Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sinh viên các trường đại học thập niên 90

Posted: 03 Sep 2014 07:18 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Thí sinh 59 tuổi đậu ĐH Sư phạm TP HCM

Posted: 03 Sep 2014 07:18 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Rộ chuyện lãng phí đầu năm học

Posted: 03 Sep 2014 06:18 AM PDT

- Đó là những vấn đề được các báo đề cập nhân đầu năm học mới. Những bài học “lá lành đùm lá rách” cho những chủ nhân tương lai của đất nước dường như đối nghịch với những gì người lớn đang làm.

Khi mà các trường học phát động quyên góp từng quyển SGK cũ ủng hộ trẻ vùng khó
- thì đâu đó vẫn có hàng chục phòng
học bỏ không, trường học đầu tư vài
chục tỷ rồi bỏ đó. Rồi những dự án hàng ngàn tỷ đồng dự kiến đưa máy tính bảng
vào trường học chưa hết tranh cãi – lại đến dự án vài chục tỷ để mua sắm bảng
tương tác và phòng học chuyên dụng (phòng LAB) cho việc dạy và học ngoại ngữ…

Những dự án ngàn tỷ, vì ai?

Hẳn, bạn đọc vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho việc vào đầu năm học
TP.HCM có thực hiện việc đưa máy tính bảng áp dụng cho khối 1,2,3 nữa không -
nhưng câu chuyện đang tạo làn sóng phản ứng ngược từ phía phụ huynh và các
chuyên gia.

Nếu đề án được thông qua, đồng nghĩa những người phụ trách đề án này sẽ “có”

4.000 tỷ đồng
để “nhân danh làm sách giáo khoa điện tử” mà hiệu quả được
nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: Sẽ có nhiều học sinh cận lên, giáo viên sẽ
không “theo kịp” để quản thêm 60 cái máy tính bảng…Và hệ quả xa hơn là lãng
phí không nhỏ túi tiền của phụ huynh và không phải ai cũng có tiền để mua máy
tính bảng?

Đề án 4.000 tỷ chưa kịp lắng – thì báo Thanh niên ngày 3/9 có phản ánh
về “Nguy cơ lãng phí mua sắm thiết bị giáo dục tại Nghệ An”. Theo bài báo
nêu, Sở GD-ĐT Nghệ An đang đầu tư 30 tỉ đồng thực hiện dự án dạy, học ngoại ngữ
với việc mua sắm bảng tương tác và phòng học chuyên dụng (phòng LAB) đang bị Sở
Kế hoạch – Đầu tư tỉnh khuyến cáo là ‘xé rào’. Số tiền này từ nguồn ngân sách đã
được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt.

lãng phí, đầu năm, sách giáo khoa, trường học

Phòng học LAB do Sở GD-ĐT Nghệ An đầu tư (Ảnh: Thanh niên)

Việc đầu tư trên được thực hiện trong khi văn bản số 7110 ngày 24/10/2012 của
Bộ GD-ĐT quy định danh mục các thiết bị dạy, học ngoại ngữ, không có thiết bị
bảng tương tác và phòng LAB. Trước đó, văn bản số 6414 quy định các trang thiết
bị dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, trong điều
kiện kinh phí còn hạn hẹp như hiện nay, Bộ chưa khuyến khích xây dựng các phòng
LAB, ngoài các trường chuyên đào tạo về ngoại ngữ.

Được hỏi, bà Nguyễn Thị Minh, Phó phòng Cơ sở vật chất, Sở GD-ĐT Nghệ An (đơn
vị trực tiếp tham mưu mua sắm các loại hình thiết bị này) cho biết, trong dự án
mua sắm thiết bị ngoại ngữ này, sở đã mua 15 phòng LAB với giá 200 triệu đồng/phòng
và đang hoàn thành thủ tục để mua sắm tiếp phòng LAB, bảng tương tác và máy
chiếu.

