Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thầy hiệu trưởng trải lòng sau màn nhảy hip hop gây sốt

Posted: 05 Sep 2014 11:10 PM PDT

Được biết đến là một "thầy giáo lắm chiêu", tuy nhiên món quà đầy bất ngờ của
thầy hiệu trưởng trường Việt Đức với màn biểu diễn mang đậm phong cách "teen"
hip hop và beatbox trong lễ khai giảng năm học mới vẫn khiến các học sinh vỡ òa
trong phấn khích. 

Xem clip:

Lễ khai giảng phải là một ngày hội

Là một hiệu trưởng, nhảy hiphop rất táo bạo và phóng khoáng trước học sinh, thầy
không ngại ư?

Tôi tin rằng tiết mục biểu diễn của mình là "một món quà bất ngờ" dành cho các
em. Tôi chỉ muốn tham gia một tiết mục văn nghệ với các em để tạo một không khí
vui vẻ cho ngày lễ khai giảng. Bởi ngày lễ khai giảng thường khô cứng và phần lễ
kéo dài quá, rất nặng nề. Tôi cho rằng khai giảng phải thật sự là một ngày hội
của các em.

Với suy nghĩ đó tôi đã vui vẻ thực hiện điệu nhảy của mình. Cũng xin bật mí,
tiết mục beatbox tôi học từ chính học trò của trường.

Mặc dù chưa đầy một ngày xuất hiện trên mạng xã hội nhưng clip "Thầy hiệu
trưởng Việt Đức nhảy hiphop trong ngày khai giảng" đã khiến thầy trở thành một
nhân vật được các bạn học sinh ưa thích nhất trong ngày hôm nay. Thầy nghĩ sao
về điều này?

Tôi thật sự vui mừng và hạnh phúc. Trong rất nhiều năm làm nghề, tôi đã cố gắng
rất nhiều để thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách nhìn nhận của mình về học sinh, để
làm sao mình có thể hiểu học sinh hơn. 

Học sinh mỗi một thời kỳ một giai đoạn,
ngay cả mỗi năm học cũng có những thay đổi. Suy nghĩ của các em cũng theo trào
lưu của xã hội, hoặc là theo những xu hướng mà chúng ta không hiểu, không nắm
bắt được thì các hoạt động giáo dục chưa thể thành công như mong muốn.

Tôi luôn mong muốn làm sao mình và học sinh gần gũi hơn, thân thiện hơn và bình
đẳng hơn. Những điều này có lẽ trước kia nhiều người và ngay cả tôi cũng nghĩ
khác. Thường là thầy giáo là phải đạo mạo, nghiêm khắc. 

Nhưng cuộc sống dạy tôi
và cả trong những lần được trao đổi học tập những phương pháp giáo dục của nước
ngoài đã cho tôi thấy nếu thầy giáo chỉ đạo mạo, nghiêm túc mà không đúng lúc,
đúng chỗ thì cũng chưa thể thành công.

Thầy hiệu trưởng, trải lòng, nhảy hip hop, Việt Đức, học sinh
Thầy Nguyễn Quốc Bình nhảy hiphop và beatbox trong lễ khai giảng năm học mới

Tôi từng được học trò tâm sự chuyện tình yêu

Có thể nói đây là một cách tiếp cận rất mới mà không phải ai cũng chấp nhận.
Có nhiều ý kiến cho rằng thầy giáo mà nhất là hiệu trưởng thì phải giữ hình ảnh
mình hơn, chừng mực hơn, thầy nghĩ thế nào về điều này?

Chuyển từ Trường PTTH Nhân Chính về làm Hiệu trưởng Trường
PHTH Việt Đức (Hà Nội), thầy Nguyễn Quốc Bình tâm sự trên Hoa Học Trò: “Những
ngày đầu, thú thật tôi mất ngủ nhiều. Tôi nhận được rất nhiều thư. Một bác học
sinh cũ băn khoăn: “Thầy đang công tác ở một ngôi trường nhỏ bé như Nhân Chính,
liệu khi về Việt Đức, thầy có đem những quy định ở vùng nông thôn áp dụng vào
đây không? Và liệu có thúc đẩy được sự phát triển của nhà trường, hay làm cản
trở”.

