Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ GD-ĐT giải đáp thắc mắc về thi quốc gia năm 2015

Posted: 12 Sep 2014 06:30 AM PDT

Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra sau khi Bộ GD-ĐT công bố quyết định về kì thi quốc gia 2015. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về kì thi quốc gia này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có những giải đáp cụ thể.

Thi ở cụm địa phương vẫn có cơ hội xét tuyển vào đại học

Tại sao Bộ GD-ĐT tổ chức 2 cụm thi, một do sở GD-ĐT tổ chức, một do các ĐH,CĐ chủ trì dù học sinh vẫn làm chung đề thi?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn GaTrao đổi với báo chí ngày 11/9/2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) cho biết: Thống kê hàng năm của Bộ GD-ĐT cho thấy trên dưới 20% học sinh tốt nghiệp THPT không thi ĐH, CĐ để chuyển sang học nghề, TCCN hoặc lĩnh vực khác. Các em không có nguyện vọng dự tuyển vào các ĐH, CĐ mà bắt lên cụm thi ở xa thì đi lại tốn kém không cần thiết nên tổ chức ở địa phương cho thuận lợi theo chỉ đạo của Thủ tướng không gây phiền hà, phức tạp cho người học và xã hội. Đề thi năm 2015 làm cho 2 mục đích nên không lí do gì lại khác đi giữa cụm thi ở các sở chủ trì và cụm thi do các trường ĐH, CĐ chủ trì.

Thí sinh thi tại các sở GD-ĐT có điểm cao nhưng muốn xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có được không, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Điều kiện cần của thí sinh để vào các trường ĐH, CĐ là bằng tốt nghiệp THPT, điều kiện đủ phụ thuộc yêu cầu riêng các trường. Có trường chỉ cần các em tốt nghiệp THPT và xét kết quả học tập năm lớp 12 hoặc quá trình học 3 năm ở phổ thông.

Vậy các em vẫn còn cơ hội vào ĐH, CĐ. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia phải công bố công khai phương thức tuyển sinh vào các ngành của trường trước 1/1/2015. Vì vậy, các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để tham gia tuyển sinh vào những trường này, phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện gia đình".

Học sinh nào được thi thay thế môn ngoại ngữ? Cách xét tốt nghiệp như thế nào? Cách ôn thi như thế nào? Học sinh đoạt giải quốc gia được xét thế nào?… Hàng loạt câu hỏi này được ông Trần Văn Nghĩa và Trần Văn Kiên đều là Phó Cục trưởng Cục khảo thí Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến về kì thi quốc gia năm 2015 do VTC News tổ chức ngày 11/9/2014.

Đối tượng nào được thi môn khác thay thế môn ngoại ngữ

Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Vậy học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng là như thế nào?

(ảnh):Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT (ảnh): Với môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật. Những học sinh Giáo dục trung học và học viên Giáo dục thường xuyên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ, thí sinh được chọn môn thi thay thế trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Đó là, giáo viên dạy môn Ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu Ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học… Những thí sinh này được thi thay thế môn Ngoại ngữ do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định.

Bộ gộp chung 2 kỳ thi tuyển sinh thì tiêu chí để xét vào đại học, Công tác tổ chức tuyển sinh sẽ như thế nào?

(ảnh)Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT (ảnh) cho biết: Về tổ chức thi, nếu em có nguyện vọng sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, em phải đăng ký dự thi ở một cụm thi do trường đại học chủ trì (tại trường đại học đó).

Các trường đại học sẽ công bố phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia (công bố môn thi sử dụng để xét tuyển vào từng ngành). Nếu một trường đại học những năm trước tuyển sinh khối A thì năm nay bên cạnh việc có thể sử dụng các tổ hợp môn khác để xét tuyển, trường vẫn phải sử dụng tổ hợp ba môn là toán, lý, hóa để xét tuyển.

Các trường được phép tự chủ về tuyển sinh như tổ chức các kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia. Vậy xin Bộ giáo dục cho biết các trường có được phép tổ chức thi các môn mà Bộ có tổ chức thi trong kỳ thi THPT quốc gia hay không?

Ông Trần Văn Nghĩa: Các trường hoàn toàn có quyền tự chủ trong tuyển sinh, tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tuyển sinh thì các trường cần phải xây đựng đề án tự chủ tuyển sinh, và trong đề án phải chứng minh được năng lực thực hiện phương án mà mình đề ra.

