Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cư dân mạng bất bình vì phát biểu "đồng tính là bệnh" của thạc sỹ tâm lý

Posted: 22 Oct 2013 07:11 AM PDT


Tiểu S ngã gục trên đường phố sau biến cố gia đình

Vì quá mệt mỏi trong thời gian qua nên Tiểu S đã bị suy nhược.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/kenh14.vn/Cu-dan-mang-bat-binh-vi-phat-bieu-dong-tinh-la-benh-cua-thac-sy-tam-ly/12233451.epi

“Mách” tân sinh viên tránh xa cảnh nghèo tiền

Posted: 22 Oct 2013 06:11 AM PDT

Trả tiền chẵn và để… bỏ ống tiền thừa, tránh xa những lời mời "hỗ trợ tài chính",
tận dụng mọi hỗ trợ, gói cước ưu đãi là những "bí kíp" dành cho các tân sinh
viên để vừa giữ được tiền vừa cân bằng học hành và giải trí.


Góp gió thành bão

Giữa chốn thành thị xa hoa với bao nhiêu điều cần khám phá, các tân sinh viên
thường mất kiểm soát trong việc chi tiêu, dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như
phải nhịn ăn, nợ nần, tâm lý chán nản, bỏ bê việc học…

Nhóm cựu sinh viên khoa trường ĐH KHXHNV thường truyền tai nhau câu tục ngữ này
với lời khuyên để ra trường có một chút vốn liếng giắt lưng thì sinh viên phải
biết:"Tiếc tiền từ thuở còn thơ/ Tiết kiệm từ thuở bơ vơ mới vào (Đại học)".

Vì vậy, các tân sinh viên có thể thử cách luôn trả tiền chẵn và dùng phần tiền
thối lại để…bỏ ống.

Ví dụ: khi mua một túi đường 12.000đ, dù có đủ 12.000đ nhưng bạn hãy đưa
20.000đ, lấy 8.000đ tiền thối ấy bỏ ống hay cho vào một chiếc lọ thủy tinh để có
thể…ngắm nhìn mỗi ngày.
 
Hãy làm như thế đều đặn vì vài ngàn đồng chẳng đáng là bao. Nhưng chỉ sau một
học kỳ, bạn sẽ khám phá được "sức mạnh" của những đồng tiền "nhàn rỗi" ấy, vì
chiếc lọ hay chú heo của bạn từ vài ngàn nay đã lên đến cả triệu đồng, và bạn có
thể dùng số tiền ấy để tự trang trải một phần học phí hay mua một món quà đáng
giá.

tn sinh vin, gi cc, Q-Student, MobiFone

Không bao giờ xin hay vay tiền

Có những sinh viên có chỉ số "tự ái tiền bạc" cao đến mức không chấp nhận trợ
cấp của bố mẹ ngay từ những năm đầu đại học mà "xoay" nhiều cách để có thể làm
chủ đồng tiền của mình.

N.V.T, cựu sinh viên trường ĐH KHTN TP.HCM chia sẻ: "Khi không có chiếc phao nào
để bám vào thì bạn sẽ nỗ lực hết sức để bơi đến chỗ an toàn. Lúc đó, năng lực và
sức chịu đựng của bạn mới được phát huy hết cỡ"

Nếu bạn đã may mắn được bố mẹ lo lắng đầy đủ thì hãy thử bắt đầu dùng một phần
tiền đó thôi, để dành một phần và tự trang trải phần còn lại. Khi muốn mua một
món gì đó, hãy thử lên kế hoạch làm cách nào để có thể tự mua được nó.

Điều hết sức quan trọng là hãy tránh xa những lời mời "hỗ trợ tài chính" cho
sinh viên của các dịch vụ cho vay tín chấp, mở thẻ tín dụng dành cho sinh viên.
Vì một khi đã trở thành "con nợ", các bạn sẽ mất đi "tự do tài chính" và ảnh
hưởng đến việc học.

Đừng trả "nhiều" hơn khi bạn có thể trả "ít" hơn

Bạn có biết rằng luôn có thể mua một món đồ nào đó với mức giá rẻ hơn? Hãy bắt
đầu "nhạy cảm" với môi trường xung quanh.

Rất nhiều doanh nghiệp đưa ra những chương trình khuyến mại, giảm giá, phiếu mua
hàng….dành riêng cho đối tượng sinh viên, học sinh. Các bạn hãy liệt kê hết các
khoản chi hàng tháng của mình xem có thể trả "ít" hơn cho khoản nào không.

