Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thầy giáo dạy Lịch sử nổi tiếng

Posted: 06 Oct 2013 09:05 AM PDT

Mặc dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự,
nhưng hình ảnh của vị tướng "võ – văn song toàn" còn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức
người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục – thầy giáo dạy Lịch sử nổi tiếng.

i tng, V Nguyn Gip, thy gio, lch s

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013).

"Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon"

Trong trí nhớ của nhiều thế hệ học trò, ông là diễn giảng rất giỏi về các đề tài
lịch sử, đặc biệt là lịch sử quân sự. Các học sinh cũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
nhớ về ông như một "chiến binh cuồng tín, không mấy khi mỉm cười và không để ai
thuyết phục được ông trong bất cứ lĩnh vực nào". Người ta còn nói thêm, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả những chi tiết những trận đánh của
Napoléon.

Ngay từ đầu, ông đã cuốn hút cả lớp bằng cách trình bày vấn đề theo cách riêng của
ông. Đứng thẳng trước lớp, ông nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: "Khá nhiều
sách nói về lịch sử nước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi
sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon".

Trong cuốn sách “Võ Nguyên Giáp – Chiến thắng bằng mọi giá” của tác giả Cecil B.
Curey (NXB Thế giới, tháng 8/2013, dịch giả Nguyễn Văn Sự) có đưa chi tiết: Nửa thế
kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm, cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ thời đó là một cậu bé
13 tuổi, vẫn không bao giờ quên được phương pháp sư phạm của Đại tướng Giáp: "Sự miêu
tả chi tiết về sự tàn tạ của vương triều cũng như đồi bại của Marie Antoinette đã đưa
học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp.
Như bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó: Danton
Robespierre, ông giáo sư họ Võ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu
quốc, của Công xã Paris để trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần
chúng".

Ông muốn học trò của ông hiểu "tại sao một đội long kỵ binh (kỵ binh cận vệ của
nhà vua) lại được bố trí ở vị trí chính xác như thế hay đội cận vệ của Napoléon đã nổ
súng đúng lúc như thế nào để giành chiến thắng". Lớp học im phăng phắc, đám học trò
thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫn
như sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Tướng Giáp nói rằng
ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoléon đơn giản vì ông có trách nhiệm phải
giảng về cách mạng Pháp. Vì vậy ông phải nghiên cứu kỹ chiến lược và chiến thuật của
Napoléon.

Vị tướng tâm huyết với giáo dục

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết khá nhiều bài báo, cả hàng trăm bài;
xuyên suốt, nổi bật trong các bài viết như thế là tư tưởng chỉ đạo sát sao mang tầm
chiến lược với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa và chủ
trương phát triển toàn diện con người, là tư tưởng chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, cải cách
triệt để nội dung và phương pháp giáo dục.

i tng, V Nguyn Gip, thy gio, lch s

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Cần phải tạo ra được một môi trường giáo dục thống
nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội”.

Đại tướng thường tâm sự với các vị lãnh đạo ngành, các thầy cô giáo và học sinh,
sinh viên rằng: "Giáo dục và đào tạo không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… mà còn có sứ mệnh tạo ra những định hướng giá trị về
văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và tinh thần có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của
xã hội, bởi vì giáo dục và đào tạo là mục đích của cuộc sống, vì con người và vì cuộc
sống…".

Trong nhiều thập kỷ qua, một trong những nhiệm vụ lớn lao có tầm quan trọng chiến
lược trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH là đào tạo con người phát triển toàn
diện, có tinh thần làm chủ và năng lực làm chủ, có tinh thần yêu nước và lý tưởng
XHCN, có trình độ văn hoá và khoa học ngày càng cao. Đại tướng khẳng định: Cần phải
coi chiến lược con người, "tất cả cho con người và tất cả vì con người" có tầm quan
trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Từ sự khẳng định: "Sự phát triển của con người là liên tục… Con người là một thể
thống nhất với sự phát triển liên tục, không thể chia cắt được trong không gian,
trong thời gian", Đại tướng nhấn mạnh: Giáo dục với tư cách là quá trình hướng dẫn sự
phát triển con người, cũng phải liên tục. Giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình liên
tục từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc trưởng thành và là sự nghiệp của toàn xã hội.

Cần phải tạo ra được một môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình
và xã hội, đảm bảo "giáo dục toàn diện, giáo dục thường xuyên, giáo dục liên tục",
thực hiện được sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị, tư tưởng và lối sống
XHCN, phổ cập văn hoá, khoa học, kỹ thuật và công nghệ song song với phổ cập nghề
nghiệp. Ông chủ trương: cần phải hình thành trong toàn xã hội một phong trào, một nếp
sống chăm lo học hành sôi nổi trong cả nước, học ở trường, học ở nhà, học ở xã hội,
vừa học vừa làm, theo tinh thần "học tập, học tập nữa, học tập mãi mãi". Học tập để
thành con người mới XHCN, học tập để xây dựng thành công xã hội văn minh và hạnh
phúc, học tập để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ông là một vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng, luôn coi trọng thực tiễn là lý
luận, là chân lý, dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào khuyết điểm để chuyển
bại thành thắng, rất chịu khó học tập, lắng nghe ý kiến hay của quần chúng, chuyên
gia, các nhà trí thức, khoa học… Ông đã đề xuất nhiều vấn đề đi trước thời gian như
có ý kiến rất sớm về kinh tế tri thức, kinh tế biển, khoa học kỹ thuật công nghệ cao,
kinh tế trang trại, chiến lược phát triển con người…

Khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, ông ủng hộ mạnh mẽ chủ trương đổi mới toàn
diện cả về kinh tế, chính trị và phương thức lãnh đạo củaĐảng cầm quyền nhằm mục
tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chất lượng giáo dục đào tạo là chất lượng toàn diện (chính trị, chuyên môn, sức
khoẻ) được xác định trên cơ sở mục tiêu giáo dục đào tạo của từng ngành học, từng
loại hình giáo dục, từng cấp học gắn chặt với những mục tiêu kinh tế – xã hội của cả
nước, từng ngành từng địa phương trong từng thời kỳ. Theo ông, để nâng cao chất lượng
giáo dục, các nhà trường cần phải thực hiện: giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức;
giáo dục tri thức văn hoá và khoa học; chú trọng giáo dục lao động sản xuất và công
tác hướng nghiệp; giáo dục thể chất và thẩm mỹ.

Ở chuyên ngành nào thuộc phạm vi mình phụ trách, ông cũng đều có những ý kiến xác
đáng, thấu tình đạt lý. Với ngành sử học, ông góp rất nhiều chính kiến rất cơ bản.
Ông cho rằng môn Sử – Địa giúp ích rất lớn về nâng cao tri thức, lòng yêu nước và
trách nhiệm với xã hội. Và ông đặt câu hỏi: "Mình đã nhiều lần đi trao giải cho các
học sinh giỏi Toán, Vật lý nhưng sao không thấy có giải của môn Sử – Địa? Cần nghiên
cứu vấn đề này kể cả trong cách dạy và học, cùng với nhiều hình thức sinh động khác".

Ngay cả sau khi nghỉ hưu, tuổi đời rất cao, nhưng khi được hỏi, ông vẫn rất minh
mẫn, sắc sảo, sáng suốt đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho Đảng, Chính phủ và Quân
đội.

(Theo Tiến sĩ Sử học Phạm Anh/ Dân trí)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143521/dai-tuong-vo-nguyen-giap--thay-giao-day-lich-su-noi-tieng.html

Sinh viên Việt Nam khám phá công nghệ vũ trụ

Posted: 06 Oct 2013 09:05 AM PDT

(GDTĐ) – Một chương trình rất ý nghĩa được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức chiều 6/10 giúp các sinh viên có một cái nhìn tổng quan về cuộc hành trình khám phá không gian bao la của con người từ những ngày đầu tiên.

Sinh viên USTH tìm hiểu công nghệ vũ trụ. Ảnh: gdtd.vn
Sinh viên USTH tìm hiểu công nghệ vũ trụ. Ảnh: gdtd.vn

Đây là hoạt động hưởng ứng tuần lễ thiên văn quốc tế 2013 với chủ đề Exploring Mars, Discovering Earth và chào mừng sự kiện Việt Nam phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1.

Chương trình cũng mô tả hành trình tiến đến Hỏa Tinh đầy khó khăn; đồng thời giới thiệu về sự phát triển của công nghệ vũ trụ tại Việt Nam, chia sẻ những thành công đã đạt được trong thời gian qua và mục tiêu phía trước trên chặng đường đưa nền công nghệ vũ trụ Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Thiên văn học – Công nghệ vũ trụ là ngành khoa học đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng vẫn còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Cách đây hơn 10 năm, một nhóm các bạn trẻ yêu thích khám phá bầu trời đã đặt tiền đề đầu tiên cho việc phát triển bộ môn khoa học này trong cộng đồng sinh viên, học sinh tại Việt Nam.

Sau đó, lần lượt các Câu lạc bộ (CLB) Thiên văn học nghiệp dư ra đời. Nếu như ở Miền Bắc có CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) là đại diện tại Hà Nội, ở Miền Nam có CLB Thiên văn học nghiệp dư thành phố Hồ Chí Minh (HAAC), thì ở Miền Trung có CLB Thiên văn Đà Nẵng (DAC) – trước đây là CLB Thiên văn Bách khoa).

Cùng với sự phát triển của Khoa học – Công nghệ – Giáo dục, cộng đồng thiên văn học cả nước phát triển nhanh chóng, số lượng học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu, tìm hiểu thiên văn học và công nghệ vũ trụ ngày càng nhiều.

Tháng 10/2012, khoa Công nghệ Vũ trụ và Ứng dụng đã khai giảng khóa đầu tiên hệ Master tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, ngành công nghệ vũ trụ được đào tạo một cách bài bản theo chương trình tiên tiến đến từ Pháp.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201310/sinh-vien-viet-nam-kham-pha-cong-nghe-vu-tru-1973663/

Nam sinh giết người được nhận vào đại học muộn 1 năm

Posted: 06 Oct 2013 09:05 AM PDT

(ĐVO) – Nam sinh từng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt về tội Giết người đã được trường Đại học Tài nguyên và Môi trường chấp nhận cho nhập học muộn….

Nguồn: http://www.baodatviet.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/nam-sinh-giet-nguoi-duoc-nhan-vao-dai-hoc-muon-1-nam-2356557/

Thời trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Posted: 06 Oct 2013 08:05 AM PDT

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” là tác phẩm duy nhất phác hoạ lại quãng thời
gian trước tuổi 20 (từ 1911 đến 1931) của Đại tướng, được dịch ra hai thứ tiếng Anh
và Pháp.

