Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


“Vấn đề nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam”

Posted: 20 Oct 2013 07:08 AM PDT

Đăng Bởi

– 17:50 20-10-2013

Là một trong năm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐH Văn Hiến được chọn làm đề tài báo cáo tại Hội thảo khoa học sinh viên Văn Hiến lần VI tổ chức ngày 19.10 tại Hội trường 1004A Âu Cơ, Q.Tân Phú.

Năm nay, hội thảo khoa học sinh viên đã thu hút đông đảo sinh viên quan tâm, trong đó có 5 đề tài được lựa chọn đề báo cáo bao gồm: Ý tưởng về loại hình du lịch trả góp; Sống từng ngày, tác phẩm đặc ân; Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của việc cha mẹ không hiểu tâm lý của con ở độ tuổi vị thành niên; Các yếu tố tác động tới việc hành nghề mại dâm của một số nữ giới tại quận 12- TP.HCM và Vấn đề nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Việt Nam.

Đông đảo sinh viên tham dự Hội thảo khoa học sinh viên Văn Hiến lần VI

Đông đảo sinh viên tham dự Hội thảo khoa học sinh viên Văn Hiến lần VI

Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên là hoạt động thường niên của Trường ĐH Văn Hiến nhằm nâng cao chất lượng học tập, tự học và tìm hiểu nghiên cứu cũng như giúp sinh viên có thêm hiểu biết về hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tin, ảnh: Nguyễn Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/motthegioi.vn/Van-de-nhap-khau-hang-Trung-Quoc-vao-Viet-Nam/12217109.epi

700 học sinh, sinh viên trải nghiệm môi trường văn hoá toàn cầu

Posted: 20 Oct 2013 06:08 AM PDT

Ngày hội Lãnh đạo trẻ toàn cầu là sự kiện thường niên lớn nhất của AIESEC FTU HN – tổ chức lãnh đạo trẻ toàn cầu thành lập năm 2009 bao gồm sinh viên đến từ các trường ĐH Ngoại thương, ĐH FPT, Học viện Ngoại giao, Học viện Tài chính, Học viện Báo chí tuyên truyền, ĐH Luật Hà Nội (đại diện cho AIESEC Việt Nam).

Chủ đề của sự kiện năm nay là: "Lãnh đạo thông qua trải nghiệm toàn cầu". Ngày hội này được tổ chức với mục đích phát triển khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược của thế hệ trẻ; xây dựng, gắn kết những ý tưởng và sáng kiến của thế hệ trẻ trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu; trao đổi và trải nghiệm văn hoá từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Qua đó, Ngày hội Lãnh đạo trẻ đã thu hút hơn 700 học sinh, sinh viên Hà Nội tham dự, bên cạnh đó là sự góp mặt nhiệt tình của các tình nguyện viên, bạn bè quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào….

Toạ đàm Lãnh đạo trong thời kì khủng hoảng
Toạ đàm “Lãnh đạo trong thời kì khủng hoảng”

Buổi nói chuyện cởi mở, nhiều thông tin bổ ích thu hút sự quan tâm của bạn trẻ
Buổi nói chuyện cởi mở, nhiều thông tin bổ ích thu hút sự quan tâm của bạn trẻ

Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra sôi nổi
Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra sôi nổi

Phần hội trại văn hoa toàn cầu với nhiều gian hàng đa quốc gia
Phần hội trại văn hoa toàn cầu với nhiều gian hàng đa quốc gia

TNV Việt Nam giới thiệu văn hoá cho du khách tham quan
TNV Việt Nam giới thiệu văn hoá cho du khách tham quan

Gian hàng đến từ Nhật Bản
Gian hàng đến từ Nhật Bản

Những bức tranh, ảnh trưng bày tại gian hàng được quan tâm
Những bức tranh, ảnh trưng bày tại gian hàng được quan tâm

