Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Cần Thơ khánh thành Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh

Posted: 26 Sep 2014 12:07 PM PDT

(NG) – Ngày 26/9, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh, đặt tại ấp Hòa Đức (xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Các đại biểu cắt băng khánh thành đưa trung tâm Giáo dục Quốc phòng vào sử dụng.
Các đại biểu cắt băng khánh thành đưa trung tâm Giáo dục Quốc phòng vào sử dụng.

Công trình Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh của Trường ĐH Cần Thơ được xây dựng trên diện tích 141.107 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 14.700 m2, có tổng vốn đầu tư hơn 168 tỉ đồng, sẽ đáp ứng quy mô đào tạo 10.000 học viên với các hạng mục như: Nhà học – văn phòng, giảng đường 200 chỗ và 150 chỗ ngồi, hội trường đa năng 500 chỗ ngồi, 5 ký túc xá 2 tầng cho 1.000 sinh viên cùng nhà ăn cho sinh viên, nhà ở cho cán bộ và các công trình phụ trợ, công trình hạ tầng khác.

Phát biểu tại lễ khánh thành, PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: Việc khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long theo sự phân công của Bộ GD-ĐT, với lưu lượng hàng năm khoảng 25.000 đến 28.000 sinh viên.

Cũng theo PGS.TS. Hà Thanh Toàn, đây là Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh đầu tiên dành cho sinh viên tại đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng cơ bản, đưa hoạt động giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên vào nề nếp chính quy; tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh.

Phạm Tâm

Những khoảnh khắc gia đình Việt Nam lay động lòng người

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG) – Những khoảnh khắc đẹp của gia đình Việt Nam được đăng tải trên trên mộttrang mạng xã hội Mỹ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người xem.

Humans of New York là trang thông tin bắt nguồn từ blog cùng tên của một nhiếp ảnh gia người Mỹ có tên Brandon Stanton. Ông có tham vọng chụp được những khoảnh khắc lạ của nhiều người trên đường phố New York với dự án  "Những con người New York".

Nhưng theo thời gian cùng những ý tưởng mới, vị nhiếp ảnh gia này đã không giới hạn góc máy  ở những con người New York mà ông còn muốn "bắt" được những khoảnh khắc đẹp của con người ở bất cứ quốc gia hay thành phố nào ông đi qua.

Điều làm nên sự khác biệt trong những bức ảnh được đăng tải ở Humans of New York không chỉ là sự chân thực trong từng khung hình, mà còn là những câu chuyện hay tâm sự của nhân vật đi kèm với từng bức ảnh.

Đây đều là những câu chuyện, những đoạn phỏng vấn cực kỳ ngắn gọn, giản dị nhưng lay động lòng người.

Hiện tại, Brandon Stanton đã đặt chân tới Việt Nam và chụp rất nhiều bức ảnh chân dung, cùng những câu chuyện giản dị nhưng thu hút được sự quan tâm rất lớn của người Việt lẫn bạn bè quốc tế.

Đầu tiên, phải kể đến là bức ảnh chụp đôi vợ chồng trung niên đang khoác vai nhau bằng một vẻ hạnh phúc và mãn nguyện. Người chồng chia sẻ lại câu chuyện từ ngày còn đi học đầy khó khăn ở Mỹ với Humans of NewYork:

"Khi con gái mới 5 tháng tuổi, tôi nhận được học bổng của Johns Hopkins. Vợ đã cùng tôi tới Baltimore để cả gia đình ở bên nhau. Tôi luôn biết ơn vì sự hy sinh đó. Bởi tôi biết, đó là 3 năm khó khăn nhất của cuộc đời cô ấy. Cô ấy không nói được một từ tiếng Anh nào. Chúng tôi sống trong một căn phòng nhỏ, nhỏ đến mức nhiều đêm tôi đã phải học bài trong phòng tắm.

Ở Việt Nam, cô ấy có một công việc bận rộn đến mức điện thoại reo cả ngày. Nhưng ở Mỹ, điện thoại cô ấy chẳng bao giờ đổ chuông. Cô ấy không được đi làm vì visa không cho phép.

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

Bức ảnh chụp cặp vợ chồng cùng câu chuyện tình yêu khiến mọi người cảm động.

Ngày lễ Việt Nam là ngày thường ở Mỹ. Vì thế, tôi vẫn phải đi học ngay cả trong đêm Giao thừa và chúng tôi chẳng thể ở bên cạnh nhau. Đôi khi, tôi về nhà vào những ngày đông, cô ấy nhìn tôi với gương mặt đầy nước mắt và nói: “Tuấn, em muốn về nhà”. Nhưng cuối cùng, cô ấy vẫn quyết định ở lại bên tôi.

Khi tốt nghiệp, rất nhiều bạn bè hỏi liệu tôi có tìm việc và ở lại Mỹ hay không. Nhưng tôi không thể làm vậy với cô ấy. Cô ấy đã hy sinh quá nhiều! Tôi nói với cô ấy: “Chúng ta về nhà thôi. Ngay lập tức!”. Và khi chúng tôi về lại Việt Nam, cô ấy như cá được thả về với nước vậy."

Chỉ vài giờ sau khi bức ảnh và câu chuyện của đôi vợ chồng Việt được đăng trên fanpage Humans of New York, bài viết đã được hơn 400.000 người thích, hơn 18.000 lượt chia sẻ, và gần 8.000 bình luận. Cộng đồng mạng không chỉ xúc động trước sự hy sinh của vợ anh, mà còn ngưỡng mộ trước tình cảm hai vợ chồng anh dành cho nhau.

Trong một bức ảnh khác được đăng sau đó ít lâu cũng nói về câu chuyện của gia đình này, nhưng người chồng đã kể về cô con gái nhỏ của mình.

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

"Đây là đứa con duy nhất của chúng tôi. Cháu bắt đầu đi học ở Michigan vào năm nay. Tôi chụp bức ảnh này vào ngày mà tôi về nước, để lại cháu ở trường.

Buổi sáng khi tôi đi, tôi vào phòng ký túc của cháu và thấy con bé đang quấn chăn lên người. Tôi nói "Con yêu, con không muốn chào tạm biệt bố à?" Rồi tôi thấy cái chăn run lên. Khi tôi kéo chăn ra, tôi nhìn thấy gương mặt đẫm nước mắt của con gái tôi Trái tim tôi như tan chảy khi thấy người con bé đang run lên vì khóc.

