Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Từ bài toán tính gà, nghĩ đến mục tiêu chính của giáo dục

Posted: 15 Sep 2014 06:59 AM PDT

Quả thực đọc các ý kiến bạn đọc tranh luận về bài toán tính gà 4x 8 hay 8×4 mới thấy ai cũng rất say sưa với các quan điểm và luận cứ của mình. Cứ tranh luận thế này thì bao giờ mới dứt?  

Một điều dễ nhận thấy trong các cuộc tranh luận liên quan tới giáo dục gần đây là chúng ta thường chỉ tranh luận trên bề mặt vấn đề mà ít khi quay lại từ gốc. Mục tiêu của giáo dục là gì? Đào tạo học sinh có kĩ năng gì? Mục tiêu của học toán là gì? Mục tiêu của việc học bảng cửu chương là gì? Mục tiêu của bài toán này là gì? Muốn giáo dục thành công, chúng ta phải biết cái gốc, từ đó phát triển thành cành, thành các mục tiêu nhỏ hơn.

Từ bài toán tính gà, nghĩ đến mục tiêu chính của giáo dục

Nếu là bài toán trong ứng dụng bảng cửu chương, thì 4×8 hay 8×4 đều đúng, vì mục đích học bảng cửu chương là gì? Để áp dụng được các phép nhân vào tính thực tế. Để thay vì phải đi đếm, cộng ngang cộng dọc, chúng ta có thể dùng những gì chúng ta đã thuộc lòng để tính ngay ra được số con gà! Thật là tuyệt! Thế thì cách nào ứng dụng được để ra đáp số cũng được. Bởi vì mục tiêu học bảng cửu chương chỉ có thế thôi, giúp chúng ta có những "short-cut" (đường dẫn ngắn) dẫn thẳng đến kết quả, giúp các con nhanh nhạy hơn, hiểu vấn đề hơn, và hứng thú với học thuộc lòng bảng cửu chương hơn; biết ứng dụng trong thực tế; cũng như dần dần chuẩn bị khả năng để nhớ những công thức, định lý, tiên đề khó hơn ở các lớp học cao hơn.

Thay vì thế, bài toán lại ra những lựa chọn rất đánh đố về mặt logic, và cô giáo lại dùng những tư duy cao hơn nữa, khó hơn nữa để giải thích một mục tiêu giáo dục rất cụ thể rất "tiểu học" là "áp dụng bảng cửu chương". Trẻ sẽ ngơ ngác, sẽ đành lại phải học thuộc lòng cả cách suy luận, và thấy toán học cũng nhàm chán như chính việc học thuộc lòng bảng cửu chương. Trẻ không được động não, không được tìm cách nhanh nhất trả lời được câu hỏi, thì còn gì là thú vị với việc học toán nữa? Thậm chí, để đếm ra 32 con gà, nếu các em thuộc bảng cửu chương số 4 hơn, thì có thể "nhanh nhẹn" áp dụng 4×8 =32 và ra đáp số "nhanh nhất" vẫn là một kết quả tuyệt vời của mục tiêu "dạy trẻ ứng dụng bảng cửu chương".

Tại sao chúng ta lại càng ngày càng xa rời những câu hỏi cơ bản như "học để làm gì", "bài toán này phục vụ mục đích gì" như thế này? Tại sao lại cứ muốn biến các em thành cái máy, phải bấm máy tính 8×4 mới đúng còn 4×8 sẽ là sai? (hoặc ngược lại?)

Cách đây không lâu, dư luận cũng rộ lên bài toán tính tuổi thuyền trưởng. Không nói đến tính đúng sai, có thật hay không của bài toán, nhưng hãy chú ý đến mục tiêu khi đưa ra đề bài này của người thầy "vì Bộ yêu cầu sáng tạo". Như vậy, mục tiêu là vì yêu cầu của Bộ, hay vì muốn các con sáng tạo hơn? Hay muốn các con biết suy luận bên ngoài cái hộp (think out of the box?). Giả sử mục tiêu "biết suy nghĩ ra ngoài giới hạn thông thường của Toán học" cần được đưa vào mục tiêu phát triển trẻ tiểu học, các thầy cũng nên nghiên cứu xem những loại bài nào, cách giảng dạy nào, phần nào thì nên đưa mục tiêu này vào; cho các em tiếp cận và hình dung khác về cuộc sống qua môn học nào, tại độ tuổi nào… chứ không thể bừa cái đánh dấu sao và đưa một bài toán đánh đố vào trong một bài kiểm tra, vì các con có thể mất cả buổi thi hoang mang nhìn đề bài này nếu như chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Giả sử mục tiêu "dạy các con sáng tạo/suy nghĩ ngoài giới hạn thông thường thông qua việc học toán" thì bài toán cần đưa vào lớp học khi các con được sôi nổi bàn tán và tranh cãi, thậm chí chia nhóm để tranh cãi, và khi cô giáo đưa đáp án các bạn sẽ "Ồ" và ấn tượng đọng lại là vui vẻ tích cực tiếp nhận, chứ không phải là đưa bài toán vào một bài kiểm tra. Như vậy, người viết sách có thể đúng, nhưng thiếu hướng dẫn thực hành cụ thể dẫn đến việc giáo viên áp dụng sai, gây ấn tượng xấu cho trẻ và phụ huynh, khiến phụ huynh mất niềm tin vào giáo dục.

Dzung Nguyen

 

Xem thêm :tranh luận, giáo dục, ứng dụng, toán học, bài toán, thuộc lòng, áp dụng, tranh cãi, logic, bài toán cụ thể, mục tiêu học bảng cửu chương, Đừng quên mục tiêu chính

Nguồn: Click xem

Chấn hưng giáo dục vì toàn vẹn lãnh thổ và dân chủ

Posted: 15 Sep 2014 06:59 AM PDT

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới của ĐH Quốc gia Hà Nội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nhật Bắc.

