Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

Posted: 20 Sep 2014 05:17 PM PDT

Nhiều phụ huynh băn khoăn không chấm điểm cấp Tiểu học thì cũng không chấm dứt được "bệnh" thành tích và giảm được học thêm, dạy thêm.

Từ ngày 15/10/2014, các trường Tiểu học sẽ thực hiện việc không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học. Theo đó, giáo viên sẽ không dùng điểm số để đánh giá học sinh thường xuyên mà đánh giá năng lực học tập của các em bằng cách ghi nhận xét: Hoàn thành hoặc không hoàn thành từng bài học, môn học.

Ngoài đánh giá học sinh cấp Tiểu học bằng cách không chấm điểm, các trường còn phải đánh giá năng lực và phẩm chất đạo đức của các em. Phụ huynh có thể hỗ trợ con em học tập tốt hơn thông qua việc đánh giá của giáo viên. Trước phương án sắp được thực hiện, nhiều phụ huynh ở Hà Nội đã có ý kiến trái chiều.

Từ ngày 15/10/2014, các trường Tiểu học sẽ áp dụng không chấm điểm cho học sinh

Từ ngày 15/10/2014, các trường Tiểu học sẽ áp dụng không chấm điểm cho học sinh

Không chấm điểm sẽ giảm áp lực về điểm số

Năm học 2013-2014, trường học của con của chị Nguyễn Thúy Nga, ở phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội đã thực hiện việc không chấm điểm cho học sinh lớp 1. Năm nay, con chị lên lớp 2, nhà trường sẽ áp dụng phương án không chấm điểm cho học sinh nên chị không quá bất ngờ.

Theo chị Nguyễn Thúy Nga, việc không chấm điểm cho học sinh cấp Tiểu học sẽ giảm được áp lực về điểm số. Bởi sau buổi học trên lớp, cô giáo sẽ thông báo, trao đổi với phụ huynh về việc học tập của học sinh, những em nào còn yếu kém, thiếu sót; những học sinh nào chăm chỉ, nỗ lực trong học tập…

Vì thế, việc không chấm điểm sẽ giúp cho sự trao đổi về tình hình học tập của học sinh giữa giáo viên và phụ huynh được thường xuyên hơn. Giáo viên sẽ theo sát tình hình học tập của học sinh. Còn nếu chấm điểm thì phụ huynh chỉ biết điểm số mà không có sự trao đổi với cô giáo về tình hình học tập của con mình một cách cụ thể.

Học sinh cấp Tiểu học chủ yếu là rèn luyện các kỹ năng

Đồng ý với phương án không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học, chị Đào Thị Thúy, phố Võng Thị, quận Tây hồ, Hà Nội có con đang học lớp 1 cho rằng, học sinh cấp Tiểu học chủ yếu là rèn luyện các kỹ năng chứ không phải kiến thức.

Ở nhiều nước trên thế giới đã không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, không hề gây áp lực học tập, điểm số cho học sinh và phụ huynh.

Theo chị Đào Thị Thúy, bên cạnh việc nhận xét học sinh hoàn thành hay không hoàn thành bài tập, môn học nào đó, giáo viên có thể đánh giá mức học của con là Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Trong đó, mức học Giỏi có thể là từ 9-10 điểm; Khá từ 7-8 điểm… Như vậy, phụ huynh có thể biết được năng lực học tập của con như thế nào.

Nên thí điểm ở một vài địa phương trước

Anh Phạm Hữu Cường, phố Lạc Long Quân, Hà Nội cũng đồng ý với việc không chấm điểm học sinh lớp 1 vì sẽ không gây áp lực về điểm số, học tập cho học sinh. Thay vì chấm điểm, giáo viên sẽ nhận xét việc học tập của các em là hoàn thành hay không hoàn thành và có sự trao đổi với phụ huynh thì sẽ giúp cho việc giám sát và giáo dục các con được tốt hơn.

Việc Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường Tiểu học không chấm điểm hàng ngày đối với học sinh, chỉ đánh giá kết quả học tập học kỳ I và cuối năm học các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học bằng bài kiểm tra định kỳ là có thể được vì học sinh đã học tập thì phải có kiểm tra, đánh giá và chấm điểm.

