Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Việt Nam-Australia ký thỏa thuận hợp tác giáo dục

Posted: 24 Oct 2013 07:24 AM PDT

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Australia vừa diễn ra chiều nay, ngày 24/10/2013, tại Hà Nội.

Thỏa thuận này thay thế cho Thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai bên ký tại Melbourne năm 2008 đồng thời tạo khuôn khổ cho các chương trình hợp tác cụ thể về giáo dục và đào tạo để hai bên cùng xem xét trên cơ sở hợp tác lâu dài và bền vững, trao đổi và cùng có lợi.

Theo đó, hai bên cố gắng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật của hai bên cho việc tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và các cơ quan khác của Việt Nam và Australia. Đặc biệt, Australia sẽ đẩy mạnh điều phối các hoạt động ưu tiên của các cơ sở giáo dục và đào tạo của Australia tại Việt Nam.

Các hình thức hợp tác cụ thể như trao đổi giữa các cơ sở giáo dục, trao đổi chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và sinh viên trong những lĩnh vực hai bên cùng ưu tiên, trao đổi tài liệu giảng dạy, chương trình giảng dạy và thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực như hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực…

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Australia đã phát triển trong nhiều thập kỷ. Hai bên đã tích cực củng cố và mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả như Chương trình học bổng của Chính phủ Australia.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam, ông Hugh Borrowman cũng khẳng định Chính phủ Australia luôn sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay có hơn 40.000 sinh viên và 600 nghiên cứu sinh tiến sỹ Việt Nam đang học tập tại xứ sở kangaroo.

Sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước, Đại sứ Hugh Borrowman hy vọng sẽ có thêm những chương trình học bổng, chương trình liên kết hợp tác nghiên cứu giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Australia. Ông cũng hy vọng việc trao đổi sinh viên, giáo viên sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn để số lượng sinh viên Australia sang Việt Nam học tập sẽ tăng hơn nữa.
 
Thỏa thuận hợp tác được ký kết lần này sẽ đánh dấu một bước phát triển mới, góp phần củng cố, mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Australia, củng cố tình hữu nghị giữa hai quốc gia./.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/www.vietnamplus.vn/Viet-NamAustralia-ky-thoa-thuan-hop-tac-giao-duc/12251171.epi

Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng

Posted: 24 Oct 2013 06:24 AM PDT

- Dạy thêm không phép phạt 6-12 triệu đồng, giáo viên xúc phạm học sinh bị phạt đến 10 triệu đồng, trường học lạm thu tiền học sinh bị phạt từ 10-20 triệu đồng,…là một trong nhiều quy định tại Nghị định 138 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” do Chính phủ ban hành.

Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng

Theo Nghị định 138, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm. Mức tiền phạt như trên cũng áp dụng với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Cha mẹ cản trở, không cho con đi học cũng bị phạt tiền. Theo đó hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Nhà trường, cơ sở giáo dục, hay cá nhân cũng bị phạt tiền nếu lạm thu của học sinh. Bởi Nghị định ghi rõ: “Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu thu các khoản học phí, lệ phí trái quy định”. Cá nhân tổ chức vi phạm còn phải trả lại số tiền đã thu cho người học.

Theo Nghị định 138, thí sinh mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Người nào làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài sẽ bị phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng. Người đi thi hộ sẽ bị phạt 3 triệu đến 5 triệu đồng. Nghị định cũng quy định xử phạt 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người nào gây rối, đe dọa, hoặc dùng vũ lực ngăn cản người dự thi, người tổ chức thi, coi thi, chấm thi,…

Thẩm quyền xử phạt các hành vi trên thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành giáo dục đào tạo.

Dạy thêm không phép bị phạt 6-12 triệu đồng

Trường hợp dạy thêm có giấy phép nhưng nội dung dạy không đúng giấy phép được cấp bị phạt thấp hơn (4-6 triệu đồng). Tổ chức dạy thêm cho học sinh mà không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định cũng sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định việc xử phạt đối với các vi phạm trong thông báo, tư vấn tuyển sinh. Việc tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt từ 25-30 triệu đồng, tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị phạt 40-60 triệu đồng.

Tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao thì tùy theo số lượng chỉ tiêu vượt quá sẽ bị xử phạt các mức khác nhau. Mức xử phạt nhẹ nhất 2-5 triệu đồng (tuyển sinh vượt 5-10%), tuyển sinh vượt chỉ tiêu trên 20% bị phạt 40-60 triệu đồng.

Nghị định 138 bắt đầu có hiệu lực từ 10/12/2013.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146231/xuc-pham-hoc-sinh-bi-phat-10-trieu-dong.html

Chạy trường, chọn lớp – Còn đó những băn khoăn

Posted: 24 Oct 2013 06:24 AM PDT

Để đảm bảo máy tính của quý bạn đọc không bị đối tượng xấu lợi dụng làm
công cụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào báo Dân Trí, chúng tôi đề
nghị bạn đọc vui lòng điền vào ô trống những ký tự xuất hiện trong hình
ảnh bên cạnh thông báo này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chay-truong-chon-lop-con-do-nhung-ban-khoan-793367.htm

Chỉ chấm điểm học sinh lớp 1 hai lần trong năm

Posted: 24 Oct 2013 05:24 AM PDT

- Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ vừa ban hành hướng dẫn tạm thờiviệc đánh giá đối với học sinh lớp 1 năm học 2013-2014. Theo đó, không dùng điểm số để đánh giá năng lực nhận thức và kết quả học tập hàng ngày của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả cho điểm thưởng).

