Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Lo nhất là cơ sở vật chất …

Posted: 06 Sep 2014 11:41 PM PDT

Rào cản lớn về nguồn lực

"Với Đề án, lo ngại lớn nhất là việc chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Việc thay đổi cơ cấu môn học đòi hỏi các trường sư phạm phải đổi mới, đi trước một bước để đào tạo giáo viên… Tuy nhiên, cái khó không phải là đội ngũ giáo viên mới, mà đội ngũ giáo viên đang được sử dụng tại các trường. Việc hàng triệu người phải thay đổi chức danh, trang bị lại kiến thức cho phù hợp với yêu cầu đổi mới là rất khó", GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về Dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Ủy ban này tổ chức cuối tuần qua.

Lo lắng của GS. Đào Trọng Thi là hoàn toàn có cơ sở, bởi theo Dự thảo, thay đổi lớn nhất trong bậc học trung học cơ sở (THCS) là đào tạo theo hướng tích hợp, theo đó, sẽ không còn giáo viên theo môn học, mà chỉ có giáo viên theo ban khoa học tự nhiên và ban khoa học xã hội.

Trong khi đó, việc bậc học trung học phổ thông (THPT) chuyển từ phân ban sang các môn học tự chọn cũng dẫn tới yêu cầu nhiều cơ sở vật chất hơn để phục vụ nhiều môn học hơn. Số lớp học, số lượng giáo viên và cơ cấu môn học cũng vì thế tăng lên.

Đó là chưa kể, nếu phương án đào tạo giáo dục cơ bản 10 năm như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình, thì Nhà nước sẽ mất nguồn ngân sách lớn hơn cho việc kéo dài thêm 1 năm giáo dục cơ bản. Điều này sẽ làm thay đổi hệ thống giáo dục, bởi việc các trường THCS thêm 1 lớp sẽ phải có thêm giáo viên, có thêm cơ sở vật chất, trong khi các trường THPT giảm 1 lớp thì lại thừa giáo viên, thừa cơ sở vật chất.

"Hiện chưa nên thay đổi cơ cấu cấp học trong giáo dục phổ thông để tránh phải trả giá nhiều cho việc thay đổi chính sách", GS. Đào Trọng Thi nhấn mạnh.

Đồng ý với nội dung thay đổi trong bậc học THPT, nhưng GS. Văn Như Cương cho rằng, chương trình THPT chí ít phải có 2 chương trình. Theo đó, những học sinh học chương trình có trình độ thấp hơn sẽ vào thẳng trường nghề và học sinh học chương trình cao hơn sẽ học lên đại học. Việc thực hiện 2 chương trình như vậy sẽ đảm bảo việc phân luồng học sinh THPT.

Chưa thống nhất phương án biên soạn sách

Với việc biên soạn sách giáo khoa mới, Dự thảo đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, đồng thời các tổ chức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa khác. Phương án thứ hai, các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa.

Việc xã hội hóa sách giáo khoa, theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, là điều kiện tốt để huy động nguồn lực, tạo cơ chế cạnh tranh trong viết sách giáo khoa, dẫn tới nâng cao chất lượng. Việc xã hội hóa cũng tạo nguồn cung lớn giúp chọn lựa được những bộ sách có chất lượng.

Tuy nhiên, theo GS. Đào Trọng Thi, xã hội hóa việc viết sách là đúng, nhưng yêu cầu chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc chuẩn bị một bộ sách giáo khoa chuẩn phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Đồng thời, việc thực hiện lộ trình thay đổi chương trình, sách giáo khoa phải chặt chẽ và phải có một đơn vị chịu trách nhiệm.

"Nếu chỉ dựa vào các lực lượng mang tính tự nguyện sẽ khó đảm bảo lộ trình, đảm bảo thời hạn và có thể không đảm bảo chất lượng", GS. Đào Trọng Thi nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo GS. Nguyễn Khắc Phi, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì một bộ sách giáo khoa thì sẽ đi ngược chủ trương xã hội hóa giáo dục và dẫn tới hiện tượng con đẻ, con nuôi. Bởi theo đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tín nhiệm Nhà xuất bản Giáo dục, trong khi, trên thực tế, nhiều nhà xuất bản có khả năng biên soạn sách.

"Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm là bồi dưỡng đội ngũ tác giả tiềm năng, tác giả chiến lược để họ hiểu và phát triển những bộ sách đáp ứng yêu cầu của Đề án". GS. Nguyễn Khắc Phi nói.

Liên quan vấn đề này, GS. Văn Như Cương cho rằng, những bộ sách do các đơn vị khác (ngoài Nhà xuất bản Giáo dục) biên soạn vẫn phải có sự kiểm duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên rủi ro sẽ rất lớn nếu sách biên soạn ra không được Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận.

Nguồn: Click xem

Dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục

Posted: 06 Sep 2014 11:41 PM PDT

Học cái gì là làm ra cái đó

Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học. Thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học mônTiếng Việt Công nghệ giáo dục là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét- đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình

Theo TS Ngô Hiền Tuyên, mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục là giúp các em học sinh đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của từng cá nhân học sinh.

Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường. Quá trình học là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục. Việc học có thực hiện được hay không là do phương pháp giáo dục của nhà trường.

Ví dụ ở phần học "Tách lời thành tiếng" trong bài học về "Tiếng", giáo viên có thể đưa ra câu thơ:

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".

Để giúp học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên có thể làm theo cách sau: Nói: to – nhỏ – mấp máy môi – thầm hoặc phân tích bằng mô hình.

Giáo viên cũng có thể tách tiếng thành 2 phần rồi phân tích bằng phát âm SEN và CHEN

Hay như với bài học về vần, từ 2 phần của tiếng, có mẫu giáo viên phân tích vật liệu bằng phát âm. Mô hình hóa – ghi lại – đọc lại luyện tập với nhiều vật liệu khác.

Cách học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Tiến sỹ Tuyên – cho biết: Bản chất việc học là làm ra khái niệm. Phân tích được mối quan hệ bản chất, bên trong của khái niệm. Đồng thời mô hình hoá được quan hệ này ở dạng tổng quát và cụ thể hóa khái niệm qua luyện tập sử dụng.

Thao tác hình thành khái niệm gồm: Phân tích, cụ thể hóa. Thao tác này là luyện tập thành kỹ năng. Học sinh có một công cụ và có thể tự học lấy các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm vừa hình thành.

Những điều cần biết đối với phụ huynh


Nên khuyến khích con tự học.


Nên khen con thường xuyên.


Nên kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói.


Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi.


Không nên dạy con học trước.


Không nên chê con khi con chưa làm được.


Không nên nóng giận và áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ.


Không nên tạo áp lực về điểm số, thành tích.

Nguồn: Click xem

Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, liên thông

Posted: 06 Sep 2014 11:41 PM PDT

Chỉ đạo về vấn đề hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm và trung học phổ thông 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau trung học cơ sở, phân luồng trung học phổ thông và định hướng nghề nghiệp.

Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo 3 cấp trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, thống nhất về tên gọi, tiêu chí đầu vào, đầu ra, chương trình đào tạo.

Bảo đảm liên thông dọc giữa các bậc của giáo dục nghề nghiệp gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với các bậc của giáo dục đại học gồm đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bảo đảm liên thông ngang trong cùng một bậc học.

Đồng thời tổ chức lại các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cấp huyện thành một trung tâm thống nhất đảm  nhận các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề trên địa bàn. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục đại học được xây dựng theo 2 hướng là định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp, ứng dụng thực hành; đào tạo sau đại học gồm thạc sĩ, tiến sĩ áp dụng cho cả 2 hướng.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với sách giáo khoa, thực hiện chủ trương 1 chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Về biên soạn sách giáo khoa mới, có 2 phương án. Phương án 1 – Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Phương án 2 – Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong mỗi phương án cần làm rõ những ưu điểm, hạn chế, bất cập của từng phương án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, báo cáo Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức 1 kỳ thi quốc gia

Về phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia, đáp ứng hai yêu cầu sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời làm cơ sở tin cậy để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong quá trình thực hiện việc tự chủ tuyển sinh của trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Về phương án đổi mới thi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai ngay trong đầu năm học 2014-2015 phương án đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội góp ý về 3 phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xin ý kiến và các phương án khác trong đó lưu ý phương án của Đại học Quốc gia Hà Nội để lựa chọn một phương án phù hợp.

