Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cậu học trò muốn làm bác sĩ để giúp dì, giúp anh

Posted: 23 Sep 2014 08:00 PM PDT

Ở với dì và một người anh bị bệnh thần kinh, cuộc sống khó khăn nhưng cậu bé Điền 9 năm liên tục vẫn luôn giành được các giấy khen học sinh giỏi, tiên tiến …

Hiện tại, Điền đang là học sinh lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Khuyến, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Mồ côi cha từ khi mới lọt lòng, mẹ lấy chồng hai, Điền sống cùng với người dì Trương Thị Út.

Cuộc sống khó khăn ...
Cuộc sống khó khăn …

Dì Út sống với một người con trai bị bệnh thần kinh, tháng lên cơn động kinh 4 lần, nhưng vì thương cho hoàn cảnh của mẹ Điền và Điền còn quá nhỏ, dì Út đã nhận em về nuôi khi Điền mới chỉ vài tháng tuổi.

Hàng ngày, dì Út vào rừng cao su cạo, lấy mủ thuê và dì phải đưa cả Điền còn nhỏ theo cùng. Với Điền, rừng cao su trở thành người bạn "cùng khổ" thân thiết, nắng cũng như mưa. Lớn lên, Điền bắt đầu làm các công việc phụ giúp gia đình như lấy mủ, dọn nhà cửa, nhặt rau, nấu cơm… Những khi anh trai bị động kinh, lên cơn co giật, chỉ có thể nằm một chỗ, công việc của Điền lại nhiều hơn và vất vả hơn.

Mấy năm trước, thấy hoàn cảnh gia đình dì Út, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ chị và hai con có được một ngôi nhà để ở. Nhờ có mái nhà kiên cố mà cuộc sống của ba mẹ con đã đỡ cơ cực.

Ngoài việc giúp đỡ cho gia đình, Điền còn tranh thủ ra chợ phụ mẹ đẻ bán rau củ quả. Nhìn dáng người nhỏ bé của Điền cứ thoăn thoắt bê hàng, lấy đồ cho khách mà xót xa.

… Nghị lực từ tình thương vô vàn của mẹ

Mẹ đẻ của Điền tâm sự: "Khi quyết định đi bước nữa, tôi nghĩ rất nhiều và hàng đêm không thể nào ngủ được. Cứ nghĩ tới đứa con thơ còn quá nhỏ mà đau xót. Nhưng khi đó, tôi còn quá trẻ và không biết rồi mình sẽ sống như thế nào, thì làm sao nuôi nổi con".

Mắt ngấn lệ, chị bày tỏ sự biết ơn với dì Út (chị gọi là chị Ba): "Khi đó, chị Ba nói với tôi cứ yên tâm đi bước nữa, thằng nhỏ để chị nuôi… Tôi thực sự rất biết ơn chị, nhưng trong lòng vẫn rất buồn, vì con mình không nuổi nổi phải nhờ người khác nuôi".
Cuộc sống khó khăn ...

Từ khi nhận Điền về nuôi, dì Út coi em như con ruột của mình. Hàng ngày, ba mẹ con rau cháo nuôi nhau. Dì Út chia sẻ: "Tôi biết mình nghèo, không thể cho Điền cuộc sống khá hơn và chỉ có thể cho con học được cái kiến thức. Mong con có thể có tương lai tốt hơn mà thôi".

Thương 2 mẹ, thương người anh bị bệnh liên miên, Điền luôn cố gắng học thật chăm chỉ. Những bằng khen mà 9 năm đi học em phấn đấu mang về, được dì Út nâng niu, trân trọng, treo ở góc đẹp nhất trong ngôi nhà. Và lúc thấy ánh mắt dì tràn ngập hạnh phúc khi nhìn những tấm bằng khen đó, Điền lại càng có thêm động lực để phấn đấu. Ước mơ của em sau này là trở thành một vị bác sĩ giỏi. Em nói: "Em muốn giúp đỡ dì và anh trai, muốn chăm sóc và chữa khỏi bệnh cho họ. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể giúp được rất nhiều người khác nữa".

Cảm động trước nghị lực vượt khó và tấm lòng của em, một phần học bổng thuộc quỹ khuyến học Ước mơ Việt Nam đã được trao cho em, ngay tại ngôi trường Nguyễn Khuyến mà Điền theo học. Số tiền 10 triệu đồng đã được ông Lê Thanh Trinh, phó Giám đốc Điện lực huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam trao cho Điền.