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét đối với môn Toán và Tiếng Việt được thực hiện dưới 3 hình thức.

khng chm im, hc sinh, lp 1, B Gio dc, H Ni, gio vin

Sở GD-ĐT Hà Nội ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung).

Nhận xét bằng lời trực tiếp khi kiểm tra miệng và các hoạt động học tập ở mỗi bài học. Giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi quá trình học tập của học sinh để có lời khen ngợi, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời và có những lời nhận xét riêng với từng em khi cần thiết.

Ở trên lớp, giáo viên có thể nhận xét chung, nhấn mạnh những lỗi hoặc sai sót mà các em dễ mắc phải; biểu dương những bài làm tốt và cũng cần khen để động viên khích lệ những học sinh có tiến bộ, lưu ý không chê trách và so sánh học sinh này với học sinh khác.

Giáo viên nhận xét trên lớp qua bài luyện tập trên vở, bài kiểm tra viết (dưới 20 phút): Khi phát hiện lỗi trong mỗi bài, dùng bút mực đỏ chữa một vài lỗi cơ bản; còn lại, gạch chân những chỗ sai hoặc chưa chuẩn nhằm giúp học sinh nhận biết lỗi và rút kinh nghiệm với những lỗi tương tự; ghi Đ (khi học sinh làm đúng), ghi S (khi học sinh làm sai) đối với môn Toán.

Đối với môn Tiếng Việt, một số bài tập cũng có thể ghi Đ (đúng), S (sai). Ngoài ra, môn Tiếng Việt cần căn cứ theo yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng để nhận xét riêng từng phân môn.

Việc ghi nhận xét thực hiện vào thời điểm cuối tuần, cuối tháng và cuối học kỳ.

Nội dung nhận xét ngắn gọn, tập trung vào việc đánh giá năng lực nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện, sự tự tin trong giao tiếp của học sinh với bạn bè…

Giáo viên chủ nhiệm lập “Sổ theo dõi học tập môn Toán, Tiếng Việt lớp 1″ ghi chép nhận xét từng học sinh (dành cho mỗi học sinh một trang riêng, xếp theo thứ tự danh sách lớp).

Đây là nhận xét tổng hợp, có giá trị kết hợp với kết quả điểm kiểm tra định kì cuối năm (KTĐK CN) để xét lên lớp và khen thưởng học sinh.

Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đối với môn Toán và Tiếng Việt: Cho điểm bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I (KTĐK CK I) và KTĐK CN đối với môn Toán và môn Tiếng Việt. Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra.

Sở GD-ĐT cũng lưu ý: Không dùng điểm số để đánh giá năng lực nhận thức và kết quả học tập hàng ngày của học sinh dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả cho điểm thưởng); ông cho điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kì giữa kì I, điểm kiểm tra định kì giữa kì II.

Đối với các môn học khác: Đánh giá bằng nhận xét, xét lên lớp, xếp loại giáo dục và xét khen thưởng được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146219/chi-cham-diem-hoc-sinh-lop-1-hai-lan-trong-nam.html

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Vì sao đại học ngoài công lập vẫn khó nguồn tuyển?

Posted: 24 Oct 2013 05:24 AM PDT

(GDTĐ) – Chỉ còn đúng một tuần nữa là đến ngày 30/10, thời điểm các trường ĐH, CĐ phải hoàn tất việc  xét tuyển. Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH công lập và ngoài công lập đã bước vào năm học mới, tuy nhiên còn có không ít các trường, chủ yếu là trường ngoài công lập vẫn mong ngóng thí sinh. Dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, dịch vụ đào tạo đại học đang cạnh tranh hết sức quyết liệt. Trường nào có uy tín với xã hội sẽ  thu hút được người học và ngược lại.  

Khó tuyển

Nghiêm túc làm bài trong phòng thi Trường Đại học KDCN Hà Nội (năm 2013)
Nghiêm túc làm bài trong phòng thi Trường Đại học KDCN Hà Nội (năm 2013)

Cho dù mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 này, xã hội ghi nhận việc Bộ GDĐT đã có nhiều giải pháp nhằm giúp các trường đại học ngoài công lập có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để xét tuyển. Đến thời điểm này, nhiều trường đã hoàn tất công tác xét tuyển như Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, Đại học Phương Đông… nhưng cũng còn nhiều trường đang lo lắng vì vắng bóng người đến đăng ký xét tuyển.

Những ngày cuối cùng xét tuyển các nguyện vọng nhưng Trường Đại học Lương Thế Vinh chỉ nhận được hơn 100 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi tổng số chỉ tiêu trường đăng ký và được giao là 1.000. Đại học Hòa Bình cũng nhận được khoảng 150 hồ sơ với 600 chỉ tiêu đào tạo cho năm học này.

Cá biệt như Trường Đai học Chu Văn An chỉ tiêu do trường xây dựng và được giao lên đến 1.000 chỉ tiêu, nhưng cũng chỉ có khoảng gần trăm hồ sơ đăng ký.  Cũng như vậy, tình trạng khó khăn về nguồn tuyển cũng đến với các trường ngoài công lập khác như Đại học Hà Hoa Tiên, Đại học Đông Đô, Đại học dân lập Hải Phòng… số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển còn thấp hơn.