Phương án được lựa chọn chính thức phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu trên; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Nguồn: Click xem

Dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục

Posted: 06 Sep 2014 05:41 PM PDT

Thạc sỹ Lô Thúy Hương (Trung tâm Công nghệ giáo dục – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã chia sẻ như vậy tại Hội thảo “Giải pháp Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua.

Theo ThS Hương, dạy Toán bậc tiểu học theo Công nghệ giáo dục sẽ giúp hình thành cho trẻ em tư duy toán học hiện đại, là nền và móng vững chắc cho tư duy toán học, là tri thức cơ bản nhất của trí tuệ hiện đại.

Mục tiêu là nhằm hình thành ở học sinh tiểu học các khái niệm và kĩ năng tương ứng về: Phép toán; Số tự nhiên; Số thập phân; Phân số; Đại lượng và đo đại lượng.

Về yếu tố hình học nhằm huấn luyện cho học sinh các thao tác trí óc cơ bản như: Phân tích, lập mô hình và sử dụng mô hình. Từ đó góp phần rèn luyện các phẩm chất của con người lao động mới trong xã hội hiện đai.

Phương pháp thầy thiết kế, trò thi công

Điền hình như đối với chương trình lớp 1, mục tiêu là cung cấp cho HS các khái niệm cơ bản, ban đầu của toán học hiện đại như: Ngôn ngữ tập hợp; Các số tự nhiên (đến 100); Phép đếm; Phép cộng / Phép trừ.

Đồng thời giúp học sinh hình thành các thao tác Toán học như: Đặt tương ứng một – một; Ghi số; Dãy số / Trục số.

Ngoài ra, hình thành và rèn luyện ở HS các kĩ thuật như: Làm tính cộng / tính trừ; Giải các phương trình cơ bản; Giải các bài toán đơn và hình thành, rèn luyện và phát triển cho HS gồm: Các thao tác trí óc cơ bản; Khả năng suy luận hợp lí; Cách tự học, làm việc có kế hoạch, khoa học; Tính chủ động, sáng tạo và tự tin vào bản thân.


 Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp “thầy thiết kế, trò thi công”

Ví dụ: Bài số tự nhiên, cần giúp học sinh nắm được nguồn gốc số tự nhiên; quy tắc tổ chức số tự nhiên và dãy số tự nhiên.

Về phương pháp giảng dạy, theo thạc sỹ Hương phương pháp sẽ là "Thầy thiết kế trò thi công".

ThS Hương nhấn mạnh: Với thầy thiết kế sẽ làm những công việc như sau:

1. Làm việc trên vật thật. Mô tả việc làm bằng lời. Mô tả bằng sơ đồ, kí hiệu.

2. Tổ chức chuyển vào trong với hành động nói theo 4 mức độ: Nói to / Nói nhỏ / Nói mấp máy môi / Nói thầm

3. Luyện tập với các vật liệu mới.

Còn trò thi công tức là học sinh tự mình làm từng việc, làm trên các vật liệu vật chất (hoặc được vật chất hoá) dưới sự tổ chức của giáo viên dựa vào bản thiết kế.

Với phương pháp trên, kết quả đạt được sẽ là: Học sinh có được ngôn ngữ tập hợp, biết cách ghi số bằng các cách khác nhau, biết cách tổ chức số thành dãy số tự nhiên từ 0 đến 100.

Ngoài ra, học sinh sẽ biết dùng dãy số tự nhiên để đếm số phần tử của một tập hợp, biết so sánh, sắp thứ tự các số trong dãy số tự nhiên, nắm được bản chất của phép cộng / phép trừ và mối liên hệ của chúng.

Bên cạnh đó, học sinh còn nắm và sử dụng được các kĩ thuật làm tính cộng, tính trừ, giải các phương trình cơ bản và các bài toán đơn, có được cách làm bằng tay, thao tác bằng tay trên các đồ vật vật chất, các thao tác toán học, thao tác trí óc, cách làm việc cẩn thận, có kế hoạch, khoa học, biết phát hiện ra các tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.

