Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Việt Nam đăng cai Olympic Sinh học quốc tế

Posted: 02 Sep 2014 07:50 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Bộ trưởng Giáo dục: ‘Đừng lo súng chĩa vào mình’

Posted: 02 Sep 2014 06:50 AM PDT

Tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học diễn ra sáng 15/8, đa
số các ý kiến về phương án tuyển sinh mới đều bày tỏ sự ủng hộ đối với
phương án 2.

Phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

Nhiều đại học hé lộ phương án tuyển sinh riêng

Phạm Vũ Luận, ĐH Quốc gia HN, tuyển sinh, ĐH Thăng Long  
Nhiều ý kiến đóng góp cho đổi mới thi cử vào năm tới (Ảnh: Xuân Trung)

"Cao kiến" của các hiệu trưởng

Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, ông Phan Huy Phú, gây bất ngờ khi đưa ra khẳng định trường có thuật toán có thể giúp Bộ xử lý kết quả thi của thí sinh chỉ trong vài giờ.

Trường không đưa ra ý kiến ủng hộ hay không mà đưa ra 2 giải pháp thực hiện kỳ thi tốt hơn. Một là đối với việc tổ chức coi thi, chấm thi. Hiện nay các trường ĐH chưa tin cậy vào kết quả tổ chức ở địa phương, nên chắc chắn nhiều trường sẽ phải tổ chức kỳ thi bổ sung gây tốn kém, phức tạp. 

Trường Thăng Long đề xuất các trường ĐH, CĐ sẽ đảm nhận những công việc này. Cho dù có thể thí sinh vất vả hơn nhưng vẫn giảm được số lượt thi so với hiện nay. Khó khăn nhất là các trường phải tổ chức thì cùng một đợt, lượng thí sinh tăng khoảng 50% so với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện tại, nhưng khắc phục được.

Và thí sinh sẽ phải đăng ký nguyện vọng vào ĐH, CĐ trước kỳ thi. Thí sinh có thể có nhiều nguyện vọng, xếp theo ý tưởng ưu tiên hoặc không có nguyện vọng nào vào ĐH, CĐ. Thí sinh không có nguyện vọng vào ĐH, CĐ sẽ thi ở địa phương.

Sau khâu tổ chức thi tuyển là khâu xét tuyển. Hiệu trưởng ĐH Thăng Long đề xuất phương án xét tuyển bằng công nghệ thông tin. Với phương án này, Bộ GD-ĐT làm đầu mối cho các trường có sử dụng phương pháp này xét tuyển. Ông Phú cho rằng phương pháp này ưu việt hơn cách xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh có thể trúng vào nguyện vọng theo nhu cầu và kết quả thi của mình.

Với thuật toán do trường thiết lập, trường đã chạy thử với dữ liệu của hàng triệu thí sinh, và thời gian rút ngắn chỉ còn vài giờ – một sự rút ngắn đáng kể so với việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong vòng 2 tháng như hiện nay.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, ông Nguyễn Kim Sơn, nhận xét về căn bản 3 phương án Bộ đưa ra không khác nhau với nội dung thi vẫn nặng nề. Để giản tiện và có thể sử dụng vào tuyển sinh ĐH thì có phương án gồm 2 khối kiến thức Toán và Ngữ văn. Môn thứ 3 ngoại ngữ có thể được tiến hành đa dạng hóa, không nhất thiết thi trong kỳ thi quốc gia, mà có thể thi thành nhiều đợt, có tính tới yếu tố vùng miền. Tương lai sẽ tích hợp hai môn Toán và Ngữ văn thành một bài thi. Nếu cần thiết có thể khai thác qua hệ thống máy tính để đảm bảo khách quan, trung thực.

Cho rằng phương án 2 là phù hợp, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề nghị Bộ GD-ĐT phải khẩn trương tổ chức xây dựng quy chế thi mới, giao quyền tổ chức cho các địa phương. Trong kỳ thi, có thể đưa các trường ĐH, các cán bộ ĐH tham gia quản lý, thanh kiểm tra, chấm thi. Trường ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố phương án tuyển sinh trước khi thi để thí sinh lựa chọn….

Đừng lo "lính" chĩa súng vào mình

"Nếu tiến hành tại địa phương thì vấn đề gay gắt đặt ra là kết quả thi như thế nào, các trường đại học có yên tâm mà sử dụng hay không" – đây là ý kiến của ông Nguyễn Kim Sơn.

Ông Sơn nhận định, chắc chắn không ít trường sẽ đặt vấn đề đánh giá riêng để yên tâm và chọn được đúng thí sinh.

Đại diện Trường ĐH Phương Đông bày tỏ sự nhất trí với việc tổ chức kỳ thi quốc gia với 2 mục đích, với nhận xét phương án 2 tốt nhất, phương án 1 nặng nề, phương án 3 khó thực hiện trong năm 2015.

Nhưng vị này cũng cho rằng để đạt được mục đích thứ 2 là hơi khó, đòi hỏi chất lượng, độ tin cậy của kỳ thi tổ chức ở địa phương, và vấn đề phân luồng ĐH…

Những lo ngại về tiêu cực nếu kỳ thi quốc gia do địa phương đứng ra tổ chức nhận được sự chia sẻ của khá nhiều lãnh đạo trường khác. Tuy nhiên, trước luồng ý kiến này, ông Nguyễn Đình Tư, phó Hiệu trưởng ĐH Thành Tây nhấn mạnh: "Phải chấp nhận hiện thực và tin tưởng những người làm giáo dục. Không lấy số ít để rồi bi quan và ngăn cản".

Theo ông Tư, "Ở Việt Nam đã có thời kỳ không thi đại học (những năm 1965 – 1970). Nhưng khi đó tinh thần dạy và học rất tốt. Bên cạnh đó, thế giới đang chấp nhận bằng tốt nghiệp phổ thông của ta. Học sinh Việt Nam tốt nghiệp phổ thông được nhận vào học tại các trường đại học nước ngoài, thế mà chúng ta lại chê là xấu. Người ta tin được, sao chúng ta không tin?"

"Hãy bỏ kỳ thi đại học, dùng kỳ thi quốc gia để xét tuyển cho đỡ tốn kém. Bộ GD-ĐT không cần tập trung vào mấy kỳ thi, mà hãy tập trung quản lý, kiểm tra dạy học và đào tạo".

"Hãy thống nhất rằng không chỉ thi đại học là chất lượng đào tạo tốt, mà quyết định là quá trình dạy và học ở trường. Không có cạnh tranh ở đầu ra khiến chất lượng đào tạo kém, điều này cũng phải thay đổi".

Ý kiến về "lòng tin" của ông Tư được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đặc biệt tâm huyết.

Bộ trưởng nói: "Chúng ta phải có lòng tin vào đội ngũ. Nếu chính sách của chúng ta chỉ nhằm đi ngăn chặn những người chống phá thì không giải quyết được vấn đề… Giống như khi ra trận, chúng ta là những tư lệnh, chúng ta phải tin rằng các chiến sĩ ngoài kia đang chĩa súng vào địch, chứ đừng lo họ đang chĩa súng vào mình…".

