Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Dự thảo đề án tuyển sinh riêng của ĐH Bạc Liêu

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Trường ĐH Bạc Liêu vừa có dự thảo đề án tuyển sinh riêng hệ ĐH, CĐ chính quy giai đoạn 2015- 2016. Theo đó, năm 2015, trường dành 60% chỉ tiêu các ngành ĐH, CĐ để tổ chức xét tuyển riêng.

Đề án nhằm mục đích đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương, nhu cầu nhân lực xã hội cần và đáp ứng mục tiêu của từng ngành đào tạo của trường; Đánh giá một cách toàn diện và chính xác năng lực thực tiễn, động cơ học tập của thí sinh; Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng.


Các ngành tuyển sinh:

Trình độ ĐH:

STT

Tên ngành

Mã ngành

Khối môn học quy ước

1

Sư phạm Toán

D140209

A, A1

2

Sư phạm Sinh học

D140213

A, B

3

Sư phạm Hóa học

D140211

A, A1

4

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

5

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1,D1

6

Kế toán

D340301

A, A1,D1

7

Tài chính – Ngân hàng

D234201

A, A1,D1

8

Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

D220101

C,D1

9

Nuôi trồng thủy sản

D620301

A,A1,B

10

Bảo vệ thực vật

D620112

A,A1,B

11

Chăn nuôi

D620105

A,A1,B

12

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

Trình độ CĐ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

Khối môn học quy ước

1

Sư phạm Tiếng Anh

C140231

D1

2

Giáo dục Tiểu học

C140202

C

3

Sư phạm Lịch sử

C140218

C

4

Sư phạm Địa lý

C140219

C

5

Sư phạm Vật lý

C140211

A, A1

6

Sư phạm Toán

C140209

A, A1

7

Việt nam học- chuyên ngành Hướng dẫn du lịch; chuyên ngành Văn hóa du lịch

C220113

C, D1

8

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1

9

Nuôi trồng thủy sản

C620301

A,A1,B

10

Kế toán

C340301

A, A1,D1

11

Giáo dục Mầm Non

C140201

M

12

Giáo dục thể chất

C140206

T

13

Khoa học máy tính

C480101

A,A1

14

Dịch vụ thú y

C640201

A,A1,B

15

Khoa học cây trồng

C620110

A,A1,B

Khối môn học quy ước (gồm các môn để xét kết quả học THPT): Khối A (Toán , Lý, Hoá), Khối A1 (Toán , Lý, Tiếng Anh), Khối B (Toán , Hoá, Sinh), Khối C (Văn, Sử, Địa), Khối D1 (Toán, Văn, Tiếng Anh), Khối M (Toán , Văn, thi Năng khiếu Đọc diễn cảm và Hát), Khối M (Toán , Văn, thi Năng khiếu TDTT).
Phương thức tuyển sinh: Tuyển sinh theo quy định chung của Bộ GD-ĐT trong năm 2015, Trường ĐH Bạc Liêu dành 40% chỉ tiêu các ngành ĐH, CĐ để tuyển sinh theo phương thức này.


Hồ sơ gồm: Thí sinh có nguyện vọng 1 học vào tại Trường ĐH Bạc Liêu thì đăng ký hồ sơ dự tuyển theo mẫu của Bộ GD-ĐT và nộp tại các trường THPT, các Sở GD-ĐT theo thời gian quy định của Bộ GD-ĐT để dự thi tại các trường có tổ chức thi.


Việc xét tuyển theo phương thức chung được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT. Thí sinh thi đề ĐH được xét tuyển các ngành ĐH hoặc CĐ; thí sinh thi đề CĐ được xét tuyển các ngành CĐ.

Xét tuyển riêng trong năm 2015, Trường ĐH Bạc Liêu dành 60% chỉ tiêu các ngành ĐH, CĐ để tổ chức xét tuyển riêng.

Hồ sơ dự tuyển: Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu của Bộ GD-ĐT; Học bạ THPT (bản photo có chứng thực); Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 ( bản photo có chứng thực); Bản sao các giấy tờ ưu tiên (nếu có).

Thí sinh có thể cùng lúc nộp để xét tuyển nhiều ngành. Trường hợp thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cả ĐH và CĐ thì phải nộp 2 hồ sơ riêng. Thí sinh chưa thi tốt nghiệp THPT vẫn được nộp hồ sơ xét tuyển nhưng sau khi có kết quả tốt nghiệp phải bổ sung bản sao có chứng thực giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trước 24/7/2015 mới được xét tuyển.

Thí sinh nộp hồ sơ tại các trường THPT, các Sở GD-ĐT từ ngày 16/3/2015 đến 17/4/2015. Nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh về trường địa chỉ: Phòng Đào tạo- Trường ĐH Bạc Liêu, số 178, đường Võ Thị Sáu, phường 8, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ ngày 20/4/2015 đến hết ngày 24/7/2015.

Tiêu chí xét tuyển chung: Tốt nghiệp THPT; Điểm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT; Hạnh kiểm xếp loại khá trở lên; Thí sinh có đầy đủ hồ sơ xét tuyển theo quy định; Tổng số điểm trung bình các môn tương ứng của khối xét tuyển của 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ chuẩn theo quy định của trường trở lên đối với các ngành xét tuyển.

Tiêu chí riêng về điểm với các ngành khối A, B, C, D1: Tổng số điểm trung bình 3 môn tương ứng của khối xét tuyển của 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên đối với xét tuyển ĐH và đạt từ 16,5 điểm trở lên đối với xét tuyển CĐ.

