là xét học bạ.Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường tương ứng với các khối thi A, A1, B, D1.

Tiêu chí xét tuyển:Tiêu chí 1: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (của Kỳ thi Trung học phổ thông THPT quốc gia); Tiêu chí 2: Điểm trung bình của 3 môn thi theo khối thi của ngành đăng ký xét tuyển trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia ở cụm thi do trường đại học chủ trì bằng hay cao hơn điểm trúng tuyển bậc cao đẳng theo khối thi ( theo quy định điểm chuẩn của Bộ GD-ĐT).

Phương thức 2: Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT:

Tổ hợp các môn dùng để xét tuyển vào các ngành đào tạo của Trường tương ứng với các khối thi A, A1, B, D1.

Trường CĐ Thủy sản kết hợp 2 phương thức tuyển sinh sau: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 (chỉ tuyển học sinh dự thi ở cụm thi do trường đại học, cao đẳng chủ trì) ( gọi tắt là phương thức 1) với 30% chỉ tiêuXét tuyển theo phương thức riêng: ( xét tuyển học sinh dự thi cả hai cụm thi) (gọi tắt là phương thức 2)

Xét tuyển theo kết quả học tập THPT và điểm tốt nghiệp THPT với 70% chỉ tiêu

Về xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015: Tham gia kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015; Có kết quả thi đạt mức cơ bản do Bộ GD-ĐT quy định theo từng khối thi của từng ngành.

Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng (xét tuyển học sinh dự thi cả hai cụm thi): Học sinh tốt nghiệp THPT.Có tổng cộng điểm trung bình 3 môn học lớp 12 (THPT) thuộc khối xét tuyển (Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối A1: Toán, Lý, Tiếng Anh;Khối B: Toán, Hóa, Sinh;Khối D1: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh; đạt từ 16,5 điểm trở lên (chưa cộng điểm ưu tiên). Đạo đức xếp loại khá trở lên.

Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam, năm 2015, có 02 phương thức tuyển sinh, cụ thể: Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức; Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc học THPT.

Tiêu chí xét tuyển: Điểm từng môn xét tuyển phải đạt từ ngưỡng tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định trở lên (theo từng năm, sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia).

Điểm xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp 3 môn xét tuyển, không nhân hệ số cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng (theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT).

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc học THPT, có 2 hình thức xét tuyển, như sau: Hình thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 5 học kỳ ở bậc THPT; Hình thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của năm học lớp 12 ở bậc THPT.

Hồng Hạnh

Comments