Hãy tận dụng danh hiệu "tân sinh viên" của bạn để được hưởng mức ưu đãi tốt nhất.
Bạn đã đăng ký thẻ siêu thị, thẻ ngân hàng, xe buýt dành riêng cho sinh viên
chưa? Hoặc đăng ký gói cước ưu đãi đặc biệt cho sinh viên năm nhất? Chi phí viễn
thông, internet không thể không chi nên bạn hãy chọn những chương trình ưu đãi
tân sinh viên hiệu quả và thiết thực nhất.

"Bật mí" là từ ngày 14/10 – 31/10/2013 khi tham gia hòa mạng mới gói cước
Q-student của MobiFone trong suốt thời gian học tập trên giảng đường, các tân
sinh viên sẽ nhận 25.000đ/30 ngày vào tài khoản để các bạn liên lạc với bạn bè,
gia đình; 35MB lưu lượng/30 ngày để truy cập internet phục vụ cho học tập, giải
trí….

Bên cạnh đó, nhà mạng còn tặng thêm 100% giá trị thẻ nạp đầu tiên sau khi kích
hoạt + 50% giá trị cho 5 thẻ nạp tiếp theo.

Ngoài ra, khi mua kèm 01 thẻ cào vật lý với giá trị không dưới 50.000đ sẽ được
tặng ngay 01 phiếu đổi vé xem film miễn phí tại megastar. Liên hệ 9090 để biết
thêm nội dung chi tiết và địa điểm đổi vé

Cộng tất cả những % ưu đãi đấy lại thì cả tháng các bạn sẽ giữ lại đươc một
"khối" tiền đấy. Còn tính cả năm thì số tiền đấy đủ để bạn mua món đồ yêu thích,
tự thưởng cho lối sống tiết kiệm của mình.

tn sinh vin, gi cc, Q-Student, MobiFoneTân sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM tìm hiểu gói cước
Q-Student của MobiFone

Về chương trình hỗ trợ tân sinh viên của MobiFone tại TP. HCM, các bạn có thể
liên hệ với các quầy lưu động hỗ trợ của MobiFone tại 25 trường Đại học.

Chi tiết xem trên:                    

http://www.mobifone.com.vn/portal/vn/home/static/qstudent/popupex.html#uudai

Tấn Tài

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145754/-mach--tan-sinh-vien-tranh-xa-canh-ngheo-tien.html

Sinh viên ĐHQGHN sẽ học tại Thạch Thất (Hà Nội)

Posted: 22 Oct 2013 06:11 AM PDT

(GDTĐ) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN.

Khu ký túc xá số 4 tại Hòa Lạc
Khu ký túc xá số 4 của ĐHQGHN tại Hòa Lạc

Theo Đề án, địa điểm quy hoạch và xây dựng mới ĐHQGHN nằm trên đất huyện Thạch Thất (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây. Quy mô sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha; trong đó khu dự án ĐHQGHN là 887,9 ha; khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp: 112,1 ha; khu tái định cư: 113,7 ha. Quy mô toàn trường khoảng 60.000 sinh viên, 3.500 học sinh chuyên và khoảng 6.550 cán bộ, nhân viên.

Quy mô xây dựng đến năm 2025 cho 8 trường ĐH, 5 khoa trực thuộc, 5 viện nghiên cứu trực thuộc, 10 trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và các trung tâm nghiên cứu liên họp, 10 đơn vị phục vụ và các trung tâm phục vụ khác; với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 1.922.750 m vuông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hoàn chỉnh.

ĐHQGHN tại Hòa Lạc được liên kết, kết nối với các khu vực chức năng khác của Đô thị Hòa Lạc về không gian, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm hướng tới hình thành Đô thị khoa học Hòa Lạc – đô thị vệ tinh đối trọng và quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

Thời gian thực hiện Đề án kéo dài từ năm 2013 đến 2025, chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn I (2013 – 2016): Hoàn thành dự án tái định cư; đền bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung; dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Công nghệ; dự án đầu tư xây dựng TT Giáo dục quốc phòng; khu ký túc xá số 4. Tổng nhu cầu vốn thực hiện trong giai đoạn 1 là 7.278 tỷ đồng.