Nhằm tháo gỡ khó khăn nguồn tuyển cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thể theo yêu cầu của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Bộ GDĐT đã bổ sung nhiều điểm mới trong quy chế để các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh. Từ việc không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước, miễn không thấp hơn điểm sàn (năm 2012).

Tuy nhiên cách này không hiệu quả, các trường ngoài công lập lại cho rằng đây là một trong những lý do khiến trường không nhận đủ người học so với chỉ tiêu nên Quy chế năm 2013 lại yêu cầu: "Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm đợt trước". Đặc biệt việc thay đổi cách thức xác định điểm sàn dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh), đề thi được ra phù hợp với sức làm bài của thí sinh, điểm thi tăng cao…. nhưng vẫn không giúp cho các trường những năm trước khó tuyển, năm nay thuận lợi hơn.

Tại sao vẫn khó tuyển?

Ông Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đưa ra câu hỏi rằng: Không hiểu thí sinh chạy đi đâu? Và cho biết trường sẽ tiếp tục xét tuyển đến hết ngày 30/10, nếu thí sinh vẫn đến ít, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ GDĐT cho trường xét tuyển riêng. Thực ra câu trả lời có ngay trong câu hỏi của ông hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hải Phòng.

Không nói nhưng nếu làm quản lý các trường đại học ai cũng biết, cứ vào mỗi mùa tuyển sinh, cạnh tranh trong nguồn tuyển giữa các trường ngày càng quyết liệt, đặc biệt là những trường mới thành lập, mọi thứ đều bắt đầu. Trong khi xã hội, người học ngày càng thông thái hơn thì việc quyết định trường nào sẽ dựa vào uy tín xã hội, chi phí vừa phải thứ đến mới là những điều kiện khác.

Không nằm ngoài khó khăn chung trong tuyển sinh của các trường ngoài công lập, mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này Trường Đại học Đại Nam được nhận 2.000 chỉ tiêu, đến thời điểm này trường có khoảng gần 800 thí sinh đăng ký xét tuyển.

Cho dù số đăng ký xét tuyển chỉ chưa được 50% nhưng ông Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường này khá lạc quan khi cho rằng: Có nhiều nguyên nhân khiến trường ngoài công lập khó tuyển sinh, do xã hội chưa tin tưởng, trường ĐH công lập lấy điểm chuẩn sát sàn và học phí lại thấp hơn.

Tuy nhiên ông Sơn vẫn tin tưởng thời gian sẽ ủng hộ các trường, nếu làm việc trách nhiệm và có được uy tín với người học và xã hội. Ông Sơn cũng dẫn chứng thành lập được 6 năm, trường đã mạnh dạn đầu tư lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ, dù phát triển chậm nhưng dần đều, uy tín của trường với xã hội ngày càng tăng theo thời gian.

 Không thể phủ nhận một điều là tâm lý chung trong xã hội hiện nay người học vẫn ưu tiên chọn các trường công lập, do uy tín đảm bảo, học phí vừa phải…. Thế nên việc nhiều trường ĐH công lập lấy điểm chuẩn ngang điểm sàn thì thí sinh nộp hồ sơ vào trường này cũng là điều tất nhiên.

Thêm nữa cũng phải nói rằng, chính sự mất ổn định trong các trường ngoài công lập cũng là nguyên nhân căn bản khiến uy tín những trường này giảm sút, người học không tìm đến. TS Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, chuyên gia tuyển sinh kỳ cựu đã từng có nhận xét: Kể cả việc Bộ GDĐT chấp nhận cho các trường ngoài công lập không cần thi, chỉ xét tuyển vào học, sẽ có những trường phải chấp nhận giải thể vì không có người học. Chỉ có trường nào gây dựng được uy tín, lòng tin với người học thì mới có chỗ đứng trong xã hội!

Còn nhớ ngay từ ngày mới thành lập trường, ông Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trường Đại học Đại Nam đã từng lên tiếng: "Tôi không tin những ai bỏ tiền ra làm trường mà lại nói là vì sự nghiệp giáo dục. Là nhà đầu tư, chúng tôi bỏ tiền ra là mong thu lợi.

Tuy nhiên với giáo dục, là loại hình dịch vụ đặc biệt thì cần có thời gian và quan trọng nhất là không được ăn sổi, phải có trách nhiệm với người học và xã hội. Xem ra đây cũng là bài học vẫn còn mới với nhiều trường khi cần đi vào ổn định phát triển thì lại nảy sinh mâu thuẫn, kiện cáo, xói mòn lòng tin của người học và xã hội.

Hiên Kiều

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/tuyen-sinh-dh-cd-2013-vi-sao-dai-hoc-ngoai-cong-lap-van-kho-nguon-tuyen-1974399/

Thầy giáo điển trai vất vả dạy hát cho học sinh

Posted: 24 Oct 2013 05:24 AM PDT

Video Sự vất vả khi dạy học sinh tiểu học hát ghi lại tiết dạy nhạc cho học sinh tiểu học của một thầy giáo đang thu hút với hơn 75.000 lượt xem và bình luận.

page-9798-1382584818.jpg

Thầy giáo kiên nhẫn bắt nhịp cho học trò từng câu chữ. Ảnh: Chụp từ màn hình

Khi thầy giáo hát rồi bắt nhịp “2 -1″, học sinh cũng hồn nhiên hát “2-1″, theo thầy y chang. Hành động này lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến tiết học bị gián đoạn.