6 năm sau, thầy Nguyễn Quốc Bình tự hào vì những gì mình nhận được từ học trò
trường Việt Đức. Nhiều bạn đã tiến bộ, đã không chỉ tin mà còn coi thầy như một
người bạn lớn.

Theo tôi mỗi người có một suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng ở một khía cạnh nào đó họ có
thể đúng. Tuy nhiên, những suy nghĩ đó lại cũ mất rồi. Cha mẹ học sinh, thầy cô
giáo và học sinh là thuộc những thế hệ khác nhau nhưng chúng ta làm sao phải kéo
khoảng cách đó ngắn lại, để chúng ta có thể hiểu về học trò. Nhất là đối với học
trò ở giai đoạn vốn có nhiều biến đổi về tâm lý, sinh lý, rất cần sự trợ giúp
của người lớn như các em cấp 2, cấp 3. Đôi khi mình phải thay đổi vị trí của
mình đi, phải làm bạn của con trẻ để lắng nghe tâm sự, để hiểu các em hơn.

Tôi nói thật không phải học trò nào cũng tìm đến hiệu trưởng để thẳng thắn trao
đổi nhờ giúp đỡ các vấn đề về tình yêu hay khúc mắc trong quan hệ thầy trò trong
trường… thế nhưng tôi đã từng nhận được rất nhiều sự chia sẻ tâm tư như vậy. Tôi
nghĩ rằng mình đã có được sự tin yêu của các em. Nếu như lúc nào thầy giáo cũng
đạo mạo, nghiêm khắc thì sẽ tạo khoảng cách lớn giữa thầy và trò, chắc chắn rằng
chẳng học trò nào dám tìm đến tâm sự với tôi cả.

Làm hiệu trưởng trường Việt Đức không dễ

Với thầy việc thay đổi cách tiếp cận này có dể dàng?

Chắc chắn đó phải là cuộc đấu tranh với cả bản thân mình, cũng có những cái so
đo, tính toán nhưng tôi luôn đặt tình yêu với nghề nghiệp, với các em học sinh
lên trên những cái mà có thể gặp phải trong cuộc sống như những lời dị nghị
chẳng hạn.

Tôi luôn thấy mình phải tìm kiếm những điều mà các em đang
mong muốn ở mình, ở người thầy ở nhà trường giúp gì được cho các em và làm thể
nào để hiểu các em. Những điều này quả thật cũng không hề dễ dàng. Nhất là từ
khi đảm nhận vai trò hiệu trưởng Trường Việt Đức học trò ở đây rất cá tính, có
phong cách riêng.

Giai đoạn đầu, tôi đến các em cũng phản đối, tỏ ý không thích. Nhưng sau một
thời gian gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ với các em thì tôi nhận thấy các em hiểu
mình hơn và mình cũng hiểu các em hơn. Những ngày đó, tôi cũng thường lên mạng
trao đổi với các em, qua đó thầy trò hiểu nhau hơn và tôi cũng luôn nói với các
em "cần gì hay trực tiếp đến và trao đổi, tôi luôn dành thời gian cho các em".

Nhiều vấn đề, câu hỏi "tại sao…" được các em trực tiếp trao đổi, nhiều vấn đề tế
nhị như quan hệ yêu đương, quan hệ thầy trò. Có thể không phải mọi kiến nghị của
các em đều được đáp ứng nhưng tôi luôn sẵn sàng trao đổi để các em có thể tiếp
nhận lời trao đổi và khuyên giải một cách hài lòng.