Những ngày này, tôi thường ở lại văn phòng muộn nhất có thể, bởi vợ tôi đi làm muộn, còn tôi thì không muốn về nhà mà không có ai"

Khi tình cờ thấy bức ảnh được chia sẻ trên mạng, cô con gái đã bình luận bức ảnh: "Bố, con nhớ bố!", và để lại 'comment' ở bức ảnh chụp bố mẹ của cô "Lang thang quanh Facebook và rồi thấy cái này! Con nhớ bố và mẹ rất nhiều!". Hiện tại, cô bé đang du học ở Mỹ.

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

Sau khi được đăng tải, cả hai bức ảnh đã nhanh chóng nhận được nhiều sự cảm thông và chia sẻ của cộng đồng mạng. “Chúng ta cần những câu chuyện về tình yêu đích thực và sự hy sinh để cân bằng tất cả những điên cuồng, ác độc và nỗi đau trên thế giới. Cảm ơn vì đã chia sẻ câu chuyện của mình, hãy luôn khoẻ mạnh và yêu thương”. – một 'facebooker' nói.

“Tôi sẽ về nhà vào ngày mai cho một chuyến thăm dài ngày. Cha tôi và tôi đã không hoà thuận trong một vài năm gần đây và tôi đã từng rất giận ông ấy. Nhưng sau khi đọc cái này, tôi sẽ để mọi chuyện qua đi… nó không còn quan trọng nữa. Tôi sẽ về nhà và ôm ông ấy thật chặt, nói với ông là tôi yêu biết chừng nào…” – một bạn đọc nước ngoài chia sẻ.

Dưới đây là một vài bức ảnh về con người Việt Nam được nhiếp ảnh gia Brandon Stanton chụp lại và cho đăng tải trên Humans of New York:

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

"Bọn trẻ nhà tôi khi bị mẹ nó mắng thường hay chạy đến tìm tôi, ôm tôi và òa khóc. Khuôn mặt chúng lúc đó vừa oan ức vừa bực bội. Nhìn bọn trẻ như vậy, làm sao tôi có thể tiếp tục la mắng chúng nữa? Vì thế, tôi để mẹ bọn trẻ nghiêm khắc thay phần của tôi.. Hai đứa nó hợp tôi lắm! Chúng chỉ chịu đi ngủ khi được gối đầu trên vai bố thôi …"

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

“Khi tôi đi đón con ở nhà trẻ, thỉnh thoảng tôi hay đứng lặng ở ngoài cửa và chỉ nhìn nó chơi đùa vui vẻ với lũ bạn. Cảnh tượng đó đó khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì biết rằng tôi có một cậu con trai và nó đang lớn lên từng ngày”.

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

“Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời bạn là gì?” – ” Đó là có thể tự nuôi sống bản thân”.

Humans of New York, Brandon Stanton, nhiếp ảnh, facebook

“Bạn có nhớ khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời bạn là khi nào không?” – “Đó là lần đầu tiên tôi hôn cô ấy.”

  • Thu Phương (Ảnh: Humansofnewyork.com)

Loạn cam kết học bổng du học Mỹ

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

Nhiều đơn vị đào tạo tiếng Anh du học Mỹ đang dùng chiêu bài "cam kết các trường top 5, top 10" hay "học bổng toàn phần" để thuyết phục học sinh tham gia các khóa học có học phí tới vài trăm triệu đồng, gây hoang mang dư luận. 

Cô Dương Trà Mi, Giám đốc Học viện IvyPrep – đơn vị chuyên đào tạo và tư vấn du học Mỹ đã trao đổi về vấn đề này.

Loạn cam kết du học, trường top 5 top 10 của Mỹ, học bổng toàn phần du học Mỹ, Học viện IvyPrep, hồ sơ du học, đào tạo tiếng Anh.

Các chiêu đánh bóng đều dễ lộ tẩy

- Trước tình trạng nhiều đơn vị đào tạo đưa ra các cam kết vào các trường top 5, top 10 hoặc hứa hẹn sẽ giành được các suất học bổng toàn phần tại các trường ĐH danh tiếng Mỹ, xin cô cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

Hiện số tổ chức đào tạo cung cấp những khóa học hướng dẫn làm hồ sơ xin học bổng với những cam kết hấp dẫn như những suất học bổng toàn phần, hay nhập học các trường danh tiếng top 20-30 đang xuất hiện dày đặc. 

Điểm tốt của những khóa học này là sự định hướng cho các bạn học sinh trong cách thực hiện hồ sơ, cách viết các bài luận, thư giới thiệu hay CV, sắp xếp các hoạt động ngoại khóa phù hợp, rồi đến các khâu tư vấn chọn trường, chọn ngành. 

Nhưng việc nói quá lên về các cam kết sẽ vào được "các trường top 5, top 10" hay "học bổng toàn phần" như bạn nêu là một việc không dễ thực hiện và không phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị đào tạo. 

- Cô có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?

Loạn cam kết du học, trường top 5 top 10 của Mỹ, học bổng toàn phần du học Mỹ, Học viện IvyPrep, hồ sơ du học, đào tạo tiếng Anh.

Như các bạn biết, trong hệ thống các trường ĐH tại Mỹ, việc trao học bổng cho một sinh viên đã khó, được học bổng toàn phần còn khó hơn nhiều lần. Nhà trường chỉ chọn 1 vài gương mặt cực kỳ xuất sắc cho những phần thưởng lớn này. 

Để đạt được học bổng toàn phần, sinh viên ngoài đáp ứng yêu cầu về điểm số (chứng chỉ tiếng Anh, SAT/ACT, điểm học tập…) còn cần phải thể hiện được trong bộ hồ sơ của mình nền tảng học thuật, năng lực cá nhân, tính cách, và nguyện vọng tương lai phù hợp với những gì nhà trường đào tạo và mong đợi ở một học sinh. 

Những điều này vốn không thể được tạo ra chỉ trong vòng vài tháng chuẩn bị hồ sơ. Nếu vì cam kết sẽ vào được trường top 5, top 10, các đơn vị có thể dùng chiêu "đánh bóng" hồ sơ bằng những thông tin thiếu chính xác nhưng Hội đồng tuyển sinh của các trường đại học hoàn toàn có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để phát hiện điều đó. 

3 bí quyết cho 1 bộ hồ sơ hấp dẫn

- Tại IvyPrep, Học viện có đưa ra cam kết gì đối với các em học sinh đang theo học không, thưa cô?

IvyPrep là đơn vị đầu tiên luyện thi bài bản và chuyên sâu chỉ cho riêng chương trình du học Mỹ. Chúng tôi không đặt ra những cam kết rằng mà hướng tới việc  trang bị cho học sinh được kiến thức, kỹ năng mềm cũng như các hoạt động ngoại khóa một cách tốt nhất. 

