Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục công bố 4 môn kỳ thi quốc gia chung

Posted: 09 Sep 2014 06:02 AM PDT

Chiều 9/9, ông Phạm Ngọc Phương, Chánh Văn phòng Bộ GDĐT công bố phương án đổi mới căn bản thi cử, trong đó quan trọng nhất là tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học sử dụng làm căn cứ tuyển sinh thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích riêng rẽ như trước đây.

Không giống dự thảo đã đưa ra lấy ý kiến người dân, phương án chính thức quy định mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.

Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường.

Với những học sinh, học viên không được học Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng thì không bắt buộc phải thi. Thí sinh được chọn môn thay thế trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.

Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ GDĐT công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Kỳ thi THPT quốc gia hàng năm sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi diễn ra vào các ngày 9-12/6. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, thí sinh thi tự luận, thời gian 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm, thời gian 90 phút.

Untitled6-jpeg-5624-1410257898.jpg

Nhiều học sinh cuối cấp thấp thỏm chờ quyết định của cơ quan quản lý giáo dục. Ảnh: Quý Đoàn.

Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; giảm dần yêu cầu ghi nhớ máy móc số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Nội dung câu hỏi đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Do đó, trước mắt học sinh chưa phải thay đổi nhiều trong cách học hay phải bổ sung kiến thức gì ngoài chương trình phổ thông.

Về việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Khảo thí, cho biết các sở GDĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trước ngày 1/1 hằng năm, các trường ĐH, CĐ công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.

Căn cứ kết quả thi, Bộ GDĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn. Các ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định. Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình. Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố Đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định.

Ông Trinh giải thích thêm, do điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, nên thí sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi quốc gia. Như vậy, đối với tuyển sinh ĐH, CĐ đã tách khâu thi và khâu xét tuyển, tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.

Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GDĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức cho các trường đại học đủ năng lực. Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, để tạo điều kiện cho thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì. Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng giáo viên các trường THPT.

Các Sở Giáo dục, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào trung tuần tháng 3; nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển dữ liệu về Bộ GDĐT vào giữa tháng 4 hằng năm.

Theo Bộ Giáo dục, những đổi mới của kỳ thi đều theo hướng nhẹ nhàng, tạo cho các em nhiều cơ hội chọn trường, chọn ngành phù hợp.

Các phương án thi quốc gia chung từng được đề xuất

Hoàng Thuỳ

Nguồn: Click xem

CEO TOPICA: Việt Nam đang đi đầu về giáo dục trực tuyến

Posted: 09 Sep 2014 12:01 AM PDT

IMG-9607-JPG.jpg

Ông Phạm Minh Tuấn, CEO của TOPICA phát biểu tại sự kiện GES 2014.

Mô hình giáo dục trực tuyến đang được đề cập nhiều tại Việt Nam gần đây, ông đánh giá thế nào về tiềm năng, quy mô của lĩnh vực này? 

– Khoảng 2 năm gần đây, các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, MIT đồng loạt triển khai đào tạo trực tuyến. Nhiều trường lớn khác như Berkeley, Maryland, Georgetown, Georgia Tech, UNC, USC… đã có các chương trình đào tạo trực tuyến cấp bằng. Theo nghiên cứu của tổ chức Sloan Consortium năm 2012, 77% lãnh đạo các trường đại học ở Mỹ cho rằng học trực tuyến "ngang bằng hoặc tốt hơn" học truyền thống.

Tại Việt Nam, lĩnh vực này cũng đang bùng nổ. Hiện nay, ước tính có khoảng 3-5 triệu người từng theo học các khoá tiếng Anh, luyện thi, học kỹ năng trực tuyến… và lượng người học cũng như số khoá họ theo học cũng tăng nhanh

Tôi tin 10 năm tới đa số việc dạy và học ở Việt Nam sẽ diễn ra qua E-learning, từ kiến thức đại học, phổ thông cho đến kỹ năng, ngoại ngữ… Cũng giống như cách đây một thập kỷ, chúng ta chỉ đọc báo giấy, gọi điện thoại bàn, nghe nhạc trên đĩa CD và không nghĩ có ngày đa số sẽ đọc báo mạng, dùng điện thoại di động, nghe nhạc trực tuyến và chụp ảnh trên smartphone rồi đưa ngay lên mạng xã hội.

