Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trộm đột nhập phòng giáo dục khiêng két sắt 300 triệu đồng

Posted: 13 Sep 2014 06:38 AM PDT

Công an tỉnh Phú Yên đang điều tra vụ đột nhập Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đồng Xuân khiêng két sắt có hơn 300 triệu đồng.

Theo kết quả điều tra ban đầu, rạng sáng 12/9, kẻ gian phá cửa đột nhập Phòng tài vụ ăn cắp chiếc két sắt nặng hơn 75kg bên trong có hơn 300 triệu đồng – chủ yếu là tiền lương chưa kịp phát cho các giáo viên. Vết xe để lại hiện trường cho thấy kẻ trộm vận chuyển két bằng xe môtô.

phong-giao-duc-9578-1410601006.jpg

Phòng giáo dục huyện Đồng Xuân. Ảnh: Lê Huỳnh.

Tại phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đồng Xuân có một nhân viên bảo vệ trực đêm. Làm việc với nhà chức trách, người này cho hay không biết gì về vụ việc.

Gần đây tại tỉnh Phú Yên liên tiếp xảy ra gần 10 vụ trộm két sắt bằng cách thức tương tự. Nhà chức trách nhận định, nhiều khả năng do cùng một nhóm tội phạm có tổ chức gây ra.

Lê Huỳnh

Nguồn: Click xem

Nguyên bộ trưởng Giáo dục hoang mang về phương án thi chung

Posted: 13 Sep 2014 06:38 AM PDT

Bộ GDĐT mới công bố phương án thi cho kỳ thi quốc gia chung thực hiện từ năm 2015. Từng là nhà quản lý giáo dục có nhiều năm kinh nghiệm, GS đánh giá như thế nào về phương án mà Bộ lựa chọn?

- Tổ chức kỳ thi quốc gia chung với chủ trương tiết kiệm công sức, tiền của của xã hội, phụ huynh, học sinh, giảm căng thẳng thi cử cho người học… của Bộ GDĐT được dư luận hoan nghênh.

Tuy nhiên, sau khi nghe phương án thi được Bộ chính thức công bố, xã hội và nhất là học sinh, thầy cô, các trường đều có sự thắc mắc, lo lắng. Phương án Bộ nêu ra mới chỉ nói rất chung, mọi người không biết phải thực hiện như thế nào.

mot-ky-thi-chung-5921-1410602592.jpg

Nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, Bộ GDĐT phải có văn bản cụ thể giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thực hiện phương án kỳ thi quốc gia chung năm 2015. Ảnh: Quỳnh Trang.

Có nhiều băn khoăn rằng đề thi năm nay sẽ ra theo hướng nào, phạm vi kiến thức trong lớp 12 hay trải xuống cả lớp 10-11? Các em thi ở cụm thi của Sở có được đăng ký vào ĐH-CĐ sau đó không? Trong văn bản nói 3 môn bắt buộc là: Toán, Văn, Ngoại ngữ nhưng ở dưới Bộ lại nói trường nào dạy ngoại ngữ không tốt thì học sinh được chọn môn thay thế. Vậy rốt cuộc, Ngoại ngữ là môn bắt buộc hay tự chọn và ai là người có quyền quyết định trường nào dạy Ngoại ngữ không tốt để học sinh có thể thi môn khác.

Các em học sinh từ lớp 10 đã định hướng và học theo khối thi ĐH, giờ phải chạy đua 8 tháng với các môn thi bắt buộc sẽ rất vất vả và ảnh hưởng nhiều đến học tập.

Trong đề thi có 2 mảng: xét tốt nghiệp THPT và dự thi vào ĐH-CĐ. Nhưng các trường ĐH-CĐ top đầu lại có phương án tuyển riêng. Có người đề nghị Bộ GD có chỉ thị buộc các trường theo quy định mới. Vậy Bộ có ra chỉ thị nào như thế và điều đó có trái với Luật Giáo dục là cho các trường ĐH quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Rồi việc coi thi, chấm thi ở cụm quốc gia, địa phương có nghiêm túc không?… Tôi thấy các phụ huynh, học sinh đã bắt đầu lo lắng.