Làm sao để các em tự tin nhất, hòa nhập nhanh nhất khi học tập và sinh sống tại Mỹ – đó là đích đến cuối cùng của cả thầy và trò chúng tôi. Bởi vậy, IvyPrep được thiết kế giống như mô hình đào tạo tại các trường THPT Mỹ vậy, cả về đào tạo lẫn trang bị kỹ năng. 

Toàn bộ học sinh tại IvyPrep, 100% các em đều nhận được học bổng tại các trường ĐH Mỹ. Chúng tôi tự hào có Lê Anh Tú thẳng tiến vào Harvard, có Quỳnh Châu, Chử Xuân Thắng, Nguyễn Tuấn Anh xuất sắc giành được học bổng toàn phần vào các trường ĐH danh tiếng Mỹ ở mùa tuyển sinh năm vừa rồi.

Loạn cam kết du học, trường top 5 top 10 của Mỹ, học bổng toàn phần du học Mỹ, Học viện IvyPrep, hồ sơ du học, đào tạo tiếng Anh.

- Vậy lời khuyên của cô đối với các bạn chuẩn bị đi du học là gì?

Hành trang tốt nhất cho một du học sinh Mỹ là một bộ hồ sơ thật hoàn hảo để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.Ba điểm dưới đây sẽ quyết định một bộ hồ sơ thực sự hấp dẫn, đó là:

Một điểm số cao nổi bật:  Có thể coi điểm số là phần cứng quan trọng của một bộ hồ sơ. Các bài thi chuẩn hóa quốc tế như SAT, TOEFL hay IELTS sẽ chứng minh được trình độ của các ứng viên quốc tế tương đương với các ứng viên trong nước. Và đương nhiên là một số điểm cao nổi bất sẽ cho thấy rằng các em là những lựa chọn đầu tư khôn ngoan cho các trường đại học.

Một bài luận ấn tượng: Ngoài những điều các nhà tuyển sinh có nhìn thấy trên phần cứng như điểm số, hoạt động ngoại khóa thì các nét về cá tính, cách tư duy và khả năng tự định hướng của ứng viên cũng luôn được họ quan tâm. Ban tuyển sinh không có khả năng gặp mặt trực tiếp các ứng viên nên chỉ có thể đánh giá các em qua những con chữ, các bài luận chính là bản marketing bản thân tốt nhất của các em. 

Bề dày hoạt động ngoại khóa: Hội đồng tuyển sinh luôn mong muốn một ứng viên cân bằng giữa học vấn và hoạt động xã hội. Một ứng viên chỉ có khả năng học tập cho bản thân mà không hòa nhập và đóng góp cho cộng đồng sẽ không được ưa thích. Thêm nữa các hoạt động ngoại khóa của các em cũng sẽ là tư liệu phong phú để các em viết những bài luận thật ấn tượng.  

Ở Ivyprep chúng tôi đào tạo dựa trên khả năng thực tế của bản thân mỗi em và có kế hoạch mục tiêu phù hợp. Mỗi em học viên sẽ được tạo một lộ trình riêng và tư vấn định hướng trường học với cố vấn học tập và những người có kinh nghiệm tuyển sinh quốc tế.

- Trân trọng cám ơn cô!

Để tìm hiểu thêm về du học Mỹ, độc giả đặt có thể câu hỏi với cô Cristina Bain, Trưởng phòng Đào tạo Học viện IvyPrep, một người có kinh nghiệm 3 năm trong ban tuyển sinh trường ĐH Wisconsin Madison tại đường dẫn

Hải Yến(thực hiện)

‘Choáng’ với con số 1 triệu USD nếu trả tiền bản quyền sách giáo khoa

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

Ngày 24/9, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam thuộc Hội Nhàvăn Việt Nam đã gửi công văn tới Cục Bản quyền tác giả thuộc BộVHTTDL, Cục Xuất bản thuộc Bộ TTTT để xin ý kiến về cách tính tiềnbản quyền mà NXB Giáo dục phải trả cho các tác giả có tác phẩm introng bộ sách Tiếng Việt từ lớp 1 tới lớp 12.

Bởi lẽ, nếu áp dụng khung nhuận bút tại điều 13 Nghị định 18/2014/NĐ-CPthì năm 2014, số tiền bản quyền phải là… 23,7 tỉ đồng, tương đương 1triệu USD.

NXB cũng… chịu không nổi

Vấn đề nằm ở quy định về khung nhuận bút tại điều 13 Nghị định 18/2014/NĐ-CPngày 14.3.2014 của Chính phủ. Theo đó, công thức áp dụng mức thu tiền nhuận bútcho các tác giả thơ là 12-17% (mục 3 nhóm I), văn xuôi là 8-17% (mục 1 nhóm I)nhân với số lượng sách in và giá bán lẻ.

  Sách giáo khoa, triệu USD, bản quyền

Như vậy, khung nhuận bút chung là 10% cho lần xuất bản đầu và mỗilần tái bản thì hưởng thêm 50% mức xuất bản lần đầu.

Nghị định quy định vậy, nhưng căn cứ vào cách tính này thì số tiềnmà NXB Giáo dục phải trả là cực lớn. Thậm chí là không tưởng. Căn cứvào số lượng in (ghi trên bìa) thì riêng bộ sách ngữ văn và tiếngViệt từ lớp 1 đến lớp 12 đã có doanh thu 40,4 tỉ đồng. Vậy số tiềnphải trả tiền tác quyền xuất bản lần đầu là 4 tỉ (tương đương 10%).Thế nhưng con số sẽ trở nên khổng lồ nếu nhân với lần tái bản. Vídụ sách Tiếng Việt 1, tập 2 in 400.000 bản, tái bản tới 12 lần, sáchNgữ văn 7 tập 1 in 200.000 bản, tái bản 12 lần… Vì thế tiền bản quyềntác giả lên tới… 19,7 tỉ đồng, cộng với 4 tỉ đồng tiền xuất bản lầnđầu sẽ cho con số… triệu USD.

Tất nhiên là rất khó, nếu như khẳng định là không thể yêu cầu NXBGiáo dục trả khoản tiền này khi cả năm 2013, NXB Giáo dục chỉ lãi có8 tỉ đồng.

