Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những học sinh không chùn chân trước nhà Đại tướng

Posted: 07 Oct 2013 08:07 AM PDT

- Trong dòng người lặng lẽ xếp hàng vào kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có khá nhiều em nhỏ. Các em không chỉ tới từ các trường học tại Hà Nội mà ở các tỉnh đổ về…

Chiều 7/10, thời tiết Hà Nội nắng oi ả. Dòng người dài gần 2km từ đường Hùng Vương qua phố Điện Biên Phủ đến số nhà 30 Hoàng Diệu vẫn lặng lẽ xếp hàng chờ vào kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh

Nguyễn Phú Hưng, học sinh lớp 4 Trường TH Tân Định  phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội) được mẹ kể thêm những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Rất nhiều trong số đó là các bạn sinh viên, những người trẻ và cả những cô bé cậu bé còn nhỏ tuổi được ông bà, cha mẹ dẫn tới.

Nguyễn Phú Hưng, học sinh lớp 4 Trường TH Tân Định (phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội) với bó hoa tươi được mẹ chuẩn bị cho từ trưa kiên nhẫn đứng trong dòng người dù mồ hôi đẫm áo trắng – chờ đến lượt được vào viếng Đại tướng.

i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minhi tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh
Rất nhiều trong dòng người xếp hàng vào kính viếng Đại tướng là những cô cậu học sinh.

"Đại tướng là một anh hùng đã chỉ huy Quân đội ta đánh thắng kẻ thù xâm lược, cho đất nước yên bình như ngày hôm nay…" – Hưng nói khi được hỏi về Đại tướng.

i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh
Học sinh lớp 9I Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) xếp hàng vào kính viếng Đại tướng chiều 7/10.

Thu xếp công việc ở cơ quan, chiều nay anh Bùi Xuân Tứ (ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã dẫn con trai Bùi Minh Thành (học sinh lớp 4A1, Trường TH Võng Xuyên A, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về thủ đô vào viếng Đại tướng.

i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh
Anh Bùi Xuân Tứ và con trai Bùi Minh Thành.
i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh

Cháu Lê Anh Tú (4 tuổi) đến xếp hàng từ 13h đợi chờ giờ cửa cho người dân vào kính viếng Đại tướng tại nhà riêng, chiều 7/10

i tng, V Nguyn Gip, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh
Em Vương Hoàng Nhật (Trường TH Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội) lặng lẽ trong dòng người vào viếng Đại tướng chiều 7/10.

Nắm tay con trai Vương Hoàng Nhật (Trường TH Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội) xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để được vào viếng Đại tướng – anh Vương Hoàng Quyết nghẹn ngào: “Tôi muốn con học những điều đơn giản nhất là văn hóa xếp hàng rồi sau mới đến những
điều lớn lao là yêu quê hương, đất nước…”

“Vì vậy dù có phải xếp hàng lâu, lâu nữa…tôi vẫn chờ đến lượt vào viếng Đại tướng” – lời anh Quyết.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143679/nhung-hoc-sinh-khong-chun-chan-truoc-nha-dai-tuong.html

Học bổng từ Đại học Royal Holloway, University of London

Posted: 07 Oct 2013 08:07 AM PDT

Royal Holloway được thành lập 1886, là một trong những trường đại học nằm trong top 100 đại học hàng đầu trên thế giới và được đánh giá là trường nằm trong top 20 của các trường đại học Anh về lĩnh vực nghiên cứu. Trực thuộc trường đại học London, bằng cấp của trường là một trong những bằng cấp danh giá của thế giới nên cơ hội việc làm cho mỗi sinh viên khá dễ dàng.

Royal_Holloway_Students.jpg

Trường tọa lạc ở Surrey với khuôn viên xanh, đẹp, thuận tiện đi lại chỉ cách trung tâm London 40 phút đường tàu. Trường có hơn 7.700 sinh viên quốc tế đến từ hơn 120 nước. Tại đây, học sinh có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Hiện, trường có có 13 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường cho bậc đại học và thạc sĩ. Ngoài ra, Royal Holloway còn có dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, họ sẽ giúp bạn không chỉ về học tập, trau dồi tiếng Anh mà còn tư vấn cho bạn cả về sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng lãnh đạo…

Thế mạnh của trường ở các khoa nghiên cứu, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, nhân văn, kinh tế và nổi trội với các ngành: quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị nhân sự, sinh học, tin học, toán học, tâm lý học, chăm sóc y tế, âm nhạc, kịch nghệ, truyền thông…

Các chương trình học:

Tiếng Anh: có các khóa từ 4, 8 hoặc 12 tuần dành cho các bạn chưa đủ điều kiện học thẳng chương trình chính. Khai giảng: ngày 24/6; 22/7 và 19/8. Học phí: 1.120 GBP (4 tuần); 2.210 GBP (8 tuần) và 3.300 GBP (12 tuần).

Dự bị đại học dành cho các bạn hoàn tất lớp 12 hoặc năm thứ nhất đại học. Các ngành học: quản trị kinh doanh, kinh tế, khoa học xã hội, nghệ thuật, khoa học tự nhiên. Khai giảng: tháng 1 và tháng 9. Học sinh cần có điểm trung bình 7,5, trình độ tiếng Anh IELTS 5,5 hoặc tương đương. Học phí: 12.210 GBP. Học bổng: 10 – 20% học phí).

Dự bị thạc sĩ dành cho các bạn đã tốt nghiệp đại học, tiếng Anh chưa đủ điều kiện học thẳng chương trình thạc sĩ. Khai giảng: tháng 1 và tháng 9. Học phí: 10.800 GBP).