Tiêu chí riêng về điểm đối với các ngành thi môn năng khiếu M, T: Tổng điểm trung bình chung 2 môn tương ứng của khối xét tuyển của 5 học kỳ: lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 11 điểm trở lên. Thí sinh phải dự thi môn năng khiếu: Ngành Giáo dục Mầm Non thi môn năng khiếu Đọc kể diễn cảm và hát; Ngành Giáo dục Thể chất thi môn năng khiếu Thể dục thể thao; Thi tuyển môn năng khiếu: 17/7/2015.

Điểm xét tuyển từ cao xuống đến hết tỉ lệ chỉ tiêu của ngành xét tuyển ĐH hoặc CĐ. Các thí sinh xét tuyển ĐH nhưng không trúng tuyển, trường sẽ xét tuyển CĐ nếu thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển CĐ. Đối với những thí sinh có cùng điểm xét tuyển thì xét thêm tiêu chí có giấy khen từ cấp huyện trở lên và kết quả xếp loại hạnh kiểm.

Ngoài ra, trường ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Ưu điểm của đề án là đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần. Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT. Đảm bảo chất lượng và năng khiếu theo yêu cầu của ngành. Giảm tốn kém, áp lực và tâm lý trong việc thi cử.

Nhược điểm của của đề án là thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển riêng, dẫn đến tồn tại số thí sinh ảo khi xét tuyển.

Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh: Về nhân lực đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 30/9/2014:

Học hàm, học vị

Giáo sư

Phó giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Tỷ lệ

3

136

146

%

Cơ sở vật chấtđến ngày 30/9/2014:

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng (m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

6.105

b) Thư viện, trung tâm học liệu

2.250

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

3.145

Tổng

11.500

Lộ trình thực hiện đến năm 2015, Trường ĐH Bạc Liêu thực hiện tuyển sinh theo 2 phương án là thực hiện tuyển sinh theo phương án 3 chung như quy định của Bộ GD-ĐT và thực hiện xét tuyển riêng theo đề án này.

Năm 2016, ngoài việc tuyển sinh theo phương án chung của Bộ GD- ĐT, Trường ĐH Bạc Liêu tiếp tục tổ chức xét tuyển riêng. Trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2015, trường sẽ nghiên cứu, hoàn thiện công tác tuyển sinh cho các năm sau.

H.H

ĐH Đà Nẵng công bố điểm trúng tuyển đợt 3 vào khoa Y Dược, phân hiệu tại Kon Tum

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Ngày 19/9, ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 3 vào các trường thành viên gồm: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum, Khoa Y Dược và CĐ Công nghệ thông tin.

Điểm chuẩn trúng tuyển đợt 3 vào từng ngành đào tạo của các trường thành viên trên của ĐH Đà Nẵng như sau:

1. Trình độ đại học:

Số

TT

TRƯỜNG

NGÀNH (CHUYÊN NGÀNH)

Khối

thi

ngành

Mã tuyển sinh

Điểm trúng

tuyển

I

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM (DDP)

1

Kinh doanh nông nghiệp

A, A1 D1

D620114

427

13.0

2

Luật kinh tế (Chuyên ngành Luật kinh doanh)

A, A1

D1, C

D380107

502

13.0

III

KHOA Y DƯỢC (DDY)

1

Y đa khoa

B

D720101

312

24.0

2. Trình độ cao đẳng:

TT

TRƯỜNG

NGÀNH (CHUYÊN NGÀNH)

Khối

Thi

ngành

Mã tuyển sinh

Điểm trúng

tuyển

I

CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (DDI)

Công nghệ thông tin

A, A1, D1

C480201

C90

10.0

Theo quy định, thí sinh trúng tuyển phải có điểm thi đạt điểm sàn đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, có tổng điểm của 3 môn thi (kể cả hệ số nếu có) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực đạt điểm trúng tuyển và không có môn nào bị điểm 0 (không).

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 và giữa các khu vực là 0,5.

Khánh Hiền

Đổi mới chương trình, SGK: Nên bắt đầu từ tình trạng viết sai chính tả!

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Góp ý về xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, điều quan trọng nhất là phải thay đổi phương pháp dạy học. Nếu có phương pháp dạy tốt học sinh đã không tái mù chữ, đã viết đúngchính tả và viết câu cú không sai.

Khá nhiều học sinh hiện nay viết sai lỗi chính tả
Khá nhiều học sinh hiện nay viết sai lỗi chính tả.

Lo ngại về trình độ Tú tài hiện nay!

Đâu là những bất cập chính trong nền giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay? Phân tích về bất cập trên, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao (mặc dầu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là rất cao) nên đầu vào của các trường ĐH, CĐ chưa tương xứng với yêu cầu. Trong khi các ngành Khoa học cơ bản là xương sống của nền khoa học nước nhà thì số thí sinh vào các ngành Khoa học cơ bản ngày càng ít, với chất lượng ngày càng thấp.

