Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngày càng nhiều cử nhân làm công nhân

Posted: 08 Sep 2014 05:52 AM PDT

Cử nhân giấu bằng để xin việc

Đang làm tờ khai ứng tuyển làm kỹ thuật phần mềm tự động hóa tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, Nguyễn Văn Niên, Nam Định chia sẻ: "Cơ hội xin việc ở trung tâm là rất ít. Dù tốt nghiệp đại học loại khá nhưng chưa có kinh nghiệm nên em khá chật vật khi đi xin việc".

Niên cho biết, em cũng đã được nhận vào làm ở một doanh nghiệp in, nhưng sau đó, Niên phải nghỉ việc, tiếp tục tìm kiếm việc làm mới vì phải làm những việc không đúng ngành nghề đã học như giao hàng, làm điện.


Doanh nghiệp cần những lao động thành thạo kỹ năng.( Ảnh: CTV)

Doanh nghiệp cần những lao động thành thạo kỹ năng.( Ảnh: CTV)

Tại công ty Canon Việt Nam, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, chúng tôi có dịp gặp NMP, một công nhân đã tốt nghiệp đại học. NMP cho biết: "Em cũng đã làm một số công ty tư nhân nhưng công việc phập phù, thu nhập rất thấp nên quyết định làm công nhân, cho dù vẫn tiếc tấm bằng cử nhân". 

 

Theo khảo sát của công ty tư vấn nhân lực Manpower cho thấy, tại Canon Việt Nam có tới hơn 1.000 vị trí công nhân đã tốt nghiệp đại học và con số này còn cao hơn do nhiều người vẫn chỉ khai nhận đã tốt nghiệp phổ thông để tránh bị dị nghị.

Chị Đinh Thị Hằng, công ty Daiwa cho biết: "Với một số công việc đơn giản, thời gian huấn luyện nghề ngắn, chủ sử dụng chỉ cần tuyển lao động học vấn phổ thông; họ không muốn nhận những người trình độ đại học vì lo ngại người lao động sẽ "nhảy" việc khi có cơ hội. Nhưng thực tế, tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có khá nhiều bạn tốt nghiệp đại học sang làm việc do chưa tìm được việc làm phù hợp, phần lớn sinh viên này tốt nghiệp mảng xã hội – kinh tế".

Một đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết: Khá nhiều bạn trẻ có trình độ đại học trở lên đến tham gia các phiên giao dịch việc làm, tuy nhiên chỉ khoảng 30% trong số đó tìm được việc. Vì nhiều lý do nên không ít cử nhân buộc phải chấp nhận làm những công việc thời vụ, không đúng ngành nghề.

Thiếu kỹ năng làm việc

Một điều "trớ trêu" khi tuyển dụng là doanh nghiệp luôn đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp ra trường có 2 năm kinh nghiệm, trong khi thời gian thực tập đại học rất ít, chủ yếu năm cuối đại học. "Ngay cả khi đi thực tập, cũng chỉ mang tính chất "cưỡi ngựa xem hoa" nên sinh viên ra trường rất thiếu kỹ năng. Do đó sau khi ra trường là thời gian rất vất vả đối với sinh viên tốt nghiệp để tự trau dồi kinh nghiệm cho bản thân", Phùng Diệu Hoa, Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học được 1 năm nay và đang mong xin được việc làm kế toán tại một công ty.

Đồng quan điểm này, ông Đỗ Quang Hải, quản lý một khách sạn cao cấp Hà Nội chia sẻ: "Nhiều trường đại học chỉ đào tạo thiên về lý thuyết nhưng các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu người lao động phải có kinh nghiệm làm việc. Do đó, sinh viên của chúng ta chủ yếu "tự bơi", muốn có kỹ năng phải học hỏi thêm khóa học ngắn hạn. Trong khi đó, đối với chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch tại các trường châu Âu, 2 năm cuối sinh viên được thực tập thực tế tại doanh nghiệp liên kết với nhà trường, sau khi ra trường, sinh viên được cấp chứng nhận đã có 2 năm kinh nghiệm".