Đại học dành cho học sinh hoàn tất chương trình dự bị đại học hoặc hoàn thành năm thứ nhất đại học tại Việt Nam. Khai giảng: tháng 9. Học phí: từ 12.600 GBP đến 14.250 GBP một năm tùy theo ngành. Trường cấp 6 suất học bổng trị giá 10.000 GBP cho năm thứ nhất hạn chót nộp hồ xin học bổng là ngày: 21/3/2014.

Thạc sĩ dành cho các bạn tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi điểm trung bình tối thiểu 7.0, IELTS 7.0. Khai giảng: tháng 9; Học phí: từ 12.600 GBP đến 14.700 GBP tùy theo ngành. Trường cấp 6 suất học bổng trị giá 5.000 GBP hạn chót nộp hồ xin học bổng là ngày: 25/4/2014.

Tham gia hội thảo học sinh nên mang theo kết quả học tập và chứng chỉ IELTS/TOEFL nếu có.

Ngọc Điệp

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/hoc-bong-tu-dai-hoc-royal-holloway-university-of-london-2891211.html

ĐH Luật TP.HCM trao bằng cho cử nhân hệ vừa làm vừa học

Posted: 07 Oct 2013 08:07 AM PDT

(BVPL) – Cuối tuần qua, ĐH Luật TP.HCM vừa tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa làm vừa học tại Nhà hát Thành phố.

 


 

Trong 691/756 học viên thi tốt nghiệp đạt yêu cầu được cấp bằng tốt nghiệp, đa phần là các cán bộ, công chức công tác trên địa bàn TP.HCM, như: Công an TP.HCM (Khóa 4), quận 10 (khóa 2), quận 5 (khóa 3), quận Thủ Đức (khóa 1)… Chương trình vừa làm vừa học là sự nỗ lực lớn của các học viên, các giảng viên ĐH Luật TP.HCM và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên kết để các khóa học được tổ chức thành công, có hiệu quả cao.

Cũng dịp này, trường cũng chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Để có được những nét đặc trưng và bản sắc riêng, ĐH Luật TP.HCM đã bỏ logo cũ với biểu tượng chiếc cân (khá giống logo ĐH Luật Hà Nội) để chuyển sang biểu tượng chiếc khiên tròn chủ đạo, thể hiện cho sự chuẩn mực, năng động và liên kết. Hình tròn cũng gợi liên tưởng về hình ảnh mặt trời – hình ảnh biểu trưng cho niềm tin và chân lý, là biểu tượng của tính toàn cầu trong thời đại ngày nay.

 


 

Trên biểu tượng hình tròn này có những chiếc lá nguyệt quế xếp bao quanh. Những chiếc lá nguyệt quế xếp bao quanh tạo ấn tượng như những tia sang tỏa ra, làm nổi bật khối hình tròn có chữ "U-L", dưới là HCMC (Ho Chi Minh City University of Law). Con số 1996 được thể hiện trong logo gợi nhắc về thời gian thành lập trường, nhắc nhở các thế hệ giảng viên, sinh viên giữ vững và phát huy những truyền thống tốt đẹp của trường trong 17 năm qua.

 

Kiên Giang

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baobaovephapluat.vn/DH-Luat-TPHCM-trao-bang-cho-cu-nhan-he-vua-lam-vua-hoc/12117652.epi

Muốn xin học bổng toàn phần thạc sĩ ở Úc?

Posted: 07 Oct 2013 08:06 AM PDT

- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink: Hiện nay các trường có học bổng cho chương trình thạc sĩ là các trường hàng đầu của nước Úc, nhưng các trường này không công nhận trường bạn có chương trình cử nhân tương đương. Vì vậy các trường này không xét tuyển bạn vào học chương trình thạc sĩ, do đó không có cơ hội xin học bổng.

Nếu bạn muốn học chương trình thạc sĩ, Trung tâm StudyLink International có thể giúp bạn tìm một số trường và cơ hội học bổng sẽ khoảng 5-20%, nhưng bạn nên nâng cao điểm trung bình của bạn lên từ 3.7/4.0 trở lên và có IELTS từ 6.5 trở lên.

Để được tư vấn cụ thể hơn trường hợp của bạn và tham khảo thêm thông tin học bổng, bạn vui lòng liên hệ các văn phòng của StudyLink theo địa chỉ trên trang web www.studylink.org nhé.

TUỔI TRẺ ONLINE

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/tuoitre.vn/Muon-xin-hoc-bong-toan-phan-thac-si-o-Uc/12115756.epi

Tiền trường đầu năm học: Phụ huynh cứ kêu, trường cứ thu

Posted: 07 Oct 2013 05:06 AM PDT

Tiền trường đầu năm học: Phụ huynh cứ kêu, trường cứ thu 1

Lãnh đạo Trường THCS Nhật Tân khẳng định không có chủ trương bắt ép đóng gộp tiền nhiều tháng. Ảnh: Q.Huy.

Muôn kiểu tiền trường

Nhiều phụ huynh học sinh ở Hà Nội cho biết, họ hoàn toàn "3 không" với các khoản thu đầu năm học: không nhớ từng khoản, không nhớ số tiền phải đóng và không biết một số khoản chi cho mục đích gì. Không phải phụ huynh cố tình "không hiểu" mà họ cũng gặp phải "2 không" từ phía nhà trường: không niêm yết công khai, không phát tờ giấy thông báo. Tất cả đều do giáo viên đọc miệng, hoặc chép lên bảng trong buổi họp phụ huynh đầu năm.

Một phụ huynh học sinh ở Trường THPT T.V (huyện Từ Liêm) phản ánh, đầu năm học này đã phải đóng trên 3 triệu đồng cho con, trong đó có hơn 600.000 đồng tiền học tăng cường, số còn lại là quỹ lớp, đồng phục… Tương tự, anh Toàn Thắng có con học tại Trường THCS T.L (huyện Mỹ Đức) cũng bức xúc với các khoản tiền của con. Anh Thắng than thở: "Mới hơn 1 tháng đi học, tôi đã phải đóng hơn 3 triệu đồng cho con, đủ các khoản như tiền photocopy, tiền điện, tiền nước, tiền quỹ lớp…".