Đặc biệt, với ngành Khoa học xã hội với kết quả hàng ngàn bài thi môn Lịch sử bị điểm 0 cho thấy một thực trạng hết sức đáng lo ngại về trình độ của Tú tài hiện nay. Chưa nói đến những yêu cầu cao siêu, chỉ xem một bức thư xin nghỉ học của một học sinh lớp 10, tuy chỉ có mươi dòng nhưng ngoài việc chữ rất xấu, viết hoa tùy tiện, còn thật đáng xấu hổ khi mắc những lỗi chính tả mà có lẽ học sinh tiểu học cũng không thể mắc phải như viết ngỉ học, hôm lay, chong lúc, có ngịch, xa xút, em ngĩ, học xinh, nhà chường, cho lên, phụ hunh

Minh chứng thêm về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, do ông phụ trách mục Hỏi gì đáp nấy của một tờ báo và nhiều chương trình Hỏi đáp của truyền hình nên nhận rất nhiều thư của học sinh phổ thông. Các em viết sai chính tả đến không thể tưởng tượng được, bệnh "ngoài da" viết là "ngoài ra", câu không có chấm, phẩy, sai hết ngữ pháp cơ bản. Thế học văn để làm gì?. Học Văn ở phổ thông nên nhằm giúp để các em viết cho đúng, viết cho hay và biết hưởng thụ, yêu thích văn học – GS Dũng nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn về những bất cập trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) hiện nay , GS Nguyễn Lân Dũng dẫn chứng về chương trình, SGK Sinh học ở bậc phổ thông, ông cho rằng: "Bộ SGK Sinh học là cố gắng lớn của nhiều tác giả nhưng rất tiếc là chương trình lại không hợp lý. Rõ ràng là nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đưa ra ở đây rất "nông". Tôi đã mua trên 70 cuốn SGK Sinh học ở bậc phổ thông ở các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào cả, vừa nặng lại vừa thấp. Bên cạnh đó, hầu hết như tất cả các môn học ở khoa Sinh Trường ĐH Sư phạm đều có trong chương trình phổ thông. Như vậy có thể thấy trong cuốn Sinh học chương trình phổ thông có quá nhiều nội dung, quá nhiều chi tiết không cần thiết trong khi số giờ lại quá ít".

Đồng quan điểm trên, GS.TS Trần Đình Sử cho hay: "Mặc dù chương trình và SGK tốt, có chất lượng là một chuyện mà năng lực quản lý, năng lực dạy học của giáo viên không thực hiện được, việc tổ chức, thi, kiểm tra trong thực tế không đánh giá được, không khích lệ được học sinh học tập là một chuyện khác. Thời gian qua chính do sự quản lý yếu kém cũng như lúng túng trong phương pháp dạy học đã không chỉ hạn chế ưu thế của SGK, mà còn gây nhiều bức xúc cho xã hội như học thêm dạy thêm, bài thi theo lối học tủ, bài học ghi theo lối đọc chép. Đó là yếu kém về phương pháp dạy học mà đến nay vẫn chưa khắc phục được".

"Nếu có phương pháp dạy tốt học sinh đã không tái mù chữ, đã viết đúngchính tả và viết câu cú không sai. Vì thế cần nghiên cứu rõ thực trạng về phương pháp dạy học và phương hướng giải quyết nó như thế nào, một khi toàn bộ chương trình đã thay đổi, còn phương hướng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa thấy có gì đổi mới cả" – GS Trần Đình Sử bày tỏ.

Đừng bắt trẻ con phải hao tổn trí tuệ vào những con số thống kê vô hồn

Đưa ra giải pháp khắc phục những bất cập trên, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết: "Không có lý gì học sinh chúng ta không tiếp thu nổi vốn kiến thức chung mà học sinh các nước khác đang được truyền thụ. Càng không có lý gì với muôn vàn khó khăn về trình độ giáo viên, về phòng thí nghiệm, về đời sống mà học sinh ta lại phải học một chương trình nặng nề hơn học sinh các nước khác. Cần rà soát lại và có so sánh cụ thể với chương trình của phần lớn các nước khác. Với thời đại thông tin phát triển như hiện nay đừng bắt bọn trẻ phải hao tổn trí tuệ để nhét vào đầu những con số thống kê vô hồn và thường xuyên biến động. Những gì thầy cô cũng không nhớ nổi thì có lý gì bắt học sinh phải nhớ".

Bên cạnh đó, GS Dũng đề nghị: "Cần chấn chỉnh xu hướng tốt nghiệp THPT nhất thiết có phải cố bằng được việc thi vào các trường ĐH, CĐ. Muốn học sinh vào học các trường dạy nghề thì phải chấn chỉnh ngay nội dung chương trình và chất lượng đào tạo. Đặc biệt không có lý do gì giáo viên tiếp tục dạy học theo kiểu thày dạy trò ghi, kể cả bắt chép lại nguyên văn như trong SGK; không có lý gì còn tồn tại những giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn tiếp tục đứng lớp…

Băn khoăn về Đề án đổi mới chương trình, SGK lần này, GS Trần Đình Sử băn khoăn cho biết, chưa hiểu vì sao Chính phủ lại tách chương trình và SGK ra riêng thành một đề án riêng, còn các vấn đề cơ bản quan trọng khác trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phổ thông thì để cho đề án khác hay sao? Như thế làm sao đồng bộ và làm sao đảm bảo kết quả thực hiện chương trình và SGK lần này?

GS.TS Sử cho rằng: "Xây dựng chương trình và SGK chỉ là kế hoạch dạy học, còn SGK chỉ là tài liệu dạy và học mà thôi, không có gì là quá khó, nhất là khi chúng ta đã có kinh nghiệm biên soạn chương trình theo Nghị quyết 40 của Quốc hội vào năm 2000, và đã có những bộ SGK tốt của giai đoạn hiện hành. Chỉ cần tham khảo một số kinh nghiệm của một số nước là có thể làm được. Cái khó là làm sao có được một đội ngũ giáo viên có phương pháp mới tương ứng với chương trình, lôi cuốn học sinh vào phương thức đào tạo mới tạo ra hiệu quả đầu ra như toàn dân mong muốn".