Chương trình thực tế Ước mơ Việt Nam được phát sóng vào 20h30 tối thứ 4, 5 hàng tuần trên VTV2, do VTV phối hợp cùng IB Group Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện. Các thông tin về chương trình và cách thức ủng hộ có thể truy cập website www.uocmovietnam.vn hoặc Facebook fanpage http://www.facebook.com/UMVIETNAM để biết thêm chi tiết.

Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm học 2014-2015

Posted: 23 Sep 2014 11:00 AM PDT

Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, TCCN năm 2014 của Bộ GD&ĐT, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật (Ký hiệu CNC) thông báo xét tuyển:

I. Hệ Cao đẳng chính quy: (1150 chỉ tiêu)

1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh có điểm thi Đại học, Cao đẳng năm 2014 bằng hoặc cao hơn điểm sàn theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo

2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo điểm sàn của từng khối thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, điểm xét tuyển cụ thể là: khối A, A1, C, D -10 điểm

3. Chuyên ngành đào tạo: Gồm 9 chuyên ngành

Thí sinh được lựa chọn học một trong các ngành sau: Quản trị kinh doanh (MN : C340101); Kế toán (MN: C340301); Tài chính ngân hàng (MN: C340201); CNTT (MN: C480201); Việt Nam Học (chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch) (MN: C220113); Tiếng Nhật (MN: C220209); Tiếng Anh (MN: C220201); Tiếng Trung Quốc (MN: C220204); Tiếng Hàn Quốc (MN: C220210).

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cao đẳng hệ chính quy, học vị Cử nhân. Được học liên thông lên các trường Đại học khác mà trường đã liên kết.

Thời gian làm thủ tục nhập học nguyện vọng bổ sung: Từ 7h sáng đến 17h hàng ngày, nhà trường làm việc vào cả ngày chủ nhật:- Đợt 1: Từ ngày 20.9 đến 30.09.2014; – Đợt 2: Từ ngày 01.10 đến khi đủ chỉ tiêu

II. Hệ đào tạo văn bằng 2 Cao đẳng chính quy

1. Thời gian đào tạo: 2 năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cao đẳng hệ chính quy Văn bằng thứ 2 trong hệ thống văn bằng quốc gia, học vị Cử nhân.

2. Chuyên ngành đào tạo: Như mục 3 – Phần I

III. Hệ liên thông từ TCCN lên cao đẳng chính quy: (50 chỉ tiêu)

1. Đối tượng tuyển sinh: HS đã tốt nghiệp TCCN, TCN

2. Hình thức tuyển sinh và chuyên ngành đào tạo: Thi tuyển 3 môn (Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành). Chuyên ngành đào tạo: Kế toán, Công nghệ Thông tin, Du lịch. (Thời gian thi tuyển: Tháng 11 năm 2014

3. Thời gian đào tạo: 1.5 năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cao đẳng hệ chính quy

IV. Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: (300 chỉ tiêu)

1. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT (tương đương), học sinh đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng chưa đỗ tốt nghiệp.

2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển học bạ THPT (THBT), THCS

3. Thời gian đào tạo: 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS; 2 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT (tương đương)

4. Chuyên ngành đào tạo: Kế toán, Du lịch, Cơ khí (Công nghệ Hàn), Điện Công nghiệp và Dân dụng, Công nghệ Thông tin

5. Thời gian nhập học: : – Đợt 1: Từ ngày 20.9 đến 30.09.2014; – Đợt 2: Từ ngày 01.10 đến khi đủ chỉ tiêu

6. Hồ sơ xét tuyển TCCN: Bản photo học bạ và bằng tốt nghiệp THPT, THCS hoặc tương đương

V. Hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học:

Nhà trường hiện đang liên kết đào tạo hệ liên thông từ Cao đẳng Lên Đại học với các trường: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Sư phạm kỹ Thuật Hưng Yên

VI. Hợp tác quốc tế, du học chuyển tiếp: Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore

VII. Quyền lợi sinh viên khi nhập học tại CNC

- Nhận ngay gói học bổng "Học ngoại ngữ miễn phí" 2 tháng, trị giá trên 3.000.000VNĐ một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn. Thời gian học: Từ 15 tháng 8 năm 2014 đến 15 tháng 10 năm 2014;

- Nhà trường dành 600 chỗ ở KTX (miễn phí tiền ở KTX trong học kỳ I) cho HSSV (ưu tiên SV đăng ký sớm);

- Nhận ngay 300.000 VNĐ tiền hỗ trợ phương tiện đi lại cho thí sinh;

- Được xác nhận là HSSV của Trường để thực hiện vay vốn tín dụng sinh viên tại Ngân hàng chính sách ngay trong buổi làm thủ tục nhập học.

- Được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của nhà nước với con em gia đình chính sách đi học.