Gian trưng bày của các bạn Thái Lan
Gian trưng bày của các bạn Thái Lan

Nụ cười rạng ngời của TNV Hàn Quốc
Nụ cười rạng ngời của TNV Hàn Quốc

Bạn trẻ hào hứng khám phá văn hoá toàn cầu
Bạn trẻ hào hứng khám phá văn hoá toàn cầu

Điệu nhảy nước Đức
Điệu nhảy nước Đức

Các gian hàng nhộn nhịp khách tham quan là HS, SV Việt Nam và các nước bạn.
Các gian hàng nhộn nhịp khách tham quan là HS, SV Việt Nam và các nước bạn.

Mai Châm

Xem thêm :trung quốc, việt nam, hàn quốc, nhật bản, tài chính, thái lan, lãnh đạo, indonesia, đức, Lãnh đạo trẻ toàn cầu, trải nghiệm toàn cầu, trải nghiệm văn hoá,

Nguồn: http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/700-hoc-sinh-sinh-vien-trai-nghiem-moi-truong-van-hoa-toan-cau-791910.htm

Phụ nữ vẹn toàn gia đình không cô đơn trên bước đường sự nghiệp

Posted: 20 Oct 2013 05:08 AM PDT

(GDTĐ) – Hiện nay, nữ nhà giáo chiếm đa số nhà giáo toàn ngành Giáo dục, đặc biệt, ở cấp học mầm non và tiểu học, phần lớn giáo viên là nữ. Lực lượng nữ nhà giáo đóng góp rất lớn vào việc thực hiện thành công những nhiệm vụ chính trị của ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ làm cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của chị em.

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, báo GDTĐ đã có cuộc trò chuyện cùng Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, được nghe bà chia sẻ về cơ chế chính sách đối với nữ nhà giáo, về khả năng vượt qua khó khăn và thách thức của họ hiện nay. 

Cô giáo như mẹ hiền

Thưa Thứ trưởng, để có được thành công hôm nay của ngành Giáo dục, không thể không kể đến vai trò của đội ngũ nữ nhà giáo. Theo bà, phụ nữ tham gia công tác giáo dục có những ưu thế và khó khăn gì?


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa
 

Về nguyên nhân chủ quan, một số chị em còn tự ti, an phận, bằng lòng, không muốn phấn đấu vươn lên. Mặt khác, với thiên chức làm vợ, làm mẹ, một số chị em chưa được sự chia sẻ, cảm thông, động viên, sự ủng hộ của gia đình khi tham gia quản lý, chưa vượt qua những khó khăn đó để tham gia công tác quản lý… 

Bởi vậy, để nâng cao hơn nữa tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, cần phải tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, về công tác cán bộ nữ; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành, các địa phương, cơ quan đơn vị, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phụ nữ, xem đó là một nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Chú trọng hơn nữa việc quy hoạch cán bộ nữ, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng.


Nhà giáo nữ luôn tận tâm, tận lực gieo chữ trên mọi miền Tổ quốc
 

Khi người nam làm lãnh đạo thì nhiều người cho là đương nhiên và tuân thủ, nhưng nữ làm lãnh đạo thì nhân viên nói chung lại đòi hỏi "sếp nữ" phải hơn họ mấy cái đầu họ mới phục. Chính bởi vậy, nhiều người chọn cách là cố gắng và quyết liệt hơn, nhưng có người lại chọn cách "lạt mềm buộc chặt". Từ chính những gì đã trải nghiệm, Thứ trưởng nói gì về điều này?

v
Cô và trò Trường THPT DTNT Hà Giang hăng say trong giờ thực hành

Hãy san sẻ gánh nặng với gia đình

Phụ nữ làm lãnh đạo phải không ngừng học hỏi, trau dồi… cũng có nghĩa sẽ mất rất nhiều thời gian và tâm sức. Trong khi đó, phụ nữ lại "gánh nặng hai vai", vậy để làm tròn cả hai vai như vậy liệu nữ cán bộ quản lý có phải hy sinh điều gì không, thưa Thứ trưởng?

