Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngộ nghĩnh vật yêu ‘ưu tư’ bên khung cửa

Posted: 28 Sep 2014 07:44 AM PDT

Cùng ngắm chùm ảnh đẹp được chụp qua lắng kính cửa sổ. Đó là khoảnh khắc những con vật đang lười biếng nhìn qua cửa sổ đợi chủ nhân hay hình ảnh chân thực của động vật hoang dã trong ngôi nhà hoang.

Thu Phương (Theo Bored Panda)

Đề nghị xây dựng khung học phí mới

Posted: 28 Sep 2014 05:40 AM PDT

(NG)Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đề xuất khung học phí mới…

Bộ GD-ĐT cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 49).

  học phí, Nghị định 49, Bộ GD-ĐT
  Ảnh Văn Chung

Do thời gian thực hiện Nghị định 49 chỉ áp dụng đến năm học 2014 – 2015, vì vậy, các cơ chế thu, quản lý, sử dụng học phí cũng như các chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh, sinh viên diện chính sách xã hội sẽ kết thúc vào năm 2015.

Để có cơ sở đề xuất cơ chế thu học phí cũng như chính sách miễn giảm học phí cho giai đoạn tiếp theo, Bộ GD-ĐT đề nghị các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 49 theo các nội dung: Tình hình thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Tình hình thực hiện khung học phí; Tổng hợp số thu học phí và kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học tập của từng năm.

Bộ cũng đề nghị các cơ quan đề xuất cơ chế thu học phí, chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho gian đoạn tiếp theo.

Cụ thể: Về thời gian thực hiện – Tiếp tục thực hiện cho giai đoạn năm 2016 – 2020 hay giai đoạn 2016 – 2025;

Đề xuất cách thức xây dựng khung học phí cho giai đoạn tiếp theo: Ban hành khung theo từng năm hay dựa trên một biến số nào đó (ví dụ chỉ số giá, mức lương cơ sở…); có ban hành mức thu học phí của từng ngành nghề đào tạo đại học hay chỉ quy định mức học phí bình quân của cả trường, trên cơ sở đó trường tự quyết định mức cụ thể cho từng ngành nghề;

Đề xuất đối tượng thụ hưởng và phương thức hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Báo cáo gửi về Bộ trước ngày 20/10.

Ngân Anh

Hội thảo Họ Dương Việt Nam với phong trào khuyến học, khuyến tài”

Posted: 28 Sep 2014 05:39 AM PDT

(NG) – Ngày 27/9/2014,tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Họ Dương Việt Nam tổ chức Hội thảo "Họ Dương Việt Nam với phong trào khuyến học, khuyến tài".

Tham dự hội thảo có Ông Dương Đình Chiến Chủ tịch Hội đồng Họ Dương , các vị chức sắc của Hội đồng Họ Dương Việt Nam, GS – TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch TW Hội KHVN, Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ông Dương Trung Quốc – Tổng thư ký hội sử học Việt Nam, cùng nhiều GS, PGS, đại diện dòng họ Dương trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam và đại diện một số Hội đồng, Ban liên lạc họ bạn…

Trong thư chào mừng Hội thảo, Ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã nhiệt liệt chào mừng các đại biểu về dự hội thảo hôm nay, một cuộc Hội thảo qui mô lớn hiếm thấy với lời chúc mừng Hội thảo thành công tốt đẹp.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam đã gợi lại truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy đã và đang được giữ gìn, phát triển qua từng thời kỳ và được kế tiếp nhau qua cả ngàn nămngày nay đang được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

GS Phạm Tất Dong cho biết: Họ Dương Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài và đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Trước cuộc vận động đẩy mạnh việc học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng theo theo Quyết định 89/QĐ-TTg và Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã hưởng ứng và tích cực triển khai. Trước những hoạt động có hiệu quả về khuyến học, khuyến tài của Họ Dương Việt Nam, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã đề nghị Hội đồng Họ Dương đăng cai Hội thảo "Họ Dương Việt Nam với phong trào khuyến học, khuyến tài" nhăm rút kinh nghiệm cho việc tổ chức hội thảo trong các dòng họ khác.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đều tập trung vào những vấn đề dòng họ tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. Đặc biệt Hội nghị cũng được nghe báo cáo rất xúc động của Ông Dương Thể gia đình hiếu học ở huyện Đảo Lý Sơn, của Ông Dương Xuân Quả (Năm Nhã) ở An Giang, Dương Thị Vui, sinh viên khiếm thị thi đỗ 2 trường Đại học năm 2013.