 

Sáng nay, 15-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự Lễ khai giảng năm học 2014-2015 của Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thủ tướng nêu rõ với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế tri thức, giáo dục đại học nói chung, ĐH Quốc gia Hà Nội nói riêng có trách nhiệm đóng góp tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 với mục tiêu chiến lược là phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hiệu quả hơn, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra 5 nhiệm vụ lớn đối với ĐH Quốc gia Hà Nội cũng như các trường ĐH, cao đẳng trong cả nước, gồm đổi mới quản trị ĐH; đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Thủ tướng cho rằng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nền giáo dục ĐH, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, biện pháp trong đó thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH được coi là khâu quyết định, là yếu tố đột phá.

 

Thủ tướng đánh trống khai giảng năm học mới ĐH Quốc gia Hà Nôi. Ảnh: Nhật Bắc.

 

Thủ tướng nhấn mạnh: "Chấn hưng giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến của dân tộc; bồi đắp nguyên khí quốc gia vì một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa – hòa bình, thống nhất, độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; dân chủ, tự do và pháp quyền; công bằng, văn minh và giàu mạnh – sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, là sự nghiệp nặng nề, vĩ đại, vẻ vang của toàn Đảng, toàn Dân ta".

Trên tinh thần này, Thủ tướng khẳng định: "Cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đưa nền giáo dục Việt Nam tiến lên tầm cao mới – đưa đất nước ta, dân tộc ta tiến kịp và tiến cùng thời đại".

Nguồn: Click xem

Phê duyệt nhân sự Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo

Posted: 15 Sep 2014 06:59 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Thủ tướng: “Tôi tha thiết mong các trường chăm lo giáo dục đạo đức …

Posted: 15 Sep 2014 12:59 AM PDT

Cùng tham dự buổi lễ khai giảng ĐH Quốc gia Hà Nội với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành cơ quan trung ương và Hà Nội và các đại sứ Ai Len, Liên bang Nga, Nhật Bản cùng đại diện các đại sứ quán một số quốc gia tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khai giảng ĐH QGHN (Ảnh: Bùi Tuấn)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai giảng Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Bùi Tuấn)
Phát biểu tại buổi lễ khai giảng của ĐH Quốc gia Hà Nội sáng ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH phải gắn bó chặt chẽ và tiến hành đồng bộ với quá trình đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục, đào tạo theo lộ trình thích hợp và những bước đi vững chắc. Mỗi cấp học, bậc học có nội dung, phương thức đổi mới phù hợp, song toàn ngành giáo dục Việt Nam đều có mục tiêu chung là hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện làm chủ thể sáng tạo và động lực to lớn cho phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

 "Tôi tha thiết mong rằng trong năm học này ĐHQGHN cũng như tất cả các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân cần đặc biệt quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng học sinh, sinh viên toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, nhất là chăm lo xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống đẹp. ĐHQGHN vừa là trung tâm giáo dục vừa phải là trung tâm văn hóa có môi trường dân chủ, nhân ái, nghĩa tình, nơi con người được tôn trọng, được yêu thương, được trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo để phát triển suốt đời. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đảng, ban giám đốc, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên; là nhiệm vụ cao cả của các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên ĐHQGHN; là hướng tu dưỡng, phấn đấu tự nguyện, tự giác của mỗi học sinh, sinh viên" – Thủ tướng nhấn mạnh.

Đông đảo giảng viên, sinh viên ĐH QGHN tham dự buổi lễ khai giảng (Ảnh: Bùi Tuấn)

Thủ tướng đã biểu dương và đánh giá cao những thành công bước đầu của ĐHQGHN cùng với những nỗ lực của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang tạo ra khí thế mới, sắc thái mới của giáo dục ĐH Việt Nam trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong năm học vừa qua.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, so với yêu cầu rất cao của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ phát triển mới; so với sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân, giáo dục ĐH nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, cần sớm khắc phục. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội XI của Đảng cũng đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ là chìa khóa có ý nghĩa quyết định của sự thành công. Chính ủy và Ủy ban Quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã có chương trình hành động, đang khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hiện thực hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo.

Năm học 2014 – 2015 là năm học có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 1/11/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ và Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế tri thức, giáo dục đại học nói chung, ĐHQGHN nói riêng, có trách nhiệm đóng góp tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 với mục tiêu chiến lược, đưa đất nước phát triển nhanh, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ đánh trống khai giảng năm học mới của ĐH QGHN (Ảnh: Bùi Tuấn)Thủ tướng Chính phủ đánh trống khai giảng năm học mới tại ĐH QGHN. (Ảnh: Bùi Tuấn)

Để hoàn thành trọng trách đó, Thủ tướng yêu cầu, ĐHQGHN cũng các trường đại học, cao đẳng trong cả nước cần làm tốt 5 nhiệm vụ sau:

Một là: Đổi mới quản trị đại học, chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao. Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nền giáo dục đại học, phải thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp, biện pháp, trong đó thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học được coi là khâu quyết định, là yếu tố đột phá. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về giáo dục, ĐHQGHN và các trường đại học, cao đẳng cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chủ động, năng động, trí tuệ, tài năng của tập thể lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên, tích cực thực hiện vững chắc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đào tạo, bộ máy tổ chức – cán bộ, về lương, thu nhập, về chi thường xuyên, chi đầu tư…, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững.

Hai là: Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra, phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người học, bảo đảm chất lượng thực chất đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thực hiện phân tầng chất lượng các ngành/ chuyên ngành để ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, thu học phí theo đặc thù và chất lượng ngành học. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong NCKH, hợp tác triển khai các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, thu hút người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Tập trung triển khai thành công và hiệu quả đề án đổi mới tuyển sinh đại học và sau đại học theo phương thức đánh giá toàn diện năng lực người học.