- Được học tập trong môi trường hiện đại với sự giảng dạy của đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước.

Niềm vui của sinh viên
CNC ngày nhận bằng Tốt nghiệp
Niềm vui của sinh viên CNC ngày nhận bằng Tốt nghiệp.

Niềm vui của sinh viên
CNC ngày nhận bằng Tốt nghiệp
Sinh viên Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo viên nước ngoài trong buổi lễ phát Bằng tốt nghiệp

Niềm vui của sinh viên
CNC ngày nhận bằng Tốt nghiệp
Sinh viên Trường Cao đẳng Ngoại ngữ – Công nghệ Việt Nhật chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo viên nước ngoài trong ngày kỉ niệm thành lập trường

CNC đón tiếp đại biểu
trường ĐH Pusan (Hàn Quốc) tới thăm trường
CNC đón tiếp đại biểu trường ĐH Pusan (Hàn Quốc) tới thăm trường

Buổi giao lưu văn nghệ
sinh viên CNC và Sinh viên Nhật Bản
Buổi giao lưu văn nghệ sinh viên CNC và sinh viên Nhật Bản.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trụ Sở tại Bắc Ninh: E6 – Khu công nghiệp Quế Võ – TP.Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh;

Tel: 02413.634.279/634.267; Di động: 0912570158;0989547359, 0987420898;

Cơ sở tại Hà Nội: 55 Mai Hắc Đế – Hai Bà Trưng – Hà Nội;

Tel: 043.8229.286; 043.668.6702; Di động: 0912570158;

Email: tuyensinh@cnc.edu.vn; Website: http://cnc.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/CNC.BTS

Doanh thu SGK ngàn tỉ vẫn không trả tác quyền

Posted: 23 Sep 2014 05:00 AM PDT

Năm học 2014-2015, NXB Giáo dục đã in và phát hành 97 triệu bản sách giáo khoa (SGK) phục vụ cho học sinh các cấp học. Lấy đơn giá trung bình của một cuốn SGK (ví dụ như cuốn Tiếng Việt lớp 3) có giá bìa 11.500 đồng, thì có thể tính ra doanh thu của NXB Giáo dục về SGK không dưới 1.000 tỉ đồng mỗi năm.

Nói một cách khác, hằng năm, các phụ huynh phải bỏ ra khoảng 1.000 tỉ đồng mua SGK. Thế nhưng, chính những tác giả có các tác phẩm được in trong SGK lại không hề nhận được một đồng tiền tác quyền.

Tiền nhuận bút đi đâu?

Về vấn đề tác quyền trong SGK, nhà giáo Đặng Hiển nói thẳng: "Nếu NXB Giáo dục không đặt vấn đề tác quyền một cách cụ thể và rõ ràng thì họ sẽ gặp khó khăn. Bởi tới đây, theo tôi biết, NXB Giáo dục sẽ không còn độc quyền in và soạn SGK. Khi đã có cạnh tranh thì tôi chắc chắn những tác giả có tác phẩm văn học được in trong SGK sẽ được trả tác quyền xứng đáng hơn".

Trên thực tế, khi tiến hành in và phát hành SGK thì NXB Giáo dục cũng có chế độ cho những tác giả tham gia biên soạn sách. Nhưng ngay cả chế độ này cũng rất thấp (300.000 – 500.000 đồng/tiết). Ngoài ra, theo các chuyên gia làm sách thì số lượng bản in ghi trên bìa sách kém xa so với thực tế và nhu cầu của học sinh cũng là để giảm tiền thù lao làm sách cho các tác giả tham gia biên soạn.

Doanh thu SGK ngàn tỉ vẫn không trả tác quyền
Bài thơ "Quê hương" đã xuất hiện trên hàng chục triệu bản in hơn 20 năm qua, nhưng tác giả vẫn không có… nhuận bút.

Một trong những điều chưa thật rõ trong các nghị định liên quan tới nhuận bút, thù lao là Nghị định 61/200/NĐ-CP ban hành năm 2002 và Nghị định 18/2014/NĐ-CP (thay thế Nghị định 61 áp dụng từ 1.6.2014) chính là việc chưa phân định rõ mức nhuận bút cho tác phẩm in trong sách và thù lao cho các tác giả tham gia biên soạn.