Theo anh Phạm Hữu Cường, trong một vài năm đầu, Bộ GD-ĐT nên thí điểm áp dụng không chấm điểm học sinh Tiểu học. Nếu thấy phương án này là hợp lý, giảm áp lực học hành cho học sinh; áp lực điểm số cho phụ huynh thì sẽ áp dụng một cách lâu dài. Còn nếu phương án này chưa hợp lý thì Bộ GD-ĐT có thể dừng hoặc chuyển về hình thức chấm điểm như cũ hoặc theo phương án khác.

Không thể chấm dứt được "bệnh" thành tích

Khác với những ý kiến đồng ý với phương án mới của Bộ GD-ĐT đưa ra là bắt đầu từ năm học 2014-2015 sẽ không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học, nhiều phụ huynh lại dè dặt và tỏ ra băn khoăn, lo lắng khi áp dụng phương án này.

Chị Lê Thùy Dương, phố Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội nêu quan điểm: Bộ GD-ĐT đưa ra phương án không chấm điểm học sinh Tiểu học với mục đích là khắc phục dần bệnh thành tích trong giáo dục. Thế nhưng, thực tế, việc chạy theo "bệnh" thành tích là từ phía những người quản lý nhà trường muốn có thành tích thi đua chứ không phải là do chấm điểm học sinh.

Việc không chấm điểm có mặt hạn chế là phụ huynh không biết được thực lực học tập của con mình đến đâu, yếu kém ở mặt nào để điều chỉnh. Thậm chí, nhiều phụ huynh có ý nghĩ là kệ cho con học, dẫn đến lơ là việc kiểm tra kiến thức của con.

Nếu hàng ngày giáo viên chỉ nhận xét học trò là hoàn thành hay không hoàn thành bài tập thì chỉ phản ánh mức độ chăm chỉ, chứ không thể phản ánh hết khả năng học tập của con đến đâu. Ví dụ như giáo viên nhận xét con không hoàn thành mônToán trong một ngày nào đó thì không thể biết được con không hoàn thành bài Toán nào, phần nào, sai ở đâu.

Theo chị Lê Thùy Dương, thay vì để giáo viên nhận xét học sinh là hoàn thành hay không hoàn thành bài học thì Bộ GD-ĐT nên đưa ra mức nhận xét học sinh đạt loại A, B, C… Mức loại A bao gồm cả vừa hoàn thành bài tốt bài tập, chăm chỉ và rèn luyện đạo đức tốt. Ngoài ra, giáo viên nên tập trung ôn luyện cho những học sinh có năng lực yếu, kém để vực dậy kiến thức của các em lên.

Cũng chẳng giảm được dạy thêm-học thêm

Hiện nay, ở cấp Tiểu học, học sinh còn mải chơi, chưa có ý thức tự giác trong học tập nên việc không chấm điểm chưa chắc sẽ phát huy được ý thức chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện của các em.

Chị Tạ Thị Hồng Vân, phố Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, việc không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học cũng chẳng giảm được việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ như học sinh lớp 5 là cuối cấp Tiểu học vẫn phải học thêm để chuẩn bị thi sang lớp 6. Nếu không chấm điểm cấp Tiểu học thì Bộ GD-ĐT nên áp dụng song song không thi đầu vào lớp 6.

Đồng ý với quan điểm không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học vẫn không giảm được việc dạy thêm, học thêm, chị Đinh Bích Hạnh, phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, thực tế nhu cầu cho con học thêm từ phụ huynh là rất lớn. Nhiều người không phải là cán bộ trong ngành giáo dục hay kiến thức còn hạn chế hoặc bận công việc lại rất muốn cô giáo dạy thêm cho con để họ đỡ vất vả khi mà đi làm về đã muộn nhưng đến tối lại phải ngồi kèm con học.