Đây là kết quả 10 năm sưu tầm tư liệu và thực hiện bản thảo của tác giả -Trung
tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam Ở tuổi 85, Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại công việc này.

“Khoảng” trống duy nhất

Cho tới trước khi tôi viết sách, đã có rất nhiều học giả và nhà báo trong, ngoài
nước viết về Đại tướng. Đó là chưa kể tới hàng ngàn trang hồi ký của chính ông (do
nhà văn Hữu Mai thể hiện) bao gồm các tập Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không
thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành
dinh trong mùa Xuân đại thắng. Gần như, toàn bộ các thông tin, sự kiện và những câu
chuyện lớn nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng đều có thể tìm thấy trong những
trang sách ấy. Chỉ có một "khoảng trống" duy nhất mà các tác giả gần như không đề
cập, hoặc nếu có cũng chỉ phác qua: đó là tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng trong
khoảng thời gian cho tới năm 1931- khi ông 20 tuổi. Đó là điều dễ hiểu, bởi tư liệu
trong nước về giai đoạn này gần như không có, còn các tài liệu nước ngoài cũng rất sơ
sài.

i tng, V Nguyn GipĐại tướng Võ Nguyên Giáp năm 20 tuổi. Ảnh: Sở Mật thám Pháp 

Trung tướng Phạm Hồng Cư kể: "Trong quân đội, kể từ 1946, tôi có nhiều năm trực
tiếp làm việc dưới quyền Đại tướng. Ý tưởng viết cuốn sách này được đưa ra từ năm
1986, tuy nhiên, phải tới khi về hưu vào năm 1995, tôi mới thật sự có thời gian để
chuyên tâm cho công việc. Với tôi, việc viết cuốn sách này là một nhu cầu có thật:
bạn đọc Việt Nam đều yêu quý, ngưỡng mộ Đại tướng và luôn mong được biết về cuộc đời
ông một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất qua từng mốc thời gian.

Cuốn sách ra đời năm 2004, đúng dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trong 10 năm ấy, tôi đi tìm tư liệu thực địa kết hợp với những cuộc phỏng vấn Đại
tướng và người thân. Sách khép lại vào năm 1931, khi ông được thực dân Pháp phóng
thích khỏi nhà lao Thừa Phủ và chuẩn bị rời khỏi Huế".

Ba năm sinh khác nhau

Cuốn sách là những mảng hồi ức được ghép lại từ nhiều nguồn. Do vậy, rất nhiều lần
tôi phải bỏ công tìm và thẩm định để có một thông tin chính xác. Chẳng hạn, có nhiều
dị bản khác nhau về năm sinh của Đại tướng: từ điển Larousse của Pháp ghi rằng đó là
năm 1911; cuốn GIAP ( xuất bản năm 1977 tại Paris) của tác giả Boudarel và bài viết
trên tờ The Sunday Times magazine của tác giả James Fox thì khẳng định ông sinh năm
1910; còn các công bố của Jean Sainteny thì nói rằng ông sinh năm 1912.

Xin nói thêm, các tác giả trên đều có dẫn chứng lập luận của mình. Chẳng hạn, Jean
Sainteny là đại diện của Chính phủ Pháp sang Việt Nam đàm phán vào năm 1946 nên có
trong tay những bản điều tra của mật thám Pháp về lý lịch Tướng Giáp và các lãnh tụ
Việt Nam. Còn tác giả James Fox thì do một sự tình cờ đặc biệt, đã có trong tay bản
sơ yếu lý lịch của Đại tướng bằng tiếng Pháp được ông nộp khi nhập học Đại học Đông
Dương (Hà Nội). Hồ sơ này ghi rằng Tướng Giáp sinh ngày 1/9/1910.

Trước những số liệu khác nhau này, tôi chỉ có một cách xác minh duy nhất là hỏi
người thân của Đại tướng. Chị Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, cho biết ông sinh
ngày 25/8/1911. Bản thân ông cũng không nhớ năm sinh của mình, con số 1911 được xác
định vì cụ Nguyễn Thị Kiên, thân mẫu Đại tướng, nhớ rất rõ rằng con mình tuổi Hợi
(Tân Hợi). Bà cũng nhớ rõ ngày sinh của ông, có điều là nhớ theo "lịch âm" nên gia
đình phải nhờ học giả Trần Văn Giáp tính lại và "quy đổi" thành ngày dương lịch 25/8.

Khi biết lập luận này, một số nhà nghiên cứu quốc tế đã đồng tình với tôi. Họ nói:
trên đời, chắc chắn chỉ có một người duy nhất không bao giờ nhớ sai ngày sinh của
con, đó là người mẹ. Rất tiếc, gia đình không có một lá số tử vi nào của Đại tướng
nên không tính được giờ sinh của ông. Trường hợp bản lý lịch tại Đại học Đông Dương
của Đại tướng có thể giải thích bằng việc chủ động khai tăng tuổi khi đi học, vốn khá
phổ biến với nhiều sinh viên thời đó.