Chẳng hạn, Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định, các tác phẩm thơ – văn xuôi được hưởng khung nhuận bút từ 8 – 17% cùng phương thức tính nhuận bút = tỉ lệ % x giá bán lẻ xuất bản phẩm x số lượng in. Như vậy, nếu cuốn Tiếng Việt lớp 3 in 1 triệu bản, với giá bán lẻ 11.500 đồng (doanh thu cuốn Tiếng Việt lớp 3 tương đương 10 tỉ đồng, tính cả chiết khấu), thì theo Nghị định 18, NXB Giáo dục cũng phải trả cho các tác giả có thơ – văn xuôi in trong sách khoản tiền từ 800 triệu – 1 tỉ đồng (tương đương 8 – 17%). Với các tác phẩm tái bản, cũng được nhận mức nhuận bút từ 50 – 100% mức nhuận bút ban đầu.

Rõ ràng đây là con số không nhỏ đối với các tác giả (còn sống hoặc mất chưa quá 50 năm).

Nhưng như Lao Động đã thông tin từ số trước, các tác giả không nhận được đồng nào, hoặc là nhận nhuận bút không chính thống, chiếu lệ, điển hình như trường hợp nhà thơ Đỗ Trung Quân với bài thơ "Quê hương" đã sử dụng trong SGK 20 năm, tương đương với hàng chục triệu bản in nhưng lại không được nhận bất cứ đồng nhuận bút nào.

Còn nhà văn Đỗ Hàn đặt câu hỏi: "Trong các dự án biên soạn SGK ngay từ đầu cũng đã có một phần được cho là để chi trả nhuận bút cho các tác giả, nhưng vấn đề số tiền ấy là bao nhiêu, bao lâu nay đi về đâu… thì hiện vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ…".

Ai đòi, đòi ai?

Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa – người có nhiều tác phẩm in trong SGK nhất, cũng chưa nhận đồng nhuận bút nào – cũng phải dùng hai từ "chán nản" khi nhắc đến chuyện tác quyền trong SGK.

Hầu hết những tác giả được hỏi cũng thừa nhận việc đáng lẽ phải được nhận tiền tác quyền, nhưng không ai đi đòi. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác phẩm văn học thì trong 500 tác giả có tên trong SGK nhưng rất ít người ủy thác cho trung tâm để tiến hành việc đòi tác quyền cho các nhà văn. Đó là điều bất cập hiện nay.

NXB vì nhiều lý do không trả tiền tác quyền, tác giả vì bận rộn, không để ý (vì chưa chắc đã biết mình có nhuận bút) hoặc đơn giản vì… ngại, trong khi Trung tâm Bảo vệ tác quyền lại không được ủy thác nên câu chuyện nhuận bút vẫn luẩn quẩn và đơn vị có lợi là… NXB Giáo dục.

Một vấn đề khác, lẽ ra khi sử dụng hoặc tái bản, NXB phải chủ động tìm tới tác giả để xin phép và bàn về vấn đề bản quyền chứ không phải sách cứ in, cứ bán và các tác giả phải đuổi theo để đòi tiền.

Được biết, trong đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông đang trình Quốc hội, kinh phí dự toán để soạn chương trình SGK là 100 tỉ đồng. Nhưng chính con số này chỉ dành cho những đơn vị, cá nhân tham gia biên soạn chứ không có khoản nào liên quan đến bản quyền trả cho các tác giả.

Lãnh đạo Bộ GDĐT cho hay, tới đây, bộ sẽ đưa ra quy chế yêu cầu NXB phải thực hiện quyền tác giả. Thế nhưng còn những tác giả đã được NXB Giáo dục sử dụng tác phẩm "chùa" trong hàng chục năm qua thì sao?

PGS-TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT): Nhà xuất bản và chủ biên sách giáo khoa cần thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý

Trước lần đổi mới sách giáo khoa (SGK) năm 2000, nhìn chung luật bản quyền thực hiện chưa nghiêm, vì chưa đặt ra vấn đề về bản quyền. Bắt đầu từ năm 2000, trong lần đổi mới chương trình SGK, Bộ GDĐT có đặt ra vấn đề bản quyền, theo hướng thống nhất trả tiền tác quyền cho tác giả có văn bản đăng tải trên SGK. Nhà xuất bản (NXB) cùng chủ biên SGK đã lên phương án: Báo cho nhà thơ, nhà văn (nếu họ còn sống) để xin phép được đăng tải tác phẩm lên SGK, sau đó sẽ có khoản tiền nhuận bút nhất định cho họ. Thế nhưng khi bắt tay vào làm thì có nhiều vướng: Đối với những văn bản trích đoạn thì chi trả cho tác giả như thế nào, có được tính là văn bản có bản quyền hay không? Hay là những khó khăn như có nhiều tác giả đã mất rồi nên không biết chi trả như thế nào, NXB có liên hệ trả tiền nhưng một số tác giả rất khó liên lạc, việc liên hệ để gặp và trả tiền gặp nhiều khó khăn? Mặc dù biết rằng phần lớn các nhà văn, nhà thơ đều thấy tác phẩm của mình đưa vào SGK trên toàn quốc là niềm vinh dự lớn, nhưng theo tôi, NXB và chủ biên SGK cần thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý. Trong lần đổi mới chương trình, SGK sắp tới (bắt đầu từ đầu năm 2015), dứt khoát phải xin phép và chỉ được in SGK khi có sự cho phép của tác giả (hoặc gia đình tác giả) để thể hiện sự trân trọng. NXB phải đứng ra để trả một phần nhuận bút cho tác giả đó. Bộ GDĐT sẽ đưa ra quy chế về điều này, còn thực hiện là các NXB làm việc trực tiếp với tác giả. D.H (ghi)