Chị Thanh Huyền có con học lớp 8 Trường THCS L.H (quận Đống Đa) phản ánh, chị phải đóng hơn 2 triệu đồng vào đầu năm học. Ngoài tiền học ngoại ngữ, gia đình còn đóng những khoản phí nhằm nâng cấp trang bị phòng học như: điều hòa, ti vi, máy chiếu, bàn ghế mới, cửa lớp mới…

Anh H.Hùng có con học Trường tiểu học N.T.N (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: "Đầu năm đóng nhiều khoản như: Quỹ lớp, bảo hiểm, sổ liên lạc điện tử, học tiếng Anh… Bất hợp lý nhất là tiền sổ liên lạc điện tử, thu mỗi học sinh 50.000 đồng/tháng. Lớp gần 60 học sinh, cả năm hơn 30 triệu đồng mà chỉ dùng để nhắn tin".

Phụ huynh "hãi" thu gộp

Đầu năm học, mặc dù Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các trường không được thu gộp, tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn chưa hài lòng với cách thu tiền gộp đầu năm, bởi đó là một khoản lớn. Những khoản đóng gộp thường là theo quý, theo học kỳ như: tiền học phí, các loại quỹ phụ huynh, quỹ lớp, sổ liên lạc điện tử…

Phụ huynh có con đang học tại Trường THCS Nhật Tân (quận Tây Hồ) phản ánh, đầu năm học vừa qua họ đã phải đóng khoản tiền trường khá lớn, tới hơn 3 triệu đồng, trong đó có các khoản gộp lớn như: tiền học thêm, tiền học phí, quỹ phụ huynh… Phụ huynh muốn thắc mắc, nhưng ngại phát biểu hoặc sợ mất lòng giáo viên chủ nhiệm nên đành phải đóng tiền với khoản lớn. Có ý kiến phụ huynh hoài nghi cho rằng, nhà trường thu gộp để lấy tiền gửi tiết kiệm lấy lãi.

Trao đổi với PV Báo GĐXH, ông Nguyễn Xuân Trường – Phó hiệu trưởng Trường THCS Nhật Tân khẳng định: "Năm nay, mọi khoản thu của nhà trường đều công khai, minh bạch theo các quy trình, có tờ trình lên UBND phường, Phòng GDĐT quận xét duyệt. Ngoài khoản thu bắt buộc, còn có các khoản thu hộ, thu thỏa thuận như: Quỹ Ban đại diện phụ huynh 200.000 đồng/học sinh/học kỳ, sổ liên lạc điện tử 20.000 đồng/học sinh/tháng, Quỹ Chữ thập đỏ 10.000 đồng/học sinh/năm, ủng hộ Hội người mù 8.000 đồng/học sinh, nước uống 12.000 đồng/học sinh/tháng. Khối lớp 6-7, học bán trú đóng tiền ăn trưa 30.000 đồng/học sinh/ngày, chăm sóc bán trú 100.000 đồng/học sinh/tháng (chỉ khoảng 40 học sinh tham gia), tiền học 2 buổi/ngày là 150.000 đồng/học sinh/tháng. Khối lớp 8-9, tiền học thêm buổi chiều 15.000 đồng/học sinh/tiết. Năm nay, trường không có bất kỳ khoản tiền xã hội hóa nào. Các khoản thu đều được nộp tại kho bạc, không có chuyện gửi ngân hàng để lấy lãi".

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giadinh.net.vn/Tien-truong-dau-nam-hoc-Phu-huynh-cu-keu-truong-cu-thu/12116061.epi

Tâm sự gây shock của một giáo viên mầm non đã bỏ nghề

Posted: 07 Oct 2013 04:06 AM PDT

Tốt nghiệp chuyên ngành Mầm non hệ chính quy, mang trong mình bao nhiêu niềm say mê, nhiệt huyết với nghề nhưng chỉ đến khi thực sự bước chân vào nghề, tôi mới thấy sửng sốt.

Từng kiến tập và thực tập ở 4 trường mầm non chuẩn Quốc gia và ở lại một trong 4 trường đó để dạy trẻ. Nhưng tôi vẫn không tài nào thích nghi được với môi trường giáo dục mà theo đánh giá của tôi là “buồn ít hơn vui”.

Những cú shock đầu tiên

Lớp mẫu giáo đầu tiên mà nhóm tôi thực tập là lớp mẫu giáo lớn, sĩ số lớp là 64 trẻ. Nhìn 64 cái đầu quay ra “con chào các cô ạ!”, nói thật, tôi hơi choáng. Khi ngồi trên giảng đường, tôi được biết chuẩn sĩ số cho một lớp mẫu giáo (3 – 6 tuổi) lần lượt như sau: “Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ; Lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi: 30 trẻ; Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ” (Điều lệ Trường Mầm non – năm 2008, áp dụng cho đến nay).

Vậy mà nhìn ở đây có tận 64 trẻ/ lớp, và nhìn chung, sĩ số lớp trung bình tại nhà trường cũng từ 50 – 70 trẻ. Tôi thấy hình như trường có “vượt chuẩn” hơi quá.

Nhưng tôi cũng tự an ủi mình. Có khi số trẻ phải tương quan với diện tích sử dụng. Đông trẻ mà diện tích lớn thì cũng bớt lo hơn. Nhưng khi kiểm tra lại chuẩn diện tích của trường lớp mầm non, tôi lại càng “sụp đổ”.