Còn theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có trình độ kỹ năng thấp nhất, cứ 10 lao động tại đây thì chỉ một người được đào tạo. Đặc biệt, đại diện 200 doanh nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam cho biết, hầu hết sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ.

Ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết: "Đối với doanh nghiệp sản xuất, cơ cấu nhân lực cần khoảng 50% lao động phổ thông, 35% trình độ sơ cấp trở lên và 15% còn lại là tốt nghiệp đại học. Nhưng hiện nay, chúng ta tập trung cho đào tạo đại học là chủ yếu; có đến 80% số học sinh tốt nghiệp PTTH vào đại học nên tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đông và làm trái ngành, trái nghề là điều dễ hiểu".

"Nhà nước sớm cần có những điều hành chung để xây dựng một cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hợp lí. Các địa phương cần tập trung triển khai chủ trương là đến năm 2020, 30% học sinh tốt nghiệp THCS chuyển sang học nghề. Sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm, lại quay sang học nghề sẽ dẫn tới tốn phí thời gian cũng như tiền của gia đình và cả xã hội", ông Dương Đức Lân chia sẻ.

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhận định: "Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng đáng tiếc là trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đáng lưu ý là sự chênh lệch ngày càng trầm trọng giữa đào tạo kỹ năng cho sinh viên và nhu cầu của doanh nghiệp. Để đẩy mạnh phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với khối tư nhân cũng như đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục và đào tạo".

Ông Cao Quang Đại, Vụ trưởng Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH): Chú trọng đào tạo theo địa chỉ

Tỷ lệ lao động qua đào tạo phải chấp nhận những công việc với trình độ thấp hơn cho thấy những bất cập trong đào tạo hiện nay. Đặc biệt theo phản ánh của doanh nghiệp, học sinh, sinh viên thiếu nhiều kỹ năng nghề, kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp… Điều này ảnh hưởng lớn đến cơ hội xin việc và nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, nếu nguồn nhân lực không được trang bị và nâng cao kỹ năng thì nguy cơ thất nghiệp sẽ gia tăng khi Việt Nam gia nhập AEC vào cuối năm 2015.

Do đó, ưu tiên hiện nay là sự kết hợp giữa đào tạo và doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ. Về phía Tổng cục Dạy nghề đang triển khai đề án 40 trường chất lượng cao để làm "đầu tàu" nâng cao chất lượng dạy nghề.

Bà Sukti Dasgupta, chuyên gia cao cấp ILO về chính sách và thị trường việc làm: Cần cải thiện hệ thống giáo dục dạy nghề

Năng suất và kỹ năng của lao động Việt Nam đang ở mức trung bình, chỉ cao hơn các nước Lào, Campuchia. Do đó, để tăng cường năng suất lao động và kỹ năng nghề của người lao động, Việt Nam cần tập trung cải thiện hệ thống giáo dục dạy nghề và trung học, đồng thời kết hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để nắm bắt nhu cầu thực tế. Chính phủ cần xây dựng môi trường thông thoáng hơn trong sự hợp tác này.

Trong hội nhập, Việt Nam bảo vệ quyền của lao động di cư, tăng cường công nhận kỹ năng nghề của lao động di cư thông qua hợp tác song phương và đa phương giữa các nước ASEAN. Qua đó tạo sự đối xử công bằng giữa lao động Việt Nam và các nước tại các nước ASEAN.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá , Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: Cần đóng cửa các trường có tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao

Việc đào tạo như hiện nay dựa trên những thứ chúng ta đã có, chứ chưa dựa trên nghiên cứu thị trường lao động hiện nay đang cần gì. Việc đào tạo phải dựa trên tổng thể nghiên cứu thị trường lao động cần lĩnh vực nào thì chúng ta tập trung đào tạo. Còn hiện tại các trường đào tạo dựa trên phân bổ chỉ tiêu đào tạo từ Bộ Giáo dục Đào tạo.