Đại diện Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Ông Dương Đình Chiến nhấn mạnh: Hiếu học như một mạch ngầm chảy suốt hàng ngàn năm lịch sử mà trách nhiệm của các thế hệ Họ Dương Việt Nam ngày nay đang kế tục và phát huy cho xứng đáng. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao của Dòng tộc, được sự ủng hộ, giúp đỡ của Hội Khuyến học Việt Nam, sự đồng tình của xã hội, Họ Dương Việt Nam quyết tâm phấn đấu trở thành Dòng họ học tập./.

Lương Thanh

Trường Đại học Đông Đô thông báo xét tuyển nguyện vọng 3

Posted: 28 Sep 2014 05:36 AM PDT

Trường Đại học Đông Đô thông báo xét tuyển nguyện vọng 3 hệ đại học chính quy với 800 chỉ tiêu đối với các thí sinh đã dự kỳ thi đại học năm 2014 theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành không hạn chế. Cụ thể như sau:

Sinh viên Trường Đại học Đông Đô
Sinh viên Trường Đại học Đông Đô.

Ngành xét tuyển

Mã ngành

Điểm xét tuyển

(Bao gồm cả điểm ưu tiên)

Tổng chỉ tiêu

Các ngành đào tạo đại học:

800

Kiến trúc (Kiến trúc công trình, Quy hoạch, Nội thất)

D52580102

V,H: 14,0 điểm (vẽ mỹ thuật x 2)

Công nghệ thông tin

D52480201

A,A1: 13,0 điểm

Kỹ thuật xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp)

D52580208

A,A1: 13,0 điểm

Công nghệ kỹ thuật môi trường (Công nghệ môi trường, An toàn bức xạ môi trường)

D52510406

A,A1: 13,0 điểm

B: 14,0 điểm

Quản trị kinh doanh (Quản trị doanh nghiệp, Quản trị du lịch,Kế toán kiểm toán,Tài chính ngân hàng, Marketing)

D52340101

A,A1:13,0 điểm

D1,2,3,4,5,6:13,0 điểm

Tài chính ngân hàng

D52340201

A,A1: 13,0 điểm

D1,2,3,4,5,6: 13,0 điểm

Thông tin học (Quản trị thông tin, Thông tin thư viện)

D52320201

A,A1: 13,0 điểm

C : 13,0 điểm,

D1,2,3,4,5,6: 13,0 điểm

Quan hệ quốc tế (Quan hệ đối ngoại, Kinh tế quốc tế)

D52310206

A,A1: 13,0 điểm

C: 13,0 điểm,

D1,2,3,4,5,6: 13,0 điểm

Việt Nam học (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hướng dẫn du lịch).

- Quản lý du lịch và khách sạn

D52220113

A,A1: 13,0 điểm

C : 13,0 điểm

D1,2,3,4,5,6: 13,0 điểm

đ

Hồ sơ xét tuyển gồm: – Giấy chứng nhận kết quả thi tuyển sinh bản chính (có dấu đỏ của trường dự thi) và 01 phong bì thư có dán tem, ghi địa chỉ người nhận để trường gửi kết quả xét tuyển.

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường theo địa chỉ: -Số 170 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

hoặc gửi chuyển phát nhanh theo địa chỉ:Trường Đại học dân lập Đông Đô, số 170 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Lệ phí xét tuyển: 30.000đ/hồ sơ.

Thời gian nộp hồ sơ: từ ngày 01/10/2014 đến ngày 15/10/2014.

Điện thoại liên hệ: 0439321246., 043.5746215, Di động: 0987.562.618, 0903.433.039

Giáo viên phản đối hiệu trưởng mới

Posted: 28 Sep 2014 05:36 AM PDT

(NG) – Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Điện Biên Phủ (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) đã có đơn kiến nghị gửi cấp trên về việc phản đối quyết định điều chuyển cô Vương Thị Vân về làm hiệu trưởng của trường này.

Giáo viên phản đối Hiệu trưởng mới
Đơn kiến nghị của tập thể giáo viên Trường Tiểu học Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) về việc phản đối quyết định điều chuyển cô Vương Thị Vân về làm hiệu trưởng mới của trường.

