Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tổ chức thi tốt nghiệp cho SV Trường ĐH Hùng Vương

Posted: 21 Oct 2013 07:11 AM PDT

 Theo quyết định này, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của sinh viên, Bộ đồng ý với đề nghị của UBND TP.HCM tại công văn số 5518/UBND-VX ngày 17/10/2013 về việc chuyển sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM sang các trường đại học khác để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Các trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Mở TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế tiếp nhận những sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM có đủ điều kiện và tự nguyện, thuộc các chuyên ngành phù hợp để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp theo đúng quy định hiện hành.

Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM ký hợp đồng với các trường đại học nêu trên để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ. Sau khi thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp xong, các trường báo cáo ngay kết quả về Bộ để Bộ quyết định việc cấp bằng tốt nghiệp.

Bộ GD-ĐT giao cho Cơ quan đại diện của Bộ tại TP.HCM phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ và UBND TP.HCM chỉ đạo các trường đại học liên quan tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM theo quy định của pháp luật.

Tiêu Hà

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/phunuonline.com.vn/To-chuc-thi-tot-nghiep-cho-SV-Truong-DH-Hung-Vuong/12225146.epi

‘Bà cụ thổi xôi, ông tôi nấu chè’

Posted: 21 Oct 2013 06:11 AM PDT

Trên báo Tuổi trẻ, một độc giả đã nêu thắc mắc về từ "thổi xôi" trong SGK tiếng Việt lớp 1 với tiêu đề "Thổi xôi là gì?" và bày tỏ: "Ngày xưa, thời bao cấp không có gas và bếp điện nên mọi người nấu cơm canh… bằng cách nhóm lửa rồi thổi cho lửa bùng vào than hay củi nên nấu gì cũng hay gọi là "thổi". Ngày nay, các phụ huynh trẻ ở Sài Gòn cũng không hiểu "thổi xôi" là cái gì. Tại sao không dùng động từ đơn giản như "nấu cơm", "nấu xôi"… mang tính phổ quát hơn cho toàn đất nước mà cứ sính các đặc ngữ miền Bắc vào".

Theo tác giả này, thì cả cô giáo cũng không biết thổi xôi là gì, phải gọi điện lên Phòng giáo dục. Phòng phải nghiên cứu 2 tuần mới có công văn giải nghĩa từ này.

Có thể mọi người trong câu chuyện trên không chịu tra từ điển bởi, Từ điển Tiếng Việt đã giải thích rất rõ: Thổi (động từ) nghĩa là "nấu".

ting Vit, thi xi, hc sinh, c gio

Một công đoạn trong quá trình đồ xôi của người Thái

Bỏ qua những thắc mắc, mà tôi nghĩ không phải không có lý của độc giả, bỏ qua cả việc bắt bẻ chữ nghĩa, vấn đề tôi muốn bàn là, chúng ta dạy học sinh vỡ lòng chữ nghĩa đơn giản, hoàn toàn theo nghĩa đen, phổ thông đại chúng hay dạy cả nghĩa bóng, nghĩa vùng miền của ngôn ngữ? Hay cao hơn, dạy cả những hình ảnh, hình tượng văn học?

Sẽ đơn giản vô cùng nếu chúng ta thay từ "thổi xôi" bằng từ "nấu xôi", và còn đơn giản hơn nếu chúng thay tất cả các động từ thể hiện các hành động riêng biệt bằng một động từ trung tính (làm), giống như từ "do" trong tiếng Anh. Chẳng hạn, thay vì thổi xôi, đồ xôi, rán xôi, hấp xôi…, chúng ta dùng từ "làm món xôi", thì về mặt khoa học là cực chuẩn.

Thế nhưng mỗi từ ngữ nêu trên không chỉ có nội hàm riêng, mà gắn vào đó còn một "hàm lượng" văn hóa. Chưa nói đến lai lịch gắn với rạ, rơm của từ "thổi xôi", một khi bỏ qua từ này lũ trẻ lại "tắc" khi học câu đồng dao: "Phật ngồi phật khóc/ Con cóc nhảy qua/ Con gà tú hụ/ Bà cụ thổi xôi/ Ông tôi nấu chè".

Không thể nào khước từ việc giải thích một từ ngữ đã từng tồn tại và đi vào tiếng Việt.

