Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đầu tư cho giáo dục qua quỹ Lawrence S. Ting

Posted: 10 Sep 2014 06:04 AM PDT

Sinh thời, ông Lawrence S. Ting, cố Chủ tịch Tập đoàn CTD và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, quan niệm việc kinh doanh sẽ vượt lên tham vọng vật chất một khi nó mang ý nghĩa giúp đỡ được thật nhiều người. Quan niệm ấy đã trở thành tôn chỉ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của ông tại Việt Nam. Vì thế, ngoài các dự án kinh tế lớn, góp phần vào sự phát triển của TP HCM và cả nước, ông còn hỗ trợ các chương trình giáo dục, y tế, cộng đồng…

Khi ông Lawrence S. Ting qua đời, những người kế thừa đã xin phép UBND TP HCM thành lập quỹ mang tên ông vào năm 2005. Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting có chức năng tổ chức, vận động, tiếp nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tiến hành các hoạt động hỗ trợ vật chất, tài chính trong các lĩnh vực y tế, hạ tầng công cộng và ưu tiên cho giáo dục.

Trong 8 năm qua, quỹ đã trao các suất học bổng cho các em học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong lễ trao học bổng Lawrence S. Ting được tổ chức hàng năm tại TP HCM. Quỹ còn thông qua các quỹ, hội khuyến học, hội từ thiện của trung ương và 63 tỉnh thành trên cả nước trao hàng chục nghìn suất học bổng đến các em học sinh – sinh viên vùng sâu, vùng xa. Tính đến nay, quỹ trao gần 66.109 suất học bổng với tổng trị giá hơn 63,7 tỷ đồng.

Gõ caption vào đây

Cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E – Learning” nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng một cách có hiệu quả hơn nữa các phòng máy vi tính đã được tài trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy của các trường.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ kinh phí từ Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, quỹ triển khai chương trình “Tiến bước cùng IT” từ tháng 7/2006. Sau hai giai đoạn một và hai thực hiện trang bị 122 phòng máy vi tính hiện đại và kết nối Internet tại 97 trường thuộc 63 tỉnh thành, từ năm 2009, chương trình đã bước sang giai đoạn ba với việc phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E – Learning”. Cuộc thi nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng một cách có hiệu quả hơn nữa các phòng máy vi tính đã được tài trợ, phục vụ cho công tác giảng dạy của các trường.

Cô Nguyễn Thị Hồng Tâm – Phó hiệu trưởng trường THPT Sông Công, Thái Nguyên, cho biết, để tham gia cuộc thi năm nay, nhóm giáo viên của trường dành thời gian nghỉ hè để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đã phải nhờ Đài truyền thanh Sông Công hỗ trợ việc ghi hình để đưa vào bài giảng. Việc đạt giải ba trong cuộc thi ‘Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E – Learning’ lần thứ hai được trao giải vào ngày 24/8 là cú hích để lãnh đạo và các giáo viên trong trường tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho hoạt động thiết kế bài giảng E – Learning trong thời gian tới.

Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting cũng phối hợp với khoa điện tử viễn thông thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM tài trợ 288 bộ thiết bị kết nối kính hiển vi và máy vi tính. Tất cả được trao cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cùng một số bệnh viện trên cả nước và tài trợ tổ chức cuộc thi “Phòng thí nghiệm chất lượng cao”. Sau gần 9 năm hoạt động, quỹ đã tài trợ cho các hoạt động giáo dục với tổng số tiền lên đến 109,6 tỷ đồng.

Lễ trao học bổng Lawrence S. Ting lần 12 và trao tài trợ năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 20/9 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC). Tại buổi lễ, quỹ sẽ trực tiếp trao 484 suất học bổng, tổng trị giá hơn 4,2 tỷ đồng cho các học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trên cả nước. Ngoài ra, chương trình sẽ trao tài trợ học bổng năm 2015 thông qua các quỹ, hội từ thiện, hội khuyến học với tổng giá trị gần 5,06 tỷ đồng.

Hải My

Nguồn: Click xem

Hôm nay, Bộ GTVT kết luận “đường bay thẳng”

Posted: 10 Sep 2014 12:03 AM PDT

Hôm nay (10/9), Bộ GTVT sẽ chính thức công bố kết luận về đường bay thẳng Hà Nội – TP.HCM qua không phận Lào và Campuchia.