Ra phương án kỳ thi cho một năm, về mặt đại thể tôi thấy lựa chọn của Bộ GDĐT đã hợp lý nhưng cụ thể tiến hành như thế nào thì người dân, xã hội đang chờ đợi văn bản hướng dẫn. Cá nhân các nhà quản lý giáo dục trả lời trên báo chí không có tính đại diện cho văn bản của Bộ và chưa phải quy định chính thống trong quản lý nhà nước về giáo dục nói chung trong đó có dạy học và thi tuyển.

Một phương án thi còn nhiều khúc mắc như thế, theo ông, phải chăng do Bộ GDĐT đã quyết định vội vàng?

– Nói vội vàng thì không đúng mà là thời gian quyết định ngắn thôi. Dù sao lần này Bộ cũng công bố từ đầu năm học, thay vì trước kỳ thi 1-2 tháng như trước đây, điều này giảm được áp lực cho học sinh.

Tuy nhiên theo tôi, trước khi ra quyết định đổi mới thi tốt nghiệp THPT, ĐH-CĐ năm 2015, Bộ nên có một đề án cụ thể, nghe các ý kiến rồi có văn bản nêu các vấn đề một cách tường minh để mọi người đọc sẽ hiểu các làm.

Khi công bố phương án, Bộ cũng cần đưa ra số liệu điều tra khoa học xem bao nhiêu người đồng ý với ý kiến Bộ lựa chọn. Bộ hỏi ý kiến người dân mà khi ra quyết định lại không công bố kết quả. Tôi đã mong đợi thấy những con số này mà không được.

- Có ý kiến cho rằng, phương án Bộ GDĐT lựa chọn chưa hợp lý nếu xét về lâu dài. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?

– Nỗi lo này của người dân là hoàn toàn chính xác. Chúng ta đổi mới phát triển nhưng phải trong ổn định và ổn định để phát triển, nhất là làm giáo dục. Ta đâu thể một lúc là thay đổi bài dạy, sách giáo khoa, các học sinh cũng rất mệt mỏi.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành giáo dục có nhiều thay đổi quá khiến không ít người dân mất niềm tin. Ngành phải lấy lại niềm tin này từ phụ huynh, học sinh, nhà trường, xã hội.

- Ở phương án thi mới, quyền tự chủ, tự quyết tuyển sinh của các ĐH-CĐ không còn nhiều. Vậy theo ông, chất lượng đầu vào của các trường sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

– Đầu vào của CĐ có lẽ không bị ảnh hưởng bởi phương án kỳ thi quốc gia chung nhưng đầu vào của ĐH có nhiều vấn đề. Ví dụ, khối Y rất cần kiểm tra kiến thức Sinh học, Hoá học chứ không cần nhiều đến Văn. Môn Toán của trường thiên về kỹ thuật như ĐH Bách Khoa cũng khác yêu cầu mức độ hiểu biết của trường Kinh tế… Vậy, có lẽ nhiều ĐH sẽ tuyển sinh riêng.

Hiện nay nhiều ĐH top đầu cũng nói sẽ có phương án tuyển sinh riêng cho năm 2015. Các trường đào tạo văn hoá nghệ thuật cũng thế. Mục đích ban đầu của Bộ GDĐT khi đưa ra phương án kỳ thi quốc gia chung là giảm áp lực thi cử, liệu có tác dụng.

1-2 tháng trước Bộ có nói về một kỳ thi hai trong một nhưng giờ chỉ nói kết quả thi là điều kiện để xét tốt nghiệp và căn cứ xét ĐH-CĐ. Đã là căn cứ thì không thể quyết định được em này có thể vào học trường này hay trường khác.

