Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều trường xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ 2014

Posted: 07 Jun 2014 08:50 AM PDT


(Dân trí) – Các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Cửu Long, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp cùng có thông báo về việc xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm 2014.
Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/nhieu-truong-xac-dinh-tieu-chi-dam-bao-chat-luong-dau-vao-dh-cd-2014-885276.htm

Đào Nguyễn Khánh Trang giành vương miện Miss VSAM 2014

Posted: 07 Jun 2014 08:25 AM PDT


Tối 6/6, tại trường Đại học HELP ở Kuala Lumpur, Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam tổ chức đêm chung kết cuộc thi Miss Sinh viên Việt Nam tại Malaysia lần thứ hai (Miss VSAM 2014).
Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/dao-nguyen-khanh-trang-gianh-vuong-mien-miss-vsam-2014-98107-l.html

ĐH Đà Nẵng: Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học

Posted: 07 Jun 2014 08:25 AM PDT


GD&TĐ - Sáng 7/6, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị Sinh viên NCKH lần thứ 9 và tổng kết hoạt động SV NCKH năm 2013 – 2014. 

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/dh-da-nang-hoi-nghi-sinh-vien-nghien-cuu-khoa-hoc-98011-v.html

TP HCM: Hơn 50.000 chỗ trọ miễn phí cho thí sinh thi ĐH

Posted: 07 Jun 2014 07:25 AM PDT


Chương trình “Tiếp sức mùa thi” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM (SAC) thực hiện sẽ mở rộng quy mô hoạt động trong mùa thi ĐH, CĐ năm nay.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tp-hcm-hon-50000-cho-tro-mien-phi-cho-thi-sinh-thi-dh-97793-l.html

Sự kinh hoàng của kỳ thi đại học ở Trung Quốc

Posted: 07 Jun 2014 06:55 AM PDT


Cuối tuần này, 9,4 triệu thí sinh Trung Quốc sẽ thực sự nếm trải nỗi kinh hoàng của kỳ thi đại học khắc nghiệt nhất hành tinh.
Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/su-kinh-hoang-cua-ky-thi-dai-hoc-o-trung-quoc-c216a635181.html

Bình Dương bắt đầu chấm thi tốt nghiệp

Posted: 07 Jun 2014 04:25 AM PDT


GD&TĐ – Sáng nay 7/6, Sở GD&ĐT Bình Dương đã khai mạc Hội đồng Chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2014.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/binh-duong-bat-dau-cham-thi-tot-nghiep-97915-l.html

Bến Tre: Hầu hết trường mầm non chưa có phòng hoạt động thể chất

Posted: 07 Jun 2014 02:25 AM PDT


GD&TĐ – Sở GD&ĐT Bến Tre cho biết, khó khăn trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn là hầu hết các trường chưa có phòng hoạt động thể chất (chỉ có 17 phòng/172 trường, đạt 9,9%).

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/ben-tre-hau-het-truong-mam-non-chua-co-phong-hoat-dong-the-chat-96816-v.html

Bí quyết quản lý tài chính khi đi du học

Posted: 07 Jun 2014 01:45 AM PDT

Đi học xa nhà không còn gia đình bạn bè bên cạnh nên việc chi tiêu hàng ngày được các bạn du học sinh tính toán rất kỹ để có được một cuộc sống ổn định. Về vấn đề này xin mời các bạn tham khảo những cách sử dụng tiền của các bạn du học sinh qua những chia sẻ rất chân thật.

“Khéo co thì ấm”

Là một du học sinh ở SUNY(State University of New York, US), Hương chia sẻ: “Mình dù rằng được học bổng ở trường, nhưng tính mình thích đi du lịch và thăm thú để học hỏi nên cũng phải ‘khéo co thì mới ấm…”. Cách quản lý tiền của Hương rất đơn giản, tài khoản còn bao nhiêu tiền, cộng với số tiền kiếm được từ làm thêm, trừ hết đi các loại chi phí sinh hoạt ăn ở, còn lại là tiền dành cho du lịch. “Hồi mình sang Pennsylvania (US) đi thăm một người bạn, mình chỉ có lo chi phí đi lại thôi; đến nhà bạn thì ở nhờ, ăn cũng ăn chung, đâu mất nhiều tiền, hì hì…” Hương nói.