Qua giám sát tại một số doanh nghiệp, địa phương đều cho rằng lực lượng lao động có bằng cấp nhưng chất lượng chưa cao và phải đào tạo lại. Vấn đề này vừa tốn kém cho Nhà nước, vừa tốn kém cho gia đình. Việc đào tạo như hiện nay không đáp ứng chất lượng và những ngành nghề xã hội cần. Nếu vẫn tiếp tục đào tạo theo những gì ta đang có thì tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp ra tăng và kéo dài hơn nếu chúng ta không thay đổi.

Do đó, cần đóng cửa các trường chất lượng kém, có tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao. Bên cạnh đó, phải khảo sát, đánh giá thị trường để khớp nối giữa đào tạo và nhu cầu thị trường lao động.

 

Theo Xuân Minh

Baotintuc.vn

 

 

Xem thêm :nền giáo dục, tiến sĩ, giáo sư, dân tộc, đất nước, giảng dạy, cải tiến, thay đổi, sách, tư duy triết học, dân tộc khác, ưu tiên giáo dục

Nguồn: Click xem

Khoa Y ĐH Tân Tạo: Mô hình Giáo dục phi lợi nhuận lý tưởng

Posted: 07 Sep 2014 11:50 PM PDT

Khoa Y Tân Tạo hội tụ những chuyên gia y danh tiếng

Thấu hiểu và đồng tâm với ý nguyện của bà Đặng Thị Hoàng Yến rằng: "Chính nền giáo dục bất vụ lợi mà các em được thụ hưởng sẽ tạo nên một thế hệ bác sĩ mới sẵn sàng hết lòng với bệnh nhân để đáp trả những gì đã được nhận từ xã hội", mà GS.TS.BS Bùi Duy Tâm đã hăng hái trở về VN để đặt những viên gạch đầu tiên, làm nền móng cho ngôi trường có lý tưởng giáo dục đáng kỳ vọng này.

Với quan niệm sự nghiệp giáo dục bất vụ lợi cũng cần phải được đầu tư tương xứng về người và vật chất, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã không ngần ngại đầu tư trang thiết bị hiện đại theo đà phát triển của Y khoa thế giới. Hiện tại, Khoa Y ĐH Tân Tạo có các phòng thí nghiệm, các bộ môn Vật lý, giải phẫu học, Sinh học phân tử…đều được trang bị máy móc và phương tiện tối tân để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của thầy và trò.

Trường hội tụ rất nhiều TS.BS giỏi từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… Đó là TS.BS Đoàn Văn Huyền, từ Đại học Y Sourthern Illinois, đó là vợ chồng GS.TS Bùi Hồng Thủy và GS.TS Nguyễn Văn Thuận từ các trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và còn rất nhiều TS.BS khác như TS Đỗ Thu Hằng (Úc), TS Trần Duy Hiến (Hoa Kỳ), TS Trần viết Nhân Hào ( Pháp), TS Nguyễn Quang Hưng (Nhật), TS Nguyễn Đức Thái (Hoa Kỳ)…

Khoa Y ĐH Tân Tạo – tương lai đầy hứa hẹn cho ngành Y VN

Bên cạnh đó, khoa Y ĐH Tân Tạo còn liên kết với ĐH Y Dược (ĐHYD) TP.HCM và các bệnh viên lớn như Chợ Rẫy, Bình Dân, Hùng Vương, Tâm Đức, Hoàn Mỹ…trong việc giảng dạy và thực tập lâm sàng với sự tham gia của các GS.TS.BS đầu ngành trong nước.

Ngoài ra, trường thường các đoàn GS, BS từ các Đại Học Y Khoa danh tiếng của Hoa Kỳ như Harvard, Johns Hopkins về giảng dạy cho sinh viên.

Và đặc biệt, sau 4 năm học tại VN, những sinh viên Y xuất sắc nhất của Tân Tạo sẽ được gửi đi thực tập lâm sàng tại các bệnh viện ở Mỹ dưới sự hướng dẫn của GS Anthony Cosentino thuộc Đại Học Y California và hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Khoa Y Tân Tạo.