Giai đoạn II (2017 – 2020): Tiếp tục hoàn thiện các dự án đã triển khai trong giai đoạn I. Tập trung xây dựng các dự án còn lại để di dời các Trường, Khoa, Viện và Trung tâm của ĐHQGHN tại các cơ sở hiện ở nội thành. Dự kiến hoàn thành 77,67% tổng nhu cầu đầu tư sàn xây đựng.

Giai đoạn III (2021 – 2025): Hoàn thiện đồng bộ các dự án thành phần, đạt 100% tổng nhu cầu đầu tư sàn xây dựng.

Đề án đặt mục tiêu đầu tư xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH và nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH. Đồng thời, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc di dời các trường ĐH ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Hà Nội.

Hiếu Nguyễn

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201310/sinh-vien-dhqghn-se-hoc-tai-thach-that-ha-noi-1974313/

Đại học dân lập lại thấp thỏm

Posted: 22 Oct 2013 06:11 AM PDT

7 năm chỉ chuyển được 2 trường

Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/8/2006 Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy định chuyển đổi trường đại học dân lập sang tư thục trước tháng 7/2007.

Đại học dân lập lại thấp thỏm

Lộ trình chuyển đổi quy định nhà trường phải cho kiểm toán để xác định tài sản, sau đó để 95% tài sản vừa kiểm toán xong thành tài sản chung cho trường tư thành lập từ việc chuyển đổi trường dân lập, còn 5% dành cho người sáng lập, người có công xây dựng trường và nhà đầu tư.

Bà Sính cho biết, một số trường bạn đã đến gặp để hỏi kinh nghiệm chuyển đổi, và "chúng tôi được biết khó khăn là do lộ trình quy định 95% tài sản của dân lập phải chuyển thành tài sản chung của tư thực, trường không thuyết phục được anh chị em thống nhất với quy định cao đó".

Năm 2009 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục (goi tắt là quy chế 61) ra đời. Trong quy chế này có đưa ra khái niệm sở hữu chung và tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung.

Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT ngày 16/7/2012 quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang loại hình đại học tư thục.

Năm 2011, Quy chế tổ chức và hoạt động trường đại học tư thục (gọi tắt là quy chế 63) là quy chế 61 được bổ sung và sửa đổi…

Với hàng loạt văn bản, thông tư, nhưng kể từ tháng 5/2006, khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 19 trường đại học dân lập chuyển sang tư thục trước tháng 7/2007, thì đến nay mới chỉ có 2 trường hoàn thành việc chuyển đổi.

Quy định mới vẫn còn vướng mắc?

Một số điểm được xem là "tiến bộ hơn" của dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT vừa công bố mới so với Thông tư 20. Trong khi Thông tư 20 quy định "thời điểm kiểm toán tài chính, kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, phân loại nguồn vốn… không quá 01 năm kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành", thì dự thảo mới chỉ yêu cầu "Thời điểm kiểm toán không quá 01 năm trước khi trình Bộ GD-ĐT xem xét hồ sơ chuyển đổi".

Dự thảo mới bỏ quy định "Vốn điều lệ được xác định không dưới 50 tỷ đồng". Dự thảo mới cũng chỉ đề cập "Hội đồng quản trị trường dân lập quyết nghị về phương thức bảo toàn giá trị vốn góp của các tổ chức, cá nhân đã góp vốn", không đưa quy định cụ thể về quyền được rút vốn hoặc chuyển nhượng cho người khác của các cổ đông.

Năm 2012 Luật Giáo dục ĐH được quốc hội thông qua. Theo luật này, hội đồng quản trị của các trường đại học ngoài công lập có thêm một thành viên mới, đó là người đại diện cho chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở.

Trong dự thảo mới, tại phần d, mục 4 của Điều 7 về xác định Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục, có yêu cầu "Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục làm văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở cử 01 đại diện tham gia Hội đồng quản trị của trường tư thục".

Giải thích cho quy định của Luật Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết người đại diện cho chính quyền địa phương có mặt trong hội đồng quản trị để trông nom tài sản chung của trường.

Tuy nhiên, bà Hoàng Xuân Sính nêu quan điểm: Việc đưa một đại diện của chính quyền địa phương trong hội đồng quản trị để trông nom tài sản chung là một việc sẽ gây nhiều rối loạn trong nhà tường, vì người này không hiểu biết gì về trường để tham gia biểu quyết về đường lối đưa trường đi lên. Có thể đơn giản lấy ví dụ xây trường cũng khó khăn, chứ không nói đến việc đổ tiền ra xây đựng đội ngũ giáo viên và giáo trình giảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Việc trông nom tài sản chung chỉ có thể là những người sáng lập vì hộ biết đưa trường đi đến đâu và những cán bộ cơ hữu đã chung sức xây dựng trường.