Các học sinh đều được cấp một loại bằng tốt nghiệp

Cách đánh giá tốt nghiệp và xếp loại bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 sẽ như thế nào vì kỳ thi còn đảm nhiệm 2 mục đích?

Ông Trần Văn Kiên: Kế thừa những thành công và những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 kết hợp sử dụng kết quả bốn môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích nếu có để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Năm 2015 để xét công nhận tốt nghiệp vẫn giữ ổn định như năm 2014.

Đây là một kỳ thi cho tất cả đối tượng dự thi. Vì vậy, học sinh Giáo dục trung học và học viên Giáo dục thường xuyên được công nhận tốt nghiệp đều được cấp một loại bằng tốt nghiệp THPT.

Với các đối tượng ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng (đạt giải quốc gia, quốc tế…) như mọi năm vẫn phải tham dự thi tốt nghiệp, năm nay có cần tham dự kỳ thi chung này không?

Ông Trần Văn Kiên: Kỳ thi THPT quốc gia kế thừa những thành công và ưu điểm của các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, nhất là năm 2014.

Những đổi mới của kỳ thi này chủ yếu ở mục đích kỳ thi, cách thức tổ chức coi thi, chấm thi và sử dụng kết quả thi vào xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh, các chế độ ưu tiên đã quy định trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành về chế độ ưu tiên thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sẽ được tiếp tục áp dụng đối với kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015, cụ thể: Các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2015 và những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2014 (được bảo lưu) được ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ theo đúng quy định trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành.

Những thí sinh này vẫn phải tham dự kì thi THPT quốc gia; chỉ trừ những thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2015 thì không phải tham dự kì thi THPT quốc gia.

Các học sinh tốt nghiệp năm 2013, 2014 nếu có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành yêu cầu kết quả thi môn toán, vật lý, hóa học thì các em chỉ cần đăng ký thi 3 môn là toán, vật lý, hóa học.

Hồng Hạnh (tổng hợp)


Xem thêm :lịch sử, giáo dục, tiếng anh, sinh học, ngoại ngữ, hóa học, kỳ thi, địa lý, ngành, học sinh tốt nghiệp THPT, tham dự kì thi THPT quốc gia, tốt nghiệp THPT năm 2015

Nguồn: Click xem

Đề nghị ngừng hợp đồng với giáo viên gian lận vào trường Lam Sơn

Posted: 12 Sep 2014 12:30 AM PDT

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo số 8214/UBND – THKH ngày 8/9/2014 về việc thực hiện tuyển dụng giáo viên thể dục – thể thao theo đúng quy định của pháp luật đối với trường THPT chuyên Lam Sơn.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa Yêu cầu Sở GDĐT Thanh Hóa, chỉ đạo trường THPT chuyên Lam Sơn tổ chức lại kỳ thi tuyển viên chức giáo viên thể dục thể – thao theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, báo cáo kết quả với chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phó chủ tịch Vương Văn Việt cho biết thêm, trước đó tại kỳ thi tuyển giáo viên thể dục tại trường THPT chuyên Lam Sơn vào cuối năm 2013 bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đảm bảo quy định hiện hành: "Để đảm thi tuyển giáo viên theo đúng quy định, trên cơ sở văn bản đề xuất của Sở Nội vụ, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu trường THPT chuyên Lam Sơn tổ chức lại kỳ thi tuyển giáo viên thể dục vừa qua”.


Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

Trong một diễn biến có liên quan, chiều ngày 11/9, trao đổi với GDVN, ông Nguyễn Ngọc Thành – trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GDĐT Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa tiếp cận được công văn trên của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Ông Thành dẫn giải, theo công văn chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thì việc thi tuyển giáo viên ở bộ môn thể dục tại trường chuyên Lam Sơn là chưa đảm bảo quy định. Điều này đồng nghĩa với việc, kết quả thi tuyển giáo viên ở bộ môn thể dục trước đó tại trường THPT chuyên Lam Sơn sẽ không được công nhận.

Trước đó, theo đại diện lãnh đạo Sở GDĐT Thanh Hóa, vì số lượng hồ sơ nộp quá ít nên Sở đã chấp nhận đối tượng không đủ tiêu chuẩn để dự tuyển. 

Cũng theo ông Thành: "trong thời gian tới, Sở sẽ đề nghị nhà trường chấm dứt hợp đồng đối với giáo sinh không đủ điều kiện theo quy định nhưng vẫn được tiếp nhận vào giảng dạy tại trường THPT chuyên Lam Sơn. Sau đó sẽ tổ chức thi tuyển lại theo đúng quy định".