Là Thứ trưởng, đồng thời là Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Thứ trưởng có mong muốn, gửi gắm, chia sẻ gì đến các đồng nghiệp nữ của mình?

Xin cảm ơn Thứ trưởng về cuộc trò chuyện!

Gia Hân – Hiếu Nguyễn thực hiệnTIN LIÊN QUAN

  • Học sư phạm vì ký ức đẹp của mẹ
  • Tỷ lệ nữ tham gia quản lý chưa tương xứng với tiềm năng
  • Càng giỏi, càng ngoan khi mẹ là cô giáo
  • Hậu phương lớn của nữ cán bộ giáo dục thành công
  • Cô giáo 2 giỏi
  • Hoa nghề giáo: Những dấu lặng vô giá

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/tro-chuyen-cung-thu-truong-bo-gdampdt-truong-ban-vi-su-tien-bo-cua-phu-nu-nganh-giao-duc-nguyen-thi-nghia-phu-nu-ven-toan-gia-dinh-khong-co-don-tren-buoc-duong-su-nghiep-1974224/

Kỳ 1: Sau 6 năm, đào tạo trẻ vẫn là con số không

Posted: 20 Oct 2013 05:08 AM PDT

Trung tâm hoành tráng bậc nhất

Chỉ có 2 đội tuyển được đào tạo tại trung tâm
Chỉ có 2 đội tuyển được đào tạo tại trung tâm

Với diện tích xấp xỉ 7,2 héc ta, trung tâm bao gồm 4 sân bóng đá 11 người (3 sân cỏ tự nhiên và 1 sân cỏ nhân tạo). Sân cỏ nhân tạo duy nhất của Đông Nam Á trị giá 7 tỉ đồng do FIFA tài trợ. Ngoài ra, trung tâm còn có khu nhà đa năng, phòng tập thể lực, 4 sân tennis, 2 khu nhà nghỉ VĐV, khu văn phòng làm việc, và khu bể bơi, massage hồi phục chức năng VĐV

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những cơ sở đào tạo bóng đá trẻ của Quốc gia và được vận hành một cách chuyên nghiệp với các nhiệm vụ chính: Là nơi tập huấn các đội tuyển trẻ quốc gia hàng năm trước các giải thi đấu quốc tế; Đào tạo vận động viên năng khiếu bóng đá quốc gia; Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, HLV làm công tác phát triển bóng đá trẻ của cả nước.

Với cơ sở vật chất hiện đại, được rót kinh phí rất lớn mỗi năm, cụ thể, với nguồn vốn 140 tỷ đồng và hệ thống cơ sở vật chất khá tốt, bước đầu tiên để tạo nên một trung tâm đào tạo có thể coi là khá vững chắc. Thậm chí trong những năm tới, trung tâm tiếp tục được đầu tư lớn để chuẩn bị lực lượng cho Asiad 18, sẽ tổ chức vào năm 2019 trên sân nhà Việt Nam.  Theo đề án đã được Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư phê duyệt, mỗi năm, khóa học của trung tâm sẽ được cấp 8 tỷ đồng. Còn khoảng 6 năm nữa Asiad 18 sẽ diễn ra, số tiền đầu tư cho trung tâm sẽ không hề nhỏ.

Hai đội tuyển quốc gia nam, nữ thường xuyên tập luyện tại đây
Hai đội tuyển quốc gia nam, nữ thường xuyên tập luyện tại đây

Khi mà lứa cầu thủ của bầu Đức đang bắt đầu hái trái ngọt, thì việc trung tâm được đầu tư ngân sách lớn nhưng vẫn đang loay hoay chưa thể tạo ra "sản phẩm" nào, thực sự là một lãng phí lớn.

