Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngày 11/11, HS

Posted: 23 Oct 2013 07:21 AM PDT

(GDTĐ) – Trong giờ chào cờ ngày 11/11, trường học trên cả nước sẽ cùng dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân bị tai nạn giao thông.


 

Với các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ và TCCN, hoạt động này được thực hiện vào một trong các ngày từ 11 – 17/11/2013.

Đây là một trong những hoạt động ngành Giáo dục hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông" tại Việt Nam năm 2013.

Triển khai hoạt động này, Bộ GDĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường chỉ đạo và tổ chức chương trình phát thanh về phòng tránh tai nạn giao thông trên hệ thống phát thanh của nhà trường từ ngày 11 – 17/11/2013.

Cùng đó, tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường tổ chức tuyên truyền qua hình thức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, triển lãm, thi vẽ tranh, bài viết, băng rôn, pa nô, áp phích về an toàn giao thông… Đồng thời, treo các khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung: "Thảm họa tai nạn giao thông – Hãy hành động ngay"; "An toàn mọi lúc – Hạnh phúc mọi nơi"; "Tai nạn giao thông – Nỗi đau còn đó".

Lập Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/Ngay-1111-HS--SV-ca-nuoc-cung-tuong-niem-nan-nhan-tai-nan-giao-thong/12242245.epi

Triết lý sống để đời của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Posted: 23 Oct 2013 06:21 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146080/triet-ly-song-de-doi-cua-nhung-ty-phu-giau-nhat-the-gioi.html

TP HCM xem xét hàng loạt các chương trình quy hoạch nhân lực

Posted: 23 Oct 2013 06:21 AM PDT

(GDTĐ) – UBND Thành phố HCM vừa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của thành phố giai đoạn 2011 – 2020.


 

Theo quy chế này, một trong những nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu trình UBND thành phố xem xét phê duyệt các kế hoạch thực hiện chương trình nhánh.

Cụ thể: Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, CĐ; Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân; Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế; Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị.

Hội đồng thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của Thành phố HCM giai đoạn 2011 – 2020 là tổ chức hoạt động trên cơ sở phối hợp liên ngành, do Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các Phó Chủ tịch khác là lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở GDĐT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo Sở Y tế; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201310/tp-hcm-xem-xet-hang-loat-cac-chuong-trinh-quy-hoach-nhan-luc-1974364/

Dự bị Đại học – Lựa chọn mới cho các học sinh THPT

Posted: 23 Oct 2013 06:21 AM PDT

Nếu bạn muốn trở thành sinh viên ngay khi còn đang học THPT? Nếu bạn đang cảm thấy nghi ngờ việc có nên dành suốt 12 tháng cho ôn thi lại ĐH năm tới? Hay đang phân vân tự hỏi có nên cứ cố học một chương trình mà mình không yêu thích chỉ vì không còn lựa chọn nào khác thì chương trình Dự bị Đại học là một giải pháp mà bạn nên tìm hiểu và cân nhắc cho một hướng đi mới, phù hợp hơn.

Dự bị Đại học – Lựa chọn mới cho các học sinh THPT 1
Buổi ký kết hợp tác giữa ĐH Hoa Sen và ACT (một đơn vị trực thuộc ACT, Inc., có trụ sở tại thành phố Iowa, Mỹ)

Dự bị Đại học có những ưu điểm gì?

Chương trình Dự bị Đại học rất phù hợp cho các bạn học sinh từ lớp 9 đến tốt nghiệp THPT có dự định đi du học hoặc học các chương trình đại học quốc tế tại Việt Nam. Chương trình Dự bị Đại học trang bị cho sinh viên (SV) các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trường học tập quốc tế, nhằm đạt kết quả tốt nhất khi du học.

Một du học sinh Việt Nam qua Canada học chương trình ESL (English as second languages) chia sẻ: Hồi đầu thấy nản lắm. Vì thứ nhất là phải bỏ ra bao nhiêu tiền chỉ để học tiếng Anh (Mình bắt đầu từ lớp 5 trên tổng số 8 lớp). Thứ nữa là những buổi học đầu tiên mình cũng như hầu hết các bạn du học sinh Việt Nam mới qua, đều cảm thấy e ngại, ít nói và ngồi vào 1 góc do chưa quen với cách học lấy sinh viên là trọng tâm và học một cách chủ động. Mình thật lòng khuyên các bạn rằng hãy cố gắng học tiếng Anh ở Việt Nam hoặc nếu có điều kiện thì học Dự bị Đại học trước. Khi có một nền tảng tốt rồi thì qua đây cũng chưa muộn. Và như vậy sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một khoản lớn tiền học phí và sinh hoạt phí khi sống ở nước ngoài.