Theo đơn kiến nghị của Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Điện Biên Phủ, tập thể giáo viên nhà trường không đồng ý với quyết định của Phòng GD-ĐT quận Thanh Khê (Đà Nẵng) về việc điều động cô Vương Thị Vân về làm hiệu trưởng của trường vì cô Vương Thị Vân đã từng bị kỷ luật vì sai phạm khó bỏ qua. "Tai tiếng" của cô Vân, phụ huynh học sinh của trường đều biết nên khó tin tưởng một người như cô Vân quản lý, chăm sóc con em ở trường. Đơn kiến nghị này cũng nói rõ: "Hội đồng Sư phạm nhà trường chấp nhận bất kỳ hiệu trưởng mới nào trừ cô Vân". Có khoảng 40 chữ ký của giáo viên trong trường trong đơn kiến nghị phản đối cô Vân về làm hiệu trưởng mới của trường.

Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Điện Biên Phủ cũng có đơn kiến nghị phản đối khi hay tin Phòng GD-ĐT Quận điều cô Vương Thị Vân về làm Hiệu trưởng của trường. Ông Phạm Hồng Tuấn, Trưởng Ban Đại diện phụ huynh học sinh nhà trường cho biết, khi biết tin có quyết định điều động cô Vân về làm Hiệu trưởng của trường từ ngày 1/10 tới, phụ huynh rất lo lắng, hoang mang. Phụ huynh học sinh đã đến tận trường bày tỏ ý kiến phản đối cô Vân về làm Hiệu trưởng, cũng như có đơn kiến nghị gửi các cấp đề nghị xem xét nguyện vọng của phụ huynh học sinh.

Giáo viên phản đối Hiệu trưởng mới
Phụ huynh học sinh cũng có đơn kiến nghị bày tỏ sẽ “phản đối đến cùng” việc điều cô Vân về làm hiệu trưởng.

Trong đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh nhà trường có bày tỏ: "Về chuyên môn thì chúng tôi không có ý kiến. Nhưng về tư cách của một người "trồng người" thì chúng tôi không yên tâm… Chúng tôi muốn con em mình không chỉ học kiến thức mà còn học điều hay, lẽ phải, cách sống… Một người như thế không đủ tư cách để làm Hiệu trưởng. Chúng tôi sẽ phản đối đến cùng".

Như NG đã có bài phản ánh từ tháng 10/2013, khi cô Vương Thị Vân vừa về làm hiệu trưởng tại Trường Tiểu học Trần Cao Vân (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng), phụ huynh nhà trường đã có đơn thư tố cô Vân có nhiều khuất tất gây bức xúc, cụ thể là các khoản thu vô lý ngay đầu năm học mới và việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ học bán trú ở trường thiếu minh bạch. Sau khi báo chí phản ánh, các cấp ngành chức năng trên địa bàn đã vào cuộc kiểm tra và đã có quyết định điều chuyển hiệu trưởng khác về Trường Tiểu học Trần Cao Vân thay cô Vân; đồng thời điều cô Vân về làm chuyên viên ở Phòng GD-ĐT Quận. Nay vừa có thông tin Phòng GD-ĐT Quận điều chuyển cô Vân về làm hiệu trưởng Trưởng Tiểu học Điện Biên Phủ (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng), tập thể giáo viên và phụ huynh nhà trường quyết liệt phản đối.

Tâm An

4 doanh nghiệp trẻ nhận bằng khen của Thủ tướng

Posted: 28 Sep 2014 02:58 AM PDT

(NG)- Bốn “doanh nghiệp trẻ” là những cá nhân xuất sắc nhất trong số 150 thanh niênưu tú được trao giải thưởng Lương Định Của năm 2014. Họ là chủ các doanh nghiệp,mô hình kinh tế nông thôn đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm…

Giải thưởng Lương Định Của là phần thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh trao tặng những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnhvực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp vàxây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng, doanh nghiệp, trẻ
Bốn gương mặt trẻ được nhận bằng khen của Thủ tướng

Đây là giải thưởng nhằm động viên, cổ vũ thanh niên nông thôn xung kích thamgia phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp tích cực, hiệu quả vào quá trình pháttriển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước.

Năm 2014, giải thưởng Lương Định Của được trao cho 150 thanh niên nông thônxuất sắc trên toàn quốc. Trong đó có 9 thanh niên nữ, 24 thanh niên người dântộc thiểu số, 40 thanh niên có trình độ ĐH và CĐ, 70 thanh niên là Đảng viên,121 thanh niên trực tiếp phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi, phát triểnkinh tế tại địa phương.

Trong số 150 đại biểu thanh niên nông thôn nhận giải thưởng Lương Định Của2014 có 4 nhân vật tiêu biểu nhất được Thủ tướng tặng bằng khen.