- Ông đánh giá thế nào về mô hình thi cử mới của Bộ GDĐT nếu so với xu hướng phát triển trên thế giới ?

– Trên thế giới, nhiều nước vẫn giữ thi phổ thông nhưng họ làm nghiêm túc lắm và môn thi tương ứng với khoa, ngành ở ĐH. Các em học sinh ở Anh kết thúc thời gian học phổ thông ở lớp 10, phải hoàn thành tất cả các môn học. Sau đó, các em có 2 năm chỉ để học 5-6 môn liên quan đến ngành mình sẽ học ở ĐH. Đề thi do Bộ GDĐT ra, mỗi trường ĐH yêu cầu bài thi viết riêng. Tất cả nộp cho Bộ chấm và trả kết quả trực tiếp cho học sinh.

Nước Pháp gọi thi tốt nghiệp THPT là thi Tú tài và có khi Bộ trưởng phải báo cáo Quốc hội về đề thi và chất lượng bài thi để quốc hội phân tích.

Đào tạo ĐH ở mỗi trường một khác nhưng phổ thông thì phải đại trà. Phổ thông là móng của cái nhà. Nếu ở bậc học này anh không làm ra những học sinh tốt về đạo đức, giỏi về kiến thức, biết ứng dụng vào cuộc sống thì sao đất nước phát triển được.

Quỳnh Trang (thực hiện)

Nguồn: Click xem

Địa phương thờ ơ, người dân Hải Phòng phải lên Hà Nội nhờ giúp

Posted: 12 Sep 2014 06:32 PM PDT

Chiều ngày 10/9, ông Vũ Đình Phương (SN 1965, nơi ở Đằng Sơn – Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng) đã lặn lội đi từ Hải Phòng lên Hà Nội, đến tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam để nhờ giúp đỡ.


Ông Vũ Đình Phương tại phòng tiếp bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam

Ông Phương cho biết, ông và vợ mình là bà Phạm Thị Kim Thoa (SN 1970) có chung một mảnh đất rộng 49,6 m2 tại tổ dân phố An Khê, phường Đằng Lâm, quận Hải An đứng tên hai vợ chồng.   

Ông Phương và vợ từ lâu đã cơm không lành, canh chẳng ngọt. Và chuyện mảnh đất đang đứng tên hai người bỗng nhiên chỉ còn mỗi mình tên vợ ông xảy ra vào năm 2013.

Sự việc diễn ra như sau: Ngày 13/8/2010, ông Vũ Hữu Lúc và bà Đặng Thị Kim Hà (là vợ chồng) chuyển nhượng cho ông Vũ Đình Phương mảnh đất diện tích 49,6m2, thửa đất này thuộc tờ bản đồ số 23 – An Khê – Đằng Lâm – thửa đất số 1/21 + 1/19.

Hải Phòng: Công chứng viên "tiếp tay" tẩu tán tài sản?

Văn bản này được phòng công chứng số 4 TP Hải Phòng lập, do công chứng viên Vũ Thanh Quân ký và đóng dấu, xác định rõ 49,6m2 đất đó là tài sản riêng của ông Phương và có phần riêng của vợ là bà Thoa.

Khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư thì đất có cả tên hai vợ chồng, được UBND quận Hải An cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BL 009951 ngày 26/12/2012 do Chủ tịch UBND quận Hải An là ông Phạm Văn Hưởng ký và đóng dấu.

Sau khi hoàn thành giấy tờ, ông Phương đã xây một căn nhà 3 tầng trên diện tích đất này.

Bất ngờ, tháng 10/2013, một người tên Trinh mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BN 826766 ký ngày 21/10/2013 (cũng do ông Chủ tịch Hải An –  Phạm Văn Hưởng ký và đóng dấu) và nói rằng đã mua mảnh đất cùng căn nhà của ông Phương.

Theo ông Phương, khi đó chị Trinh có đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vẫn là mảnh đất đó, diện tích đó nhưng không hiểu sao quyền sử dụng đất lại chỉ có mỗi tên của vợ ông, bà Phạm Thị Kim Thoa.