Phạm Vũ Luận, ĐH Quốc gia HN, tuyển sinh, ĐH Thăng Long
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Chúng ta phải có lòng tin vào đội ngũ”

Ông Luận cho rằng, khi phương án kỳ thi quốc gia chung được phê duyệt, khối đại học và khối phổ thông cần phối hợp chặt chẽ với nhau. "Nói như vậy không phải là tôi không chia sẻ những lo lắng của các trường. Nhưng nếu các đồng chí là quả đấm thép thì hãy coi khối phổ thông là bộ đội địa phương. Cho dù là quân chủ lực mà đứng một mình cũng sẽ rất gay go" – ông Luận ví von.

Kết thúc hội nghị, ông Luận khẳng định "Không có ý kiến kết luận về thi cử", mà Bộ GD-ĐT tiếp tục tiếp thu một cách cầu thị, nghiêm túc những ý kiến góp ý, xử lý đầy đủ, khách quan để báo cáo lên Chính phủ.

Ngân Anh – Nguyễn Thảo

Nguồn: Click xem

Những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới

Posted: 02 Sep 2014 06:50 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: Click xem

Thủ khoa Học viện Hậu cần ‘học thay phần anh chị’

Posted: 02 Sep 2014 06:50 AM PDT

Sau lễ vinh danh thủ khoa, trung úy Nguyễn Văn Trình cất bằng khen và kỷ niệm chương, lên Sơn Tây (Hà Nội) nhận nhiệm vụ là trung đội trưởng quản lý học viên. Trình được giữ lại Học viện Hậu cần công tác. Những gì đạt được của ngày hôm nay là kết quả chặng đường dài cố gắng không ngừng nghỉ của chàng trai quê xã Vũ Đông (TP Thái Bình), có lúc tưởng không thể vượt qua vì hoàn cảnh quá khó khăn.

Là con út trong gia đình 5 anh em, nhà nghèo nên những ngày thơ bé Trình đã cùng các anh chị chăm sóc gần mẫu ruộng, việc cấy hái cậu đều thành thạo. Năm 2000, mẹ Trình bị ung thư máu rồi qua đời một năm sau đó. Bố Trình, ông Nguyễn Xuân Đậm chịu đựng không nổi cú sốc quá lớn nên ốm liệt giường. Các anh chị thay nhau chăm sóc bố, chỉ cậu út không giúp được gì nhiều nên tự nhủ cố học cho tốt. Nhờ sự chăm sóc của các con, ông Đậm dần dần cử động được chân tay, tập bước đi từng ngày.

Tiền chữa bệnh cho mẹ, thuốc thang cho bố khiến gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. Anh chị lớn trong nhà lần lượt nghỉ học, có người học hết cấp 2, nhưng có người chỉ học đến lớp 8 là ở nhà chăm bố, phụ công việc đồng áng. Bao nhiêu hy vọng gửi vào cậu út học khá nhất nhà.

IMG-1906-1663-1409197564.jpg

Có được kết quả như ngày hôm nay, trung úy Nguyễn Văn Trình từng phải nghỉ học, đi cào vọp, cuốc giun, phụ hồ để tiếp tục đến trường. Ảnh: Hoàng Phương.

Khi Trình chuẩn bị thi vào cấp 3, bố em khuyên con trai nghỉ học một năm, đi làm kiếm tiền rồi mới học tiếp. Nghe bố nói, cậu bé 15 tuổi buồn bã tâm sự với cô giáo chủ nhiệm thì nhận được lời khuyên chọn trường bổ túc nào đó vừa học, vừa làm. Nhưng Trình muốn chọn trường công lập để có thể được học trong môi trường tốt nhất. “Lúc đó em chỉ nghĩ mình phải học để thoát nghèo, các anh chị lớn trong nhà đã đứt đường học rồi, em mà nghỉ nốt thì 5 anh em không ai học hành đến nơi đến chốn”, Trình tâm sự.

Cuối cùng, Trình quyết định nghỉ học một năm, lên Móng Cái (Quảng Ninh) cào vọp, cuốc giun biển. Nhiều hôm ngâm mình trong nước biển lạnh buốt, chân tay bị hà cứa vào rớm máu nhưng nghĩ đến việc sắp được quay trở lại trường, cậu lại cố gắng. Những ngày giáp Tết, Trình chuyển về làm phụ hồ gần nhà để đỡ đần anh chị công việc đồng áng. Nhiều lúc nhìn thấy bạn học nay lên lớp 10 đi học ngang qua, Trình lại chạy ra hỏi “Hôm nay học cả ngày à? Môn học có gì mới hay không?” với một niềm háo hức xen lẫn tủi thân.

Cào vọp, cuốc giun, phụ hồ gần một năm, Trình dành dụm mua được chiếc xe đạp cũ và một ít tiền. Cậu đến trường THCS Vũ Đông (TP Thái Bình) xin học cùng với các em khóa sau. Thầy cô biết hoàn cảnh khó khăn của học trò nên đồng ý cho Trình vào lớp mà không thu thêm khoản phí nào, dù chỉ còn hai tháng nữa là chương trình học lớp 9 kết thúc. “Các thầy còn thường xuyên gọi lên bảng làm bài để em dần nhớ lại kiến thức không được học suốt một năm. Nếu không được các thầy cô tiếp sức thì không biết giờ em đang ở nơi nào, có khi tiếp tục đi cào vọp, hoặc phụ hồ”, trung úy trẻ nhớ lại.

Không phụ lòng thầy cô, năm đó Trình thi đỗ trường THPT Chu Văn An và được vào lớp chọn khối A của trường. Suốt 3 năm phổ thông là những buổi sáng Trình đi học, chiều đi làm thêm kiếm tiền hoặc ở nhà chăm sóc bố. Thành tích học tập của cậu vẫn là những tấm giấy khen học sinh giỏi lẫn tiên tiến.

Đến kỳ thi đại học, cậu chọn thi vào Học viện Hậu cần bởi thấy mình hợp với người lính, cũng vì gia đình khó khăn. Trung úy trẻ trải lòng: “Học trường ngoài không kham nổi học phí, em sợ một lần nữa phải nghỉ học giữa chừng, mong muốn đi học vì mình và học thay phần anh chị sẽ không làm được”.

Đại úy Trần Hùng Cường, người từng quản lý khi Trình còn là học viên những ngày đầu vào trường nhớ lại: “Ấn tượng đầu tiên về chàng trai ấy là đen, gầy, có dáng vẻ khắc khổ, khi tiếp xúc thì lại thấy ở cậu ấy nghị lực phi thường. Sau này, thành tích học tập, rèn luyện của Trình lại càng chứng minh điều đó”, đại úy Cường cho hay.