Trở lại với vấn đề chính, về mặt khoa học giáo dục, chúng ta có nên dạy học sinh lớp 1 những từ ngữ giàu hình tượng hay đa nghĩa không?

Chúng ta hãy ngược trở về cách giáo dục ngày xưa – thời thường bị chúng taxem là cổ hủ, lạc hậu. Các cụ đồ bắt học trò học ngay vào Tam Tự Kinh, với những triết lý "nhân chi sơ", mà đến bây giờ chúng ta còn chưa hiểu hết: Nhân chi sơ, tính bản thiện/ Tính tương cận, tập tương viễn. Dĩ nhiên, đám trẻ thò lò mũi thời đó không thể hiểu được ý nghĩa của các từ đó. Nhưng cứ phải thuộc cái đã, và những đứa trẻ ấy sẽ ngâm nga và sẽ phải suy ngẫm cả đời khi chúng đã trở thành những ông nghè, ông cống.

Việc học ngày nay, đành rằng khác với lối học ngày xưa, mặc dù đều nhắm tới mục tiêu chung: học làm người, chứ không chỉ đơn thuần là nhồi nhét kiến thức. Trong SGK lớp 1 và tiểu học từ xưa đến nay, chúng ta thấy thơ ca được trích dẫn rất nhiều, và đương nhiên thơ ca là ngôn ngữ hình tượng. Giở SGK lớp 1 ngày nay ra, tôi gặp những câu:

Hỏi cây bao nhiêu tuổi

Cây không nhớ tháng năm

Cây chỉ dang tay lá

Che tròn một bóng râm

Những câu thơ giàu hình tượng, vừa đơn sơ, vừa thấm đầy những suy nghĩ triết lý về nhân sinh, về đời người. Những đứa trẻ thò lò mũi, cứ đánh vần đi, cứ chép lại cho thật nắn nót, đúng dòng kẻ ô ly, chúng ít nhiều hình dung ra cái cây được nhân cách hóa là tốt rồi, còn hiểu thêm được bao nhiêu thì hiểu. Điều đó thật sự không quan trọng. Nhưng hình tượng cái cây này sẽ đi vào trí nhớ "nguyên khởi" của chúng, để rồi chúng sẽ nhớ lại, có thể đến tận khi về già, sau khi đã bay nhảy khắp phương trời. Chúng sẽ nhận ra rằng có một ý nghĩa lớn trong cuộc đời mà chúng đã được "bật mí" từ hồi ấu học, ấy là mỗi người hãy khiêm nhường làm tốt nhất phận sự của mình tại nơi mình sống, như cái cây đã suốt đời "che tròn một bóng râm".

Trong trí nhớ của mỗi người lớn chúng ta, luôn có những câu, những chữ, những hình ảnh, những bài đọc đã thuộc từ hồi vỡ lòng. Những câu thơ thời ấu học vẫn vang lên trong tâm trí ta, mang một vẻ đẹp đầy mến thương – vẻ đẹp của chính nó với tư cách là những câu thơ hay – trộn lẫn với vẻ đẹp của ký ức tuổi thơ mỗi người. Đứa trẻ không chỉ cần phải học những ký tự để ghép thành vần (giỏi hay dốt thì cuối cùng chúng cũng đọc thông, viết thạo cả thôi), mà chúng cần được học để dần hiểu hiểu ra vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của Tiếng Việt. Hãy tin chúng.

(Theo Thể thao Văn hóa Cuối tuần)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145705/-ba-cu-thoi-xoi--ong-toi-nau-che-.html

Giáo viên dâm ô 7 học trò nữ ngay trong lớp học

Posted: 21 Oct 2013 06:11 AM PDT

(ĐVO) – Tên Tao đã nhiều lần dâm ô các học sinh nữ của mình ngay trong lớp học

Nguồn: http://www.baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/giao-vien-dam-o-7-hoc-tro-nu-ngay-trong-lop-hoc-2357795/

Vĩnh biệt ‘người thầy của những người thầy’

Posted: 21 Oct 2013 05:11 AM PDT

GS.NGND Phan Trọng Luận, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên trường ĐH Sư phạm
Hà Nội, đã qua đời vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 19/10, hưởng thọ 87 tuổi.