Hiện nay, trường đang tuyển sinh khóa thứ hai với điểm xét tuyển 18 trở lên. Đặc biệt trường sẽ xem xét tặng 50 suất học bổng cho các bạn có thành tích cao (từ 21 điểm trở lên, có điểm học bạ 3 năm THPT 7.0 trở lên, không môn nào dưới 5 và điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT 7.0 trở lên, không môn nào dưới 5).

Với sự tuyển chọn kỹ lưỡng từ đầu vào, những tiêu chuẩn đào tạo khắt khe với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh theo mô hình nước ngoài, cộng với đội ngũ giảng viên hết lòng truyền dạy, chúng ta có thể tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của ngành Y Việt Nam.

Địa chỉ: Đại lộ Đại học Tân Tạo, E.City – Tân Đức, Đức Hoà, Long An

Điện thoại: (072) 376 9216

Website: www.ttu.edu.vn

Nguồn: Click xem

BSH đồng hành cùng ngành Giáo dục

Posted: 07 Sep 2014 11:50 PM PDT

Đây là chuỗi chương trình được BSH triển khai rộng khắp trên cả nước. Lần này, BSH đã trao tận tay các gói bảo hiểm cho thầy và trò 6 trường: Trung học cơ sở Quán Toan, THCS Hùng Vương, THPT Trần Nguyên Hãn, THPT Quán Toan, THPT Hùng Vương, THPT Đinh Tiên Hoàng.

Đối tượng được tặng quà lần này chủ yếu là con em gia đình chính sách hoặc các em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, BSH còn dành tặng nhiều học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để động viên các em vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh những hoạt động chung tay vì cộng đồng, thời gian qua, Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội còn gặt hái được rất nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh. Kết thúc 6 tháng đầu năm, BSH đạt tốc độ tăng trưởng trên 28%, thị phần và thị trường liên tục được mở rộng cả trong và ngoài nước. Cùng với đó, hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp và chăm lo đời sống cho cán bộ, nhân viên cũng rất được quan tâm. Mới đây, BSH đã tổ chức thành công chương trình tham quan, tập huấn nội bộ cho toàn hệ thống và Chương trình "Đêm hội trăng rằm" cho con em cán bộ, nhân viên nhân dịp Trung thu.

Không chỉ thể hiện thế mạnh ở các lĩnh vực như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm,… thời gian qua, gói sản phẩm bảo hiểm học sinh, sinh viên của BSH cũng nhận được những đánh giá rất tích cực của thị trường và là một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực này. Bảo hiểm học sinh, sinh viên BSH đã thực sự trở thành người bạn đồng hành đến trường của các em trong lứa tuổi học trò.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, thời gian qua, Tổng công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) không chỉ thường xuyên thực hiện các hoàn động từ thiện, nhân đạo mà còn thường xuyên tham gia đồng hành cùng ngành giáo dục trong việc đóng góp, ủng hộ kinh phí cho các chương trình hoạt động, giúp trẻ đến trường. Với mong muốn đồng hành cùng ngành giáo dục, động viên, hỗ trợ các thế hệ học sinh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, một lần nữa, tinh thần tương thân tương ái lại được BSH thắp lên, điều đó càng trở nên ý nghĩa hơn khi được thực hiện vào những ngày đầu tiên của năm học mới.

Đức Thành
Thể thao Văn hóa

Nguồn: Click xem

Bổ sung vi chất kẽm vào hạt nêm

Posted: 07 Sep 2014 11:50 PM PDT

Từ lâu, hạt nêm Aji-ngon luôn là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của hàng triệu gia đình Việt Nam.

Với việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm gia vị đảm bảo ngon hàng đầu dựa trên cơ sở khoa học và sự thấu hiểu sâu sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam vừa cho ra đời sản phẩm hạt nêm Aji-ngon từ Nấm hương và Hạt sen bổ sung vi chất kẽm. Sản phẩm hạt nêm Aji-ngon từ Nấm hương và Hạt sen bổ sung vi chất kẽm nằm trong dự án bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm ở Việt Nam của Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế nhằm giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng cho người Việt Nam.