Tuy nhiên điều khiến người xem thán phục là thầy giáo không hề tỏ ra bực bội khi học trò liên tục "bảo mà không nghe". Thay vì la mắng, thầy giáo lại ân cần nhắc nhở, hướng dẫn học trò từng câu chữ một.

2013-10-24-100153-9948-1382584819.jpg

Học sinh hồn nhiên bắt chước thầy giáo cả câu bắt nhịp 2 -1. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Ngay khi đăng tải, video đã nhận được sự cảm thông từ rất nhiều người về nghề giáo viên không hề đơn giản này. Binh An chia sẻ: "Thật khâm phục thầy giáo quá đi. Một người trẻ mà đã rất tận tâm với nghề khi rất kiên nhẫn dạy học trò hát, đặc biệt là học trò vùng cao khi các em ấy còn chưa rành tiếng phổ thông".

"Đúng thật xem xong video này mới biết nghề giáo không dễ dàng như mình nghĩ. Mấy ai có thể kiên nhẫn được như thầy giáo này. Dù học trò có không hiểu đến mức nào thầy vẫn rất ôn tồn dạy bảo. Gặp mình chắc bỏ nghề từ lâu rồi", Phạm Yumi bình luận.

2013-10-24-100656-6456-1382584820.jpg

Bình luận từ cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Nhiều bạn khác còn thích thú với tiết dạy nhạc thú vị này: "Xem vừa buồn cười vừa thương thầy giáo quá. Mình đã thuộc bài hát của thầy luôn rồi đấy. Xem xong lại muốn quay ngược về thời bé xíu để được học hát như thế này".

Tuy nhiên một số bạn lại đưa ra đề xuất để học trò không thể bắt chước: "Thay vì khiến học trò cứ 2 -1 giống mình thì thầy giáo nên dùng thước đập vào bàn sau mỗi câu hát để bắt nhịp. Có thể viết lời bài hát lên bảng rồi từ từ hướng dẫn vì hầu hết học sinh đều không thuộc lời", Hoa Bambo nêu ý kiến.

Một điểm nhấn thu hút từ video nữa đó là vẻ điển trai của thầy giáo trẻ. Nhiều bạn đã comment xin Facebook của thầy giáo và đang tiếp tục "truy lùng" danh tính cũng như hình ảnh của thầy giáo điển trai này.

Xuân Tân

Nguồn: http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/thay-giao-dien-trai-vat-va-day-hat-cho-hoc-sinh-2900123.html

Những lời phê…để trống

Posted: 24 Oct 2013 04:24 AM PDT

- Là cô giáo dạy văn, tôi có điều kiện được hiểu học sinh của mình qua một kênh thông tin đặc biệt, đó chính là những bài văn. Có những điều các em không chia sẻ thành lời, nhưng lại gửi gắm qua những bài làm văn.

c m, hc sinh, vn, bi vn, tm s

Đề bài: Ước mơ của em

Với đề bài này, học sinh của tôi thỏa sức bộc bạch những ước mơ từ lớn lao, vĩ đại cho đến nhỏ bé, giản dị mà không sợ bạn bè xung quanh mình đánh giá hay trêu chọc. Người biết duy nhất là cô giáo, mà cô giáo thì lại càng yên tâm. Bởi thế, nhiều em đã viết bằng những suy nghĩ, cảm xúc rất thực, đôi khi khiến tôi giật mình, trăn trở với những ước mơ của các em.

Em Đ.T.H.Y đã viết kín 2 mặt giấy với những nét chữ run run: "Mọi người ai cũng có ước mơ, bạn bè tôi đều muốn làm bác sĩ chưa bệnh cho người nghèo hoặc làm cô giáo dạy các em nhỏ vùng sâu. Tôi thì chưa biết mai sau mình sẽ làm gì, bây giờ tôi chỉ có một ước muốn tha thiết là có một gia đình đầm ấm, hòa thuận, mọi người tôn trọng nhau để chị em tôi không phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau cãi nhau hàng ngày. Đôi khi tôi muốn bỏ đi đến nơi nào thật xa để quên đi tất cả, nhưng lại thương thằng em mới học lớp 2, mỗi lần bố đánh mẹ, nó đều ôm lấy tôi mà khóc. Tôi đi rồi, không biết nó sẽ ôm ai?".

Em H.K cũng đã chia sẻ trong bài làm: "Cô ơi, em chỉ có một ước mơ thôi, em mong cô đừng nói với ai cả. Em ước gì bố yêu mẹ như ngày xưa. Em không hiểu bây giờ bố cảm thấy thế nào, nhưng em biết bố đã có người đàn bà khác. Mỗi đêm học bài khuya, em thấy bố vẫn chưa về, mẹ thì ngồi lặng lẽ trên ghế, mắt sưng mọng, em đau lòng lắm mà không biết làm thế nào cô ơi. Nếu quả thật có ước mơ, thì em chỉ cần bố quay lại với hai mẹ con em như ngày xưa".

Cũng có những em ước muốn rất hồn nhiên: "Em ước mình có một người anh trai để che chở bảo vệ mình những lúc cần thiết hoặc chỉ để nhõng nhẽo. Em cảm thấy trách nhiệm làm con cả trong nhà thật nặng nề, lúc nào cũng phải gương mẫu cho em học theo, rồi phải làm đủ các thứ việc trong khi em đi học về thì nó chỉ chơi và xem hoạt hình".