Ông Phương “ngã ngửa” khi thấy tên mình bỗng nhiên bị đá ra ngoài sổ đỏ

Trong giấy chứng nhận cũ mang tên hai người, ở phần nguồn gốc sử dụng có ghi là "Nhận QSDĐ do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nhưng, tại giấy chứng nhận mới chỉ có tên bà Thoa, phần nguồn gốc sử dụng lại là "Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". Còn lại những mục khác hầu hết đều giống y nhau.

Khi ông Phương có ý kiến về sự khó hiểu trên thì được cung cấp một văn tự do ông Vũ Thanh Quân (cán bộ phòng công chứng số 4 – TP Hải Phòng) ký và đóng dấu treo. Văn bản đó mang tên "văn bản thỏa thuận xác nhận tài sản riêng".

Điểm đặc biệt trong "Văn bản thỏa thuận xác nhận tài sản riêng" này là quanh dấu có thêm tên của ông Vũ Đình Phương ở phía dưới và bà Phạm Thị Kim Thoa ở bên trên. Trước đó, ông Phương và bà Thoa cũng có một văn bản nội dung y như vậy nhưng không hề có dấu và tên ông bà bên trên và phía dưới con dấu.


Ông Phương khẳng định, ông không hề biết gì về bản thỏa thuận xác nhận tài sản riêng mà có tên ông và bà Thoa cùng chữ ký và dấu của phòng công chứng số 4 (bên trái)

Điều này khiến ông Phương hết sức bất ngờ. Ông Phương khẳng định, từ khi có chứng nhận quyền sử dụng đất này, ông chưa hề ký bất cứ văn tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở nào cho bất cứ ai.

Do đó, ông Phương nghi ngờ ông Vũ Thanh Quân – cán bộ phòng công chứng số 4  – Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã tùy tiện ký xác nhận sự thay đổi mà không được sự đồng ý của ông.

Hậu quả đến nay là tài sản nhà và đất ở của ông Phương đã bị chuyển nhượng bất hợp pháp. Ngôi nhà cũng đã bị bán cho người khác với giá trên 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Phương tố cáo có dấu hiệu thông đồng giữa ông Vũ Thanh Quân với những người liên quan để chiếm đoạt tài sản của ông.

Liên quan đến sự việc, ông Vũ Đình Phương đã có đơn kiến nghị gửi cho một số cơ quan có trách nhiệm tại Hải Phòng, nhưng đến nay không hề có thông báo giải quyết kiến nghị.

"Điều này thể hiện việc coi thường nhân dân của nhiều vị lãnh đạo" – ông Phương chỉ trích.

Sau khi gửi đơn nhưng không được quan tâm, mới đây ông Phương tiếp tục gửi đơn tố cáo ông Vũ Thanh Quân tới ông Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng về việc ông Quân lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, xâm hại đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ vào tháng 12/2013, đối với vấn đề khiếu kiện, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tâm sự: "Nhìn cảnh hằng ngày rất buồn, rất đau lòng. Tôi nghĩ không ai thích thú gì đi khiếu kiện. Vì còn có những việc không hài lòng, chính quyền giải quyết chưa ổn thỏa thì mới phải đi khiếu kiện. Chúng tôi nhiều lúc rất buồn. Sáng ra có bà con đón, đi đường có bà con đón, đến cơ quan có bà con chờ rồi…". 

Nguồn: Click xem

Phụ huynh “lo sốt vó” với nhiều khoản tiền trường

Posted: 12 Sep 2014 12:31 PM PDT

Tại thành phố Sóc Trăng, dự kiến năm học mới này có khoảng 20 trường được đổi tên. Việc đổi tên trường sẽ kéo theo việc thay đổi cả đồng phục cho học sinh (vì đa số đều in tên trường trên áo), như vậy sẽ gây lãng phí và tốn kém cho phụ huynh, nhất là những gia đình khó khăn. 