Trước đó, đăng đàn trả lời trong chương trình "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" trên VTV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho hay đường bay thẳng đã được nghiên cứu từ lâu nhưng tại thời điểm đưa ra vì điều kiện chưa đủ nên phải dừng lại để tiếp tục nghiên cứu. 

Tuy nhiên hiện nay trong tình hình mới khi Việt Nam đã ký Hiệp định hàng không với các nước Campuchia, Lào, Myanmar cùng với điều kiện phát triển khoa học công nghệ về kiểm soát không lưu tốt hơn… Bộ GTVT cũng như các ngành liên quan đã đặt lại vấn đề nghiên cứu đường bay thẳng. Người đứng đầu ngành giao thông cũng khẳng định đường bay thẳng với mục tiêu an toàn là số 1 và hiệu quả cho các doanh nghiệp. 


Đường bay hiện nay (màu đỏ) và đường bay thẳng theo đề xuất của ông Trần Đình Bá (màu vàng).

"Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, chi phí giảm bớt thì chắc chắn người dân sẽ được hưởng lợi", Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.

Quyết tâm đó cũng chính là động lực để Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất với Chính phủ xin thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội – TP.HCM qua Lào, Campuchia (còn gọi là đường bay vàng). Ngay sau khi được Chính phủ cho phép, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cùng 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và VietJet Air thực hiện bay thử nghiệm trong Hệ thống buồng lái giả định (SIM).

Các chuyến bay thử nghiệm được tiến hành từ ngày 29/8 – 3/9/2014. Trao đổi với phóng viên, đại diện VietJet Air cho biết hãng đã hoàn thành bay thử nghiệm đường bay thẳng trên tàu bay A320 và gửi kết quả lên Cục HKVN.

Tương tự, đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết đã hoàn thành bay thử nghiệm đường bay thẳng từ Hà Nội – TP.HCM trên tàu bay A321 và B777, đồng thời đã gửi kết quả lên Cục HKVN.

Sau khi 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và VietJet Air có báo cáo cụ thể về kết quả thử nghiệm đường bay thẳng, Cục HKVN đã có thông báo kết quả sơ bộ cho biết, đường bay thẳng giúp giảm 85km, bay nhanh hơn 5 phút tiết kiệm 190kg nhiên liệu.

Tuy nhiên cũng ngay sau khi công bố kết quả thử nghiệm, Cục HKVN đang đề xuất mời Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) kiểm tra lại kết quả thử nghiệm đường bay thẳng này.

Nguồn: Click xem

Thông tin chi tiết phương án thi quốc gia từ năm 2015

Posted: 10 Sep 2014 12:03 AM PDT

Môn thi: Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.

Đề thi: Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi 180 phút. Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút.

Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GDĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường đại học đủ năng lực.

Xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ

Các sở GDĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Trước ngày 01 tháng 01 hằng năm, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ) công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.

Căn cứ kết quả thi, Bộ GDĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn. Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế. 

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.


Ảnh minh họa

Lãnh đạo Bộ GDĐT cũng cho biết, muốn có kỳ thi nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì phải làm tốt tất cả các khâu: từ ra đề thi, coi thi, chấm thi đến xử lý và sử dụng kết quả thi.

Cũng theo Bộ GDĐT, để đảm bảo tính nghiêm túc và tính chính xác, khách quan, độ tin cậy của kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi theo các cụm thi tập trung ở các trường ĐH, CĐ và các trường THPT tại các tỉnh/thành phố, thị xã, thị trấn; bố trí các cụm chấm thi theo vùng, miền. Và, thay vì chỉ có cán bộ, giáo viên của sở GDĐT như trước đây, sẽ tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia các khâu tổ chức thi.

Bên cạnh đó, đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

Cùng với việc phát huy vài trò trách nhiệm của CB, GV tham gia kỳ thi, các  giải pháp kỹ thuật và công nghệ sẽ được tính toán sử dụng ở mức độ phù hợp để tăng cường tính bảo mật, an toàn trong tổ chức thi và độ tin cậy của kết quả thi.

Về công tác thanh tra của kỳ thi quốc gia, ông Trinh cũng cho biết, sẽ tăng cường đối để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm xảy ra. Đặc biệt, Bộ sẽ cương quyết xử lý nặng đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi của CB, GV và thí sinh. Với những nội dung điều chỉnh đã nêu trong phương án, sẽ có một số vấn đề kỹ thuật của kỳ thi cần phải chủ động giải quyết. 