Một em học sinh nam có hoàn cảnh khó khăn đã viết: "Em không dám có ước mơ cao sang như các bạn. Em chỉ ước gì mẹ bán lứa lợn này mua cho em cái xe đạp mới. Cái xe em đang đi cũ lắm rồi, mỗi lần đạp nó cứ kêu tòng tọc như ông già 90. Bạn bè em cứ bảo em đi xe ông già, em phải nói là em là người thích chơi đồ cổ".

Tôi đã mất một khoảng lặng để đọc bài văn của các em, tôi biết các em đã viết rất thật bằng tất cả những suy tư và mong muốn cháy bỏng của mình. Có những ô nhận xét vẫn để trống, không phải vì tôi không biết phê gì, mà vì có lẽ tôi sẽ phải làm nhiều hơn thế!

  • Trang Nhung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146157/nhung-loi-phe---de-trong.html

Ánh sáng từ trái tim yêu thương

Posted: 24 Oct 2013 04:24 AM PDT

(GDTĐ) – Số phận đã không thể khuất phục được ý chí kiên cường và trái tim tràn đầy yêu thương của Đặng Ngọc Duy. Tại một góc phố Tam Kỳ (Quảng Nam), mái ấm mang tên Hướng Dương do thầy giáo mù lập ra từng ngày nâng cánh ước mơ cho những trẻ em tật nguyền đang viết nên bài ca đầy cảm động về nghị lực sống và lòng nhân ái.

Cậu bé mù và chuyến phiêu lưu


Thầy giáo Đặng Ngọc Duy đang miệt mài dạy học sinh
 

Chúng tôi đến với mái ấm Hướng Dương của thầy giáo mù Đặng Ngọc Duy ở số 79 Tiểu La rất khó tìm ra nếu không phải là người nơi đây. Điều làm những khách lần đầu tiên đến đây nao nao lòng là những tiếng đọc bài, những tiếng cười đùa của các học sinh khuyết tật. Những ánh mắt ngây thơ và đầy niềm vui như chờ đợi một điều gì đó khi chúng tôi bước vào.

Thầy giáo Duy lần từng bước chân chầm chậm ra tới cổng để đón khách và trò chuyện bằng một giọng nói rất truyền cảm và dễ gần. Câu chuyện bắt đầu trong tiếng ê a của học sinh, trong cơn mưa nhè nhẹ và trong những cảm xúc rất lạ của tôi… Dòng suy nghĩ của Ngọc Duy chảy ngược về những ngày ấu thơ, tai nạn kinh hoàng và những kỷ niệm không thể nào quên được với anh…

Cậu bé Đặng Ngọc Duy sinh ra với một tuổi thơ vốn yên bình, hồn nhiên tại phường Phước Hòa, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Nhưng những tháng ngày vui tươi ấy chấm dứt vào một buổi sáng năm Duy 13 tuổi, vừa vào lớp 6. Buổi sáng định mệnh năm 1989 ấy, cậu bé tình cờ nhặt được một kíp nổ trong vườn nhà, loay hoay nghịch thử tháo ra thì kíp phát nổ. Đôi mắt cùng với nửa bàn tay trái của Duy vĩnh viễn mất đi. Cuộc sống cũng bắt đầu từ đó là một màn đêm mù mịt.

Phải mất 3 năm sau, nỗi đau và sự tuyệt vọng của Đặng Ngọc Duy mới nguôi ngoai một phần khi gia đình xin được anh ra học tại Trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng). Phải học lại toàn bộ cấp I ở đây, anh những tưởng những cố gắng của mình sẽ được đền đáp.

Vậy mà nghịch cảnh vẫn không buông tha anh. Năm 1995, sau khi học hết chương trình lớp 5, trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu trả anh về lại địa phương. Chàng thanh niên 19 tuổi lúc ấy thật sự thấy lòng mình hụt hẫng, thất vọng. Anh tìm niềm vui ở thơ ca và đàn hát bằng việc tham gia bút nhóm Thiên Thanh và tìm học đàn ghi ta.

Với một người bình thường, học thành thạo đàn ghi ta vẫn là một chuyện không dễ, huống gì anh vừa mù lòa, vừa mất nửa bàn tay trái. Nhưng Ngọc Duy vẫn kiên trì luyện tập từ 4 giờ sáng đến 11 giờ trưa, rồi từ 1 giờ chiều đến 8 giờ tối, có khi ăn tối xong lại tập đến khuya.

Thơ văn, âm nhạc cũng không làm Duy bớt đi nỗi buồn, cô đơn. Anh quyết chí phiêu lưu vào Nam với mong muốn tìm một cơ hội mở ra tương lai cho mình. Một ngày năm 1996, chàng trai mù Đặng Ngọc Duy với số tiền ít ỏi tích cóp được, bắt xe tốc hành lên đường vào Nam khi chưa biết bến đỗ là đâu. Lang thang ở Nha Trang, rồi vào Sài Gòn, anh vẫn không thể tìm được một nơi để ấm lòng, để rọi cho mình con đường sáng.