E-learning có ưu điểm gì mà ông tin sẽ bùng nổ tại Việt Nam?

– Về ưu điểm, giáo dục trực tuyến kết nối được người học với các giảng viên giỏi, dù họ ở xa hay giờ giấc không trùng nhau. Việc này tiết kiệm thời gian cho giảng viên, cho phép họ tập trung vào chuyên môn chính là giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, tạo động lực và khuyến khích sáng tạo. Những thứ khác như bài giảng, chấm bài, theo dõi chuyên cần… đều được ghi lại và trợ giúp bằng phần mềm.

Thêm vào đó, người học được học cách phù hợp nhất với mình: qua video có thể xem lại nếu cần, thầy không phải giảng lại. Việc tiếp thu kiến thức qua nhiều công cụ khác như học liệu minh hoạ, sách, các ứng dụng trên điện thoại di động… giúp họ tranh thủ và chủ động được thời gian.

Công nghệ và phần mềm hiện đại có thể hiểu rõ từng học viên, biết điểm mạnh-yếu, lỗ hổng kiến thức, thời gian học tập trung, dễ hiểu bài qua hình minh hoạ hay qua video bài giảng…. Và dựa trên thống kê của hàng triệu học viên khác, phần mềm sẽ đưa ra phương pháp, lộ trình học phù hợp nhất với từng người. Một lợi thế khác là phần mềm có thể theo bạn suốt 17 năm đi học, còn ở trường thì giáo viên giỏi cũng chỉ dạy bạn theo từng học kỳ, sau đó sẽ thay người khác. 

Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có thể dạy E-learning. Ví dụ một số ngành nghề cần thao tác nhiều như cơ khí, mộc, y… và các chương trình đào tạo nghiên cứu chuyên sâu. Tôi tin rằng các công nghệ tương lai sẽ khắc phục dần một số nhược điểm trên.

DSC-4069-JPG.jpg

CEO TOPICA nhận định E-learning có thể là tương lai của ngành giáo dục.

Như ông vừa nói, hiện có khá nhiều tổ chức giáo dục, bao gồm cả các đơn vị nước ngoài tham gia vào ngành này. Vậy các đơn vị đang cạnh tranh nhau như thế nào? 

– Giáo dục trực tuyến ở Việt Nam đang phát triển các phân khúc như cấp bằng cử nhân, học thêm, luyện thi, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng. Tuy nhiên, công nghệ mới khiến lĩnh vực này đang ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Cứ 12 tháng thì cách thức làm online marketing hiện tại sẽ lỗi thời, sau 2 năm thì nội dung đào tạo cần phải cập nhật và mỗi 3 năm thì toàn bộ phương pháp đào tạo cần phải nâng cấp toàn diện.

Do đó chúng tôi cho rằng cạnh tranh khốc liệt nhất chính là ở khâu thu hút nhân tài, và sân chơi cạnh tranh là ngành Internet nói chung chứ không chỉ đào tạo trực tuyến nói riêng. TOPICA cũng đang nỗ lực hoàn thiện các hệ thống tuyển dụng, đánh giá, phát triển lãnh đạo, văn hoá doanh nghiệp…để có thể cạnh tranh hiệu quả trong sân chơi này. Với đội ngũ nhân sự giỏi, học viên sẽ được hưởng lợi thông qua chất lượng giáo trình, giảng dạy và dịch vụ hỗ trợ tốt hơn.

- Theo ông, đâu là trở ngại cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường này tại Việt Nam? 

– Như tôi đã nói, đây là lĩnh vực nhiều tiềm năng và rất thú vị nên chắc chắn sẽ có thuận lợi. Nhưng phải khẳng định một lĩnh vực cần đầu tư nhiều, lại đang thiếu nhân tài phù hợp để phát triền các công nghệ và chương trình đào tạo chất lượng cao như E-learning sẽ là thách thức rất lớn.