Bốn cá nhân nhận bằng khen của Thủ tướng là Sìn Văn Dưỡng (sinh năm1980, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên): Khởi nghiệp với sốvốn vay 100 triệu đồng của người thân và 15 triệu đồng của cá nhân anh mạnh dạnđầu tư theo mô hình kinh tế hộ bằng cách chăn nuôi… đem lại thu nhập bước đầulà 40-50 triệu đồng. Khi có kinh nghiệm và điều kiện, bản thân lại là bí thư chiđoàn, anh đã vận động đoàn viên thanh niên thành lập mô hình “câu lạc bộ thanhniên nông thôn làm kinh tế giỏi”, và hiện nay là mô hình “Hợp tác xã thanh niênsản xuất bánh khẩu sén”. Đến nay HTX đã có 30 hội viên cùng góp vốn kinh doanhchế biến món bánh truyền thống của dân tộc Thái trắng, đem lại lợi nhận 450triệu đồng/năm.

Trần Xuân Phong (sinh năm 1983, xã An Khang, Tp. Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang) bắt tay vào nuôi ong từ năm 2002. Vừa làm, vừa tìm tòi nghiên cứuđến năm 2006, anh đã lai tạo giữa ong vàng của miền Bắc và ong Ý của miền Nam,tạo thành giống ong lai có năng xuất và chất lượng cao, lại chống chọi được vớicái lạnh của miền Bắc. Đến nay, anh đã thành lập được HTX nuôi ong Phong Thổ với1.500 đàn ong, tạo việc làm thường xuyên cho 22 lao động với mức lương từ 3-4triệu đồng/tháng. Tổng doanh thu đạt 16 tỷ đồng/năm.

Hồ Vũ Phong (sinh năm 1980, xã Hòa Thành, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vớimô hình trồng khoai và dây thiên lý lấy bông từ tháng 10/2010. Mỗi năm HTX thunhập trên 2 tỷ sau khi trừ chi phí các khoản còn lại lợi nhuận trên 1.500 triệugiải quyết được 70 lao động thường xuyên và 100 lao động thời vụ.

Văn Tấn Thanh Tùng (sinh năm 1984, thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện ĐôngHòa, tỉnh Phú Yên) thành lập Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thủy sản NgọcTùng từ năm 2011. Công ty chuyên mua bán thức ăn, thu mua thủy sản và vận tảihàng hóa để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Năm 2013, anh tiếp tục đầu tưxây dựng mô hình "Nuôi trồng và phát triển Tôm thẻ chân trắng trên diện tích 5havơ 20 hồ/3000m2, tổng chi phí xây dựng mô hình là 7 tỷ đồng. Tổng doanh thu hằngnăm gần 28 tỷ đồng trừ chi phí thu lãi 5 tỷ đồng. Mô hình đã tạo việc làm chohơn 30 lao động tại địa phương với mức thu nhập 3,5triệu/tháng.

Theo bà Trần Hương Thảo, phó Ban Thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn TNCSHồ Chí Minh), với sự đồng hành của Tổng Công ty phân bón và Hóa chất Dầu khí đến nay giải thưởng Lương Đình Của đã cung cấp việc làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động tại địa phương…. Qua 9 năm hoạt động công ty đã tài trợ cho giải thưởng 14 tỷ đồng.

Nguyễn Hiền

Vì sao con gái học giỏi hơn con trai?

Posted: 28 Sep 2014 02:58 AM PDT

Từ xưa tới nay, nhiều người vẫn cho rằng, đàn ông thông minh hơn phụ nữ vì phần đông những nhà lãnh đạo hay nhà khoa học đều thuộc phái mạnh. Nhưng nếu tính riêng ở độ tuổi đến trường và xét tổng thể tất cả các môn học phổ thông và đại học thì con gái luôn đạt điểm cao hơn, hay nói cách khác, là học giỏi hơn con trai.

Kết quả này không chỉ đúng ở những nước lớn như Mỹ hay những đất nước xa xôi như Na Uy, Hồng Kông mà còn đúng ở phạm vi toàn cầu.

Phát hiện này là kết quả một nghiên cứu gần đây của hai giáo sư tâm lý học Daniel và Susan Voyer thuộc trường ĐH New Brunswick. Kết quả trên được đưa ra dựa vào phân tích số liệu từ 369 nghiên cứu, bao gồm điểm số của hơn một triệu nam sinh và nữ sinh đến từ 30 quốc gia khác nhau.