Tất nhiên vẫn phải thực hiện đúng các quy chế, quy định của nhà trường nhưng bên
cạnh đó người thầy gần gũi, chia sẻ với các em vì mục đích lớn nhất của giáo dục
là không chỉ mang đến cho các em tri thức mà còn định hình nhân cách sống của
con người mới phù hợp với xã hội cho các em.

Thầy ơi con tiến bộ rồi nhé

Nhiều lớp học trò vẫn thường gọi thầy là "thầy Quốc Bình lắm chiêu", thầy
nghĩ sao về điều này?

Thật ra các bạn ý nghĩ là "chiêu" thôi nhưng tôi nghĩ rằng đó chỉ là những đổi
mới cách tiếp cận, cách giáo dục các em. Mình cũng phải biết có những cách làm
để học trò "tâm phục, khẩu phục".

Có rất nhiều em vi phạm, các thầy cố giáo chủ nhiệm coi đó
rất nặng nề, nhưng lên đây trao đổi, tôi cũng chỉ vỗ vai rồi nhắn nhủ "thế nhé
mình là đàn ông với nhau ta phải cư xử đàng hoàng hơn. Chuyện từ bây giờ về
trước ta bỏ qua, bắt đầu lại nhé". Và em đó thay đổi mà không cần hình thức kỷ
luật nào cả. Sau này khi gặp lại chính học trò chào "thầy ơi, con tiến bộ rồi
nhé". Rất đáng mừng.

Quan điểm của tôi là luôn luôn muốn đổi mới các hoạt động, đổi mới phương pháp
dạy, học, đánh giá, phương pháp giáo dục và cả phương pháp tiếp cận với học
sinh.

Từ trước đến nay, khi tiếp xúc với học sinh, tôi thấy dù mỗi
em một cá tính, một đặc điểm, nhưng điều quan trọng nhất nếu mỗi thầy cô giáo
thực lòng thương yêu, quan tâm đến học trò thì các em sẽ có những thay đổi đúng
hướng, nhận thức được ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. 

Mỗi học sinh thay đổi như vậy thì đó là niềm hạnh phúc của tất cả giáo viên
trong đó có tôi.

Xin chân thành cảm ơn thầy!

(Theo Giao thông vận tải)

Nguồn: Click xem

Chủ tịch TP HCM yêu cầu báo cáo về đề án sách giáo khoa điện tử

Posted: 05 Sep 2014 11:09 PM PDT

UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, yêu cầu nghiên cứu kỹ dư luận xã hội và ý kiến chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo cáo cho Thường trực UBND thành phố về đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP HCM năm học 2014-2015″. Trước đó, nhiều người dân và các nhà chuyên môn đã phản ứng gay gắt đề án trên.

IMG-8536-JPG-6332-1408620818-3688-140996

Theo đề án này, hàng ngàn phụ huynh sẽ phải bỏ tiền ra để mua máy tính bảng cho con. Ảnh: Nguyễn Loan

Đề án do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM xây dựng với kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng kỳ vọng hơn 327.000 học sinh lớp 1, 2, 3 tại thành phố sẽ học hoàn toàn trong những lớp học thông minh. Mỗi em sẽ sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…

Trong sách giáo khoa điện tử này, ngoài chương trình hiện hành còn được bổ sung các nội dung khác như đa phương tiện, hoạt hình 3D, video, bài giảng điện tử… Máy tính bảng cũng được cài đặt phần mềm tạo bài giảng tương tác trên máy; phần mềm quản lý giáo dục trực tuyến bao gồm quản lý tài chính, điểm danh, tuyển sinh, thưởng – phạt, phần mềm quản lý phòng học và các phần mềm học tiếng Anh tăng cường… 

Song song với việc đồng bộ hóa máy tính bảng, đề án cũng cải tạo, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho trường, bao gồm các thiết bị kết nối Internet, wifi… 

Qua hai lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến, đề án sách giáo khoa điện tử được cho là rất nhiều bất cập. Phía Sở Giáo dục TP HCM cho biết sẽ ghi nhận tất cả ý kiến để hoàn thiện đề án và có tính toán kỹ lưỡng các chi tiết, con số, kỹ thuật, cũng như tính ưu – nhược để báo cáo lãnh đạo thành phố và trình lên Bộ Giáo dục.