Trước đây có tâm lý phổ biến rằng đào tạo là ngành an nhàn và nhiều người trẻ thường tìm đến thách thức ở các lĩnh vực "hot" như ngân hàng, sản phẩm tiêu dùng, hay doanh nghiệp nước ngoài. Còn nay, ngày càng nhiều người hiểu rằng đào tạo trực tuyến là lĩnh vực sôi động, lắm thách thức và đầy tiềm năng về sự nghiệp.

Tuy nhiên đến với E-learning, các chuyên gia marketing sẽ phải học lại phương pháp làm trực tuyến, người quản lý cao cấp sẽ phải tìm cách tạo động lực không chỉ cho nhân viên kinh doanh mà cả cho các chuyên viên công nghệ, giảng viên… Nếu vượt qua được những thách thức đó, họ sẽ góp phần giúp hàng triệu người học tốt hơn, thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp sức để xuất khẩu công nghệ đào tạo Việt Nam ra thế giới.

Tôi cho rằng để tồn tại, các doanh nghiệp cần quan tâm, đầu tư sâu vào hệ thống phần mềm, phân tích dữ liệu, các quy trình kiểm tra đánh giá, phương pháp sư phạm trực tuyến, tạo động lực và hỗ trợ học viên… để thực sự đạt chất lượng trong đào tạo chứ không chỉ dừng lại ở việc quay video bài giảng hay số hoá giáo trình. Bên cạnh đó, họ cũng cần một đội ngũ nhân sự tốt, năng động và sáng tạo.

- Ông nhận định thế nào về khả năng sinh lời khi đầu tư vào E-learning?

– Giáo dục trực tuyến cần đầu tư chiều sâu chứ khó có thể nghĩ đến lợi nhuận ngắn hạn. Một khi các học viên tốt nghiệp, hoàn thành khóa học chứng tỏ được khả năng của họ, thì chất lượng và uy tín sẽ được khẳng định và chương trình đó mới tồn tại được lâu dài. Nói vậy chứ làm được không dễ, đòi hỏi sự kiên định của những người lãnh đạo.

Ông đánh giá thế nào về giáo dục tại Việt Nam hiện nay và ông có thể chia sẻ những đề xuất để ngành phát triển hơn trong tương lai?

– Giáo dục hiện nay có nét giống với viễn thông của 10 năm trước khi chúng ta còn dùng điện thoại bàn, tức là công nghệ truyền thống và cũng loay hoay tìm cách để vừa nâng cao chất lượng, vừa tăng số người sử dụng. Các giải pháp hồi đó đều rất tốn kém, phức tạp, mà hiệu quả không cao cho đến khi điện thoại di động trở nên phổ biến giúp thay đổi toàn diện và nhanh chóng ngành.

Giáo dục đào tạo cũng vậy, nếu chỉ tìm các giải pháp theo cách cũ như xây trường, đào tạo giảng viên thì e rằng sẽ rất nan giải. Thế hệ công nghệ E-learning mới sẽ đưa ra nhiều giải pháp đột phá. Tôi tin rằng trong 10 năm tới nhiều nhà trường, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tìm được hướng đi đúng giúp ngành giáo dục thay đổi toàn diện như viễn thông trước đây. Các nước trên thế giới đều đang hào hứng với tiềm năng mà giáo dục trực tuyến mang lại cho họ. Việt Nam chúng ta cũng sẽ không nằm ngoài xu thế này.

IMG-9508-JPG.jpg

GES 2014 có sự tham gia của hơn 200 diễn giả trên thế giới, trong đó có hai đại diện của Việt Nam.

– Mối quan hệ hợp tác với một trường đại học tại Philippines có lợi gì cho doanh nghiệp của ông nói riêng và  lĩnh vực E-learning Việt Nam nói chung?