Còn GS Đặng Ứng Vận, trường ĐH Hòa Bình nhận xét, theo Thông tư 20, căn cứ để được công nhận là "người góp vốn" là tiền bạc, đất đai, vật dụng mà người đó mang vào trường, không tính đến các loại vốn trừu tượng như trí tuệ, công sức của nhà giáo dục, nhà quản lý.

Theo ông Vận, chính bởi quy định này, có tình trạng là sau chuyển đổi, ở một số trường đại học dân lập trường bị tuột khỏi tay số đông người thực sự có công lớn trong việc thành lập và xây dựng để rơi vào những nhà đầu tư có nhiều tiền. Chính sự vô lý đó đã làm cho thông tư khó đi vào cuộc sống.

Dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT mới công bố, cũng chỉ xác định "tiền vốn, tài sản, đất đai" của trường dân lập khi chuyển sang trường tư thục, không hề đề cập tới "tài sản trí tuệ, công sức".

Xem thêm :việt nam, quy định, xung đột, quản trị, hòa bình, quy chế, thăng long, ban giám hiệu, thông tư, dự thảo Quy định chuyển đổi trường, quản lý trường đại học tư thục, lộ trình chuyển đổi trường đại học,

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-dan-lap-lai-thap-thom-792645.htm

Cô bé 10X xinh xắn, hát đỉnh

Posted: 22 Oct 2013 05:11 AM PDT

Những clip cover tiếng Anh của cô bạn 10x này luôn nhận được hàng chục ngàn lượt xem cũng như "like" và bình luận.

Những ngày qua, một clip cover bài hát "Let her go" được dân mạng chuyền tay và chia sẻ nhiệt tình trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội.

Với giọng hát ngọt ngào, nhẹ nhàng cùng với ngoại hình xinh xắn, trắng trẻo, cô bạn này nhanh chóng “hạ gục” thính giác cũng như thị giác của rất nhiều người nghe.

Hiện tại, trên Youtube, clip này đã đạt đến hơn 95 ngàn lượt xem. Theo tìm hiểu, chủ nhân của clip cover này có tên là Jannina (hay Ploychompoo – biệt danh tiếng Thái) sinh ngày 30/7/2000 tại Đức. Jannina mang hai dòng máu Đức và Thái, hiện đang sống tại BangKok, Thái Lan.

10X

Trên kênh riêng Youtube, Janninađã cover hơn 20 bài hát gồm cả tiếng Anh và tiếng Thái. Trên facebook, Jannina lập luôn 2 fanpage (1 tiếng Anh và 1 tiếng Thái) để thường xuyên đăng tải những bài hát cover của mình. Hiện tại, những trang này đều nhận được số lượt thích, theo dõi lên đến hàng chục ngàn người.

Cô chia sẻ trên trang cá nhân: "Tôi tạo ra Janninamusic (nhạc của Janni) cho fanclub của tôi và những người yêu thích nghe những bài hát cover lại cũng như xem video ca nhạc của tôi." Jannina còn tiết lộ thêm, trong thời gian sắp tới, cô sẽ sớm cho ra những bài hát của riêng mình chứ không phải là những bài cover như hiện tại.

Không chỉ sở hữu giọng hát mượt mà, truyền cảm, Jannina còn thu hút sự chú ý của nhiều người bởi vẻ đẹp lai hoàn hảo. Nụ cười ngây thơ và ánh mắt thánh thiện đầy ma lực là một trong những "vũ khí lợi hại" của cô gái mới 13 tuổi này.

Cùng ngắm những hình ảnh xinh đẹp của Jannina:

10X10X10X10X10X10X10X
Theo Đất Việt

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145902/co-be-10x-xinh-xan--hat-dinh.html

4 vấn đề cần làm rõ trong phát triển nhân lực VN

Posted: 22 Oct 2013 05:11 AM PDT

(GDTĐ) – Nhu cầu và dự báo nhu cầu, quy hoạch phát triển nhân lực; đào tạo nhân lực; các giải pháp đào tạo nhân lực – đó là 4 vấn đề được đưa ra tại hội thảo "Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế" do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam chủ trì khai mạc sáng nay (22/10) tại Hà Nội.

xcxc
Hội thảo "Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế"

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với những thành tựu và cơ hội phát triển trong giai đoạn mới, Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, … đặc biệt là vấn đề nhân lực qua đào tạo và nhân lực chất lượng cao.