Ngoài phát hành trong hệ thống nhà trường, sách giáo khoa luôn là mặt hàng "hot" tại các nhà sách.

Theo Hoàng Lâm
Lao Động

Đai học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển NV2 đợt 3

Posted: 23 Sep 2014 04:00 AM PDT

Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, tỉnh Nghệ An vừa có thông báo tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2) đợt 3 cho 10 ngành đào tạo bậc ĐH và 12 ngành CĐ.

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh là trường công lập. Hiện trường có hơn 300 cán bộ giảng dạy cơ hữu, trong đó có trên 70% có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Trường có 11 khoa và 5 trung tâm. Đào tạo 15 ngành đại học; 12 ngành cao đẳng và 17 nghề trình độ cao đẳng nghề ở các lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, Cơ khí Động lực, Công nghệ Thông tin, Điện, Điện tử, Kỹ thuật Công nghiệp, Kinh tế. Trường đang phấn đấu đào tạo GVDN đạt trình độ khu vực và quốc tế, trước mắt 4 ngành nghề đạt chuẩn quốc tế, 5 ngành nghề đạt chuẩn khu vực ASEAN và các ngành nghề còn lại đạt chuẩn quốc gia. Năm 2014, trường tuyển sinh đào tạo Thạc sỹ kỹ thuật với 2 ngành: Cơ khí chế tạo và Điện.

Đai học Sư phạm Kỹ thuật Vinh tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển NV2 đợt 3


Về cơ sở vật chất, trường hiện có hệ thống phòng học, thí nghiệm, xưởng thực hành với 124 phòng học lý thuyết; 40 phòng thí nghiệm; 88 phòng thực hành cùng trang thiết bị hiện đại đồng bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thư viện có hơn 75.000 bản sách và hệ thống thư viện điện tử nối mạng. Ký túc xá 800 chỗ đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập tốt cho sinh viên.

100% sinh viên của trường tốt nghiệp có việc làm ổn định, nhiều sinh viên trở thành những giáo viên dạy giỏi ở các trường, các trung tâm đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luôn được đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao. Cũng nhờ làm tốt công tác đẩy mạnh chất lượng giáo dục nên trong những năm gần đây nhiều công ty "đặt hàng" nhân lực lao động kỹ thuật công nghệ ngày càng nhiều. Hàng nghìn học sinh nhà trường đã và đang làm việc trong các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Fomosa tại khu kinh tế Vũng Áng ( Hà Tĩnh), Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn), Tổng công ty lắp máy. Để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường còn tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo đại học và sau đại học với một số trường đại học kỹ thuật của Cộng hòa Séc, Đức, Anh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Maliasya…. Hiện nay trường được Bộ LĐTBXH chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng thành một cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề chất lượng cao.

Đến năm 2015 trường tiếp tục đầu tư mở rộng ngành nghề đào tạo để trở thành trường đại học đa ngành, đa bậc học theo hướng nghiên cứu ứng dụng. Thành lập trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề chuẩn quốc tế; đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên dạy nghề và người học theo khung chuẩn Châu Âu trong khuôn khổ đề án ngoại ngữ đến năm 2020 Chính phủ. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và sau đại học với một số trường đại học có tầm quốc tế và trong khu vực. Dự kiến đến năm 2020 số lượng sinh viên nhà trường đạt 15.000 sinh viên.