Bế tắc đầu vào, đầu ra

Một trung tâm được kỳ vọng rất lớn, nhưng lại đang gặp rất nhiều bế tắc trong việc tuyển chọn VĐV. Còn nhớ, khi Học viện HA Gia Lai tuyển chọn khóa 1, hàng nghìn cầu thủ nhí từ khắp mọi miền đất nước đã tới để thử sức mình, với ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp trong tương lai. Còn trung tâm của VFF thì sao? Trung tâm đề nghị các CLB gửi các cầu thủ tốt nhất của mình ở lứa U16 để huấn luyện tập trung sau khi thành tài sẽ lại về phục vụ cho CLB. Cách làm này ngay lập tức khiến các địa phương, các CLB phản đối.

Cơ sở vật chất hoành tráng của trung tâm đào tạo trẻ
Cơ sở vật chất hoành tráng của trung tâm đào tạo trẻ

Quả thực, các em đã tập bóng đá lâu rồi nên sửa về chuyên môn sẽ khó. Nói cách khác, muốn có một lứa thế hệ được đào tạo bài bản như của bầu Đức, thì trung tâm của VFF nên bắt đầu từ những cầu thủ 10-11 tuổi, thay vì lựa chọn những cầu thủ xuất sắc nhất để đào tạo. Cách làm này tưởng như đào tạo kiểu gà nòi, nhưng thực tế lại không khoa học, mà thực tế đã cho thấy rõ kết quả.

Ở thời điểm hiện tại, Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam có 1 đội U16 nam và U19 nữ. Trước đó, VFF và Trung tâm đã thành lập ban tuyển chọn và đi tới các địa phương có cơ sở đào tạo bóng đá trẻ nổi tiếng trong cả nước, chọn lọc ra 30 cầu thủ tài năng nhất cho mỗi lớp.

Không có một chiến lược tuyển quân nghiêm túc và đúng hướng, trong khi khâu đào tạo mang nặng tính thành tích, bảo sao suốt 6 năm qua, trung tâm không hề tạo ra một dấu ấn nào, dù đã ngốn kinh phí không ít.

Kỳ 2: Người trong cuộc nói gì?

Lê Cường-Kim Anh

Xem thêm :hà nội, việt nam, quốc gia, gia lai, nghệ an, asiad, đức, phản đối, Trẻ, Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam, trung tâm đào tạo trẻ, đào tạo bóng đá trẻ đầu tiên,

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-thao/ky-1-sau-6-nam-dao-tao-tre-van-la-con-so-khong-791925.htm

Trường lớp ngập chìm trong bùn đất sau lũ

Posted: 20 Oct 2013 04:08 AM PDT

Trận lũ trong những ngày vừa qua tại Hà Tĩnh đã khiến hàng chục trường học tại huyện Vũ Quang và Hương Sơn. Trong nỗ lực gượng dậy sau cơn lũ, nhân dân và ngành giáo dục nơi đây đang dọn dẹp sớm đưa học sinh trở lại trường học.

Tại huyện Vũ Quang, lũ lụt đã làm 13 trường học bị thiệt hại nặng nề. Đồ dùng học tập, giảng dạy bị hư hỏng do ngâm nước. Hệ thống tường rào, nhà xe tại các trường tiểu học và THCS Hương Minh, Hương Thọ, Đức Hương bị đổ gãy.

Thiệt hại nặng nề nhất ở huyện Hương Sơn. Thống kê cho thấy, toàn huyện có 50 điểm trường bị ngập lũ, trong đó có đến 40 trường ngập sâu trên 1m, ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.

Lũ rút đã để lại lớp bùn đất dày đặc. Trong nổ lực gượng dậy sau cơn lũ, các nhà trường, với sự giúp sức của phụ huynh, bộ đội và chính quyền địa phương đã cố gắng khắc phục để sớm đưa các em đến trường trở lại.