Còn nếu Bộ GD-ĐT áp dụng không chấm điểm cấp Tiểu học nhằm giảm áp lực học tập, điểm số cho học sinh và phụ huynh thì phải kèm với đó là có phương án cải tiến mức lương của giáo viên để họ yên tâm ổn định cuộc sống, không phải lo tổ chức dạy thêm khiến càng gây áp lực cho phụ huynh và học sinh. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp học sinh nào không đi học thêm của cô giáo thì không làm được bài kiểm tra hoặc kết thúc năm học không đạt được học lực Khá, Giỏi…

Phụ huynh có thể lơ là hỗ trợ, giám sát việc học của con

Nếu không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học thì nhiều phụ huynh sẽ không bám sát được quá trình học tập của con. Chị Đinh Bích Hạnh, phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đang có con học lớp 4 tỏ ra lo lắng về vấn đề này.

Như mọi năm, giáo viên vẫn chấm điểm cho học sinh nào đó ở một môn như Toánvới số điểm 8 thì học sinh sẽ biết được vì sao mình lại chỉ được 8, bài nào sai, thiếu ở công đoạn nào để các em tự chỉnh sửa, bổ sung kiến thức.

Còn nếu chỉ nhận xét học sinh là hoàn thành hay không hoàn thành bài tập, môn học thì học sinh chẳng biết được mình sai, yếu kém ở phần nào.

Mặt khác, phụ huynh chỉ biết được việc đánh giá trình độ học tập của con một cách chung chung. Họ sẽ không biết rõ được con yếu kém ở bài học, phần học nào để cố gắng kèm cặp thêm hay quan tâm bổ sung kiến thức cho con ở phần đó hơn./.

Theo Bích Lan/VOV.VN

Chàng thủ khoa mồ côi nuôi ước mơ trở thành bác sĩ

Posted: 20 Sep 2014 02:22 PM PDT

(NG) – Thấy bố đau đớn chống chọi với bệnh ung thư, Nguyễn Văn Huỳnh nung nấu ước mơ trở thành bác sĩ giỏi để cứu chữa cho bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo. Cậu học trò mồ côi đã đến gần ước mơ đó khi đỗ điểm cao vào Trường ĐH Y dược TPHCM. Không những thế, em còn đỗ thủ khoa Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia TPHCM).

Cậu học trò Nguyễn Văn Huỳnh ấp ủ ước mơ trở thành bác sĩ
Cậu học trò Nguyễn Văn Huỳnh ấp ủ ước mơ trở thành bác sĩ.

Quyết tâm đậu ngành Y

Kì thi ĐH năm nay, Nguyễn Văn Huỳnh đăng ký thi khối A ngành Kỹ thuật hạt nhân, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) và đỗ thủ khoa của trường với 28,5 điểm (trong đó Toán 10; Lí 8,5 và Hóa 10 điểm).

Cậu học trò lớp 12A3, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đắk Lắk) còn dự thi khối B ngành Y Đa khoa, ĐH Y dược TPHCM và đạt 27 điểm (Toán 7,75; Sinh 9,75 và Hóa 9,5 điểm). Huỳnh cho biết em theo học ngành Y bởi đây vừa là nguyện vọng mà em đã ấp ủ bấy lâu.

"Trước khi mất, bố dặn em phải luôn nỗ lực thật nhiều để có thể thành bác sĩ cứu chữa người đau ốm bệnh tật như bố. Em sẽ cố gắng học để trở thành một bác sĩ giỏi, có thể đem khả năng của mình cứa chữa cho nhiều người, và vì đây là ước mơ lớn nhất của bố em trước khi mất" – cậu học trò mồ côi chia sẻ.

Sau khi đọc bài viết trên báo điện tử NG, nhiều bạn đọc ngỏ ý muốn liên hệ để động viên, chia sẻ với em Nguyễn Văn Huỳnh. Đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin đăng tải số điện thoại của em Huỳnh: 0167 7799 502 (hiện em đang học Trường ĐH Y dược TPHCM)

Bố Huỳnh mất cách đây gần 2 năm vì căn bệnh ung thư dạ dày khi Huỳnh mới học lớp 10. Huỳnh kể trước ngày bố mất, ông dành cả ngày để dặn dò Huỳnh, dặn dò người con trai cả phải thay bố đứng ra làm trụ cột cho mẹ và em gái.