Điều mà Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả "phải hỏi lại" Cục Bảnquyền và Cục Xuất bản bởi có một số ý kiến cho rằng, phải áp dụngmục 12 trong nhóm 1 điều 13 về sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sáchcho giáo viên, sách chương trình mục tiêu (theo chương trình của Bộ GD-ĐT) mớiđúng. Cụ thể, khi đó cách tính bản quyền lại là: Nhuận bút = Tỉ lệ phầntrăm (%) x Mức tiền lương cơ sở x Số lượng tiết học theo quy định của chươngtrình. Ví dụ, một bài thơ được dạy trong 1 tiết học theo quy định sẽnhận nhuận bút là (khoảng)…150.000 đến 200.000 đồng căn cứ theo côngthức trên.

Nhưng như vậy sẽ tạo ra độ chênh lệch quá lớn giữa hai cách tính.

Sẽ ngồi lại để thương thảo

Ngày 14/8/2014, Hội Nhà văn Việt Nam và NXB Giáo dục đã có một cuộchọp với nội dung rất đáng chú ý là "Trao đổi về việc chi trả tiềnbản quyền các tác giả có tác phẩm được sử dụng trong bộ SGK ngữ văntừ lớp 1 tới lớp 12". Buổi làm việc trên có đại diện NXB Giáo dụclà ông Phạm Ngọc Tới – Phó TBT NXB Giáo dục, ông Đàm Quang Hải – Phóban quản lý xuất bản và các chuyên viên. Tại đây, ông Phạm Ngọc Tới đưaý kiến: "NXB Giáo dục tôn trọng quyền của các tác giả theo Luật Sởhữu trí tuệ và sẽ hợp tác với Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giảvăn học Việt Nam để thực hiện đầy đủ về bản quyền".

Kết luận cuộc họp trên, hai bên đã tiến hành biên bản ghi nhớ đểthống nhất về việc chi trả bản quyền sử dụng trong SGK. Cụ thể: Đốivới SGK xuất bản năm 2014, hai bên (NXB Giáo dục và Trung tâm Bảo vệ bảnquyền) sẽ đối soát và bàn bạc thống nhất phương án chi trả. Đối vớinhững ấn phẩm từ 2013 trở lại đây, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi vàtìm quan điểm. Nguyên tắc chi trả theo chế độ Nghị định 61/2002 và Nghịđịnh 18/2014 của Chính phủ về nhuận bút.

Đầu tháng 10 tới đây, Hội Nhà văn và NXB Giáo dục sẽ tiếp tục cónhững cuộc họp bàn về vấn đề bản quyền, đặc biệt là phương thứctính nhuận bút sau khi đã có hướng dẫn của Cục Xuất bản và Cục Bảnquyền. Bước đầu, NXB Giáo dục cam kết chi trả bản quyền, nhưng bao nhiêu,như thế nào thì vẫn phải chờ…

(Theo Thiên Anh – Anh Khoa/ Lao Động)

Minh oan cho giảng viên ĐH Quy Nhơn bị tố gạ tình

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

Đề nghị điều tra việc ngụy tạo chứng cứ để vu khống giảng viên.

Ngày 25/9, Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) công bố kết luận thanh tra củatrường về việc ông LVL, trưởng một bộ môn của khoa Lý luận chính trị-Hành chínhcủa trường, bị tố "gạ tình".

Kết luận do ông Nguyễn Đình Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, ký chobiết: ngày 17/6, trong một buổi thi học kỳ, sinh viên LTN (lớp kế toán) vi phạmquy chế thi và bị thầy L. lập biên bản đình chỉ thi. Sinh viên N. không chịu kývào biên bản và sau đó gặp thầy L. xin hủy biên bản nhưng không được. Hơn 10ngày sau, một người quen của sinh viên N. gọi điện thoại đến trưởng khoa Lý luậnchính trị-Hành chính (Trường ĐH Quy Nhơn) cho rằng, gia đình sinh viên N. cóbằng chứng về việc ông L. gạ tình, rủ sinh viên N. đến khách sạn mới được hủybiên bản.

Sau đó, mẹ của sinh viên N. gửi email đến trường một đoạn ghi âm cùng hai tinnhắn điện thoại, cho rằng thầy L. đã gạ tình con bà. Trong tháng 8/2014, một tờbáo thông tin về việc gạ tình này…

Theo kết luận, thầy L. không hề có một liên quan nào đến các chứng cứ mà giađình sinh viên N. tố cáo ông gạ tình. Đoạn ghi âm, hai tin nhắn điện thoại khôngcó dấu hiệu nào liên quan đến thầy L. Đến nay, đoàn thanh tra vẫn chưa xác địnhsố điện thoại gửi hai tin nhắn vào máy của sinh viên N. là của ai; chỉ biết rằnghiện nay số sim này đang rao bán trên mạng với giá 1,5 triệu đồng.

Làm việc với đoàn thanh tra, mẹ của sinh viên N. cho biết gia đình không gửiđơn tố cáo cũng như các chứng cứ cho các PV báo chí mà chỉ gửi cho nhân viên kỹthuật của một tờ báo. Bà thừa nhận việc làm lâu nay của mình là sai lầm. Ngày12/9, mẹ sinh viên N. đã công khai xin lỗi thầy L. cùng lãnh đạo Trường ĐH QuyNhơn, lãnh đạo khoa Lý luận chính trị-Hành chính nhưng thầy L. yêu cầu bà phảixin lỗi bằng văn bản.

Tại cuộc họp ngày 25/9, ông Nguyễn Đình Hiển cho rằng việc làm của gia sinhviên N. và bài báo đã gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của thầy giáoLVL và Trường ĐH Quy Nhơn. Trường sẽ chuyển hồ sơ, đề nghị cơ quan công an điềutra, xử lý người chủ mưu dàn dựng kịch bản ghi âm, ngụy tạo chứng cứ, vu khốngthầy L.

Về sinh viên N., trường sẽ xử lý kỷ luật vì vi phạm quy chế thi, vi phạm đạo đứcsinh viên, có hành vi tham gia đưa ra chứng cứ không có căn cứ để vu khống thầygiáo L.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Hiệu trưởng ĐH Việt Nam ai nhiều tuổi nhất?

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG)- Ông Đàm Quang Minh vừa trở thành “hiệu trưởng trẻ nhất Việt Nam”. Còn những hiệu trưởng khác đang ở trong độ tuổi nào?

Các đại học quốc gia, đại học vùng

PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội, sinh năm 1963. Ông Nhạ được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ giám đốc ĐHQG Hà Nội từ tháng 2/2013. Trước đó, từ năm 2007, ông Nhạ đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Từ năm 2011 ông trở thành Phó Giám đốc thường trực của ĐHQG Hà Nội (có 7 trường ĐH thành viên, 24 viện, trung tâm nghiên cứu khoa học).