"Chính phủ nên nhìn vào mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục như một bộ máy vận hành tổng thể để chỉ đạo dự thảo đề án. Không nên coi chương trình và SGK, một khâu trong bộ máy ấy như là khâu quan trọng nhất, quyết định nhất, dễ rơi vào phiến diện. Việc thực hiện Nghị quyết 40/2000, Quốc hội ta đã làm như thế này rồi và đã hạn chế rất nhiều hiệu quả, chẳng lẽ chúng ta lần này lại lặp lại vết xe cũ" – GS.TS Trần Đình Sử kiến nghị.

Hồng Hạnh

Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh ngành Công nghệ Hóa dầu và Công nghệ Polyme

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

Năm học 2014-2015, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh đào tạo hệ chính quy trình độ Đại học – Ngành Kỹ thuật hóa học với 2 chuyên ngành nóng nhất: Công nghệ Hóa dầu và Công nghệ Polyme.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đội ngũ kĩ sư ngành Hóa học của các doanh nghiệp Việt nam trong vài ba năm tới ( 2015-2020), đặc biệt là ngành Dầu khí Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc đào tạo các cán bộ khoa học kĩ thuật tại các trường đại học để cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các ngành này trở nên rất thiết thực và hiệu quả. Nhận thức và dự báo được nhu cầu đó của nền kinh tế, năm học 2014-2015 trường Đại học Đại Nam tuyển sinh đào tạo hệ chính quy trình độ Đại học – Ngành Kỹ thuật hóa học với 2 chuyên ngành nóng nhất: Công nghệ Hóa dầu và Công nghệ Polyme.

Tốt nghiệp ngành học này là các kĩ sư hóa học. Cơ hội việc làm sẽ ngày càng rộng mở đối với các kĩ sư này tại các đơn vị: Các công ty sản xuất sơ, sợi tổng hợp : PVTech Đình Vũ – Hải Phòng; hơn 1000 Công ty sản xuất sản phẩm nhựa, cơ sở chế biến nhựa nguyên liệu, công nghiệp và xây dựng; hơn 1.000 nhà máy sản xuất sơn, mực in (ICI, Jotun, Akzo Nobel, Dulux, Kova…); Các nhà máy sản xuất cao su (Cao su Miền Nam, Đà Nẵng, Sao vàng…); Các khu công nghiệp hóa. dầu (nhà máy lọc dầu Dung Quất, Vũng Rô, Nghi Sơn, Nhơn Hội…) và hơn 800 đơn vị cung cấp và phân phối hóa chất trên toàn quốc.

Nhằm đào tạo tốt chuyên ngành kĩ thuật quan trọng này, nhà trường đã xây dựng cơ sở các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn của ngành, đội ngũ giảng viên là các GS – PGS.TS đầu ngành đã và đang giảng dạy tại các trường đại học lớn (ĐHBK – Hà Nội; Đại học Mỏ- Địa chất… ). Ngoài việc đào tạo chuyên môn, Đại học Đại Nam đặc biệt chú ý dạy tiếng Anh và các kĩ năng làm việc cho sinh viên, kết hợp với các công ty để sinh viên sớm trải nghiệm thực tế với ngành của mình khi còn đang học tại trường. Với phương pháp như vậy, khoa Công nghệ Hóa học của Đại học Đại Nam đủ năng lực để đào tạo ra đội ngũ kĩ sư có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

Tạo điều kiện tốt cho sinh viên theo học ngành này, nhà trường hỗ trợ ký túc xá miễn phí năm đầu tiên cho các sinh viên ở xa; Hỗ trợ các chương trình vay tín dụng ưu đãi cho sinh viên; Hỗ trợ học bổng cho các sinh viên đạt kết quả học tập tốt ngay từ năm đầu tiên.

Năm học 2014 -2015, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 200 chỉ tiêu NV2 ngành Kỹ thuật hóa học (Mã ngành: 52520301)

+ Chuyên Ngành: Công nghệ hóa dầu

+ Chuyên ngành: Công nghệ Polyme

Theo 2 phương thức:

Phương thức 1. Xét tuyển dựa trên kết quả thi Đại học theo hình thức ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Điểm xét tuyển với thí sinh Khu vực 3, học sinh phổ thông (Chưa nhân hệ số)

+ Khối A: 13,0 điểm

+ Khối B: 14,0 điểm

Hồ sơ xét tuyển: Giấy chứng nhận kết quả thi Đại học và Cao đẳng năm 2014 (bản chính)

Phương thức 2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả học tập bậc Trung học phổ thông với điều kiện:

– Tốt nghiệp Trung học phổ thông

- Tổng điểm ba môn theo khối thi của học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10; học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đối với thí sinh dự tuyển hệ Đại học đạt 90,0 điểm trở lên.

– Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

Hồ sơ xét tuyển: – Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của Đại học Đại Nam).

- Học bạ THPT (phô tô công chứng).

- Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng)

- 0 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận

Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

- Thời gian nhận hồ sơ: từ 20/09 đến 10/10/2014

- Địa điểm: Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại Trường Đại học Đại Nam hoặc qua đường Bưu điện theo địa chỉ:

Hội đồng tuyển sinh – Trường Đại học Đại Nam
Số 56 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 04.355 777 99 _ Máy lẻ 216, 217 / Fax:04.35578759
Email: tuyensinh@dainam.edu.vn;
Website: http://www.dainam.edu.vn/

Trường học sập mái, trẻ mầm non phải đi học nhờ

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

Năm học mới đã bắt đầu được gần hai tuần nhưng trường mầm non thôn Đồng Sơn, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) vẫn "cửa đóng, then cài" do dãy phòng học cấp 4 của trường bị sập mái từ tháng 3/2014 cho đến nay vẫn chưa được dựng lại.