Được biết, bố mẹ Huỳnh vào Đắk Lắk lập nghiệp từ năm 1993, sau đó vì hoản cảnh khó khăn, bố em đi xuất khẩu lao động 7 năm ở Malaysia và Hàn Quốc, đến khi về nước xây dựng được một cơ ngơi nho nhỏ bằng vốn liếng bao năm đi làm ăn xa quê hương. Nhưng niềm vui đoàn tụ của gia đình không được bao lâu, thì ông phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày. Sau 2 tháng phát hiện bệnh, bố Huỳnh mất trong niềm xót thương vô hạn của gia đình.

Cô Trịnh Thị Nhã (mẹ của Huỳnh) nói trong nước mắt: "Bệnh tật đã mang anh đi sớm quá, khiến tôi và 2 cháu rất buồn, phải mất một thời gian dài tôi mới gượng dậy sau mất mát này, giờ các con ngoan hiền học giỏi nên tôi cảm thấy có động lực để tiếp tục nuôi con ăn học nên người".

Chàng thủ khoa Nguyễn Văn Huỳnh bên em gái và mẹ
Chàng thủ khoa Nguyễn Văn Huỳnh bên em gái và mẹ.

Mẹ của Huỳnh cũng cho biết thêm từ ngày bố mất, Huỳnh đã cố gắng nỗ lực rất nhiều, em vừa học tập ở trường vừa chăm chỉ phụ mẹ những việc nặng trong gia đình như bưng vác cà phê, sửa chữa đồ điện, sửa bơm nước… Ngày nào được nghỉ học, Huỳnh cũng tranh thủ vào rẫy phụ mẹ làm cà phê để giúp mẹ bớt mệt nhọc.

Đạt nhiều giải thưởng môn Vật lí

Để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ sự cố gắng nỗ lực ngày đêm của Huỳnh. Về bí quyết học tập, Huỳnh cho biết em đầu tư vào năm học lớp 12 nhiều nhất, trước khi bắt đầu năm học đã học trước một số chương bài và ôn bài theo trật tự sao cho dễ nhớ nhất.

"Do em tự học trước các môn ở nhà vào kỳ nghỉ hè, nên khi vào lớp việc tiếp thu bài cũng nhanh hơn, em thường chia các ngày trong tuần ra và dành mỗi ngày học kỹ một môn cho thật kỹ, nắm chắc các chuyên đề, và thiết lập cho mình phương pháp học tập đơn giản và dễ hiểu. Trước kỳ thi, em cũng lên mạng lấy tài liệu ôn thi, làm các đề thi của các năm gần đây để rèn luyện phương pháp làm bài thi", Huỳnh chia sẻ.

Huỳnh được gia đình đặt biệt hiệu "cú đêm" bởi vì Huỳnh rất thích học vào buổi tối và đêm khuya, mẹ Huỳnh cho biết thấy con trai học thâu đêm nhiều khi cô rất nóng ruột lo cho sức khỏe con trai mình.

"Nhiều đêm 1, 2 giờ sáng thấy Huỳnh vẫn học tôi lo lắm, vào kêu tắt đèn đi ngủ Huỳnh lại nói con học về đêm dễ tập trung nhất, biết vậy nhưng tôi vẫn rất lo khi cứ học đến tận sáng như vậy", cô Nhã kể.

Được biết, chàng thủ khoa mồ côi sở hữu một bộ sưu tập lớn các giải thưởng về môn Vật lí như: giải Nhì học sinh Giỏi tỉnh (lớp 11); giải Nhì học sinh Giỏi tỉnh (lớp 12); giải Nhì cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio với môn Vật lí cấp tỉnh; giải Nhì cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio với môn Vật lí cấp quốc gia (lớp 12).

Nói về cậu học trò của mình, thầy Nguyễn Trọng Nam (giáo viên chủ nhiệm lớp Huỳnh) cho biết Huỳnh là học sinh hiền lành, ngoan ngoãn, rất chịu khó trong học tập, năng nổ trong các hoạt động trường, lớp.