Ông là một nhà sư phạm, một học giả chân chính. Bằng tâm huyết và những cống hiến
khoa học của mình, ông góp phần to lớn cho giáo dục nước nhà, đồng thời góp một tiếng
nói chung vào đời sống văn hoá xã hội trong hơn nửa thế kỉ qua.

Gio s, Phan Trng Lun, Nh gio nhn dn
GS.NGND Phan Trọng Luận

Người thầy tận tụy, tâm huyết

GS.NGND Phan Trọng Luận là người đã có công đưa khoa học dạy văn trong nhà trường
Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Tận tụy, tâm huyết, GS đã xây dựng nên một
hệ thống lí thuyết cơ bản về khoa học dạy văn trong nhà trường Việt Nam, đề xuất được
một hệ thống luận điểm khoa học mới mẻ và một phương pháp luận tiếp cận đúng đắn vấn
đề văn học nhà trường.

Nhiều công trình của thầy đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trên bước đường
trưởng thành và phát triển của khoa học dạy văn ở nước ta. Chuyên luận Rèn luyện tư
duy qua giảng dạy văn học (1969) đã đặt ra "vấn đề thời sự cấp bách": dạy văn phải
chú ý đến vai trò người học, chú ý bồi dưỡng và phát triển tư duy hình tượng, tư duy
sáng tạo cho học sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học dạy văn Việt Nam, vai trò
chủ thể học sinh được đặt ra như một vấn đề khoa học bức xúc, gợi mở một hướng tiếp
cận căn bản vấn đề dạy – học văn.

Năm 1977, cuốn Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường của Giáo sư có thể nói
là một bộ giáo trình giảng văn tương đối dày dặn. Ở đây, nhiều vấn đề cơ bản, mới mẻ
của khoa học dạy văn lần đầu tiên được đề cập đến như vấn đề cơ chế dạy – học văn,
"những con đường đưa tác phẩm văn học đến với học sinh".

Với chuyên luận Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học (1983), Giáo sư không chỉ đem
đến những thông tin mới về lí thuyết tiếp nhận văn học, góp phần hiện đại hóa lí
thuyết dạy học văn mà người đọc còn có thể tìm thấy ở đây một phương pháp tư duy, một
phương pháp tiếp cận chân lí khoa học.

Năm 1988, giáo sư Phan Trọng Luận đã chủ biên bộ giáo trình Phương pháp dạy học
văn (1988). Bộ giáo trình này vừa là hệ thống lí thuyết chuyên sâu về khoa học dạy
văn vừa có tính ứng dụng nghề nghiệp cao. Giáo trình đã được tái bản hơn 10 lần, được
Giáo sư bổ sung, hiệu chỉnh thành giáo trình chuẩn dùng chung cho các trường Đại học
và Cao đẳng sư phạm trong cả nước.

Năm 2000, GS Phan Trọng Luận được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ
đợt 1.

Năm 2002, GS cho ra mắt chuyên luận Văn học, giáo dục thế kỉ XXI đề cập đến nhiều
vấn đề có tính định hướng, chiến lược về giáo dục và giáo dục văn học trong nhà
trường, tránh những đề xuất, cải tiến chắp vá, manh mún.

Công trình đã đi sâu vào mục tiêu cuối cùng của giáo dục là giải phóng tiềm năng
sáng tạo của xã hội và học sinh sinh viên.

Năm 2007, chuyên luận Văn học nhà trường – Nhận diện – Tiếp cận – Đổi mới đã đặt
ra vấn đề cần phải nhận diện đúng bản chất, đặc thù của văn học nhà trường, cần phải
có phương pháp tiếp cận hệ thống đối với một vấn đề phức tạp và nhạy cảm là dạy học
Văn trong nhà trường.

Giáo sư vừa mới hoàn thành bản thảo của cuốn chuyên luận dày 200 trang bổ sung cho
những hạn chế trong những cuốn sách ông đã viết trong nửa thế kỷ qua về khoa học dạy
văn, với hi vọng khắc phục được những hạn chế ông nhìn thấy, đáp ứng được những đòi
hỏi mới của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay.

Thầy Luận trong tâm trí học trò

Không chỉ là nhà khoa học có bề dày thành tựu và cống hiến, GS Phan Trọng Luận còn
là một tấm gương tự học và một nhà sư phạm mẫu mực, người thầy đáng kính trọng của
nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội và của cả những "học trò" chưa từng được
gặp mặt "Thầy".