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Phùng Xuân Nhạ

PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQGTP.HCM, sinh năm 1960. ÔngBình được bổ nhiệm làm giám đốc ĐH Quốc Gia TPHCM từ năm 2007 đến nay.Trước đó ông cũng đảm nhận chức phó giám đốc kiêm Phó bí thư Đảng ủy.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Ông Phan Thanh Bình

PGS.TS Đặng Kim Vui, sinh năm 1958. Ông Vui là giảngviên từ năm 1981 tại ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai, giảng viên chính từ năm1993 tại ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Ông Vui cũng từng là hiệu trưởng ĐHNông Lâm, và đảm nhận chức vụ Giám đốc ĐH Thái Nguyên từ năm 2011.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Ông Đặng Kim Vui

PGS.TS Trần Văn Nam, sinh năm 1958, Giám đốc ĐH Đà Nẵng. Ông Nam là giảng viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng từ năm 1981, rồi làm Phó Trưởng ban Ban Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học; Quyền Trưởng ban Ban Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học; Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường; Trưởng ban Ban Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường. Ông Nam giữ chức hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng  từ  năm 2006 – 2010, và được bổ nhiệm Giám đốc ĐH Đà Nẵng từ tháng 9/2010.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Ông Trần Văn Nam

PGS.TS Hà Thanh Toàn, sinh năm 1963, hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ. Ông Toàn từng học tại trường ĐH Cần Thơ chuyên ngành chế biến, được đào tạo chuyên ngành thực phẩm 7 năm tại Hoa Kỳ. Đảm nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ nhiệm kỳ 2006 – 2011, tới năm 2012, ông Toàn chính thức được bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ nhiệm kỳ 2012 – 2017.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Ông Hà Thanh Toàn

Các trường ĐH khác

PGS.TS Phạm Văn Cương trở thành hiệu trưởng Trường ĐH Hải Phòng từ năm 2013. Ông Cương là hiệu trưởng đầu tiên được bổ nhiệm thông qua thi tuyển, sau khi vượt qua 3 ứng viên khác. Ông Cương sinh năm 1958. Trước đó, ông Cương là phó hiệu trưởng trường ĐH Hàng hải Việt Nam.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Phạm Văn Cương

PGS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sinh năm 1963. Ông Minh nhận chức hiệu trưởng ĐH Sư phạm năm 2012, khi 49 tuổi. Ông Minh nguyên là trưởng khoa Vật lý, giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Nano của ĐH Sư phạm Hà Nội.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Nguyễn Văn Minh

Hiệu trưởng ĐH Thương mại là GS.TS Đinh Văn Sơn, sinh năm 1960. Ông Đinh Văn Sơn nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2011 – 2016 vào tháng 3/2011.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Đinh Văn Sơn

PGS.TS Tô Ngọc Hưng, giám đốc học viện Ngân hàng, sinh năm 1955. Ông Hưng được bổ nhiệm chức danh PGS năm 2010.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Tô Ngọc Hưng

GS.TS Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính, sinh năm 1954. Ông được bổ nhiệm chức vụ giám đốc học viện tài chính từ năm 2002. Năm 1990, ông Chi là người đầu tiên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán – Tài chính và phân tích hoạt động kinh tế tại Trường ĐH Tài chính – Kế toán. Năm 1996 và 2004, ông Chi được phong phó GS, GS, trở thành chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước và khu vực.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Ngô Thế Chi

TS Bùi Trân Phượng sinh năm 1950, cũng đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng khi còn khá trẻ: Bà trở thành hiệu Trưởng ĐH Hoa Sen từ năm 1996. Trước đó, từ năm 1975 đến 1991, bà công tác tại ĐH Sư phạm TP.HCM và trải qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm khoa Sử.

Về trường ĐH Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, phó hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế. 

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Bà Bùi Trân Phượng

PGS.TS Võ Văn Sen, hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, sinh năm 1958. Trước khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng năm 2012, ông Sen là trưởng khoa lịch sử nhà trường.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Võ Văn Sen

GS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng ĐH Luật TPHCM sinh 1963. Bà từng được chọn đi học nước ngoài và được phân công học ngành luật ở Nga. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, chuyên ngành luật bà được đặc cách chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, trở thành tiến sĩ khi vừa tròn 26 tuổi. Trước khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng 2006, GS.TS Mai Hồng Quỳ từng đảm nhiệm phó hiệu trưởng trường Đại học Luật TPHCM từ năm 32 tuổi.

Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
Bà  Mai Hồng Quỳ

Những “lão hiệu trưởng”

Những hiệu trưởng lớn tuổi nhất hiện nay đang làm việc tại các trường ngoài công lập.

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội khi mới thành lập vào tháng 6/1996 có tên là trường ĐH dân lập Quản lý và Kinh doanh HN và do GS Trần Phương là hiệu trưởng. Ông Trần Phương (Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) sinh năm 1927, Như vậy, ông phương bắt đầu đảm nhận chức hiệu trưởng từ năm 69 tuổi, và là hiệu trưởng lớn tuổi nhất Việt Nam hiện nay.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Trần Phương

GS.TS Đái Duy Ban sinh năm 1937, hiệu trưởng ĐH Công nghệ Vạn Xuân. Tuy nhiên, mọi người biết đến ông nhiều hơn trong vai trò là một bác sĩ.  Ông nguyên giám đốc TT nghiên cứu Hóa Sinh ứng dụng Viện Khoa học VN và Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học VN. Ông là giữ cương vị Ủy viên thường vụ Tổng Hội Y Học VN, Ủy viên Hội đồng Khoa học quốc tế trong Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Khoa học ngành Công nghệ sinh học VN, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và chuyển giao công nghệ sinh học…

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Đái Duy Ban

GS.TS Trần Hữu Nghị, sinh năm 1938, hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng  từ năm 1997 đến nay. Ông từng công tác tại trường ĐH Hàng hải, Việt Nam với các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn, Trưởng khoa và giữ chức vụ Phó hiệu trưởng liên tục 20 năm tại Trường ĐH Hàng hải VN.

  Phùng Xuân Nhạ, Ngô Thế Chi, Bùi Trân Phượng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Cương, Trần Phương, Trần Hữu Nghị, Đái Duy Ban
  Ông Trần Hữu Nghị

Ngân Anh – Lê Huyền tổng hợp

Những đồng phục hiện đại, tiền triệu của teen Hà Nội

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG)- Với nhiều ngôi trường ở Hà Nội, trang phục đến trường của học sinh là hàng chục loại quần áo khác nhau: mặc trong mùa hè, mùa đông, lúc thể dục, khi đi chơi,…cực kỳ kiểu cách và đi kèm là mức giá không hề rẻ.