"Huỳnh học rất giỏi các môn Tự nhiên, em suy luận giải bài tập rất nhanh, nhất là môn Vật lí, em đã đạt được nhiều giải thưởng. Biết em Huỳnh đậu thủ khoa tôi vô cùng tự hào về em, em sẽ là tấm gương tiêu biểu để học sinh các thế hệ tiếp của trường tôi noi theo", thầy Nam nói.

Trương Nguyễn

Thanh Hóa: Hơn 44,5 tỷ đồng hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế

Posted: 20 Sep 2014 10:04 AM PDT

(NG) – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phê duyệt dự toán kinh phí hơn 44,5 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước năm 2014 để hỗ trợ cho 2.363 giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế.

Theo đó, thời gian thực hiện hỗ trợ đợt 1 bắt đầu từ ngày 1/9 cho 2.363 giáo viên. Mức hỗ trợ cho một giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế được tính hệ số lương bậc 1 theo trình độ đào tạo được quy định, được hưởng chế độ phụ cấp lương (nếu có) và được hỗ trợ đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định.

Hơn 2.300 giáo viên mầm non ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước.
Hơn 2.300 giáo viên mầm non ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Nhà nước.

Trong số hơn 2.300 giáo viên hợp đồng ngoài biên chế có 630 giáo viên có trình độ Đại học, 312 người có trình độ Cao đẳng và 1.421 người có trình độ Trung cấp. Tổng kinh phí hỗ trợ đợt này là 44.509.574.000đ.

Đối tượng được hỗ trợ là giáo viên gồm cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước, đang làm việc theo chế độ hợp đồng ngoài biên chế tại các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và trong nhu cầu biên chế năm 2014, tính theo định mức quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện ký lại hợp đồng và chi hỗ trợ cho giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế theo danh sách và mức hỗ trợ được quy định.

Đồng thời, khẩn trương rà soát số lượng giáo viên hợp đồng ngoài biên chế còn thiếu so với nhu cầu tính theo định mức quy định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đợt 2 năm 2014.

Duy Tuyên

Thanh Hóa: Tuyệt đối không thu các loại phí mà nhà nước đã bố trí

Posted: 20 Sep 2014 09:01 AM PDT

(NG) – Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã có hướng dẫn các khoản thu chi ngoài ngân sách năm học 2014 – 2015. Theo đó, tuyệt đối không thu các loại phí phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định.

Đến hẹn lại lên, vào đầu năm học, tại nhiều đơn vị trường học lại xảy ra tình trạng lạm thu khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa và ngành giáo dục đã ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể đầu năm học, nhưng nhiều đơn vị trường học vẫn không thực hiện đúng.

Nhiều nơi học sinh không có điều kiện nên việc lạm thu sẽ gây khó khăn cho việc học của học sinh.
Nhiều nơi học sinh không có điều kiện nên việc lạm thu sẽ gây khó khăn cho việc học của học sinh.

Để hướng dẫn các đơn vị, trường học, đầu năm học 2014 – 2015, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã có hướng dẫn thực hiện các khoản thu chi ngoài ngân sách. Tại hướng dẫn này, các khoản thu theo quy định nhà nước và bắt buộc theo luật như: Tiền học phí, phí gửi xe đạp, lệ phí tuyển sinh, thu tiền dạy thêm học thêm, bảo hiểm y tế.

Các khoản thu của tổ chức, đoàn thể liên quan đến học sinh như: Bảo hiểm thân thể, đây là khoản thu tự nguyện, cha mẹ học sinh có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm, không được đưa khoản thu này vào khoản thu của nhà trường, không giao cho giáo viên chủ nhiệm thu. Với các quỹ Đoàn, Đội, Hội chữ thập đỏ do các tổ chức Đoàn, Đội, Hội thu theo quy định và có sự phối hợp, kiểm tra giám sát của lãnh đạo các đơn vị, trường học theo quy định.

Không được huy động quỹ khuyến học từ học sinh đang học tại trường hoặc các cơ sở giáo dục. Qũy ban đại diện cha mẹ học sinh là khoản thu tự nguyện, cha mẹ học sinh có quyền từ chối những khoản đóng góp mà Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường yêu cầu, nếu không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.