Với mong muốn giúp các học sinh Việt Nam có những chuẩn bị tốt hơn trước khi ra nước ngoài học tập, trường Đại học Hoa Sen đã tìm kiếm một chương trình Dự bị Đại học chất lượng từ đối tác uy tín là ACT Education Solutions nhằm triển khai chương trình dự bị Đại học quốc tế GAC (Global Assessment Certificate™) tại Việt Nam kể từ tháng 11 năm nay.

Chương trình GAC đào tạo chỉ trong vòng 1 năm (hoặc thêm 9 tháng học tiếng Anh Pre), SV sẽ được học về nhiều môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Toán, Vi tính và Khoa học Xã hội…để tạo nền tảng cho các bạn lựa chọn ngành học phù hợp tại trường đại học quốc tế trong tương lai. Thêm vào đó, SV được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng học đại học, kỹ năng phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,… Ngoài ra, SV còn được tìm hiểu về văn hóa, pháp luật và môi trường học tập quốc tế.

Dự bị Đại học – Lựa chọn mới cho các học sinh THPT 2 

Ms.Gaye Pullyn – General Manager – ACT cho biết: Tín chỉ của chương trình GAC được một số các trường đại học quốc tế công nhận nên SV sẽ rút ngắn được thời gian học tại trường đại học quốc tế.

Đặc biệt, rất nhiều trường đại học quốc tế xem xét cấp học bổng cho những SV đạt kết quả cao từ chương trình GAC, đây sẽ là động lực khuyến khích tinh thần học tập đồng thời giúp giảm bớt chi phí cho SV khi du học.

Chia sẻ của giảng viên – sinh viên chương trình GAC

Adriana Cuellar Río GAC: Director of Studies, Oxford High School, Monterrey, Mexico

Dự bị Đại học – Lựa chọn mới cho các học sinh THPT 3

Là một giáo viên, tôi có thể nói rằng tôi đã học được rất nhiều điều có thể giúp cho tôi và các học viên của tôi hiểu ESL giúp chúng tôi mở rộng nhân sinh quan như thế nào… GAC giúp học viên phát triển các kỹ năng và sử dụng chúng như những công cụ để cạnh tranh trong môi trường nghề nghiệp và nâng cao kiến thức trong mọi lĩnh vực. Chúng tôi nghĩ rằng GAC mở ra những cánh cửa bước vào một tương lai tràn ngập thành công!

Jessica Tanutama: Học viên trường ERC Institute, Singapore.

Tôi đã học được rất nhiều từ GAC Program. Tôi học cách học, cách quản lý thời gian, cách thuyết trình, cách viết luận, và nhiều kỹ năng bổ ích khác mà tôi sẽ dùng đến trong tương lai. Các kỹ năng này bao gồm thuyết trình hiệu quả, lập kế hoạch kinh doanh và viết lý lịch bằng tiếng Anh. Tôi cũng học khá chi tiết về mảng kinh doanh và kiến thức này sẽ rất bổ ích cho tôi khi tôi học ngành kinh doanh tại một trường đại học. Ngoài ra, tôi còn học cách trích dẫn tài liệu và nguồn hiệu quả.

Ke Luo Sinh viên GAC: Được 4 trường đại học gửi thư mời nhập học

Dự bị Đại học – Lựa chọn mới cho các học sinh THPT 4

Mục tiêu của tôi là được học ngành y sinh ở một trường đại học ở Hoa Kỳ. GAC tạo cho chúng tôi một môi trường rất tốt để nói tiếng Anh hàng ngày, giao tiếp với người nước ngoài và làm quen với hệ thống giáo dục chủ động phương Tây.

Velusomaz Sinh viên – The University of New South Wales, Úc.