Trước đó, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài phản ánh những hạn chế  trong việc tổ chức thi tuyển giáo viên giảng dạy tại trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa).

Theo đó, tại thông báo số 2045 TB/SGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Sở GDĐT Thanh Hóa quy định rõ, đối tượng dự tuyển vào trường THPT chuyên Lam Sơn nếu là giáo sinh phải đáp ứng các điều kiện như tốt nghiệp Đại học Sư phạm hệ chính quy tập trung 4 năm đạt loại Giỏi. Đạt giải học sinh giỏi Quốc gia…

Đối tượng dự tuyển là giáo viên phải thuộc đối tượng đã được tuyển dụng, hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập có đầy đủ các điều kiện như; Tốt nghiệp đại học sư phạm hệ chính quy tập trung 4 năm loại Khá trở lên (hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung, có chứng chỉ  nghiệp vụ sư phạm và có bằng Thạc sỹ đúng chuyên ngành dự tuyển). Có giờ dạy giỏi cấp tỉnh…

Cũng tại thời điểm nhận hồ sơ dự tuyển ở bộ môn thể dục, trường THPT chuyên Lam Sơn chỉ nhận được 2 hồ sơ dự tuyển (1 hồ sơ của giáo viên và 1 hồ sơ của giáo sinh). Nếu theo quy định trên, hồ sơ của giáo sinh Lê Văn Quang hoàn toàn không đáp ứng đủ những điều kiện như thông báo 2045 do Sở GDĐT Thanh Hóa về việc thi tuyển dụng giáo viên giảng dạy tại trường chuyên Lam Sơn (ông Quang chỉ tốt nghiệp loại Khá, không có giải học giỏi Quốc gia khi còn là học sinh…). 

Tuy nhiên, thực tế thì ông Lê Văn Quang đã được chấp thuận và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển cùng với một giáo viên (xin giấu tên, đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi).

Trước sự việc được cho là “bất thường” trên, lãnh đạo trường THPT chuyên Lam Sơn cho rằng đây là “trường hợp đặc biệt” nên trường đã xin ý kiến và được sự chấp thuận của lãnh đạo Sở, đồng ý cho thí sinh này được dự tuyển. 

Việc Sở GDĐT Thanh Hóa ra thông báo một đường, làm một nẻo đã tạo ra một sự bất hợp lý, thiếu công bằng cho thí sinh trong việc dự tuyển giáo viên tại trường THPT chuyên Lam Sơn.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về vụ việc này.

 

 

 

Nguồn: Click xem

Bộ Giáo dục phát động cuộc thi giải toán trên mạng năm thứ 7

Posted: 12 Sep 2014 12:30 AM PDT

Chọn trường (0) :

Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

  •  Top 100
  •  Top 200
  •  Top 300

Nguồn: Click xem

Đại diện Việt Nam giới thiệu giáo dục số tại Hội nghị kinh tế toàn …

Posted: 12 Sep 2014 12:30 AM PDT

Hội nghị Chuyên đề Kinh tế toàn cầu 2014 (GES) do Học viện Kiel cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới tổ chức, diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 6/9 – 8/9. 200 đại biểu từ hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới, tham dự sự kiện. Trong đó, có 21 bộ trưởng, cùng nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn và đại diện các hãng thông tấn trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều trường đại học lớn như Stanford, Maryland, Columbia, TU Dortmund, Singapore Management, College London, Pennsylvania, Hitotsubashi… cũng tham gia sự kiện, cùng các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Tại GES 2014, 46 phiên thảo luận xoay quanh chủ đề chính "Tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi xã hội", trong đó tập trung giải pháp cho những vấn đề mà thế giới gặp phải do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của khoa học – công nghệ, sự biến đổi xã hội và thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu.

GES 2014 có sự tham gia của hơn 700 đại biểu đến từ hơn 30 quốc gia.

Được biết, TOPICA được mời tới hội nghị với tư cách đơn vị duy nhất của Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ cử nhân trực tuyến chất lượng cao cho các trường đại học. Đồng thời, đây là đơn vị xuất khẩu công nghệ E–learning (cho đối tác AMA là ĐH lớn nhất Philippines).

Tiến sĩ Jörg Dräger (thành viên Ban Giám đốc Tập đoàn Bertelsmann Stiftung, Đức) cho biết: Chúng tôi đang tìm kiếm những đơn vị có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực giáo dục ở Châu Á. Đó là lý do tại sao chúng tôi tìm đến TOPICA.