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Những nhà tâm lý đã kết luận rằng, con gái đạt điểm cao hơn con trai trong hầu hết mọi môn học, bao gồm cả những lĩnh vực về khoa học mà lâu nay người ta vẫn tưởng rằng con trai luôn vượt trội con gái.

Một điều nữa là tỉ lệ nhập học đại học cũng có sự chênh lệch về giới tính. Số liệu mới nhất từ Trung tâm Nghiên cứu Pew sử dụng dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ cho biết, trong năm 2012, 71% nữ giới tốt nghiệp trung học tiếp tục học đại học trong khi con số này ở nam giới chỉ khoảng 61%.

Trong khi đó vào năm 1994, con số này tương ứng là 63% và 61%. Nói cách khác, tỷ lệ nhập học đại học ở nữ giới đang tăng lên còn với nam giới vẫn không thay đổi. Điều này đã làm các nhà khoa học đặt câu hỏi rằng liệu có phải các trường học ưu tiên cho nữ giới và gây khó khăn cho nam giới trong quá trình học không?

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Chúng ta cùng bắt đầu đi tìm lời giải từ bậc học mẫu giáo. Tiến sĩ Claire Cameron Ponitz tới từ Trung tâm nghiên cứu nâng cao về giảng dạy và học tập ở ĐH Virginia đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về việc học tập của trẻ em ở bậc mẫu giáo.

Bà nhận ra rằng, những đứa trẻ có biểu hiện tích cực ở một lớp mẫu giáo có khả năng tự điều chỉnh bản thân tốt hơn. Kết luận nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các giáo viên và nhà tâm lý học.

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Tiến sĩ Claire Cameron Ponitz, Trung tâm nghiên cứu nâng cao về giảng dạy và học tập ở ĐH Virginia.

Bởi họ cho rằng, điều này liên quan tới những hành vi tuân thủ kỷ luật trong lớp học như giơ tay, xếp hàng, nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên, hạn chế nói tự do. Những kĩ năng này chính là điều kiện tiên quyết trong định hướng học tập ở hầu hết lớp mẫu giáo nói chung, cũng như là điều cơ bản để thành công trong cuộc sống.

Một vài năm trước, Ponitz và đồng nghiệp của cô kiểm chứng điều này bằng trò chơi "Đầu – ngón chân – đầu gối – vai". Kết quả là những cô bé ở lớp mẫu giáo có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn so với những cậu bé. Những trợ lý nghiên cứu sẽ quan sát và đánh giá những đứa trẻ dựa trên khả năng làm theo hướng dẫn đúng và không bị mất tập trung bởi những yếu tố bên ngoài.

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Ở vài trường hợp, những đứa trẻ sẽ phải chạm vào 'ngón chân' khi chúng được yêu cầu chạm vào 'đầu'. Tư duy và nắm được quy tắc "chạm vào 'đầu' nghĩa là chạm vào 'ngón chân'", phản xạ ngay lập tức không chạm vào 'đầu' là ví dụ điển hình cho khả năng tự điều chỉnh bản thân.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy các cậu bé phát triển chậm hơn một năm so với cô bé trong mọi yếu tố ở khả năng tự điều chỉnh bản thân. Kết thúc lớp mẫu giáo, các bé trai mới bắt đầu đạt được những kĩ năng mà bé gái đã có từ đầu năm.

Những bé gái tiếp tục thể hiện sự vượt trội của mình ở khả năng này khi vào trung học và xa hơn nữa. Trong một nghiên cứu năm 2006, Martin Seligman và Angela Lee Duckworth nhận ra những nữ sinh trung học có khả năng tự giác kỷ luật hơn nhiều so với nam sinh cùng lứa tuổi. Điều này góp phần nhiều vào việc nâng cao điểm số của nữ sinh ở tất cả các môn học.

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Những nhà khoa học hàng đầu ở Đại học Pennsylvania phát hiện ra rằng, con gái bắt đầu làm bài tập trong ngày sớm hơn và dành gấp đôi thời gian học so với con trai. Bởi vậy, điểm trung bình của con gái cao hơn ở mọi môn học, bao gồm cả toán cơ bản và nâng cao – môn học vốn là thế mạnh của con trai là điều dễ hiểu.

Tiến sĩ Seligman, Duckworth cho rằng, những em bé gái luôn tự giác và kiên trì với những mục tiêu mình đặt ra. Những đức tính được này thể hiện ở việc chăm chỉ ghi bài, chú ý nghe giảng và hiểu bài tốt hơn trong giờ. Chính sự yếu kém này đã khiến cho nam sinh gặp bất lợi ở môi trường học tập, không chỉ ở phần tiếp nhận mà còn ở vấn đề sắp xếp kiến thức thu được.