Đối với các khoản thu phục vụ học sinh như: Tiền phục vụ bán trú, tiền trông trẻ ngoài giờ, trang thiết bị phụ vụ bán trú, tiền ăn trưa đối với học sinh học 2 buổi/ngày, tiền nước uống, trang phục cho học sinh, bảng tên, phù hiệu, hồ sơ học sinh, học phẩm đối với cấp mầm non, các đơn vị, trường học tổ chức thu với điều kiện: Căn cứ nhu cầu thực tế của các đơn vị, trường học, điều kiện kinh tế của địa phương để lập dự toán chi tiết các khoản chi làm cơ sở xây dựng mức thu cho phù hợp theo nguyên tắc thu đủ chi; thống nhất chủ trương, kế hoạch triển khai, công khai đến cha mẹ học sinh về nội dung, mục đích, mức thu; chỉ thu khi cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp cho con em mình…

Các đơn vị, trường học được phép kêu gọi đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị theo nguyên tắc không ép buộc hoặc bình quân hóa mức đóng góp. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.

Hướng dẫn nêu rõ, các đơn vị, trường học tuyệt đối không được thu các loại phí phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định như: Chi phí công tác dạy, học, điện sáng, nước sinh hoạt, khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tiền bảo vệ trường; không được thu tiền làm vệ sinh lớp, trường đối với học sinh phổ thông THCS và THPT, học sinh phải lao động để rèn luyện kỹ năng sống và ý thức lao động.

Các Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của các đơn vị trực thuộc và các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên… chịu trách nhiệm trước Sở GD-ĐT về thực hiện các khoản thu theo quy định trong hướng dẫn.

Duy Tuyên

Đại học Huế công bố điểm trúng tuyển NV2, xét tuyển NV3

Posted: 20 Sep 2014 07:06 AM PDT

(NG) – Ngày 18/9, Đại học Huế đã công bố điểm trúng tuyển xét tuyển nguyện vọng 2, và thông báo điểm sàn – chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3 vào các trường thành viên và khoa trực thuộc

Theo đó, điểm trúng tuyển nguyện vọng 2 dành cho thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3, mỗi khu vực cách nhau 0,5 điểm, mỗi đối tượng cách nhau 1 điểm. Cụ thể như sau:

A. Bậc Đại học

I. Trường Đại học Ngoại ngữ (DHF)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

D140233

Sư phạm tiếng Pháp

D1, D3

19,67

2

D140234

Sư phạm tiếng Trung Quốc

D1, D2, D3, D4

24,67

3

D220113

Việt Nam học

D1, D2, D3, D4

19,67

4

D220203

Ngôn ngữ Pháp

D1, D3

22,00

5

D220212

Quốc tế học

D1

23,00

II. Trường Đại học Kinh tế (DHK)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

D340201

Tài chính ngân hàng

A1, A2, D1, D2, D3, D4

18

2

D620114

Kinh doanh nông nghiệp

A1, A2, D1, D2, D3, D4

16,5

3

D620115

Kinh tế nông nghiệp

A1, A2, D1, D2, D3, D4

17

III. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị (DHQ)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

D510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A, A1

13

2

D510406

B

14

Nhóm ngành 1

A, A1

13

3

D520201

Kỹ thuật điện, điện tử

4

D580201

Kỹ thuật công trình

xây dựng

IV.Trường Đại học Sư phạm (DHS)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

D140205

Giáo dục chính trị

C

18,5

2

D140208

Giáo dục quốc phòng – an ninh

C

14

3

D310403

Tâm lý học giáo dục

C, D1

16,5

V. Đại học Khoa học (DHT)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

D220301

Triết học

A, C, D1

14

2

D220310

Lịch sử

C, D1

14

3

D310301

Xã hội học

C, D1

15

4

D440102

Vật lý học

A

15

5

D440217

Địa lý tự nhiên

A

14

6

D440217

Địa lý tự nhiên

B

15

1.Nhóm ngành nhân văn

C

13,5

D1

13,5

7

D220104

Hán – Nôm (Khối C, D1)