Tiến sĩ Hoàng Thị Mai (ĐH Hồng Đức), đã bày tỏ "Niềm vinh dự và hạnh phúc được làm
học trò GS-NGND Phan Trọng Luận". Trong một bài viết rất công phu, bên cạnh những
phân tích kỹ càng về phương pháp giảng dạy của GS Phan Trọng Luận, thì TS Hoàng Thị
Mai khẳng định "Sáu năm cắp sách theo Thầy (từ thạc sĩ đến tiến sĩ), tri thức, tài
năng sư phạm và nhân cách của một bậc thầy, một nhà văn hóa ở Thầy đã ảnh hưởng quan
trọng đến cuộc đời tôi".

"Ai học với thầy cũng nhận thấy, thầy yêu cầu rất cao đối với học trò, sẵn sàng
mắng mỏ đến nơi đến chốn mỗi khi học trò viết bài, làm bài không đạt.

Nhưng rồi cũng tỉ mỉ như không thể hơn được nữa, thầy chữa từng câu, từng dấu
chấm, dấu phẩy. Chúng tôi đã lớn lên cùng những dấu chấm, dấu phẩy ẩn chứa biết bao
niềm kì vọng thiết tha của Thầy như thế.

Nhớ về Thầy cũng là nhớ về một con người rất giàu tình cảm. Có người cho rằng, nói
đến một bậc thầy đại học mà chỉ quẩn quanh việc thầy yêu thương, quan tâm đến việc
ăn, việc ở của học trò như thế nào thì hơi "thỏn mỏn" quá.

Tôi nghĩ, không hoàn toàn như vậy. Cách sống, cách ứng xử, tình cảm và sự quan tâm
của Thầy đối với học trò luôn nhắc nhở tôi phải sống cho chân thật, thẳng thắn, có
ích. Mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, thầy quở mắng hết sức nghiêm khắc. Nhưng rồi cũng con
người nghiêm khắc ấy đã lại rất chăm chú, khóe mắt rưng rưng khi nghe tôi kể về một
chị bạn học trò nghèo mất trộm xe đạp, một cậu bạn mồ côi lận đận vừa kiếm sống vừa
học thạc sĩ mà rằng: "Bảo nó đến đây thầy cho tiền mà trả nợ"; hoặc "Để thầy bảo cho
việc mà làm thêm"…

Những lứa học trò hơn 20, 30 như tôi, thầy coi như con gái, khuyên nhủ từ những
điều nhỏ nhặt, rằng: "Làm mẹ mà không thương con, chăm con thì hỏng; phải biết thu
xếp công việc gia đình để nghiên cứu khoa học; phải biết kiếm sống bằng chính khoa
học…”

Bài viết "Một người thầy không biết mặt" của tác giả Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu)
(đăng trên báo Người lao động online) cách đây còn chưa lâu, là câu chuyện của một
người thanh niên ngày đi làm thuê kiếm sống, đêm về tự học, chỉ qua đọc được trong
sách 12 bài viết về sự tự học của GS Phan Trọng Luận và vui mừng nhận ra chìa khóa mở
con đường tự học tốt nhất cho cá nhân mình mà "tự coi mình là học trò của ông"…

"Số là sách làm văn 12 có mấy bài cho dù ghi rõ là tham khảo, song tôi thấm thía
lắm. Bài viết về tinh thần khoa học, về văn hóa… và đặc biệt bài viết về sự tự học
được giáo sư Phan Trọng Luận chấp bút. Tự học theo Giáo sư là tất yếu đối với mỗi cá
nhân và xã hội trong thời đại mà kho tri thức dường như vô tận, khi quỹ thời gian của
mỗi con người là hữu hạn. Giáo sư nêu bật sự coi trọng con đường tự học ngay cả ở
những xã hội phát triển cao, như nước Mỹ, và sự lên ngôi của các hình thức giáo dục
đào tạo không chính quy. Bàn sâu, nói kỹ, khơi trúng vấn đề, cứ như giáo sư nói với
riêng tôi, phân tích cho tôi nghe và chỉ cho tôi con đường đi hợp với hoàn cảnh của
mình.