Cũng theo Điều lệ trường Mầm non – năm 2008, tại Điều 28 có quy định rõ, phòng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em (hiểu nhanh là lớp học) cần đảm bảo diện tích như sau: phòng sinh hoạt chung từ 1,5 – 1,8m2/ trẻ, phòng ngủ từ 1,2 – 1,5m2/ trẻ, phòng vệ sinh từ 0,4 – 0,6m2/ trẻ, hiên chơi từ 0,5 – 0,7m2/ trẻ. Như vậy, diện tích tối thiểu cho một đứa trẻ sinh hoạt tại một lớp là 3,6m2, tối đa là 4,6m2. Dựa vào đó, có thể tính, một lớp 64 trẻ sẽ cần tối thiểu 230,4m2. Nhưng lớp mẫu giáo tôi từng thực tập có diện tích khoảng 90m2 – 120m2. Thậm chí, nếu tính xông xênh lên 150m2 thì cũng khó mà “chạm chuẩn”.

Chính vì sĩ số đông, cộng với diện tích không đủ nên lớp tôi dạy phải chia làm hai để tiện sinh hoạt. Sau khi tập thể dục ở sân trường, đi vệ sinh, điểm danh, các con bắt đầu chia ra 2 tốp. Tốp 1 học, tốp 2 ra chơi – hoạt động ngoài trời. Hết giờ lại đảo lại.

c gio mm non, tm s, b ngh, tr nh
Ảnh minh họa

Thoạt đầu, tôi nghĩ vậy cũng là sắp xếp khéo léo nhưng sau cũng thấy tội tụi trẻ, có những đứa chẳng được học (mầm non hay né từ “học” bằng “hoạt động chung có mục đích học tập” – Nghe sao mà phức tạp!) với bạn buổi nào. Rồi hôm mưa gió, không ra hoạt động ngoài trời thì một tốp chơi trong phòng, chơi phải thật khẽ để các bạn phòng kia học. Rồi cũng bất cập, các nhà giáo dục nghiên cứu giờ học tập, vui chơi chán chê mới đưa ra thời khóa biểu khoa học nhất cho các con, cuối cùng vì người đông, lớp chật mà thời khóa biểu đó bị đảo lộn: giờ học thì chơi, giờ chơi thì đi học.

Shock cấp số nhân

Vì nhu cầu đi học là chính đáng, trẻ đi học đông cần lấy làm mừng nên tôi nghĩ: “Các con thiếu cơ sở vật chất thì bù cho chúng bằng sự vui vẻ, tình yêu thương khi ở với cô giáo. Thế mới khuyến khích con trẻ đến trường”. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp, tôi quyết định quay trở về một trường mà mình đã thực tập để dạy trẻ.

Đi làm được tháng đầu tiên, tôi được một giáo viên tiền bối chị dạy cho khá nhiều kinh nghiệm (mà trước đó, thực tập sinh tôi không biết). Một trong số đó là việc kỷ luật trẻ.

Báo chí mấy năm gần đây phanh phui nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non nên ngành chúng tôi cũng bị “soi” kỹ. Khởi đầu và bùng nổ là vụ bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa. Các bố các mẹ cũng lo lắng và hướng dẫn con cái có cái gì phải về mách ngay. Tụi trẻ thì ngày càng thông minh. Chị giáo viên tiền bối nghiêm túc dặn dò tôi rằng, không được nhốt trẻ vào phòng tối nhưng nếu nó hư mà muốn “xử lý” nó thì đánh vào bàn tay và nói: “Cô thưởng cho con một (hay bao nhiêu đó) bông hoa vào tay này”. Về bố mẹ có hỏi hôm nay có gì thì chúng chỉ bảo cô thưởng cho một bông hoa!

c gio mm non, tm s, b ngh, tr nh
Ảnh minh họa

Tôi tưởng chỉ có mỗi bí kíp đó rồi áp dụng toàn trường, ai dè, mỗi giáo viên lại có các độc chiêu khác nhau. Chị giáo viên lớp bên cạnh nhất mực: “Không được đánh trẻ” nhưng “Nếu chúng nó nghịch quá thì dùng thước quật vào gan bàn chân. Như vậy không có dấu vết và phải dặn không được về mách mẹ”. Cái gan bàn chân – nơi có nhiều huyệt nhất mà quật vào thế các con sẽ ra sao?

Đấy là khoản “roi vọt”, còn đến việc ăn uống của tụi trẻ cũng lắm điều. Thường trẻ ăn chậm sẽ được xếp ngồi xen kẽ với trẻ ăn nhanh để chúng ganh đua nhau mà tăng tốc. Nhưng có những đứa trẻ ăn rất chậm. Sau khi các bạn ăn hết, mỗi bàn còn khoảng 1 – 2 trẻ. Những bé này sẽ lại ngồi dồn vào 1 bàn để các bạn (đã ăn xong rồi) đi lau dọn bàn khác.

Nhưng khổ nỗi, có đứa vẫn không ăn hết, cứ ngồi khều khều cơm, rồi vừa ăn vừa nói chuyện với bạn. Thế là các cô cho đồng loạt đứng dậy, đứng cạnh cô, ăn cho bằng hết thì thôi. Có đứa cố ăn mà nước mắt với nước mũi hai hàng. Nhìn đến tội. Những lúc đó, tôi thường thủ thỉ: “Thôi, chúng nó chán rồi chị ạ” và bảo các con đi cất bát. Vậy mà tôi cũng bị lườm nguýt vì “không thống nhất quan điểm giáo dục”.

Cũng là do vụ lùm xùm mang tên “ăn bớt khẩu phần ăn của các cháu”, thế là trường có chỉ thị, phải chia hết, các con ăn hết, không hết đổ nước gạo chứ không được chia thừa, thiếu một muôi. Trộm nghĩ, ăn thì cần theo nhu cầu, có đứa hôm nào cũng thừa và cũng phải đổ, ngày nào cũng bị mắng vì tội ăn thừa. Tôi thấy cái kiểu “nguyên tắc là nguyên tắc” sao mà nghiệt ngã.