– Theo chúng tôi khảo sát, Việt Nam đang đi trước các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines… về E-learning bởi họ chưa có các trường và doanh nghiệp mạnh về đào tạo trực tuyến. Xuất khẩu công nghệ E-learning sang thị trường ngoại là cơ hội phát triển của chúng tôi, vừa là niềm tự hào đưa công nghệ của người Việt ra thế giới, góp phần phát triển ngành giáo dục của nước bạn.

Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia xu hướng này và chúng tôi sẵn sàng làm cầu nối giúp họ xuất khẩu, cùng duy trì vị trí đi trước của Việt Nam trong 10 năm tới.

Sắp tới Hội nghị chuyên đề về kinh tế toàn cầu GES 2014 diễn ra, ông là một trong hai diễn giả người Việt Nam tham dự. Xin ông chia sẻ về câu chuyện sắp mang tới sự kiện?

– Tôi may mắn được mời tham gia phiên thảo luận về "Thay đổi giáo dục trong thời đại số" cùng với cựu Bộ trưởng Việc làm Thụy Điển, Chánh văn phòng Bộ Giáo dục Malaysia và lãnh đạo một viện nghiên cứu của Đức. Đại diện các nước bạn chia sẻ nhiều về những cơ hội do giáo dục trực tuyến mang lại, cũng như băn khoăn về những thách thức sẽ gặp phải như bắt kịp công nghệ, kinh phí đầu tư và duy trì hoạt động, sự phụ thuộc vào công nghệ và nội dung đào tạo của nước ngoài.

Còn tôi sẽ nói về những kinh nghiệm thực tiễn mà TOPICA đã triển khai với 5 trường đại học ở Việt Nam và một trường tại Philippines như phát triển 12 hệ thống phần mềm và hơn 300 quy trình quản lý, không chỉ bao gồm lớp, phòng học mà còn giải quyết vấn đề hỗ trợ học viên, kiểm tra đánh giá, ngừa bỏ học… Ngoài việc lần đầu tiên sử dụng thiết bị Google Glass cho luyện nói tiếng Anh, nhiều công nghệ mới cũng được chúng tôi áp dụng cho giảng dạy như mô phỏng 3D.

Với đội ngũ cán bộ 400 nhân viên, 1.100 giảng viên hoàn toàn người Việt, chúng tôi có những kết quả khả quan như tỷ lệ giữ chân học viên sau 12 tháng đạt 79%, tương đương với Top 4 chương trình đào tạo đại học trực tuyến của Mỹ, theo báo cáo của AskForEducation.

Hải Khanh

Nguồn: Click xem

Bộ Giáo dục chính thức công bố phương án thi Quốc gia 2015

Posted: 09 Sep 2014 12:01 AM PDT

Tin tức từ Bộ GD-ĐT cho biết, chiều nay 9/9, Bộ sẽ công bố phương án chính thức thi Quốc gia 2015.

Theo nguồn tin của Chất lượng Việt Nam, phương án 1 sẽ được chọn làm phương án thi THPT Quốc gia 2015 chính thức. Nghĩa là thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và tối thiểu 1 môn tự chọn.

Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT Quốc gia chiều nay

Bộ Giáo dục công bố phương án thi THPT Quốc gia chiều nay

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.

Ngoài 4 môn thi nói trên, Bộ cũng khẳng định thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong đề án tuyển sinh của trường.

Với những học sinh, học viên không được học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Chiều nay, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố phương án tuyển sinh và giải đáp thắc mắc xung quanh kỳ thi này. Độc giả có thể gửi cho chúng tôi câu hỏi ở phía dưới.

Minh Hà

 

Kỳ thi Quốc gia 2015: Liệu Thanh tra có còn “cưỡng ngựa xem hoa”?
Kỳ thi Quốc gia 2015: ĐH Y Hà Nội sẽ thi sau
Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục chọn phương án nào phải giải thích rõ cho dân
Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục không giúp các trường thi thêm ra đề
Nên đọc

Nguồn: Click xem

Chiều nay Bộ Giáo dục công bố phương án đổi mới thi

Posted: 09 Sep 2014 12:01 AM PDT

Cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ GDĐT sẽ diễn ra chiều nay sau một lần hoãn. Lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết, trong buổi họp báo, Bộ sẽ công bố phương án thi quốc gia năm 2015.