Thi trượt Trường Quốc học Huế

Khi viết sách, tôi có một số lần tiếp xúc trực tiếp với Đại tướng. Ở độ tuổi gần
90 khi ấy, trong trí nhớ của Đại tướng vẫn còn lưu giữ rất nhiều mảnh ký ức liên quan
tới tuổi trẻ của mình. Rất nhiều câu chuyện sẽ chẳng ai biết nếu ông không kể lại.
Chẳng hạn, đó là việc ông học rất giỏi thậm chí là đỗ đầu kì thi tốt nghiệp bậc sơ
học (certificat d'étudé primaires) ở tỉnh Quảng Bình. Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi
lên bậc trung học, ông lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế. Vậy là ông phải
khăn gói lên Huế ôn thi một năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924.

Cần nhớ rằng giáo dục thời Pháp khi đó rất khắt khe, Trường Quốc học Huế chỉ tuyển
có 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung. Khi tôi hỏi vì sao trượt, Đại tướng lắc đầu
cười bảo không biết. Tôi nghĩ vui trong bụng rằng đó là bài học duy nhất trong đời
của Đại tướng về tính chủ quan, điều sẽ không bao giờ lặp lại khi trở thành một vị
tướng trận mạc sau này.

Cũng chính Đại tướng kể cho tôi nghe việc khi còn là thanh niên, ông từng khước từ
ý định cầu hôn của một gia đình Bá hộ trong làng. Gia đình này muốn gả con gái cho
ông, đồng thời hứa cho ruộng cho nhà. Nhưng thân mẫu ông thì thương con nên không ép.
Khi đó, ông đã tham gia phong trào yêu nước và từng bị đuổi học vì tổ chức bãi khóa ở
trường Quốc học trong chuỗi hoạt động hưởng ứng để tang cụ Phan Chu Trinh.

i tng, V Nguyn Gip

Trong những câu chuyện của mình, Đại tướng nhắc nhiều tới những gương mặt mà ông
yêu quý khi còn trẻ. Ông kể về việc nhiều lần cùng học sinh Quốc học tới nhà riêng để
thăm cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan rất thương ông, thường xuyên cho mượn sách và nói: Khi
nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp. Về cha mình, cụ Võ Quang Nghiêm, Đại
tướng kể ông là người sống giản dị, sáng nào dậy cũng ăn ba bát cháo hoa với cà và
gọi là "sâm của nhà nghèo". Sau kháng chiến toàn quốc, cụ bị thực dân Pháp bắt giam
tại Huế và mất trong tù, phải sau năm 1945 gia đình mới tìm được hài cốt.

Đôi mắt sáng và thông minh

Tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng gắn liền với 2 tỉnh Quảng Bình và Huế. Khi đi
khảo sát tư liệu, tại quê hương ông, rất nhiều cụ già trong vùng vẫn còn lưu giữ các
câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác về gia đình và dòng họ của Đại tướng.
Theo đó, ông ngoại của Đại tướng từng tham gia phong trào Cần Vương thời vua Hàm
Nghi. Ông nội Đại tướng mất rất sớm, mãi tới đầu thế kỉ 21, những người yêu mến Đại
tướng trong vùng mới giúp gia đình tìm thấy mộ của cụ.

Một phần lớn câu chuyện, tôi bắt đầu bằng việc hỏi chị Đặng Bích Hà. Cũng chỉ có
nhờ chị Hà, tôi mới có may mắn được tiếp cận với một số kỉ vật riêng của gia đình,
chẳng hạn như ảnh thờ của song thân Đại tướng, một số lớn thư từ được viết trong
chiến tranh. Đặc biệt, tôi có may mắn được gặp thân mẫu Đại tướng tại nhà riêng ở Hà
Nội trước khi cụ mất vào năm 1961. Khuôn mặt Đại tướng đặc biệt rất giống mẹ, nhất là
đôi mắt sáng và thông minh. Điều này làm tôi nhớ tới lời nhận xét của nữ ký giả
phương Tây là bà Orian Fallaci rằng đó là cặp mắt thông minh nhất mà tôi từng thấy.

Ngoài chị Hà, tôi cũng có thời gian tiếp xúc với ông Võ Thuần Nho, em ruột Đại
tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam. Những câu chuyện về gia đình, họ hàng
Đại tướng chủ yếu là do ông Nho kể. Theo đó, tôi được biết là gia đình Đại tướng có
tất cả 7 anh chị em, trong đó 2 người mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng
mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau năm 1954, ngoài 2 anh em trai Đại tướng,
trong nhà chỉ còn lại cô út là bà Võ Thị Lài, sau này làm nhân viên coi kho của một
cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.

(Theo Thể thao Văn hóa)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143524/thoi-tre-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap.html

Bộ GD-amp;ĐT kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 10

Posted: 06 Oct 2013 08:05 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (6/10), Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ GDĐT cùng lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác khắc phục bão số 10 tại các trường trên địa bàn huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao tiền hỗ trợ cho các trường học tại huyện Quảng Trạch.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao tiền hỗ trợ cho các trường học tại huyện Quảng Trạch.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Quảng Trạch đã báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại của địa phương sau cơn bão số 10. Cụ thể: Cơn bão đã gây thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Quảng Trạch. Đáng chú ý, bão làm 117 trường ở các cấp học trên địa bàn huyện bị tốc mái, nhiều trường bị hư hỏng nặng. 