Chị N.T.Th (phường 3, TP Sóc Trăng) cho biết: "Tôi có 2 con đang học tại một trường THCS ở phường. Năm ngoái các cháu mặc đồng phục rồi, năm nay dự kiến lấy quần áo cháu lớn cho cháu nhỏ mặc nhưng không ngờ nhà trường đổi mẫu đồng phục nên phải mua kiểu mới. Như vậy lại thêm tốn kém cho phụ huynh, nhất là với những người lao động làm thuê làm mướn như chúng tôi, kiếm bữa nào ăn bữa đó".


Đồng phục đẹp nhưng đừng để nó trở thành nỗi lo của phụ huynh

Một phụ huynh có con học lớp 6 tại Trường THCS phường 1 (TP Sóc Trăng) cũng than: "Năm học trước nhà trường thay đổi màu đồng phục nên tôi có ý định tận dụng quần áo cũ của anh cho em không thành, phải mua đồng phục mới. Năm học này trường lại thay đổi mấu đồng phục ở khối lớp 7 nên phụ huynh lại phải cất đồng phục năm ngoái làm kỷ niệm để mua bộ đồng phục mới của nhà trường.

Vị phụ huynh này nó thêm: "Qua sông phải lụy đò, con đi học thì phải "cắn răng" mua đồng phục theo qui định của nhà trường. Việc nhà trường thay đổi đồng phục liên tục như vậy gây khó khăn cho phụ huynh chúng tôi khi phải lo bao nhiêu khoản đóng góp đầu năm cho con nữa. Một bộ đồng phục bán trong trường giá thường cao hơn bên ngoài nhưng chất lượng vải không tốt, may cẩu thả. Có cháu nhận về mặc không vừa phải đưa ra tiệm sửa lại, như vậy phải tốn thêm tiền nữa".

Theo lý giải của một số cán bộ quản lý, thực hiện đồng phục trong nhà trường là tạo sự bình đẳng giữa các học sinh với nhau. Học sinh nhà giàu hay nhà nghèo khi vào trường đều mặc quần áo như nhau. Đồng thời, đồng phục cũng thể hiện tính văn hóa, văn minh trong nhà trường, mang "thương hiệu", "dấu ấn" của nhà trường không lẫn với các trường khác được.

Đồng phục nữ học sinh nông thôn Sóc Trăng

Một phụ huynh ở xã Trường Khánh (huyện Long Phú, Sóc Trăng) cho chúng tôi biết: Năm học này, Trường Tiểu học Trường Khánh A và trường THCS Dương Kỳ Hiệp của xã cũng thực hiện việc cho học sinh mặc đồng phục. Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi hoàn cảnh gia đình họ rất khó khăn, phải chạy ăn từng bữa nên việc mua đồng phục cho con em là điều không đơn giản chút nào. Thậm chí, phụ huynh này còn cho biết thêm là việc bán đồng phục cho học sinh ở 2 trường này mang tính chất thương mại, kinh doanh nhiều hơn.

Trao đổi với PV, ông Diệp Đồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Khánh A, nhìn nhận: "Những năm qua, chúng tôi không qui định học sinh phải mặc đồng phục đến trường nhưng năm nay nhà trường chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của cấp trên về kiểm tra tái công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia nên chúng tôi có họp và thống nhất cho học sinh mặc đồng phục tới trường. Chủ trương này được sự đồng ý của chính quyền địa phương và có thông qua cho phụ huynh. Đồng phục do một cơ sở may theo mẫu mã của nhà trường đưa ra, bán thông qua giáo viên chủ nhiệm với giá một bộ quần áo là 140.000 đồng, nếu em nào mua thêm cà vạt hay nơ thì thêm 5.000 đồng. Bên cạnh đó, cơ sở cung cấp cũng chi hoa hồng cho nhà trường mỗi bộ quần áo là 10.000 đồng và tặng một số quần áo cho học sinh nghèo. Số tiền hoa hồng đó chúng tôi giao cho giáo viên chủ nhiệm toàn quyền quyết định chứ nhà trường không quản lý. Hơn nữa, chúng tôi cũng chỉ qui định mặc vào ngày thứ 2 đầu tuần và đang ở mức vận động chứ không bắt buộc mua".