GAC Program đào tạo trước cho tôi các kỹ năng học thuật và học tập rất quan trọng đối với việc học của tôi về sau. GAC cũng chuẩn bị trước cho tôi những gì tôi sẽ gặp ở trường đại học cũng như những thách thức mà tôi có thể sẽ gặp trong tương lai. Tôi sẽ giới thiệu chương trình này cho những người khác bởi nó đã mang lại nhiều lợi ích cho tôi.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Nhật Bản tìm cách thu hút du học sinh Việt Nam
Giải thưởng cho du học sinh Việt Nam
Du học sinh Việt Nam làm clip chúc tết quê hương
Du học sinh Việt Nam được vinh danh tại Úc
Một du học sinh Việt Nam đạt nhiều giải thưởng tại Nga

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131022/du-bi-dai-hoc-lua-chon-moi-cho-cac-hoc-sinh-thpt.aspx

Những tiến sĩ, thạc sĩ gây án rúng động

Posted: 23 Oct 2013 05:21 AM PDT

- Ngoài vụ án rúng động "bác sĩ vứt xác nạn nhân phi tang" vừa xảy ra – từ đầu năm
đến nay, khá nhiều vụ việc động trời xảy ra liên quan tới những người có học vị thạc
sĩ, tiến sĩ.

Tiến sĩ dồn chồng "tay trắng": Ngày 21/10 vừa qua, ông Vương Chí Linh (68
tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tẩm xăng tự thiêu ngay trong chính căn nhà của mình.

Trước khi tự thiêu, ông Vương Chí Linh (68 tuổi) đã xảy ra xô xát với vợ là bà
Nguyễn Thị Tường Vân (60 tuổi) và chính ông đã tạt a-xít vào người bà.

Ông Linh người Hà Nội vào Nam năm 1985 làm cán bộ ngành xây dựng. Ông gặp bà Vân
và đã tổ chức đám cưới vào năm 2002.

Bà Vân vốn là một trí thức, có học hàm tiến sĩ cũng là cán bộ nhà nước. Sau khi
cưới tài sản của hai người gần như tương đương đã gộp lại để cùng nhau làm ăn, sinh
sống.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của bà Vân, bà sẽ phải chia năm xẻ bảy tài sản cho các
con riêng của ông một khi ông qua đời. Vì thế mâu thuẫn trong gia đình ngày càng
khoét sâu.

Để chiều lòng vợ, ông Linh đã làm các giấy tờ chuyển toàn bộ số tài sản ông có cho
bà lên đến trên 30 tỉ đồng với điều kiện bà Vân phải chăm lo cho ông đến cuối đời.
Thế nhưng, chỉ 3 năm sau ngày ký các văn kiện chuyển sở hữu tài sản, bà Vân đưa đơn
ra tòa xin li dị với ông. Từ một tỉ phú trong phút chốc ông trở thành trắng tay.

Sự cố xảy ra vào sáng 21/10 là hệ quả của vật chất đã làm lóa mắt mất đi hết tình
nghĩa phu thê.

Bác sĩ “lột quần áo, đánh vợ sảy thai”: Ngày 30/8/13, Bệnh viện đa khoa
Trung ương Cần Thơ kỷ luật cảnh cáo, cắt thi đua 3 tháng đối với bác sĩ Phạm Kha Ly,
công tác tại Khoa Tiêu hóa – Huyết học. Lý do bác sĩ 31 tuổi này bị kỷ luật vì bạo
hành gia đình, đánh vợ khi chị Cẩm đang mang thai.

Một năm rưỡi trước chị với Kha Ly đăng ký kết hôn, làm lễ cưới theo phong tục
truyền thống.

Đến đầu năm nay người chồng nghi ngờ vợ “ngoại tình”. Ngày 22/3, chị Cẩm bị chồng
khóa cửa, dùng dây xích trói tay, đánh đập từ 9 – 15h trong tình trạng không mảnh vải
che thân.

“Tôi khóc, xin chồng tha mạng nhưng càng khóc thì anh ấy càng đánh nhiều hơn. Khi
cho tôi mặc lại quần áo, chồng tôi lấy hết nữ trang cha mẹ 2 bên cho trong ngày cưới.
Tiền, điện thoại của tôi cùng bị ‘tịch thu’ rồi anh ấy gom quần áo, bảo tôi ra khỏi
nhà trọ” – người vợ viết trong đơn.

Sáng 23/3, chị Cẩm đến Công an phường An Bình (Ninh Kiều, Cần Thơ) trình báo vụ
việc. Một tuần sau thai phụ có dấu hiệu ra huyết, được bác sĩ chẩn đoán sảy thai.