“Chúng tôi có thể học hỏi từ TOPICA cách mở rộng giáo dục trong môi trường như Việt Nam, Philippines, và có thể là cả Ấn Độ, nơi mà khả năng tiếp cận, chi phí là vấn để và chúng tôi cần đưa giáo dục chất lượng cao tiếp cận với đông đảo người dân", Tiến sĩ Jörg Dräger nói.

Cùng với Cựu Bộ trưởng Lao Động Thụy Điển và Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục Malaysia, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Người sáng lập Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA chia sẻ về "Sự chuyển mình của giáo dục trong thời đại kỹ thuật số".

Trong buổi thảo luận, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn phát biểu về tác động của E-Learning tới nền giáo dục của các nước Đông Nam Á. Đồng thời chia sẻ về công nghệ và dịch vụ đồng bộ cho chương trình Cử nhân trực tuyến của các trường đại học; Chương trình ươm tạo khởi nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có các startup gọi vốn thành công hàng triệu USD như Appota, HSP Yton.

Nguồn: Click xem

24 giờ :Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8

Posted: 11 Sep 2014 06:29 PM PDT

* Roi-tơ dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, lệnh trừng phạt bổ sung của Liên hiệp châu Âu (EU) chống Nga liên quan cuộc khủng hoảng tại U-crai-na chính thức có hiệu lực từ hôm nay (ngày 12-9).

* Mỹ tổ chức nhiều hoạt động tưởng niệm những nạn nhân trong vụ khủng bố kinh hoàng 11-9-2001, đặc biệt tại Khu vực số 0 ở Niu Oóc. Tổng thống B.Ô-ba-ma cùng hơn 300 người tham gia các hoạt động tưởng niệm tại Nhà trắng và Lầu năm góc, một trong những mục tiêu khủng bố 13 năm trước.

* Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga V.Pu-tin khẳng định, quan hệ hai nước không ngừng được mở rộng, đồng thời cam kết duy trì xu thế này.

* Hội nghị cấp cao SCO khai mạc ở thủ đô Ðu-san-be của Tát-gi-ki-xtan, với sự tham dự của lãnh đạo các nước thành viên (gồm Trung Quốc, Nga, Tát-gi-ki-xtan, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan), tập trung thảo luận hợp tác về an ninh và phát triển trong khu vực.

* LHQ xác nhận, nhóm nổi dậy Mặt trận Nu-xra của Xy-ri trả tự do cho toàn bộ 44 nhân viên người Phi-gi thuộc Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ bị bắt giữ hai tuần qua trên cao nguyên Gô-lan.

* Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, đoàn xe cứu trợ thứ hai của nước này đã tập kết tại khu vực biên giới Rô-xtốp, sẵn sàng khởi hành tới miền đông U-crai-na.

* Các quan chức cấp cao LHQ cùng lên tiếng kêu gọi các quốc gia chấm dứt thử hạt nhân và tái cam kết về một thế giới không vũ khí hạt nhân. Theo LHQ, đã có gần 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân kể từ vụ đầu tiên ngày 16-7-1945.

* QH Mi-an-ma khai mạc khoá họp thứ 11 tại thủ đô Nây Pi Ðô nhằm thảo luận và thông qua một số dự luật sửa đổi, trong đó luật bầu cử chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2015.

* Tại Xơ-un, các thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản thảo luận các dự án hợp tác, trong đó đề cập khả năng tổ chức hội nghị cấp cao ba bên vốn bị gián đoạn hơn hai năm qua.

* Ðoàn thể thao đầu tiên của CHDCND Triều Tiên gồm 94 thành viên dự Ðại hội thể thao châu Á đã lên đường tới In-chơn (Hàn Quốc).

* Năm người chết và năm người bị thương trong vụ tiến công tại tỉnh Pát-ta-ni, miền nam Thái-lan, nơi bạo lực từ năm 2004 tới nay làm hơn 5.900 người chết và 10.600 người bị thương.

* Giới chức I-rắc xác nhận đã phát hiện một ngôi mộ với 35 thi thể nghi do phiến quân thuộc lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) sát hại, tại TP Mô-xun, miền bắc nước này.

* Chính phủ Y-ê-men đạt thỏa thuận với lực lượng nổi dậy người Hu-thi, theo đó một thủ tướng mới sẽ được chỉ định, đổi lại lực lượng Hu-thi chấm dứt làn sóng biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tuần qua ở thủ đô Xa-na.