Nguyên, du học sinh ở Pune, Ấn Độ, có cách quản lý tiền chi tiết hơn. Vì phí ký túc xá trường yêu cầu nộp một lần/ năm, Nguyên xin tiền bố mẹ một năm/ lần và lấy tổng số tiền được cung cấp chia cho số ngày ra một số trung bình. Một ngày chi tiêu nhiều hơn mức trung bình là một ngày lo, một ngày chi ít hơn là một ngày vui. Với Nguyên, một vài buổi chi tiêu chặt chẽ thì số tiền dư ra có thể đủ đi xem một bộ phim cùng bạn bè ở rạp. Và nhiều tháng liền như vậy giúp cho cậu sinh viên Việt Nam đủ tiền sắm một chiếc xe máy nhỏ để đi lại giữa trường và nhà; thỉnh thoảng đi thăm những người bạn trong thành phố.

Với Nguyên số tiền tiết kiệm của tháng dư ra đủ để có thể mua một chiếc xe máy (Ảnh minh họa)

Khác Hương và Nguyên,  Hoàng, một du học sinh ở New York lại không làm như các bạn cùng trang lứa của mình. Hoàng tâm sự rằng lúc nào bạn thích và rảnh là có thể rủ bạn bè đi ăn uống nhà hàng; đôi khi cao hứng thì đi bar hoặc lên sàn. Thoạt nhiên ai nghe như vậy đều nghĩ rằng gia đình Hoàng có điều kiện để chu cấp cho những cuộc chơi như vậy.

Nhưng thực ra, Hoàng có cách làm riêng để tự cung cấp: “Có gì mà lạ. Cuối tuần, tớ mở house-party (tiệc uống đêm ở nhà). Có rượu và nhạc, bọn sinh viên đến đông. Mỗi đứa vào cửa thu ít tiền. Sau một buổi tối là kiếm được khối rồi”.
Để tránh gây tổn thất tiền gửi ngân hàng, tránh nợ nần không cần thiết, hoặc chỉ đơn giản là tránh lãng phí tiền bạc, ngoài những chia sẻ trên, dưới đây là một số điều cần cân nhắc cho các du học sinh về việc quản lý tài chính khi đi xa nhà.

1. Báo cho ngân hàng biết

Ngay khi bạn quyết định du học nước ngoài, hãy gọi điện thoại hoặc đi đến chi nhánh ngân hàng địa phương hỏi họ làm cách nào để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tìm hiểu xem họ có bất kỳ chi nhánh địa phương hoặc liên kết nào ở nơi bạn sẽ cư trú hay không, và những tính năng ngân hàng nào bạn có thể truy cập được tại địa phương đó.

Xác định xem phí ATM hoặc thẻ tín dụng nào sử dụng được, và liệu họ có bất kỳ ưu đãi nào để trang trải những chi phí đó hay không. Thậm chí, ngân hàng hoặc các liên hiệp tín dụng có thể cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ với mức giá thấp hơn nhiều so với khi bạn đang ở một quốc gia khác.

Nếu lệ phí ngân hàng hiện tại có vẻ cao, hãy gọi đến các liên hiệp tín dụng địa phương và các ngân hàng lớn khác để đối chiếu mức giá; các dịch vụ và lệ phí mà ngân hàng quốc tế tính sẽ khác xa nhau, đáng để bạn phải để mắt đến. Ngoài ra, thông báo cho các tổ chức thẻ tín dụng về kế hoạch ra nước ngoài của bạn, cũng như tìm hiểu loại phí nào họ sẽ yêu cầu.


2. Tìm một chiếc điện thoại thông minh vừa phải

Nếu không có một chiếc điện thoại quốc tế, thì có thể bạn sẽ phải tìm một điện thoại di động mới và nhà cung cấp dịch vụ mới trên đất khách. Thậm chí nếu bạn có một chiếc điện thoại quốc tế, bạn có thể được mức giá tốt hơn do các nhà mạng địa phương cung cấp, do đó hãy hỏi các sinh viên đã từng đi nước ngoài trước kia để cho lời khuyên.
Điện thoại thông minh giúp cải thiện kinh nghiệm sống ở nước ngoài của bạn đấy, như là bạn sẽ truy cập liên tục để theo dõi đơn mua hàng và xem số dư tài khoản của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải các ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra tỷ giá hối đoái, ngân hàng hoặc ATM, và thậm chí giúp giao dịch khi bạn ra ngoài mua sắm.

