Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nhiều ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật

Posted: 04 May 2014 06:25 AM PDT


GD&TĐ – Nhiều trường ĐH lớn công bố tuyển thẳng thí sinh khuyết tật trong kỳ tuyển sinh 2014; những điều kiện cụ thể cho đối tượng này cũng được đưa ra.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nhieu-dh-lon-cong-bo-tuyen-thang-thi-sinh-khuyet-tat-89062-v.html

Chi ngàn đô rèn con thành tài từ… 0 tuổi – Tiền Phong Online

Posted: 04 May 2014 05:55 AM PDT



Tiền Phong Online
Chi ngàn đô rèn con thành tài từ… 0 tuổi
Tiền Phong Online
Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm như dạy con kiểu Nhật, Glenn Doman, Shichida, Monterossi… hiện đang tiếp cận cha mẹ Việt dưới nhiều hình thức như bán học liệu, tổ chức hội thảo, lớp học. Trên thị trường hiện tại, phương pháp giáo dục sớm …

và hơn thế nữa »

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://news.google.com/news/url?sa=t&fd=R&ct2=vi_vn&usg=AFQjCNEYmX67LagyQYR1_8rZu029qj5Q3g&clid=c3a7d30bb8a4878e06b80cf16b898331&cid=52778870933840&ei=EjxmU6C8IIeslAWo8wE&url=http://www.tienphong.vn/giao-duc/chi-ngan-do-ren-con-thanh-tai-tu-0-tuoi-702159.tpo

Cơ hội tuyển thẳng với học sinh khối khoa học xã hội

Posted: 04 May 2014 04:25 AM PDT


GD&TĐ – Thí sinh là học sinh giỏi quốc gia môn Văn, Sử, Địa được nhiều trường tuyển thẳng với nhiều lựa chọn về ngành học.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/co-hoi-tuyen-thang-voi-hoc-sinh-khoi-khoa-hoc-xa-hoi-89058-v.html

Dạy đạo đức trong nhà trường nặng về lý thuyết

Posted: 04 May 2014 03:30 AM PDT


Số vụ việc học sinh đánh nhau, học trò tấn công thầy giáo… xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội, gây chấn động dư luận thời gian qua. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là nội dung dạy môn đạo đức/giáo dục công dân (GDCD) chưa đổi mới.
Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/day-dao-duc-trong-nha-truong-nang-ve-ly-thuyet-870302.htm

Nam sinh luận về cách dạy sử một chiều gây tranh cãi

Posted: 04 May 2014 02:55 AM PDT


Một clip được đăng tải lên Youtube bởi thành viên của nickname Than Song Toan vào ngày 26/4 bàn về môn học lịch sử đã nhanh chóng thu hút nhiều người xem.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/173612/nam-sinh-luan-ve-cach-day-su-mot-chieu-gay-tranh-cai.html

Sinh viên bị ép đi làm… công nhân

Posted: 04 May 2014 02:40 AM PDT

Kiếm cơm hay thực tập?

Năm 2012, Báo Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài phản ánh việc nhiều sinh viên của Trường ĐH Công nghệ Việt Hung bị đưa tới Công ty Hồng Hải (Đài Loan) làm công nhân, núp bóng “trải nghiệm thực tế”. Kỳ “trải nghiệm” này mới chỉ diễn ra 6 ngày thì đã có tới 5 sinh viên bị ngất và phải nhập viện. Sau đó, nhà trường đã phải nhận trách nhiệm, đồng thời rút toàn bộ sinh viên “thực tập” tại Công ty Hồng Hải.

Những tưởng sự việc trên sẽ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều trường khác khi đưa sinh viên đi thực tập thì vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam lại nhận được phản ánh của sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Trung ương I (thuộc Đài tiếng nói Việt Nam) bị đưa đi làm công nhân, núp dưới danh nghĩa “trải nghiệm thực tế”.

Điều đáng nói là gần 50 sinh viên của lớp “Điện tử viễn thông” và lớp “Điện tử Phát thanh truyền hình” của Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Trung ương I (thuộc Đài tiếng nói Việt nam) cũng được đưa tới một nhà máy của Foxconn thuộc hệ thống của Công ty Hồng Hải (Đài Loan).