Nguồn: Click xem

“Thầy mất rồi”

Posted: 06 Sep 2014 05:41 PM PDT

Học với thầy suốt 4 năm nhưng chúng tôi chưa bao giờ phải chịu áp lực về điểm số. Chẳng bao giờ phải lo nghĩ tặng quà gì cho thầy vào ngày lễ, Tết vì thầy có nhận quà của sinh viên bao giờ đâu. Bởi thầy thương học trò, sinh viên đứa nào cũng nghèo, đang sống dựa vào cha mẹ. Trên bục giảng, thầy luôn mẫu mực, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho học trò. Còn trong đời sống, thầy luôn quan tâm, dìu dắt, hết lòng yêu thương, gần gũi và chia sẻ khó khăn với sinh viên nghèo xa nhà. Suốt nhiều năm dạy học, thầy luôn giữ tác phong giản dị, đi chiếc xe máy cũ kĩ và sống một mình trong căn nhà nhỏ đi thuê.

Thầy không chỉ truyền lửa cho chúng tôi, giảng cho chúng tôi những kiến thức vào nghề, mà còn răn dạy chúng tôi những bài học về đạo đức làm người, đạo đức làm nghề báo. Có lẽ tất cả những công ơn, những tình cảm của tôi và những đồng nghiệp là học trò của thầy hiện đang làm báo trên khắp đất nước này sẽ chẳng thể có lời nào để diễn tả hết…

Và dẫu biết rằng ngày này sẽ đến, nhưng chúng tôi vẫn thấy sao mà hụt hẫng vậy, sao mà tiếc thương quá thầy ơi…

Thiên Thư

Xem thêm :hà nội, tổng hợp, tết, khoa học, học trò, báo chí, tp huế, thiện, ngữ văn, đào duy anh, sinh viên bao giờ, đạo đức nghề báo

Nguồn: Click xem

Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục công bố phương án chính thức …

Posted: 06 Sep 2014 05:41 PM PDT

Tuy nhiên, ngày mai, 5/9, sẽ là ngày khai trường nhưng đến giờ Bộ vẫn chưa chốt được có đổi mới thi hay không, đổi mới như thế nào. Các phương án đổi mới đưa ra nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của các nhà giáo dục. Còn giáo viên, học sinh thì sốt ruột chờ đợi vì đến thời điểm này vẫn mù mờ thông tin về hai kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm đèn sách: thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học.

Đổi mới thi: Càng bàn, càng rối

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ba phương án thực hiện chủ trương một kỳ thi hợp nhất ngay năm 2015, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, kết quả vừa để xét tốt nghiệp, vừa có thể dùng làm cơ sở xét tuyển đại học, cao đẳng.

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.

Giáo sư Đào Trọng Thi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên thực hiện đổi mới trong năm 2015. "Năm nay, chúng ta đã bước đầu cải tiến về thi cử và theo tôi, đến thời điểm này như thế là đủ. Chúng ta cứ thực hiện như vậy một vài năm tới. Khi nào thay đổi về chương trình, sách giáo khoa thì mới thay đổi về thi cử. Bây giờ cứ thay đổi về phương thức nhưng nội dung, chương trình, sách giáo khoa vẫn thế thì chắc chắn không có thay đổi gì thật căn bản. Tôi nghĩ không nên vội vã, cứ từng bước sẽ vững chắc hơn," ông Thi nói.

Cùng quan điểm này, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên đề nghị Bộ cần có lộ trình chuyển đổi để học sinh, các trường phổ thông kịp thích nghi, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa.

Về ba phương án thi mà Bộ đưa ra, nhiều nhà giáo dục như giáo sư Đào Trọng Thi, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm… đều cho biết họ không đồng tình với phương án nào. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng ở phương án 1 với 8 môn thi sẽ dẫn đến tình trạng học lệch, hình thành hai loại giáo viên trong nhà trường là giáo viên dạy môn thi và giáo viên dạy môn không thi. "Đó là một bi kịch cho cả thầy lẫn trò," ông Dũng nói. Phương án 2 và 3 thì quá nặng và rối, ghép môn thi một cách cơ học là không khoa học.

Nếu phải chọn một trong các phương án Bộ đưa ra, các trường phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo chọn phương án 1 vì đây là phương án gần nhất với kỳ thi tốt nghiệp hiện hành, còn các trường đại học lại chọn phương án 2 vì thuận lợi cho tuyển sinh.