Nhưng xu hướng học tập của nam sinh khác với nữ sinh. Với tâm lý thoải mái, những nam sinh làm bài kiểm tra với tâm lý thoải mái, trái lại – nữ sinh thường cảm thấy áp lực, lo lắng nên thể hiện không tốt, dẫn đến nhiều nhận định sai lầm. Các chuyên gia kết luận rằng: “Những bài kiểm tra tình huống khiến nữ sinh lúng túng còn tinh thần học của nam sinh luôn ở mức không cao”.

nữ sinh, nam sinh, thông minh, ĐH New Brunswick, Claire Cameron Ponitz

Không những thế, việc chấm điểm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Hầu hết các trường đều có thang điểm về nề nếp học tập và điểm kiến thức. Chính vì con trai thường không chăm chỉ, tận tụy nên thường xuyê nộp bài luận muộn hay thiếu sót, bỏ quên một vài câu hỏi trong bài. Điều này dẫn đến điểm số trung bình con trai thường thấp hơn con gái.

Tất nhiên, nhiều kỹ năng sống khác vẫn cần được trau dồi không chỉ ở lớp học mà còn ở ngoài cuộc sống. Tất cả yếu tố đó đều sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của cả nam – nữ sinh. Theo các chuyên gia, đây vẫn là một chủ đề khá nhạy cảm và để giải quyết được sự chênh lệch này cần có sự trợ giúp của cả gia đình và nhà trường.

( Bài viết thể hiện quan điểm của nhà nghiên cứu Claire Cameron Ponitz.)

  • Thu Phương(Theo Quartz)

Phụ huynh phản đối, trường học dừng xây nhà vệ sinh 2 tỷ

Posted: 28 Sep 2014 02:58 AM PDT

(NG)- Bị nhiều phụ huynh phản đối, Trường THCS Colette (quận 3, TP.HCM) dừng dự ánxây nhà vệ sinh thông minh trị giá 2 tỷ đồng.

Ông Lê Kim Giang, hiệu trưởng Trường THCS Colette cho hay dự án nhà vệ sinhthông minh 2 tỷ đồng được đề xuất trước đó sẽ ngưng thực hiện. Thay vào đó nhàtrường tập trung sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh cũ, đồng thời chú trọng đội ngũlao công tích cực làm việc để đảm bảo chỗ vệ sinh tốt, đảm bảo vệ sinh cho cácem.

phụ huynh, trường học, nhà vệ sinh, tiền tỷ
Trường THCS Coletet sẽ dừng xây nhà vệ sinh thông minh trị giá 2 tỷ

Trước đó vào ngày 7/9 trong cuộc họp phụ huynh đầu năm của Trường THCSColette nhà trường thông báo lấy ý kiến phụ huynh về việc đóng góp xây dựng nhàvệ sinh thông minh cho học sinh với tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Theo tínhtoán ban đầu với tổng số tiền này mỗi học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 phải đóngkhoảng 200.000 đến 400.000 đồng/em.

Đề xuất này được hiệu trưởng giải thích là kế hoạch của hội phụ huynh, cụ thểlà thường trực ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2013 – 2014 đề xuất một sốcông trình năm học mới như xây dựng lại toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh mô hình nhàvệ sinh thông minh với chi phí khoảng 2 tỷ đồng.

Ý kiến này đã vấp phải nhiều phản đối của phụ huynh. Đến ngày 21/9 nhà trườngtiếp tục tổ chức họp phụ huynh tái lấy ý kiến nhưng các phụ huynh đều lên tiếngphản đối vì kinh phí xây nhà vệ sinh quá cao.

Ngoài đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ, mỗi tháng phụ huynh có con học tại THCSColette phải đóng tới 17 khoản thu thỏa thuận khác như: tin học 30.000 đồng, đầutư trang thiết bị máy vi tính 30.000 đồng/tháng; tiếng Anh nâng cao 100.000 đồng;Toán nâng cao 100.000 đồng; Học tiếng Pháp với giáo viên nước ngoài 100.000 đồng;Học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài 100.000 đồng; tổ chức phục vụ bán trú80.000 đồng; học phí bán trú 100.000 đồng; Thiết bị vật dung học sinh bán trú200.000 đồng, vệ sinh + nước uống bán trú 20.000 đồng; nước uống chính khóa5.000 đồng; Học phẩm 60.000 đồng; video và lab: 60.000 đồng/tháng; tiền điện:20.000 đồng/tháng; tiếng Anh, toán nâng cao: 200.000 đồng/tháng; Máy lạnh, máychiếu từ 200.000 đồng – 500.000đồng, tiền ăn 28.000 đồng/ngày.