8

D220320

Ngôn ngữ học (Khối C, D1)

9

D220330

Văn học (Khối C)

2.Nhóm ngành toán và thống kê

A

14,5

10

D400101

Toán học

11

D460112

Toán ứng dụng

3.Nhóm ngành kỹ thuật

A

13

12

D520501

Kỹ thuật địa chất

13

D520503

Kỹ thuật trắc đại – bản đồ

14

D440201

Địa chất học

B. Bậc Cao đẳng

I.Trường Đại học Nông lâm (DHL)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

C510210

Công thôn

A, A1

10

2

C620105

Chăn nuôi

A

12

3

C620105

Chăn nuôi

B

13

4

C620110

Khoa học cây trồng

A

10

5

C620110

Khoa học cây trồng

B

11

6

C620301

Nuôi trồng thủy sản

A

11

7

C620301

Nuôi trồng thủy sản

B

12

8

C850103

Quản lý đất đai

A

10

9

C850103

Quản lý đất đai

B

11

II. Phân hiệu Đại học huế tại Quảng Trị (DHQ)

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm trúng tuyển

1

C510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A, A1

10

2

C510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

B

11

Điểm sàn xét tuyển và chỉ tiêu dự kiến thông báo xét tuyển đợt 3 cho những thí sinh không trúng tuyển đợt 1, đợt 2 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014, gồm các ngành, nhóm ngành như sau:

A. Bậc Đại học

I. Trường đại học ngoại ngữ (DHF)

- Tổng điểm 3 môn thi chưa nhân hệ số không thấp hơn điểm sàn khối D (13,0 điểm).

- Môn ngoại ngữ nhân hệ số 2.

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển cho các ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm sàn nộp hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

D220201

Ngôn ngữ Anh

D1

21,0

48

2

D220202

Ngôn ngữ Nga

D1,2,3,4

17,5

11

II. Khoa Luật (DHA)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển cho ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm sàn nộp hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

D380107

Luật kinh tế

A, A1, D1,2,3,4

18,0

20

C

19,0

III. Trường Đại học Kinh tế (DHK)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển cho các ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm sàn nộp hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

D340115

Marketing

A, A1, D1,2,3,4

14,0

10

2

D340121

Kinh doanh thương mại

A, A1, D1,2,3,4

13,0

40

3

D340302

Kiểm toán

A, A1, D1,2,3,4

16,5

18

4

D340404

Quản trị nhân lực

A, A1, D1,2,3,4

13,0

27

5

D340405

Hệ thống thông tin quản lý

A, A1, D1,2,3,4

13,0

39

IV. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị (DHQ)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển các khối A, A1: 13,0 cho nhóm ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

Nhóm ngành 1:

A, A1

31

1

D520201

Kỹ thuật điện, điện tử

2

D580201

Kỹ thuật công trình xây dựng

V. Trường Đại học Sư phạm (DHS)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển cho ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm sàn nộp hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

D140210

Sư phạm Tin học

A, A1

13,0

28

VI. Trường Đại học Khoa học (DHT)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển cho các ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Điểm sàn nộp hồ sơ

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

D220213

Đông phương học

C, D1

13,0

8

2

D420101

Sinh học

A

13,0

7

B

14,0

I. Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị (DHQ)

Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển các khối A, A1: 10,0; B: 11,0 cho ngành:

STT

Mã ngành

Ngành

Khối thi

Chỉ tiêu tuyển dự kiến

1

C510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A, A1, B

36


Điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển nói trên được tính đối với thí sinh là học sinh phổ thông thuộc khu vực 3. Nguyên tắc xét tuyển là lấy theo kết quả thi tuyển sinh của thí sinh từ điểm cao nhất đến lúc đạt chỉ tiêu cần tuyển.

Địa chỉ nộp hồ sơ: Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Huế, số 2 Lê Lợi, Huế. Thời gian nhận hồ sơ: Từ 7h ngày 17/9 đến 17h ngày 7/10/2014 (nếu gửi qua đường Bưu điện thì tính theo ngày gửi được đóng dấu trên phong bì).

Đại Dương

Comments