Hiện nay, hơn 70 trẻ của thôn Đồng Sơn phải chuyển sang học nhờ trường mầm non của thôn Do Lễ (cùng xã) cách đó khoảng 2km.

Trường Mầm non Đồng Sơn có một nửa là dãy nhà cấp 4 được xây dựng từ cách đây hơn 60 năm. Ban đầu cũng là trường dạy học do cha xứ mở, sau căn nhà này được dùng làm trụ sở hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Từ khi thôn Đồng Sơn sử dụng làm trường mầm non, trường đã được sữa chữa nhiều lần. Lần gần đây nhất diễn ra vào năm học 2004-2005, nhưng cũng chỉ được sửa chữa phần mái để chống mưa dột. Còn phần tường được xây bằng gạch vỡ và đá vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Sau đó vài năm, tình trạng mưa dột lại tái hiện và càng trở nên trầm trọng hơn do mái nhà bị võng và xuống cấp nặng.

Như trong năm học 2013-2014, nhiều lần nhà trường phải huy động đến hàng chục chiếc thau, chậu để hứng nước mưa. Cô giáo Lại Thị Thu, Hiệu trưởng trường mầm non xã Liên Sơn cho biết mỗi khi trời trở mưa dông chúng tôi rất lo lắng. Mái nhà yếu, mưa dột các cháu ngồi học chỉ sợ có chuyện bất trắc xảy ra. Nhiều lần khi có mưa to, gió lớn, cô phải đưa tất cả các cháu sang phòng học khác mới yên tâm. Trường thì chật chội nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập.

Đến tháng 3/2014, mái của dãy phòng học này đã bị sập hoàn toàn. Nhà trường phải chuyển các cháu sang học nhờ tại Nhà văn hóa thôn Đồng Sơn. Theo cô giáo Thu, việc này gây ra rất nhiều bất tiện cho cả cô và trò do Nhà văn hóa không có bếp nấu ăn và khu vệ sinh, hàng ngày các cô giáo phải nấu ăn từ trường mang sang.

Sang năm học mới 2014-2015, Ban Giám hiệu nhà trường quyết định chuyển toàn bộ các cháu của thôn Đồng Sơn sang học tại trường mầm non của thôn Do Lễ. Tuy nhiên, trường của thôn Do Lễ cũng chỉ có 6 phòng học, nên học sinh phải ngồi rất chật chội, chưa kể học sinh phải di chuyển xa thêm hơn 2km.

Trước thực tế này, cả nhà trường và các bậc phụ huynh đều cảm thấy lo ngại. Bà Hoàng Thị Tốt, người dân trong thôn, cho biết bà đang có cháu học ở trường mầm non Đồng Sơn. Trước đây bố mẹ cháu bận, bà vẫn đưa đón cháu đến trường. Bây giờ thì cháu đi học xa, bà không đưa đón được. “Tôi rất mong muốn các cấp, ngành sớm đầu tư xây dựng lại trường để các cháu có nơi học mới khang trang, gần nhà” – bà Tốt nói.

Bà Nguyễn Thị Mềm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Liên Sơn, cho biết Liên Sơn vốn là xã miền núi nghèo, hiện nợ xây dựng cơ bản là gần 20 tỷ đồng trong khi thu thường xuyên của xã chỉ có hơn 100 triệu đồng/năm nên không có khả năng xây trường ngay được.

Để không ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục bậc mầm non nói riêng, Ủy ban Nhân dân xã Liên Sơn, các bậc phụ huynh và tập thể giáo viên trường mầm non thôn Đồng Sơn rất mong các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ xây lại ngôi trường trong thời gian sớm nhất.
Theo Nguyễn Chinh
Vietnam+

Sinh viên Mỹ kể chuyện “dùi mài kinh sử” trong xe ô tô

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

Tôi chưa từng tưởng tượng được rằng mình sẽ sống trong xe ô tô trong suốt năm nhất đại học. Tôi là học sinh giỏi ở trường trung học và cảm thấy tự tin có thể tìm ra nguồn chi trả học phí đại học. Thế rồi thực tế không như vậy…

Colin Ashby là sinh viên năm cuối chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại Đại học bang Texas (Mỹ), đồng thời còn là nhân viên tài chính tại chi nhánh Quan hệ công chúng cho sinh viên và nhân viên quan hệ phối hợp tại Câu lạc bộ truyền thông xã hội bang Texas. Dưới đây là câu chuyện Ashby kể về quãng thời gian vượt khó ở đại học, một câu chuyện chắc chắn sẽ bổ ích với không ít sinh viên trước khi bước chân vào giảng đường:

Tất cả bắt đầu vào mùa thu năm đó, khi tôi chuẩn bị bước vào giảng đường Đại học bang Texas.

Sau khi thanh toán hết tiền học phí, tôi chỉ còn vài trăm USD trong tài khoản. Tôi không có tiền, cũng chẳng có nguồn hỗ trợ nào để thuê một phòng ký túc xá, điều mà sinh viên nào cũng mong đợi khi bước vào năm nhất.

Ngày nhập trường, trong khi những tân sinh viên khác chuyển vào ký túc xá, tôi ngồi lại trong chiếc xe ô tô cà tàng, với chiếc ga trải giường dán băng keo to trùm lên các cửa sổ. Khi màn đêm buông xuống, tôi nằm xuống ghế sau và kéo tấm ga lên để không ai nhìn thấy mình trong xe. Thế rồi tôi ngủ thiếp đi.

Tôi chưa từng tưởng tượng được rằng mình sẽ sống trong xe ô tô trong suốt năm nhất đại học. Tôi là học sinh giỏi ở trường trung học và cảm thấy tự tin có thể tìm ra nguồn chi trả học phí đại học. Thế rồi thực tế không như vậy.