Chia sẻ những khó khăn mà chính quyền và nhân dân Quảng Trạch đang phải trải qua, đặc biệt với trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu lãnh đạo UBND huyện Quảng Trạch, phòng GDĐT nhanh chóng triển khai các biện pháp khắc phục những thiệt hại do bão gây ra, sớm đưa công tác dạy học trở lại bình thường.

Công Đoàn ngành GDĐT, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam trao quà cho các gia đình giáo viên bị thiệt hại nặng do bão số 10.
Công Đoàn ngành GDĐT, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam trao quà cho các gia đình giáo viên bị thiệt hại nặng do bão số 10.

Chia sẻ những khó khăn, mất mát do cơn bão gây ra, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trao quà cho các gia đình giáo viên bị thiệt hại nặng do bão số 10, mối suất quà trị giá 5 triệu đồng. Đoàn công tác của Bộ GDĐT cũng đã trao tặng 250 triệu đồng cho tỉnh Quảng Bình khắc phục hậu quả thiệt hai.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng trao 11 phần quà cho các trường học trên địa bàn huyện Quảng Trạch bị thiệt hại nặng do bão số 10, mỗi phần quà trị giá 50 triệu đồng. 

Đại Thắng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/quang-binh-bo-gdampdt-kiem-tra-cong-tac-khac-phuc-hau-qua-bao-so-10-1973665/

Người lang thang thành giảng viên đại học

Posted: 06 Oct 2013 08:05 AM PDT


<!–

Tin lin quan

–>

  • Bắt nhóm sinh viên hành xử kiểu giang hồ
  • Nhiều sinh viên, giảng viên tham gia cá độ bóng đá


Kết quả điều tra ban đầu cho thấy Hải vốn là một người lang thang. Năm 2010, Hải sử dụng bằng giả tốt nghiệp đại học của Học viện Quân y để làm hồ sơ xin vào làm giảng viên của khoa y Trường đại học quốc tế Hồng Bàng.

Chiều 4/10, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định bắt khẩn cấp Hồ Quang Hải (nguyên giảng viên khoa y Trường đại học quốc tế Hồng Bàng) về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Người lang thang thành giảng viên đại học

Hồ Quang Hải tại cơ quan điều tra. Ảnh: G.M.

Kết quả điều tra ban đầu của PC46 cho thấy Hải vốn là một người lang thang. Năm 2010, Hải sử dụng bằng giả tốt nghiệp đại học của Học viện Quân y để làm hồ sơ xin vào làm giảng viên của khoa y Trường đại học quốc tế Hồng Bàng. Vào làm giảng viên của trường ít lâu, Hải bị nhiều sinh viên tố cáo tự ý thu tiền học phí mà không cấp biên lai, chứng từ cho sinh viên mới trúng tuyển, dẫn tới việc nhiều tân sinh viên không thể nhập học. Năm 2011, Trường đại học quốc tế Hồng Bàng sa thải Hải.
Trong thời gian làm giảng viên tại trường, Hải liên lạc và "dụ" các sinh viên nửa chừng bỏ học mua các loại bằng từ trung học chuyên nghiệp tới đại học với giá 40-120 triệu đồng/bằng. Nhiều nạn nhân giao tiền hoặc chưa giao tiền nhưng thỏa thuận cung cấp tên tuổi và hình ảnh để Hải làm bằng với tổng số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Sau khi nhận tiền, Hải thuê một số đối tượng làm bằng giả với giá khoảng 50 triệu đồng/bằng để trả cho các nạn nhân.
Từ khi bị Trường đại học quốc tế Hồng Bàng đuổi việc, Hải dùng bằng giả thuyết phục Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM để xin thành lập chi hội y tế tình nguyện do Hải làm chi hội trưởng. Trong thời gian làm chi hội trưởng, Hải có khuất tất trong thu chi tài chính, đồng thời lợi dụng danh nghĩa chi hội trưởng để dụ dỗ nhiều người "mua bằng", "chạy việc" với giá hàng trăm triệu đồng. Sau đó chi hội bị giải thể.
Hải còn lấy tên mình và danh nghĩa của một người tên Phan Thanh Long để thành lập Công ty TNHH Thiết bị y tế tình nguyện, chuyên vận động, quyên góp tiền để lập các đoàn khám chữa bệnh tình nguyện trong và ngoài nước. Hải dùng danh nghĩa công ty này để lừa đảo thêm một số nạn nhân làm bằng giả, chiếm đoạt tiền. 

 

Giảng viên quét rác, nhà trường giải trình

Lần đầu tiên ở VN: Sinh viên được đề nghị giảng viên …

Nữ giảng viên tát tới tấp vào mặt nam sinh

Giảm án cho cựu giảng viên phạm tội lật đổ chính quyền

Nên đọc

Nguồn : Tuổi trẻ
<!–
Ngun : Tui tr
–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/nguoi-lang-thang-thanh-giang-vien-dai-hoc-011280895.html

Giải quyết đúng pháp luật

Posted: 06 Oct 2013 08:05 AM PDT

Tại Văn phòng Tiếp công dân TP HCM cuối tuần qua, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP, đã có buổi họp cùng với các sở, ngành liên quan và quận Bình Thạnh để giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hương – giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà.