Ba là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học có chất lượng, đủ khả năng ứng dụng, giải quyết các vấn đề quan trọng các địa phương, các ngành, của quốc gia. Hoạt động khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để phát triển đại học nghiên cứu, phát triển nguồn lực, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của đại học Việt Nam. Gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động của nhà trường với doanh nghiệp và thực tế đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh – đối ngoại và hội nhập quốc tế. Giảng viên đại học phải đồng thời là nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là: Triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nền giáo dục ĐH Việt Nam tiên tiến, nhân văn, đạt chuẩn quốc tế. Chính phủ đang hoàn thiện và sẽ sớm triển thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp nhất là tạo điều kiện tự chủ, chủ động để thu hút các giảng viên, nhà khoa học xuất sắc ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học; đãi ngộ, tôn vinh các nhà giáo, các nhà khoa học tâm huyết, tài năng, có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp chung của đất nước.

Năm là: Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên. ĐHQGHN cần có các giải pháp hợp lí để nâng cấp, cải tạo, phát triển cơ sở vật chất tại các quận nội thành Hà Nội, đảm bảo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc để đẩy nhanh tiên độ triển khai Dự án, phấn đấu trong 5 năm tới có thể chuyển được 2-3 trường đại học thành viên lên địa điểm mới và sớm đưa Trường ĐH Việt Nhật vào hoạt động.

Thủ tướng ghi sổ lưu niệm tại phòng truyền thống của ĐH QGHN (Ảnh: Bùi Tuấn)
Thủ tướng ghi sổ lưu niệm tại phòng truyền thống của ĐH QGHN. (Ảnh: Bùi Tuấn)

Tại buổi lễ khai giảng, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cho biết,  ĐHQGHN có sự tiến bộ vượt bậc khi được Tổ chức xếp hạng đại học uy tín trên thế giới (Tổ chức QS) xếp vào nhóm 170 các đại học hàng đầu châu Á, đứng đầu trong số các trường đại học của Việt Nam. Vừa qua, ĐHQGHN đã được Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, quyết định thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN. ĐHQGHN đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trường Đại học Việt Nhật và Trường sẽ tổ chức đào tạo từ năm 2016.

Theo Giám đốc Phùng Xuân Nhạ, năm học 2014 – 2015, ĐH QGHN tiếp tục thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ quan trọng như tập trung đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, đẩy mạnh hợp tác phát triển, xây dựng một số ngành đạt chuẩn quốc tế… chú trọng phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành và đội ngũ cán bộ quản lý có tư duy, phương pháp và kỹ năng quản trị đại học tiên tiến. Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có. Đồng thời, đề xuất với Chính phủ cho phép thí điểm triển khai thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý trình độ cao ở trong, ngoài nước đến làm việc; đãi ngộ, khuyến khích các giảng viên, nhà khoa học của ĐHQGHN phát huy tài năng, cống hiến hết mình cho sự phát triển của ĐHQGHN.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà đã trao Quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn
Hoàng Hải giữ chức Phó Giám đốc ĐH QGHN và Quyết định bổ nhiệm lại GS.TS Nguyễn Hữu Đức giữ chức Phó
Giám đốc ĐHQGHN.

Hồng Hạnh

Xem thêm :giáo dục Việt Nam, hà nội, quốc gia, nguyễn tấn dũng, trường đại học, trung ương, nghị quyết, dự án, ảnh, Quyết định, cán bộ phòng đào tạo đhqg hà nội, thủ tướng chính phủ nước chxhcn việt nam

Nguồn: Click xem

Không được đến trường vì… đã lên 3

Posted: 14 Sep 2014 06:53 PM PDT


Trường mầm non học nhờ tại nhà văn hóa thôn Thuống

Lớn thì phải ở nhà

Đã một tuần nay, ngày nào bé Bùi Hồng Quyên (3 tuổi) trú tại thôn Thuống, xã Yên Bình cũng thơ thẩn ra trước điểm trường Mầm non xã Yên Bình nhòm qua cánh cổng nhìn các bạn chơi đùa với ánh mắt thèm thuồng. Cũng những căn phòng ấy, khoảnh sân ấy, bạn bè ấy chỉ cách đây vài tháng bé còn được chạy nhảy chơi đùa. Vậy mà bây giờ, sau kỳ nghỉ hè ngôi trường bỗng trở nên xa vời vợi. Nhà bé Quyên ngay trước cổng trường, thế nên tiếng cười đùa của chúng bạn ngày ngày cứ vọng vào rõ mồn một. Lắm lúc nghe những tiếng xôn xao ấy, nhớ lớp, nhớ bạn quá, cô bé lại lũn cũn chạy ra trường thò tay qua cánh cổng vẫy vẫy: "Bạn ơi, bạn ơi… Ra đây cho tớ chơi với". Những lúc như thế, bà Khuyên lại vội vàng chạy ra bế cô bé vào nhà. Bé Quyên không biết lý do vì sao mình không được đi học, nhưng bà nội của bé là cụ Nguyễn Thị Khuyên thì biết rõ: "Cháu tôi không được đến lớp chỉ vì… nó đã lên 3 tuổi". Bây giờ cô bé ở nhà, suốt ngày chỉ biết tha thẩn với con cún, con mèo quanh sân.

Không chỉ có bé Quyên mà hiện nay cả xã Yên Bình có 124 bé 3 tuổi đồng loạt bị cho nghỉ, chiếm đa số các cháu nằm ở ngưỡng tuổi này. Anh Nguyễn Ngọc Thái, phụ huynh cháu Nguyễn Ngọc Khoa ở thôn Thuống cho biết: "Năm ngoái con tôi lên 2, gia đình gửi nhà trẻ ở trường Mầm non Yên Bình. Thế nhưng năm nay, khi chuẩn bị đến kỳ khai giảng thì tất cả bỗng nhận được thông báo, các cháu 3 tuổi đều phải nghỉ. Chúng tôi hỏi cả nhà trường và UBND xã nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu kèm câu trả lời: "Phòng Giáo dục huyện chỉ đạo thế thì chúng tôi buộc phải thực hiện như thế". Tuy nhiên, sự cá biệt này chỉ nhằm vào các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo bé, còn lại các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ (2 tuổi) và mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn (4 và 5 tuổi) thì vẫn được đi học. 