* Ấn Ðộ thử thành công tên lửa đất đối đất Agni-I có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn từ 700 đến 900 km, từ căn cứ quân sự ở bang miền đông Ô-đi-xa.

Nguồn: Click xem

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dự hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước …

Posted: 11 Sep 2014 06:29 PM PDT

<!–[CDATA[

Tham dự hội nghị có các vị đại biểu đến từ 10 quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, đại diện các quốc gia Đông á, Thư ký ASEAN, Liên minh châu Âu…

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục nước CHDCND Lào khẳng định:  Trong những năm qua, các quốc gia ASEAN thường xuyên hợp tác ở nhiều cấp độ. Hội nghị Bộ trưởng giáo dục lần thứ 8 này nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các quốc gia ASEAN cũng như trong khu vực và quốc tế, đồng thời cụ thể hóa kế hoạch phát triển giáo dục các nước ASEAN 2016 – 2020.

Trước mắt, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cho các quốc gia ASEAN, hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các đối tác khác đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia cũng như khu vực ASEAN.

Nguồn: Click xem

Hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn 2011-2015 đạt nhiều tiến bộ

Posted: 11 Sep 2014 06:29 PM PDT

Các vị Trưởng đoàn tham dự phiên khai mạc. (Ảnh: Hoàng Chương/Vietnam+)


Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 11/9, tại Vientiane, thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã diễn ra hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 8 (ASED 8).

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Giáo dục các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nước đối tác và khách mời quốc tế.

Đoàn Việt Nam do ông Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dẫn đầu.

Trong phiên khai mạc, ông PhankhamViphavanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục Thể thao Lào đã phát biểu chào mừng các vị đứng đầu ngành giáo dục các nước ASEAN, các nước đối tác và cùng quan khách đến tham dự hội nghị.

Ông khẳng định hội nghị là cơ hội để các nước trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và cho các năm tiếp theo.

Sau phiên khai mạc, hội nghị đã họp đánh giá kết quả hợp tác giáo dục của ASEAN trong thời gian qua, ghi nhận tiến bộ đã đạt được trong hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn 2011-2015, trong đó có việc xuất bản và chính thức phát hành “Báo cáo ASEAN về tình hình giáo dục năm 2013″ (ASOER) do EU tài trợ có một ý nghĩa lớn, giúp cung cấp phương pháp đánh giá đúng đóng góp của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, môi trường và kinh tế của khu vực ASEAN.

Hội nghị cũng đánh giá cao khả năng kết nối phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và dạy tiếng Anh đã giúp thu hẹp sự chênh lệch về phát triển trong khu vực; nhất trí về nhu cầu mở rộng hoạt động hợp tác giáo dục ra các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và tăng cường cơ chế “ASEAN giúp ASEAN” nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong ASEAN.

Chương trình trao đổi sinh viên ASEAN (ASEP) cũng được hoan nghênh, tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác, xây dựng mạng lưới, mở rộng hiểu biết và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau trong khu vực.

Các bộ trưởng đã phê duyệt sử dụng Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN (AQRF) làm tài liệu hướng dẫn cho các quốc gia thành viên ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN 2015 để các quốc gia tự nguyện áp dụng.

Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện quan trọng. Tuyên bố chung của Hội nghị cũng nhấn mạnh: năm 2015 là năm đánh dấu Kế hoạch hoạt động giáo dục của ASEAN 5 năm (2011-2015) sắp hoàn thành, nhất là trong bối cảnh các nước trên thế giới cam kết sẽ hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ và Giáo dục cho mọi người vào năm nay cùng nhiều vấn đề quan trọng khác mà các bên quan tâm./.

Nguồn: Click xem

Điều giáo viên dạy giỏi làm cán bộ thư viện

Posted: 11 Sep 2014 12:27 PM PDT


Học sinh Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Tuy Hòa) – Ảnh: website nhà trường

Liên quan đến vụ “Giáo viên chuyển trường ngay đầu năm học mới", ngày 11-9, cô Đỗ Thị Bích Loan (36 tuổi) cho biết mình đang dạy tiếng Anh ở Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Tuy Hòa) thì bị điều động về Trường tiểu học Lê Thánh Tôn cũng trên địa bàn TP nhưng công việc chủ yếu là làm cán bộ thư viện.

Cô Loan là một trong 149 giáo viên của TP Tuy Hòa nhận quyết định chuyển trường vào đầu năm học 2014-2015, do đã công tác tại một trường từ 10 năm trở lên.