Các phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia với mục đích hai trong một vẫn còn rất rối thì nhiều trường đại học đã lên tiếng sẽ không chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi này để làm cơ sở xét tuyển đại học mà sẽ phải có kỳ thi bổ sung. Lý do các trường đưa ra là kết quả kỳ thi tốt nghiệp nhiều năm qua không phản ánh đúng chất lượng học sinh, nhiều gian lận trong thi cử. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga thừa nhận, nếu các trường phải tổ chức thi riêng thì mục tiêu đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp đã không đạt được như mong đợi là giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội.

thi quốc gia 2015, phương án chính thức, tuyển sinh, tốt nghiệp phổ thông, tin học, môn thi chính, phương án 1

Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng việc đổi mới giáo dục theo hướng đổi mới thi là sai lầm vì như vậy, giáo dục Việt Nam vẫn quẩn quanh với việc học để thi chứ không phải học vì để trang bị tri thức cho công dân.

Thí sinh "nín thở" chờ

Trong khi các chuyên gia giáo dục vẫn còn đang tranh luận, nhà quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang phân vân chưa quyết còn các trường đại học vừa nghe ngóng vừa tìm phương án tuyển sinh thích ứng thì người chịu nhiều thiệt thòi nhất là các em học sinh.

Châu Anh, học sinh trường Trung học phổ thông Gia Lai (Gia Lai) cho biết, suốt từ mấy tháng qua, em cũng như các bạn trong trường như "ngồi trên đống lửa."

"Đầu năm 2014, Bộ công bố sẽ tổ chức kỳ thi 'ba chung' đến hết năm 2016, nhưng chỉ vài tháng sau lại chủ trương bỏ ‘ba chung’. Liệu như thế có công bằng với chúng em?" Châu Anh bức xúc nói.

Đây cũng là nỗi niềm của tất cả các học sinh trung học phổ thông, nhất là học sinh khối 12 trên cả nước.

Em Trần Hương Ly, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ: "Nếu được chọn, chúng em không chọn phương án nào. Bộ nên đề ra lộ trình thay đổi trước một vài năm để học sinh chuẩn bị."

Cũng theo Ly, với sự thay đổi trong tuyển sinh, có thể năm nay các trường đại học sẽ không còn tuyển theo khối thi như những năm trước mà theo môn thi, và rất có thể, các môn thi đó không trùng với các môn trong khối thi ổn định lâu nay của trường. "Chúng em rất bối rối. Thường học sinh sẽ xác định khối thi từ khi bắt đầu vào lớp 10 và học tập trung vào các môn đó, lơ là các môn còn lại. Nếu trường đại học thay đổi cách xét tuyển mà lại chỉ công bố trước 6 tháng như quy định của Bộ thì học sinh không thể chuyển hướng kịp vì học phải là cả một quá trình. Chính vì thế, việc lựa chọn một trong ba phương án trên đều là khó cho chúng em."

Ly cũng cho biết, tình trạng học lệch là phổ biến ở tất cả các học sinh trung học phổ thông hiện nay. Cũng vì học lệch nên thời điểm này, nhiều học sinh đã phải học "cầm chừng" các môn để nghe ngóng thêm tình hình. 

Em Nguyễn Mạnh Hưng, học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội) nói: "Em theo khối A, nhưng hiện em đã giảm thời lượng học thêm môn lý để ở nhà ôn tập, học toàn diện hơn các môn học  khác. Cậu bạn cùng trường với Hưng, em Hoàng Hưng Thịnh lại đi học thêm tiếng Anh và môn lý.

"Nghe nói Bộ sẽ công bố trước khi bắt đầu năm học mới. Chúng em đang 'nín thở' chờ để còn có kế hoạch học tập thích nghi với một kỳ thi mới," Thịnh chia sẻ.

Theo TTXVN


Kỳ thi Quốc gia 2015: Người đồng ý, người phản đối
Không đồng tình cả 3 phương án kỳ thi quốc gia
Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục không giúp các trường thi thêm ra đề
Kỳ thi Quốc gia 2015: Bộ Giáo dục chọn phương án nào phải giải thích rõ cho dân
Nên đọc


Nguồn: Click xem

Phi lợi nhuận bất thành… giáo dục!

Posted: 06 Sep 2014 11:38 AM PDT

“Muốn kinh doanh nên tránh xa giáo dục” – bài viết của GS Trần Văn Thọ trên một tờ báo mới đây lập tức gây nhiều ý kiến trái chiều trong giới hoạt động giáo dục, nhất là khi hàng loạt trường đại học (ĐH) ngoài công lập liên tiếp xảy ra tranh chấp quyền lực. "Tôi không đồng tình với quan điểm này. Làm giáo dục là phải có lợi nhuận, phải hướng tới lợi nhuận. Vấn đề nằm ở chỗ: cần lợi nhuận ở mức nào và sử dụng khoản lợi nhuận đó ra sao cho hợp lý" – GS Phạm Phụ, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP HCM, nêu ý kiến.