Anh Đặng Duy Vũ, phụ huynh cháu Đặng Đức Long ở thôn Đình cho hay: "Thông tin mà chúng tôi nắm được là các cháu 3 tuổi buộc phải nghỉ học do địa phương không có lớp. Những lớp học vẫn được sử dụng từ các năm trước đây đều là các phòng học tạm bợ nay đã không đủ đáp ứng. Vì thế giải pháp tháo gỡ trước mắt là: Không có lớp thì không đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là thông tin phụ huynh được rỉ tai từ các giáo viên chứ khi chất vấn thì chẳng có ai dám khẳng định điều đó. Ngay cả ủy ban xã cũng không có câu trả lời. 


Nhà kho và nhà để xe tang được cải tạo để làm phòng học cho các bé

Lớp học cải tạo từ nhà để xe tang

Xã Yên Bình vốn là một xã khó khăn của huyện Lương Sơn (Hòa Bình), tiếng là sáp nhập về Hà Nội đã nhiều năm nay nhưng cơ sở vật chất của hệ thống trường mầm non tại đây vô cùng thiếu thốn. Một giáo viên của trường Mầm non Yên Bình thừa nhận: "Đúng là mới đây Phòng Giáo dục huyện Thạch Thất có về kiểm tra cơ sở vật chất của trường và chỉ đạo tạm thời cho các cháu lớp 3 tuổi nghỉ học vì không đủ lớp. Tuy nhiên, đấy là chỉ đạo miệng chứ không có văn bản chính thức. Còn lý do tại sao lại chỉ cho nghỉ các cháu 3 tuổi là vì, tầm tuổi này các cháu đã lớn, tự xúc ăn được nên gia đình có thể tự chăm sóc. Sang năm khi các cháu đã lớn hơn thì chúng tôi vẫn cho vào học lại như bình thường".

Ông Đinh Như Hùng – Phó Chủ tịch xã Yên Bình cũng xác nhận từ khi sáp nhập về Hà Nội, xã Yên Bình được đầu tư 3 điểm trường mầm non chính thức vào năm 2010-2011. Nhưng không hiểu tính toán thế nào mà hiện nay cả 3 điểm trường ấy đều không đủ năng lực để tiếp nhận tất cả học sinh của xã dẫn đến tình trạng thiếu lớp như hiện nay. Ngoài ra còn rất nhiều điểm trường khác hiện cũng chưa có cơ sở vật chất, các cháu nhỏ đều phải đi học nhờ ở Nhà văn hóa của các thôn. Thậm chí có điểm trường như thôn Thuống, các cô giáo phải cải tạo cả nhà kho và nhà để xe tang của thôn để làm lớp học cho các cháu mà vẫn không đủ lớp. "Nếu như không có đủ tiêu chuẩn đón trẻ thì ít nhất Phòng Giáo dục cũng phải có phương án cụ thể, như việc mở rộng, xây thêm, xây mới hay học tạm… như thế nào đó để nói với phụ huynh chứ không thể cứ im lặng như hiện nay. Người dân cứ nhè đầu UBND xã quy tội, chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào" – ông Đinh Như Hùng khổ sở giải thích.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tới Phòng Giáo dục huyện Thạch Thất để tìm hiểu. Nhưng dù tới tận nơi và liên tục gọi điện mà lãnh đạo Phòng vẫn không thể liên lạc được. 

 

 

Xem thêm :hà nội, hòa bình, cơ sở vật chất, thạch thất, chơi đùa, khuyên, lương sơn, phòng giáo dục, Anh, được đi học, cháu 3 tuổi, Mầm non Yên Bình,

Nguồn: Click xem

​Không nên nửa vời trong đổi mới giáo dục

Posted: 14 Sep 2014 06:52 PM PDT


Ông Vũ Ngọc Hoàng

LTS:  Thủ tướng – chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục – đã có chỉ đạo liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, việc biên soạn sách giáo khoa mới có hai phương án.

Trong đó phương án 1: Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Phương án 2: các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.

Chọn phương án 1 hay phương án 2 để thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng – phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương – quanh vấn đề này. Ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết:

- Tôi nghĩ đây là việc rất cần thiết và rất quan trọng, là nội dung quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục phổ thông.

* Về chương trình giáo dục phổ thông, theo ông, điều gì là quan trọng nhất cần đổi mới?

- Lâu nay, chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo phương pháp tiếp cận chủ yếu là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Nay đổi mới chương trình theo cách tiếp cận mới là xây dựng nhân cách, phát triển năng lực.

Trong chương trình mới, tuy vẫn phải cung cấp cho học sinh những giá trị cốt lõi của các bộ môn, các học phần, nhưng cần đặc biệt chú trọng giúp học sinh phương pháp tiếp cận (kể cả tiếp cận vấn đề và tiếp cận nguồn kiến thức), phương pháp giải quyết vấn đề; kể cả phương pháp học tập, tự học, tự cập nhật kiến thức thường xuyên, suốt đời; kích thích, hình thành tinh thần tự chủ, ý thức tự học; tổ chức các hoạt động học tập, tương tác qua lại giữa thầy trò, giảng ít học nhiều…

Tóm lại, cần chú ý ba điểm: Thứ nhất: cung cấp giá trị cốt lõi. Thứ hai: tập trung xây dựng nhân cách, phát triển năng lực. Thứ ba: tổ chức tốt các hoạt động học.