Theo danh sách điều động giáo viên năm 2014 do bà Đào Bảo Minh, chủ tịch UBND TP Tuy Hòa ký ngày 19-8-2014, cô Loan bị điều động do thừa – thiếu (từ trường thừa giáo viên tiếng Anh sang trường thiếu giáo viên tiếng Anh), chứ không phải điều động để làm công tác thư viện.

Cô Loan cho biết tốt nghiệp đại học sư phạm ngành tiếng Anh. Trước đây, khi ở Trường THCS Trần Hưng Đạo, mỗi tuần dạy từ 14-17 tiết tiếng Anh và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.

"Khi nhận quyết định điều động về dạy tại Trường tiểu học Lê Thánh Tôn, tôi rất mừng vì được dạy gần nhà. Thế nhưng, khi về công tác tại trường thì mỗi tuần tôi chỉ dạy bốn tiết môn tiếng Anh. Thời gian còn lại, nhà trường phân công tôi làm công tác thư viện, do thừa giáo viên môn này.

Không còn sự lựa chọn nào khác, tôi phải chấp nhận sự phân công của nhà trường – dù không qua đào tạo về thư viện và chờ đến khi có giáo viên tiếng Anh chuyển đi sẽ lấp vào chỗ trống đó” – cô Loan nói.

Giải thích về việc này, ông Trần Văn Lưỡng – hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Thánh Tôn – cho biết bước vào năm học 2014-2015 trường có ba giáo viên tiếng Anh, thừa một giáo viên. Nay phải tiếp nhận thêm cô Loan, nên trường không biết phải sắp xếp lịch dạy như thế nào. Trong lúc đó, cán bộ thư viện của trường vừa nghỉ hưu nên ban giám hiệu thống nhất để cô Loan kiêm luôn công tác thư viện.

"Tôi đã làm việc với cô Loan rồi. Nếu cô chịu làm công tác thư viện thì ở lại trường, còn không thì mang quyết định điều động đến phòng Giáo dục thành phố kiến nghị để được giải quyết. Và cô Loan đã chấp nhận sự phân công của nhà trường"- thầy Lưỡng nói.

Tuy nhiên, thầy Lưỡng cũng thừa nhận, việc bố trí cô Loan làm công tác thư viện là lãng phí về chuyên môn.

Ông Phan Văn Đông – trưởng phòng Giáo dục và đào tạo TP Tuy Hòa- cho rằng việc điều động cô Loan về Trường tiểu học Lê Thánh Tôn là để tăng cường giảng dạy môn Tiếng Anh từ 2 tiết lên 4 tiết/tuần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

"Việc điều động cô Loan là do phòng thực hiện, còn việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên như thế nào thì thuộc về thẩm quyền của hiệu trưởng. Trong cuộc họp chuyên môn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vào đầu tuần tới, phòng sẽ quán triệt các trường tiểu học nếu đủ giáo viên tiếng Anh sẽ thực hiện dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần ngay trong năm học này", ông Đông nói.

Tuy nhiên, ông Lưỡng cho rằng, hiện trường chỉ có 18 lớp ở các khối 3, 4, 5 học tiếng Anh. Nếu trường tổ chức dạy môn học này 4 tiết/tuần thì mỗi tuần các giáo viên dạy 72 tiết. Như vậy, mỗi giáo viên tiếng Anh của trường chỉ dạy 18 tiết/tuần, trong khi theo quy định của ngành thì mỗi giáo viên phải dạy 23 tiết/tuần. Trường vẫn thừa giáo viên môn này.

Nguồn: Click xem

Sở Giáo dục Thanh Hóa giải thích về 7 giáo viên mất việc

Posted: 11 Sep 2014 12:27 PM PDT

 – Liên quan đến vụ “7
giáo viên bỗng mất việc…
” bà Hoàng Thị Bình, chuyên viên Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, sở đã nhận đơn phản ánh của
các giáo viên trường THPT Tĩnh Gia 5. Tuy nhiên, những giáo viên này không trong
danh sách biên chế của sở, do vậy nhà trường có quyền thanh lý hợp đồng khi
trường không còn nhu cầu.


THPT Tĩnh Gia, Thanh Hóa, giáo viên, thi tuyển

Trường THPT Tĩnh Gia 5

 Giáo viên có công, sao nỡ…

Trong số 7 giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia 5 sắp bị thanh lý hợp đồng có những
giáo viên đã công tác được 14 năm, còn lại trung bình 8, 9 năm – nếu bị thanh lý
hợp đồng họ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Chị Phùng Thị Hương, giáo viên dạy môn Văn, được coi là "lão làng" với 14 năm
kinh nghiệm cho biết: “Tôi đã tham gia dạy học từ khi trường mới bắt đầu thành
lập (năm 2001) đang còn là trường THPT bán công.