Theo GS Phan Văn Kha – Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực cần thông qua 5 hoạt động quan trọng: Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ; sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực; có các chính sách hợp lý tạo động lực cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ, làm việc và cống hiến; chăm lo sức khỏe và tăng cường thể lực và cuối cùng là tạo lập tốt nhất môi trường làm việc cho đội ngũ.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, trước mắt cần làm rõ 4 vấn đề chính: Nhu cầu về nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế; các giải pháp và chính sách đào tạo nhân lực trong bối cảnh trên và cuối cùng là dự báo, quy hoạch phát triển nhân lực – thực trạng, thách thức, kỳ vọng.

GS Phan Văn Kha cho rằng để giải quyết các vấn đề nên trên, một câu hỏi bao trùm được đặt ra là: Nhu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế là gì và làm cách nào xác định được nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng được nhu cầu đó?

Đồng thời, phải xem xét đào tạo nhân lực trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay – bối cảnh mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, rủi ro.

Còn theo TS Michael Braun – Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), thị trường lao động hiện nay đang thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu mới đối với kỹ năng sinh viên tốt nghiệp và trình độ đào tạo.

Trách nhiệm của nhà trường là hiểu rõ những thách thức để hiệu chỉnh chương trình đào tạo phù hợp; tập trung đầu tư vào chất lượng và chú trọng phối hợp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần bày tỏ nhu cầu của mình, đồng thời có trách nhiệm đầu tư vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

"Thách thức chính hiện nay là mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân bằng cung nhân lực tốt nghiệp và nhu cầu lao động ngoài thị trường" – TS Michael Braun cho hay.

GS Nguyễn Minh Đường – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhận định: Cần có những chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt với nhiều mục tiêu, nhiều cấp độ chất lượng để thỏa mãn yêu cầu các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo không chỉ do các nhà giáo dục tự đánh giá mà điều quan trọng là phải được các khách hàng đánh giá, thừa nhận.

Nhận định dự báo cung cầu nhân lực là vô cùng quan trọng, một số đại biểu thừa nhận thực trạng công tác này trong thời gian qua còn rời rạc, chưa được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học.

Trước hạn chế này, Đề án Hệ thống thông tin và dự báo nhân lực quốc gia đang được xây dựng nhằm tạo lập hệ thống dữ liệu, áp dụng phương pháp dự báo tiên tiến, phối hợp giữa các đơn vị hạt nhân ở Trung ương với đơn vị đầu mối các bộ, ngành, địa phương.

Đây là mong mỏi nâng cao chất lượng công tác dự báo, phục vụ lập và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tại Việt Nam.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201310/4-van-de-can-lam-ro-trong-phat-trien-nhan-luc-vn-1974315/

Sức hấp dẫn từ 22 trường Đại học tại Hội chợ triển lãm giáo dục Mỹ

Posted: 22 Oct 2013 05:11 AM PDT

Sức hấp dẫn từ 22 trường Đại học tại Hội chợ triển lãm giáo dục Mỹ

Ước mơ du học Mỹ của các bạn học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng được thực hiện.

Đó là nhờ những thông tin tư vấn, trao đổi trực tiếp giữa các đại diện của 22 trường Đại học uy tín của Hoa Kỳ tham dự Hội chợ triển lãm giáo dục Mỹ 2013 tại Hà Nội và TP HCM với các bạn học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh tại Việt Nam.

Hội chợ triển lãm giáo dục Mỹ tại Việt Nam do tổ chức ISN (International Student Network) tổ chức với sự hỗ trợ của Dịch vụ Thương mại Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Mỹ sẽ diễn ra tại 2 thành phố lớn: từ 18:00 – 21:00 ngày 22/10 tại Khách sạn Melia (44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội); từ 18:00 – 21:00 ngày 24/10 tại Khách sạn Rex (141 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh


 

Tham dự Hội chợ triển lãm giáo dục lần này tại Việt Nam, đại diện của 22 trường Đại học uy tín của Mỹ sẽ trao đổi với các bạn học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh về các thông tin, thủ tục, các chính sách và học bổng đối với học sinh, sinh viên du học tại Mỹ. Các trường Đại học tham dự Hội chợ triển lãm là những trường Đại học uy tín của Hoa Kỳ như: California State University, Đại học Concord, Đại học Drexel, Đại học Drury, Park University , Đại học Gonzaga, Đại học Oklahoma City, Đại học Fontbonne… Các trường Đại học này đều là những trường có bề dày giảng dạy và nghiên cứu lâu đời, đã được thành lập trên 100 năm. Hàng năm, các trường Đại học này đã đào tạo hàng trăm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.