"Quan điểm là Bộ, Sở, nhà trường chủ động có phương án để giải quyết những khó khăn, phức tạp của kỳ thi, dành những thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Cụ thể là Bộ sẽ điều chỉnh, bổ sung quy chế thi, việc ra đề thi sẽ vẫn do Bộ đảm nhận, sẽ xây dựng phần mềm quản lý thi THPT quốc gia dùng chung cho cả nước. Công tác tổ chức thi sẽ đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với các hội đồng thi, công tác chấm thi cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn này đều có giải pháp để giải quyết triệt để với trách nhiệm cao nhất của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp" lãnh đạo bộ cho biết.

Được biết, Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm, thành công của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Đặc biệt, những ưu điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức "3 chung" trước đây sẽ được áp dụng để tổ chức các Cụm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì.

Trước đó ngày 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đồng ý với đề xuất của Bộ GDĐT tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục công bố ngay phương án thi trong đầu năm học 2014-2015 trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận góp ý về 3 phương án mà Bộ đang xin ý kiến và các phương án khác, trong đó lưu ý phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thủ tướng nhấn mạnh, phương án được lựa chọn phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở tuyển sinh đại học, cao đẳng; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Nguồn: Click xem

OECD: Tiếp cận giáo dục gia tăng khắp thế giới

Posted: 09 Sep 2014 06:02 PM PDT

Một báo cáo mới cho thấy sự tiếp cận giáo dục đang tăng lên trên toàn thế giới, nhưng sự gia tăng giáo dục đại học đang làm tăng thêm cách biệt về kinh tế xã hội ở nhiều nước. Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có trụ sở tại Paris và cũng cho thấy một số nước mới nổi có những bước tiến đáng ngạc nhiên. Thông tín viên Lisa Bryant tường trình từ thủ đô nước Pháp.

Dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động nặng nề tới nhiều quốc gia, song nó không làm chậm lại sự tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, theo báo cáo “Education at a Glance” mới nhất của  Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chất lượng và số lượng giáo dục đang nới rộng khoảng cách giữa những người có và không có tiền của.

Chẳng hạn, những người có trình độ học vấn thấp bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và có xu hướng kiếm được ít tiền hơn nhiều so với những người có bằng cấp cao hơn.

Khắp 34 nền kinh tế tiên tiến thuộc OECD, tỉ lệ thất nghiệp đối với những người có trình độ đại học là khoảng 5 phần trăm, nhưng con số này vọt lên gần 20 phần trăm đối với những người trong độ tuổi 25-34 không có trình độ đại học.

Ông Andreas Schleicher,  Giám đốc phụ trách Giáo dục và Kỹ năng của OECD, cho biết cũng có thể nhận thấy xu hướng này ở các nước mới nổi.

“Thật ra đó là một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất. Có thể thấy ở Brazil, ở Đông Nam Á. Đối với những nước mà chúng tôi có dữ liệu, đây là xu hướng khá phổ biến. Và cuộc khủng hoảng tài chính hồi gần đây đã khuếch đại xu hướng này. Ngày nay giáo dục tạo nên nhiều khác biệt hơn về cơ hội trong cuộc sống so với trước đây.”

Tuy nhiên, nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng giáo dục đang san bằng cách biệt giữa một số nước giàu và nước mới nổi. Ông Schleicher cho biết những nước như Trung Quốc, Việt Nam và Brazil đang dành ưu tiên cho giáo dục. Các nước này đầu tư nguồn lực khan hiếm vào nơi nó đóng vai trò quan trọng nhất, ví dụ như đầu tư vào giáo viên và hiệu trưởng giỏi. Họ muốn đảm bảo rằng tất cả trẻ em nước họ được hưởng một nền giáo dục đủ tốt. Ông nhận xét:

“Điều thực sự thú vị là khi bạn nhìn vào dữ liệu này, thế giới không còn phân chia giữa những nước giàu, trình độ học vấn cao và những nước nghèo, trình độ học vấn thấp nữa. Một số nước thu nhập trung bình này chứng kiến tiến bộ hết sức to lớn.”

Báo cáo cho thấy tỉ lệ giáo dục đang mở rộng ở nhiều nền kinh tế mới nổi nhanh hơn so với những nền kinh tế giàu có hơn. Nghiên cứu mới cho thấy cái nhìn tổng quan về những hệ thống giáo dục của những quốc gia thành viên OECD cũng như gần một chục nước phi thành viên, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Colombia, Brazil và Nga.