Ông Đào Duy Sỹ – Trưởng Phòng Giáo dục Hương Sơn cho biết, ngay khi lũ vừa bắt đầu rút, ngành GD đã chỉ đạo khắc phục với phương châm nước rút đến đâu, dọn sạch đến đó. Phấn đấu đưa học sinh trở lại trường vào đầu tuần tới.

Hiện trên toàn huyện Hương Sơn đang có hơn 20.000 học sinh chưa được đến trường do những thiệt hại do cơn lũ lớn vửa qua.

Hình ảnh dọn dẹp trường học sau lũ:

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Giáo viên, phụ huynh cùng các chiến sỹ Trung đoàn 841 đang nỗ lực dọn dẹp lại Trường tiểu học Sơn Bằng.

 

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Đồ dùng học tập ngâm nước lũ đã bị hư hại nhiều.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Cô trò, phụ huynh đã lau dọn đồ dùng giảng dạy, học tập để việc học của các em được tiếp tục.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Trường mầm non Sơn Kim 2 ngập bùn đất dày đặc sau khi nước rút.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Nhà trường cùng phụ huynh dọn dẹp lại trường lớp.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Cạo đi lớp bùn đất dày đặc.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Rửa sạch đồ dùng giảng dạy, học tập

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Bùn đất ngập tràn trong hành lang lớp học.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

H Tnh, l, dn dp, trng hc

 
H Tnh, l, dn dp, trng hc
H Tnh, l, dn dp, trng hc

Giáo viên gắng sức dọn dẹp lại lớp để các em sớm trở lại học.

H Tnh, l, dn dp, trng hc

H Tnh, l, dn dp, trng hc

Trường mầm non Sơn Kim 2, nơi xẩy ra trận lũ quét kinh hoàng vào sớm ngày 16/10.

Duy Tuấn – Trần Văn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145597/truong-lop-ngap-chim-trong-bun-dat-sau-lu.html

Cô giáo của những thủ khoa

Posted: 20 Oct 2013 04:08 AM PDT

(GDTĐ) – Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua "bàn tay nhào nặn" của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống. 

Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ  khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học- Huế
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học- Huế

Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người "lái đò" tận tụy chuyên chở "những chuyến đò đầy sao" tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.

Niềm tin với nghề giáo

Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô. Không biết duyên phận "đưa đẩy" thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.

Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:

"Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à".

Sau khi nghe câu chuyện thật "chắc chắn như đinh đóng cột" mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng. 

Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ  tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người "đưa đò" mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.

Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu "chuyến đò" lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức "vượt vũ môn" nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em "qua được bến bờ vinh quang" rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.

Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu "sức ép" nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. "Cái chất của thiếu nữ Huế" luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.

Cô Hương tâm sự: "Ngày trước mọi người hay bảo nhau "Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm" riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó". 

Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng  dạy hợp đồng.

"Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình "ngây thơ" đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: "Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được”.

Thầy Trừng nói lại: “Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à". "Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay”. 

Cô Minh Hương và Trương Thái Chân thủ khoa trường ĐH Ngoại Ngữ Huế năm 2013
Cô Minh Hương và Trương Thái Chân – Thủ khoa trường ĐH Ngoại ngữ Huế năm 2013

Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình 

Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh không nhớ nỗi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều "học trò cưng" của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 – 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc… khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.

Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.

Cô Minh Hương ( người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò
Cô Minh Hương ( người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò

Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.

Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh "phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu". Người dạy giỏi  phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.

Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và  ít "màu mè". Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích. 

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/co-giao-cua-nhung-thu-khoa-1974239/

Trăm kiểu giáo viên mầm non làm khó phụ huynh

Posted: 20 Oct 2013 04:08 AM PDT

Nhiều phụ huynh phải dở khóc, dở cười với những ứng xử khác thường của các cô giáo.