Cụ thể, ngày 9-8-2011, bà Hương gửi phản ánh đến hiệu trưởng nhà trường về việc cô giáo Nguyễn Kim Oanh, giáo viên lớp 2/3, nâng điểm bài thi của học sinh bằng nhiều hình thức; áp đặt, bắt giáo viên trong khối nâng điểm, sửa điểm; tổ chức dạy thêm tại lớp với học phí 300.000 đồng/học sinh; lạm dụng chức danh khối trưởng để miệt thị, xúc phạm bà.

Ngày 11-8-2011, Trường Tiểu học Hồng Hà đã trả lời những khiếu nại của bà Hương với nội dung: Cô giáo Oanh không nâng điểm bài kiểm tra của học sinh; đề nghị cô này chấm dứt việc dạy thêm… Không đồng ý với trả lời của trường, bà Hương đã khiếu nại đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND quận Bình Thạnh.

Ngày 15-11-2012, UBND quận Bình Thạnh có Thông báo số 396 về việc giải quyết khiếu nại của bà Hương. Theo đó, UBND quận Bình Thạnh giao Văn phòng UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể ban giám hiệu Trường Tiểu học Hồng Hà và 6 giáo viên liên quan đến việc chấm, cộng sai điểm của lớp 2/3 năm học 2010-2011 với hình thức kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm; hạ bậc thi đua những người trong ban giám hiệu và các giáo viên liên quan trong năm học 2012-2013.

Không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của UBND quận Bình Thạnh, bà Hương tiếp tục khiếu nại đến Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND TP HCM. "Khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng quận Bình Thạnh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, trả lời nhiều văn bản và đã kiểm điểm, hạ bậc thi đua các giáo viên liên quan, chuyển công tác hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, bà Hương vẫn tiếp tục gửi khiếu nại, tố cáo khắp nơi" – bà Lê Thị Bích Khanh, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết.

Sau khi nghe ý kiến của các sở, ngành liên quan, UBND quận Bình Thạnh và đại diện hội phụ huynh Trường Tiểu học Hồng Hà, ông Hứa Ngọc Thuận kết luận: Việc giải quyết khiếu nại của UBND quận Bình Thạnh là đúng quy trình, đúng pháp luật, có lý có tình. Do đó, chấm dứt việc giải quyết khiếu nại của bà Hương.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/nld.com.vn/Giai-quyet-dung-phap-luat/12109984.epi

Người lớn giật mình trước đề toán ‘tự đoán’

Posted: 06 Oct 2013 08:01 AM PDT

Phụ huynh của một học sinh lớp 4 đã đưa lên trang mạng một đề toán có câu hỏi miên man khó hiểu để nhờ giải thích. Tuy nhiên, hầu hết cộng đồng mạng cũng không khỏi thắc mắc trước yêu cầu khó hiểu của câu hỏi.

Đề toán có nội dung như sau:


"Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán them được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?"


Đền toán mơ hồ gây tranh cãi



Rất nhiều thành viên trên diễn đàn được hỏi cảm thấy mơ hồ trước dữ liệu của bài toán này. Điểm thứ nhất là: "ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo" và điểm thứ hai là: "Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?".

Điểm thứ hai thật sự gây nhiều khó hiểu vì không ai biết ý nghĩa "cả ngày" ở đây là như thế nào, cả ba ngày hay cả ngày của từng ngày? Rõ ràng câu hỏi này đánh đố cả người lớn chứ không phải chỉ những học sinh lớp 4.

Nick Hoang Vy nhận xét: "Đề toán hỏi như vầy thì cả người lớn còn không hiểu chứ nói gì đến học sinh lớp 4. Cứ cho những đề bài mơ hồ như thế này để đánh đố học sinh hay là để học sinh tích cực đi học thêm, mới có thể hiểu đề?"

Nhiều nhận xét đều cho rằng đề toán khó hiểu

Nick Thanh Điền nói vui: "Đề vầy thì ngay cả giáo sư Ngô Bảo Châu còn không hiểu chứ nói gì ai. Thầy cô mà cho đề bài như thế thì làm sao có thể dạy được trò giỏi, nếu chất vấn kỹ đề bài này còn khá nhiều chỗ mơ hồ, chứ không phải một. Giờ mấy đứa nhỏ học thấy thương mà cũng chả giúp được vì nó cứ đưa mấy bài dạng này thì chỉ có nước bó tay. Nhưng nếu cứ để tình trạng đề bài mơ hồ, đánh đố học sinh thì hẳn chất lượng giáo dục sẽ ngày càng đi xuống mà thôi".

Tôn Văn (Theo Báo Đất Việt)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/thebox.vn/Nguoi-lon-giat-minh-truoc-de-toan-tu-doan/12108392.epi

Sự thật về người phụ nữ góp phần hiển đạt của 99 vị khoa bảng

Posted: 06 Oct 2013 05:01 AM PDT

Người đàn bà nuôi chí lớn

Người dân thôn Cao Lãm vẫn truyền nhau câu chuyện về “họ Hoàng lập ấp, Tây Nguyễn khai khoa” để khái quát về lịch sử khoa bảng vẻ vang của quê hương mình. Mặc dù số lượng người đỗ đại khoa (đỗ tiến sỹ) không nhiều bằng một số làng vốn nổi tiếng về khoa bảng trong lịch sử như làng Mộ Trạch (ở Hải Dương), làng Vĩnh Kiều (ở Bắc Ninh), làng Thổ Hoàng (ở Hưng Yên)… nhưng người dân nơi đây vẫn tự hào về thành tích có 99 vị khoa bảng chỉ trong thời nhà Lê trị vì. Cụ Mai Xuân Chức (hậu duệ của hai
tiến sỹ Mai Danh Tông, Mai Chính Nghĩa) cho biết: “Thôn Cao Lãm vốn là một ngôi làng cổ, có tên tục là Kẻ Xốm, xuất hiện từ thời Tiền Lê và định hình rõ nét vào thời nhà Lý.