Tuy nhiên, khi được hỏi về tính hiệu quả và nguy cơ lãng phí từ việc mua sắm
kể trên, bà Minh cho rằng, do mới sắm nên sở cũng chưa đánh giá được hiệu quả
của các phòng học này.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, năm 2013, tổng thu ngân sách của tỉnh đạt
hơn 6.000 tỉ đồng trong khi tổng chi hơn 16.000 tỉ đồng. 6 tháng đầu năm 2014,
tổng thu ngân sách của tỉnh đạt gần 3.490 tỉ đồng, tổng chi ngân sách cùng thời
điểm là gần 7.440 tỉ đồng. Mặc dù hàng năm đang phải trông chờ vào nguồn ngân
sách hỗ trợ từ T.Ư (khoảng 60%), nhưng tỉnh Nghệ An vẫn phê duyệt dự án mua sắm
thiết bị dạy, học ngoại ngữ công nghệ cao trong khi chưa có đủ cơ sở để khẳng
định những thiết bị này có hiệu quả trong dạy, học hay không.

Trường học tiền tỷ bỏ hoang

Báo Tuổi trẻ cho hay, đầu năm học mới 2014- 2015, huyện miền núi Như
Xuân (Thanh Hóa) có 40 điểm trường ngừng hoạt động với 59 phòng học không sử
dụng, tập trung ở bậc học mầm non và tiểu học.

Các điểm trường, phòng học này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn thuộc
chương trình 135, chương trình 159 xóa phòng học tranh tre, nứa lá; dự án hỗ trợ
xây trường của Canada… với mức đầu tư từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/phòng.

Theo ông Lê Nhân Trí – phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Như Xuân, trước đây số lượng
học sinh đông, giao thông đi lại ở vùng sâu vùng xa rất khó khăn nên học sinh
không thể đến trung tâm xã để học. Do vậy, tại các bản phải xây dựng điểm trường
lẻ, phục vụ phổ cập giáo dục. Ba năm trở lại đây, số lượng học sinh ngày càng
giảm, các điểm trường lẻ không đủ học sinh đến học. Bên cạnh đó, đường giao
thông đến các bản xa được nâng cấp, tạo thuận lợi cho người dân đi lại nên các
gia đình thường đưa con đến trường trung tâm xã học.

Đó là câu chuyện lãng phí ở một huyện miền núi, nhưng ngay giữa Sài Gòn lại tồn
tại một ngôi trường được đầu tư 20 tỷ đồng bị bỏ hoang trong khi thành phố đang
thiếu chỗ học trầm trọng. Với diện tích 6.500 m2 tại quận 6, TP HCM – Trường
Tiểu học Phú Định đang trên đà xuống cấp trầm trọng với nền sụt lún, tường nứt
toác, trang thiết bị rệu rã… vì bỏ hoang nhiều năm nay.

lãng phí, đầu năm, sách giáo khoa, trường học
Ngôi trường đầu tư 20 tỷ…
lãng phí, đầu năm, sách giáo khoa, trường học
…đang xuống cấp (Ảnh: Vnexpress)

Cử nhân thất nghiệp, giáo viên ngồi chơi

Câu chuyện tiền tỷ như trên – người ta còn dự được độ lãng phí ở mức độ nào.
Nhưng có những sự lãng phí khó cân đo đong đếm…

Báo cáo tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
Nguyễn Thiện Nhân cho biết, cử tri và nhân dân băn khoăn về thông tin 72.000
người tốt nghiệp CĐ, ĐH và sau ĐH chưa
có việc làm
 và đề nghị Chính phủ
chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, thực hiện các giải pháp đồng bộ để tránh lãng phí
nguồn lực của gia đình và xã hội (trong thực tế thì theo số liệu của Bộ LĐ-TB và
XH, con
số thất nghiệp là 158.000 người
).