Nhiều sinh viên Trường CĐ Phát thanh truyền hình TƯ 1 bị đưa đi làm công nhân tại nhà máy Foxconn (Công ty Hồng Hải, Đài Loan) ở Quế Võ, Bắc Ninh, núp dưới vỏ bọc “trải nghiệm thực tế”.

Hơn 50 sinh viên của trương nay được đưa tới tỉnh Bắc Ninh kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe do chính Công ty Hồng Hải thực hiện, sau đó một số sinh viên không đủ điều kiện sức khỏe được trả lại cho nhà trường, còn khoảng 50 sinh viên được đưa vào ở ký túc xá tại nhà máy của Foxconn (Hồng Hải) tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Đợt “trải nghiệm” này bắt đầu từ ngày 4/4/2014, tính tới nay đã được 1 tháng. Sinh viên tố cáo cho biết, mặc dù chưa học chuyên ngành nhưng trường đã đưa đi thực tập, nhà trường không tổ chức lấy ý kiến của sinh viên, mà tự quyết định. Hàng ngày, sinh viên phải làm việc 8 giờ đồng hồ trong xưởng sản xuất thiết bị thu phát wifi. Nhà máy cũng thường xuyên yêu cầu sinh viên phải làm tăng ca thêm 1,5 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Sinh viên tố cáo cho biết: “Đây là công việc không hề liên quan gì tới chuyên ngành chúng em học tại trường, không hiểu tại sao trường lại đưa bọn em tới nhà máy này? Sau khi lắp ráp thiết bị, bọn em phải kiêm luôn cả khuân vác. Có bộ phận test thiết bị thì phải đứng liên tục trong toàn bộ thời gian làm việc, không được phép ngồi. Công việc như vậy là quá sức với chúng em và không hề liên quan gì tới ngành học. Vào được ít ngày thì có bạn không đảm bảo sức khỏe đã phải nhập viện, còn em thì có ngày bị ốm vẫn bị bắt phải làm việc hết buổi sáng mới cho đi khám. Chúng em đã phản ánh tới giáo viên có trách nhiệm của trường nhưng không được tạo điều kiện, vì vậy em cũng mong cơ quan chủ quản của trường làm rõ để chúng em không bị ép đi làm công nhân nữa”.

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vụ việc này: Tại sao trường lại đưa sinh viên đi thực tập tại công ty Foxconn mà không tổ chức lấy ý kiến của sinh viên, không cho sinh viên quyền quyết định? Vì sao công việc không liên quan tới chuyên ngành học của sinh viên nhưng vẫn bị ép buộc phải làm? Vì sao sinh viên chưa học chuyên ngành đã bị đưa đi thực tập? Thông thường khi sinh viên đi thực tập, các em sẽ tự liên hệ với các đơn vị xin thực tập phù hợp với khả năng của mình, vì sao trường lại ép tất cả sinh viên đến một nhà máy, thực chất là làm công nhân? Phải chăng Trường CĐ Phát thanh truyền hình TƯ 1 đào tạo sinh viên sau này đi làm công nhân sản xuất thiết bị wifi? Với hàng loạt điều bất thường xảy ra, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Liệu 50 sinh viên của trường có bị lợi dụng sức lao động nhằm phục vụ ý đồ xấu của một số cá nhân?

Không biết ông Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt nam có biết điều này không?

Ông Đoàn (giữa) – cán bộ của Trường CĐ Phát thanh truyền hình TƯ 1 đã đến tận ký túc xá tại nhà máy Foxconn, nêu ra một số yêu cầu khiến sinh viên bất bình.

Không phải lần đầu

Cũng cần phải nhắc lại rằng đây không phải vụ bê bối đầu tiên xảy ra tại Trường CĐ Phát thanh truyền hình TƯ 1. Vào năm 2006, trường này đã dính một vụ bê bối khủng khiếp làm ô uế ngành giáo dục, đó là sự việc ông Đỗ Tư Đông – Phó trưởng Khoa Báo chí khi đó bị nữ sinh tố gạm gẫm “đổi tình lấy điểm”. Sau nhiều lần rủ cô nữ sinh về nhà ngủ qua đêm không được, trước kỳ thi Tốt nghiệp, ông Đông đã đe dọa sẽ đánh trượt trong kỳ thi sắp tới.