Rồi giờ ăn thì cấm nói chuyện. Thậm chí có hẳn khẩu hiệu của lớp: “Giờ ăn cơm. Không nói chuyện”. Ô hay! Nhai cơm không nên nói chuyện thì đúng chứ giờ ăn mà không được trò chuyện cho vui vẻ, thư giãn thì chỉ có Thánh mới làm được.

Vừa nhẹ nhõm vừa hổ thẹn

Đi làm được gần 1 năm, tôi xin nghỉ, trộm vía, chưa thưởng hoa cho con nào! Tôi thấy nếu mình còn dạy học tại đây thì sẽ không có đủ ý chí để luôn yêu trẻ. Tôi thấy nghề mình mà thế thì chẳng khác gì diễn viên. Trước mặt tụi trẻ thì giống ngáo ộp, nhưng trước mặt phụ huynh thì hiền từ và yêu trẻ với tình yêu của Đức mẹ. Tôi thực sự nhẹ nhõm khi bỏ dạy.

Nhưng cũng đôi lúc, tôi tự thấy hổ thẹn vì mình không đủ dũng cảm để ở lại bên các con. Giả sử có duy nhất tôi thì ít ra nếu tôi ở lại thì cũng có một giáo viên không bao giờ đánh mắng trẻ. Và biết đâu, còn nhiều giáo viên như thế. Nhưng tôi đã bỏ chạy và cũng có thể những người như tôi cũng đã bỏ chạy. Bọn trẻ sẽ thiệt thòi.

Tôi kể ra đây không phải là cách để lên án mà chỉ đơn giản là một cách khiến cho mình nhẹ lòng đôi chút và những mong những giáo viên sắp và đang đứng lớp hiểu rằng: “Muốn làm thầy trước hết phải làm cha”.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143037/tam-su-gay-shock-cua-mot-giao-vien-mam-non-da-bo-nghe.html

Khi giáo viên phải làm tới 24 loại sổ sách

Posted: 07 Oct 2013 04:06 AM PDT

Cô N.M.P. – giáo viên Trường THPT Tứ Kiệt, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) – cho biết chỉ tính riêng công tác chuyên môn cô có tổng cộng 14 loại sổ sách phải hoàn thành gồm: giáo án lớp 10, giáo án lớp 11, giáo án hướng nghiệp, giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ tự nghiên cứu, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ lưu đề kiểm tra, sổ học nghị quyết, sổ họp chuyên môn, sổ họp hội đồng sư phạm, sổ học tập bồi dưỡng chuyên đề. Đó là chưa tính công tác chủ nhiệm có hàng loạt các loại hồ sơ, sổ sách phải làm. "Còn một loại sổ nữa là sổ ghi các loại sổ. Bây giờ muốn liệt kê hết các loại sổ này phải lật quyển sổ của các loại sổ ra xem chứ không ai nhớ hết được. Nếu không có đủ các loại sổ này, khi thanh tra đột xuất sẽ bị trừ điểm thi đua" – cô P. chia sẻ.

Còn theo cô N.N.T. – một giáo viên ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, ngoài các loại sổ sách về chuyên môn thì công tác chủ nhiệm cũng có hàng chục loại sổ sách liệt vào hàng "khủng" phải mất nhiều thời gian để làm. Tổng cộng có 10 loại sổ sách, hồ sơ học sinh gồm: kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh, kế hoạch theo dõi học sinh cá biệt, sổ chủ nhiệm, sổ điểm lớn, sổ theo dõi học sinh, sổ lưu hồ sơ, sổ kê khai đóng học phí, sổ điểm cá nhân, học bạ.

Nếu cộng luôn với các sổ thuộc công tác chuyên môn thì số lượng sổ sách lên đến con số 24. "Đi dạy về là cứ mở sổ ra ghi ghi chép chép nhức cả đầu. Cực nhất là mỗi lần có thanh tra của Sở GD-ĐT đến, hầu hết giáo viên phải thức trắng vài đêm hoàn thành tất cả sổ sách này rồi khệ nệ khiêng vào trường. Tuy nhiên, thực chất của giáo dục là quản lý con người chứ đâu phải quản lý sổ sách" – cô T. chia sẻ. Riêng giáo viên phụ trách thanh niên cũng có hơn 17 loại sổ sách khác nhau.

Trong các loại sổ thì làm sổ điểm lớn là giáo viên sợ nhất. Sổ này bao gồm sơ yếu lý lịch của tất cả học sinh. Từ trang 2 đến trang 10 là phần điểm danh của chín tháng trong năm. Mỗi trang tương ứng với số ngày trong tháng và phải chép lại danh sách lớp. Các trang còn lại là điểm bộ môn (13 môn), điểm học kỳ I, học kỳ II và cả năm. Chỉ tính riêng danh sách lớp phải sao chép tổng cộng 25 lần và phải viết tay, không được phép đánh máy. Đây là loại sổ chuẩn do Bộ GD-ĐT ban hành. Không riêng gì giáo viên bậc trung học phổ thông, các bậc trung học cơ sở và tiểu học giáo viên cũng phải gồng gánh rất nhiều loại sổ như thế.

Nếu bỏ qua các loại giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ (là những loại hồ sơ bắt buộc giáo viên đứng lớp phải có) thì những loại sổ khác chỉ mang tính chất đối phó. Cùng một nội dung là kế hoạch giảng dạy (tuần đó dạy tiết nào, nội dung gì, lớp nào) nhưng phải ghi vào hai loại sổ là sổ kế hoạch cá nhân và sổ báo giảng. Sổ theo dõi học sinh lại có phần trùng lắp với kế hoạch theo dõi học sinh cá biệt, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. Trong khi đó cả ba loại sổ sách này lại nằm trong kế hoạch cá nhân của giáo viên. Trong sổ điểm lớn, phần theo dõi học sinh vắng thay vì phải sao chép chín lần danh sách lớp và phân chia số ngày trong tháng thành các cột, tương ứng với các thứ trong tuần thì chỉ cần quản lý theo kiểu học sinh này nghỉ bao nhiêu ngày trên tháng, đó là những ngày nào.