Tôi thực sự bị chinh phục.

Tốt nghiệp THPT, tôi tiếp tục giải quyết hàng loạt lỗ hổng về tin học, lô gich,
tâm lý, mỹ học, triết học, lý luận văn học và ngôn ngữ… bằng cách tự học "khổ sai'
như đã nói, có khi muốn phát khùng. Chẳng thành thám hoa bảng nhãn, nhưng coi như đã
có chút chữ nghĩa cần thiết để tiếp tục dấn bước trên đời. Nhìn lại, trong nhiều
nguyên nhân, thì đóng góp của bài viết có tính khơi gợi của giáo sư Phan là then
chốt".

  • Chi Mai (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145691/vinh-biet--nguoi-thay-cua-nhung-nguoi-thay-.html

TQ đóng cửa trường học vì khói ô nhiễm

Posted: 21 Oct 2013 05:11 AM PDT

Khói và ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc

Ô nhiễm khói cao gấp nhiều lần mức độ giới hạn của WHO

Khói tràn ngập thành phố Cáp Nhĩ Tân, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, ở miền bắc Trung Quốc, buộc chính quyền phải đóng cửa trường học và xa lộ trong khi nhiều chuyến bay bị gián đoạn vào hôm thứ Hai.

Mật độ hạt trong không khí cao gấp nhiều lần so với giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tin cho hay tầm nhìn bị giảm xuống dưới 50m ở nhiều khu vực của thành phố.

Truyền thông địa phương đã liên kết ô nhiễm với việc thành phố chuyển đổi hệ thống sưởi công cộng cho mùa đông.

Mức độ PM2.5, đo đạc các chất ô nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống, đo được đã cao hơn 500 microgram/m khối vào sáng thứ Hai, theo Tân Hoa xã.

Tất cả các xa lộ ở tỉnh Hắc Long Giang và sân bay quốc tế Thái Bình ở Cáp Nhĩ Tân đã buộc phải đóng cửa.

Báo động đỏ về mật độ khói dầy đã được ban hành ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, hãng thông tấn nhà nước nói thêm.

Bắc Kinh, bạn không còn đơn độc nữa. Bây giờ bạn đã có thêm chúng tôi

Một blogger viết từ Cáp Nhĩ Tân

Đầu năm nay, ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng tăng vọt, vượt qua mức độ nguy hiểm.

Ô nhiễm khói bụi đã tạo ra các cuộc bàn luận đông đảo trên Sina Weibo, một trong những mạng xã hội và blog giống như Twitter của Trung Quốc.

“Tất cả chúng tôi đều bị muộn học hôm nay vì không tìm được trường học ở đâu,” một người viết blog với tên MaltzZz từ tỉnh Cát Lâm viết.

Backpaker Xiao, một người sử dụng mạng Sina Weibo khác ở Cáp Nhĩ Tân mô tả thành phố hôm nay là "một thành phố chết."

“Bắc Kinh, bạn không còn đơn độc nữa. Bây giờ bạn đã có thêm chúng tôi,” blogger này viết và so sánh với nạn ô nhiễm không khí thường xuyên của Bắc Kinh.

Trong khi đó, cư dân mạng Pen Ink Silent, một sinh viên tại Trường Xuân, Cát Lâm, viết:

“Mẹ tôi gọi điện… và hỏi tôi không khí ở Trường Xuân ra sao và liệu tôi có bị ho hay không.

"Tôi ổn thôi và sẽ có thể sống tới khi chứng kiến lễ tốt nghiệp của mình,” blogger này nói một cách trào phúng.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/10/131021_northern_china_pollution.shtml

Đại tướng trong sách giáo khoa: Sử quên, Văn nhớ

Posted: 21 Oct 2013 04:11 AM PDT

– Một số nhà giáo-người viết sử cho rằng SGK không quên Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được nhắc đến khá ngắn gọn gắn với các sự kiện lịch sử mà không có bài học riêng. Riêng sách Ngữ văn 12 đã có 6 trang giới thiệu tiểu sử và trích hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng.

i tng, V Nguyn Gip, sch gio khoa, lch s

Dù không xuất hiện trong SGK Lịch sử nhưng riêng chương trình Ngữ văn
THPT của Bộ GD-ĐT đã dành 6 trang (từ trang 204-210, SGK Ngữ Văn 12 tập
1) trích Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng (thể loại Hồi kí).