Trung Sơn

Nguồn: Click xem

Khuôn viên đại học lộng lẫy ở Canada

Posted: 05 Sep 2014 07:09 PM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Đáp án bài toán ‘chia đồng xu’

Posted: 05 Sep 2014 07:08 PM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Khuôn viên các trường đại học đẹp bậc nhất Canada (Phần 2)

Posted: 05 Sep 2014 05:08 PM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Hàng chục học sinh đối diện nguy cơ thất học

Posted: 05 Sep 2014 04:08 PM PDT

800×600

– Phụ
huynh của 59 học sinh tiểu học thuộc xã Quang Sơn, Đô Lương (Nghệ An) đã không
cho con đến trường,
khi không chấp thuận
chủ trương sá
p
nhập trường lớp.

Đồng
loạt cho con ở nhà

Sáng 5/9, trong khi Trường
Tiểu học Quang Sơn tổ chức lễ khai giảng năm học mới tại sân trường, phụ huynh
và học sinh các khối 1,
2,3 của 3 xóm thuộc làng Văn Hà (Quang
Sơn)
lại tập
trung về điểm trường lẻ trong làng.

Quang Sơn, Đô Lương, trẻ em, học sinh, thất học

Trong buổi tựu trường đầu năm học, có
59 em
học sinh ở làng Văn Hàvẫn chưa đến trường.

Qua tìm hiểu, đầu năm học 2013 – 2014, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng lộ
trình đưa Trường Tiểu học Quang Sơn đạt chuẩn Quốc gia (giai đoạn 2)
, cơ quan chức năng có chủ trương sáp nhập điểm trường lẻ
về trường chính.

Dù chính quyền địa phương và nhà trường đã giải thích rõ chủ trương và tổ
chức vận động, tuyên truyền, nhưng nhiều người dân làng Văn Hà lại
tỏ
ra không tán đồng. Trong năm học 2013 – 2014, 53 học sinh các khối 1,
2,3
tại làng này đã không đến trường
.

Ông
Nguyễn Hàm Lục (44 tuổi, xóm 9 Quang Sơn) có 2 con nhỏ là Nguyễn Hàm Đại (7 tuổi)
và Nguyễn Hàm Lượng (6 tuổi). Trong ngày khai giảng năm học mới, cả hai con của
anh Lượng đều ở nhà.

Quang Sơn, Đô Lương, trẻ em, học sinh, thất học

Điểm trường lẻ ở làng
Văn Hà xây từ hàng chục năm trước nay đã xuống cấp.

Năm ngoái, Đại lẽ ra là học sinh lớp 1, nhưng khi điểm
trường lẻ sá
p
nhập vào trường chính, Đại không đến trường. Năm nay, Đại và em trai là Lượng
(đến tuổi bước vào lớp 1) đang đứng trước nguy cơ thất học.

"Điểm trường lẻ nằm giữa
làng Văn Hà, có từ hàng chục năm trước, thuận lợi để con em trong làng đi học.
Khi sá
p nhập vào trường
chính, quãng đường đến trường quá dài lại hay ngập lụt, các cháu lớp 1 đến lớp
3 còn quá nhỏ không đi học được",
ông
Lục
trình bày lý do.

Cùng chung quan điểm, ông Trần Văn Ân (SN 1974, xóm 8 Quang Sơn) cho biết con trai ông là Trần Văn Bằng (7 tuổi) chưa đến
trường.
Ông
Ân cho rằng, trường chính cách xa, nếu sá
p
nhập hàng ngày các phụ huynh đều phải bỏ công chở con đến trường. Trong khi các
lao động ở đây đều làm nông, rảnh rỗi thì đi phụ hồ nên không có thời gian.