Khi cung không đủ đáp ứng

Do cung cao, nhưng cầu không nhiều nên hiện nay có rất nhiều giáo viên mầm non không có chuyên môn về sư phạm, nhất là ở các nhà trẻ tư thục. Thế nên, nhiều cô đã gây ra cho các phụ huynh tình cảnh dở khóc, dở cười; tuy không đến mức phải chuyển trường cho con, song cũng vô cùng khó chịu.

Nhiều cô giáo hồn nhiên dùng tiếng địa phương để dạy trẻ (Ảnh minh họa).

Sau khi con trai được gần 2 tuổi, chị Hải Yến ở Quận 2 (TP.HCM) mới gửi con vào nhà trẻ. Để tiện cho bà nội đưa đón, chị đã chọn trường mầm non tư thục gần nhà thay vì đưa đến các trường công và trường quốc tế. Sau một tuần nhõng nhẽo khóc lóc, Tiger cũng đã phần nào hòa nhập với bạn bè.

Hôm đó, lúc cả nhà đang ăn cơm, đột nhiên Tiger ré lên: "Cho con ăn gau, ăn gau". Mới nghe, mọi người chẳng hiểu gì, mới hỏi lại: "Tiger muốn ăn gì?", cu cậu lại tiếp tục la lối và chỉ vào dĩa rau: "Gơ muốn ăn gau, ăn gau". Tới lúc đó, cả nhà mới té ngửa ra, ai cũng thấy cảm thấy vừa tức cười vừa hơi sợ.

Bà nội bình luận: "Ba hắn gốc Nghệ An, mẹ hắn gốc Hà Nội, đang sống ở Sài Gòn, giờ hắn lại nói giọng miền Tây". Thì ra, cô giáo của Tiger là người miền Tây, nên cu cậu mới học theo. Chưa hết, sáng thức dậy, thấy mẹ chuẩn bị đi làm, Tiger tiếp tục mếu máo: "Má đi mần hả? Cho Gơ đi với, Gơ không thích đi học".

"Chẳng lẽ vì chuyện này mà đổi trường. Ngoài chuyện cô giáo nói giọng miền Tây ra, thì trường này tương đối ổn. Thôi thì chú ý sửa từ từ mỗi khi con về nhà. Hy vọng khi lên lớp mới, học cô khác con sẽ không nói vậy nữa", chị Yến tâm sự.

Nỗi ấm ức khó nên lời

Cũng như chị Yến, chị Hiền ở Gò Vấp (TP.HCM)  cũng được một phen giật mình với cô giáo của bé Susu 2 tuổi. Vừa tan sở, chị Hiền ba chân bốn cẳng chạy đến trường mầm non vì đây là buổi học đầu tiên của bé Susu. Vừa thấy mẹ Su Su, cô giáo của bé hằm hằm chạy ra rồi dúi vào tay một túi to: "Chị mang chăn về mà giặt. Susu ăn xong ói ra cả chăn rồi".

Dù khá ngạc nhiên, song chị Hiền không nói gì, cầm chiếc chăn về nhà. Sau khi nghe vợ kể xong, chồng chị Hiền khá tức giận: "Ở đâu có cái kiểu bé ói ra chăn thì ba mẹ phải mang về nhà giặt. Chứ mỗi tháng đóng một đống tiền để làm gì. Mai anh sẽ tới nói với hiệu trưởng".

Vì sợ con bị cô giáo đối xử không tốt, chị Hiền cản lại, mang nổi ấm ức đi giặt chăn. Nhưng, khi đi giặt chăn chị lại không thấy áo của con mình đâu. Ngày hôm sau đến hỏi cô giáo thì chị nhận được câu trả lời: "Áo hả, trong kia kìa", rồi cô giáo chỉ tay vào nhà tắm. "Tôi không biết phải làm sao nữa. Đúng là con mình còn chưa ngoan, nhưng sao cô giáo lại đối xử lạnh lùng với học trò như vậy?" chị Hiền bức xúc.