Dưới đây là 22 ngành của hai hệ ĐH và CĐ Trường ĐH SPKT Vinh tiếp tục nhận đăng ký xét tuyển NV2 đợt 3 như sau:

TT

Tên ngành

Khối thi

Mã ngành

Đại học chính quy

1

Công nghệ kỹ thuật ôtô

A, A1

D510205

2

Công nghệ chế tạo máy

A, A1

D510202

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

A, A1

D510301

4

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

A, A1

D510201

5

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá

A, A1

D510303

6

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử viễn thông)

A, A1

D510302

7

Công nghệ thông tin

A, A1

D480201

8

Kế toán

A, A1, D1

D340301

9

Quản trị kinh doanh

A, A1, D1

D340101

10

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

A, A1

D140214

Cao đẳng chính quy

1

Công nghệ kỹ thuật ôtô

A, A1

C510205

2

Công nghệ chế tạo máy

A, A1

C510202

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

A, A1

C510301

4

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

A, A1

C510303

5

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử viễn thông)

A, A1

C510302

6

Công nghệ thông tin

A, A1

C480201

7

Kế toán

A, A1, D1

C340301

8

Quản trị kinh doanh

A, A1, D1

C340101

9

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

A, A1

C140214

10

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

A, A1

C510201

11

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

A, A1

C510203

12

Công nghệ hàn

A, A1

C510503

Khối thi nhận hồ sơ A, A1, D1:

- Đối với hệ Đại học và Đại học liên thông: 13,0 điểm (Áp dụng cho khối A, A1, D1).

- Đối với hệ Cao đẳng: 10,0 điểm (Áp dụng cho các khối A, A1 , D1).

Điểm trúng tuyển nói trên áp dụng cho thí sinh là học sinh THPT, Khu vực 3 (diện không cộng điểm ưu tiên). Điểm trúng tuyển đối với các thí sinh ở khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm; nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:

+Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ có đóng dấu đỏ của trường dự thi.
+01 Phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh (để Nhà trường gửi giấy báo)
- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: từ 15/8 đến 30/10/2014.
Nhà trường xét tuyển liên tục cho đến hết chỉ tiêu.

Lưu ý về chế độ ưu tiên đối với sinh viên:

- Trường luôn thực hiện các chế độ ưu tiên của nhà nước quy định như: Miễn giảm học phí; Trợ cấp ưu đãi xã hội. Ngoài học bổng hàng tháng cuả nhà trường cấp, hàng năm sinh viên có kết quả học tập tốt còn được nhận học bổng của các công ty, doanh nghiệp, các nhà tài trợ với mức khoảng 10 triệu đồng/suất. Riêng năm 2014, tổng số tiền sinh viên được hưởng thụ từ các nhà tài trợ trên 600 triệu đồng.

- Hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong nước, xuất khẩu lao động

-Hàng năm tổ chức tham quan, học tập ngoại khóa cho sinh viên: Quảng Bình, Huế, Đà nẵng

Thí sinh nộp trực tiếp hồ sơ xét tuyển tại Trường ĐHSPKT Vinh: Phòng Đào tạo- Trường ĐHSPKT Vinh, số Phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An.

Điện thoại: 0383.833002.

Kì thi THPT quốc gia và bí quyết “độc” của trường vùng cao

Posted: 23 Sep 2014 02:27 AM PDT

(NG) – Giáo viên nghiên cứu thông tin trên báo chí về kì thi THPT quốc gia để làm công tác tư vấn, giải đáp cho học sinh; tránh học sinh hiểu sai về kì thi trường liên tục mở loa phát thanh tuyên truyền… Những bí quyết "độc" của trường vùng cao dành cho học sinh.

Trong khi dư luận vẫn còn băn khoăn, thắc mắc, thậm chí là chưa hiểu hết kì thi THPT quốc gia là như thế nào thì nhiều học sinh của tỉnh Thái Nguyên đã có những kiến thức khá vững chắc về kì thi này. Mới chỉ nhận được thông tin kì thi THPT quốc gia hơn 10 ngày nhưng giờ thầy trò tự tin bước vào việc học tập và ôn luyện kiến thức hàng ngày để chuẩn bị một hành trang tốt nhất trước "bước ngoặt" về thi cử.

Giải đáp thắc mắc để ổn định tâm lý học sinh

Ông Trần Văn Hưng – Hiệu trưởng Trường THPT Đại Từ cho biết: Với mục tiêu ổn định sớm nhất tâm lý của học sinh để các em không bị dao động trong học tập chúng tôi đã phải nghiên cứu mọi thông tin về kì thi THPT quốc gia trên báo chí, trên website của Bộ. Sau khi nắm chắc thông tin thì một mặt nhà trường tư vấn, giải đáp cho các em. Mặt khác thì in các bài viết về kì thi này, đặc biệt là các bài lãnh đạo Bộ trả lời gửi đến học sinh để các em biết đầy đủ thông tin nhất.

"Sau một thời gian ngắn nhà trường triển khai biện pháp này thì phần lớn học sinh không còn boăn khoăn gì nữa và giờ đây ổn định tâm lý học tập và định hướng ôn tập hàng ngày. Quan điểm của chúng tôi là giải quyết triệt để việc thiếu thông tin kì thi làm ảnh hưởng tới tư tưởng của giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Bởi nếu hoang mang sẽ ảnh hưởng chất lượng dạy học" – ông Hưng chia sẻ.