Báo Lao động ngày 31/7/2014 có loạt bài phản ánh thực trạng “Giáo viên ngồi
chơi xơi ngân sách” ở tỉnh Bình Phước gây lãng phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Theo số liệu đăng trên trang web của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, vào tháng
9/2009, cấp học THPT có 27.351 học sinh, với 740 lớp và 1.697 giáo viên. Thế
nhưng vào tháng 9/2013 (năm học 2013-2014), cấp THPT có 26.770 học sinh (giảm
581 học sinh), với 799 lớp (tăng 59 lớp) và 1.931 giáo viên (tăng 234 giáo viên).

Kết quả kiểm tra và phân tích của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước có tình trạng kê
khống lớp học, giãn lớp, phân chia sĩ số học sinh thấp đã làm tăng số lớp học
dẫn đến tăng biên chế không cần thiết, gây lãng phí ngân sách ở tỉnh Bình Phước.

N.H (tổng hợp)

Nguồn: Click xem

Trường học chỉ một thầy, một trò

Posted: 03 Sep 2014 06:18 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Bí quyết dành vé Vàng du học Mỹ

Posted: 03 Sep 2014 04:07 AM PDT

Với phương pháp học hợp lý cùng ý chí sắt đá, Phạm Vũ Minh Cương – HS lớp chuyên Tin ĐH Khoa học Tự nhiên đã xuất sắc giành vé Vàng du học Mỹ. Số điểm của Cương khá ấn tượng: 115 (Nghe 30, Đọc 28, Nói 28, Viết 29).

Luyện nói cần có sự tương tác

TOEFL iBT là một bài kiểm tra khả năng. Theo đó, nó đòi hỏi người thi sử dụng nhiều kỹ năng tích hợp cùng một lúc để làm bài. Đề thi dạng này thường làm cho các học sinh Việt Nam lúng túng, vì vốn quen với việc học mỗi kĩ năng đơn lẻ, và ít có cơ hội sử dụng chúng cùng một lúc.

ss

Phạm Vũ Minh Cương với thành tích "khủng"

Gây ngạc nhiên bởi Cương có số điểm cả bốn phần không chênh lệch nhau quá nhiều, thậm chí còn rất cao so với mặt bằng chung. Chia sẻ về thành công của mình, cậu bạn khiêm tốn: "Thực ra em không có cách học gì quá đặc biệt. Chủ yếu là theo sự hướng dẫn của các thầy cô tại IvyPrep cũng như tự ôn luyện ở nhà."

Nhưng trái ngược với phần lớn số đông khi luyện nói bằng việc ghi âm tại nhà, Minh Cương chọn cho mình một phương pháp thú vị và không kém phần hiệu quả: Luyện nói cùng một nhóm bạn thân.

Cương cho biết: "Có thể nói chuyện bình thường giống như đối thoại với nhau. Hơn nữa có "những đôi tai" để đánh giá bài nói, sẽ sống động hơn là chỉ nói với một cái máy." Cách học này không chỉ đem lại sự thư giãn trong mỗi buổi học, mà còn tạo cho người tham gia thói quen cũng như phản xạ khi nói tiếng Anh. Với cách học ấy, Cương đã đạt điểm nói gần như tuyệt đối: 28/30.

Ngoài ra Minh Cương cũng dành nhiều thời gian để luyện tập Tiếng Anh mỗi ngày, có thể đọc hay nghe bằng Tiếng Anh. Cậu chọn cho mình những videos gần gũi với giới trẻ, cũng như phù hợp theo sở thích. Cương chia sẻ rằng cậu "subscribe" (đăng kí theo dõi) rất nhiều trang của nước ngoài, vừa để luyện tập nghe Tiếng Anh, vừa thư giãn sau ngày học căng thẳng.