Hạt nêm  Aji-ngon từ Nấm hương và Hạt sen được tăng cường vi chất kẽm.

Kẽm là một vi chất cần thiết và rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể nhanh phục hồi sau những bệnh nhiễm khuẩn. Kẽm cũng là một vi chất cần thiết đối với chức năng sinh sản; đóng vai trò quan trọng đối với da, tóc và móng. Đặc biệt, vi chất kẽm rất quan trọng đối với vị giác và cảm giác ngon miệng.

Việc tăng cường vi chất kẽm vào hạt nêm Aji-ngon từ Nấm hương và Hạt sen đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng những bữa ăn ngon, đồng thời cung cấp một lượng vi chất kẽm cần thiết cho cơ thể thông qua mỗi bữa ăn hàng ngày.

Hạt nêm Aji-ngon từ Nấm Hương và Hạt Sen bổ sung vi chất kẽm có hương thơm tự nhiên rất riêng biệt của nấm hương kết hợp cùng vị thanh ngọt nhẹ của hạt sen, mang đến sự thơm ngon, đậm đà cho thực phẩm và sẽ để lại hậu vị ngọt thanh dễ chịu nhưng không hề làm mất đi cảm nhận về vị ngon tự nhiên, từ đó giúp làm tăng thêm giá trị cảm quan cho món ăn.

Hạt nêm Aji-ngon từ Nấm Hương và Hạt Sen bổ sung vi chất kẽm đem đến hương vị thơm ngon và hấp dẫn cho những món chay và món mặn, giúp người nội trợ Việt Nam dễ dàng chế biển những món ăn ngon, góp phần tạo nên gia đình đầm ấm, hạnh phúc hơn. Hạt nêm Aji-ngon từ Nấm Hương và Hạt Sen bổ sung vi chất kẽm chính thức tung ra thị trường vào đầu tháng 09/2014 tại tất cả các kênh bán hàng trên toàn quốc.

 

Nguồn: Click xem

​Mưa dầm thấm lâu

Posted: 07 Sep 2014 05:46 PM PDT

Học sinh chăm chú theo dõi triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa  do Đoàn trường tổ chức - Ảnh: Phạm Được
Học sinh chăm chú theo dõi triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa do Đoàn trường tổ chức – Ảnh: Phạm Được

Sáng 5-9, trong buổi lễ khai giảng năm học 2014-2015, gần 1.500 học sinh Trường THPT Ngũ Hành Sơn được cung cấp kiến thức về biển, đảo thông qua cuộc thi "Rung chuông vàng" – phiên bản cuộc thi trên truyền hình. Theo đó, mỗi lớp cử hai học sinh tham gia. Các câu hỏi xoay quanh chủ đề biển, đảo.

"Chúng tôi đã liên hệ với Ban tuyên giáo Thành ủy xin tài liệu về biển đảo, photo rồi phát cho các lớp để các em có kiến thức tham gia cuộc thi. Ngoài ra chúng tôi còn khuyến khích các em lên thư viện đọc sách liên quan và lên mạng tìm hiểu thêm" – thầy hiệu trưởng Trần Đạt nói.

Với phương châm "mưa dầm thấm lâu" trong việc giáo dục kiến thức về biển đảo, nhà trường đã có nhiều hoạt động về chủ đề này.

Thư viện có chương trình giới thiệu sách về biển đảo dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần. Cô Hồ Thị Minh Thiện, nhân viên thư viện, cho biết sau chương trình giới thiệu sách, rất nhiều học sinh mượn sách về Hoàng Sa, Trường Sa. Thư viện trường hiện có hơn 20 đầu sách viết về chủ quyền biển đảo.