Thạc sĩ dùng búa đánh chết vợ: Ngày 19/5/13, anh Nguyễn Văn Biên (55 tuổi),
thạc sỹ nông nghiệp làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc (Phú Thọ), đã dùng búa đánh chết vợ là chị Nguyễn Thị Hồng Hà (53
tuổi).

Trưa ngày 19/5, anh Biên cùng một vài người bạn ra quán uống rượu. Khoảng 16h cùng
ngày, anh Biên về nhà rồi cùng vợ đi tưới chè. Chị Hà vốn không đồng ý với việc anh
Biên đi uống rượu la cà nên cũng có những lời trách móc chồng. Tới bữa cơm tối, biết
mình có lỗi, anh Biên chủ động dọn cơm và bảo chị Hà vào ăn nhưng chị Hà trả lời rằng
không ăn. Sau đó còn chọc giận chồng rằng anh thì cần gì phải ăn cơm. Hai bên sau đó
đã có những câu nói xúc phạm nhau… Không làm chủ được bản thân, anh Biên đẩy chị Hà
vào khu bếp ăn, sau đó đập đầu của chị Hà vào tường. Chưa dừng lại ở đó, anh tiếp tục
đẩy chị Hà ngã xuống đất sau đó dùng chiếc búa để ở gần đó đập vào đầu vợ… Khi thấy
chị Hà nằm bất tỉnh, Biên ôm lấy vợ kiểm tra nhưng chị Hà đã tắt thở. Biên bị bắt về
tội giết người.

Tiến sĩ có thể thành sát thủ vì không được học làm chủ cảm xúc

"Một người có trong tay bằng tiến sĩ cũng có thể trở thành một kẻ sát thủ bởi vì
họ chỉ được học về kiến thức chuyên môn chứ không được học về cách làm chủ cảm xúc"-
chia sẻ của thạc sĩ Quách Tuấn Khanh – diễn giả hàng đầu Việt Nam trên MenLife.

Trước câu hỏi "Anh có sự lý giải nào cho những con người tưởng như rất hiền lành
nhưng lại khiến cho cả xã hội bàng hoàng vì những vụ giết người khủng khiếp hoặc
những hành động dã man, tàn độc?" – ông Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng nguyên nhân của
một số trường hợp giết người, trả thù vì ghen tuông trong chuyện tình yêu là do họ
không biết cách yêu….

Ngoài ra, phần lớn chúng ta đang được giáo dục sai lầm dưới nhiều hình thức khác
nhau về cách thể hiện sức mạnh và quyền lực trong cuộc sống. Con người ngày càng hành
xử giống "loài thú" hơn khi họ ít đón nhận nhau, đề cao "cái tôi", đề cao quyền lực
"cơ bắp", vũ lực, quân sự… Giáo dục cũng thường chú trọng đế kiến thức chuyên môn chứ
không dạy cho người ta biết cách nhận diện, kiểm soát và chuyển hóa những cảm xúc.

Thực tế cho thấy, xã hội ngày nay người ta quan tâm nhiều đến bằng cấp, địa vị,
danh vọng… nên họ chú trọng đến việc học vì tấm bằng và kiến thức chuyên môn nhiều
hơn. Nhưng trong mối quan hệ cư xử giữa con người với con người: bố mẹ với con, chồng
- vợ, bạn bè,… chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến việc người ta có biết cách cư xử, biết
thông cảm, hiểu và sống hạnh phúc với nhau hay không, chứ chúng ta không quan tâm đến
việc người đó có bao nhiêu bằng cấp trong tay.

Nếu một người có trong tay bằng tiến sĩ nhưng không biết phương pháp nhận diện,
chuyển hóa cảm xúc, không biết cách dùng lý trí (phần võ não), năng lực cảm xúc EQ…
thì chắc chắn cuộc sống của họ sẽ gặp trục trặc và họ cũng có thể trở thành một kẻ
giết người như những kẻ thất học khác. Ngược lại, một người không có học thức về
chuyên môn, không được đến trường học nhưng có khả năng làm chủ được cảm xúc thì họ
sẽ biết cách cư xử và sống tốt.

  • Chi Mai(tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146101/nhung-tien-si--thac-si-gay-an-rung-dong.html

Bộ GD-amp;ĐT tuyển bổ sung du học Xri Lan-ca

Posted: 23 Oct 2013 05:21 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT thông báo tuyển bổ sung ứng viên cho chương trình học bổng tại Xri Lan-ca theo diện Hiệp định năm 2013.