* Có ý kiến cho rằng nên có nhiều chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa để giáo viên, người học được lựa chọn. Ý kiến của ông như thế nào?

- Tôi nghĩ không nên để một cơ quan, đơn vị nào độc quyền làm sách giáo khoa vì như vậy sẽ hạn chế, kìm hãm sự phát triển.

Tôi hết sức ủng hộ một chương trình với một số bộ sách giáo khoa. Nói nhiều bộ sách giáo khoa là nhiều trong giới hạn. Thực tế thị trường sẽ loại bỏ dần, chỉ còn lại một số ít bộ sách giáo khoa có chất lượng tốt nhất được lựa chọn.

Việc làm này cho phép cạnh tranh về chất lượng sách, nâng cao chất lượng sách giáo khoa, do đó nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của những người viết sách, tức là phát triển những ông thầy.

* Nhiều bộ sách giáo khoa vậy nên để ai lựa chọn bộ sách nào để dạy? Cấp quản lý hay người trực tiếp giảng dạy? Nhiều bộ sách giáo khoa có làm khó cho quản lý, thậm chí cá biệt có bộ sách không tốt về chất lượng nội dung thì làm thế nào?

- Theo tôi nghĩ, tốt nhất là tập thể giáo viên của tổ bộ môn.

Quản lý nhiều bộ sách thì khó hơn quản lý một bộ sách. Làm cho chất lượng cao hơn thì đương nhiên phải vất vả hơn.

Đổi mới thì vất vả hơn không đổi mới. Nhưng không ngại khi chủ trương có nhiều bộ sách thì có bộ sách nào đó sẽ viết lung tung… Bởi vì nhiều bộ sách giáo khoa nhưng chỉ có một chương trình. Sách giáo khoa phải tuân thủ chương trình, chịu sự quy định của chương trình do Nhà nước ban hành.

Trên cơ sở của chương trình, cơ quan quản lý nhà nước lập ra hội đồng khoa học để thẩm định sách giáo khoa, những bộ sách nào đạt yêu cầu, theo đúng chương trình thì mới cho sử dụng trong hệ thống giáo dục phổ thông.

* Có ý kiến cho rằng nên có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng vẫn cần có một bộ sách do Bộ GD-ĐT trực tiếp chủ trì biên soạn…

- Theo tôi, không nên làm như thế, cách ấy là nửa vời, chưa đổi mới. Về bản chất cũng gần giống như một chương trình một sách giáo khoa, cơ chế cũ, độc quyền. Bộ GD-ĐT làm chức năng quản lý nhà nước, công việc viết sách giáo khoa là việc chuyên môn, sự nghiệp.

Tinh thần đổi mới là tách quản lý nhà nước khỏi quản lý chuyên môn, sự nghiệp. Không nên lẫn lộn hai lĩnh vực này.

Bộ sách nào được sử dụng trong nhà trường là công việc của quản lý nhà nước, còn viết sách là công việc của các nhà chuyên môn. Không nên sử dụng một sân chơi không bình đẳng, trong đó có một "đội bóng" có trọng tài chơi cùng phe.

Phải bình đẳng mới thực hiện xã hội hóa một cách lành mạnh được. Bộ có trách nhiệm và đồng thời công bằng với tất cả các bộ sách, chứ không phải chỉ có trách nhiệm với bộ sách của mình.

Việc viết sách giáo khoa là việc của các nhà chuyên môn, của các trường sư phạm, các nhà xuất bản, viện nghiên cứu… Nên xã hội hóa công việc này.

* Theo như ông nói sẽ có một hội đồng thẩm định, nhưng nếu hội đồng này gồm các thành viên là các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT thì liệu sẽ xuất hiện "trọng tài cùng phe" hay không? Một hội đồng như thế nào mới đảm bảo khách quan, trung thực, đảm bảo chất lượng?

- Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do bộ lập ra, nhưng thành phần thì không chỉ một số nhân sự của bộ, mà có thể còn có các cơ quan khác, nhất là các nhà khoa học, các thầy giáo độc lập. Thành phần hội đồng nên là những người không tham gia viết sách giáo khoa.

Mặt khác, khi bộ không làm riêng một bộ sách tức là bộ chỉ làm trọng tài, không phải vừa làm trọng tài vừa tham gia đá bóng. Như vậy, chắc chắn tính khách quan sẽ cao hơn.

* Theo ông, giao cho nhà chuyên môn của các trường sư phạm, các nhà xuất bản, viện nghiên cứu… biên soạn, vậy cách thức để đưa sách giáo khoa vào nhà trường phổ thông như thế nào? Làm sao ngăn ngừa được tình trạng "chạy" để sách vào nhà trường, vì đây là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư?

- Theo tôi, sách giáo khoa cứ bán công khai ở các hiệu sách, giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn học sinh mua bộ sách nào để học (tập thể giáo viên trong tổ bộ môn nên thảo luận thống nhất đánh giá bộ sách nào tốt nhất để hướng dẫn học sinh).

Còn nếu ai đó vì đồng tiền mà từ bỏ nhân cách người thầy để hướng dẫn không đúng cho học sinh thì mọi người hãy cùng nghĩ cách ngăn cản thế nào cho hữu hiệu, nhưng có lẽ cứ minh bạch hóa để khắc phục dần.

* Gần đây, có thành phố muốn soạn thảo riêng cho mình một bộ sách giáo khoa do sở GD-ĐT chủ biên? Ý kiến ông về vấn đề này như thế nào…

- Sách giáo khoa phải tuân thủ chương trình, căn cứ vào chương trình. Chương trình giáo dục phổ thông thì nội dung cơ bản phải thống nhất trong toàn quốc, do Bộ GD-ĐT ban hành. Trong chương trình và sách giáo khoa có thể có một tỉ lệ nhất định là phần để mở cho các địa phương bổ sung vào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương (có thể bằng tài liệu học tập).