Còn chị Loan, ở Tân Bình (TP.HCM)  lại có nỗi băn khoăn khác. Một hôm, như mọi lần, cu Tí 5 tuổi cứ bi bô liên hồi khi ngồi trên xe từ trường về nhà. Đột nhiên, cu Tí hỏi: "Mẹ, sao mẹ không đưa bì thư cho cô giáo con?" Vì không hiểu con muốn nói gì, chị Loan hỏi lại: "Bì thư gì hả Tí", cu Tí giải thích: "Bì thư như mẹ của bạn Kem đưa cho cô giáo ấy".

Sau một hồi hỏi han, cuối cùng chị Loan cũng biết vì sao đứa con trai mình lại có đề nghị kỳ cục thế. Số là, hôm qua, cu Tí thấy mẹ của bạn Kem đưa một bì thư cho cô giáo. Hôm nay, cu Tí với bạn Kem tranh giành đồ chơi của nhau, thì cô giáo đến bênh Kem rồi mắng cu Tí chứ không giống như mọi lần cô mắng cả hai bạn.

"Tại mẹ không chịu đưa bì thư cho cô giáo nên con mới bị la một mình đó", cu Tí kết luận. Nghe con kể xong, chị Loan cũng không biết nói sao, chỉ thấy buồn cho con khi mới tí tuổi đầu đã phải chứng kiến những điều không hay. "Văn hóa phong bì đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, ngay từ khi bé tí, trẻ đã thấy “ma lực” của phong bì, thì sau này lớn hẳn tụi nhỏ sẽ coi đó là điều tất nhiên", chị Loan bức xúc.

Khi cô giáo có “sáng kiến”

Chị Liên ở Quận 7 (TP.HCM) có con có vẻ thụ động, không hoạt bát, nên dù có bà nội chăm,chị vẫn nhất quyết cho cu Bin 3 tuổi đi học, với suy nghĩ: con sẽ vui vẻ, cởi mở hơn khi thường xuyên tiếp xúc và vui chơi với các bạn cùng tuổi.

Tuy nhiên, sau 2 tuần đi học, tình trạng của cu Bin không những không được cải thiện mà còn tệ hơn. Đi học về nhà là cu Bin cứ lân la tới cái ti vi và ngồi lì ở đấy. Thậm chí nếu ti vi không mở, cu cậu còn yêu cầu bà nội mở lên để xem. Khi mẹ nói là sẽ dẫn đi chơi, cu Bin cũng không hào hứng như mọi lần.

Tưởng đây chỉ là cơn nhõng nhẽo nhất thời của con, chị Liên cũng không quan tâm lắm. Nhưng, một tuần trôi qua, cơn nghiện ti vi của cu Bin ngày càng nặng. Cu Bin liên tục chỉ vào ti vi và nói Ngộ Không, Tom Jerry và đòi bà và mẹ làm theo yêu cầu của mình… Nếu mẹ hoặc bà không làm theo yêu cầu thì cu cậu sẽ khóc ré lên.

Nhận thấy mọi chuyện có vẻ không ổn, chị Liên liền xin nghỉ nửa ngày để đến lớp xem vì sao mọi chuyện lại trở nên xấu như thế. Lúc chị Liên đến lớp của con thì không thấy cô giáo đâu, mà chỉ thấy con mình và các bạn cùng lớp đang chăm chú dán mắt vào màn hình tivi.

Hóa ra vì mỗi lớp chỉ có 2 cô mà lại có tới mười mấy cháu, nên các cô đã nghĩ ra cách bật tivi để dỗ các cháu cho đỡ vất vả. Nhận thấy, cứ hễ coi phim là các cháu lại ngồi im, không chạy nhảy la hét nữa, nên các cô cứ thế mà “phát huy”.