Những cái tên như nigahiga, pewdiepie,… chắc sẽ không còn xa lạ gì với những người yêu thích vlog hay có niềm đam mê với bình luận game. Cách lựa chọn này tránh tạo cảm giác căng thẳng khi học, cũng là một công cụ tốt để rèn luyện tiếng Anh với những cách giao tiếp đời thường nhất và cũng tự nhiên nhất. Sự bền bỉ trong luyện tập đã giúp Cương có được số điểm tuyệt đối: 30/30 trong phần thi nghe của kì thi TOEFL. Minh Cương tin rằng muốn đạt một số điểm như ý cần "luyện tập thường xuyên, dù ít hay nhiều; và không bao giờ được nản chí."

Đam mê lập trình

Là một học sinh chuyên Tin, không quá kỳ lạ khi lập trình là một trong những sở thích và đam mê của Phạm Vũ Minh Cương. Với cậu, "lập trình không chỉ là học về ngôn ngữ và phương pháp, mà còn học được cách tư duy logic, áp dụng được trong mọi công việc và cuộc sống." Mong muốn được đem những kiến thức mình học đến với mọi người, Cương cùng các bạn đã tham gia kỳ thi Intel ISEF với chương trình "Giúp HS học và làm bài tập về lập trình." Qua đề tài này, Cương muốn lập trình sẽ phổ biến hơn với HS Việt Nam, cũng như giúp HS học tập tiện lợi và đơn giản hơn.

ss

Minh Cương cùng các bạn trong kỳ thi ISEF

Đề tài này đã xuất sắc đạt giải Nhì tại Việt Nam và được tham dự kỳ thi quốc tế tại Mỹ. Tuy không đạt được thành tích tại quốc tế, nhưng Cương vẫn tin rằng đây là một quãng thời gian đầy ý nghĩa: "Cuộc thi của họ không giống với cuộc thi tại Việt Nam. Bên Mỹ tổ chức chủ yếu là cho HS tự làm và tự trải nghiệm." Điều quan trọng là Minh Cương đã theo đuổi và tìm cách chia sẻ đam mê của mình với cộng đồng.

IvyPrep – bước đệm du học Mỹ

Minh Cương rất hào hứng khi chia sẻ về thời gian học tập tại IvyPrep của bản thân: "Các thầy cô dạy đều giỏi và tận tâm. Em có rất nhiều kỷ niệm và nhiều bạn tốt tại đây". Với Cương, IvyPrep chính là "một môi trường học tuyệt vời cho những HS có dự định du học Mỹ."

Hiện tại, Minh Cương đang cố gắng cho kỳ thi SAT sắp tới của mình. Theo dự kiến, đến hết tháng 11, Cương hi vọng sẽ hoàn thành điểm của các kỳ thi chuẩn hóa để chuẩn bị cho quá trình nộp hồ sơ tại Mỹ.

Học viện IvyPrep được thành lập năm 2010, là trường đầu tiên tại Việt Nam luyện chuyên sâu và bài bản chương trình du học Mỹ bậc PTTH và ĐH. IvyPrep là mô hình kết hợp giữa đào tạo và tư vấn du học hoàn hảo, dành cho các bạn trẻ ấp ủ ước mơ học tập, tu nghiệp tại nước ngoài.

Gần 800 HS đã và đang theo học tại IvyPrep, trong đó có 200 HS đã tốt nghiệp, với 100% HS sau khi tốt nghiệp đều tìm được học bổng và hiện thực hóa được ước mơ du học. IvyPrep hiện đang hợp tác chính thức với top 100 các trường ĐH hàng đầu tại Mỹ.

Ngọc Minh

Nguồn: Click xem

ĐH La Trobe VN liên tục được chứng nhận Chất lượng châu Âu

Posted: 03 Sep 2014 03:07 AM PDT

Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) giữa ĐH La Trobe
(Úc) và ĐH Hà Nội là một trong số ít các chương trình tại châu Á và VN được EFMD
trao chứng nhận chất lượng EPAS trong 6 năm liên tiếp (2011- 2016).