3. Tìm hiểu cách đem theo tiền mặt bên mình một cách an toàn

Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, máy ATM và đầu đọc thẻ tín dụng rất ít và hiếm, do đó bạn sẽ phải làm quen với việc mang theo tiền mặt một cách an toàn. Đeo túi tiền ngang thắt lưng; nó kín đáo, và cũng là nơi dễ nhớ khi cất tiền mặt và thẻ.
Khi đến nơi, hãy tìm một ngân hàng địa phương để đổi tiền mặt đủ cho chuyến đi của bạn, ăn uống và tìm một nơi nghỉ ngơi trong vài ngày, chỉ trong trường hợp có nhu cầu.
Nếu bạn không muốn đeo túi tiền ngay thắt lưng vì trông kỳ cục, thì hãy từ bỏ thói quen để tiền mặt hoặc thẻ ở túi sau hoặc trong áo khoác – từ trước đến giờ, đó là mục tiêu dễ dàng nhất cho bọn móc túi.

Luôn luôn để tiền ở túi quần trước. Ngoài ra, nếu bạn đi đến một khu vực có nhiều bọn tội phạm bạo lực, thì lúc nào cũng phải mang theo ít tiền lẻ bên mình – để phòng khi bạn bị cướp, nếu không có gì để giao nộp cho bọn chúng, bạn có thể sẽ bị tấn công.

4. Lưu tâm đến tài chính gia đình

Khi bạn ra nước ngoài, điều quan trọng hàng đầu là vấn đề tài chính; không chỉ số tiền chi tiêu khi xa nhà, mà còn khoản tiền ở nhà nữa. Để tránh đau đầu khi trở về nước, hãy lập hóa đơn trả tiền trực tuyến như hợp đồng lưu trữ và dài hạn.Công cụ miễn phí từ ngân hàng sẽ cho phép bạn theo dõi chi tiêu ở nước ngoài, cũng như quản lý các tài khoản tiết kiệm, tiền đầu tư, hoặc thẻ tín dụng khi bạn vắng nhà.

Hơn nữa, kiểm tra công cụ quản lý tiền của bên thứ ba – công cụ cung cấp một số đầu vào chất lượng, bao gồm phát hành tiền trong tài khoản có lợi ích cao nếu bạn xa nhà trong một thời gian dài, hoặc kiểm tra các phương thức giúp bạn dễ dàng tiếp cận số tiền của mình lúc khẩn cấp.


5. Sớm tìm kiếm các ngân hàng địa phương

Quan trọng nhất, là hãy tiếp tục tìm kiếm. Không chỉ du học nói chung, mà còn về đất khách và những chi tiết cụ thể có liên quan đến không chỉ hải quan địa phương, mà còn cách sống thế nào để có thể xử lý tốt nhất các vấn đề tiền bạc khi bạn cư trú ở đó.

Sớm tìm kiếm các ngân hàng địa phương (Ảnh minh họa)

Nhiều quốc gia có các ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản du học trong suốt thời gian lưu trú, kết hợp với một khoản tiền gửi tối thiểu, cũng cung cấp dịch vụ địa phương, chi phí thấp, và nhiều lợi ích khác bổ ích dành cho bạn – một người khách.
Tìm hiểu xem ở nơi bạn sống, bạn có thể truy cập nhiều vào các tính năng di động, trực tuyến đã đề cập ở trên hay không, và tìm giải pháp thay thế khi cần.

Patricia Shuler là tác giả Mobile Moo từ Oakland, California. Cô ấy là một người nghiện kỹ thuật đã được công nhận, là người đã nhanh chóng chia sẻ ý kiến trung thực của mình về tất cả mọi thứ liên quan đến điện tử tiêu dùng – bao gồm tin tức cập nhật liên tục, nhận xét của người dùng, và các ý kiến “cởi mở” về một loạt phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ, máy tính, và linh kiện thiết bị di động.