 

Tham gia học tập tại các trường Đại học này, các du học sinh sẽ nhận được sự đào tạo, hỗ trợ của đội ngũ cán bộ giảng viên, các giáo sư, cán bộ tại các trường. Sinh viên theo học tại đây có cơ hội đạt được mục tiêu cá nhân và ước mơ của mình. Đại học Gonzaga, một trong các trường Đại học tham dự Hội chợ, đưa ra cam kết giáo dục con người toàn diện về tâm trí, tinh thần và thể chất.

Không những trang bị cho sinh viên những kiến thức học tập trong trường, những kinh nghiệm làm việc trong ngành học của mình sau khi tốt nghiệp, điều khác biệt là các trường Đại học của Mỹ dạy bạn cách chuẩn bị cuộc sống sau khi ra trường, một yếu tố rất quan trọng giúp bạn có khả năng tự lập trong cuộc sống sau này. Không những vậy, các Đại học còn có những chính sách định hướng cho sinh viên mới, tư vấn học tập, sắp xếp dạy kèm miễn phí cho sinh viên quốc tế.

Một điều không thể bỏ qua khi theo học tại các trường Đại học này, sinh viên sẽ nhận được hỗ trợ tài chính, sinh viên quốc tế có cơ hội nhận được học bổng học phí đầy đủ. Các trường Đại học có chương trình học bổng dành riêng cho các du học sinh. Ngoài ra, sinh viên còn được hỗ trợ nhà ở, việc làm và các cơ hội kết nối nghề nghiệp.

 

Nếu bạn quan tâm đến các cơ hội du học tại Hoa Kỳ để thỏa mãn ước mơ của bản thân, hãy đến tham dự trực tiếp Hội chợ triển lãm giáo dục Hoa Kỳ diễn ra vào 2 ngày 22/10 và 24/10 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.


Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/652213/Suc-hap-dan-tu-22-truong-Dai-hoc-tai-Hoi-cho-trien-lam-giao-duc-My-tpoq.html

Hình ảnh Đại tướng sẽ đậm nét trong SGK sau 2015

Posted: 22 Oct 2013 04:11 AM PDT

- PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Chủ tịch hội đồng bộ môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT khẳng định hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xuất hiện trong SGK nhưng "chưa đậm nét”. Sau năm 2015, sẽ có nhiều thay đổi từ phương pháp, chương trình để những anh hùng dân tộc gần gũi với học trò.

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ từng dạy và làm chủ nhiệm Khoa Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Chuyên gia của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ông đang là Chủ tịch hội đồng bộ môn lịch sử của Bộ GD-ĐT, đơn vị chịu trách nhiệm viết chương trình đổi mới SGK phổ thông sau 2015.

sch gio khoa, Lch s, b qun, i tng, V Nguyn Gip, B Gio dc

Một bài trong SGK Lịch sử lớp 9 có nhắc đến vài trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Chưa đậm nét”

Thưa ông, nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thể hiện trong sách giáo khoa ra sao?

Hình ảnh Đại tướng trong SGK phổ thông hiện nay không phải không có, chỉ chưa đậm nét.

Cụ thể, trong SGK Lịch sử lớp 9 do GS Đinh Xuân Lâm chủ biên, hình ảnh Đại tướng đã xuất hiện ở một số hình ảnh, thông tin ngắn gọn.

Ngày 22/12/1944, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có nhắc đến vai trò lãnh đạo của Đại tướng. Đại tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập đội này (có hình ảnh).

Vai trò của Đại tướng giai đoạn 1939-1945 cũng được nhắc đến trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Hình ảnh của Đại tướng cũng có trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1950-1953.