Cũng không thể phủ nhận việc ghi chép đầy đủ hoạt động trong giảng dạy là điều cần thiết. Vấn đề đặt ra là nếu giáo viên phải hoàn thành nhiều loại sổ sách thế này thì thời gian đâu để nghiên cứu chuyên môn và có những hoạt động thực tế giúp học sinh hiểu sâu bài. "Bây giờ phụ huynh, xã hội cứ phàn nàn giáo viên chỉ dạy mà không dỗ, nhưng việc có thời gian dạy và nghiên cứu chuyên môn là đã quý lắm rồi trong thời buổi hành chính hóa bộ máy giáo dục như thế này" – cô P. tâm sự.

NGỌC TÀI

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/573019/khi-giao-vien-phai-lam-toi-24-loai-so-sach.html

Tiến sĩ đạo văn bị thu hồi bằng

Posted: 07 Oct 2013 03:06 AM PDT

- Bộ GD-ĐT vừa có quyết định giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với lý do sao chép luận
án của người khác.

Thu hồi vì đạo văn

Kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/10.

tin s, o vn, Trng H Kinh t Quc dn, B GD-T

Theo nội dung tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài
chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài
“Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
đã sao chép tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 của TS. Mai Thanh Quế,
Học viện Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát
khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường”.

Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập Hội đồng xác minh luận
án để đánh giá mức độ sao chép và đề xuất việc xử lý. Hội đồng xác minh khẳng định
luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế.

Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì
các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy
định. Mức độ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%).

Ông Hoàng Xuân Quế cũng đã có các bản giải trình về nội dung tố cáo và đã cung cấp
tài liệu minh chứng kèm theo. Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định, luận án tiến sĩ
của ông không sao chép nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Ông Quế nghi
ngờ bản luận án tiến sĩ mang tên ông hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không
phải là luận án của ông bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà
nước vào ngày 26/10/2003 vì bản luận án này không có chữ ký của ông tại phần "Lời cam
đoan". Ông Quế nghi ngờ cuốn luận án mang tên ông trên Thư viện Quốc gia là bản đã bị
đánh tráo hoặc là bản nộp nhầm do ông đã nhờ người cháu đi nộp hộ.

Sau khi kiểm tra, xem xét tài liệu, biên bản làm việc của A83 với các thành viên
Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước… và kết quả giám định kỹ thuật của Viện Khoa học
hình sự, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT kết luận báo cáo giải trình của ông Hoàng Xuân Quế là
không có cơ sở, không đúng quy định và không có đồng nhất. Việc ông Quế "xin lại"
luận án ở một số thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không
khách quan.

Bộ GD-ĐT giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành
thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh
giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó
Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế; Giao cho Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân xem xét,
xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Luận án có thể bị đánh tráo?

Trao đổi với VietNamNet ông Hoàng Xuân Quế phân trần: "Luận án của tôi được thực
hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Bộ GD-ĐT. Tôi đã giải trình cũng như nộp các
minh chứng cho tổ công tác của Bộ. Tôi có những minh chứng, nhân chứng quan trọng để
khẳng định bản luận án chính thức tôi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.
Tất cả hồ sơ vẫn còn đấy, các nhà khoa học trong hội đồng, các nhà khoa học liên quan
đến luận án của tôi cũng như tập thể giáo viên hướng dẫn vẫn còn đấy và cũng đã có
văn bản xác nhận và khẳng định luận án của tôi không sao chép luận án của Mai Thanh
Quế.

Theo ông Hoàng Xuân Quế: "Căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận là bản luận án không có
chữ ký cam đoan của tôi và không có bất kỳ dấu tích nào của tôi. Bản luận án lưu tại
Thư viện Quốc gia còn không có 3 tài liệu quan trọng mà tôi đã nộp kèm theo quyển
luận án: Quyết định thành lập hội đồng, các bản nhận xét phản biện, Quyết nghị của
hội đồng mà khi nhận luận án, họ đã viết giấy biên nhận đầy đủ. Giấy biên nhận này
vẫn còn lưu tại Bộ GD-ĐT.

Ông Quế cho rằng "bản luận án của tôi tại thư viện Quốc gia, thư viện Trường Kinh
tế Quốc dân có hai khả năng: hoặc là do cháu tôi nộp nhầm bản in lỗi, hoặc là tôi
đang nghi ngờ về khả năng luận án của tôi có thể bị đánh tráo, có thể người nào đó đã
đánh tráo bản luận án của tôi từ lâu rồi và bây giờ họ mới tố cáo tôi vì hồi đó, tôi
có tặng cho một số người trong khoa một số bản luận án bị in lỗi để tham khảo và tôi
cũng nói rõ, đây là bản in lỗi, không phải bản chính thức…

Ông Hoàng Xuân Quế khẳng định: "Sự việc liên quan đến luận án tiến sĩ của tôi là
việc vô cùng hệ trọng, không chỉ là danh dự của tôi, mà còn là danh dự và uy tín của
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, của Bộ GD-ĐT. Tôi sẽ bảo vệ đến cùng danh dự đó".

  • Hạnh Ngân

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143621/tien-si-dao-van-bi-thu-hoi-bang.html

Giáo viên quá tải với nhiều việc "không tên"?

Posted: 07 Oct 2013 03:06 AM PDT

Đó là những ý kiến bạn đọc (trong đó chủ yếu là của các giáo viên) bày tỏ sự đồng cảm với bài viết Khi giáo viên phải làm tới 24 loại sổ sách của tác giả Ngọc Tài đăng trên Tuổi Trẻ ngày hôm nay 7-10.