Nhiều phụ huynh ở Văn Hà cũng thể hiện quan điểm muốn duy trì sự hoạt động
của điểm trường lẻ.

Nguy
cơ thất học

Trao đổi với PV VietNamNet sáng 5/9, ông Lê Văn Vĩnh, Chủ tịch
UBND xã Quang Sơn cho biết, xã và các lực lượng liên quan vẫn đang phối hợp vận
động phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Quang Sơn, Đô Lương, trẻ em, học sinh, thất học

Con đường từ làng Văn Hà ra điểm trường chính dài chừng 3km, đang được
đổ đá dăm.

Ông Vĩnh cho biết, điểm
trường lẻ tại làng Văn Hà xây dựng từ năm 1990 với 4 phòng, phục vụ việc học tập
của học sinh các khối 1,
2,3 của ba xóm ở làng này. Ông khẳng định
p nhập trường là
chủ trương chung không riêng gì Quang Sơn, nhằm đưa việc dạy và học đạt hiệu quả
cao.

"3 xóm ở làng Văn Hà hiện
có 74 em thuộc độ tuổi ở các khối 1,
2,3; gồm 53 học sinh bỏ học từ năm ngoái
và 21 em từ mầm non lên lớp 1 vào năm nay. Tháng 8 vừa qua, khi trường tổ chức
ôn tập hè, đã có 10 em quay lại trường. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực vận động những
em còn lại", ông Vĩnh cho biết.

Quang Sơn, Đô Lương, trẻ em, học sinh, thất học

Thầy Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Sơn khẳng định,
các em nhỏ phải được đến trường, và đi học đúng độ tuổi.

Ông Vĩnh cho biết thêm thời
gian qua tại Văn Hà, tình hình an ninh có một số bất ổn.
Nhiều hộ dân cho con nhập học trở lại đã
bị quấy rối, đốt cây rơm, phá hoại ruộng lúa.

"Nhiều người muốn đưa con đến trường trở lại. Trong thời gian tới có lẽ sẽ
có nhiều em quay lại trường. Chúng tôi sẽ cố gắng để các em được học tập. Hiện
xã đã có kế hoạch xây nhà ăn bán trú", ông Vĩnh cho biết.

Thầy Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trường Trường Tiểu học Quang Sơn
cho biết, lễ khai giảng sáng 5/9, toàn trường có 64 em vắng mặt, trong đó có 59
em thuộc làng Văn Hà.

"Nhà trường đã phối hợp
với chính quyền tổ chức 11 đoàn công tác về tận các nhà dân để vận động nhưng
chưa có kết quả. Trong chương trình phổ cập, trẻ em phải được đến trường và
đúng độ tuổi
", thầy Sơn khẳng định.


800×600

Trao
đổi thêm với VietNamNet ngày 5/9, ông Lê Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn
cho biết, CA huyện Đô Lương đang phối hợp với công an xã nắm tình hình, điều
tra hành vi kích động quấy rối tại địa bàn.

Ông
Vĩnh cho biết, đêm 16/8, cây rơm của nhà ông Nguyễn Hàm Dương (xóm 8) bị đốt
cháy. Trong những ngày tiếp theo, tại Văn Hà có 3 hộ dân khác bị đốt cây rơm.

Đặc
biệt, ngày 21/8, 3 thửa ruộng sắp đến ngày thu hoạch, tổng diện tích gần
1.000m2 tại Văn Hà bị chặt phá.

"Những hộ dân bị đốt cây rơm hoặc phá ruộng lúa
đều vừa cho con quay trở lại trường học ôn trong dịp hè. Hiện công an đang sàng
lọc, điều tra", ông Vĩnh cho biết thêm.