Lê Huyền

Phụ huynh ức chế vì con bị phạt

Posted: 28 Sep 2014 02:58 AM PDT

(NG)Năm học mới được một tháng, nhưng hình thức kỷ luật mà một số giáo viên, một số trường đang áp dụng khiến cho phụ huynh không những không tâm phục khẩu phục mà còn cảm thấy lo ngại cho tinh thần, sức khỏe của con mình.

Phụ huynh một trường cấp 3 ở Hà Nội thì rất sợ phương thức xiết kỷ luật của trường: Học sinh đi học muộn 5 phút bị bắt đứng ngoài, hết tiết mới mở cổng cho vào.

Anh Thái, một phụ huynh của trường này phàn nàn: “Phụ huynh ức chế vì nếu trường không cho con lên lớp sợ ảnh hưởng tới các bạn khác cũng được, nhưng cho học sinh vào trong, ngồi ở phòng thường trực hoặc ôn bài ở đâu đó. Chứ để các cháu lang thang gần 1 tiếng ngoài đường, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu lỡ có chuyện xảy ra?

Hàng ngày con tự đạp xe đi học, có thể có những lúc gặp trục trặc về xe cộ, hay tắc đường, làm sao mà lường trước được. Nên cách "dọa" không cho học sinh vào trường làm tôi rất lo”.

Chỉ 2 tuần sau khi học lớp 6 tại một trường THCS ở quận Hai Bà Trưng, bé Sơn đã 3 lần bị cô giáo yêu cầu làm bản kiểm điểm. Chị Hà, mẹ bé, rất ấm ức: “Có phải cháu phạm tội lỗi gì nặng nề cho cam. Quên vở bắt làm kiểm điểm, quên làm bài tập bắt làm kiểm điểm, không thuộc bài cũng bắt làm kiểm điểm nốt”.

Bé phải làm bản kiểm điểm nhiều khiến cả nhà cùng căng thẳng. "Hôm nào con về, thay vì hỏi han nó học hành thế nào, thì từ ông bà cho tới bố mẹ câu đầu tiên là hôm nay có lỗi gì không, có phải làm bản kiểm điểm không?".

Chị Hà nhận xét: “Trước đây mình đi học, phải lỗi tới mức đánh nhau, hỗn láo với thầy cô… mới bị bắt làm kiểm điểm. Và khi bị bắt làm, phải đưa cho bố mẹ ký là rất sợ. Bây giờ những lỗi lặt vặt chỉ ở mức nhắc nhở mà đã bắt làm, tôi thấy không có tác dụng giáo dục như trước".

Hơn nữa, kiểu ép học sinh như vậy khiến phụ huynh ngay lập tức nghĩ đến chuyện "Cô giáo chê con để mẹ phải… quan tâm". Chị Hà cho biết có thể nghĩ như vậy là oan cho cô, nhưng chị không sao tránh được suy nghĩ này.

Có con học lớp 12, chị Thu Hương lại rất ấm ức về việc con đã 2 lần bị đình chỉ học 1 ngày, 2 ngày vì lỗi như không học thuộc thơ khi kiểm tra miệng, "quay" bài giờ kiểm tra văn cũng vì không thuộc dẫn chứng… "Cháu dự kiến thi khối A, nên mấy chuyện học thuộc mấy bài thơ dài dằng dặc là quá tải với cháu. Cô giáo nên hiểu và điều chỉnh cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh theo sự lựa chọn khối thi của các cháu. Tạo điều kiện cho các cháu sao cho đủ kiến thức để thi tốt nghiệp, nhưng có thời gian tập trung cho các môn thi chính của cháu.

Đúng là cháu rất sai khi quay cóp. Nhưng cô giáo có thể áp dụng những biện pháp phạt khác chứ không nên đình chỉ học. Vì nghỉ một buổi học cháu đã mất tới vài môn học, rồi lại mượn vở chép bài bại, hơn nữa lại ức chế về tâm lý".

Tất nhiên, cô giáo phạt vì muốn học sinh của mình học tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không cân nhắc và có sự lựa chọn thích hợp, những hình phạt này không phát huy được tác dụng. mà thay vào đó, học sinh sợ sệt, phụ huynh phẫn uất.