 

Học bổng do Chính phủ Xri Lan-ca cấp bao gồm: miễn học phí, cấp sinh hoạt phí hàng tháng (để chi trả tiền ăn và chỗ ở), khám và chữa bệnh miễn phí tại các bệnh viện của Chính phủ Xri Lan-ca (không bao gồm các bệnh về nha khoa) và ưu tiên bố trí ở tại ký túc xá.

Chính phủ Việt Nam cấp phí đi đường, vé máy bay một lượt đi và về, chi phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí (nếu phía bạn cấp không đủ) theo quy định hiện hành.

Phía Xri Lan-ca ưu tiên tuyển các sinh viên đã có trình độ tiếng Anh. Trường hợp chưa đạt trình độ ngoại ngữ sẽ được bố trí học 1 năm dự bị tiếng Anh tại Xri Lan-ca trong năm học 2013 – 2014 và sau khi hoàn thành khóa học này sẽ được chuyển sang học  chuyên ngành.

Ứng viên nộp 1 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt và 3 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh trước ngày 9/11/2013.

Ứng viên trúng tuyển sẽ được Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GDĐT thông báo, hướng dẫn và giải quyết thủ tục liên quan tiếp theo để đi học tại Xri Lan-ca (dự kiến đi học vào tháng 12/2013 hoặc tháng 1/2014).

Xem chi tiết học bổng tại đây

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201310/bo-gdampdt-tuyen-bo-sung-du-hoc-xri-lan-ca-1974370/

Trung tâm đào tạo trẻ của VFF: Không hiệu quả sao vẫn xin thêm tiền?

Posted: 23 Oct 2013 05:21 AM PDT

Từ lãng phí, đến… lãng phí

6 năm không cho ra bất kỳ sản phẩm nào, chắc chắn đấy câu trả lời tốt nhất cho sự thiệu hiệu quả của trung tâm đào tạo bóng trẻ của VFF. Cũng với ngần ấy thời, mà trung tâm này vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện như lời ông Hỷ nói, thì đấy chắc chắn là một sự lãng phí quá lớn.

Trong khi hầu hết các học viện bóng đá trẻ trên toàn thế giới và trên cả nước sàng lọc rất gắt gao để tuyển chọn cầu thủ, rồi mới đào tạo, thì trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của VFF lại hoạt động theo cách không giống ai. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói: "Không nhất thiết phải đưa về VFF những cầu thủ tốt nhất, ai có điều kiện thì đưa lên".

Giải thích kiểu này cũng đồng nghĩa trung tâm đào tạo trẻ của VFF sẵn sàng nhận "hàng dạt" từ các địa phương. Cách đào tạo và tuyển chọn đầu vào kiểu này e rằng quá dễ dãi, không tương xứng với cơ sở vật chất hoành tránh của trung tâm, cũng như không đảm bảo được chất lượng đầu ra, vì nguyên liệu đầu vào không được kiểm định.

Điều đáng nói là, cũng theo ông Hỷ, cách nay khoảng 6 tháng, VFF đã xin thêm tiền cho hoạt động đào tạo (khoảng 8 tỷ đồng/năm) cho trung tâm.

Hoạt động thiếu hiệu quả, nhưng trung tâm đào tạo trẻ của VFF
Hoạt động thiếu hiệu quả, nhưng trung tâm đào tạo trẻ của VFF
vẫn đều đặn nhận tiền ngân sách

6 năm hoạt động không hiệu quả, cũng chẳng có gì đảm bảo rằng tương lai tới đây, trung tâm này sẽ có hiệu quả hơn, nếu vẫn giữ cách làm cũ. Ấy thế mà VFF vẫn "dũng cảm" xin tiền nhà nước, để đổ vào đấy thì quả là quá lãng phí.

6 năm qua, trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của VFF đã ngốn trên cả trăm tỷ đồng. Bây giờ, vẫn tiếp tục được rót thêm tiền dù hoạt động không có hiệu quả, không cho ra lò những sản phầm ưng ý, thì quả thật là dư luận cũng chẳng biết rằng bao nhiêu thì đủ cho cái "hố" không đáy này?