6. Đi làm thêm

   Đi làm thêm giúp trang trải cuộc sống và học phí là rất tốt. Chắc chắn, ban tự lập được trong cuộc sống và học được rất nhiều thứ từ những công việc bạn làm. Nhưng hãy chú ý, cái bạn cần là “du học thành công” và cuối cùng là “sống tốt hơn, hạnh phúc hơn”. Do đó, bạn cần ưu tiên nhất là việc học tập và trải nghiệm điều mới mẻ bên cạnh việc làm thêm.

   Phải nói vậy vì nhiều bạn đi làm thêm kiếm được tiền nên mải mê đi làm thêm mà để lỡ đi nhiều cơ hội. Hãy tưởng tượng thế này, bạn mải đi làm thêm và không đậu trường bạn muốn nên phải học tạm trường khác. Sau đó, bạn thi lại trường bạn muốn vào năm sau. Thế là chi phí đi thi, đi lại, chuyển nhà, tiền nhập học, … ngốn của bạn một khoản lớn nên cuối cùng bạn lại thiệt hại về tài chính.

   Do đó, bạn cần khôn ngoan và đi làm thêm đủ thôi, nhưng đừng quá mức cần thiết. Sau này, bạn có bằng cấp, năng lực thì đi làm sẽ kiếm được tiền mà.

7. Ghi chép chi tiêu và học quản lý tài chính

   Đi du học là cơ hội lớn để học về tiền bạc, vì bạn kiếm tiền và tiêu tiền. Bạn chi tiêu hợp lý thì bạn đi làm thêm ít và có nhiều thời gian cho học tập, vui chơi, trải nghiệm. Bạn chi tiêu không hợp lý thì phải đi làm thêm nhiều và mệt. Do đó, bạn nên ghi chép chi tiêu và quản lý dòng tiền, tức là học cách quản lý tài chính cá nhân.

   Bạn phải tính xem đi thi lên cao hay chuyển nhà thì tốn bao nhiêu và cần tích lũy đủ số đó. Nếu không, bạn vay nợ và mất uy tín, hay lỡ cơ hội vì không đủ tiền đóng học phí.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoduc.net.vn/Du-hoc/Bi-quyet-quan-ly-tai-chinh-khi-di-du-hoc-post145663.gd

Điểm yếu trong dạy nghề: Hạn chế, thiếu hội nhập, chất lượng thấp

Posted: 07 Jun 2014 01:40 AM PDT

Luật dạy nghề xuất phát từ 3 điểm trụ cột:

Một là, Luật dạy nghề phải khắc phục được những vấn đề, bất cập, thiếu ổn định của hệ thống giáo dục nghề nghiệp về phương diện pháp lý để huy động được nguồn lực xã hội cho phát triển đào tạo nghề;

Hai là, phải phù hợp và thể chế hóa đường lối phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục và dạy nghề của Chính phủ. Đặc biệt phải phù hợp với Hiến pháp 2013;

Ba là, phải phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo và việc làm.

Tuy nhiên, Công tác dạy nghề nói chung và Luật dạy nghề nói riêng còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, khuyết tật vốn tồn tại từ nhiều năm nay đối với hệ thống này. Lần sửa đổi này cần nhìn nhận những hạn chế yếu kém sau đây:

Thứ nhất, hiệu quả công tác dạy nghề còn hạn chế. Hiệu quả công tác dạy nghề thể hiện ở việc đầu tư của nhà nước rất lớn nhưng người học nghề ít. Việc đầu tư vẫn còn mang tính giàn trải, phong trào chưa tạo ra được những mô hình hay những điển hình tốt cũng như những đột phá về chất lượng dạy nghề. Không ít cơ sở dạy nghề khang trang hiện đại nhưng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên không đồng bộ nên rất lãng phí. Có thể nói đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực dạy nghề lãng phí mọi nơi, trang thiết bị mua về đắp chiếu hoặc để bụi bặm, mạng nhện bao phủ do không khai thác sử dụng.

Tư duy bao cấp vẫn còn khá phổ biến, đào tạo nghề chưa theo sát với nhu cầu nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội.