Đủ loại phụ kiện

Tại Hà Nội, nhiều trường phổ thông ngoài công lập hoặc quốc tế, học sinh (HS) có tới 5,6 bộ đồng phục mùa hè, thu, đông, thể thao, tập erobic…

Trường Ecopark Đoàn Thị Điểm, một HS có tới chục loại quần áo như 2 áo thun Polo, 2 áo sơ mi cộc tay, 2 đến 3 quần sooc hoặc váy, 1 mũ, 2 áo sơ mi dài tay, 1 áo len, 1 áo blazer…

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội

Một bộ đồng phục của học sinh Trường TH Ecopark Đoàn Thị Điểm (Ảnh: dtecopark)

Trường còn quy định đồng phục chi tiết tới giày, tất, thắt lưng. Cụ thể là nữ, tất trắng, không hoa văn, giày da màu đen tuyền (che kín ngón chân), giày cao tối đa 2cm; nam: Tất trắng, không hoa văn, giày da màu đen sạch và đánh bóng, thắt lưng da màu đen….

Riêng tiền mua giày cho HS cũng vài trăm nghìn, chưa kể áo quần đi kèm. Phụ huynh do đóng tiền làm các đợt nhưng ước tính tổng tiền lo đồng phục cho con cũng vài ba triệu.

Đồng phục của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng khá nhiều loại: một bộ thể thao, một bộ đồng phục ngắn tay, một bộ dài tay, một áo vest, một áo gilê… với chi phí lên tới tiền triệu. Trường không bắt buộc phải mua tại trường nhưng học sinh có thể mua ở địa chỉ mà trường đặt may.

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội (Ảnh: Văn Chung).

Tại Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội đồng phục của các bạn nữ gồm có đồng phục thể thao, quần sẫm màu, váy, áo ghi-lê, áo vest, áo khoác, áo trắng đồng phục có đính kèm lô-gô, chữ viết tắt tên trường cùng chiếc nơ nhỏ, trang phục mùa đông có thêm áo khoác ngoài với đai thắt.

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục của học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội (Ảnh: Văn Chung).
Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Những bộ quần áo được thiết kế khá tinh tế và thoải mái với học sinh.

 

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục mùa đông của học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội (Ảnh: Văn Chung).

Thường một học sinh nam cần có đồng phục thể thao, áo khoác, 1 áo cộc, 1 áo dài tay, 2 quần, 1 áo ghi-lê, 1 áo vest, 1 áo khoác; các bạn gái chỉ khác là có thêm váy mặc.

Số tiền cho tất cả các trang phục trên vào năm 2011-2012 đã rơi vào khoảng 2 triệu đồng.

Điểm độc đáo là đồng phục của học sinh Trường THPT Chu Văn An hiện dùng là mẫu sản phẩm do chính tay các em thiết kế nhân kỉ niệm 99 năm ngày thành lập trường (1908-2007). Bộ đồng phục này là kết quả của nhiều lần lựa chọn các nhà may, chất liệu vải khác nhau. Vải may được nhà trường lựa chọn với chất liệu cotton thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho học sinh.

Đồng phục như tiếp viên hàng không

Trong khi đó Trường Marie Curie Hà Nội lại quyết định cách tân toàn bộ đồng phục theo xu hướng hiện đại và đẹp mắt. Váy, áo, cà vạt, mũ dành cho nữ và quần âu, vest, cà vạt, dành cho nam – tất cả đều cùng tông màu: đỏ – đen – trắng. Ngoài ra, mỗi bộ trang phục còn đi kèm "phụ kiện" là chiếc mũ đội đầu cùng chiếc caravat màu đỏ nổi bật và dễ thương không khác gì những tiếp viên hàng không. Học sinh cũng có đồng phục theo mùa và đồng phục cho thể dục.

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục đẹp như tiếp viên hàng không của học sinh Trường Marie Curie, Hà Nội (Ảnh: Kenh14.vn)

Với "bộ cánh" đẹp, hiện đại thì giá đồng phục cho học sinh theo học tại ngôi trường này cũng lên đến cả triệu đồng.

Tương tự, ở một trường dân lập khác là Trường THCS&THPT Phạm Văn Đồng phí đồng phục cho HS mùa hè và áo khoác mùa đông được thông báo là 1,5 triệu đồng.

Đồng phục kiểu Mỹ

Đồng phục của học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) là sản phẩm từ thiết kế của các thầy cô giáo trong trường với tiêu chí nghiêm túc theo tiêu chuẩn Mỹ, phong cách Mỹ với áo sơ mi dài tay, caravat cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Chỉ có các bé tiểu học là được mặc áo phông cộc tay vào mùa hè.

Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục, tiền triệu, teen, Hà Nội
Đồng phục mang phong cách Mỹ của học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội (Ảnh: VietNamNet).

Đồng phục của trường còn quy định cả cách mặc: không xắn tay áo dài, cà vạt kéo sát cổ, bên trong áo len, đi tất đen và giày da đen khi ở giờ học bình thường, tất trắng và giày da trắng trong giờ thể dục.

Logo của trường được đầu tư khá công phu: thêu và may rất dày dặn để gắn vào từng áo. Màu vàng của logo là màu của kim loại vàng (gold) thể hiện sự quý giá của kiến thức. Màu tím được cả hoàng gia phương đông và phương tây ưa chuộng.

Vì vậy, chất liệu của các bộ đồng phục này rất "xịn": đều là hàng cotton mềm mại, mịn, thấm mồ hôi.

Phí đồng phục tham khảo cho học sinh của trường bậc tiểu học được nhà trường năm học 2014-2015 là 3,9 triệu đồng cho bé nam và gần 4 triệu cho bé nữ. Bậc THCS là 4.764.000 đồng/nam và 4.246.000 đồng/nữ; THPT là 5.122.000 đồng/nam và 4.828.000 đồng/nữ.

Đồng phục nam gồm: 2 áo vest, 2 áo sơ mi, 2 áo sợi, 2 quần âu, 2 bộ thể thao mùa hè, 2 bộ thể thao mùa đông, 1 cà vạt. Đồng phục nữ gồm: 2 áo vest, 2 áo sơ mi, 2 áo sợi, 2 chân váy, 2 bộ thể thao mùa hè, 2 bộ thể thao mùa đông, 1 cà vạt.