EPAS là một hệ thống công nhận quốc tế nhằm đánh giá chất lượng hoạt động các
chương trình quản lý có tầm nhìn quốc tế và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng.

Quy trình kiểm định, đánh giá của EFDM được thực hiện rất nghiêm ngặt dựa
trên nhiều tiêu chí khác nhau như vị thế trong nước và quốc tế của chương trình,
tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược phát triển, nội dung giảng dạy, chất lượng sinh
viên theo học và tốt nghiệp, cơ sở vật chất, cơ hội làm việc của các cựu sinh
viên sau khi ra trường…

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận – Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho biết: "Đây là một
vinh dự và đồng thời cũng đặt ra cho chúng tôi trách nhiệm cao hơn trong việc
triển khai đào tạo trong tương lai để không những xứng đáng với danh xưng được
công nhận mà còn tiếp tục chiếm được lòng tin của người học, nâng cao hơn nữa
chất lượng giảng dạy của chương trình, mang đến cho sinh viên tại Việt Nam một
môi trường học tập năng động, uy tín và đạt chất lượng quốc tế."

Thành lập từ năm 1967, ĐH La Trobe là một trong những trường đại học phát triển
nhanh và có uy tín về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại Úc. Trường có
quan hệ hợp tác với hơn 250 viện nghiên cứu và các Trường Đại học ở hơn 40
quốc gia trên toàn thế giới.

Được Bộ GDĐT cấp phép hoạt động từ năm 2003, đến nay Chương trình liên kết đào
tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) giữa ĐH La Trobe và ĐH Hà Nội đã tuyển
sinh được 20 khóa với gần 900 học viên đã tốt nghiệp và được ĐH La Trobe
cấp bằng.

Ngoài chương trình Thạc sĩ, Trường còn tổ chức chương trình liên kết đào
tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh kéo dài 3,5 năm với mức học phí hợp lý. Đến nay
Trường đã tuyển sinh được 24 khóa hệ Cử nhân. Các học viên sau khi hoàn thành
khóa học sẽ được nhận bằng Đại học chính quy do ĐH La Trobe (Úc) cấp với 2
chuyên ngành kép là Quản lý tài chính và Marketing, được công nhận trên
toàn thế giới.

Toàn bộ chương trình học tại ĐH La Trobe Việt Nam đều được giảng dạy bằng tiếng
Anh với khung chương trình được thiết kế và phân bổ một cách khoa học, giúp học
viên không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn tăng khả năng sử dụng ngoại
ngữ. Sinh viên La Trobe ra trường có tiếng Anh vượt trội, kỹ năng tốt, khả năng
thích ứng cao và làm việc hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau (ngân hàng
nước ngoài, bộ phận hợp tác quốc tế của cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính
phủ, dự án phát triển, nghiên cứu hoặc kinh tế có yếu tố nước ngoài, ngoại giao
và báo chí). Chương trình đặc biệt phù hợp với những người mong muốn làm việc có
liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc chuẩn bị ra nước ngoài du học.

Ngoài ra, chương trình liên kết đào tạo này cũng cho phép các học viên chuyển
tiếp sang học tại cơ sở chính của ĐH La Trobe tại Úc với đầy đủ sự tư vấn, hỗ
trợ tận tâm và chuyên nghiệp.

Một số hình ảnh buổi lễ Tốt nghiệp của sinh viên hệ Cử nhân và Thạc sĩ diễn ra
tháng 3 hàng năm tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc gia

ss
ss
ss

Thông tin liên hệ:
Văn phòng La Trobe
Phòng 202 nhà B, Trường Đại học Hà Nội, Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 084-3554 1796/ 084-3553 3671
Email : latrobe@hanu.edu.vn; Website : http://latrobe.hanu.vn

Anh Vũ

Nguồn: Click xem

Khai giảng ở ngôi trường 101 tuổi

Posted: 03 Sep 2014 02:07 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Tạc ‘nhân vật của thế kỷ’ trên cánh cửa lớp học