Việc quy hoạch cơ sở dạy nghề chưa có sự phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo ở cấp quốc gia và cấp địa phương do vậy quy hoạch cơ sở dạy nghề, ngành nghề đào tạo bị chồng chéo gây lãng phí. Lãng phí về cơ sở vật chất do chồng chéo quy hoạch, do thiếu nguồn tuyển sinh…và đặc biệt là đất đai để xây dựng trường học cho dạy nghề, cho trung cấp chuyên nghiệp, cho các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề… và bộ máy biên chế cứ thế phình to ra mãi. Thiếu chú ý đến thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực Việt Nam (khoảng trên 32 triệu người chưa được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp – 84,7 % không có chuyên môn kỹ thuật) để có kế hoạch và chiến lược đào tạo nghề hợp lý.

Việc thiết kế chương trình dạy nghề theo mô đun và môn học đã thiếu sự tích hợp cần thiết giữa việc thiết lập tiêu chuẩn nghề với tiêu chuẩn đào tạo (chuẩn đầu ra, nội dung, đánh giá, giáo viên, giáo trình, phương pháp, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất), trong việc phát triển chương trình dạy nghề. Mặt khác, theo nguyên lý phối hợp và xếp chồng mô đun từ sơ cấp nghề lên đến trung cấp nghề và cao đẳng nghề thì việc thực hiện nguyên tắc này đã bị vi phạm bởi các văn bản dưới luật khác. Một chương trình khung trung cấp nghề chi phí khoảng trên 480 triệu đồng, trong khi đó chương trình khung cao đẳng nghề (của cùng nghề) trên 500 triệu đồng đã gây ra lãng phí rất lớn do không theo nguyên lý xếp chồng của mô đun năng lực nghề.

Chương trình khung ban hành nhưng thiếu đánh giá ở cấp độ quốc gia, chương trình dạy nghề ở trường cũng không có đánh giá do thiếu quy định. Đặc biệt, theo nguyên tắc liên thông giúp cho người lao động học suốt đời và nhiều cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, chương trình dạy nghề cần có sự hài hòa với chương trình cao đẳng, đại học do Bộ GDĐT quản lý nhà nước. Nhưng chưa bao giờ có sự thống nhất, hợp tác trong cách làm chương trình dẫn đến sự khác biệt rất xa giữa chương trình cao đẳng nghề và cao đẳng trong nhiều ngành.

Việc điều phối nguồn lực quốc gia cho công tác dạy nghề chưa thật tốt giữa các Bộ ngành, địa phương. Còn nhiều dự án, chương trình cho dạy nghề có các nội dung trùng lắp trong việc biên soạn tài liệu, tập huấn, đầu tư…

Thứ hai, dạy nghề thiếu hội nhập và phá vỡ tính hệ thống. Việc Luật dạy nghề quy định 3 trình độ trong dạy nghề đã làm cho hệ thống các trình độ trở nên hết sức rắc rối và thiếu tính hội nhập. Ngày nay, rất nhiều người ở trong nước không phân biệt nổi giữa trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, giữa cao đẳng nghề và cao đẳng (không nghề). Điều này đã gây khó khăn cho công tác quy hoạch phát triển nhân lực cũng như hội nhập về đào tạo và việc làm với thế giới. Tính hệ thống bị phá vỡ do sự lộn xộn của các trình độ dạy nghề. Một bên là cao đẳng nghề do Bộ LĐ quản lý, một bên là “Cao đẳng không nghề” do Bộ GD quản lý… đến ta cũng không thể hiểu nổi chưa nói gì các doanh nghiệp nước ngoài.

Những vấn đề của lịch sử về bậc thợ trước đây (công nhân 7 bậc) vẫn chưa giải quyết thấu đáo để công nhận tương đương với trình độ sơ cấp, trung cấp hay cao đẳng nghề. Con số lao động hiện vẫn còn hàng triệu người mang các bậc thợ khác nhau nhưng không thể quy đổi sang trình độ đào tạo nghề được.
Tên gọi của luật là Luật dạy nghề không đảm bảo phản ánh đúng bản chất của công tác đào tạo nghề nghiệp. Không có quốc gia nào trên thế giới gọi là “Luật dạy nghề” mà thường gọi là đào tạo nghề nghiệp hoặc giáo dục nghề nghiệp (gồm cả dạy và học). Trung Quốc cũng có Luật giáo dục nghề nghiệp (Vocational education law  - 1996) hoặc Cộng hòa liên bang Đức hay Hàn Quốc có Luật đào tạo nghề (Vocational Training Law).