  • Phong Đăng

Được thu phí học thêm tối đa 12.000 đồng một tiết

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG)- Sở GD- ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn về việc dạy thêm, học thêm trong trường phổthông.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCMcho biết: hiện tại một số trường THPT ở TP.HCM cócác hoạt động dạy tăng tiết trái buổi có thu tiền (gọi chung là dạy thêm, họcthêm) ngay trong trường. Phương án được các trường này thực hiện là cả lớp họcchính khóa sẽ tham gia lớp học thêm trái buổi nhằm tránh sự xáo trộn, giáo viênchủ nhiệm sẽ quản lý lớp học chính khóa và cả buổi thứ hai.

  Sở GD-ĐT TP.HCm, phó Giám đốc, Nguyễn Văn Hiếu, dạy thêm, học thêm, học phí
PGĐ Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu

Hoạt động này là do thực tế chương trình học nặng, thời lượng không đủ, cáctrường phải chủ động tăng tiết để tăng thời lượng bài giảng và thời gian luyệntập cho học sinh. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả là giúp các em học sinhtrung bình, yếu có điều kiện để hiểu rõ hơn bài học, tuy nhiên không thật cầnthiết với đối tượng học sinh khá, giỏi.

Quy định dạy thêm, học thêm sẽ khắc phục được việc trên. Học sinh có nhu cầuhọc thêm sẽ đăng kí, nhà trường kiểm tra phân loại trình độ học sinh, từ đó bốtrí giáo viên, chương trình học và thời lượng học hợp lý từng trình độ.

Theo hướng dẫn về dạy thêm học thêm sở GD-ĐT và Sở Tài chính sẽ có văn bảnliên ngành quy định thu, quản lý và sử dụng tiền dạy thêm, học thêm. Ông có thểcho biết mức trần dạy thêm trong trường cụ thể như thế nào?

Hiện sở GD-ĐT và Sở Tài chính đã thống nhất mức thu chi dạy thêm, học thêm vàtrình Ủy ban nhân thành phố xem xét, quyết định.

Dự kiến mức trần thu tối đa thu ở bậc THPT là 12.000đồng/tiết/học sinh; ở bậcTHCS là 10.000 đồng/tiết/học sinh.

Về chi, giáo viên trực tiếp đứng lớp tối đa được nhận 65% mức thu; bộ phậnquản lý và bộ phận gián tiếp phục vụ cho dạy thêm, học thêm nhân tối đa 15%, 20%còn lại dành để chi cho sở vật chất, các hoạt động giáo dục trong nhà trường.Tuy nhiên tỷ lệ chi tại từng đơn vị phải được thống nhất tại Hội nghị cán bộcông chức thể hiện ở Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Đây là quy định mức trần chung, các trường căn cứ vào mức trần này và điềukiện cụ thể của từng trường để đưa ra mức thu. Các đơn vị có thể căn cứ vào sốhọc sinh đăng kí học thêm để đưa ra mức thu cho hợp lý.

Theo quy định của TP.HCM, những giáo viên hoặc những người dạy kèm cho họcsinh theo yêu cầu của cha mẹ học sinh được miễn cấp giấy phép dạy thêm. Vậy đốivới dạy thêm trong trường Sở GD-ĐT thực hiện thẩm quyền cấp phép và quản lý việcnày như thế nào?

- Sở GD-ĐT quản lý và cấp giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân tổchức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc thuộc nhiềuchương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình THPT.

Phòng GD-ĐT quận (huyện) được quyền quản lý và cấp giấy phép theo ủyquyền của Ủy ban nhân dân, quận, huyện đối với các tổ chức, cá nhân, dạythêm, học thêm trong và ngoài trường trên địa bàn quận có nội dung thuộcchương trình THCS hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhấtlà chương trình THCS.

Hồ sơ xin cấp phép bao gồm tờ trình tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường,danh sách giáo viên, kế hoạch, thời lượng từng môn, mức thu, chi… Sở, Phòng sẽcăn cứ trên các yêu cầu này, thẩm định và cấp phép cho các đơn vị.

Rất nhiều phụ huynh băn khoăn tình trạng các giáo viên dạy không hếtchương trình chính khóa theo quy định mà đẩy chương trình này sang dạy thêm, họcthêm? Sở làm gì để quản lý việc này?

- Theo qui định hiện nay, các nhà trường được giao quyền chủ động tự xây dựngkế hoạch dạy học. Tùy vào thời lượng, mục đích nội dung của từng bài học, giáoviên sẽ bố trí và phân chia thời gian phù hợp để giảng dạy. Đối với những bài cónội dung trọng tâm, cần chuyên sâu, giáo viên có thể dùng nhiều thời gian hơn.

  Sở GD-ĐT TP.HCm, phó Giám đốc, Nguyễn Văn Hiếu, dạy thêm, học thêm, học phí
Ảnh Văn Chung

Những bài có nội dung không cần thiết hoặc ít dùng, giáo viên có thể chỉhướng dẫn qua, hướng dẫn học sinh tự học. Điều này không phải là cắt xén chươngtrình.

Theo ông việc quy định giáo viên không được dạy thêm học sinh lớp chínhkhóa trong khi giáo viên là người am hiểu các em học yếu của lớp mình nhất cógây bất công cho nhưng giáo viên này?

- Về nhu cầu học thêm, phụ huynh và bản thân học sinh là người hiểu rõ nhấtvấn đề này. Phụ huynh và bản thân học sinh biết rằng cần học thêm môn nào và họcở thầy cô nào. Việc lựa chọn học môn nào và thầy cô nào là do phụ huynh quyếtđịnh.

Nếu nói giáo viên không được dạy học sinh chính khóa của mình là không đúng.Theo qui định, giáo viên được phép dạy học sinh chính khóa của mình khi được sựđồng ý của thủ trưởng cơ quan.

Sở GD quy định mức trần chung nhưng người dân hiện nay quan tâm là mức thutại các cơ sở. Sở làm thế nào để quản lý mức thu cụ thể tại các cơ sở, tránhtình trạng lạm thu, dạy không đảm bảo chất lượng?

- Trong hướng dẫn cấp phép và làm thủ tục cấp phép sở yêu cầu nhà trường địnhra mức thu học phí học thêm tại trường mình. Nếu có tình trạng lợi dụng dạy thêmlạm thu, sở sẽ xử lý nghiêm khắc.

Cảm ơn ông!

Lê Huyền(thực hiện)

Bé gái lớp 3 đói lả, rơi kênh chết đuối

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG)- Trong lúc đạp xe từ trường về nhà, em Phạm Thị Nhung (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh)không may bị té xuống kênh sâu chừng 2 mét dẫn tới chết đuối.