SGK Lịch sử lớp 12 cũng có ảnh Đại tướng ở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ảnh thường vụ họp. Thêm nữa, sách còn dẫn đoạn trích 6 dòng của Đại tướng phát biểu trong chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954.

sch gio khoa, Lch s, b qun, i tng, V Nguyn Gip, B Gio dc
Học sinh ghi sổ tang tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội sáng 9/10. Ảnh: Minh Thăng

Vậy đâu là nguyên nhân khiến hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa đậm nét như ông vừa nói?

Việc viết sách giáo khoa có những quy định về phương pháp nên khó tải mọi thứ vào được.

Tuy nhiên, trong sách giáo khoa hay sách cho giáo viên có đưa hình ảnh liên quan đến các cuộc kháng chiến, dù còn ít. Giáo viên khi giảng bài có thể giơ lên để giảng giải cho học sinh hoặc để các em đặt câu hỏi rồi trả lời.

Các cuộc kháng chiến đều gắn liền với những nhân vật lịch sử. Dù chưa đưa đậm nét nhưng giáo viên có trách nhiệm giảng giải cho học trò để hiểu thực chất vấn đề

Chuyển “thông sử” thành “câu chuyện lịch sử”

Lâu nay SGK Lịch sử vẫn theo lối thông sử nên phải trình bày vấn đề theo mạch tiến trình, diễn biến chứ không theo vấn đề. Hình ảnh, chiến công của các anh hùng dân tộc như Đại tướng vì thế có phần mờ nhạt, chỉ tập trung vai trò của quần chúng. Chương trình, SGK phổ thông sau 2015 sẽ có thay đổi gì so với trước đây?

sch gio khoa, Lch s, b qun, i tng, V Nguyn Gip, B Gio dc

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (Ảnh: Báo điện tử Đảng cộng sản).

Định hướng đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 sẽ có nhiều cải tiến, tăng cường kiến thức và hiểu biết cho học sinh về lịch sử.

Môn lịch sử ở bậc tiểu học (lớp 4, lớp 5) sắp tới không viết theo kiểu thông sử mà chuyển thành những câu chuyện lịch sử. Kết hợp với các kiến thức về địa lí, môi trường sẽ khiến môn học nhẹ nhàng, gần gũi học sinh hơn. Học sinh sẽ được biết từ những điều đơn giản như lịch sử về quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng hay tại sao tên nước qua từng thời kỳ lại thay đổi rồi chuyện về các danh nhân văn hóa….

Đến bậc THCS, sách sẽ viết thông sử một cách đầy đủ từ lớp 6 đến lớp 9 nhưng tăng thời lượng vấn đề về văn hóa lên. Sách vừa phải bảo đảm những bài lịch sử, chính trị để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước cho học sinh vừa có phần bổ sung về lịch sử kinh tế, văn hóa của dân tộc.

Cách viết sách sẽ không hàn lâm, khô cứng mà tăng cường dạy bằng hình ảnh, thông qua hình ảnh, câu chuyện để phát triển năng lực tư duy của học sinh.

Bậc THPT sách sẽ viết theo các chủ đề như các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các nhân vật lịch sử,…Như vậy, hình ảnh những anh hùng dân tộc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được nhắc đến đậm nét hơn.

sch gio khoa, Lch s, b qun, i tng, V Nguyn Gip, B Gio dc

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhắc đến trong một bài học khác trong SGK Lịch sử lớp 9. Tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn cho rằng chưa đủ.

Ngoài thay đổi về chương trình, SGK, theo ông cần có thay đổi gì để môn lịch sử phát huy được vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông hiện nay?

Việc bộ môn lịch sử chưa hấp dẫn học sinh có phần từ những nguyên nhân về chương trình, SGK, phim ảnh, tư liệu…chưa phong phú, sinh động.

Tuy nhiên, nhận thức về môn lịch sử trong xã hội hiện nay chưa đúng tầm. Dân ta phải biết sử ta. Bạn ra nước ngoài, vào một công ty làm việc ngoài năng lực, yêu cầu trước hết là phải hiểu lịch sử, văn hóa của nơi ấy thì mới hòa nhập và phát triển được.

Chúng tôi cũng từng đề nghị với Bộ GD-ĐT phải đưa Lịch sử là môn học bắt buộc giống như Văn, Toán, Ngoại ngữ dạy trong trường phổ thông. Thi ĐH cũng cần có môn Lịch sử, kiến thức về thế giới có thể giảm bớt nhưng lịch sử VN mỗi học sinh cần phải nắm được.