Theo lời các cụ truyền lại, thì làng khi xưa là một vùng đất lau sậy mọc rậm rạp. Phía trước làng là những đầm, ao, hồ rộng mênh mông nối tiếp nhau bao bọc lấy làng. Bên trong cây cối mọc um tùm, chim chóc kéo nhau về làm tổ đông đúc. Lúc bấy giờ có hai vợ chồng ông cụ họ Hoàng vốn là người làng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên bấy giờ, đến đây sinh sống. Dần dần người khắp nơi cũng kéo về lập nghiệp mà hình thành nên ngôi làng đông đúc. Các cụ kể lại rằng, do được sông hồ bao bọc theo thế Long Trì -
Phượng Các nên làng sau này sẽ phát đường khoa bảng công danh. Tuy nhiên đến trước thế kỷ XV, dân làng vẫn sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và canh cửi thuần túy”.

Cụ Mai Xuân Chức, hậu duệ của hai tiến sỹ Mai Danh Tông và Mai Chính Nghĩa.

Theo lời cụ Mai Xuân Chức thì làng Cao Lãm bắt đầu phát đường khoa cử từ khi cụ Nguyễn Duy Đôn thuộc dòng họ Tây Nguyễn khai khoa thi đỗ Hoàng Giáp năm 1712 đời vua Lê Dụ Tông. Tuy nhiên, trước đó, cần phải kể tới công lao của người phụ nữ tên là Huệ Lâm (là bà nội của Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn). Theo các tài liệu ghi chép của làng còn giữ được đến ngày nay thì bà người họ Mai lấy chồng người họ Tây Nguyễn, làm nghề dệt lụa và thường đem lụa đi bán ở chợ Vân. Trong một lần đi chợ, bà thấy một
vị đại quan dáng vẻ trí sỹ với tàn quạt, võng lọng rực rỡ rất uy nghi, đằng trước thì dân chúng đón rước rất long trọng. Điều này làm bà suy nghĩ và trong đầu chợt nảy ra ý muốn cho người con trai theo học vị đại quan này.

Phiên chợ Vân sau, bà bèn sắm trầu, cau làm lễ rồi vào yết kiến vị đại quan. Khi được gặp, bà trình thưa: “Kính thưa tướng công, chẳng hay tướng công là người thế nào mà được vinh hiển đến thế?”. Vị đại quan thấy vậy liền trả lời: “Ta xưa kia vốn nhà nghèo. Nhưng vì chăm học mà giỏi, đi thi được đỗ cao, nên có vinh hiển như vậy”. Vị đại quan cũng đoán được ý của bà nên hỏi han thêm. Khi biết bà có con trai bèn nói: “Nếu vậy bà cứ cho con bà đi học, gắng công sau này nhất định sẽ được như
tôi”. Về nhà, bà quyết tâm cho con đi học, thậm chí còn thuê người sắm võng, lọng sẵn để khuyến khích người con trai gắng học.

Thế nhưng người con trai là Nguyễn Duy Tuấn phần vì mỏng học, phần vì thương mẹ vất vả, nên thường xuyên trốn thầy về nhà với mẹ. Lúc bấy giờ làng Cao Lãm cũng ít người đi học, đa phần làm nông nghiệp nên chuyện một người ngày ngày ăn rồi cắp sách đi học là chuyện rất lạ thường. Lời ra tiếng vào khiến cho người con Nguyễn Duy Tuấn cũng cảm thấy không yên lòng. Sau nhiều lần đi thi, người con này cũng chỉ đỗ tiểu khoa (đỗ tú tài) mà thôi.

Thế nhưng bà Huệ Lâm vẫn không từ bỏ ý định cho con cháu theo nghiệp khoa cử, bà tiếp tục đầu tư cho người cháu đích tôn là Nguyễn Duy Đôn theo học thầy giỏi với hy vọng sau này sẽ đỗ đạt, làm quan. Quả nhiên, không phụ lòng mong mỏi của người bà, năm 1712 Nguyễn Duy Đôn đỗ Hoàng Giáp. Sau khi ông mất được phong tước hầu, nhận chức Thượng thư bộ Công. Cũng từ đây, làng Cao Lãm bắt đầu phát triển mạnh về con đường văn học.

Đình Cao Lãm là nơi đặt tấm bia ghi tên 99 vị khoa bảng của xã Cao Lãm hiện nay.

Kỳ lạ con số 99 người đỗ đạt

Bà Huệ Lâm ngoài người cháu đích tôn là Nguyễn Duy Đôn còn có người cháu gái (là chị ruột Nguyễn Duy Đôn) lấy chồng người họ Mai. Sau, người cháu gái này sinh được hai người con trai là Mai Danh Tông và Mai Nghĩa Chính (sau đổi tên là Mai Trọng Tương). Hai người này cũng đỗ đại khoa và điều thú vị là cả ba cậu cháu cùng làm quan dưới triều Lê. Người làng thường gọi ba người này là “tam tiến sỹ đồng triều” để vinh danh thành tích không phải ai cũng làm được này.