Theo tôi, các sở GD-ĐT nên tập trung lo công việc quản lý nhà nước cho tốt đó là chức năng chính, còn việc viết sách giáo khoa là công việc chuyên môn (như đã nói ở trên đối với bộ).

* Ông có ý kiến gì về phương án tổ chức kỳ thi quốc gia kết thúc phổ thông như Bộ GD-ĐT công bố?

- Tôi nhất trí cao việc tổ chức một (chứ không phải hai) kỳ thi để xét tốt nghiệp phổ thông, đồng thời sơ tuyển cho ĐH, CĐ. Quan trọng nhất là cách ra đề, coi thi và chấm thi để có kết quả đánh giá đúng, khách quan; còn việc thi tập trung hay phân tán thì nên tổ chức hợp lý để việc di chuyển ít nhất. 

Thế giới hiện nay đã có những cuộc thi mà thí sinh tham gia thi tại các địa điểm của nhiều thành phố ở nhiều nước khác nhau. Việc này có thể suy nghĩ tiếp để hoàn thiện cách thi trong các năm sau.

* Xin cảm ơn ông.

Nguồn: Click xem

Học giả Trung Quốc thúc Bắc Kinh cần chuẩn bị cho đại chiến thế giới

Posted: 14 Sep 2014 12:51 PM PDT


Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa)

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 12 tháng 9 đăng bài viết của giáo sư Hàn Húc Đông, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

Khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba là tồn tại

Bài viết cho rằng, cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên sâu sắc, mọi người ngày càng lo ngại giữa Mỹ-Nga xảy ra xung đột quân sự trực tiếp. Một khi Mỹ-Nga nổ ra giao tranh quân sự, khả năng nổ ra cuộc chiến tranh mang tính thế giới không thể nói là không có.

Chiến tranh mang tính thế giới là hình thái chiến tranh thế giới ngày nay phải nhìn thẳng vào. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chiến tranh mang tính thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển thứ ba. Giai đoạn thứ nhất xảy ra giữa dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp;

giai đoạn thứ hai là chiến tranh thực dân xuất hiện trên toàn thế giới, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai là hình thức biểu hiện đặc biệt của nó.

Hiện nay toàn cầu đã bước vào thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới. Đặc điểm chủ yếu của nó là: không gian vũ trụ, không gian mạng và không gian biển trở thành chiến trường chính của cuộc chiến (đánh cờ); giao tranh công nghệ trở thành tuyến chính của cuộc chiến; số lượng các nước tham gia “trò chơi” là chưa từng có.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa)

Cuộc giao tranh không gian vũ trụ, không gian mạng hiện nay đều triển khai xung quanh cuộc giao tranh không gian biển. Các cường quốc liên quan thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng rất coi trọng không gian biển, Mahan của Mỹ cũng đã đưa ra học thuyết quyền kiểm soát biển, chủ trương coi trọng xây dựng lực lượng hải quân, đội tàu thương mại và căn cứ ở nước ngoài, nhưng những điều này còn nhằm phục vụ cho tranh đoạt trên mặt đất.

Hiện nay, mục đích coi trọng biển là để tranh đoạt biển. Nhìn vào cuộc tranh đoạt không gian biển toàn cầu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là khu vực tranh đoạt kịch liệt. Điều có thể dự đoán là, để tranh đoạt biển, trong tương lai toàn cầu có khả năng tiếp tục nổ ra đại chiến thế giới.

Theo bài viết, trong thời đại chiến trang mang tính thế giới lần thứ ba, làm thế nào phát triển sức mạnh quân sự, bảo vệ lợi ích quốc gia là chủ đề quan trọng của phát triển Quân đội Trung Quốc. Trên thực tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cần lấy loại chiến tranh mang tính thế giới này làm cơ sở để phát triển.

Điều này chủ yếu là do: Một là từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc mới) ra đời, sự phát triển của sức mạnh quân sự Trung Quốc luôn tiến hành theo hướng lấy bảo vệ “lợi ích quyền kiểm soát mặt đất/đất liền” làm trung tâm.

Cùng với cuộc chiến tranh đoạt không gian biển ngày càng gay gắt, phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải điều chỉnh tư duy, từ lấy bảo vệ “lợi ích quyền kiểm soát mặt đất” làm trung tâm chuyển sang lấy bảo vệ “lợi ích quyền kiểm soát biển” làm trung tâm.


Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 (ảnh tư liệu minh họa)

Hai là thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới, Trung Quốc nằm ở khu vực tiêu điểm của cuộc đánh cờ và cạnh tranh này, buộc Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự.

Trung Quốc nằm ở vùng trung tâm của Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phát triển lực lượng trên biển của Trung Quốc tác động đến dây thần kinh của các nước. Trong tình hình này, Trung Quốc cần phát triển sức mạnh quân sự, nắm chắc chủ động, tránh bị động.

Ba là cùng với lợi ích quốc gia của Trung Quốc không ngừng mở rộng ở nước ngoài, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài trải rộng toàn cầu. Do Mỹ đang điều chỉnh trọng tâm chiến lược của họ sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, mũi dùi chỉ thẳng vào Trung Quốc, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài bị Mỹ đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có lực lượng quân sự mang tính toàn cầu, bảo vệ an ninh, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài thì giống như một “câu nói suông”.

Bốn là khả năng tác chiến trên biển, trên không tầm xa hoặc ở nước ngoài của Trung Quốc rất có hạn. Nếu không lấy tầm nhìn của chiến tranh mang tính thế giới để nhận thức vấn đề phát triển hải, không quân thì việc xây dựng khả năng tác chiến hải, không quân của Trung Quốc sẽ bị kiềm chế bởi các loại phiến diện, hoặc gặp trở ngại nhiều hơn trong phát triển khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.

Kết quả khiến cho phát triển hải, không quân của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện cục diện lạc hậu so với thời đại. Trung Quốc không thể tiếp tục bị động, bị đánh. Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hải, không quân.