Anh kể: “Sợ nhất là lúc đặt chân đến Sài Gòn đúng lúc 1 giờ sáng. Bản thân tật nguyền, lại không có bất cứ ai thân thích bên cạnh. Lần đầu tiên đến đây, lại nghe người ta bảo Sài Gòn đáng sợ với nhiều vụ cướp của giết người. Cứ đứng run cầm cập bên một góc bến xe mà chờ trời sáng. Giờ nghĩ lại, đôi lúc thấy hồi đó mình liều thiệt…”.

Mấy tháng ở Sài Gòn, đi đến nhiều trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật và những tổ chức nhân đạo, Đặng Ngọc Duy nhận ra rằng chỗ của mình vẫn không phải là nơi đây. Anh hạ quyết tâm quay về quê nhà, tiếp tục con đường học vấn bằng mọi giá để vươn tới ước mơ tri thức, giúp đỡ những người khuyết tật như mình.

Những ước mơ nghèo

Miệt mài với bảng chữ nổi cùng nghị lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, thầy giáo Đặng Ngọc Duy cũng đã hoàn thành chương trình đại học Sư phạm tại Trường Đại học Quảng Nam. Vui hơn nữa, ước mơ mở một mái ấm nho nhỏ cho những trẻ em khuyết tật, mồ côi của anh đã trở thành hiện thực. Đó là nhờ vào tiền anh phát hành tập thơ Sắc màu thời gian của mình, cùng với sợ trợ giúp của một số Mạnh Thường Quân.

Đã gần 4 năm trôi qua kể từ ngày mái ấm Hướng Dương đi vào hoạt động theo quyết định số 5935/ QĐ – UBND ngày 17/12/2009 của UBND thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, nơi đây là niềm vui khôn xiết của những phận đời trẻ thơ kém may mắn. Và cũng là niềm vui của thầy giáo mù Đặng Ngọc Duy.

Từ hầu hết các huyện thành của cả tỉnh (Tam Kỳ, Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Núi Thành..v..v..), với những khuyết tật khác nhau như câm, điếc, mù, thiểu năng trí tuệ, trầm cảm… nhưng đến với mái ấm Hướng Dương, các em đã tìm lại được những niềm vui cho chính bản thân và gia đình mình.

Tâm sự với chúng tôi, thầy giáo mù Đặng Ngọc Duy chia sẻ: “Năm nay, mái ấm Hướng Dương có tổng cộng 21 em, tăng 5 em so với năm ngoái. Tại đây, các em được ăn, học và vui chơi miễn phí cả ngày. Với tổng cộng cả giáo viên và nhân viên là 6 người, mức lương cao nhất là 2,5 triệu/ tháng, tôi luôn muốn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các cháu, từ khâu học, ăn uống, ngủ nghỉ.

Rất may là càng ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân chung tay cùng tôi giúp đỡ các em. Giá trị ủng hộ của họ đôi khi chỉ là vài bộ quần áo, vài cuốn sách cuốn vở hay vài trăm nghìn đồng, nhưng đối với tôi rất quý. Thêm một người động viên, chia sẻ với mình, tôi càng vững tin hơn với con đường đã chọn và tương lai đang chờ đón…”.

Chưa dừng lại ở đó, anh Ngọc Duy còn đang ấp ủ một ý định hết sức táo bạo là nâng cấp mái ấm Hướng Dương lên thành một ngôi trường khuyết tật với số lượng học viên chiêu sinh hằng năm khoảng 50 em. Mong ước ấy rất đáng trân trọng và đang được một phần thuận lợi trên con đường hiện thực hóa.

Vừa qua, cơ quan chức năng đã ra quyết định giao 800 mét vuông đất tại phường An Phú, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) cho mái ấm Hướng Dương để xây dựng một cơ sở khang trang hơn, đàng hoàng hơn, giúp được nhiều trẻ em khuyết tật hơn. Đỡ được phần đất, là đỡ một nỗi lo.

Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ, chi phí xây dựng dự kiến sẽ lên đến phạm vi trên 4 tỷ đồng. Đó là một số tiền quá lớn đối với anh. Bởi để duy trì mái ấm Hướng Dương hiện nay, nhiều lúc tài chính anh đã phải hết sức chật vật.

Một mái ấm Hướng Dương nho nhỏ nằm ở góc phố đã là một điều đáng quý, nhưng một ngôi trường khuyết tật mang tên Hướng Dương nếu được hoàn thành sẽ vui hơn, quý hơn rất nhiều với người dân Quảng Nam. Ước mơ đẹp ấy của anh Duy thiết nghĩ cần được sự sẻ chia, cộng sức nhiều hơn nữa từ mọi người… 

Xuân Vân

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/anh-sang-tu-trai-tim-yeu-thuong-1974400/

Xúc phạm học sinh, giáo viên bị phạt 5-10 triệu

Posted: 24 Oct 2013 04:24 AM PDT


<!–

tin lin quan

–>

  • Lời phê "bá đạo" làm "thui chột học sinh"?
  • Sa thải cô giáo xúc phạm học sinh trên Facebook


Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm.