Bất bình trước việc làm trên, tối 25/7/2006, nữ sinh này đã mang theo máy ghi âm đến nhà riêng của ông Đông và ghi lại toàn bộ lời của ông này ra điều kiện, nếu chấp nhận vào khách sạn đánh đổi “cái ngàn vàng” thì sẽ được cho 8,5 điểm thi tốt nghiệp. Sau cuộc mặc cả tại nhà riêng, ông Đông đã dùng xe máy chở cô đến khách sạn Lá Cọ ở huyện Kim Bảng. Tuy nhiên, sau đó nữ sinh này đã tìm cách thoát thân.

Ba ngày sau, trong chuyến công tác đột xuất về Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Trung ương I, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết đã trực tiếp nghe nội dung cuốn băng và thấy rằng nội dung tố cáo là có cơ sở, đồng thời đề nghị lãnh đạo nhà trường nhanh chóng làm rõ vụ việc trên. Trong trường hợp ông Đỗ Tư Đông cố tình không thừa nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mời công an vào cuộc, điều tra, làm rõ. Sau đó, ông Đỗ Tư Đông đã thừa nhận những nội dung trong đơn tố cáo của nữ sinh, bị kỷ luật cách chức.

Sau sự việc này, thêm một giáo viên khác là ông Phạm Hồng Duy – giáo viên chủ nhiệm lớp K8B Biên tập tiếp tục bị kỷ luật do đã “bôi đen lý lịch” của hai sinh viên dũng cảm tố cáo hành vi của ông Đỗ Tư Đông.

Cũng trong năm 2006, một giáo viên khác của trường là ông Đỗ Đức Trọng, Phó trưởng khoa Báo chí trường CĐ Phát thanh Truyền hình Trung ương I bị tố dạy học sinh cách đánh dấu bài để gian lận điểm thi.  Ông Trọng sau đó cũng bị cách chức và thôi công tác giảng dạy.

Sau hàng loạt bê bối xảy ra tại trường này, vào tháng 8/2006, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam đã quyết định ông Đinh Văn Mạnh thôi chức hiệu trưởng. Kể từ đó ông Dương Văn Tuẫn – Phó Hiệu trưởng phụ trách thay ông Mạnh.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Sinh-vien-bi-ep-di-lam-cong-nhan-post143971.gd

Sao không trở lại với sách giáo khoa cũ?

Posted: 04 May 2014 02:40 AM PDT

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thời gian qua nhận được rất nhiều ý kiến từ độc giả phản ánh về cách thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục đăng tải bài viết của độc giả Bùi Việt Phương (tỉnh Hòa Bình), một độc giả nặng lòng với giáo dục Việt Nam. 

Nền giáo dục cách mạng Việt Nam sinh thành trong kháng chiến nên đã từng phải trải qua những năm gian khó, hiểm nguy. Hình ảnh lớp học thuở sơ khai gắn với lều lá chứ không phải trường ốc nơi thành thị. Giấy, bút, phấn, bảng…ra sao thì khỏi phải nói những đến cả thày cô cũng thiếu thốn đến mức một thày phải dạy “kê” nhiều môn. 

Thầy toán dạy cả hóa, sinh, sử địa, thày văn dạy luôn môn thể dục. Học trò đến trường cũng phần nhiều quá độ tuổi quy định. Còn như phương tiện trình chiếu, sách tham khảo, tham quan, thực địa là chuyện không dám nghĩ tới. Sách giáo khoa mất bìa, gẫy gáy, ảnh minh họa tối thúi, vá víu bằng phụ lục chương trình.

Sách giáo khoa thời cũ còn rất nhiều điểm cần phải giữ. Ảnh minh họa

Nhưng, từ sự thiếu thốn, vá víu đến vô lí ấy đã tạo ra chính chúng ta- những người đang vận hành cỗ máy tạo ra dường cột của đất nước. Các chuyên gia đầu ngành, hiệu trưởng, giám đốc…vậy nhưng từ khi quay lại tái xây dựng nền giáo dục này chúng ta đã làm được gì khi luôn nêu cao ngọn cờ đổi mới và cải cách?