Tiền "đẻ" ra trường, trường "đẻ" ra tiền

Từ thực tiễn của khoảng 20 năm phát triển giáo dục ngoài công lập có thể khẳng định ngay rằng lợi nhuận chính là động cơ quan trọng để khối này ngày càng phát triển theo chiều ngang, song hành cùng nỗ lực nâng chất lượng đào tạo. Các cổ đông đã góp vốn vào giáo dục và nhiều người, nhiều đơn vị đã đạt được mục tiêu kép, đó là vừa có lãi vừa "trồng được người". Thành quả "trồng người" giúp nâng uy tín của trường, tuyển sinh tốt hơn, nhờ đó thu hút thêm nhiều cổ đông khác, thế là lợi nhuận thêm tăng. Chu trình sinh lãi cứ thế mà quay vòng. Thấy vậy,  lại có thêm nhiều người bỏ tiền ra mở trường.

Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương (TP HCM) tại lễ tốt nghiệp năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Đồng tiền luôn có hai mặt. Khi lợi nhuận nở nồi thì con người – theo bản năng – cũng nảy sinh ý định chiếm hữu. Để chiếm hữu nhiều, phải có quyền. Để có quyền, phải nhiều tiền, tức lượng cổ phần đóng góp phải lớn. Khi hai thế lực quyền – tiền vận hành song song thì mục tiêu cao đẹp "vì giáo dục" trở thành thứ cấp, nhường chỗ cho động cơ chính là tìm kiếm lợi ích.

Bối cảnh ấy nảy sinh xung đột giữa các cổ đông và ban điều hành. Một bên nhân danh "vì giáo dục" đấu với một bên "vì lợi ích", dẫn tới sự đổ vỡ. Điều đó khó tránh và đang diễn ra tại nhiều trường ĐH tư thục.

Vậy, muốn làm giáo dục "trong sạch" mà vẫn có lãi (để duy trì hoạt động, tái đầu tư…) thì phải theo mô hình không có cổ đông, không có chủ sở hữu. Chủ sở hữu phải là cộng đồng, vốn được góp bởi các nguồn hiến tặng. Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) đã đề xuất ý tưởng này và gọi đó là "phi lợi nhuận".

"Phi lợi nhuận" hay "không vì lợi nhuận"?

Trong giai đoạn sơ khởi, những người xin thành lập Trường ĐH Hùng Vương (TP HCM), những người góp vốn ban đầu đều không nhận đồng lãi nào. Các trường ĐH khác như Thăng Long, Hoa Sen… cũng khẳng định từ đầu là không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, khi tạo được chỗ đứng và sinh lãi, xung đột lợi ích đã nảy sinh khiến dư luận định kiến rất xấu về HĐQT của các trường tư. Chính vì vậy mà xu hướng "phi lợi nhuận" được đề cao, đến mức thái quá nên đã khiến nhiều người hiểu sai bản chất của giáo dục "phi lợi nhuận".

Luật Giáo dục ĐH có nêu: "Cơ sở giáo dục ĐH tư thục và cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục ĐH mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục ĐH; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ".

Rõ là "không vì lợi nhuận" chứ chẳng phải làm giáo dục không công, mà chính là cách sử dụng phần lãi đó. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, cần nhìn nhận một trường ĐH dưới mô hình của một doanh nghiệp, tức là phải sinh ra lợi nhuận. Nhà trường không thể hoạt động thua lỗ bởi như thế thì lấy đâu ra chi phí, ngân sách để duy trì?

Là người tư vấn luật lâu năm tại Mỹ, TS Nguyễn Ngọc Hải, giảng viên Khoa Luật – Kinh tế Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng không nên thành kiến về lợi nhuận trong giáo dục bởi đó là mục tiêu cần đạt đến. Nếu lợi nhuận thu được vì mục tiêu cho giáo dục đúng nghĩa thì đó sẽ là sức mạnh vô biên đối với sự phát triển của một quốc gia.