Trung Quốc phóng vệ tinh Bắc Đẩu (ảnh tư liệu minh họa)

 

Nguồn: Click xem

Long An ban hành Chỉ thị về giáo dục đạo đức lối sống

Posted: 14 Sep 2014 12:51 PM PDT

Chỉ thị yêu cầu Sở GDĐT tiếp tục quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thông văn hóa dân tộc sâu rộng trong toàn thê đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành giáo dục đến học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đạo đức lối sông, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.

Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tiếp tục chăm sóc, phát huy giá trị lịch sử văn hóa, tổ chức các hoạt động tập thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử, truyền thống; nâng cao chất lượng hoạt dộng văn thể mỹ trong nhà trường.

Triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giá trị đạo đức, lòng yêu nước tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc đối với người dạy và người học.

Đẩy mạnh xây dựng phương pháp tự học, ý thức tự giác của học sinh, sinh viên; xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, giao tiếp của học sinh, sinh viên; nâng cao chât lượng dạy và học lịch sử, các môn học xã hội.

Thường xuyên thông tin, tuyên truyền gương "người tốt, việc tốt" trong học sinh, sinh viên trong những hoạt động của các cơ sở giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức, trong thực hiện nếp sống văn minh và kỹ năng ứng xử có văn hóa, bảo đảm tính chuẩn mực, thân thiện trong hoạt động giao tiếp xã hội và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của ngành và nội quy, quy định của nhà trường đối với người dạy và người học.

Tùy vào điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương, yêu cầu về chuyên ngành, chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện công tác giáo dục đạo đức lối sống, lòng yêu nước tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất kịp thời, tham mưu UBND tỉnh quyết định kinh phí cho công tác giáo dục đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết công tác giáo dục đối với học sinh, sinh viên hàng năm về UBND tỉnh theo quy định.

Nguồn: Click xem

Ngẫm nghĩ triết lý giáo dục của các nước – Bài 1: Tuyệt đối tin trẻ

Posted: 14 Sep 2014 12:51 PM PDT

Trong quyển sách "Thế giới có thể học hỏi điều gì từ nền giáo dục Phần Lan", GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan, đã chỉ ra rằng giáo dục Phần Lan dựa trên triết lý niềm tin – yếu tố tạo ra chính sách, phương pháp dạy học rất đặc trưng.

Tin mỗi trẻ em đều có khả năng riêng

Triết lý cơ bản của nền giáo dục Phần Lan là niềm tin vào khả năng của con người. Những người làm chính sách giáo dục của Phần Lan tin rằng bất kỳ ai cũng mang trong mình những giá trị có thể đóng góp cho xã hội. Mục đích của giáo dục, không phải là đưa con người vào một khung khổ, mà là giúp học viên phát hiện và phát huy tố chất vốn có của bản thân. Do đó trường học là nơi rất bình đẳng, mọi học sinh đều hưởng những cơ hội ngang nhau, để trẻ tự do phát triển cá tính, nguyện vọng và tài năng.

Nhiều ý kiến chỉ trích nền giáo dục theo triết lý bình đẳng dẫn tới tâm lý cào bằng, triệt tiêu tài năng và không thể áp dụng trên thực tế. Các nhà làm chính sách giáo dục cũ còn quan niệm rằng tài năng trong xã hội phân bố không đồng đều. GS Pasi Sahlberg chứng minh điều này khi chỉ vào kết quả của hệ thống giáo dục cũ tại Phần Lan: Sau bảy năm giáo dục bắt buộc hệ phổ thông, chỉ một số ít trẻ em có thể học tiếp lên bậc trung học hoặc các trường công dân do hội đồng thành phố lập nên. Còn lại sẽ phải rời giảng đường.

Trong suốt thập niên 1970, Phần Lan đã thực hiện cuộc cải cách giáo dục bậc phổ thông. Các trường tiểu học, trung học, trường công dân được gộp chung thành bậc phổ thông chín năm. Giáo dục chất lượng cao không còn được coi như đặc quyền của dân thành thị. Trong cấp học chín năm nói riêng, cả hệ thống nói chung, những người học có xuất thân và tố chất khác nhau đều có cơ hội và yêu cầu đầu ra gần như nhau.


 
Không đo lường học sinh bằng bài kiểm tra, Phần Lan tập trung giúp trẻ phát huy tiềm năng vốn có. Ảnh: nyteachers

Dạy để học chứ không phải để thi

Trong hệ thống giáo dục mới, bài kiểm tra – công cụ trước nay được dùng để đánh giá lại quá trình giảng dạy của thầy và đong đo kết quả của trò – đã trở nên vô dụng và bị bãi bỏ. Trẻ em Phần Lan không bị chấm điểm bài làm trước khi học xong lớp 5, càng không phải thi cử nặng nề trước năm 18 tuổi.

Người dân ở đây quan niệm nhà trường là nơi đào tạo ra các công dân tốt cho một xã hội dân chủ chứ không phải để khoe thành tích hay luyện ra những con rối chỉ để cung cấp cho cuộc cạnh tranh khốc liệt ngoài thị trường lao động. Do đó môi trường học tập tại Phần Lan nhìn chung thoải mái hơn so với nhiều nước và tránh tối đa áp lực điểm số.

Bên cạnh đó, chính sách giáo dục Phần Lan cũng tin rằng mỗi nhà trường đều có phương pháp phù hợp riêng và mỗi giáo viên cũng có cách riêng để dạy học trò của mình một cách tốt nhất. Thế nên chính sách giáo dục không khắt khe về mặt quy định nội dung, phương pháp hay áp đặt yêu cầu ngặt nghèo với thầy, cô giáo. Thay vào đó, Quốc hội thiết lập những nguyên tắc cơ bản của chính sách giáo dục. Nhiệm vụ của chính phủ là cung cấp kinh phí cho các trường học và thông qua Bộ Giáo dục ban hành những chính sách về giáo dục. Ban Giáo dục Quốc gia tổ chức vạch ra chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhìn chung, cũng như vai trò của giáo viên đối với học sinh, vai trò của nhà nước đối với ngành giáo dục là hướng dẫn và hỗ trợ hơn là cai quản.