Từ sự thiếu thốn, nghèo đói ấy ta lại rơi vào sự quá tả khi cung cấp cho thế hệ sau những điều kiện học tập đến mức không cần phải động não đã có cái nhét vào đầu, ghi vào vở. Sách, vở đẹp rẻ tiền, chương trình “xén” gọn như cây cảnh đến từng trích đoạn. Những luận đề thế hệ cha anh phải trăn trở nửa đời người thì nay đã cô đúc trong 45 phút học. Chương trình thi đại học, cao đăng, số lượng trường, ngành, sách bài tập, tham khảo tạo cho con em ta cảm giác an toàn đến mức còn phải cạnh tranh ngoại trừ áp lực thành tích khá và giỏi. 

Khi xã hội nghĩ nhiều đến một cuộc thay máu giáo dục xa với nào đó thì người trong cuộc cũng đang rối như canh hẹ. Cái khó đâu phải là khó khăn chồng chất như thời chiến tranh, thời bao cấp. Có lẽ là ở cái tính sĩ diện, cố chấp của người Việt chúng ta. Sao không một lần làm phép suy luận: thế hệ chúng ta lớn lên bằng bầu sữa giáo dục như thế nào để có những thành quả thì hãy cho trẻ mai sau bú mớm nguồn tri thức đó. 

Sao không nghĩ đến chuyện học tập quá khứ mà cứ nhất nhất phải khác phải không lặp lại chính mình như thể bị chế nhạo, như thể giống thời xưa thì nhếch nhác, cổ hủ. Cái thời mà người nào cũng biết giải toán, cũng mê sách văn chương, ham làm thí nghiệm cho quả trứng vô cổ chai, ghép cây…nó hồ hởi, hồn nhiên mà trong sáng thế. Giáo dục càng đi càng lạc mà vẫn cố đi khi mắt chẳng nhìn thấy con đường sáng sủa có phải đang quá cố chấp hay tự ái không?

Trong dịp kỉ niệm nào, bài tổng kết chặng đường giáo dục nào cũng khẳng định thành tựu quá khứ nhưng chẳng thấy giữ lại được những cái cũ. Chủ trương đổi mới, cập nhật, hội nhập nhưng đâu chỉ ra lí do thuyết phục để thay đổi, để giữ tính bền vững mà chỉ thấy sự liều lĩnh, “thí tốt” hay “đâm lao phải theo lao”của những nhà đổi mới? 

Đã bao giờ chúng ta ngó tủ sách của GS Ngô Bảo Châu để thấy ông đã đọc văn như thế nào để hiểu về toán, cặp sách của những tài năng có đè nặng gù lưng què quặt nhưng tâm hồn không? Bất giác tôi nghĩ đến việc chúng ta hay lục lại những cuốn sách giáo khoa, sách phụ lục cũ để chí ít là tìm thấy những điều chân lí mà ta đã chót đãi vàng tìm cát. Nội dung có thể thay đổi phù hợp với cái mới nhưng cách thức, chiến lược thì không thể.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Sao-khong-tro-lai-voi-sach-giao-khoa-cu-post143972.gd

ĐH Huế không tuyển thẳng các ngành khối H, M, V

Posted: 04 May 2014 02:25 AM PDT


GD&TĐ – Năm 2014, Trường ĐH Huế sẽ không tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào những ngành thuộc khối H, M, V; các ngành sư phạm, trường không tuyển những thí sinh dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/dh-hue-khong-tuyen-thang-cac-nganh-khoi-h-m-v-89056-v.html

Người thầy viết chữ bằng miệng

Posted: 04 May 2014 01:25 AM PDT


Phùng Văn Trường sống ở thôn Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội). Kể về cuộc đời mình, anh không khỏi nghẹn ngào.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nguoi-thay-viet-chu-bang-mieng-89027-l.html

Đoạt giải khuyến khích cũng được tuyển thẳng

Posted: 04 May 2014 12:25 AM PDT


GD&TĐ – Trường ĐH Văn hóa TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ tuyển thẳng thí sinh đoạt giải khuyến khích môn Lịch sử được tuyển thẳng vào học bậc cao đẳng ngành Bảo tàng học.

Đây là phần tóm tắt tin, Mời bạn xem đầy đủ ở Nguồn sau: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/doat-giai-khuyen-khich-cung-duoc-tuyen-thang-89041-v.html

Comments