Cô Đặng Thị Hoa, tổ trưởng bộ môn địa lý, thông tin: "Ngoài những bài dạy về chủ quyền biên giới lãnh thổ trong cấu trúc chương trình học chính khóa, chúng tôi còn chủ động lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào từng tiết dạy với những hình ảnh minh họa sinh động.

Đặc biệt, thường xuyên giới thiệu cho học sinh những thông tin về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, biên giới chủ quyền cũng như tình hình kinh tế – xã hội, cuộc sống của quân dân ta trên đảo. Mỗi tiết học như thế, học sinh đều rất sôi nổi, hào hứng, những kiến thức về chủ quyền biển đảo đến với các em nhẹ nhàng, hấp dẫn".

Theo thầy Nguyễn Viết Nghị, bí thư Đoàn trường, ngoài việc hưởng ứng tham gia các phong trào "Nghĩa tình biên giới, hải đảo", "Góp đá xây dựng Trường Sa", "Tấm lưới nghĩa tình"… do Thành đoàn tổ chức, Đoàn trường còn tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về Hoàng Sa, Trường Sa".

Theo đó, khối lớp 10 sưu tầm các tư liệu, bản đồ, hình ảnh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là Hoàng Sa, Trường Sa; khối lớp 11 sưu tầm các tư liệu, hình ảnh các hoạt động, cuộc sống và chiến đấu bảo vệ biên giới, hải đảo của các chiến sĩ, nhân dân trên đảo; các chương trình hành động, tấm lòng và nghĩa cử thiết thực của nhân dân cả nước, trong đó có TP Đà Nẵng hướng về Hoàng Sa, Trường Sa; khối lớp 12 làm mô hình chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; sưu tầm các bài viết, tư liệu, hình ảnh về hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên biển đảo, các giá trị biển đảo mang lại.

"Để tăng tính hiệu quả, sau cuộc thi chúng tôi quyết định tổ chức triển lãm nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn kiến thức về biển đảo, đặc biệt là về Hoàng Sa, Trường Sa đến với học sinh toàn trường" – thầy Nghị nói.

Nguồn: Click xem

Mọi trẻ em phải được tiếp cận với giáo dục

Posted: 07 Sep 2014 05:46 PM PDT

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em không được đến trường chủ yếu là do các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, nhiều nhà ở xa trường điều kiện đi lại khó khăn, nhất là số trẻ em ở các xã vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc. Mặt khác, điều kiện và chất lượng giảng dạy, học tập còn hạn chế ở một số trường ở các xã vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em dẫn đến tình trạng các em chán học, bỏ học.

Giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra nhân cách, kỹ năng sống, dạy chữ, dạy làm người cho các em. Mọi trẻ em phải được tiếp cận với giáo dục từ ngày chúng được sinh ra cho tới ngày các em trưởng thành bắt đầu làm việc. Trẻ không đến trường sẽ để lại cho đất nước những thanh thiếu niên thiếu nhân cách, đạo đức, ý chí và trí tuệ, không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.

Học phí là một trong các nguyên nhân khiến nhiều trẻ em không được đến trường. Để đưa trẻ em đến trường đông hơn, trong thời gian tới cần vận động các nguồn tài trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được đến trường như tổ chức cấp phát học bổng, sách giáo khoa, tập vở, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chỉ đạo các trường tăng cường công tác phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém; kết hợp với chính quyền địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành có liên quan thường xuyên theo dõi và kịp thời vận động đối tượng học sinh bỏ học trở lại trường.

Có ý kiến cho rằng do ngân sách còn hạn chế nên phải vận động phụ huynh đóng góp. Theo tôi, ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều chứ không ít. 20% là con số được công bố trong tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hằng năm, song thiếu bàn tay chỉ đạo, thiếu minh bạch nên nguồn lực bị phân tán, lãng phí. Ngoài ra thay vì vận động phụ huynh đóng góp theo kiểu bình quân như nhiều nơi đang làm khiến tình trạng bất công trong giáo dục gia tăng, nên có chủ trương khuyến khích người dân gửi tiền cho giáo dục như gửi tiết kiệm ngân hàng, Nhà nước đảm bảo an toàn cho đồng tiền của họ. Từ nguồn đóng góp này Nhà nước sẽ đầu tư cho giáo dục.