Chẳng hạn tại Mỹ, theo TS Dương Tấn Diệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính, hiện số trường ĐH phi lợi nhuận chiếm khoảng 37% trong tổng số hơn 4.500 trường ĐH, CĐ; trong đó có nhiều trường hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford… Các trường này cũng không phải không có lãi, không thu học phí sinh viên, như Harvard tính học phí rất cao: 44.000 USD/năm. Vấn đề là sử dụng tài chính trong các hoạt động của nhà trường như thế nào, hiệu quả đến đâu để lợi ích không rơi vào tay một nhóm cá nhân hay tổ chức nào.

Theo ông Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), nếu để chia lãi, không tái đầu tư thì hoạt động theo mô hình lợi nhuận. Ngược lại, phần lợi nhuận sử dụng để tái đầu tư cho cơ sở vật chất, đội ngũ, nghiên cứu, người học… thì xem như hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận. Xã hội đang mong muốn mô hình hoạt động của các trường không vì lợi nhuận phải thực hiện như các trường ở những nước phát triển. Đó là mong muốn chính đáng và phù hợp với thế giới. Thế nhưng, điều kiện nước ta chưa phù hợp, cần có thời gian để thay đổi cả về vấn đề pháp lý lẫn về nhận thức của nhà đầu tư. 

 

Với ý tưởng "phi lợi nhuận" trong giáo dục ĐH vừa được đề xuất, chính xác hơn, nên gọi đó là "không vì lợi nhuận"!

 

Lợi nhuận là bình thường

Đầu tư giáo dục cần chú ý trước hết đến cái lợi về chất lượng, uy tín rồi hãy tính đến tiền thì mới bền vững. Ở tất cả các trường ĐH tư thục của Việt Nam, hầu hết người góp vốn vừa là người quản lý giáo dục chứ ít thấy khối doanh nghiệp. Chuyển đổi từ mô hình lợi nhuận sang phi lợi nhuận thật sự rất khó. Nếu dùng từ phi lợi nhuận trá hình, giả nghĩa thì tội gì không dùng bởi một trường ra đời, vài chục năm mới có lãi nên gọi là phi lợi nhuận. Do vậy, không nhất thiết phải là trường phi lợi nhuận mới tốt. Đã có dư luận đề cao phi lợi nhuận là ưu việt, trong khi lợi nhuận trong giáo dục là điều rất bình thường.

TS Nguyễn Thị Anh Đào (Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á, Đà Nẵng)

Cần niềm tin vào giáo dục

Không thể nói Việt Nam không có trường ĐH phi lợi nhuận. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư ĐH phi lợi nhuận theo mô hình Mỹ, đó là Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Các nhà hảo tâm và thiện nguyện ở Mỹ đóng góp cho trường này sẽ được miễn thuế. Văn hóa hiến tặng của người Việt không thiếu nhưng quan trọng nhất là lòng tin vào giáo dục nước ta rất kém. Các nhà thiện nguyện chỉ muốn hỗ trợ trực tiếp cho học sinh, không qua trường hay trung gian.

TS Trần Vinh Dự (Tổng Giám đốc TNK Capital, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Việt Mỹ)

Hiệu trưởng phải có thực quyền

Từng làm hiệu trưởng nhiều trường ĐH ngoài công lập, tôi đã đề nghị đầu tư nhiều về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng của trường nhưng không được đáp ứng. Tôi buộc phải ra đi bởi không thể đứng ra đối đầu HĐQT. Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm trước dư luận, trước Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đến cây kim, sợi chỉ cũng phải đi xin. Ba trường ĐH ngoài công lập đang lùm xùm nội bộ hiện nay đều do ban giám hiệu bị HĐQT ngăn trở, không thực hiện được ý đồ đặt ra.

GS-TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ)

Phải sửa luật

Lỗi trước tiên dẫn đến xung đột lợi ích tràn lan trong các trường ĐH tư hiện nay là do thiếu sót về khung pháp lý. Ở các nước, nhà đầu tư không trực tiếp đầu tư vào trường mà gián tiếp thông qua một quỹ tín thác (Trust Fund). Quỹ nào bảo đảm điều kiện hoạt động vật chất cho nhà trường, đóng vai trò trung gian giữa nhà đầu tư và trường, tạo bức tường ngăn các nhà đầu tư vươn tay, chi phối hoạt động của trường. Trường chỉ việc hoạt động sao cho đạt chất lượng tốt nhất, không phải lo về tiền. Việt Nam phải sửa luật, nếu không thì giải pháp nào cũng không thể có được giáo dục phi lợi nhuận đúng nghĩa.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP HCM)

Tôn vinh văn hóa hiến tặng

Dù loại hình nào, vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận thì nhà nước cần có chính sách rõ ràng và đầy đủ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm góp vốn để ngày càng mở rộng cả 2 loại hình này như chính sách miễn thuế, tôn vinh đối với những nhà đầu tư hay mạnh thường quân hiến tặng của cải, vật chất xây dựng trường; có chính sách giao đất và miễn thuế đối với các trường hoạt động phi lợi nhuận.