4 năm trôi qua nhanh chóng, Trình luôn giữ vững thành tích như hồi học cấp 3, giành nhiều giấy khen thi đua của học viện. Tốt nghiệp với điểm số giỏi, cậu trở thành thủ khoa được thành phố Hà Nội vinh danh năm nay. Trung úy trẻ cho rằng thành tích đó không chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn nhờ sự tiếp sức của nhiều đồng đội, thầy cô trong trường.

Nhớ lại chặng đường dài phấn đấu, Trình thầm cảm ơn người mẹ thứ hai đã hết lòng thương yêu cả 6 cha con. Sau khi mẹ ruột Trình mất được vài năm, bà Đào Thị Hường đã ở bên chăm sóc, bầu bạn với người cha đau yếu của em. “Mẹ làm mọi việc như đội bê tông, trồng rau bán cùng các anh chị trả những món nợ của gia đình. Nhà đông con, mẹ không sinh thêm đứa em nào nữa vì muốn toàn lực chăm sóc cho bố và nuôi các con. Mẹ không có công sinh thành nhưng có công giáo dưỡng lớn lao vô cùng”, Trình kể.

Hoàng Phương

Nguồn: Click xem

Thu 1 tỷ ‘chống trượt’ cao học: Cách chức 3 cán bộ giáo dục

Posted: 02 Sep 2014 05:50 AM PDT

Ba cán bộ bị xử lý thuộc phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX gồm: ông
Bùi Sỹ Hồng – Trưởng phòng Quản lý Đào tạo; ông Lê Trọng Sơn – Phó trưởng phòng
Quản lý Đào tạo và bà Lê Thị Liên. Cả ba cán bộ đã
liên quan tới việc nộp và nhận tiền hơn 1
tỷ đồng tiền chống trượt thi cao học tại TT GDTX Thanh Hóa.


cao học, chống trượt, Thanh Hóa

Trường TT GDTX Thanh Hóa

 Ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cho biết, vụ việc nộp
tiền "chống trượt" của 40 học viên tham gia thi cao học Quản lý kinh tế (Trường
ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội) đang gây bức xúc trong dư luận.

Ba cán bộ phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX gồm: ông Bùi Sỹ Hồng; ông Lê
Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên đã tham gia tổ chức đấu mối, nhận và giữ số tiền
1,08 tỷ đồng của 40 học viên.

Trong số 40 học viên chỉ có 7 người trúng tuyển. Nhiều học viên không trúng
tuyển đã đề nghị cán bộ phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX Thanh Hóa trả
lại số tiền dùng để " bôi trơn" đầu vào thì sự việc bị vở lỡ.

Theo ông Thắng, đây là hành động tự phát của một nhóm học viên và 3 cán bộ của
phòng Quản lý đào tạo thực hiện ngoài giờ hành chính. Do vậy hội đồng kỷ luật
của Trung tâm đã tiến hành họp kỷ luật lần 2 và đã ra kiến nghị sẽ kỷ luật ông
Bùi Sỹ Hồng, ông Lê Trọng Sơn vì đã thu tiền của học viên chạy đầu vào cao học,
làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đội ngũ giáo
viên của Trung tâm.

Theo hình thức kỷ luật, 2 người này sẽ bị cách chức trưởng phòng, phó trưởng
phòng và chuyển công tác khác.

Đối với bà Lê Thị Liên người đã tham gia tổ chức đấu mối, nhận và giữ số tiền
cũng sẽ bị xử lý theo Nghị định 27 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức là sẽ cảnh cáo và chuyển
công tác khác.

Ông Thắng cũng thừa nhận, lãnh đạo Trung tâm có nhiều thiếu sót trong quản lý
nên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc trên.


Học viên không bị truy cứu trách nhiệm

Theo luật sư Lê Quốc Hiền, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, dựa vào hành vi
của ba cán bộ thu tiền phạm vào điều 280 Bộ luật hình sự bổ sung năm 2009, về
việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Về mặt khách quan ở các tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, trong đó hành
vi điển hình là làm dụng chức vụ quyền hạn là hành vi vượt quá chức năng nhiệm
vụ của mình. Hoặc là hành vi làm trái công vụ để chiếm đoạt tài sản của người
khác.

Theo luật sư Hiền, hoàn thành tội phạm ở đây chính là loại tội phạm cấu thành về
mặt vật chất. Nghĩa là có sự chuyển dịch quyền sở hữu và có sự chiếm đoạt tài
sản thì tội phạm mới hoàn thành.

Căn cứ vào dấu hiệu đặc trưng ba cán bộ trên phạm vào điều 280-BLHS, trong đó có
4 hình phạt tù và một hình phạt bổ sung. Đối với hình phạt tù thấp nhất là một
năm và nhiều nhất là chung thân và hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ.


"Trong tội danh nói trên, người đưa tiền (học viên) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
và được coi là người bị hại được pháp luật bảo vệ"
- lời luật sư Hiền.

  • Lê Anh

Nguồn: Click xem

Mẹ viết Facebook, con bị đuổi học

Posted: 02 Sep 2014 05:50 AM PDT

Một người mẹ ở tiểu bang Ohio (Hoa Kỳ) đã vô cùng phẫn nộ sau khi cậu con trai 4 tuổi của cô bị đuổi khỏi trường mầm non Christian, nơi cậu bé đang theo học chỉ vì một bài viết của cô trên trang mạng xã hội Facebook.

Will, Ashley Habat, mầm non Christian, đuổi học, facebook, status

Cậu bé Will vừa bị trường mầm non Christian cho thôi học vì bài viết trên trang Facebook cá nhân của mẹ cậu bé

Cô Ashley Habat ở bang Ohio, Hoa Kỳ có cậu con trai Will, 4 tuổi, vừa bị trường mầm non Christian, Columbus gửi thư cho thôi học vì một bài viết của cô trên trang Facebook cá nhân.

Cô tỏ ra vô cùng phẫn nộ và không thể tin được rằng Nhà trường vì một 'status' của cô trên Facebook cá nhân đã đuổi học con trai cô mà không một lời báo trước.

Habat cho biết cô và con trai đã đến muộn vào hôm nhà trường tổ chức chụp ảnh tập thể. Cô cũng có giải thích với lãnh đạo nhà trường rằng cô đã hỏi con trai về chuyện này, và cho rằng nhà trường không hề thông báo cho cô về ngày chụp ảnh.

Trong khi lãnh đạo trường thì khẳng định họ đã đặt một thông báo vào tập vở của Will vào tuần trước.

Sau đó, Asley Habat cho biết cô rất buồn vì nhà trường đã không cho cha mẹ các bé có thời gian để chuẩn bị cho ngày chụp ảnh tập thể. Vì thế, cô đã 'trút' hết nổi buồn bực lên Facebook. Cô chỉ đơn giản nghĩ rằng viết lên trên đó để bày tỏ nỗi lòng của mình và không nghĩ trường của Will sẽ đọc nó.