Theo phản ánh của phụ huynh, Trường Tiểu học Trường Khánh A còn bán tài liệu cho học sinh với giá cao. Về việc này, ông Diệp Đồng cho biết: "Chúng tôi chỉ đặt in cuốn vở bài tập 2 môn Văn và Toán theo tài liệu của Bộ GD-ĐT thuộc chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục  trường học (SEQAP) để bán cho học sinh với giá 13.000 đồng/cuốn. Lý do phải đặt vì tài liệu này không có bán ở các nhà sách. Năm ngoái chúng tôi in cả môn Văn và Toán thành một cuốn nhỏ bằng ½ tờ giấy A4, bán với giá 15.000 đồng, còn năm nay in thành 2 cuốn nên phụ huynh cho rằng bán giá đó là cao so với bên ngoài". Tài liệu nhà trường bán cho học sinh thuộc dạng photocopy có 64 trang loại giấy khổ A4 cùng 2 tờ bìa cứng màu xanh và hai bìa kính bên ngoài.


Đồng phục mới của học sinh Trường THCS Dương Kỳ Hiệp (huyện Long Phú, Sóc Trăng)

Đồng phục cho học sinh là việc khuyến khích nhưng cũng đừng vì "màu cờ sắc áo" của trường mà làm khó cho phụ huynh khi họ còn phải lo biết bao thứ cần thiết khác trong cuộc sống…

Xem thêm :quốc gia, sóc trăng, tài liệu, long phú, thể dục, dấu ấn, màu xanh, bộ quần áo, khó khăn, mặc, mặc sai đồng phục học sinh bị đuổi, không bắt buộc học sinh mặc đồng phục

Nguồn: Click xem

Áp đặt “độc quyền” đưa thực phẩm vào trường học

Posted: 12 Sep 2014 12:31 PM PDT

Qua đường dây nóng của báo Dân trí, nhiều bậc phụ huynh phản ánh: Với việc chỉ cho "độc quyền" 3 công ty cung cấp thực phẩm cho tất cả các trường học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) có tổ chức bữa ăn bán trú nên đã dẫn đến những câu chuyện bi hài. Ngày đầu tiên triển khai, nhiều học sinh đã phải nhịn cơm đến tận 2-3 giờ chiều do thực phẩm chuyển đến không kịp. Thậm chí có trường đã phải nấu mì tôm cho học sinh ăn để "chống đói". Sau 4 ngày triển khai thì vẫn còn phát sinh nhiều bất cập.

"Chúng tôi đóng tiền để cho con ăn bán trú nhưng việc mua thực phẩm ở đâu, chất lượng ra sao thì chúng tôi hoàn toàn không hay biết. Việc áp đặt các trường thực hiện theo văn của UBND quận là thiếu sự tôn trọng đối với các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, với việc mới chỉ cho 3 đơn vị cung cấp thực phẩm vào trường học thì liệu có sự "mập mờ" gì ở đây hay không?" – các bậc phụ huynh bức xúc.

Đi tìm lời giải đáp

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai cho hay: Việc này do Phòng Kinh tế – UBND quận Hoàng Mai đứng ra chủ trì. Các trường thực hiện là do UBND quận đã có văn bản gửi trực tiếp xuống yêu cầu chấp nhận kết quả thẩm định đối với 3 công ty cung cấp thực phẩm.