Sống trong xe ô tô mang lại nhiều lợi ích cho tân sinh viên Colin Ashby.
Sống trong xe ô tô mang lại nhiều lợi ích cho tân sinh viên Colin Ashby.

Tôi không giành được nhiều học bổng. Giá cả quá cao của phòng ký túc xá và những bữa ăn ở Texas làm tôi hoảng sợ. Tôi đã vay hết mức bang cho phép để trả học phí. Tôi tiếp tục nộp đơn xin học bổng khắp nơi mà cuối cùng vẫn không đủ tiền để thuê một phòng ký túc xá.

Lúc đó tôi quyết định sẽ sống trong xe ô tô. Trong suốt năm học, thư viện trở thành nơi tôi thường xuyên lui tới vì ở đó có điều hòa và Internet. Tôi dành tất cả thời gian buổi chiều tối ở đó để học bài. Để có tiền chi tiêu, tôi đã nhận làm việc ca đêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau ở nhà hàng McDonalds. Sau khi tan ca, tôi thường tranh thủ chợp mắt một lát trước khi vào lớp học lúc 8 giờ.

Mặc dù sống trong xe rõ ràng là có nhiều khó khăn hơn thuận lợi, tôi bắt đầu nhận thấy những lợi ích trong hoàn cảnh của mình. Thay vì phung phí những buổi chiều chỉ để ngủ trưa hay ngẫu hứng đi mua đồ ở WalMart, tôi vào thư viện và học. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, tôi tới văn phòng giáo sư và thảo luận về những khóa học.

Tôi bắt đầu tiếp cận phương pháp "học đi đôi với hành".

Tôi tìm hiểu tất cả các chi phí trong cuộc sống. Nếu tiết kiệm, tiền ăn 1 ngày ở Texas sẽ chỉ mất khoảng 14USD. Hầu hết sinh viên không tận dụng được rất nhiều dịch vụ bao gồm trong tiền học và phí sinh hoạt. Tôi hiếm khi thấy tân sinh viên nào sử dụng văn phòng hướng nghiệp hay tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp dành cho sinh viên của trường. Tôi đã đi vào con đường ít ai tới và hoàn thành năm học đầu tiên.

Khi năm học kết thúc, tôi ngẫm lại và không thể tin rằng sống trong xe ô tô lại mang lại nhiều lợi ích như vậy. Tôi là một trong số ít tân sinh viên lui tới văn phòng hướng nghiệp và đi đến các hội chợ việc làm. Do tích lũy nhiều tín chỉ đại học khi còn ở trung học, tôi sẽ có thể tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân sau chỉ 2 năm rưỡi học đại học, thay vì 4 hay 5 năm như thông thường.

Bởi vậy, tôi có một lời khuyên cho các bạn sắp trở thành tân sinh viên. Đó không chỉ là lời khuyên mà các bạn hãy nghe như "học có tổ chức" hay "học một cách thông minh", mà là hãy nắm bắt cơ hội xung quanh bạn. Hãy tới các trung tâm hướng nghiệp và tham gia thực tập. Tất cả những cố gắng này chắc chắn sẽ là khoản đầu tư hoàn hảo cho thời gian và tương lai của bạn.

Hạnh Nhân (Theo USA Today)
Theo Baotintuc.vn

Cô giáo mầm non dùng ca múc nước đánh bé 24 tháng tuổi

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Ngày 20/9, ông Huỳnh Hữu Thoại – Trưởng phòng GD-ĐT TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) xác nhận, vừa qua có xảy ra vụ một cô giáo mầm non dùng ca múc nước đánh khiến một trẻ 24 tháng tuổi bị thương tích.

Trước đó, vào sáng ngày 18/9/2014, cháu Nguyễn Quỳnh Như Ngọc (24 tháng tuổi) được gia đình đưa đến lớp học tại Trường Mầm non Sen Hồng (phường 3, TP Vị Thanh, Hậu Giang) như thường lệ.

Khi đến trường cháu Ngọc có khóc. Dỗ cháu không nín nên cô Nguyễn Thị Minh Duyên (phụ trách lớp của cháu Ngọc) đang rửa tay ở bồn nước đã dùng ca múc nước đánh vào đầu cháu Ngọc gây trầy xước ở trán.

Theo ông Thoại, khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu trường xử lý chậm trễ khiến phụ huynh bức xúc. Sau đó, Công an phường 3 (TP Vị Thanh) cùng Phòng GD-ĐT có đến ghi nhận vụ việc và đưa cháu Ngọc đến bệnh viện để khám.

Ông Thoại cho hay, nhận thấy hành vi của cô Duyên là sai nên lãnh đạo nhà trường và cô Duyên đã gặp xin lỗi gia đình cũng như chịu trách nhiệm lo chi phí điều trị cho cháu Ngọc. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Vị Thanh cũng đứng ra xin lỗi gia đình khi để xảy ra sự việc đáng tiếc trên.

Trao đổi với PV NG vào sáng ngày 20/9, ông Huỳnh Hữu Thoại cho biết, cô Nguyễn Thị Minh Duyên là giáo viên hợp đồng của trường. Cô này vừa mới hết hợp đồng năm rồi, năm nay tiếp tục hợp đồng mới khoảng hơn 1 tháng nay thì xảy ra sự việc.

"Đây là một sự việc ngoài tình huống bất ngờ, mặc dù chúng tôi cũng đã có thông tin tuyên truyền đến thầy cô giáo trong cách giáo dục trẻ ở cấp mầm non nên khi việc này xảy ra là rất đau buồn đối với ngành", ông Thoại nhìn nhận.