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}

 

Cao
Nam

Nguồn: Click xem

Năm học mới: Thay đổi lớn và các món nợ dở dang

Posted: 05 Sep 2014 03:08 PM PDT

Một loạt quy định, hướng dẫn đã được Bộ GD-ĐT công bố trước thềm năm học mới
và sẽ có hiệu lực ngay từ năm học 2014 – 2015.

Những thay đổi

Mới nhất là quy định

đánh giá học sinh tiểu học
,
có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2014.

Theo
quy định này, các trường sẽ không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên mà thay
vào đó là những lời nhận xét theo hướng tích cực để động viên, khích lệ học sinh.

Trong một năm học sẽ có 2 bài kiểm tra định kỳ vào cuối học kì I và cuối năm học
đối với các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin
học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. Bài kiểm tra định kì được cho điểm
theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

điểm mới, Bộ GD-ĐT, năm học mới
Học sinh Trường Tiểu học Phan ĐÌnh Giót (Thanh Xuân, Hà Nội) trong ngày tựu trường 5/9 (Ảnh: Bảo Anh)

Bộ GD-ĐT cũng cấm dùng kiến thức vượt chuẩn để đánh giá học sinh

Theo Thông
tư số 21/2014 của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham
khảo có hiệu lực từ ngày 20/8, giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt
quá chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, sách giáo khoa trong các xuất bản
phẩm tham khảo để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên
trong quá trình dạy học.

Bên cạnh đó, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các
cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực
hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên
mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.

Cũng từ năm học này, học viên nghỉ học quá 45 buổi trong 1 năm học – thay vì
35 buổi học quy định cũ – kể cả nghỉ có phép và không phép, sẽ không được lên
lớ
p theo quy định của Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh
giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và
cấp THPT.

Người khuyết tật sẽ được tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế
Tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp, có hiệu lực từ ngày 25/9. Đặc biệt, đối với
thí sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic, hội thi khoa học kỹ thuật, nếu chưa tốt
nghiệp THPT hoặc THCS, thí sinh sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp.

Từ ngày 9/9, theo quyết định về Chế độ tư đãi của Thủ tướng Chính phủ, học
sinh sinh viên theo học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù như nhạc
công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn
viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ
thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống tại các cơ sở đào tạo văn hóa -
nghệ thuật sẽ được giảm 70% học phí.

Những “món nợ” phải hoàn thành

Ngoài những quy định đã được công bố và áp dụng, Bộ GD-ĐT còn hàng loạt đầu
việc sẽ phải hoàn thành trong thời gian trước mắt. "Món nợ" lớn của Bộ mà nhiều
người đang chờ đợi nhất, đó là phương án cho kỳ thi quốc gia năm 2015.

Trong những tháng cuối năm 2014, ngành giáo dục cũng còn một loạt văn bản, đề
án triển khai kế hoạch hành động của ngành giáo dục để thực hiện nghị quyết 29
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải hoàn thiện.

Có thể kể ra "Đề án thành lập Trung tâm truyền thông giáo dục"; "Đề án hoàn
thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân" – vấn đề được tranh luận khá sôi nổi
trong thời gian qua; "Hướng dẫn sắp xếp lại các trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung tâm kỹ thuật – hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề cấp huyện", "Nghị định
về phương thức, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học".

Việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học sẽ được cụ thể hoá bởi "Đề án
thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh
vực giáo dục đào tạo giai đoạn 2013- 2017
" và "Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự
nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo
". Hai văn bản này theo dự kiến cũng sẽ
phải hoàn thiện trong năm 2014.

Sang tới năm 2015, các đề án, nghị định quan trọng liên quan tới giáo dục
theo dự kiến sẽ phải hoàn thiện là: Đề án rà soát, hoàn thiện mạng lưới các cơ
sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn 2030;
Đề án phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; Đề án đổi mới
và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2015 – 2020; Đề án xây
dựng Khung trình độ quốc gia; Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Đề
án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…

Ngân Anh

Nguồn: Click xem

Comments