"Bỏ quên?"

Ở bộ môn quan trọng là Lịch sử dạy ở phổ thông không có dòng nào viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp. Tìm trong những bài đọc thêm cũng không thấy nhắc đến tên tuổi Đại tướng.

GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội một người có nhiều năm giảng dạy và viết lịch sử cho rằng: "SGK Lịch sử VN chủ yếu nói tới thống soái, tổng chỉ huy, Bộ chính trị,…ít nói tới các cá nhân. Về vấn đề báo chí nêu, quan điểm của tôi như vậy không phải ta không tôn trọng Đại tướng. Nhưng nhắc đến chiến thắng là nhắc đến công lao của Đảng, Chính phủ, toàn quân và toàn dân.

Và dù không nói nhưng những chiến dịch như Điện Biên Phủ hay Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mọi người vẫn đều hiểu ngầm và nghĩ tới công lao của Đại tướng, của Bác Hồ. Chiến dịch bản thân nó đã gắn với một con người nhất định.

Ở Hà Nội tôi biết học sinh khi học đến đại thắng mùa xuân năm 1975, giáo viên có cho các em tới thăm Tổng hành dinh trong thành nội. Nhắc đến đây tự các em học sinh cũng có thể hiểu người chủ trì và có công lao to lớn là Đại tướng. Như vậy, cách truyền đạt của giáo viên và phương pháp dạy học gắn với thực tiễn cũng rất quan trọng".

Đồng quan điểm, GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Đỗ Thanh Bình cho rằng: "Trước nay SGK lịch sử không có những bài viết hẳn về lãnh tụ. Hình ảnh Bác Hồ được gắn vào việc thành lập Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ".

Sẽ "quan tâm đúng mực"

i tng, V Nguyn Gip, sch gio khoa, lch s

Tối
6/10, cả ngàn người vẫn tập trung trước số nhà 30 Hoàng Diệu mong được
tiếp tục vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dù gia đình đã thông báo
giờ nghỉ. (Ảnh: VietNamNet)

Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng: "Nếu có thể, chương trình và SGK phổ thông sau 2015 nên đưa thông tin về Đại tướng hoặc có bài đọc thêm. Không chỉ vấn đề của Đại tướng, trong SGK mới có nhiều nội dung tôi rất muốn đưa vào như chủ quyền biển đảo, chiến tranh biên giới 1979 hiện còn đề cập một cách mờ nhạt bởi cả chủ quan người viết và khách quan của thời đại.

GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ: "Khi còn sống, Đại tướng  ít khi nói về mình. Nhưng khi đã mất, thấy cần phải tôn vinh thì một bài đọc thêm cũng nên cho vào để giáo dục tình yêu đất nước cho học sinh".

Về việc đưa hình ảnh Đại tướng vào SGK, PGS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Bộ GD-ĐT cho biết: "Chúng tôi sẽ quan tâm đến những vấn đề này một cách đúng mực, phù hợp với định hướng đổi mới và đặt trong tổng thể của toàn bộ chương trình.

Một thành viên khác của Thường trực ban soạn thảo Đề án trên, GS.TS Đinh Quang Báo cho rằng: "Cá nhân tôi thấy giáo dục truyền thống, nhân cách lớn cho học sinh là rất cần. Đưa hình ảnh Đại tướng vào SGK cũng là một trong những cách làm có hiệu quả để giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước của thế hệ trẻ. Tuy nhiên đề án đang làm, chưa chi tiết các môn học, bài học".

Là thành viên của ban soạn thảo chương trình SGK Lịch sử, Địa lý GS Nguyễn Ngọc Cơ cho biết: "Hướng chương trình, SGK mới sẽ dạy theo chủ đề, ví dụ: chủ đề kiến thức biển đảo, chủ quyền biên giới, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ..những kiến thức liên môn sẽ được áp dụng. Trong từng chủ đề những tấm gương hi sinh cho độc lập tự do, những tên tuổi như Đại tướng gắn liền với những chiến thắng đó sẽ xuất hiện trong việc dạy và học ở nhà trường phổ thông".

6 trang SGK về Đại tướng

i tng, V Nguyn Gip, sch gio khoa, lch s

Người dân xếp hàng xuyên đêm chờ viếng Đại tướng (Ảnh: VietNamNet).