Để làm rõ thêm vấn đề này, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Lã Văn Hưởng – Trưởng Phòng Kinh tế, UBND quận Hoàng Mai. Ông Hưởng cho biết: Sở dĩ ra văn bản này là căn cứ vào Luật An toàn Thực phẩm, Thông tư 14/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tư số 26/2012 của Bộ Y tế. Trong đó, lĩnh vực về quản lý sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy hải sản là do ngành Nông nghiệp, đối với các quận thì nó nằm trong Phòng Kinh tế. Từ việc quản lý này thì mình phải quản lý các cơ sở sản xuất chế biến.

Áp đặt

"Thực tế ở trong trường học những năm qua thì nguồn cung cấp thực phấm xuất phát từ các tổ chức cá nhân hoặc do các trường tự mua để làm bữa ăn bán trú cho học sinh. Như vậy là không có ai kiểm soát về an toàn thực phẩm, kiểm soát về giá, kiểm soát số lượng…Điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao. Ở địa bàn Giáp Bát cũng đã xảy ra ngộ độc nhưng nhỏ thôi. Về giá thì rất là bất cập. Từ những vấn đề này thì UBND quận đã có văn bản yêu cầu các trường lấy thực phẩm từ các đơn vị có điều kiện cung cấp thực phẩm và đã được thẩm định và làm sao cho giá cả nó phù hợp" – ông Hưởng nói.

Cũng theo ông Hưởng, sau khi có chủ trương thì UBND quận cũng đã thông báo công khai để các đơn vị có đủ điều kiện đăng ký tham gia. Dựa trên các quy định về tiêu chỉ, quy định thành lập tổ kiểm định, quy định về cách đánh giá để tiến hành thẩm định.

"Từ trước đến nay không có ai quản lý việc này, chỉ có giữa phụ huynh với nhà trường, giữa phụ huynh với các phòng giáo dục. Đây là vấn đề bất cập nên quận mới đưa ra quy định quản lý này" – Trưởng Phòng Kinh tế quận Hoàng Mai nhấn mạnh.

Theo điều tra của phóng viên, đối với các trường không có bếp ăn thì suất ăn trị giá bao nhiêu đã được thống nhất với các bậc phụ huynh sau đó khoán lại cho các công ty mà do UBND quận Hoàng Mai chỉ định thực hiện. Đối với các trường có bếp ăn thì căn cứ vào mức đóng của phụ huynh nhà trường sẽ tính toán mua thực phẩm đáp ứng. Tuy nhiên phải mua thực phẩm ở các công ty đã được UBND quận Hoàng Mai thẩm định cho phép.

Với câu hỏi, liệu có sự "mập mờ" khi UBND quận mới chỉ phê duyệt 3 đơn vị cung cấp hay không? "Ở đây không có sự mập mờ gì cả, chúng tôi làm công khai, minh bạch. Trong quá trình triển khai chúng tôi cũng đã nó rõ là tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký tham gia cung cấp thực phẩm của các tổ chức cá nhân, tiến hành kiểm định và kiểm tra thực tế, báo cáo kết quả về UBND quận" – ông Hưởng chốt vấn đề.

Phụ huynh cần phải được tham gia

Theo một cán bộ của ngành Giáo dục Hà Nội thì việc làm của UBND quận Hoàng Mai có vẻ "áp đặt". Đáng lẽ ra cần phải trao đổi với các bậc phụ huynh để thống nhất cách thức thực hiện trước khi triển khai.

"Đây là khoản thỏa thuận nên ý kiến của phụ huynh là rất quan trọng. Nếu tự ý yêu cầu các trường thực hiện mà phụ huynh không biết thì rất dễ để mọi người nghi ngờ khi mà mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép. Hơn nữa, bây giờ mới tiến tục nhận hồ sơ để thẩm định cấp phép là điều rất khó hiểu bởi các trường khi ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp thường là 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu có thêm đơn vị được công nhận với giá cả phù hợp hơn thì họ cũng rất khó để chen chân vào" – cán bộ này phân tích.