Mô hình không giống ai

Cách nay ít ngày, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ xác nhận ở hầu hết các nước trên thế giới, Liên đoàn bóng đá cấp quốc gia không ai đi đào tạo cầu thủ trẻ, mà đấy là phần việc của các CLB, của các trung tâm địa phương.

Cũng chính cách giải thích ấy làm lộ những bất cập của trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF. Rằng VFF đang đi ngược xu thế của bóng đá chuyên nghiệp, và rằng bấy lâu nay, ít nhất là 6 năm qua, VFF biết chuyện đi ngược xu thế nhưng vẫn "nhắm mắt đưa chân"?

Điều đáng quan tâm hơn nữa là mô hình hoạt động của trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF hiện không giống bất cứ mô hình nào của các trung tâm đào tạo hàng đầu hiện nay.

Thay vì tuyển chọn từ lứa tuổi 11, 12, 13, nhằm dễ uốn nắn kỹ thuật cơ bản, trung tâm của VFF lại tuyển chọ lứa U16, mà ngay chính HLV Lê Tuấn Long của lứa này cho rằng đấy là lứa tuổi quá muộn để dạy cho các em những yếu tố trên.

Nếu như ở các học viện bóng đá hàng đầu Việt Nam hiện như HAGL-Arsenal.JMG, Viettel, hay PVF, những người điều hành học viện có định hướng rất rõ ràng trong việc tìm thầy, tuyển chọn học viện từ khắp nước, thì trung tâm của VFF lại chọn cách "vận động" các đội bóng địa phương gửi quân lên, theo như chia sẻ của chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ.

Sự thiếu hiệu quả cũng xuất phát từ chỗ ấy. Và mới đây, chính phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định rằng cách hoạt động của trung tâm cần phải thay đổi gấp, thậm chí học ngay cách làm của học viện HAGL-Arsenal.JMG, bởi không thể trông chờ người khác gửi quân tốt lên cho mình.

Ở đây, không thể trách dư luận quá khắt khe với VFF trong vụ thiếu hiểu quả trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, do VFF quản lý. Bởi, người ta không thể không sót cảnh hàng đống tiền đổ vào trung tâm này nhưng không hề mang lại sản phẩm tương xứng.

Người ta cũng không thể đồng tình với cách giải thích thiếu thuyết phục của người đứng đầu VFF. Thay vì thấy sai phải sửa, người đang đứng đầu cơ quan điều hành bóng đá nội dường như chưa nhận ra con đường sai của trung tâm này, và cũng chưa hề nhận ra cái trung tâm đang hoạt động thiếu hiệu quả nọ đang tạo ra sự lãng phí quá lớn, trong bối cảnh mà kinh tế đang khó, còn riêng làng bóng vật vả vì khủng hoảng tài chính.

Trọng Vũ

Xem thêm :việt nam, cầu thủ, bóng đá, sản phẩm, mô hình, viettel, trọng vũ, lê hùng dũng, hoạt động, đào tạo bóng đá trẻ, hiệu quả sao vẫn xin thêm tiền, học viện bóng đá trẻ,

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-thao/trung-tam-dao-tao-tre-cua-vff-khong-hieu-qua-sao-van-xin-them-tien-793141.htm

Sau chuyện bác sĩ Tường, nhìn lại chuyện dạy y đức

Posted: 23 Oct 2013 04:21 AM PDT

– Sự việc bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường làm chết khách rồi vứt xác xuống sông Hồng để phi tang khiến cả xã hội bàng hoàng. Vậy tại "cái nôi" đào tạo ra những bác sĩ tương lai, SV được giáo dục y đức như thế nào?

y c, sinh vin, ngnh y
Ngày nào cũng vậy, mấy trăm chỗ ngồi trên tầng 2 của thư
viện Trường ĐH Y Hà Nội  luôn chật kín sinh viên tới học tập, nghiên
cứu. Một không khí học tập không thấy nhiều ở thư viện các trường ĐH-CĐ.
(Ảnh: Văn Chung).

Hiệu trưởng trực tiếp đứng lớp

Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Đức Hinh không khỏi bàng hoàng khi biết tin đồng nghiệp ở Hà Nội lại có hành động như vậy.

"Trong ngành y, trường hợp tai biến dẫn đến tử vong dù ít nhưng không hiếm gặp. Tôi không nghĩ người có kinh nghiệm như anh Tường lại hành động thiếu suy nghĩ như vậy" – ông Hinh xót xa.