Thứ ba, chất lượng dạy nghề thấp. Mỗi năm, nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Giáo trình dạy nghề cũng khá nghèo nàn do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết biên soạn.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa trường đào tạo nghề và doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh. Chương trình dạy nghề được thiết kế khá tốt (chỉ đối với dạy nghề) nhưng thiếu điều kiện thực hiện và không đồng bộ. Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề phát triển khá chậm, nhưng lại chỉ bó gọn vào kỹ năng nghề do Bộ LĐTBXH quản lý nhà nước mà không phải là đánh giá và công nhận kỹ năng nghề nghiệp cho những người lao động có trình độ đào tạo khác cao hơn các trình độ nghề hiện tại.

Thứ tư, xã hội hóa còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề có thể xem là một định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tư duy bao cấp vẫn còn khá phổ biến, đào tạo nghề chưa theo sát với nhu cầu nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội. Đối với một số nghề, học sinh ra trường có việc làm ngay (lĩnh vực kỹ thuật công nghệ) nhưng rất nhiều nghề rất khó kiếm việc làm do năng lực thực hành, thái độ lao động của học sinh yếu. Việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong doanh nghiệp thiếu cơ chế khuyến khích hiệu quả. Tư nhân hóa công tác dạy nghề diễn ra còn chậm, doanh nghiệp dường như đứng ngoài cuộc trong công tác đào tạo nghề.

Hệ thống dạy nghề không có vai trò nhiều trong giáo dục hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Ảnh minh họa.

Thứ năm, hệ thống dạy nghề không có vai trò nhiều trong giáo dục hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Có thể xem hiện tượng học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở và không tiếp tục vào học trong các trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp THCS là một vấn đề lớn hiện nay đối với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân. Mỗi năm có chừng khoảng trên 200.000 em bỏ học ở cấp học trung học cơ sở lại không được học nghề sẽ tạo ra sự lãng phí về con người cũng như nguy cơ nảy sinh ra những vấn đề xã hội.

Thế nhưng, các trường dạy nghề cũng như sở LĐTBXH ở cấp địa phương không có vai trò gì đối với các học sinh trong trường phổ thông do quy định về quản lý nhà nước giữa sở GDĐT và sở LĐTBXH. Cơ sở vật chất của trường nghề cũng như đội ngũ giáo viên dạy nghề không được huy động để làm công tác giáo dục hướng nghiệp. Chỉ nhìn vào số liệu học sinh, sinh viên vay để học nghề ta biết ngay sức hấp dẫn của cơ sở dạy nghề đối với thanh niên hiện nay.

Việc dạy chữ và dạy nghề đang tách rời trên địa bàn cấp quận huyện vừa gây khó khăn cho người dân tiếp cận đến giáo dục và vừa lãng phí nguồn lực dàn trải ở cấp quận huyện.

Thiết nghĩ, lần này Quốc hội cho ý kiến về Luật dạy nghề sửa đổi với tinh thần Hiến pháp mới nên đổi thành Luật Giáo dục nghề nghiệp (gồm cả trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng), tạo điều kiện quy hoạch mạng lưới, quản lý tránh chồng chéo, hạn chế lãng phí tài nguyên quốc gia và góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao và giảm thất nghiệp.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Diem-yeu-trong-day-nghe-Han-che-thieu-hoi-nhap-chat-luong-thap-post145664.gd

ĐH Tây Đô dự kiến tuyển sinh Thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng

Posted: 07 Jun 2014 12:30 AM PDT


(Dân trí)- Thông tin từ Trường ĐH Tây Đô (TP Cần Thơ) cho biết, Bộ GD-ĐT vừa có công văn đồng ý chỉ định cơ sở đào tạo thẩm định ngành Tài chính – Ngân hàng trình độ Thạc sĩ của trường.
Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/dh-tay-do-du-kien-tuyen-sinh-thac-si-nganh-tai-chinh-ngan-hang-885186.htm

Comments