Về việc xử lý hành vi của cô Duyên, ông Thoại cho hay, trước mắt không phân công cô Duyên đứng lớp mà chuyển sang làm việc ở nhà bếp của trường. Phòng cũng đã báo cáo lên Sở GD-ĐT để có hình thức kỷ luật thích hợp.

Huỳnh Hải

Sử dụng tối thiểu 3 môn thi để xét tuyển vào đại học

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh phải thực hiện việc xác định các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành đào tạo của trường. Đối với những ngành không có tính chất đặc thù, phải sử dụng tối thiểu 3 môn thi để xét tuyển.

Đây là một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với các trường ĐH, CĐ dùng kết quả của kì thi THPT quốc gia để làm căn cứ xét tuyển vào trường.

Cụ thể, phải xác định tổ hợp kết quả các môn thi tương ứng với khối thi đã thực hiện như những năm vừa qua để xét tuyển. Ngoài ra, các trường có thể xác định các tổ hợp môn thi khác để xét tuyển nhưng phải theo nguyên tắc: đối với ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít nhất 1 môn văn hóa kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển; đối với các ngành còn lại, sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có môn toán hoặc (và) môn ngữ văn để xét tuyển. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định môn thi chính được nhân hệ số 2 khi xét tuyển.

Trên cơ sở các môn thi đã được xác định để tuyển sinh vào từng ngành đào tạo, các trường phải gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 15/10/2014 tới. Đồng thời phải công bố công khai các thông tin về tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, các trường tuyển sinh theo các phương thức khác thì phải xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.

Để các trường hiểu rõ hơn về kì thi THPT quốc gia cũng như giải pháp các vướng mắc liên quan, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tổ chức hội nghị triển khai phương án kỳ thi THPT quốc gia và cách thức tuyển sinh ĐH-CĐ từ năm 2015 đến các sở GD-ĐT và các trường ĐH-CĐ.

Hội nghị được tổ chức tại 3 địa điểm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh vào tuần tới.

S.H

Bị phạt nhảy lò cò, học sinh lớp 4 té gây thương tích

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Nói chuyện trong giờ học, một học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Hiệp Hưng 2 (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) bị thầy giáo phạt nhảy lò cò khiến em này té gây thương tích.

Ngày 20/9, bà Nguyễn Thị Cúc – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phụng Hiệp xác nhận với PV NG tại Trường Tiểu học Hiệp Hưng 2 có việc thầy giáo phạt học sinh nhảy lò cò khiến em này bị té gây thương tích.

Sự việc xảy ra vào ngày 8/9/2014 trong giờ học thể dục của lớp 4A Trường Tiểu học Hiệp Hưng 2. Trong giờ học, em Nguyễn Hoàng Liêm có nói chuyện nên bị thầy Văn Thành Hai phạt nhảy lò cò quanh sân 5 vòng. Khi em Liêm nhảy được 2 vòng thì té úp xuống nền sân xi-măng gây bầm ở mặt.

Bà Cúc cho biết, khi sự việc xảy ra, thầy Hai có sơ cứu, thoa dầu cho em Liêm. Sau đó lãnh đạo nhà trường và thầy Hai có gặp gia đình em Liêm xin lỗi.

Trao đổi với PV NG vào sáng ngày 20/9, bà Nguyễn Thị Cúc – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phụng Hiệp nhìn nhận, trong việc này, thầy Văn Thành Hai có sai.

Theo bà Cúc, hình thức giáo dục của thầy Hai đối với học sinh là không phù hợp khi phạt học sinh nhưng sơ ý không theo dõi dẫn đến em này bị té. Bà Cúc cũng cho rằng, thầy Hai có sai nhưng mức độ không quá nghiêm trọng.

"Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường có tường trình vụ việc và đưa ra hình thức xử lý trước. Sau đó, Phòng GD-ĐT sẽ xem xét và có hướng xử lý kỷ luật thích hợp đối với giáo viên này", bà Cúc nói.

Giang Hải Yến

“Chấm điểm” bằng nhận xét: Băn khoăn

Posted: 19 Sep 2014 08:27 AM PDT

(NG) – Việc bỏ chấm điểm và thay bằng nhận xét được cho là sẽ giảm áp lực cho học sinh tiểu học. Nhưng liệu thay đổi này có thực chất chưa, hay chúng ta đang dùng bệnh hình thức để "chữa" bệnh thành tích?

Thông tư quy định việc đánh giá học sinh (HS) tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2014. Còn nhiều ý kiến trái chiều về việc không cho điểm thường xuyên mà đánh giá HS bằng nhận xét.

Giảm áp lực

Trước thông tin trường tiểu học sẽ bỏ việc cho diểm thường xuyên mà đánh giá HS bằng nhận xét, nhiều phụ huynh tỏ ra vui mừng khi con và bản thân họ sẽ thoát được áp lực điểm số. Những câu hỏi han của bố mẹ như "Hôm nay con được mấy điểm?", "Tại sao lại được điểm thấp?"… sẽ không còn là nỗi ám ảnh của trẻ sau giờ tan trường.

Học sinh sẽ giảm được áp lực học tập, ganh đua khi đánh giá bằng nhận xét thay cho điểm số.
Học sinh sẽ giảm được áp lực học tập, ganh đua khi giáo viên đánh giá bằng nhận xét thay cho điểm số.

Chị Phan Ngọc Thảo, có con đang học lớp 3 cho biết con chị học tốt, điểm các môn thường rất cao. Lần nào bị điểm thấp cháu căng thẳng vô cùng, hay tự trách mình, cay cú… nên vợ chồng chị cũng bực mình lây.