Cô viết trên Facebook rằng: "Tại sao mỗi ngày đều xuất hiện thêm những điều mới khiến tôi không thích về trường của Will? Là tiêu chuẩn của tôi thực sự quá cao hay là những người làm trong lĩnh vực giáo dục chỉ toàn người ngu dốt." Và sau đó 'tag' gắn thẻ Facebook của nhà trường trong bài viết.

Will, Ashley Habat, mầm non Christian, đuổi học, facebook, status

‘Status’ của cô Ashley Habat trên facebook

Ngay ngày hôm sau, trường mầm non Christian đã gửi cho cô một bức thư nói rằng "mối quan hệ tốt đẹp giữa cô và Nhà trường đã giảm đi rất nhiều từ những ngày đầu tiên", cho rằng cô đã sử dụng phương tiện thông tin truyền thông để xúc phạm đến những cán bộ trong nhà trường gây nên bất hòa và vi phạm những điều khoản được ghi trong cam kết giữa phụ huynh và nhà trường mà cô đã ký.

Vì thế, Nhà trường quyết định cho Will thôi học và mong cô sẽ đưa Will đến học tại ngôi trường khác. "Họ nói họ cảm thấy chúng tôi không phù hợp với nhà trường và mong con trai tôi sẽ không đi học ở đó nữa." – Cô Ashley Hbat trả lời phóng viên.

Habat còn cho biết cô không hề hối hận đã bày tỏ ý kiến của mình tới bạn bè và người thân xunng quanh. Nhưng cô lại không thể tin rằng con trai mình lại phải chịu ảnh hưởng từ bài viết của cô và Habat mong muốn nhà trường nên trao đổi với cô trước khi đưa ra quyết định đột ngột này.

Sự việc này đã thu hút được mối quan tâm của rất nhiều người và cùng lúc có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Trên Mommyish, Guido Maria khẳng định rằng Habat không nên 'tag' trường học vào một bài viết như thế "Xin chia buồn vì bạn sẽ phải tìm một trường mầm non mới cho con trai nhưng thực sự đó hoàn toàn là lỗi của bạn."

Nhưng trên trang TheStir, Lisa Fogarty cho biết "Tôi cảm thấy thật khủng khiếp khi cậu bé bị đuổi học chỉ vì một bài viết của mẹ cậu trên Facebook. Ít nhất nhà trường nên đưa ra lời cảnh báo trước khi áp dụng biện pháp mạnh như vậy"

Trước sự việc đang ngày được quan tâm, phía trường mầm non Christian hoàn toàn im lặng và tư chối đưa ra bất kỳ bình luận gì về sự việc trên.

Thu Phương (Theo Huffington Post)

Nguồn: Click xem

Thủ khoa Học viện Kỹ thuật mật mã ‘tích lũy từ thời sinh viên’

Posted: 02 Sep 2014 05:50 AM PDT

Nguyễn Trí Công (Hà Nội) mới tốt nghiệp nhưng đã đi làm được gần hai năm. Cậu được công ty chuyên về an toàn thông tin ký hợp đồng ngay sau khi nhận bằng. Công việc của Công là kiểm tra, đánh giá hệ thống bảo mật an toàn và cung cấp các dịch vụ về giải pháp an toàn cho khách hàng.

IMG-1909-6282-1409300223.jpg

Đến với an toàn thông tin nhờ duyên, Nguyễn Trí Công ngày càng thấy mình đam mê và phù hợp với công việc hiện tại. Ảnh: Hoàng Phương.

Tân thủ khoa không tiết lộ mức lương nhưng cho biết: “Lương không như nhiều người mơ ước nhưng với sinh viên mới ra trường như vậy là ổn. Em thấy mình may mắn hơn nhiều sinh viên khác chưa có việc làm. Môi trường làm việc khiến em phát huy được khả năng của bản thân là điều quan trọng nhất”.

Ban đầu, Công thi vào ngành điện của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng thiếu điểm. Thấy ngành an toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã mới lạ nên cậu nộp nguyện vọng 2 và trúng tuyển. Trải qua năm thứ nhất, Công ngày càng hứng thú và đam mê với ngành học hơn.

Khi còn là tân sinh viên, Công được các anh chị khóa trước hướng dẫn cho cách học thế nào để dễ dàng tiếp cận với chuyên ngành. Các sinh viên trong trường đi làm rất sớm. Nhiều người đi dạy cho các trung tâm phần mềm về bảo mật thông tin ngay từ năm thứ hai. Công được nhận vào nơi đang làm với mức lương 2 triệu đồng cho nhân viên thực tập. Thời sinh viên của cậu là những ngày vừa học, vừa đi làm thêm và cùng bạn bè tham gia các cuộc thi về an toàn thông tin.

Năm 2013, Công cùng 3 sinh viên đại diện cho Học viện Kỹ thuật mật mã tham gia cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin. Ở vòng chung kết khu vực miền Bắc, đội của Công ẵm giải nhì, xếp sau ĐH Bách khoa Hà Nội. Đến khi vào vòng chung kết toàn quốc, họ lại bất ngờ vượt lên đứng thứ 3 sau ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM) và ĐH Bách khoa TP HCM, vượt lên cả đối thủ về nhất trước đó.

Sau cuộc thi, Công được một số công ty chuyên về an toàn thông tin, trong đó có phòng an toàn thông tin của một tập đoàn viễn thông mời gọi đi phỏng vấn, nhưng cậu từ chối. “Em nghĩ mình chưa đủ khả năng đáp ứng cho vị trí được mời và muốn tích lũy thêm kinh nghiệm ở nơi mình đang làm việc”, cậu cười lý giải.

Ở nơi làm việc, những người đi trước luôn tạo điều kiện cho cậu được tiếp xúc với nhiều khách hàng dù là “tân binh”. Điều đó giúp Công có thêm kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tăng kỹ năng giao tiếp cũng như nhận ra được xu hướng phát triển của ngành nghề mình đang làm.

tri2-1488-1409300223.jpg

Trí Công cùng thầy cô và các bạn trong đội tuyển của Học viện Kỹ thuật mật mã giành giải ba trong cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin toàn quốc năm 2013. Ảnh: NVCC.

“Nhiều công ty cho rằng sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên không nhận hoặc nhận mà không để ý bồi dưỡng. Quan trọng là phải cho cơ hội để bọn em được rèn luyện, có kinh nghiệm cũng như phát huy khả năng của mình”, thủ khoa chia sẻ.

Chàng thủ khoa cũng cho rằng, là sinh viên ngành nào thì từ những năm đầu tiên cũng nên đi làm thêm, cố gắng tiếp xúc với môi trường làm việc gần với ngành mình học nhất để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Sớm hay muộn không quan trọng lắm, quan trọng là nên rèn luyện trước khi rời ghế nhà trường.