Nguồn: Click xem

Việt Nam sẽ bỏ thi đại học

Posted: 09 Sep 2014 12:03 PM PDT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ đạo đối với việc hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, liên thông.

Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Thủ tướng yêu cầu hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm và trung học phổ thông 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau trung học cơ sở, phân luồng trung học phổ thông và định hướng nghề nghiệp.

Bảo đảm liên thông dọc giữa các bậc của giáo dục nghề nghiệp gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với các bậc của giáo dục đại học gồm đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bảo đảm liên thông ngang trong cùng một bậc học.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với sách giáo khoa, thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Đáng chú ý, về phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới các kỳ thi theo hướng tổ chức một kỳ thi quốc gia, đáp ứng hai yêu cầu sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời làm cơ sở tin cậy để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong quá trình thực hiện việc tự chủ tuyển sinh của trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Về phương án đổi mới thi, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai ngay trong đầu năm học 2014-2015 phương án đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến nhân dân, dư luận xã hội góp ý về 3 phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xin ý kiến và các phương án khác, trong đó lưu ý phương án của Đại học Quốc gia Hà Nội để lựa chọn một phương án phù hợp.

Phương án được lựa chọn chính thức phải bảo đảm việc đánh giá có tính khách quan nhất, đáp ứng hai mục tiêu trên; tạo điều kiện thuận lợi, giảm tối đa việc gây phiền hà cho người học và nhân dân, được xã hội đồng thuận cao.

Về biên soạn sách giáo khoa mới, hiện đang có hai phương án như sau.

Phương án 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa.

Phương án 2: Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, cho phép sử dụng.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, báo cáo Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết mới thay thế nghị quyết số 40/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Nguồn: Click xem

Ba điểm nhấn tại hệ thống giáo dục SaigonTech

Posted: 09 Sep 2014 12:02 PM PDT

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin tuyển sinh, nhập học tháng 9, phụ huynh, học sinh và sinh viên có thể tham dự buổi tư vấn trực tiếp – giới thiệu SaigonTech vào lúc 8h, thứ bảy, ngày 13/9. Đăng ký tham dự tại đây hoặc qua số điện thoại: (08) 37 155 033 (có xe đưđón ph huynh và hc sinh t trung tâm thành phố). Địa chỉ: Tòa nhà SaigonTech, lô 14, đường số 5, Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, TP HCM.

Gõ caption vào đây

Sinh viên SaigonTech luôn tự tin học tập trong môi trường quốc tế sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong học tập và giao tiếp. Thông tin chi tiết, truy cập website: www.saigontech.edu.vn.

Điều kiện nhập học tại SaigonTech linh động, xét tuyển thẳng, không phải thi tuyển với các trường hợp: thí sinh tham gia kỳ thi chung đại học – cao đẳng năm nay đạt mức điểm sàn trở lên; thí sinh đang là sinh viên một trường đại học – cao đẳng; thí sinh là học sinh giỏi các kỳ thi thành phố, quốc gia, các cuộc thi Olympic và học sinh giỏi toàn quốc. Nếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không thỏa các điều kiện xét tuyển thẳng trên, thí sinh sẽ làm bài kiểm tra đầu vào gồm hai phần: năng lực tư duy và trình bày ý kiến. Với quy trình tuyển sinh hiện đại của Mỹ, thí sinh biết kết quả nhập học tại SaigonTech trong vòng chưa đến một tuần.

Gõ caption vào đây

Câu lạc bộ kịch nghệ – Drama SaigonTech trong vở diễn “Giấc mộng đêm Hè” của Shakespeare.

Thí sinh Nguyễn Nhật Tân, nhập học trường SaigonTech, học kỳ mùa thu, chia sẻ: “Không đạt nguyện vọng một như mong muốn, em không thấy trường nào, ngành nào đủ hấp dẫn với mình nữa. Cho đến khi được người chị họ giới thiệu chương trình học của Mỹ tại SaigonTech, em tò mò thử tìm hiểu thử thì bị cuốn hút ngay. Chương trình học thực tế, kết hợp cả các môn học về kỹ năng như: thuyết trình trước công chúng (Public Speaking); kỹ năng viết báo cáo kỹ thuật (Technical Writing), nghệ thuật (Art) hoặc nhân văn (Humanity)… Với cách thiết kế chương trình như vậy, sinh viên Mỹ vừa vững chuyên môn, vừa khá kỹ năng là đúng”.