Ông Trần Văn Hưng - Hiệu trưởng Trường THPT Đại Từ chia
Ông Trần Văn Hưng – Hiệu trưởng Trường THPT Đại Từ chia sẻ “bí quyết” ổn định tâm lý học sinh.

Thầy Cao Tiến, hiệu trưởng Trường THPT Gang Thép tiết lộ thêm: Khi nắm bắt đầy đủ thông tin về kì thi này thì nhà trường nhanh chóng cho học sinh đăng ký các môn thi tự chọn để xây dựng kế hoạch học tập theo các nhóm đối tượng. Hàng ngày trường sẽ tiến hành giảng dạy bình thường với kế hoạch đặt ra, đồng thời sẽ tổ chức các lớp học theo môn tự chọn mà học sinh đăng ký. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu sẽ họp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, để bàn hướng tư vấn cho học sinh có sự lựa chọn tốt nhất các môn thi theo năng lực, sở trường.

Với số lượng học sinh rất đông nên Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc đã tận dụng tối đa hệ thống phát thanh nhà trường. Do học sinh nơi đây đều được ở nội trú nên cứ chiều tan học là thông tin về kì thi THPT quốc gia được phát liên tục trên loa phát thanh. Chính vì thế, khi hỏi về kì thi này cả thầy và trò nhà trường đều "thuộc làu".

Cô Đinh Thị Kim Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc tâm sự: "Là đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT nên chúng tôi cũng nắm được chủ trương của ngành rất sớm, đây là một lợi thế của trường. Ngay từ khi vào đầu năm học mới nhà trường đã ổn định tâm lý học sinh và khẳng định kì thi sẽ không có nhiều sự đột biến, chủ yếu là thay đổi cách thức thi còn việc học tập thì vẫn như các năm trước đây".

Ôn luyện ngay từ đầu năm học

Nắm được chủ trương sớm nên Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc đã lên kế hoạch ôn luyện bổ sung, kiến thức cho học sinh ngay từ đầu năm học.

Em Thu Hiền – học sinh lớp 12 của trường cho biết: Trước đây em học theo khối thi nên khi nghe thông tin thi bắt buộc 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ nên cũng hơi lo lắng. Tuy nhiên với sự hướng dẫn của thầy cô thì em cũng yên tâm hơn, nhất là lại được tham gia các lớp bổ sung kiến thức.

Theo thống kê của trường thì có 100% học sinh tự nguyện tham gia lớp Toán, Văn, Anh. Nhóm lớp học Lý, Hoá, Sinh có 160 học sinh đăng ký, nhóm lớp Sử, Địa có 110 học sinh đăng ký. Một lớp định hướng thi khối D có khoảng 30 học sinh. Trong đó, học sinh học Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa được tự chọn thầy cô để học thêm.

Học sinh lớp 12 Trường Vùng cao Việt Bắc chủ động ôn tập sẵn sàng
Học sinh lớp 12 Trường Vùng cao Việt Bắc chủ động ôn tập sẵn sàng cho kì thi THPT quốc gia.

Buổi sáng học chính khoá như bình thường, các lớp học bổ sung diễn ra vào buổi chiều.

"Học phí của các lớp học bổ sung kiến thức này là do học sinh tự nguyện trích từ học bổng 2 tháng hè. Mỗi buổi học chưa tới 10 nghìn đồng" – cô Đinh Thị Kim Phương, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Một điều khá đặc biệt ở ngôi trường vùng cao này là học sinh khá có ý thức tự học. Ngoài việc theo học chính khóa, phụ đạo thì hàng tuần học sinh vẫn dành thời gian lên thư viện hoặc ở lại ngay lớp để học theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau.

Hiện tại, học sinh ở Thái Nguyên chỉ còn lo lắng về mức độ phân hóa của đề thi năm nay sẽ như thế nào khi mà vừa xét tốt nghiệp lại vừa làm cơ sở căn cứ để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Trong chuyến công tác 19/9 tại địa phương này, PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Chắc chắn đề thì sẽ đảm bảo những em có học lực trung bình có thể đỗ tốt nghiệp THPT. Học sinh không cần phải lo lắng vì đề thi sẽ có câu hỏi phân hóa theo mức độ từ dễ đến khó, các em không cần phải học thêm nhiều mà chỉ học chắc kiến thức trong SGK là có thể đỗ tốt nghiệp.

Nguyễn Hùng

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống

Posted: 23 Sep 2014 02:27 AM PDT

(NG) – Sáng nay 24/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 – 9/2014) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu.