“Thực tế thi vào trường đại học có thể một chọi với 10 người, nhưng tìm kiếm việc làm thì có thể chọi với cả trăm người, thậm chí nhiều hơn. Nếu không trang bị cho mình được những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, làm quen với môi trường, cách làm việc hiệu quả thì rất dễ bị đào thải. Vậy nên cần tích lũy thật nhiều khi còn là sinh viên”, Công  rút ra kinh nghiệm sau hai năm đi làm.

Danh hiệu thủ khoa khiến Công bất ngờ vì trước đó chỉ học bình thường, không thi đua để giành điểm số. Cậu cười bảo đã cất đi hào quang sau đêm vinh danh và trở lại người bình thường. Danh hiệu đó chỉ đánh giá được quá trình rèn luyện vài năm ngắn ngủi, đi làm có nhiều điều khác xa so với những gì học trong trường.

An toàn thông tin là ngành còn mới mẻ nên tân cử nhân muốn có kiến thức thật vững để giúp nhiều người biết đến. Trong thời gian tới, Công dự định học tiếp lên cao để nâng cao trình độ chuyên môn.

Hoàng Phương

Nguồn: Click xem

Ông lão 13 lần đi thi đại học chỉ để tìm lại người yêu cũ

Posted: 02 Sep 2014 03:49 AM PDT

Ông Nguyễn Văn Minh (64 tuổi, ngụ khu phố Tây Trì, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) có lẽ là thí sinh lập kỷ lục về số lần dự thi Đại học nhiều nhất, đồng thời cũng là thí sinh lớn tuổi nhất dự thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Ông lão lập "kỷ lục" này vì "nghiện" học hay vì lý do nào khác?

"Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa", ông lão nhìn về phía xa hoài niệm.

đi thi, đại học, mối tình đầu

Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần

64 tuổi, 13 lần dự thi ĐH

Ông Minh quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến tuổi đi học được cha mẹ chuyển ra Đông Hà sinh sống. Học hết lớp 9, thời đó Đông Hà chưa có trường cấp 3, ông hoặc phải vào thị xã Quảng Trị học, hoặc thi vào trường Quốc học Huế. Do ở Huế có người thân, sức học cũng khá nên cậu thiếu niên đã thi đậu ngôi trường danh tiếng bậc nhất miền Trung này.

Ông Minh hồi ức, học xong phổ thông, ông liên tục dự thi đại học sáu năm vẫn chưa đậu. Sáu năm, nhưng thi tới bảy lần vì năm 1972 do chiến tranh, được thi đến hai lần. Sau đó ông đã học ngành trung cấp sư phạm tiểu học ở Huế hai năm.

Từ năm 1976 đến 1982, ông làm giáo viên ở trường tiểu học Nam Đông (Huế), sau đó được thuyên chuyển về trường tiểu học Quảng Phú (Huế) dạy thêm sáu năm nữa. Công tác trong ngành giáo dục được 13 năm, ông bị đau dạ dày nặng nên được nghỉ chế độ, mất sức 61%. Cả gia đình quyết định chuyển ra lại sinh sống tại TP. Đông Hà cho đến nay. "Ngày ngày tôi buồn bã vì không còn được đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò", ông buồn bã

Sau khi nghỉ hưu, gia đình gặp không ít khó khăn về kinh tế. Ông bươn chải qua rất nhiều nghề, từ bán thuốc lá, bán kem dạo, thợ hồ, bán vé số… Thời điểm Đông Hà phát triển mạnh, nhu cầu xây dựng nhà cửa nhiều, ông đứng ra nhận thầu một số hạng mục xây dựng nhỏ.

Ban đầu do chưa quen việc, ông thua lỗ, phải đem đồ đạc trong nhà bán để trả tiền công cho thợ. Năm 2004, ông chuyển qua làm bảo vệ của Trạm Truyền hình khu vực Huế đóng tại Quảng Trị. Năm 2009, ông chuyển về làm bảo vệ tại Đài Truyền thanh TP. Đông Hà. Công việc này cũng khá nhàn nhã, nỗi ham học lại trỗi dậy, ông tìm sách vở về tự nghiền ngẫm.

Năm 2008, ông Minh dự thi khối V (Toán, Lý, Vẽ hình họa) vào ngành Kiến trúc ĐH Khoa học Huế. Không đậu. Một năm sau ông tiếp tục thi vào trường đó với ngành Toán khối A. Năm 2010, ông có đăng ký dự thi nhưng vì đau răng nên không thi được. Trong hai năm 2011 – 2012, ông lại dự thi vào ngành Vật lý khối A vẫn trường nêu trên. Kết quả vẫn không thay đổi.

Bốn năm trời đeo đuổi thi khối A không đậu, năm 2013 ông thay đổi "chiến thuật", chuyển qua thi khối D3 (Toán, Văn, Tiếng Pháp) vào ngành sư phạm tiếng Pháp ĐH Ngoại ngữ Huế. Lại trượt. Năm nay ông dự thi lại ngành yêu thích của mình là ngành Lý ĐH Khoa học Huế.

Những năm trước, tuy thi không đậu nhưng tổng điểm của ông đều được từ 7 – 10 điểm, trong đó môn Vật lý là "sở trường". Như vậy từ thời còn trai trẻ đến lúc tuổi đã xế chiều, ông dự thi ĐH tổng cộng đã 13 lần. Ông quả quyết: "Sang năm, dù 65 tuổi, tôi vẫn tiếp tục thi".

Nghịch lý có thi đậu cũng không học!

"Càng ngày chương trình cải cách càng nhiều nên việc học của tôi gặp khó khăn. Tuy nhiên dù trí óc không còn nhanh nhạy được như xưa, nhưng tôi thấy việc học vẫn rất hấp dẫn. Ví dụ môn Lý trước đây cũng dạng bài như vậy, nhưng hiện nay đã có các công thức làm toán khỏe hơn nhiều. Rồi bây giờ có máy tính cầm tay, trước đâu có. Tôi đến năm nay mới biết sử dụng máy tính. Nhớ lại những năm trước tôi đi thi mà không có máy tính, cái gì cũng tính trên giấy nên thiệt thòi, giám thị cũng như các thí sinh khác cười thầm là phải", ông nói.

Những lần đi thi ĐH của ông có rất nhiều kỷ niệm. Trước hết là việc làm hồ sơ, khi ông đến nhờ công an phường xác nhận vào đơn, họ thường không đóng dấu ngay, vì không biết độ tuổi của ông có còn được dự thi ĐH nữa hay không. Ông phải về nhà tìm hiểu, đưa quy chế cho họ xem. Xong thủ tục ở phường, ông lại đưa hồ sơ đi nộp. Những nơi nhận tưởng ông nộp hồ sơ cho con và ghi nhầm năm sinh, nên cứ trả lại, phải giải thích dài dòng, gặp rất nhiều rắc rối.

Chưa dừng lại ở đó, muốn dự thi ĐH thì cần bằng cấp 3, nhưng ông Minh không còn, hơn nữa thời đó bằng của ông lại do chế độ cũ cấp. Cũng may ông có bằng trung cấp, nên theo quy chế, vẫn được dự thi bình thường.