Gõ caption vào đây

Ngày 17/8, SaigonTech đã tổ chức lễ tốt nghiệp lần thứ 10 cho 120 tân cử nhân Đại học cộng đồng Houston tại Việt Nam.

Điểm đặc biệt khi học tại SaigonTech là sinh viên được học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trường có chương trình tiếng Anh căn bản giúp các bạn trang bị vốn tiếng Anh hoàn chỉnh trước khi vào học chương trình chuyên ngành bằng tiếng Anh. Như vậy, khi tốt nghiệp, sinh viên vừa có văn bằng chuyên môn, vừa có tiếng Anh lưu loát. Chương trình học tại trường được các tổ chức uy tín quốc tế kiểm tra chất lượng, nhà trường cũng đã khẳng định được vị trí của mình qua sự tồn tại và phát triển gần 15 năm. Hơn 1.500 sinh viên của trường đã tốt nghiệp và nhận bằng của Đại học cộng đồng Houston ngay tại Việt Nam. Với vốn chuyên môn vững vàng, vốn tiếng Anh lưu loát và bằng cấp quốc tế uy tín, nhiều sinh viên tốt nghiệp sớm có công việc ổn định, lương cao và các cơ hội việc làm, học tập trên khắp thế giới.

(Nguồn: SaigonTech)

Nguồn: Click xem

Bộ Giáo dục chốt phương án thi quốc gia 2015

Posted: 09 Sep 2014 12:02 PM PDT

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chính thức ban hành Quyết định số 3538 Phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015. Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12/6


Thi tối thiểu 4 môn

Quyết định của Bộ GD-ĐT nêu rõ về phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể,
về môn thi: Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các
trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu)
gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn
Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác
trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ.

thi quốc gia, '3 chung' cụm thi, tuyển sinh, tốt nghiệp
Ảnh Văn Chung

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho
tuyển sinh ĐH, CĐ.

Thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất
lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Thí
sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ GDĐT công bố sẽ được miễn thi
tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ.

Về đề thi: Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian thi
180 phút; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời
gian thi 90 phút. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vu cho
tuyển sinh ĐH, CĐ.

Về tổ chức thi: Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ công
bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường
đại học đủ năng lực.

Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Các sở GD-ĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối
thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét
công nhận tốt nghiệp THPT.

Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công
bố công khai Đề án Tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.

Tại các địa phương không có cụm thi do trường ĐH chủ trì, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT,
Bộ GD-ĐT sẽ thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GD-ĐT
chủ trì.

Các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự
thi vào trung tuần tháng 3, chuyển dữ liệu về Bộ GD-ĐT giữa tháng 4 hàng năm.

Kỳ thi THPT quốc gia hàng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi sẽ được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12/6.

Trước ngày 1/1 hàng năm các ĐH, HV, các trường ĐH, CĐ công bố mức độ và cách
thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Căn cứ kết quả thi bộ công bố
ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đổi với từng môn. Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết
quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế. 

Thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh ĐH sau

Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy, thí sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi quốc gia.

Số liệu thống kê của Bộ thể hiện nhất trí nên tổ chức kì thi THPT quốc gia từ năm 2015:

thi quốc gia, '3 chung' cụm thi, tuyển sinh, tốt nghiệp

Theo Bộ GD-ĐT, như vậy, đối với tuyển sinh ĐH, CĐ đã tách khâu thi và khâu xét tuyển, tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.

Cả địa phương và trường đại học cùng tổ chức thi

Về tổ chức thi, để đảm bảo tính nghiêm túc, tính chính xác, khách quan và độ tin cậy của kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi, chấm thi theo các Cụm thi tập trung. Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng với giáo viên các trường THPT.

Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả của Kỳ thi để tuyển sinh, sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ.

Còn với các thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH (tương tự như các Cụm thi ĐH năm 2014) do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT

Trong 3 phương án mà Bộ đã công bố trước đây, phương án được lựa chọn này chính là phương án 1 được hoàn thiện sau khi Bộ GD-ĐT tham khảo ý kiến trên diện rộng.

Văn Chung – Ngân Anh

Nguồn: Click xem

Comments