Dù không xuất hiện trong SGK Lịch sử nhưng riêng chương trình Ngữ văn THPT của Bộ GD-ĐT đã dành 6 trang (từ trang 204-210, SGK Ngữ Văn 12 tập 1) trích Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng (thể loại Hồi kí).

6 trang đã dành giới thiệu vắn tắt xuất thân và những công lao của Đại tướng cho đất nước. Những năm tháng không thể nàoquên là tập hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đa có lúc như ngàn cân treo sợi tóc.

Cuốn sách ra đời nhân dịp kỉ niệm 119 năm ngày sinh của Người để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam.

Thông qua cuốn sách, tầm tư tưởng và tầm văn hóa lớn của Đại tướng cũng đã phần nào được thể hiện một cách sinh động, chân thật.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145760/dai-tuong-trong-sach-giao-khoa--su-quen--van-nho.html

Hàng chục nghìn học sinh vùng lũ vẫn chưa thể đến trường

Posted: 21 Oct 2013 04:11 AM PDT



"2 trong 1", chiếc phao cho xã hội hóa giáo dục hay cho Bộ, ngành?

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hang-chuc-nghin-hoc-sinh-vung-lu-van-chua-the-den-truong/321823.gd

Dạy thêm học thêm với người trong cuộc

Posted: 21 Oct 2013 04:11 AM PDT


Ảnh minh họa
Nhu cầu từ phụ huynh

Chị Lê Thị Hằng, có con là học sinh lớp 3/4 Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TPHCM), cho biết do công việc nên chị thường xuyên phải làm việc theo ca, không có thời gian để hướng dẫn con học vào buổi tối hay buổi chiều. Vì vậy, chị đã nhờ một cô giáo dạy tiểu học khác tới kèm cho cháu 2 buổi/tuần.
 
Điều này khiến chị yên tâm hơn vì con mình sẽ được cô hướng dẫn thêm những gì còn chưa rõ.

Mục tiêu cao hơn, chị Đặng Thị Thoa, có con gái học Trường THCS chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) cho con đi học thêm để nhằm mục tiêu cho cháu thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM). Chị Thoa cho biết dù con gái đang học trường chuyên cấp THCS nhưng để thi đậu vào trường chuyên cấp THPT nói trên thì chỉ học ở trường thôi không đủ. Vì vậy, chị đã phải cho cháu vào học thêm 2 buổi/tuần tại Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa 218 Lý Tự Trọng. Theo chị Thoa, đây là một trung tâm dạy thêm học thêm lâu đời của TPHCM có chất lượng tốt.

Ngược lại với chị Thoa, anh Lê Công Hưng có con trai học tại Trường THCS Trường Chinh (quận Tân Bình), lại tìm đến trung tâm dạy kèm tư gia để bổ khuyết những lỗ hổng trong kiến thức của cậu con trai, do gia đình anh không ai có đủ trình độ để dạy học cho cháu. Ở lớp dù không hiểu bài nhưng con anh Hưng lại ngại không hỏi thầy, hỏi bạn nên chỉ sau nửa năm đã bị "đuối" sức. Thế nhưng, chỉ sau khoảng 3 tháng kèm cặp của thầy giáo dạy thêm, tình hình học tập của cháu đã cải thiện rõ rệt.

Thầy giáo Đỗ Minh Triết, nguyên giáo viên dạy Anh văn của Trường Phổ thông Năng Khiếu (TPHCM), cho biết, mặc dù không hề định mở lớp nhưng thầy vẫn cứ phải nhận học sinh theo nguyện vọng "tha thiết" của phụ huynh và học sinh vì kết quả học tập của các em được cải thiện rõ rệt.

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, cho biết bà cũng tham gia dạy thêm, luyện thi đại học và cảm thấy việc truyền đam mê học môn Hóa cho các thế hệ học trò giỏi nhằm giúp các em học tốt hơn, có cơ hội bước vào các trường đại học y, dược là niềm vui thực sự. Ngoài niềm vui đó thì nguồn thu nhập chính đáng từ dạy thêm cũng giúp bà và nhiều giáo viên khác yên tâm trụ lại với nghề, có điều kiện đảm bảo cuộc sống khá hơn.