"Tôi cũng chưa việc hình dung ra việc đánh giá bằng nhận xét như thế nào nhưng với con trẻ việc nên trường nên nhẹ nhàng, đừng để điểm số gây áp lực cho các cháu. Tôi ủng hộ chủ trương này", chị Thảo chia sẻ.

Năm học 2013 – 2014, TPHCM đã áp dụng việc đánh giá bằng nhận xét đối với HS lớp 1, đạt được những hiệu quả rõ nhất định. Bà Võ Thu Tâm, hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (Q.6, TPHCM) chia sẻ, việc đánh giá bằng nhận xét có tác động tích cực đến nhận thức của người dạy, người học và phụ huynh HS rằng sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện mới quan trọng chứ không phải mục tiêu về điểm số.

Việc không cho điểm đối với HS lớp 1 năm học vừa rồi tạo tâm lý thoải mái cho trẻ học tập. Còn với phụ huynh, theo bà Tâm, họ không còn so đo về điểm số, không bắt trẻ học trước hay bắt con phải ganh đua với bạn bè. Qua đó, phần nào giảm được áp lực tìm thầy dạy cho con hay ép trẻ học thêm…

Một khi nắm được tinh thần việc đánh giá nhằm khuyến khích HS ham học và tham gia các hoạt động giáo dục, chú trọng đến sự tiến bộ của HS, bà Tâm cho rằng đó chính là động lực để thay GV không ngừng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với HS. Đồng thời, việc đánh giá bằng lời sẽ yêu cầu sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con trẻ hơn việc đánh giá bằng điểm số.

"Lỗi ở con người, lại đi "chữa" điểm số?"

Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì những "phản pháo" về việc cho điểm bằng nhận xét còn có phần dữ dội hơn. Nhiều phụ huynh lo ngại nếu chỉ thông qua lời nhận xét của GV thì họ khó nắm được khả năng học tập, sự tiến bộ của con. Việc không cho điểm để đánh giá có thể làm mất động lực học tập, phấn đấu của con trẻ.

Nhất là những lời nhận xét của GV nếu chỉ qua loa, lấy lệ thì các em không biết dựa vào đâu để cố gắng. Nhất là đối với các môn Toán, Khoa học, khả năng của từng em, giữa em này với em khác, đánh giá bằng điểm số sẽ rõ ràng, công bằng.

Học sinh sẽ giảm được áp lực học tập, ganh đua khi đánh giá bằng nhận xét thay cho điểm số.
Điểm số là phần thưởng lớn của quá trình học tập, nhiều người e ngại việc bỏ chấm điểm là… bệnh hình thức.

Anh Trần Đức Minh, công tác trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường ở TPHCM cho rằng việc bỏ chấm điểm đối với HS bằng nhận xét có mức độ chính xác, minh bạch thấp hơn so với điểm số.

Từ công việc của mình, anh Minh liên tưởng, trong bảng nghiên cứu dành cho khách hàng đánh giá bằng lời ở các mức rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng… đều xây dựng số điểm tương ứng nếu muốn có độ chính xác cao.

"Tôi ví dụ mức độ rất hài lòng với hài lòng rất khó để phân biệt nhưng số điểm tương ứng 5 và 4 cho ra đánh giá cụ thể hơn. Với đánh giá HS, tôi nghĩ nếu chỉ khen, nhận xét tiến bộ chung chung thì rất khó để biết đúng khả năng các em ở đâu", anh Minh nói.

Đánh giá qua điểm số, khả năng phân loại HS rất rõ ràng, cụ thể mà khó GV nào có thể sử dụng ngôn ngữ bằng lời để thay thế. Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề, áp lực về điểm số không phải từ con điểm mà ra.

Chị Thùy Trang, có con học tại Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TPHCM) cho rằng điểm số thể hiện rõ năng lực của HS, làm được bài thì được điểm tốt, không làm được bài thì được điểm kém… Đó là thực tế GV, phụ huynh và HS cần chấp nhận để đảm bảo sự minh bạch của điểm số.

"100% HS giỏi cũng không có gì đáng ngại nếu đó là thực chất. HS kém phải biết mình kém để cố gắng… Điểm số bị "bóp méo" là do con người", chị Trang nói.

Cô N.T.L.H, phó hiệu trưởng một trường tiểu học ở Phú Nhuận, TPHCM cho rằng mỗi con điểm đều đáng trân trọng, là phần thưởng lớn khi xuất phát từ chính nỗ lực dạy học thật sự của thầy trò.

Trước đây, bao nhiêu thế hệ học hành thông qua đánh giá chấm điểm không có tiêu cực nhưng gần đây, điểm số bị nhìn lệch lạc là do gia đình, nhà trường đặt áp lực lên trẻ, chạy theo bệnh thành tích. Đối tượng cần "chữa bệnh" ở đây chính là con người, chứ không phải điểm số.

"Chủ trương bỏ đánh giá bằng điểm là thay đổi mang tính hình thức, chứ không đi vào trọng tâm dạy thật học thật", cô L.H nói và bày tỏ lo ngại rằng việc bỏ điểm thay bằng nhận xét kiểu như chúng ta đang dùng bệnh hình thức để "chữa" căn bệnh thành tích.

Và nếu như vậy, lâu nay trẻ và phụ huynh bị "ru ngủ" bằng những con điểm không thực chất, con điểm của bệnh thành tích thì có thể lắm nguy cơ từ nay lại được "tâng bốc" bởi những lời nhận xét sáo rỗng, qua loa…

Hoài Nam

Comments