Cũng theo cán bộ này, lẽ ra UBND quận chỉ cần cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp phép đảm bảo an toàn thực phẩm để cho các bậc phụ huynh, nhà trường lựa chọn. Việc áp đặt một văn bản cố định là sai quy định, nhất là khi chưa được UBND thành phố phê duyệt.

Xem thêm :hà nội, kinh tế, giáo dục, phát triển, thực phẩm, nông thôn, quận hoàng mai, nông nghiệp, bậc phụ huynh, thông tư, Quân, phụ huynh bức xúc

Nguồn: Click xem

Lào họp báo về kết quả hội nghị bộ trưởng giáo dục ASEAN

Posted: 12 Sep 2014 12:31 PM PDT

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phankham Viphavanh (giữa) chủ trì họp báo. (Ảnh: Hoàng Chương/Vietnam+)

Chiều 12/9, tại Vientiane, ông Phankham Viphavanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Thể thao Lào đã tổ chức hợp báo về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ tám (ASED 8) và các Hội nghị liên quan như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN + 3 lần thứ hai (APT EMM 2) và Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Cấp cao Đông Á lần thứ hai (EAS EMM 2).

Phó Thủ tướng Phankham Viphavanh cho biết, Hội nghị ASED 8 đã nghe báo cáo ASEAN về tình hình giáo dục 2013 (ASOER 2013) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ tại phiên khai mạc ASED 8; thông qua Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) để sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cho các nước thành viên ASEAN áp dụng một cách tự nguyện.

Hội nghị ghi nhận và trao đổi về quan điểm và các nội dung then chốt của Tầm nhìn ngành giáo dục sau 2015 sẽ được dùng để tham khảo; ghi nhận những nỗ lực của các quan chức cấp cao giáo dục ASEAN trong việc thành lập Nhóm chuyên trách chung cùng với Ban Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) nhằm xây dựng thành công Kế hoạch công tác giáo dục ASEAN 5 (2016-2020); hài lòng ghi nhận Chương trình trao đổi sinh viên ASEAN (ASEP), và Báo cáo về tiến độ hoạt động của Mạng lưới trong đại học ASEAN (AUN) và Dự án mạng lưới hợp tác các trường đại học kỹ thuật Đông Nam Á (AUN/SEED-Net).

Hội nghị ASED 8 đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị gồm chín điểm.

Về kết quả của APT EMM 2, Hội nghị ghi nhận những sáng kiến cập nhật trong Kế hoạch hành động Giáo dục ASEAN + 3 giai đoạn 2010-2017 và khuyến khích các nước thành viên mở rộng nỗ lực thực hiện kế hoạch này một cách thành công như dự kiến; nhất trí tăng cường hợp tác giáo dục trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các chương trình trao đổi sinh viên, giáo dục và đào tạo lỹ thuật và nghề (TVET) và các lĩnh vực khác cùng có lợi. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung gồm 14 điểm.

Hội nghị EAS EMM 2 ghi nhận việc thông qua Kế hoạch hành động về việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh về Sáng kiến phát triển Cấp cao Đông Á (EAS) giai đoạn 2014-2015; ghi nhận 15 dự án hợp tác trong Kế hoạch hành động Giáo dục EAS 2011-2015; thông qua việc triệu tập hội nghị đặc biệt của Quan chức cấp cao Giáo dục EAS vào năm 2015 để đề ra tầm nhìn đối với EAS EMM sau 2015. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung gồm 13 điểm.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phankham Viphavanh nêu rõ, trong hai năm qua (2014-2015), với cương vị Chủ tịch, Lào đã đóng góp một cách xây dựng và tham gia tích cực vào việc phát triển giáo dục trong nước, trong khối ASEAN và với các nước thành viên khác nhằm đảm bảo cho Hội nhập kinh tế ASEAN 2015.

Năm 2016, Malaysia sẽ nhận cương vị Chủ tịch và sẽ đăng tổ chức ASED 9, APT EMM 3, EAS EMM 3 và các hội nghị liên quan khác./.

Nguồn: Click xem

Comments