Posted: 03 Sep 2014 12:06 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ cấp 2

Posted: 03 Sep 2014 12:06 AM PDT

Có 3 phương pháp học tiếng Anh phổ biến tại Việt Nam là học ngữ pháp truyền thống, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh theo chủ đề. Trong lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, trẻ bắt chước và học thuộc ngôn ngữ rất nhanh. Vì vậy, phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp thông qua các trò chơi ngôn ngữ sinh động, các mẫu câu thông dụng… tỏ ra phù hợp và hiệu quả. Nếu cha mẹ tạo điều kiện cho con học với người bản xứ trong thời điểm này, trẻ sẽ có nền tiếng Anh tốt, phát âm chuẩn, tự tin giao tiếp và có phản xạ tiếng Anh nhanh hơn.

Gõ caption vào đây

Trẻ 10-15 tuổi có những phát triển vượt trội về tâm lý, trí tuệ và hào hứng với các môn học tự nhiên và xã hội mới mẻ hơn.

Tuy nhiên, khi vào trung học cơ sở (10-15 tuổi), trẻ có những phát triển vượt trội về tâm lý và trí tuệ, khả năng tư duy, biện luận và bước đầu xây dựng nền tảng kiến thức cho tương lai. Phương pháp học tiếng Anh giao tiếp tỏ ra đơn điệu và không còn hiệu quả như trước. Thay vào đó, trẻ dồn sự hào hứng vào các môn học tự nhiên, xã hội mới mẻ. Chị Nguyễn Thu Khoa, phụ huynh em Nguyễn Hoàng Quân (12 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, chị đã cho con học tiếng Anh giao tiếp hơn 6 năm qua, nhưng khi thấy con không còn hứng thú với ngoại ngữ như trước, chị rất băn khoăn không biết nên cho con theo học phương pháp nào để phát triển toàn diện hơn.

Học ngoại ngữ lồng ghép kiến thức tại Việt Nam

Một trong những chương trình phù hợp cho trẻ cấp 2 là học ngoại ngữ lồng ghép kiến thức (CBI). Phương pháp này đã áp dụng thành công đối với học sinh nhập cư tại Mỹ và Canada hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, CBI mới chỉ du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây.

Theo thầy Nik Peachey, Chuyên gia ngôn ngữ và thiết kế giáo trình của tổ chức Hội đồng Anh, CBI là phương pháp học ngoại ngữ gần giống nhất với cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ. Phương pháp CBI tập trung phát triển 3 kỹ năng quan trọng cho trẻ: kỹ năng tiếng Anh, kiến thức khoa học xã hội và kỹ năng học thuật. Để đạt được điều này, phụ huynh hoặc giáo viên giảng dạy phải thiết kế chương trình học đa dạng, nội dung mới mẻ, có nhiều hoạt động phong phú, khiến trẻ chủ động khám phá kiến thức và phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ.

Gõ caption vào đây

Trẻ dễ bị cuốn hút bởi những bài học tiếng Anh mới mẻ, gắn liền với chủ đề mà các em yêu thích.

Tại Mỹ, 2 giáo trình chính dạy theo phương pháp CBI là Milestones và Keystone, giúp học sinh ngoại quốc nâng cao 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết và ứng dụng tiếng Anh học thuật trong các môn học tự nhiên và xã hội. Trẻ dễ bị cuốn hút bởi những bài học tiếng Anh mới mẻ, gắn liền với chủ đề mà các em yêu thích, chẳng hạn như ngôi sao nhạc Pop, diễn viên điện ảnh, khám phá khoa học thám hiểm… Bên cạnh đó, các kỹ năng như thuyết trình, tư duy phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tra cứu thông tin, viết luận và viết báo cáo… cũng được đưa vào chương trình nhằm khai thác thế mạnh của trẻ.