Không ở lại lớp nhưng cũng không ngồi nhầm lớp

Phần Lan cho rằng mỗi học sinh bị rơi rụng trong quá trình học sẽ là tổn thất đối với xã hội. Trước đây, tình trạng lưu ban khá phổ biến do học sinh không đủ điều kiện ở một môn nào đó. Học lại một lớp đồng nghĩa với việc mất đi một năm để bù đắp cho những khiếm khuyết có thể khắc phục trong thời gian ngắn hơn hẳn. Do đó giáo dục Phần Lan có một nguyên tắc nữa là "không ai bị bỏ lại phía sau" nhưng cũng không được để bị ngồi nhầm lớp.

Bí quyết để khắc phục khó khăn nơi người học là phát hiện và giải quyết vấn đề khó khăn của trẻ từ sớm. Người làm chính sách giáo dục Phần Lan hiểu rằng học sinh không chỉ ngồi trong lớp học mà còn chịu tác động từ cuộc sống bên ngoài như gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh… Vậy nên giáo dục Phần Lan không đứng riêng một mình mà liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác.

Theo đó, mọi học sinh được hưởng dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý để phát triển toàn diện. Ở trường các em được ăn bữa trưa miễn phí, không phải đóng học phí và hưởng các dịch vụ phúc lợi khác. Các bậc cha mẹ cũng được nhà trường quan tâm, tư vấn cách thức chăm sóc, phương pháp giáo dục, giúp con vượt qua khó khăn ở nhà. Điều này giúp xóa bỏ đáng kể các khác biệt xuất phát từ bên ngoài nhà trường, để mọi người đi học đều có xuất phát điểm gần như nhau. Hạn chế tư tưởng ganh ghét và đố kỵ hay phân biệt giai tầng xã hội xuất hiện trong đầu trẻ khi trẻ chưa đủ nhận thức.

Những trở ngại phát sinh trong quá trình học, ví dụ như các học sinh chậm hiểu, thích đùa nghịch, ham chơi hơn ham học… được giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Một phương pháp đơn giản thường gặp là cho giáo viên kèm trực tiếp, đồng thời trò chuyện, tâm sự với các em học sinh yếu kém. Trong giờ giảng, ngoài giáo viên chính sẽ có thêm một người nữa làm nhiệm vụ hỗ trợ riêng cho những học sinh nào gặp khó khăn với môn học đó.

Học sinh gặp khó khăn đặc biệt trong học tập, tâm lý, thể chất… cũng có thể được chuyển sang học các khóa đặc biệt, với kiểu bán thời gian hoặc toàn thời gian, được cung cấp bởi nhà trường hoặc một tổ chức khác. Việc theo học khóa đặc biệt cần phải có giấy xác nhận của chuyên gia về tâm lý, y tế hoặc phúc lợi xã hội và nhất thiết phải được trao đổi với phụ huynh. Các khóa giáo dục đặc biệt này khác với lớp học thêm ở mục đích giúp học sinh khắc phục các vấn đề trong việc học chứ không phải để luyện thi. Thời khóa biểu của mỗi học sinh đều được sắp xếp đặc biệt cho phù hợp với riêng từng em đó.

2. Nhiều chuyên gia cho rằng giáo dục Phần Lan tiến hành vượt bậc so với giáo dục Mỹ nhờ vào triết lý giáo dục phá cách. Ảnh: edtrans.org

Nền giáo dục phá cách nhưng rất hiệu quả

Đối với nhiều quốc gia, giảng đường là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao trong thị trường. Học sinh khi ra trường phải đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế để tồn tại và phát triển sự nghiệp. Nhưng điểm yếu của phương châm giáo dục hướng thị trường là bỏ quên vấn đề bất bình đẳng về cơ hội. Hệ quả là những trường học tốt nhất thường dành cho những đối tượng giàu nhất. Theo tạp chí Forbes, 45,6% sinh viên Harvard (Mỹ) xuất thân từ gia đình có thu nhập hằng năm trên 200.000 USD, tức nằm trong nhóm 3,8% các hộ có thu nhập cao nhất nước Mỹ.

Một quan niệm khác cũng đang phổ biến tại nhiều nước đó là cần kiểm tra, thi cử để đánh giá chất lượng học sinh. Nhưng Phần Lan là trường hợp cá biệt. Học sinh dù được hướng nghiệp rất tốt nhưng không bao giờ đến lớp với tâm thế phải cạnh tranh khốc liệt để có việc sau khi ra trường.

Trẻ em Phần Lan được gạt bỏ đi áp lực điểm số, hưởng thụ nền giáo dục thoải mái hàng đầu thế giới. Trang The Conversation cho biết trẻ em Phần Lan 9-11 tuổi chỉ ở trường trong khoảng 640 giờ mỗi năm, ít hơn đáng kể so với trẻ em Anh (899 giờ), Pháp (847 giờ) hoặc Nhật (800 giờ).

Nhìn có vẻ Phần Lan đang đi ngược xu thế chung nhưng học sinh Phần Lan thể hiện thành tích đáng nể. Chẳng hạn, học sinh Phần Lan đạt hạng sáu ở môn toán, hạng nhì môn khoa học, hạng ba môn đọc trong kỳ thi PISA 2009. Nhìn sang Mỹ, thứ hạng của học sinh trong các môn trên lần lượt là 30, 23 và 17.

HỮU DUYỆT

 Kỳ 2: Ngẫm về triết lý giáo dục của Nhật

Nguồn: Click xem

Comments