Tuy nhiên, có một số các phụ huynh có con học cấp 1 thì cho biết con em mình đi học thêm chỉ vì nể cô giáo chủ nhiệm và để được điểm cao hơn, được cô chú ý hơn trong lớp chính khóa. Bên cạnh đó, một số trung tâm dạy kèm, dạy thêm tư nhân tuyển chọn những thầy cô dạy kèm chưa đủ năng lực và kỹ năng sư phạm nên dẫn tới chất lượng của những lớp học không có chất lượng và làm tiêu phí thời gian, tiền bạc của các học sinh, phụ huynh.

Phải là nhu cầu từ hai phía

Hiện trên địa bàn TPHCM phát triển rất nhiều điểm dạy thêm tự phát hoặc có giấy phép.

Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa 218 Lý Tự Trọng được sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cấp phép hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém và nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi đã phát triển được gần 20 năm. Hiện nay, với gần 10.000 học sinh từ lớp 5-12 do 380 thầy cô giáo giảng dạy.

Bà Đàm Lê Đức, Phó Hiệu trưởng của Trung tâm, cho biết việc phân loại năng lực học sinh rất quan trọng với việc bồi dưỡng đúng sức học cho các em trong quá trình học tập.

Còn tại Trường PTCS Sông Đà, quận Phú Nhuận (TPHCM), không chỉ tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh trong trường, mà rất nhiều các học sinh từ các trường khác cũng đến tham gia học bồi dưỡng. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mời các thầy cô giáo từ các trường khác đến dạy thêm. Nhiều em học sinh yếu và trung bình khi ở lớp không tiếp thu kịp kiến thức đã có điều kiện bổ sung khi học tại Trung tâm. Trong khi đó, những em khá giỏi, Trung tâm sẽ theo dõi và bồi dưỡng để tham dự các kỳ thi của quận và Thành phố.

Bà Hồ Thị Tuyết Tơ, Hiệu trưởng Trường PTTH Lê Quý Đôn (TPHCM) cho biết mặc dù nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng Trung tâm bồi dưỡng kiến thức của Trường Đại học Sư phạm TPHCM mượn địa điểm để tổ chức dạy thêm vào buổi tối. Vì thế, rất nhiều học sinh của trường đã đăng ký theo học ở Trung tâm này.

Như vậy, nhu cầu học thêm là nguyện vọng chính đáng mà dù nhà trường hay các thầy cô giáo trong trường không tổ chức dạy thì các em và phụ huynh học sinh cũng sẽ tìm đến những địa chỉ khác để bồi dưỡng kiến thức.

Theo bà Đàm Lê Đức, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đức Trí (TPHCM), học thêm, dạy thêm phải là sự tự nguyện, là nhu cầu có thật từ hai phía. Việc dạy thêm, học thêm theo kiểu ép buộc hay dạy tràn lan không có chất lượng không chỉ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe của các em học sinh đang tuổi ăn, ngủ và vui chơi mà còn làm mất đi tính khách quan trong quá trình đánh giá năng lực học tập của các em tại lớp và tiêu tốn chi phí của cha mẹ học sinh.

Thanh Thủy

Kỳ sau: Giảm tải, đổi mới để giảm dạy thêm, học thêm


Chia sẻ tin này qua Google Plus


Chia sẻ tin này qua Facebook

Chia sẻ tin này qua Twitter

Chia sẻ tin này qua email

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodientu.chinhphu.vn/Day-them-hoc-them-voi-nguoi-trong-cuoc/12225113.epi

Dân mạng “đau đầu” với đề Toán lớp 3

Posted: 21 Oct 2013 04:11 AM PDT

  • Xúc động lời chúc 20/10 của NS Xuân Hinh gửi con gái

  • Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/kienthuc.net.vn/Dan-mang-dau-dau-voi-de-Toan-lop-3/12222220.epi

    Dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức

    Posted: 21 Oct 2013 01:11 AM PDT

    Sau 6 tháng học tập, các học viên được học 4 lớp bồi dưỡng đàm thoại tiếng Khmer do Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi trực thuộc Hội Khuyến học tỉnh tổ chức, đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.    

    Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/laodong.com.vn/Day-tieng-Khmer-cho-can-bo-cong-chuc/12222324.epi

    Comments