Em Lê Thị Phương (lớp 8, trường THCS Nguyễn Văn Tố) – một học sinh theo học phương pháp CBI tại trung tâm YOLA cho biết: "Trước đây, em rất sợ môn tiếng Anh vì em phải học ngữ pháp và từ vựng một cách khô khan. Nhưng khi học bằng phương pháp CBI, em thích học và tìm hiểu mọi chủ đề khoa học, xã hội và lĩnh vực mà em yêu thích bằng tiếng Anh nên bây giờ, em thấy rất tự tin”. Em Phương còn khoe kết quả bài thi TOEFL Junior 890/900 mới đây và sắp tới sẽ thi tiếp TOEFL iBT cấp độ 90.

Đồng An

Nguồn: Click xem

Trường đại học cổ mở cửa trở lại sau 800 năm

Posted: 02 Sep 2014 11:06 PM PDT

Trường ĐH Nalanda, một trung tâm học thuật cổ xưa đã thu hút hơn 1.000 đơn xin học khắp thế giới, và đã bắt đầu khóa học vào ngày 1/9 tới với 15 sinh viên, trong đó có 5 phụ nữ và 10 giảng viên.

Chúng tôi đã sẵn sàng buổi học thuật ở trường vào ngày Thứ Hai, hiệu phó Gopa Sabhrawal cho hay.

Sabhrawal nói ba ngày chương trình định hướng cho sinh viên của Trường Khoa học Lịch sử và Khoa Môi trường và sinh thái cho phiên họp đầu tiên 2014-15 bắt đầu vào ngày thứ Sáu trong khuôn viên tạm tại thị trấn hành hương Phật giáo Rajgir khoảng 100 km từ Patna. Các trường đại học sẽ đi lên trong thành Vương Xá, 12 km từ nơi Nalanda Univeristy cổ Đứng cho đến thế kỷ thứ 12, khi nó đã được san bằng bằng cách xâm nhập quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1193.

800 năm, ĐH cổ
ĐH Nalada

Nalanda, một trong những trường đại học lâu đời nhất thế giới ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ, đã khai giảng trở lại hôm 1-9.

Ngôi trường cổ xưa đón sinh viên lần đầu tiên sau 800 năm tại một cơ sở mới ở TP Rajgir, cách thủ phủ Patna của bang Bihar khoảng 100 km.

Phó Hiệu trưởng Gopa Sabharwal cho biết trường đã có 15 sinh viên (trong đó có 5 nữ)  và 11 giảng viên. Số sinh viên này được tuyển chọn từ hơn 1.000 ứng viên trên toàn thế giới.

Nhận xét về yêu cầu tuyển sinh nghiêm ngặt, Phó Hiệu trưởng Sabharwal nói với đài NDTV: "Nalanda là đại học nghiên cứu và chúng tôi chỉ chọn những người giỏi nhất".

Trường Đại học Nalanda tồn tại từ thế kỷ V đến thế kỷ XII, thu hút nhiều học giả từ khắp nơi trên thế giới. Thời đỉnh cao, ngôi trường có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trước khi bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy vào thế kỷ XII. Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam là người đề xuất mở lại trường này vào năm 2006 và được quốc hội thông qua sau đó.

Trường Đại học Nalanda mới dự kiến hoàn thiện vào năm 2020, giảng dạy các ngành khoa học, triết học và tâm linh, khoa học xã hội cho nghiên cứu sinh và người học lấy bằng tiến sĩ. Mỗi ngành học sẽ có tối đa 20 học viên.

Jyotirmayee, một nhà nghiên cứu đến từ TP Vijaywada – Ấn Độ, cho biết: "Tôi nghĩ ngôi trường này sẽ đem lại cơ hội nghiên cứu tuyệt vời và đó là lý do tôi ở đây".

(Theo Xuân Mai/Người lao động)

Nguồn: Click xem

Comments