- Rất đồng cảm với tác giả bài viết. Tôi cũng là giáo viên, cũng làm những loại sổ sách hay kế hoạch này như: sổ báo giảng, kế hoạch chủ nhiệm lớp, sổ sinh hoạt lớp… Làm hết những loại sổ này vừa tốn thời gian mà hiệu quả thì rất ít. Bộ GD-ĐT cứ hô hào giảm tải kiến thức cho học sinh còn giáo viên đang bị quá tải. Cũng cần giảm bớt các loại sổ hay các loại kế hoạch.

vinh (vinh.onho@…)

- Anh trai tôi là giáo viên. Tôi thấy mỗi lần có kiểm tra hồ sơ ở trường là lại chuẩn bị một đống các loại sổ sách.

Tôi hỏi: “Anh là giáo viên dạy môn mỹ thuật, sao hồ sơ nhiều cái chẳng liên quan tới mỹ thuật cả vậy?”.

Anh ấy trả lời: “Chỉ làm để đối phó thôi chứ mấy cái này đâu có tác dụng gì cho môn anh dạy đâu”.

Tôi nghĩ đúng là bất cập quá. Ngành giáo dục phải cần điều chỉnh vấn đề này.

Giảm áp lực, gánh nặng cho giáo viên kiểu gì khi mà phải làm những việc “vô tác dụng”? Nên tập trung vào chuyên môn, tập trung vào chất lượng học sinh.

Không thể đánh giá thi đua của giáo viên chỉ dựa vào mấy quyển sổ kia được. Tôi thấy bất cập nữa là hằng năm các trường quy định giáo viên phải dự giờ thao giảng càng nhiều càng tốt. Việc dự giờ nhiều khi giáo viên dạy kín thời gian còn đâu mà đi dự, nhưng bắt buộc phải có đầy đủ số tiết quy định.

Anh trai tôi dạy môn mỹ thuật cấp I nhưng toàn phải đi dự các môn khác như toán, tiếng Việt, đạo đức, âm nhạc, thể dục… Như vậy, không có gì gọi là học tập nâng cao nghiệp vụ sư phạm của môn mỹ thuật cả.

Biên Thùy (sexyladybmt@…)

- Tối ngày lo hoàn chỉnh các loại sổ lấy đâu thời gian dạy tốt? Ngoài sổ giáo viên, còn lo phong trào tối mặt như: thi an toàn giao thông, vệ sinh, nấu ăn, tiếng hát giáo viên, giáo viên dạy giỏi…

Nguyễn Long Hoa (longhoa@..)

- Ý kiến về phải làm quá nhiều loại sổ sách của bạn Ngọc Tài cũng là nỗi lòng của hầu hết các giáo viên.

Bởi đây là quy định chung của ngành giáo dục, mà đã quy định thì không thể không làm.

Không phủ nhận về tác dụng cũng như sự cần thiết của mỗi loại sổ. Nhưng có quá nhiều loại sổ như thế cũng gây ra nhiều phiền toái, nặng nhọc cho giáo viên.

Thiết nghĩ trong Đề án đổi mới giáo dục đang được bàn thảo thì cũng nên quan tâm đổi mới về quản lý các loại sổ sách để giảm bớt gánh nặng cho giáo viên, để họ dành nhiều thời gian hơn cho đầu tư chuyên môn.

Là thời đại công nghệ thông tin rồi thì cũng nên quản lý giáo dục bằng các giải pháp công nghệ vừa thuận lợi, tiện ích, vừa nhanh, tốn ít thời gian hơn.

Hiện nay có khá nhiều phần mềm quản lý giáo dục rất hay và hiệu quả, nhiều trường đã sử dụng rồi.

Nên chăng Bộ GDĐT có chủ trương, biện pháp nghiên cứu để tạo ra một phần mềm dùng chung, từ đó các trường cũng rất thuận lợi, các cấp lãnh đạo quản lý hiệu quả hơn.

Trần Xuân Toàn (namlam_qb1984@…)

- Bài viết rất đúng. Tôi có vợ là giáo viên một trường THPT ở tỉnh Kiên Giang, cũng phải thực hiện các loại sổ như trên. Tôi thấy ngành GD “hành” giáo viên là chính, mỗi lần thanh tra về mục đích chính là kiểm tra xem có bao nhiêu loại sổ, có hoàn thành đủ không… Trong khi việc GV đó dạy dỗ thế nào thì không đánh giá đúng thực chất (vì thanh tra báo trước, tiết học được chuẩn bị rất công phu thì giờ dạy bét lắm cũng được xếp loại khá). Ngành GD nên xem lại việc này để giảm tải các việc “không tên” cho GV.

Lê Văn Lang

- Không còn thời gian lo chuyên môn. Đối phó là chủ yếu. Tôi là giáo viên, cũng ngán lắm rồi mấy cuốn sổ. Rối như tơ vò.

phong lan (phonglanrung0883@…)

- Vợ tôi là giáo viên cấp I, có gần chục loại sổ: sổ hội đồng, sổ tổ, sổ thiết bị, sổ dự giờ, sổ công đoàn…

Mang tiếng được nghỉ chủ nhật, nhưng từ đầu năm đến giờ mới nghỉ 1 CN còn lại họp họp họp và họp… Về đến nhà là ôm cái máy tính, mê máy tính hơn chồng con. Đến việc điều tra phổ cập giáo dục cũng kêu 2 ngày đi điều tra rồi về tổng hợp. Việc này tôi nghĩ phải giao cho giáo viên chuyên trách phổ cập chứ. Nhiều việc linh tinh nên còn đâu thời gian, tinh thần mà đầu tư chuyên môn.