Hết rào cản thủ tục, lại vấp đến rào cản tâm lý, sự dị nghị của mọi người. "Trước đây tôi dạy tụi nhỏ trong xóm đánh vần mấy chữ "a, ê" nên bây giờ tụi nó nhiệt tình chỉ bảo "trả ơn", nhưng nếu cha mẹ chúng bắt gặp thì tôi ngại vô cùng. Rồi vợ con tôi đều không muốn tôi đi thi. Ở nhà, vợ tôi cứ cho là tôi nhảm nhí hay… bị điên bởi sự học, con tôi thì xấu hổ vì cha nó đến tuổi làm ông, ngoài lục tuần rồi mà vẫn chưa từ bỏ ý định thi ĐH. Thậm chí có lúc nóng nảy, họ hết đòi từ chồng, từ cha, rồi lại ra điều kiện: "Nếu ba không đi thi thì tụi con mỗi đứa cho ba 1 triệu mà tiêu"", ông phân trần.

Ông tâm sự tiếp: "Tôi thì nghĩ khác, chỉ vì mình thích học quá nên đi thi thôi, đó là niềm vui, là sự sống. Tôi vẫn đi thi đến khi nào kiệt sức mới thôi. Rồi đến bạn bè rất nhiều đứa cũng khuyên tôi đừng dự thi nữa, nhiều người lại nói tôi "tưng tưng, dở hơi, điên điên", đến nỗi bây giờ tôi không dám ngồi cà phê trong xóm vì rất sợ dị nghị. Mình phải học để thi có điểm, chứ thi mà ít điểm, họ lại cười và nói không biết chữ mô mà cũng đi thi, chắc đi thi để thích nổi tiếng. Mà nếu mình thi đậu, có khi họ lại nói mình tự phụ, khoe khoang, do đó tôi thi điểm vừa vừa là chắc nhất. Còn nữa, tôi thi ĐH cũng là một cách muốn thử sức mình, vì mê cái sự học, vì nếu may mắn đậu, tôi cũng không học", ông Minh tâm sự.

Nói tiếp đến khó khăn trong những ngày thi. Những thí sinh khác đều tập trung trước một ngày để xem phòng thi, nội quy, nhưng ông Minh không thể đi sớm như vậy vì phải trực ở Đài. Hàng năm, mỗi kỳ thi, ông đều đi chiếc xe máy Dream Trung Quốc "cà tàng" xuất phát từ 4h sáng ở Đông Hà, vào chỉ kịp tìm phòng thi rồi thi môn đầu tiên. Chuyện này kéo theo rất nhiều phiền toái. Nhiều nhất là khi vừa bước vào cổng trường, ông đi "lung tung" để tìm phòng, bị công an, bảo vệ giữ lại vì "tưởng phụ huynh đi vào chỗ thi". Phải đến khi ông đưa ra giấy tờ, mọi chuyện mới sáng tỏ.

Đáng nhớ nhất là lần bị… công an bắt. Năm 2012, ông dự thi ở hội đồng trường THCS Nguyễn Tri Phương. Trưa hôm đó ông đi sớm, ngồi ở ghế đá uống nước, một vị giám thị cứ đuổi ông ra khỏi khu vực phòng thi. Ông đã trình bày cặn kẽ, xuất trình giấy tờ, nhưng giám thị chỉ nhìn giấy chứng minh, thấy mờ mờ nên gọi công an tới "gô cổ".

"Rồi khi tôi vào phòng thi, các thí sinh khác đều đứng dậy chào. Chắc các cháu tưởng tôi là giám thị. Sau vài lần, rút kinh nghiệm, khi đi thi tôi đều mặc áo quần "lùi xùi" để các cháu khỏi phân tâm. Rồi khi tôi thèm hút thuốc lá, xin giám thị ra ngoài vài phút cũng gặp biết bao nhiêu phiền toái. Tôi già yếu rồi, đi thi có khi tưởng ngất xỉu, nhưng lúc nào cũng cố gắng hoàn thành bài thi", ông nói tiếp.

Lương mỗi tháng 1,2 triệu đồng, đã phải góp tiền ăn hết 400 ngàn, ông chỉ còn 800 ngàn đồng. Trừ các khoản hút thuốc, uống rượu, cưới hỏi, đi lại… mỗi tháng ông chẳng còn xu nào. Mỗi mùa thi là mỗi mùa ông "đau đầu vì tiền". Năm nào đi thi ông cũng chỉ gom góp được khoảng 200 – 300 ngàn, nhưng tiền xăng, tiền gửi xe đã hết 100 ngàn. Để tiết kiệm chi phí, ông mang theo lỉnh kỉnh nước, thức ăn, mùng màn, giấy tờ, bút mực. Không đủ tiền để thuê phòng trọ, dù bà con ở Huế khá đông nhưng vẫn không dám xin ở lại vì sợ người thân hỏi đi đâu mà vào Huế? Nói dối không được, nếu nói đi thi họ lại cười, nên buổi trưa một mình ông Minh ở công viên hoặc ở luôn lại điểm thi, ăn ổ bánh mì, chờ đầu giờ chiều thi tiếp. Gần đến giờ tập trung, ông xin tắm rửa, vệ sinh ở điểm thi luôn. Ban đêm ông uống hai chai bia rồi lang thang quanh khu vực thi, tiện chỗ nào ngủ chỗ đó.

Bí mật sâu kín đi thi vì… nhớ mối tình đầu

đi thi, đại học, mối tình đầu

Bức tường nơi hằng năm, đến mùa thi ông Minh đều ghi lại dòng chữ N254 để tưởng nhớ đến mối tình đầu.

Có một điều làm bạn đọc thắc mắc từ đầu tới giờ: Vì sao ông quả quyết "dù thi đậu cũng không học"? Lý do phải chăng như lời ông nói "muốn thử sức", "vì ham học"…? Gặng hỏi điều này, ông ôm mặt khóc: Một phần vì tình yêu đầu đời.

Ông bộc bạch kể về mối tình đầu gần 50 năm vẫn ám ảnh: "Vợ tôi bây giờ là mối tình thứ ba của tôi, trước đó khi còn là học sinh tôi có yêu một cô được 7 năm, sau đó lại yêu người con gái khác cũng được 5 năm"

"Mối tình đầu của tôi là một cô gái Huế chính gốc, em đẹp và có giọng nói nhẹ nhàng và sâu lắng nên tôi thường gọi em là con chim Phượng Hoàng. Hồi đó, tôi học ở trường Quốc học, còn em học ở một trường bên cạnh trường tôi đó là trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng -PV). Chúng tôi yêu nhau từ năm 1966 đến năm 1972, say đắm và rất trong sáng, nhưng mẹ của em lại định hướng cho em lấy một anh chàng sĩ quan Quân đội Sài Gòn nhà giàu, còn tôi là một cậu học trò nghèo rớt mùng tơi, gia đình em cho rằng không xứng".