PGS-TS PHƯƠNG NGỌC THẠCH,
Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế và quản lý TP.HCM

Nguồn: Click xem

Thủ tướng đồng ý một chương trình, nhiều sách giáo khoa

Posted: 07 Sep 2014 05:46 PM PDT

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, cần có định hướng hoàn thiện hệ thống giáo dục cho phù hợp, theo hướng mở, linh hoạt, liên thông; làm cơ sở triển khai các nội dung đổi mới khác đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội học tập. 

Chỉ đạo về vấn đề hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm và trung học phổ thông 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau trung học cơ sở, phân luồng trung học phổ thông và định hướng nghề nghiệp.

Bảo đảm liên thông dọc giữa các bậc của giáo dục nghề nghiệp gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với các bậc của giáo dục đại học gồm đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bảo đảm liên thông ngang trong cùng một bậc học.


Thủ tướng yêu cầu giữ nguyên số năm học trong hệ thống giáo dục phổ thông và phân luồng ở hệ trung học phổ thông.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với sách giáo khoa, thực hiện chủ trương 1 chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Về biên soạn sách giáo khoa mới, có 2 phương án. Phương án 1 – Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Phương án 2 – Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, báo cáo Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Về phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia, đáp ứng hai yêu cầu sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời làm cơ sở tin cậy để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong quá trình thực hiện việc tự chủ tuyển sinh của trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Về phương án đổi mới thi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai ngay trong đầu năm học 2014-2015 phương án đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội góp ý về 3 phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xin ý kiến và các phương án khác trong đó lưu ý phương án của Đại học Quốc gia Hà Nội để lựa chọn một phương án phù hợp.

Phương án được lựa chọn chính thức phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu trên; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Nguồn: Click xem

Thông tin tuyển sinh, giáo dục ngày 07/09

Posted: 07 Sep 2014 11:44 AM PDT

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng công bố điểm chuẩn xét tuyển

Hồi đồng tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã công bố điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1. Cụ thể, ngành dược học (A: 13; B: 16); giáo dục thể chất (T: 13 – năng khiếu nhân 2); mỹ thuật công nghiệp (V, V1: 16 – vẽ mỹ thuật nhân 2; H, H1: 16 – trang trí nhân 2). Tất cả các ngành học khác ở bậc ĐH và CĐ của trường xét tuyển bằng mức điểm sàn thứ 3. Thạc sĩ Huỳnh Quốc Phong, Giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp nhà trường, cho biết trường đã tuyển được khoảng 70% chỉ tiêu và vẫn còn chỉ tiêu cho tất cả các ngành. Trường sẽ tiếp tục xét tuyển từ ngày 6.9 – 30.10.

TPHCM: Dừng mở các ngành đào tạo về sức khỏe

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Phạm Ngọc Thanh vừa ký văn bản về việc chấn chỉnh mở ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trong đó tạm dừng đăng ký mở nhiều ngành liên quan đến đào tạo nhân lực y tế gồm Điều dưỡng, Dược sĩ trung cấp và Y sĩ.

Nội dung văn bản của Sở GD-ĐT nhấn mạnh việc chấn chỉnh mở ngành đào tạo TCCN nhằm đảm bảo đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hạn chế những lãng phí cho các cơ sở đào tạo khi đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho mở  ngành mới. Sở GD-ĐT chỉ cho phép các đơn vị mở ngành mới theo đúng các quy định của Bộ GD-ĐT.