 

Nghị định 138 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” mà Chính phủ vừa ban hành đã quy định mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm trong ứng xử giữa giáo viên và học sinh.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm.
Ngoài ra, giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm

Xúc phạm học sinh, giáo viên bị phạt 5-10 triệu

(Ảnh minh họa: Đức Nguyễn)

Ngược lại, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng bị phạt cùng mức tiền như trên.
Cha mẹ cản trở, không cho con đi học cũng bị phạt tiền. Bởi theo Nghị định, hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Nhà trường, cơ sở giáo dục, hay cá nhân cũng bị phạt tiền nếu lạm thu của học sinh. Bởi Nghị định ghi rõ: “Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu thu các khoản học phí, lệ phí trái quy định”. Cá nhân tổ chức vi phạm còn phải trả lại số tiền đã thu cho người học.
Nghị định mới cũng quy định cũng xử phạt đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử. Đây là hành vi đã được quy định trong quy chế thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ GD – ĐT, thí sinh mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị cảnh cáo hoặc đình chỉ thi. Ngoài ra, theo Nghị định này, thí sinh mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Người nào làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài sẽ bị phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng. Người đi thi hộ sẽ bị phạt 3 triệu đến 5 triệu đồng. Nghị định cũng quy định xử phạt 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người nào gây rối, đe dọa, hoặc dùng vũ lực ngăn cản người dự thi, người tổ chức thi, coi thi, chấm thi,…
Thẩm quyền xử phạt các hành vi trên thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành giáo dục đào tạo.
Từ 10.12.2013, Nghị định này sẽ có hiệu lực.

Báo động tình trạng giáo viên xâm hại học sinh

Giáo viên mạt sát học sinh gây sốc

Vụ học sinh gửi đơn "tố" GV…cô giáo chính thức xin lỗi

Học sinh dùng điện thoại đe dọa giáo viên qua facebook

Nên đọc

Nguồn : Khám Phá
<!–
Ngun : Khm Ph
–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/xuc-pham-hoc-sinh-giao-vien-bi-phat-5-10-trieu-011283208.html

Mô hình lý tưởng và giá phải trả cho việc ra khỏi hang động

Posted: 24 Oct 2013 04:24 AM PDT

Theo nghĩa thông thường, “duy tâm” là kẻ dành hết năng lượng cuộc đời cho việc theo đuổi lý tưởng mà mình xác tín là tốt lành và cần thiết. Theo nghĩa triết học, là những ai cho rằng chính thế giới tinh thần hay tâm linh là căn nguyên hơn thế giới của hiện tượng vật chất. Người kết hợp cả hai ý nghĩa ấy là Platon (427-347 tr CN), và triết học giáo dục của ông vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến nền giáo dục hiện đại hơn ta tưởng.

Giáo dục: Con đường đau khổ

Cộng Hòa, danh tác tầm cỡ thế giới của Platon (bản tiếng Việt của Đỗ Khánh Hoan, NXB Thế giới, 2012) bàn về lẽ công bằng và hình thức nhà nước thiện hảo. Tác giả dành quyển thứ bảy để phát họa cương lĩnh giáo dục và trở thành một trong những văn bản xưa nhất và quan trong nhất trong lịch sử tư tưởng giáo dục Tây phương.

Socrates (thay lời Platon) mở đầu câu chuyện: “Bạn thử hình dung đoàn người ở trong một hang sâu dưới lòng đất có lối đi lên trên. Từ bé, họ đã bị trói chặt, ngồi một chỗ, đầu không thể quay ra sau. Sau lưng họ có ánh lửa. Giữa đống lửa và đám tù nhân là một bức tường thấp. Dọc theo bức tường là những người dương cao những đồ vật đủ loại…”

Khi Glaucon, người đối thoại với Socrates, kinh ngạc trước hình ảnh mô tả lạ lùng ấy, Socrates đáp lời: có gì lạ đâu, họ giống hệt chúng ta thôi! Như những tù nhân, ta không hề thấy được những sự vật chân thật mà chỉ có thể xem những hình bóng phản chiếu trước mặt là thực tại duy nhất. Socrates hỏi tiếp: nếu một người trong bọn họ được cởi trói và buộc phải đột ngột đứng phắt dậy, đi về hướng ánh lửa, mọi cử động khiến thân đau, mắt lóa. Bạn nghĩ người đó sẽ nói gì khi được cho hay rằng những gì thấy trước đây đều không thực, còn bây giờ đến gần sự thực hơn? Chắc hẳn người ấy sẽ đồng ý, nhưng ta đừng quên điểm ít được chú ý khi bình giảng đoạn này: người tù nhân tuy được “giải phóng”, nhưng đã bị “buộc phải” đứng dậy, quay đầu, chịu “thân đau mắt lóa”! Ta mơ hồ hiểu ra rằng con người không dễ dàng từ bỏ sự an phận, và tiến trình giáo dục không thực sự diễn ra một cách hoàn toàn “tự nguyện”: nếu buộc anh ta phải nhìn thẳng vào ngọn lửa, mắt anh ta sẽ bị đau, sẽ tránh né và tìm cách quay lại với hoàn cảnh cũ. Rồi nếu tiếp tục bị ép buộc kéo đi lên lối mòn dốc ngược lởm chởm cho tới khi thấy ánh sáng mặt trời (chứ không phải chỉ ánh lửa), người đó sẽ vùng vằn, chống đối quyết liệt!