Mai Danh Tông từ nhỏ vốn nổi tiếng thông minh, chăm học lại được người cậu ruột là Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn dạy dỗ nên việc học ngày càng tiến bộ. Ông đỗ tiến sỹ năm 1731 khi mới 26 tuổi, làm quan tới chức Giám sát ngự sử. Cuối đời ông làm ở viện Hàn lâm, làm tới chức Hiệu thư, tước bá. Người em Mai Chính Nghĩa (hay còn gọi là Mai Trọng Tương) đỗ tiến sỹ năm 1736, làm quan tới chức Hàn lâm Hiệu lý. Hiện nay, ở thôn Cao Lãm còn lưu giữ nhà thờ hai vị tiến sỹ họ Mai và nhà thờ cụ Nguyễn Duy
Đôn. Trong mỗi nhà thờ, còn đầy đủ hoành phi câu đối cổ. Riêng nhà thờ tiến sỹ Mai Chính Nghĩa còn giữ được tấm bảng vinh quy từ thời vua Lê Ý Tông với chữ đại tự sơn son thiếp vàng: “Tam giáp Tiến sỹ”. Họ Mai còn lưu giữ được đạo sắc phong từ thời Lê, phong tặng cho cha mẹ hai vị tiến sỹ này vì đã có công nuôi dạy hai con trở thành “Lưỡng tử đăng khoa đệ tiến sỹ” (nghĩa là hai người con cùng đỗ tiến sỹ). Chỉ tiếc rằng người phụ nữ có tên Huệ Lâm lại không được nhắc đến trong sử sách cũng như
những bảng sắc phong. Bà chỉ xuất hiện trong gia phả họ Tây Nguyễn và những câu chuyện truyền lại của dân làng mà thôi. Tuy nhiên như phân tích ở trên, vai trò của người phụ nữ này rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục khoa cử ở thôn Cao Lãm sau này.

Cụ Mai Xuân Hội (hậu duệ của hai tiến sỹ Mai Danh Tông, Mai Chính Nghĩa) cho biết thêm: “Thời đó làng Cao Lãm dân cư không nhiều, số dân chỉ khoảng vài trăm người. Thế nhưng chỉ trong vòng hơn 200 năm, làng đã có gần 100 người đỗ đạt từ đại khoa, trung khoa cho tới tiểu khoa. Đó là chưa kể những người đỗ sinh đồ, ấm tử… chưa hợp cách xuất chính nên ở làng dạy học hoặc lo việc làng. Đối với ngôi làng nhỏ như thế này thì đây có thể coi là một thành tích không phải làng nào cũng làm được”.
Hiện nay danh sách những vị đỗ khoa bảng của làng đều được ghi chép trên tấm bia lớn đặt trong khuôn viên đình Cao Lãm. Tấm bia này do bà Lợi Quyền, một người giàu có trong làng thuê người sưu tầm danh sách 99 vị đỗ khoa bảng và khắc tên từng người một lên đó. Tấm bia được khắc những năm đầu thế kỷ XX và hiện đã được thay bằng một tấm bia khác. Theo danh sách ghi trên tấm bia đó thì làng Cao Lãm có 3 tiến sỹ, 89 cử nhân và 7 tú tài. Tổng cộng là 99 người.  Việc tạm thống kê được 99 vị
khoa bảng khiến nhiều người coi là khá kỳ lạ. Tuy nhiên theo tài liệu của làng để lại thì danh sách này chỉ tính từ đời Lê Trung Hưng đến đời vua Quang Trung mà thôi. Do tinh thần bất hợp tác với nhà Nguyễn sau này nên đa phần người làng không ra làm quan, hiện tại chưa xác định được số người đỗ đạt dưới triều đại này. Các tài liệu của làng còn lại đến ngày nay cũng không ghi lại cụ thể.              

Phạm Thiệu

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nguoiduatin.vn/Su-that-ve-nguoi-phu-nu-gop-phan-hien-dat-cua-99-vi-khoa-bang/12108637.epi

Thu hồi bằng tiến sỹ của một giảng viên đại học

Posted: 06 Oct 2013 04:01 AM PDT

Theo đó, Bộ Giáo dục Đào tạo giao Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế; Giao Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham mưu cho bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư  Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.

Bộ này cũng giao hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Đại học Kinh tế Quốc dân – ngôi trường dính nhiều bế bối trong nhiều năm qua.

Kết luận nói trên do thứ trưởng Bùi Văn Ga ký hôm 4/10.

Tổ công tác của Bộ được thành lập theo đơn tố cáo của một nhóm người tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ kết luận tiến sỹ Hoàng Xuân Quế đã ‘đạo văn’ hơn 30% luận án tiến sỹ của tiến sỹ Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng) –  người bảo vệ luận án trước ông Hoàng Xuân Quế mấy tháng.

Trao đổi với Người đưa tin, tiến sỹ Hoàng Xuân Quế cho biết có nhiều uẩn khúc và bất công trong các hoạt động chống lại ông, trong quá trình thanh tra về luận án tiến sỹ nói trên của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Người đưa tin sẽ cập nhật sự kiện này trên các bản tin tiếp theo.

Xuân Hà

 

Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/thu-hoi-bang-tien-sy-cua-mot-giang-vien-dai-hoc-a107268.html

Comments