Ngành đào tạo đăng ký mở phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành; có minh chứng về khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu người học và cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp. Thống kê đến năm 2013 trên địa bàn TPHCM có khoảng 50 trường đào tạo TCCN, trong đó có tới 17 trường đang đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe. Ngoài ra, đối với ngành Sư phạm mầm non phải có thêm yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Sư phạm mầm non tại các trường chuyên nghiệp TPHCM. ( Thanh Niên Online)

Chưa công nhận HĐQT mới của trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM

Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng chưa có đủ cơ sở pháp lý để công nhận hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2014-2019 của trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM được bẩu ra tại đại hội cổ đông ngày 7/8. Đó là nội dung trong văn bản do Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn ký để báo cáo Bộ GD-ĐT về tình hình Đại hội cổ đông và việc công nhận HĐQT trường CĐ Công nghệ Thông tin TPHCM.

Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng hồ sơ đề nghị công nhận HĐQT nhiệm kỳ 2014-2019 của trường chưa có văn bản thống nhất xác nhận các loại vốn của trường và đại diện phần vốn này để làm cơ sở cho việc xác định cổ phần của cổ đông tham gia bầu HĐQT. Trong văn bản này, Sở GD-ĐT TPHCM cũng nêu các văn bản pháp lý hiện hành không có hướng dẫn cụ thể về việc cử đại diện để sử dụng phần vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của các trường và 25% phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học tư thục (bao gồm trường cao đẳng tư thục) để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT cho ý kiến chỉ đạo về việc cử đại diện và sử dụng các nguồn vốn của Trường. Xác định chủ thể quản lý điều hành trường trong thời gian HĐQT và hiệu trưởng hết nhiệm kỳ để Sở có đủ cơ sở hướng dẫn trường thực hiện thủ tục đề nghị công nhận HĐQT. ( Thanh niên ONline)

Tuyển sinh đi học nước ngoài theo đề án của Chính phủ

Bộ GDĐT vừa thông báo tuyển ứng viên đi học đại học ở nước ngoài theo Đề án Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án 599) năm 2014. Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013. Tổng chỉ tiêu tuyển là 30 người, được gửi đi đào tạo tại nhiều nước khác nhau. Cụ thể, mỗi nước Anh, Pháp, Đức có bốn người; các nước Canada, Úc, Nga, Nhật mỗi nước hai người; Mỹ và Trung Quốc mỗi nước ba người và bốn người còn lại đến các nước khác.

Đối tượng dự tuyển là SV đang học đại học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được Bộ GDĐT, Bộ VH-TTDL cử đi dự thi và đạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi Olympic quốc tế môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học…; các kỳ thi quốc tế về văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao. Đề án sẽ gửi SV đi học các ngành mà SV đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế. Hạn nộp hồ sơ là trước ngày 30-9 năm nay, tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài và thời điểm nộp hồ sơ online. ( Pháp Luật Online)




Tổng hợp từ Thanh Niên Online, Pháp Luật Online

http://www.baomoi.com/Tuyen-sinh-di-hoc-nuoc-ngoai-theo-de-an-cua-Chinh-phu/108/14751280.epi

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140905/truong-dh-quoc-te-hong-bang-cong-bo-diem-chuan-xet-tuyen.aspx

http://www.thanhnien.com.vn/pages/tuyen-sinh.aspx

Nguồn: Click xem

Triển khai công tác dự báo, kế hoạch phát triển giáo dục chuyên …

Posted: 07 Sep 2014 11:44 AM PDT

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, đánh giá sự tác động của việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Thực hiện xã hội giám sát đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục chuyên nghiệp thông qua công khai các hoạt động giáo dục.

Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, huy động nguồn lực, tập trung thu hút người học vào các trường TCCN, đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ năng của người lao động nhằm cải thiện cơ hội việc làm, đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên.

Tổ chức đánh giá vị trí việc làm của người lao động và nhu cầu nhân lực trình độ TCCN gắn với thị trường lao động.

Tiếp tục mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo và củng cố các loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, của Bộ, ngành và địa phương.

Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học gắn với năng lực thực hiện.

Nội dung đào tạo cần xây dựng theo hướng tích hợp hình thành năng lực nghề nghiệp của người học. Phương pháp đào tạo cần theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng người học vào thực hành nghề nghiệp…

Nguồn: Click xem

Comments