NGƯT Lê Công Cơ (Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân)

Yên Nhan ghi

 

Nguồn: Click xem

Triều Tiên cải cách giáo dục theo hướng toàn diện và hiện đại

Posted: 06 Sep 2014 11:38 AM PDT

Học sinh Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngày 5/9, Triều Tiên đã tiến hành hội nghị các nhà giáo dục lần thứ 13 tại thủ đô Bình Nhưỡng.

Tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Choe Thae Bok đã nêu bật những sáng kiến giáo dục của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định cải cách giáo dục nhằm đi theo những sáng kiến, thành tích về giáo dục của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, và cố nhà lãnh đạo Kim Jong Il, để củng cố nền tảng của cách mạng về tinh thần tự lực tự cường, đồng thời thực hiện một bước nhảy vọt hướng tới xây dựng Triều Tiên thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh.

Mục tiêu của việc cải cách giáo dục là đưa Triều Tiên thành một quốc gia có nền giáo dục phát triển, bằng việc trau dồi tất cả thanh thiếu niên và trẻ em thành những trụ cột của đất nước và đạo tào họ thành những nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Do đó, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là cần phải cải thiện hệ thống giáo dục và quản lý.

Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, học sinh nên được tiếp cận với giáo trình được phát triển dựa trên nền tảng thực tiễn, toàn diện và hiện đại theo yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Ông Kim Jong Un cũng kêu gọi các nhà giáo dục và các quan chức hãy quan tâm giúp đỡ các học sinh trở thành những nhà sáng chế và nhà khoa học nổi tiếng thế giới, góp phần xây dựng quê hương.

Hội nghị trên đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong ngành giáo dục, khi chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài 12 năm mới bắt đầu có hiệu lực và khởi đầu một kỷ nguyên mới trong việc xây dựng Triều Tiên thành một quốc gia văn minh.

Tháng 9/2012, Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA – tức Quốc hội Triều Tiên) đã thông qua chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài 12 năm gồm một năm mẫu giáo, năm năm tiểu học, ba năm trung học và ba năm phổ thông. Tất cả trẻ em trong độ tuổi 5-17 sẽ không mất học phí./.

Nguồn: Click xem

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục sớm công bố phương án một kỳ thi …

Posted: 06 Sep 2014 11:38 AM PDT

Chỉ đạo về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm và trung học phổ thông 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau trung học cơ sở, phân luồng trung học phổ thông và định hướng nghề nghiệp.

Bảo đảm liên thông dọc giữa các bậc của giáo dục nghề nghiệp gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với các bậc của giáo dục đại học gồm đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bảo đảm liên thông ngang trong cùng một bậc học.

Thủ tướng đã đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với sách giáo khoa, thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

khaigiang-3244-1410009176.jpg

Khai giảng năm học mới tại trường THCS Tứ Liên (Hà Nội). Ảnh: Giang Huy.

Về biên soạn sách giáo khoa mới, có 2 phương án. Phương án 1 là Bộ Giáo dục chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Phương án 2 là các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.

Bộ Giáo dục hoàn chỉnh Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, báo cáo Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 40 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Về phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia, đáp ứng hai yêu cầu sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời làm cơ sở để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong quá trình thực hiện việc tự chủ tuyển sinh của trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Về phương án đổi mới thi, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục công bố ngay trong đầu năm học 2014-2015 trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội góp ý về 3 phương án mà Bộ đang xin ý kiến và các phương án khác trong đó lưu ý phương án của Đại học Quốc gia Hà Nội để lựa chọn một phương án phù hợp.

Phương án được lựa chọn chính thức phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu trên; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Hoàng Thuỳ

Nguồn: Click xem

Comments