"Cuộc tình của tôi và em bắt đầu từ 2 vách tường đối diện nhau của 2 ngôi trường mà khi đó chúng tôi đang theo học. Thời đó hai vách tường đã chứng kiến biết bao kỷ niêm đẹp của tình yêu chúng tôi. Vì thế khi chia tay để em theo gia đình sống ở nơi khác, cả hai đã ngậm ngùi thề rằng đây là "nhân chứng của tình yêu". Cô ấy khắc lên đó dòng chữ "N254", cái tên quen thuộc mà em vẫn thường trêu tôi ngày đi học. Tôi và em thề hẹn, sau này dù có chiến tranh hay vì bất cứ lý do nào buộc chúng tôi xa cách, thì vào mùa thi, hai đứa cũng cố gắng tìm lại nhau. Vậy mà biết bao mùa thi đã qua, biết bao dòng chữ "N254" được tôi khắc lên dày hai bức tường thế mà em vẫn không một lời hồi đáp".

"Sở dĩ có ký hiệu "N254" vì tôi quen thân với em trai của cô ấy, cô ấy sinh năm 1952, tôi thì sinh năm 1950, nhưng khi mới quen cô ấy, tôi giả vờ mình sinh năm 1954, và cũng vì mình là bạn của người em nên tôi gọi cô ấy bằng chị. Sau đó khi đứa em trai biết tôi và chị cậu ấy yêu nhau, cậu ấy hay gọi tôi với cái tên thân mật là "anh Hai năm tư". Anh Hai là ngay từ lúc đó cậu ấy gọi tôi bằng anh. Thời xưa chữ N người ta thường đọc là "anh nờ". Còn "năm tư" là năm sinh mà tôi đã giả bộ với cô ấy lúc mới quen. "Anh Hai năm tư" được ký hiệu là N254, chỉ có ba người chúng tôi biết và hiểu ý nghĩa".

"Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa", ông nhìn về phía xa hoài niệm.

Chúng tôi tới Huế, tìm đến đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có hai bức tường màu hồng giáp ranh trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng, quả thật điều ông Minh nói là đúng. Ở đoạn chính giữa bức tường của trường Hai Bà Trưng, vẫn còn một dòng chữ N254 đã mờ. Chắc do mưa nắng, những dòng "mật mã" bao nhiêu năm qua ông Minh viết đã bị xóa sạch theo thời gian. Nay chỉ còn một dòng chữ được ông Minh khắc, có lẽ trong mùa thi năm nay./.

(Theo Pháp Luật)

Nguồn: Click xem

Một chủ bút tốt nghiệp tú tài từng bị quên lãng

Posted: 02 Sep 2014 03:48 AM PDT

Tác gia Phan Khôi (1887 – 1959) là gương mặt nổi bật trong đời sống báo chí
và học thuật Việt Nam những năm 1920 – 1940, nhưng lại là gương mặt xa lạ trong
đời sống sách báo và học thuật miền Bắc kể từ đầu những năm 1960 và cả nước từ
sau 1975 cho đến tận những năm cuối thế kỷ XX.

Tại hội thảo Nhận diện tác gia Phan Khôi được tổ chức ngày 29/8, nhà nghiên
cứu văn học Lại Nguyên Ân nêu ra những lời đáp sơ bộ trước câu hỏi thông thường
của công chúng thời nay: PHAN KHÔI LÀ AI?

Năm 1906, thi tú tài xong, Phan Khôi không tiếp tục con đường thi cử khoa
bảng nữa. Ông chỉ học đến tú tài không vì học dốt mà ông thấy thế là đủ rồi. Ông
ngả sang lối khác: trau dồi chữ quốc ngữ và học tiếng Pháp.

Và sau đó, ông có một sự nghiệp báo chí, văn chương nổi bật trong giai đoạn
từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ trước.

Nhà báo đa tài, đa năng

Nhà báo Phan Khôi hoạt động báo chí ở nhiều phương diện, từ người viết báo,
người tổ chức các tờ báo, người tổ chức ra các sự kiện báo chí…

Nhà văn, nhà báo, Phan Khôi, tổng biên tập

Với vai trò người tổ chức các tờ báo, Phan Khôi từng là chủ bút (tương đương
tổng biên tập bây giờ) tờ Phụ nữ thời đàm, Tràng An, chủ nhiệm kiêm chủ bút Sông
Hương, chủ nhiệm Nhân văn.

Ông là người gây ra các cuộc thảo luận, tranh luận về lịch sử quan hệ Pháp -
Việt trên Đông Pháp thời báo (1928); thảo luận vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân
văn(1929); thảo luận về viết đúng Tiếng Việt (1929 – 1030); thảo luận về "học
phiệt", "quốc học" (1930 – 1932); thảo luận về người làm chính trị trên tờ Trung
lập (1930)… cho đến thảo luận phê bình lãnh đạo văn nghệ (1956).

Ông cũng là người có khả năng viết các thể tài báo chí khác nhau: Khả năng
của "người viết cột" (columnist) đứng chuyên mục tạo sức hấp dẫn cho tờ báo. Ông
cũng thành công trong thể tài nghị luận, thành công không kém ở thể biếm, diễu -
tức tiểu phẩm hài hay hài đàm nói chung. Ông còn thừa vốn liếng để viết đều đều
các loại "tạp trở", "dật sự"…

Về văn phong báo chí, ông chủ trương về một tiếng Việt thống nhất, lấy tư duy
logic làm cơ sở kết cấu ý tưởng bài báo. Văn ông viết theo ngôn ngữ sống hiện
tại, với khả năng sử dụng phương ngữ, đôi khi có xu hướng ngả về phương ngữ phía
Nam.

Người Việt Nam đầu tiên lên tiếng về tác hại của Nho giáo Phan Khôi xuất thân
học Nho giáo, nhưng ông là người Việt Nam đầu tiên lên tiếng công khai về tác
hại kìm hãm phát triển xã hội của Nho giáo với loạt bài trên tờ Thần chung
(1929) gây chấn động thanh niên thời bấy giờ. Ông đã dành nhiều năm suy tư và
truy tìm bản chất xã hội của Nho giáo và nho gia, vạch ra những phương diện cần
đả phá của Nho giáo và những mặt nên kế thừa ở truyền thống Nho giáo.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề phụ nữ, ủng hộ nữ quyền. Ông
đề xuất rất nhiều tư tưởng đặt ra đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam
đương thời, như: nếu không giải quyết việc giáo dục trẻ em, nếp sống gia đình sẽ
có vấn đề… Ông đưa ra các quan niệm về chính khách và quan chức; đối thoại với
mức  cải cách khá hạn hẹp của triều Nguyễn từ khi Bảo Đại nắm thực quyền
(1933); phê phán chủ nghĩa thực dân Pháp; vạch ra nghịch lý giữa các chuẩn tư
pháp thực dân với các chuẩn tư pháp quân chủ Việt Nam…

Phan Khôi còn được biết với vai trò một nhà sử học. Ông đưa ra luận giải,
thảo luận, tranh luận về các giai đoạn, các vấn đề lịch sử Việt Nam như thảo
luận về hiệp ước Việt – Pháp và sự thực thi nó (1928); tổ chức cuộc thi Quốc sử
trên Thần chung (1929); khơi lại cuộc tranh luận về Truyện Kiều (1930); thảo
luận về sự kiện Kinh thành thất thủ 1885 trên Tràng An (1935); thảo luận về Trần
Cao Vân và một số vấn đề về lịch sử Việt Nam trên Sông Hương (1936 – 1937).