Nói về việc giảng dạy đạo đức cho sinh viên, ông Hinh cho biết: "Ngay từ khi nhập trường, sinh viên đã được học lời thề Hippocrates, học tấm gương Hải Thượng Lãn Ông, 12 điều Y đức Việt Nam,…."

"Nếu như trước đây đạo đức y tế được dạy lồng ghép trong các môn học như tổ chức y tế, đạo đức y học thì từ năm 2010 bộ môn này được ngành chú trọng, tách ra thành môn độc lập với tên gọi Y xã hội học và Y đức".

Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó, ông Nguyễn Quốc Triệu làm chủ nhiệm danh dự cho bộ môn này ở Trường ĐH Y Hà Nội. Trưởng bộ môn chính là hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh.

Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, tại Trường ĐH Y Hải Phòng, Trường ĐH Y dược TP.HCM các hiệu trưởng cũng chính là trưởng bộ môn Y xã hội và Y đức.

Dạy gì cho sinh viên?

y c, sinh vin, ngnh y 
Sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội trong tiết học thực hành. (Ảnh: Văn Chung).

Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh cho biết: "Chương trình 45 tiết sẽ cung cấp cho sinh viên năm 2 đến năm 4 kiến thức căn bản về y đức, pháp luật, ứng xử, giao tiếp với người bệnh,…

Việc xử lí khi gặp các tai biến hoặc trường hợp xấu nhất là tử vong là khó tránh dù anh đã làm đúng quy trình, thủ tục, xét nghiệm,.. nên không thể thiếu trong các bài giảng. Sinh viên qua bài giảng và thực tế sẽ học được cách ứng xử với người nhà bệnh nhân, lo mai táng, khâm niệm hay các thủ tục sau đó như thế nào,…Đây là cả một quá trình có sự tham gia, phối hợp của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý và các phòng ban liên quan".

Định kỳ một năm từ 2-3 lần, ông Hinh cùng các lãnh đạo nhà trường có buổi trao đổi, trả lời trực tiếp hoặc giao lưu trực tuyến với sinh về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

"Tuy nhiên, thời gian giảng trên lớp còn ít. SV chủ yếu được học lý thuyết. Các em vừa học tâm lý, đạo đức, kỹ năng giao tiếp bên cạnh một số bài tập tình huống điển hình giảng viên đặt ra" – Giảng viên bộ môn y đức Trần Thị Thu Hà, Trường ĐH Y Thái Bình cho hay.

Còn theo PGS Nguyễn Văn Hùng, giảng viên bộ môn y đức Trường ĐH Y Hải Phòng: "Bộ môn chỉ cung cấp cho sinh viên những khái niệm, kiến thức cơ bản về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp.

Giảng viên cũng cố gắng đưa ra những tình huống khó để sinh viên thảo luận, ví dụ như một cô bé mới 15-16 tuổi đến phòng khám hỏi bác sĩ cách phá thai thì xử lí như thế nào; việc một người vợ/chồng bị bệnh nặng thì có nói cho người kia hay không hoặc nói như thế nào; hay một trong hai bị bệnh nhưng không muốn nói cho người kia biết nhưng bệnh của họ lại ảnh hưởng đến người kia thì xử lí ra sao,…."

Quan trọng là tự học

y c, sinh vin, ngnh y
Trong một tiết học của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung).

Theo bà Hà: "Các bài giảng của bộ môn y đức dành cho sinh viên năm 2, chuẩn bị cho năm 3 khi đi thực tập ở các bệnh viện. Giáo dục y đức là một quá trình nên ở từng bộ môn khác nhau người thầy sẽ chú ý lồng ghép nội dung này vào bài học".

"Đau xót song trường hợp của bác sĩ Tường dẫu hãn hữu khi đã có hành động mang vứt xác bệnh nhân xuống sông nhưng ví dụ này sẽ có trong bài giảng tới đây của chúng tôi cho sinh viên" – ông Hùng cho hay.

Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Thái Bình Hoàng Trọng Năng bổ sung: "Sinh viên muốn rèn y đức phải có môi trường xung quanh tốt. Mỗi thầy cô, bác sĩ nếu không cố gắng là tấm gương để sinh viên noi theo thì sao dạy được y đức."