Chưa kể theo quy định chỉ 35 học sinh/lớp, còn lớp vợ tôi dạy 57 học sinh lớp 1. Con cái bạn học được bao nhiêu từ “cái chợ” 57 trẻ còn ỉa, đái ra quần đó?

Q.H. (hangocquyet@…)

- Ngành GD hô hào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy và quản lý. Có một nghịch lý là càng ứng dụng CNTT thì công việc hành chính của GV càng nặng nề hơn trước. Những cán bộ chỉ đạo chuyên môn mỗi cấp đẻ ra một số sổ sách và xem đó như một sáng kiến trong quản lý giáo dục. Cộng lại từ Bộ GD-ĐT xuống đến phòng GD là hàng chục loại sổ mà GV phải làm.

Bùi Nam (gialoc@…)

- Sổ sách của giáo viên thực ra nhiều loại chẳng có tác dụng gì trong việc nâng cao chất lượng. Các cấp quản lý cần có sáng kiến, đổi mới công tác quản lý trong trường học chứ đừng theo đường mòn lối cũ, không mang lại kết quả gì trong việc nâng cao chất lượng giáo dục!

Hoàng Kim (songvuikhoe123@…)

- Giáo dục đang bị hành chính hóa. Quá nhiều sổ sách, công văn! Thiết nghĩ giáo viên chỉ chú trọng giáo án và giảng dạy. Các vấn đề khác đã có lãnh đạo chỉ đạo, bộ phận văn phòng làm…

Sáu (thuchanhvatlydht@…)

Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/573070/giao-vien-qua-tai-voi-nhieu-viec-khong-ten.html

‘Đại tướng giỏi thế sao lại chết hả mẹ?’

Posted: 07 Oct 2013 02:06 AM PDT

Niềm tiếc thương sâu sắc hiện rõ trên gương mặt của mọi
người. Những chiếc cờ rủ buông xuống buồn bã trên ban công mỗi nhà thay cho lời vĩnh
biệt người anh hùng của dân tộc…
V Nguyn Gip, i tng, qua i, in Bin Ph, H Ch Minh

Bức ảnh Võ Thành Trung thơm ông nội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chụp năm 1996.

Con – đứa trẻ 6 tuổi còn rất ngây ngô khi xem những tin tức phát trên ti vi đã hỏi
mẹ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ai? Sao hôm nay ti vi chỉ nói về ông thôi?

Có lẽ con còn quá nhỏ để hiểu được tại sao hàng triệu người Việt Nam lại rưng rưng
rơi lệ khi Ông Đại tướng về cõi vĩnh hằng.

Mẹ đã nói với con rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc và gần
gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ông là vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nước mình,
là người đã lãnh đạo quân đội và nhân dân Việt Nam đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh
giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhờ có Ông mà mẹ và con mới có được cuộc sống yên bình và hạnh phúc hôm nay. Nhờ
có Ông mà con được vui vẻ cắp sách đến trường, được mặc quần áo đẹp và ăn những món
ăn ngon…

Con lại hỏi mẹ: Ông giỏi thế tại sao lại chết? Đó là quy luật của tạo hóa,
con người ta ai rồi cũng phải chết. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành sứ mệnh
của mình rồi nên ông được "lên trời" để thành "ông Tiên" giống như trong truyện cổ
tích.

Mẹ đã trả lời con như thế và bản thân mẹ cũng tin rằng Ông đã trở về trời, trở
thành một ông Tiên hiền từ, phúc đức ở cõi cực lạc. Có thể con không hiểu hết, nhưng
mẹ cũng muốn nói thêm với con rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người anh
hùng của riêng dân tộc Việt Nam mà ở rất nhiều đất nước xa xôi trên thế giới tên tuổi
của Đại tướng cũng được người dân ở đó mến mộ, kính trọng và khâm phục. Khi con lớn
hơn, đọc thông viết thạo, con hãy tự mình tìm đọc những bài báo và cuốn sách viết về
Ông.

Trước khi trở thành một nhà quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp học rất giỏi và đã
từng là giáo viên dạy Lịch sử. Ông yêu lịch sử Việt Nam và cuộc đời ông cũng đã trở
thành một pho sử đúng nghĩa. Con hãy chăm ngoan học hành để trở thành một người giỏi
giang như ông, chí ít là trong sự nghiệp học hành con nhé.

Mẹ cũng muốn nói với con rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù đã đánh đông dẹp bắc,
là vị thủ lĩnh tối cao của Quân đội nước mình – nhưng trong gia đình ông cũng là một
người ông hiền từ, nhân hậu, yêu thương con cháu hết mực….

Tại sao hôm nay ti vi lại toàn nói về ông? Con biết không, chỉ có những
người đặc biệt, vô cùng đặc biệt như Đại tướng mới nhận được sự yêu mến, kính trọng
của nhân dân. Bởi cả cuộc đời của Ông đã dành trọn vẹn cho đất nước, cho nhân dân. Đã
có hàng triệu người rưng rưng nước mắt tiễn Đại tướng về cõi cực lạc.

Hôm nay mẹ mong rằng con sẽ ghi nhớ tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tâm hồn
trẻ thơ của mình dù con chưa hiểu hết công lao trời biển của Ông.

Mai sau khi lớn lên con hãy cố gắng học tập những đức tính cao đẹp của ông, trở
thành người được mọi người xung quanh thương yêu, quý trọng, một công dân có ích cho
đất nước.

Mẹ sẽ mua cuốn sách viết về cuộc đời huyền thoại của ông Đại tướng để mẹ
và con cùng đọc, cùng noi theo tấm gương sống, học tập và chiến đấu có một không hai
của Ông.

  • Đỗ Quyên

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143650/-dai-tuong-gioi-the-sao-lai-chet-ha-me--.html

Comments