Năm 2010, tỉnh có chủ trương chuyển đổi Trường THPT bán công Tĩnh Gia sang thành
Trường THPT Tĩnh Gia 5. Lúc này 7 giáo viên hợp đồng, trong đó có tôi lại không
được giữ lại trường giảng dạy, trong khi nhà trường vẫn thi tuyển thêm hơn 20
giáo viên biên chế nữa.”

Lý do được ông Nguyễn Ngọc Thơi, Hiệu trưởng nhà trường đưa ra, bản thân cũng
đang rất đau đầu về những trường hợp trên. Trước khi trường được tuyển sinh hơn
20 giáo viên thì cũng đã làm tờ trình lên Sở GD-ĐT Thanh Hóa xin đặt cách các
giáo viên này, tuy nhiên sở không đồng ý.

Vẫn theo ông Thơi, thời điểm năm 2011, căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên
có của nhà trường còn thiếu 28 giáo viên vì vậy nhà trường làm tờ trình đề nghị
Sở GD-ĐT Thanh Hóa ưu tiên cho các trường hợp ký hợp đồng dài hạn cho các giáo
viên trên. 7 giáo viên này đã được khẳng định về phẩm chất, đạo đức và năng lực
sư phạm, được hội đồng giáo dục nhà trường tín nhiệm và thừa nhận thông qua việc
đánh giá giáo viên hàng năm của trường.

Qua đó, nhà trường kiến đề nghị Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa có quy chế ưu tiên
ghi nhận sự đóng góp của các giáo viên hợp đồng có năng lực chuyên môn nghiệp vụ
tốt trong những năm hợp đồng ngắn hạn đã góp công sức cho sự ổn định và phát
triển của trường từ thời bán công.

"Tôi cũng có tờ trình, song Sở giáo dục chỉ đáp lại là các giáo viên này không
đủ tiêu chuẩn tuyển dụng như tiêu chí tuyển sinh giáo viên phải là bằng chính
quy, loại giỏi…", ông Thơi nói.

Vì sao không đặc cách?

Những giáo viên thuộc diện sắp bị thanh lý hợp đồng tỏ ra ấm ức vì tiêu chí thi
tuyển Sở GD-ĐT ra tiêu chí thi tuyển dụng phải có bằng giỏi mới được thi, ưu
tiên Thạc sỹ, Tiến sĩ, con em gia đình chích sách…như vậy có khác gì bảo chúng
tôi nghỉ việc.

Chị Hương lý giải “khoảng 15 năm về trước thế hệ giáo viên như chúng tôi học đại
học chính quy lấy được bằng khá là tốt rồi..”

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thị Bình, chuyên viên phụ trách đội ngũ giáo
viên các trường trực thuộc (Sở GD-ĐT Thanh Hóa) cho biết, sở cũng đã nhận được
đơn phản ánh của các giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia 5. Các giáo viên nói trên là
giáo viên hợp đồng của trường, không nằm trong danh sách biên chế của sở, do vậy
nhà trường có quyền thanh lý hợp đồng khi trường không còn nhu cầu.

Về việc năm 2011, trường có tuyển sinh hơn 20 giáo viên song các giáo viên này
vẫn không được chấp nhận là do không đủ yêu cầu thi tuyển của sở đề ra. Trong
hướng dẫn tuyển dụng của sở, mục ưu tiên ngoài con em liệt sỹ, người có công,
tiến sỹ… thì không có mục nào hướng dẫn giữ nguyên hay đặc cách giáo viên đang
dạy lâu năm ở trường.

Lê Anh

Nguồn: Click xem

Bộ GD-ĐT bác ý kiến GS Ngô Bảo Châu đòi bỏ thi tốt nghiệp

Posted: 11 Sep 2014 12:27 PM PDT

Bộ GD-ĐT đã đưa ra những lập luận để bác bỏ ý kiến của GS Ngô Bảo Châu về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp, giữ kỳ thi Đại học.

Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT vừa có câu trả lời phản bác ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp, giữ kỳ thi ĐH, CĐ:

Không bỏ kỳ thi nào cả

Theo Bộ GD-ĐT thì thi, kiểm tra, đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông, có tác động lớn đến chất lượng, hiệu quả dạy học và luôn được toàn xã hội quan tâm.

Thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông nên càng quan trọng và cần thiết, cho dù ở các kỳ thi hằng năm số thí sinh trượt tốt nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Kỳ thi này không chỉ nhằm mục đích để xét công nhận học sinh tốt nghiệp mà quan trọng hơn là nhằm mục đích khuyến khích, tạo động lực tích cực học tập cho người học. Thực tế đã chứng tỏ là nếu không thi thì người học rất ít cố gắng. Mặt khác, kỳ thi còn nhằm cung cấp cho giáo viên, nhà quản lý những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý để cùng đạt mục tiêu chất lượng dạy học ngày càng cao. Hơn nữa, bằng tốt nghiệp THPT hiện nay vẫn là văn bằng cần thiết để phân luồng học sinh, làm căn cứ tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng và được sử dụng để học sinh chuẩn bị hồ sơ đi du học ở nước ngoài.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục: "Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực…"; nghiêm túc triển khai Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", Bộ GDĐT đã tập trung nghiên cứu, cải tiến từng bước ở tất cả các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD-ĐT bác ý kiến GS Ngô Bảo Châu đòi bỏ thi tốt nghiệp - Ảnh 1Phóng to

Ý kiến GS Ngô Bảo Châu là bỏ thi tốt nghiệp, giữ thi ĐH, CĐ như hiện nay.

Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã phân cấp mạnh cho các địa phương hầu hết các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT; Bộ chỉ còn chủ trì việc xây dựng đề thi chung nhằm bảo đảm mặt bằng chung trong cả nước và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Năm 2014, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ GDĐT đã áp dụng một số điều chỉnh công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng kết hợp kết quả thi tốt nghiệp với kết quả đánh giá cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.

Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 và cả những ưu điểm của thi tuyển sinh đại học theo hình thức "3 chung" những năm qua. Việc tổ chức coi thi, chấm thi theo cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia coi thi, chấm thi cùng với cán bộ, giáo viên của sở GDĐT sẽ đảm bảo Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả để có kết quả đủ độ tin cậy cho xét tốt công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời tạo sự yên tâm cho các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh;

Như vậy, Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia là cách tiếp cận mới trên cơ sở những đổi mới của kỳ thi TN THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm qua, nhất là năm 2014. Đây là phương án không dựa trên việc bỏ một trong 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, CĐ mà là tổ chức một kỳ thi chung nhằm làm cho thi cử gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm mà vẫn cho kết quả đáng tin cậy và thực sự là động lực của quá trình nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường phổ thông.

Phản bác quan điểm bỏ thi tốt nghiệp

Về ý kiến cho rằng chỉ nên giữ lại Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ không nên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tốt nghiệp THPT, Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT cho rằng:

Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình THPT phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ở các nước có nền giáo dục phát triển) là chú trọng đánh giá chất lượng đầu ra (đối với giáo dục phổ thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT), chứ không chỉ đánh giá chất lượng đầu vào (thi tuyển sinh ĐH, CĐ).

Mục đích Kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ thông mà quan trọng hơn là thông qua kỳ thi tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Hiện nay, hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT; hơn nữa việc phân luồng thí sinh sau THPT là một trong những yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do đó, hàng năm vẫn phải tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để tuyển chọn được những học sinh phù hợp nhất cho các nhà trường.

Thi, kiểm tra, đánh giá là một khâu của quá trình dạy học, có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hoạt động khác của quá trình dạy học và giáo dục. Việc thi sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động học của trò và hoạt động dạy của thầy. Đồng thời, việc thi phải phù hợp với nội dung và phương pháp học tập theo phương châm "học gì đánh giá nấy".

Từ luận điểm này cho thấy, với thực tiễn của hoạt động dạy học trong các nhà trường Việt Nam hiện nay thì cần thiết phải có kỳ thi cuối cùng để đánh giá đầu ra của giáo dục phổ thông, tác động tích cực trở lại quá trình dạy học. Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã cùng với các địa phương chỉ đạo các trường tích cực đổi mới PPDH, thi, kiểm tra đánh giá. Hoạt động này đã thu được những kết quả bước đầu; đặc biệt, những đổi mới trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đã được học sinh, phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức thành công một Kỳ thi quốc gia với 2 mục đích.

Xem thêm video clip : Lớp học Rạch Ông: Mái nhà của các em nhỏ nghèo

<!–

–>

Nguồn: Click xem

Comments