“Phương án một kỳ thi quốc gia chung không theo hẳn một phương án nào Bộ đã công khai lấy ý kiến, nhưng vẫn đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho hay.

Trước đó ngày 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục công bố ngay phương án thi trong đầu năm học 2014-2015 trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận góp ý về 3 phương án mà Bộ đang xin ý kiến và các phương án khác, trong đó lưu ý phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội.

DSC-6934-6653-1410230520.jpg

Phương án kỳ thi quốc gia không nằm hẳn trong 3 phương án mà Bộ Giáo dục đã trưng cầu ý kiến. Ảnh: Quý Đoàn.

Thủ tướng nhấn mạnh, phương án được lựa chọn phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở tuyển sinh đại học, cao đẳng; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Ba phương án Bộ Giáo dục đã xin ý kiến của nhân dân là: Phương án 1 thi theo môn gồm 8 môn Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ. Mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Hoá, Lý, Sinh, Sử, Địa. 

Phương án 2 là thi theo bài. Theo đó 8 môn học ở lớp 12 gồm Toán, Văn, Lý, hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh) và bài thi Khoa học xã hội (gồm Sử và Địa). Mỗi thí sinh phải thi 4 bài gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Xã hội.

Phương án 3 cũng thi theo bài. 11 môn học lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được tuyển chọn để tổng hợp thành 4 bài thi gồm bài thi Toán – Tin; Bài thi Khoa học tự nhiên; Bài thi Khoa học xã hội; Bài thi Ngoại ngữ.

Ngày 20/8, tại hội nghị của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, ĐH Quốc gia Hà Nội công bố dự thảo đổi mới thi của trường, cũng là phương án đề xuất cho một kỳ thi quốc gia chung. Phương án này nhận được sự đồng tình của đa số chuyên gia giáo dục.

Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội lựa chọn đổi mới tuyển sinh theo hình thức tương tự Mỹ, có cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện đặc thù của Việt Nam. Theo đó, thí sinh phải làm bài thi chuẩn hoá đánh giá năng lực chung và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt (tương tự như bài thi SAT 1 và SAT 2 của Mỹ).

Đề thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung (tương tự như SAT 1) là đề thi trắc nghiệm với cấu trúc đầy đủ 4 hợp phần là: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Tổng số có 180 câu trắc nghiệm khách quan. Thời gian làm bài 215 phút (trong một buổi). Trọng số theo mức năng lực là 20% dễ, 60% trung bình và 20% khó. Nội dung các hợp phần bao phủ toàn diện 3 năm THPT, phần lớn ở lớp 12. Bài thi được chấm theo 4 đầu điểm riêng rẽ của 4 hợp phần.

Sau khi có kết quả bài thi đánh giá năng lực chung, một số trường đại học có thể thực hiện bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt (tương tự như SAT 2 của Mỹ) nhằm đánh giá năng lực và kiến thức để tuyển chọn thí sinh vào học các ngành nghề cụ thể ở bậc đại học. Ví dụ những em thi vào khối các ngành KHTN – Công nghệ như Toán học, Cơ học, CNTT… có thể lựa chọn môn thi chuyên biệt là Toán, các em chọn các ngành về hóa học, sinh học có thể thi môn chuyên biệt là Hóa… Các môn thi chuyên biệt này do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của từng trường xem xét, quyết định cho từng ngành, nhóm ngành, lĩnh vực. Các ứng viên chỉ thi một bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Hoàng Thùy

Nguồn: Click xem

The Diplomat: Việt Nam sẽ không phải hối hận khi mua 6 tàu ngầm …

Posted: 08 Sep 2014 05:58 PM PDT


Tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga sẽ trở thành lực lượng tin cậy bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Tạp chí The Diplomat ngày 9/9 bình luận, từ các sự kiện diễn ra trong năm nay cho thấy Việt Nam sẽ không phải chịu bất kỳ sự hối hận nào liên quan tới quyết định đầu tư mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga theo thỏa thuận năm 2009, trị giá 2,6 tỉ USD.