Hậu quả cũng không mấy vui vẻ khi phải trở về lại hang động với những người “bạn tù vĩnh cửu”: mắt người ấy liệu không bị lòa lần thứ hai vì đột ngột đi vào bóng tối? Tệ hơn nữa: trong thời gian chờ thích nghi trở lại, người ấy không tự biến mình thành trò cười? Bạn tù chế nhạo, bảo việc lên cao rồi trở về khiến mắt bị hỏng, nên việc lên cao như thế thật chẳng bỏ công! Và còn nguy hiểm hơn: nếu vì nhiệt tâm muốn cứu vớt bạn tù mà cởi trói, dẫn họ đi lên, thì, “nếu tóm được người nhiệt tâm ấy, liệu họ có giết chết tức thì?”. Glaucon buồn bả trả lời: “Họ làm thế thật!”. Chính Socrates bằng xương bằng thịt là nạn nhân chứ không ai khác!

Sáu kích thước giáo dục trong dụ ngôn hang động

Dụ ngôn hang động nổi tiếng trên đây của Platon có ít nhất sáu kích thước giáo dục;

1.  Dụ ngôn xuất phát từ sự đối lập giữa ánh sáng của chân lý và bóng tối hang động của thường kiến, tư kiến. Tiến trình giáo dục xoay quanh sự khác biệt ấy, và được diễn tả ngắn gọn bằng sự đối lập giữa biết và tin.

2. Giáo dục được hiểu là cuộc đấu tranh “gian nan, cực nhọc” cho chân lý. Thoạt đầu, con người phải bị buộc phải hướng đến chân lý, và, khi đã đến gần, phải học cách bảo vệ và chiến đấu cho nó.

3. Giáo dục có nghĩa vụ thực hành, bởi không thể sống lâu dài trong cõi ý niệm thuần túy, tách rời thế giới con người.

4. Cần nhận chân hai thế lực: sức mạnh của chân lý được biểu trưng bằng ánh sáng, và sức mạnh còn ghê gớm hơn của thói quen, định kiến và sự mù quáng.

5.Tiến trình giáo dục liên quan trước hết đến từng cá nhân con người, trước khi trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến. Tiến trình giáo dục cũng là công cuộc cô đơn, thường không phải hoàn toàn tự nguyện, và gắn liền với nhiều nguy cơ lẫn hệ quả tiêu cực. Tiến trình giáo dục, nói như Helmuth Plessner khi tiếp thu dụ ngôn hang động, không chỉ là tiến trình mở rộng, dị biệt hóa và ngày càng đào sâu hơn, mà còn là tiến trình mất mát và bất an: “Ai muốn “về nhà” an toàn và ấm cúng, hãy hiến mình cho lòng tin. Ai muốn sống chung với tinh thần, thì một đi không trở lại!”. Platon: “giáo dục không phải như những gì nhiều người chỉ biết ca tụng một chiều”. Ta nhớ lời tương tư trong Thánh kinh: “Chân lý sẽ làm cho các ngươi được tự do”, chứ không phải: “chân lý sẽ làm cho các ngươi được hạnh phúc!”.

6. Tiến trình giáo dục là không thể đảo ngược. Một khi đã tận mắt “thấy ánh sáng mặt trời”, con người không thể tiếp tục an phận với cuộc sống tối tăm “trong hang động” trước đây. Khi đã một lần nếm quả ngọt từ “cây tri thức”, con người đánh mất sự ngây thơ hồn nhiên vô tội và muốn… tiếp tục ăn nữa!

Giáo dục là nghệ thuật chuyển hóa

Con người có thể bị “thân đau, mắt lóa” theo hai cách và do hai nguyên nhân khác nhau: từ bóng tối ra ánh sáng và từ ánh sáng vào lại bóng tối. Giáo dục là biết tinh tế phân biệt và đồng cảm với hai trạng thái chỉ giống nhau ở bề ngoài ấy.

Giáo dục, theo Platon, không phải “đưa hiểu biết vào tâm trí như đem thị giác vào cho cặp mắt bị mù”. Trái lại, năng lực học hỏi là tự nhiên trong tâm trí mọi người. Vấn đề là: giống như con mắt không thể xoay từ bóng tối sang ánh sáng nếu toàn bộ cơ thể không xoay, vì thế, tâm trí cũng phải xoay toàn bộ từ thế giới biến dịch cho tới khi có thể nhìn thẳng vào thực tại chói lọi hơn hết trong mọi thực tại, mà ta gọi là Chân và Thiện. Vậy, giáo dục là nghệ thuật thực hiện công việc nói trên, là nghệ thuật chuyển hóa. Giáo dục phải trù tính phương pháp làm thế nào để tâm trí có thể xoay chuyển dễ dàng và hữu hiệu, tránh xoay không đúng cách và nhìn không đúng chỗ.

Nếu ta nhìn dụ ngôn hang động với con mắt ít nhiều hoài nghi, ta tự hỏi: Ai xác định cái gì là “bóng tối”, cái gì là “ánh sáng”? Từ đâu biết có con đường ra khỏi hang động? Hay vẫn chỉ là “lòng tin” đơn thuần? “Khai minh” phải chăng lại là một “bóng tối” khác? Và kỳ cùng, tại sao cứ “bóng tối” và “cuộc sống với bóng tối” là xấu?

Platon nghĩ gì về những câu hỏi ấy, từ bối cảnh lịch sử của thời đại ông?

 —

(Nguồn: Người Đô Thị, Bộ mới, số 4, 10.10.2013)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.tiasang.com.vn/Mo-hinh-ly-tuong-va-gia-phai-tra-cho-viec-ra-khoi-hang-dong/12247925.epi

Comments