PGS Nguyễn Văn Hùng đề nghị: "Ngay cả những người học sau đại học, người đã đi làm cũng cần thường xuyên được giáo dục y đức như sự nhắc nhở, căn dặn không được làm trái lương tâm người thầy thuốc".

"Quan trọng nhất vẫn là tự học, tự rèn luyện mình để tâm luôn trong sáng" – hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh nêu quan điểm ngắn gọn.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146051/sau-chuyen-bac-si-tuong--nhin-lai-chuyen-day-y-duc.html

Tháng 12/2013, thêm đối tượng sinh viên được miễn học phí

Posted: 23 Oct 2013 04:21 AM PDT

(GDTĐ) – Sinh viên ĐH, CĐ, học viên sau ĐH trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được miễn học phí và ở KTX miễn phí. Đó là một nội dung trong Nghị định quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mới được Chính phủ ban hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, với mức ưu đãi, hỗ trợ đào tạo ở trong nước, sinh viên CĐ ngoài được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí còn được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực giỏi trở lên; cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,0 mức lương nếu xếp loại học lực khá.

Sinh viên đào tạo trình độ ĐH được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí; được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 2,5 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức nếu xếp loại học lực giỏi trở lên; cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 1,5 mức lương nếu xếp loại học lực khá.

Đồng thời, xem xét tuyển chọn đi thực tập 6 tháng ở nước ngoài nếu năm cuối của chương trình đào tạo đạt học lực khá trở lên. Mọi chi phí thực tập ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm. Được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên. Được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan, tồ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không phải qua thời gian thử việc nếu tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên.

Học viên cao học, nghiên cứu sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí; được cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng 3,5 lần mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; được giữ nguyên lương trong thời gian đào tạo…

Hỗ trợ kinh phí bằng 30 lần mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức đối với một công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI.

Giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

Sinh viên ĐH, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở ngoài nước được cấp 2 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông đối với sinh viên và nghiên cứu sinh; 1 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông đối với học viên cao học trong quá trình học để đi và về Việt Nam; được cấp lệ phí làm hộ chiếu, visa; cấp sinh hoạt phí bằng 1,2 lần mức sinh hoạt phí cao nhất hiện đang cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài theo các Đề án đào tạo của Chính phủ Việt Nam…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2013.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201310/thang-122013-them-doi-tuong-sinh-vien-duoc-mien-hoc-phi-1974372/

Cấm giáo viên và học sinh trao đổi qua Facebook

Posted: 23 Oct 2013 04:21 AM PDT

(TNO) Một bang ở Đức cấm các giáo viên và học sinh liên lạc riêng tư qua Facebook.

Trên Facebook, giáo viên và học sinh có chat online và chia sẻ những bức ảnh riêng tư, thông tin cá nhân của nhau, điều này làm phá họa khoảng cách giữa thầy và trò, AFP ngày 23.10 dẫn thông cáo cơ quan giáo dục bang Rhineland-Palatinate, Đức.

"Ngày càng nhiều giáo viên và học sinh trao đổi với nhau về những chủ đề liên quan đến trường học thông qua Facebook, chúng tôi không muốn điều này xảy ra nữa", người phát ngôn Wolf-Juergen Karle của cơ quan giáo dục bang Rhineland-Palatinate.

Ông Karle cho rằng những cuộc trao đổi này phải diễn ra trong các môi trường giáo dục online an toàn hơn mạng xã hội Facebook.

Chính vì lẽ đó mà bang Rhineland-Palatinate ra quyết định cấm giáo viên và học sinh trao đổi và liên lạc với nhau qua Facebook.

Một số bang khác ở Đức cũng có lệnh cấm tương tự như bang này. Ở bang Schleswig-Holstein, giáo viên còn bị cấm đăng kế hoạch đi tham quan dã ngoại của trường hoặc công bố điểm số học sinh trên Facebook.

Hồi năm 2011, bang Missouri của Mỹ cũng đã thông qua đạo luật cấm học sinh và giáo viên trao đổi, liên lạc với nhau trên Facebook.

Phúc Duy

Lừa tình, tống tiền qua Facebook
Nga dọa chặn Facebook vì quảng cáo ma túy
Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền nhấn nút ‘like’ trên Facebook
Rao bán con gái 2 tuổi trên Facebook

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131023/cam-giao-vien-va-hoc-sinh-trao-doi-qua-facebook.aspx

Comments