Tham dự buổi lễ còn có các đồng chí: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước; Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước; các nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức và học viên thuộc hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của cán bộ, giáo viên, học viên của Học viện, đại sứ, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tại buổi lễ kỷ niệm, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: Cách đây 65 năm, vào đầu năm 1949, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương (Khóa I), đã quyết định thành lập hệ thống trường Đảng các cấp. Sự ra đời của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, mở ra những trang sử mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta.

Trong suốt 65 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều giai đoạn với nhiều tên gọi khác nhau, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã không ngừng ngừng phát triển, trưởng thành, cả về quy mô, số lượng và chất lượng . Các thế hệ lãnh đạo, đội ngũ các nhà giáo, cán bộ khoa học, công chức, viên chức của Học viện đã chung sức, chung lòng, phát huy cao độ tinh thần lao động sáng tạo, xây dựng Học viện phát triển về mọi mặt, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và nghiên cứu lý luận của Đảng. Học viện đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay…

Nhân dịp lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của Học viện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước dành cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 2 đơn vị được đón nhận Huân chương cao quí này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quí của Đảng, Nhà nước dành cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tựu mà Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đạt được trong 65 năm qua. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta là phải đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn cao, có khả năng tập hợp, tổ chức công việc giỏi ở tất cả các ngành, các cấp, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược.

Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò của Học viện và những thành tích mà các đồng chí đã đạt được, đồng thời cũng đòi hỏi trong thời gian tới, Học viện phải có nhiều nỗ lực, sáng tạo mới, thực hiện trọng trách là một Trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội; Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đóng vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng lý luận, giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng trong Đảng và xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Học viện Chính trị Hồ Chí Minh cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cả về nhận thức lý luận và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; cả về phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và tác phong, phương pháp công tác. Học viện phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập; đổi mới công tác tuyển sinh, công tác quản lý học viên, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập; chú ý việc đào tạo theo chức danh, gắn học tập kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng với kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, phương pháp công tác phù hợp với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ…

S.H

TPHCM: Siết “quảng cáo thương mại” trong nhà trường

Posted: 23 Sep 2014 02:27 AM PDT

(NG) – Các trường học tuyệt đối không cho phép các tổ chức nước ngoài, các trường ĐH, CĐ nước ngoài hoặc các công ty tư vấn du học trong nước tổ chức các hoạt động tư vấn du học trong khuôn viên nhà trường.

Ngày 23/9, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn ký văn bản về quy định tiếp khách nước ngoài, hoạt động tư vấn du học và hoạt động quảng cáo trong nhà trường gửi các Trưởng Phòng GD-ĐT các quận/huyện, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc GDTX

Cụ thể, về hoạt động tư vấn du học, Sở GD-ĐT TPHCM chỉ chấp thuận cho các đơn vị tiếp các đoàn khách nước ngoài đến để trao đổi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa, trao đổi cơ hội hợp tác. Các đơn vị tuyệt đối không cho phép các tổ chức nước ngoài, các trường ĐH, CĐ nước ngoài hoặc các công ty tư vấn du học trong nước tổ chức các hoạt động tư vấn du học, giới thiệu du học, giới thiệu các chương trình học bổng trong khuôn viên nhà trường.

Các đơn vị nói trên chỉ được phép tổ chức các hoạt động tư vấn du học, hội thảo, triễn lãm du học tại một địa điểm ngoài trường và gửi thư mời đến cho học sinh.

Về hoạt động quảng cáo trong nhà trường, Giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu, không cho phép các công ty, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động thương mại, không có ý nghĩa giáo dục trong nhà trường.

Các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp hoặc có tài trợ đều phải có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Sở.

Đối với việc tiếp khách nước ngoài, khi được các công ty du lịch, các tổ chức liên hệ trực tiếp đề nghị tổ chức cho các đoàn khách nước ngoài đến thăm, giao lưu làm việc, lãnh đạo đơn vị phải có ý kiến trước khi chuyển hồ sơ về Sở GD-ĐT để thẩm tra và trình UBND thành phố.

Các đơn vị chỉ được phép tiếp các đoàn khách nước ngoài đến làm việc với các đơn vị sau khi đã có ý kiến của Sở GD-ĐT và văn bản cho phép của UBND thành phố.

Sau buổi làm việc, đơn vị phải báo cáo về tình hình buổi tiếp khách và nội dung trao trao đổi với các đoàn khách quốc tế với văn phòng Sở, chậm nhất là 3 ngày sau khi tiếp khách.

Hoài Nam

Comments