Quyết định mua tàu ngầm của chính phủ Việt Nam và kết hợp chúng với chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng đã được chứng minh là đúng đắn trong vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đầy kịch tính.

Với Việt Nam, luật pháp quốc tế, ASEAN và thậm chí cả sức mạnh hải quân Hoa Kỳ sẽ không làm gì để giúp mình bảo vệ lãnh thổ, người Việt phải tự vận động bằng chính sức mình để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc. Thông qua hoạt động đầu tư này, Việt Nam thể hiện rõ sự không chấp nhận chuyện cá lớn nuốt cá bé.

“Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh”

(GDVN) – Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể thay đổi đáng kể cán cân vãng lai giữa Trung Quốc và Việt Nam. Như trong vụ đụng độ giữa lực lượng Hải cảnh Trung Quốc với các lực lượng chức năng thực thi pháp luật Việt Nam trong khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vừa qua, nếu có sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam có thể ngăn cản sự xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình ngay từ tuyến đầu.

Bắc Kinh thừa biết điều này. Họ theo đuổi tác chiến chống tàu ngầm (ASW) như một ưu tiên, nhưng vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức. Đối với Bắc Kinh, mối quan tâm chính khi nói đến kịch bản phát triển hải quân là để chống lại kẻ thù với các chiến hạm mặt nước và tàu ngầm tiên tiến. 

Tuy nhiên giống như một đội quân lớn chưa từng tác chiến viễn chinh, trang bị của hải quân Trung Quốc còn khá yếu để chống lại đối thủ sử dụng chiến lược ngăn chặn bằng tàu ngầm. Hầu hết các tàu chống ngầm của Trung Quốc như Type 056 Corvette, máy bay tuần tra biển Y-8 và cảm biến âm thanh dưới nước vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khoảng cách tới các căn cứ quân sự của Trung Quốc để có thể phát huy hiệu quả.


Tàu ngầm Hà Nội.

Hơn nữa các tàu ngầm Kilo chạy động cơ diesel-điện mà Việt Nam mua của Nga được xem như dòng tàu ngầm chạy êm nhất và tiên tiến hơn 12 chiếc tàu ngầm Kilo đẳng cấp của hải quân Trung Quốc. Với lực lượng tàu ngầm này, Việt Nam đang làm nghiêng cán cân lực lượng và tăng đáng kể nhận thức nguy cơ của Bắc Kinh trong việc triển khai các chiến hạm mặt nước của nó vào vùng biển Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia nhỏ có lực lượng hải quân nhỏ hơn đáng kể so với Trung Quốc, do đó chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng này thực sự là cách tốt nhất để chống lại (dã tâm bành trướng) các nỗ lực của Bắc Kinh thực thi tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp) trên Biển Đông.

Thời gian chính xác của việc triển khai đầy đủ 6 tàu ngầm của Việt Nam ở Biển Đông vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó có thể diễn ra sớm hơn, ít nhất chắc chắn vào cuối năm 2016 Việt Nam sẽ chủ yếu thực hiện chiến lược của mình chống lại sự xâm nhập (bất hợp pháp) từ Trung Quốc.

Nếu Việt Nam thực hiện thành công chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng bằng lực lượng tàu ngầm mới, có khả năng Bắc Kinh sẽ tập trung vào việc thực thi tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của mình với Philippines, nơi các rào cản thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Hải quân Philippines thiếu cả tàu ngầm và chiến hạm mặt nước đề đối phó.

Sau khủng hoảng Scarborough, chiến lược của Philippines là tập trung vào tận dụng các diễn đàn đa phương như ASEAN để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh, nhưng đã không thành công. Gần đây nhất, đề xuất của Manila đóng băng các hành động khiêu khích, thay đổi hiện trạng ở Biển Đông tại ARF đã bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ.


Cùng với Hải quân, Không quân Việt Nam đang được hiện đại hóa vũ khí trang bị để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hình minh họa.