Thông tin từ phòng GD-ĐT huyện Vũ Quang cho biết, nạn nhân là em Phạm ThịNhung (SN 2005, trú tại xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang), học sinh lớp 3A, trườngTiểu học Đức Bồng.

Theo đó, vào khoảng 10h30 ngày 25/9, trên đường đi học về, khi một mình đạpxe qua khu vực cầu Động (gần hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang) thì khôngmay bị rơi xuống kênh, có độ sâu chừng 2 mét dẫn tới chết đuối.

  Hà Tĩnh, học sinh, chết đuối

Di ảnh em Nhung

Sáng cùng ngày bé Nhung đi học nhưng không ăn sáng. Tới giữa buổi học vì đóibụng nên bị xỉu, cô giáo chủ nhiệm đưa cho một hộp sữa uống và gọi điện chongười nhà lên đón em về.

Lúc này, bố Nhung là anh Phạm Văn Vân (38 tuổi), chạy xe máy lên trường nhưngphải đón em học mầm non trước nên Nhung đạp xe đạp về trước, không may gặp nạn.

Được biết, cháu Nhung bị bệnh tim bẩm sinh, mới đi mổ tim về. Gia cảnh của emNhung cũng rất khó khăn.

Biết tin, phòng GD-ĐT huyện Vũ Quang đã cùng với Ban giám hiệu và thầy côtrường Tiều học Đức Bồng đã xuống để thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình emNhung.

Văn Đức – Quốc Châu

Gần 800 tỷ đồng đổi mới chương trình, SGK

Posted: 26 Sep 2014 08:28 AM PDT

(NG) – Sáng 27/9, Báo cáo giải trình trước Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết tổng kinh phí cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015 là 778,8 tỷ đồng.

Sẽ bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa

Bộ trưởng Luận cho biết, đề án lần này sẽ đổi mới nhiều vấn đề của CT-SGK phổ thông, từ chuyển hướng dạy và học sang phát triển năng lực học sinh; đổi mới thi cử đến việc biên soạn SGK.

đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Trong một giờ học tiếng Anh theo chương trình của nước ngoài. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ sẽ xây dựng, thực nghiệm”chương trình giáo dục phổ thông”, bao gồm cả chương trình chung cũng như các môn học.

Còn việc biên soạn SGK mới, sẽ thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK”, trong đó chỉ có chương trình là “mang tính pháp lý” (hiện nay, cả chương trình và SGK đều “mang tính pháp lý”).

SGK là một tài liệu quan trọng cùng với các tài liệu khác để học sinh học tập. Điều này theo ý giải của Bộ GD-ĐT là nhằm huy động được trí tuệ, sự sáng tạo của các tổ chức cá nhân trong biên soạn SGK, đáp ứng nhu cầu đa dạng của giáo viên và học sinh trong sử dụng SGK và các tài liệu; triệt bỏ độc quyền trong SGK; phù hợp với trình độ học sinh từng vùng miền.

Bộ sẽ biên soạn 1 bộ sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT chủ trương bộ sẽ tham gia biên soạn 1 bộ SGK, các tổ chức cá nhân khác cùng tham gia nhằm chủ động được về SGK. Tuy nhiên, phương án này có thể làm các tổ chức, cá nhân e ngại không biên soạn SGK nữa, vì không muốn "đụng" vào SGK của bộ.

"Nhưng Bộ không chủ trương có một bộ SGK duy nhất, mà hướng tới có nhiều bộ SGK. Nếu Quốc hội đồng ý phương án này thì Bộ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để nói rõ việc Bộ chủ trì biên soạn 1 bộ SGK là nhằm tăng tính chủ động trong việc thực hiện CT-SGK mới, ít nhất là có 1 bộ SGK.

Việc Bộ làm 1 bộ SGK không ảnh hưởng đến việc có nhiều bộ SGK; các bộ SGK khác nều đáp ứng tiêu chuẩn đều được khuyến khích lưu hành trong trường học", ông Luận nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, phương án 2 là giao các tổ chức cá nhân biên soạn, Bộ thẩm định lựa chọn 1 bộ tốt nhất.  

Tuy nhiên, ý kiến của Chính phủ thiên về phương án 1, Bộ GD-ĐT chủ động biên soạn 1 bộ SGK, đồng thời tăng cường tuyên truyền để xã hội có thêm lựa chọn đối với các bộ SGK của tổ chức, cá nhân biên soạn.

Bộ trưởng cho biết, các trường sẽ thảo luận để lựa chọn bộ SGK cho từng môn học trên cơ sở ý kiến của giáo viên, Hội đồng chuyên môn, phụ huynh.

Ông Luận cũng cho biết, sẽ có riêng đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông sẽ gắn với đề án đổi mới đổi mới đội ngũ giáo viên.

Sẽ bán đấu giá bản quyền SGK

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sau khi Bộ GD-ĐT biên soạn bộ SGK sẽ tiến hành bán đấu giá bản quyền để các Nhà xuất bản thực hiện kinh phí thu được từ bán bản quyền sẽ nộp ngân sách nhà nước.

Theo đó, cần khoảng 462 tỷ đồng để tập huấn cho đội ngũ biên soạn SGK, kể cả lực lượng của các tổ chức cá nhân viết SGK; thẩm định SGK; dự kiến trong thời gian đầu có 4 bộ của cả bộ và các tổ chức cá nhân.

Tuy nhiên,  462 tỷ đồng này chưa bao gồm kinh phí đào tạo lại đội ngũ giáo viên  cũng như hỗ trợ địa phương để thực hiện CT-SGK mới.

Bộ GD-ĐT cho biết cần thêm 316,8 tỷ đồng để biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương; cung cấp kinh phí tập huấn cho địa phương, ghi hình bài giảng phát trên mạng; hỗ trợ tập huấn cho giáo viên ở vùng khó khăn;

Như vậy, tổng cộng kinh phí để triển khai đề án CT-SGK mới là là 778,8 tỷ đồng . Trong đó, 504,4 tỷ đồng là ngân sách TƯ; 274,4 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ông Luận cũng cho biết, có thể còn phát sinh thêm.

Khi nào học sách mới?

Giai đoạn 1 (tháng 1-2015 đến tháng 6-2017) sẽ chuẩn bị các điều kiện để xây dựng CT-SGK mới.

Giai đoạn 2 (tháng 7-2017 đến tháng 6-2018) sẽ xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện CT-SGK mới, bán đấu giá bản quyền bộ SGK do Bộ thực hiện.

Giai đoạn 3 (tháng 7-2018 đến tháng 12-2021) sẽ triển khai áp dụng chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019.

  • Văn Chung

Comments