Và, cũng như chị Hà, "suy nghĩ xấu" ngay lập tức len lỏi vào đầu chị Hương: "Sắp tới 20/10 với 20/11, chắc lại phải quà".

Ngân Anh

Học liên tục với phương châm “lấy tự học làm cốt”

Posted: 28 Sep 2014 02:33 AM PDT

(NG) – Sáng 29/9, tại Trung tâm GDTX quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014" do thành phố Hà Nội tổ chức. Chủ đề của tuần lễ năm nay mang tên "Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc".

Tại buổi tổ chức lễ khai mạc, bà Phạm Thị Hồng Nga – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập Thành phố nhấn mạnh: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là 3 yêu cầu lớn đặt ra đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo. Cương lĩnh chính trị của Đảng ta đã nêu lên 3 mục tiêu trên mà giáo dục phải hướng tới để đáp ứng kịp thời yêu cầu cửa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tư tưởng coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nói lên rằng, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng đến trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ nhân tài của quốc gia. Coi trọng sự học của dân, phát triển sự học trong dân, đẩy mạnh sự học bằng phong trào toàn dân học tập, toàn dân làm giáo dục là tinh thần xuyên suốt mọi chính sách giáo dục.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Sở GD-ĐT,
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Sở GD-ĐT, Hội Khuyến học thành phố… tham dự lễ gửi thông điệp học tập suốt đời.

Ngày nay, tất cả mọi người chúng ta đều nhận thức rõ vai trò thiết yếu của giáo dục và học tập suốt đời trong phát triển kinh tế, xã hội. Những tiến bộ gần đây của công nghệ có hàm lượng trí thức cao, dẫn tới sự ra đời và chuyển giao trí thức mạnh mẽ trong các lĩnh vực như nông nhiệp, công nghiệp và dịch vụ. Để phát triển và duy trì tính cạch tranh trong nền kinh tế toàn cầu, mọi người cần phải liên tục học tập những kiến thức, kỹ năng mới, nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển các năng lực, nói theo cách gần gũi hơn là con người phải học, tiếp tục học tập để cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, để duy trì và bảo vệ được sản phẩm của mình trong xã hội. Chính vì vậy, xã hội học tập là xã hội tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại buổi lễ phát động.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại buổi lễ phát động.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ thêm: Ngày nay, mục tiêu của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân là mục tiêu chủ đạo; xây dựng xã hôi học tập là xây dựng một xã hội mà mọi tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, mọi cá nhân… đều phải cung cấp cơ hội đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của các tầng lớp nhân dân và mỗi người trong xã hội phải tận dụng các cơ hội học tập do xã hội mang lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng chất lượng cuộc sống ngày càng cao của chính mình và cộng đồng.

Để học tập thực sự trở thành chìa khóa của mọi thành công, mỗi chúng ta hơn ai hết hãy học tập thường xuyên, học liên tục với phương châm "lấy tự học làm cốt".

"Với chủ đề "Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc", các hoạt động của Tuần lễ hưởng ứng Học tập suốt đời diễn ra từ ngày 29/9 đến hết 5/10/2014 tại các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa… trong toàn quốc hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; học để có kiến thức, để vận dụng trong công việc, trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ với người khác, giúp họ vươn lên cùng cộng đồng, đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống , góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, văn minh" – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.

Học viên
Học viên Nguyễn Huy Kỳ.

Là học viên lớn tuổi nhất tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận Thanh Xuân, ông Nguyễn Huy Kỳ (74 tuổi) lớp 10C bộc bạch: "Học vấn là thước đo giá trị tinh thần của mỗi người; có học thì mới biết làm và chịu khó học, chịu khó làm mới thành tài, mới có nghề nghiệp vững vàng để nuôi sống bản thân, gia đình, đóng góp cho xã hội"

Ông Kỳ chia sẻ thêm, việc học tập không chỉ ở tuổi thiếu niên, thanh niên mà học tập là công việc cần thực hiện suốt đợi, ở lứa tuổi nào cũng cần học. Và khi xã hội càng phát triển, tri thức, kiến thức càng nhiều, việc học hỏi, nắm bắt và vận dụng các kiến thức vào công việc, cuộc sống không chỉ là nhu cầu mà còn là trách nhiệm của mỗi người.

"Hãy tích cực chủ động trong học tập bởi học tập chính là chìa khóa để thành công, học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phục" – học viên Nguyễn Huy Kỳ bày tỏ.

Nguyễn Hùng

Comments