Với các trang hồi ức, ký ức, Phan Khôi là một nhân chứng về đời sống người
Việt các thời đã qua, nhất là thời kỳ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

Nhà văn ở nhiều phương diện

Phan Khôi – nhà ngữ học được thể hiện qua việc nghiên cứu Tiếng Việt được ông
làm từ khi viết cho Nam phong, Lục tỉnh tân văn, dựa vào một số công trình ngữ
học của một số học giả Trung Hoa, đồng thời dựa vào những quan sát của mình với
tư cách người bản ngữ (Tiếng Việt), lại cũng dựa vào những so sánh với tiếng
Pháp. Ông có những nghiên cứu đáng kể về Tiếng Việt mà Việt ngữ nghiên cứu
(1955) là công trình tổng kết của ông về lĩnh vực này.

Nhà văn, nhà báo, Phan Khôi, tổng biên tập

Ông hoạt động phê bình văn học từ sớm (1918). Các bài phê bình văn học của
ông tác động rõ rệt vào quá trình văn học như bài đề xướng một lối thơ mới
(1932), bài nêu mốc 1933 đánh dấu "kỷ nguyên của thơ và tiểu thuyết" (đầu 1934);
bài phê phán lối văn không thành thực, đặt vấn đề sự thành thực trong văn chương;
bài khẳng định thành công của thơ mới (1941)… Phan Khôi cũng là người đề xuất
công việc sửa văn, dọn vườn văn lẫn nhau trong làng văn làng báo…

Nhà thơ – Phan Khôi như con người đã "chín" trong truyền thống thơ cũ và khát
vọng bước ra khỏi quỹ đạo thơ cũ. Phan Khôi không là tác giả xuất sắc của thơ
mới nhưng lại được nhất trí ghi nhận là người khởi xướng thơ mới. Một số bài thơ
Phan Khôi cho thấy lối thơ của người "lão thực" – tín hiệu hàng đầu là tín hiệu
về giá trị của hồn thơ, tứ thơ dù hình thức khô, đanh, mộc chứ không đèm đẹp…

Ông còn viết tiều thuyết, hồi ức, hồi ký, tự truyện, viết văn chữ Hán. Ông
dịch các tác gia Trung Hoa Tư Mã Thiên, Viên Mai, Lỗ Tấn, một số tác gia văn học
Diên An; dịch Kinh Thánh (đạo Thiên Chúa), chủ yếu là Tân Ước; dịch quan điểm
ngôn ngữ của J.Stalin…

Ông là tác giả tiêu biểu ở thể loại tiểu phẩm, hoạt kê, châm biếm với khoảng
1.000 bài.

Phan Khôi còn được biết đến như một nhà Trung Hoa học. Từng theo học hệ thống
Nho học, có kiến giải về các học phái ở Trung Hoa cổ đại, nhưng được ông viết
thì thường chỉ có các vấn đề di sản Nho giáo của Khổng Tử và của Tống Nho, nhưng
đó là những kiến giải sâu, chủ kiến vững, được tiếp cận từ nhu cầu "thoát trung
cổ luận" và "thoát Trung luận", từ quan điểm tiến hoá, đòi canh tân, tiến bộ cho
xứ sở.

Chính trị Trung Hoa từ quá khứ đến hiện tại, đương thời đều được Phan Khôi
chăm chú theo dõi và là đề tài bình luận thường xuyên khi ông viết báo. Các tác
gia, tác phẩm Trung Hoa được Phan Khôi dịch, giới thiệu (tính đến trước 1944)
đều được nhấn mạnh ở khía cạnh chống chuyên chế…

Một người hướng thượng và nổi loạn

Về Phan Khôi "như một con người cụ thể", nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho
biết những vấn đề này chưa có các nghiên cứu chuyên sâu, ông mới chỉ dám phán
đoán lướt qua.

Nhà văn, nhà báo, Phan Khôi, tổng biên tập

Phan Khôi có xuất thân là cậu ấm con quan, gia đình khoa bảng, theo Nho học
từ nhỏ. Là con trai duy nhất trong gia đình, ông còn "gánh" trách nhiệm "nối dõi
tông đường" rất nặng.

Qua hồi ức của nhiều người và qua các tài liệu sưu tầm được, nhà nghiên cứu
Lại Nguyên Ân phỏng đoán Phan Khôi có tính cách trung thực và hướng thượng.

Phan Khôi đánh giá cao các giá trị tinh thần, trí tuệ, vì thế đánh giá cao
các giá trị phương Tây khi được tiếp xúc sách báo mới, thông tin mới.

Tính cách nổi loạn của ông thể hiện ở việc thấy bất công, bất hợp lý trong hệ
thống hiện tồn thì lên tiếng phê phán chống lại. Thiếu Sơn từng nói ở Phan Khôi
có nét "bất cận nhân tình" – Trọng chân lý hơn thầy, thẳng thắn, quyết liệt và
không khoan nhượng, không thảo hiệp trong sự truy tìm chân lý. Hình như tính
cách ấy có một cái gì thật khó dung hoà với nền văn hoá "duy tình", "chín bỏ làm
mười" của người Việt.

Không thể phủ nhận Phan Khôi là một người yêu dân tộc mình. Nhưng cũng hiếm
ai như ông đã chỉ ra không thiếu một thói xấu nào của dân tộc mình. Một con
người như thế thường bất hạnh. Nhưng tính cách ấy lại không sợ bất hạnh đâu.

Cái khoẻ khoắn, cái sức mạnh của tính cách ấy nằm trong sự tự chủ, tự chịu
trách nhiệm với nhận thức của mình.

Chi Mai lược ghi

*********

Cập nhật:

Đính chính: Phan Khôi chưa từng làm chức gọi là “Tổng biên tập” Ông từng làm Chủ bút (các tờ báo “Phụ nữ thời đàm”, “Tràng An”), từng làm Chủ nhiệm ( các tờ “Sông Hương”, “Nhân văn”). VietNamNet đã điều chỉnh thông tin và  xin lỗi bạn đọc về sai sót này.

Nguồn: Click xem

Đáp án bài toán ‘trục đối xứng của tứ giác’

Posted: 02 Sep 2014 03:48 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Comments