Tất nhiên trong khi tàu ngầm Kilo sẽ là một trọng tâm trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhưng nó không phải lực lượng duy nhất mà quân đội Việt Nam tập trung vào. Tháng 8 vừa qua, ngay sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, The Diplomat cho biết Việt Nam sẽ tăng gấp đôi lực lượng chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 và trang bị tên lửa chống tàu.

“Việt Nam có mối đe dọa rõ ràng, điều đó càng thêm động lực”

(GDVN) – “Không ai nên đánh giá thấp Việt Nam, họ có một mối đe dọa rõ ràng và điều đó càng cung cấp cho họ thêm động lực”, nhà phân tích Wezeman nhận xét

Ngoài Nga là nhà cung cấp chính, Ấn Độ cũng tỏ ra háo hức đặc biệt trong việc giúp đỡ Việt Nam đào tạo sĩ quan. Hải quân Ấn Độ tích cực chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp Việt Nam về việc vận hành dòng tàu ngầm Kilo của Nga  và những hoạt động của tàu ngầm. Thời gian tới có thể New Delhi sẽ giúp đỡ Việt Nam đào tạo phi công cũng như bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được phát triển cùng với Nga, bất chấp thực tế điều này có thể tác động tiêu cực đến quan hệ Trung – Ấn.

Với việc thực hiện chiến lược chống xâm nhập bất đối xứng ở Biển Đông, Việt Nam có thể sẽ còn quyết đoán hơn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước (dã tâm bành trướng của) Trung Quốc. Kể từ sau vụ giàn khoan 981, Việt Nam đặc biệt nhạy cảm trước các động thái di chuyển của Trung Quốc ở Biển Đông, tàu ngầm mới sẽ giúp Việt Nam làm điều này.

Nguồn: Click xem

Tổng thống Ukraine tận dụng lệnh ngừng bắn mong manh thăm …

Posted: 08 Sep 2014 05:58 PM PDT


Ông Poroshenko tới Mariupol.

Bưu điện Washington ngày 8/9 đưa tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tận dụng lệnh ngừng bắn mong manh để tới thăm thành phó cảng quan trọng ở miền Đông hôm Thứ Hai và nói với những người ủng hộ, ông sẽ không bao giờ từ bỏ lãnh thổ vào tay phe ly khai ủng hộ Nga.

Chuyến thăm Mariupol của Poroshenko mang tính biểu tượng, ông gặp gỡ các công nhân tại một nhà máy kim loại trên sân khấu được trang trí chủ yếu 2 màu vàng xanh của quốc kỳ Ukraine. Nó là một thông điệp cho phe ly khai và những người ủng hộ Nga, rằng quân đội Ukraine đã được chuẩn bị để bảo vệ các khu vực chiến lược nếu lệnh ngừng bắn bị phá vỡ.

“Thành phố này đang và sẽ là của Ukraine”, Poroshenko nói với hàng trăm công nhân, theo website của Tổng thống Ukraine. Mariupol đã bị lực lượng ly khai pháo kích liên tục hồi tuần trước là “giải thướng quan trọng” trong ván bài lật ngửa về lãnh thổ ở Ukraine. Nó  kết nối với bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập vào tháng 3.

Quân đội Ukraine cho biết các thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ Thứ Sáu đã được triển khai. Nó cho phép cả 2 bên trao đổi tù binh, Poroshenko cho hay phe ly khai đã thả 20 binh sĩ Ukraine hôm Thứ Hai.

Chia rẽ về tương lai chính trị của đất nước vẫn còn lún sâu hơn bao giờ hết. Lệnh ngừng bắn giữa quân chính phủ với lực lượng ly khai ở miền Đông vẫn vấp phải thái độ đầy hoài nghi về việc nó có thể duy trì trong bao lâu.

Cũng trong ngày hôm qua Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Nga về vai trò của Moscow trong cuộc xung đột ở Đông Ukraine, nhưng cho biết việc thi hành sẽ bị trì hoãn để đánh giá việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn này.

Nguồn: Click xem

Comments