Thực tế nếu không thi học sinh sẽ không học. Cần có những yêu cầu bắt buộc như vậy mới mong nâng cao vai trò môn Lịch sử trong trường học được.

Xin cảm ơn ông!

  • Văn Chung

Đại diện Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, theo mạch trình bày SGK thông sử thì đến lớp 9 và lớp 12 học sinh mới học Lịch sử hiện đại. Khác với môn Văn – học sinh được học về tác phẩm, trong đó có giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, đi sâu vào nhân vật, ở môn Lịch sử chỉ đủ thời gian đề cập đến các sự kiện.

“Với từng bài học cụ thể giáo viên có cả một hệ thống sách tham khảo như hướng dẫn sử dụng kênh hình để bài giảng thêm phong phú” – vị đại diện này nói.

Liên quan đến những sự kiện quan trọng bậc nhất của lịch sử những năm đầu thế kỷ XX tuỳ từng bài có mức độ đề cập cụ thể. Ví dụ nói đến Điện Biên Phủ (1954) là nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp….

Vừa nói vị đại diện Nhà Xuất bản GD Việt Nam liệt kê những bài học trong SGK Lịch sử lớp 9 có nội dung đề cập đến vai trò của Đại tướng.

Các bài cụ thể:

Năm 1944 thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có nhắc đến vai trò lãnh đạo của Đại tướng.

Trong bài 22 “Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945″ - Đại tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập đội này có hình ảnh.

Ở bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” cũng có nhắc đến vai trò của Đại tướng ở chi tiết quan trọng “Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về bao vây và tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội…”

Bài 26 “Bước phát triển mới của Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1950-1953″ có đăng hình 46. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn mở chiến dịch Biên giới…có hình ảnh Đại tướng.

Tương tự đối với THPT thì lớp 12 học sinh mới học Lịch sử hiện đại, cho nên giai đoạn lịch sử 1944-1954 mới có những bài học liên quan đến vai trò của Đại tướng.

Vẫn theo vị này, trong sách tham khảo và bộ Lịch sử Việt Nam (bộ Quốc sử Việt Nam) có trình bày sâu hơn vai trò của Đại tướng.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145872/hinh-anh-dai-tuong-se-dam-net-trong-sgk-sau-2015.html

Sẽ thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân

Posted: 22 Oct 2013 04:11 AM PDT

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký văn bản số 1686/TTg-KGVX, đồng ý chủ trương thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân thuộc Bộ Công an, có trụ sở tại Hà Nội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ GDĐT được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Dự án đầu tư thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo Đề án thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện Chính trị Công an nhân dân sẽ tổ chức đào tạo 2 ngành học Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; tham mưu bảo vệ an ninh trật tự trong Công an nhân dân.

Tương ứng có 4 chuyên ngành đào tạo gồm Xây dựng Đảng và tổ chức quần chúng; công tác chính trị trong Công an nhân dân; quản lý và sử dụng nhân lực Công an nhân dân và tham mưu chính trị trong Công an nhân dân…

Theo Chinhphu.vn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201310/se-thanh-lap-hoc-vien-chinh-tri-cong-an-nhan-dan-1974312/

Đào tạo từ xa sẽ tăng thời gian ít nhất một học kỳ

Posted: 22 Oct 2013 04:11 AM PDT

Theo Dự thảo, chương trình đào tạo từ xa được tổ chức theo các lớp học, khóa học phải đảm bảo đủ thời lượng quy định cho từng học phần, môn học, chương trình. Đặc biệt, thời gian đào tạo phải dài hơn ít nhất là một học kỳ so với đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy ngành tương ứng của trường. 

Dự thảo cũng quy định các phương thức đào tạo từ xa như sau: Phương thức Thư tín (kiến thức và kinh nghiệm được chuẩn bị và cung cấp cho các học viên chủ yếu bằng đường thư tín thông qua học liệu chính là tài liệu in); phương thức Phát thanh- Truyền hình; phương thức Mạng máy tính và viễn thông.

Đối tượng của hệ thống đào tạo từ xa là người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT;

Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Giám đốc các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, Hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học quy định cụ thể về điều kiện sức khoẻ đối với từng ngành học cụ thể.

Minh Châu

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/www.baohaiquan.vn/Dao-tao-tu-xa-se-tang-thoi-gian-it-nhat-mot-hoc-ky/12230028.epi

Comments