Linh Chi (Theo VTCNews)

Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/dia-phuong/mien-nam/tram-kieu-giao-vien-mam-non-lam-kho-phu-huynh-a5846.html

Giải bông lúa vàng 2013: Các thí sinh ráo riết chuẩn bị cho vòng chung kết

Posted: 20 Oct 2013 04:08 AM PDT


Chung kết Siêu mẫu Việt Nam 2013
– (20/10/2013)


Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Chưa có nhiều phim hay
– (20/10/2013)


Thị trường ca nhạc cuối năm: Dồn dập live show
– (20/10/2013)


Trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật "Phụ nữ với cuộc sống" lần thứ 15 năm 2013
– (19/10/2013)


Ảm đạm thị trường nhạc số
– (19/10/2013)


Chiếu phim lưu động tại 15 tỉnh, thành
– (19/10/2013)


V.Music bất ngờ “xé lẻ”
– (18/10/2013)


Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc
– (17/10/2013)


Trao giải thưởng các tác phẩm sân khấu 2012 khu vực phía Nam
– (17/10/2013)


Nhà văn trẻ nhất đoạt giải Booker
– (17/10/2013)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/voh.com.vn/Giai-bong-lua-vang-2013-Cac-thi-sinh-rao-riet-chuan-bi-cho-vong-chung-ket/12217135.epi

Tự xem ngày đến hạn phỏng vấn cấp visa sang Mỹ định cư

Posted: 20 Oct 2013 01:08 AM PDT

Đăng Bởi

– 10:40 20-10-2013

Việt Nam là nước có số lượng hồ sơ bảo lãnh thân nhân sang Mỹ định cư khá cao. Theo số liệu của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, số lượng visa (thị thực) di dân được cấp hàng năm tại Việt Nam khoảng 20.000 – 25.000 hồ sơ. Số lượng hồ sơ xin visa di dân được xử lý mỗi năm tại Việt Nam lên tới khoảng 50.000 (bao gồm hồ sơ được chấp thuận, từ chối, từ chối nhiều lần).

Để phục vụ những độc giả có hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ định cư, Motthegioi.vn đăng tải thông tin dưới đây hướng dẫn độc giả tự xem ngày đáo hạn diện ưu tiên của mình để chuẩn bị các bước tiếp theo cho quá trình phỏng vấn xin visa sang Mỹ định cư.

Thông tin nhập cư vào Mỹ thay đổi không ngừng, đặc biệt là thông tin liên quan đến ngày mà một số mẫu đơn cụ thể phải nộp và được chấp nhận. Cụ thể đối với tình trạng sẵn có của visa, có một số ngày đáo hạn nhất định chi phối tình trạng này đối với những người muốn nhập cảnh và ở lại Mỹ.

Thông tin này thường được công bố trên bản thông báo visa.

Bản thông báo visa được công bố hàng tháng (vào ngày 8 hoặc 15) trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ tại địa chỉ: http://travel.state.gov/visa/bulletin/bulletin_1360.html

Untitled-1

Bản thông báo visa đề cập đến ba diện visa mà một đương đơn có thể nhập cảnh vào Mỹ đó là diện bảo lãnh gia đình (còn gọi là diện F), diện nghề nghiệp và diện khác.

Visa diện bảo lãnh gia đình định cư

Trước hết, phải xác định diện ưu tiên của bạn từ danh sách sau:

- Ưu tiên 1 (F1): trong visa diện bảo lãnh gia đình, ưu tiên 1 (F1) dành cho con cái chưa kết hôn nhưng quá 21 tuổi của công dân Mỹ. Có khoảng 23.400 visa diện ưu tiên này được phân bổ mỗi năm.

- Ưu tiên 2:  dành cho vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi (F2A) và và con cái trên 21 tuổi chưa kết hôn của thường trú nhân (có thẻ xanh của Mỹ) (F2B). Có khoảng 114.200 visa diện ưu tiên này được phân bổ mỗi năm + số visa sử dụng chưa hết trong diện F1 trong năm đó. Tuy nhiên, cần lưu ý 77% lượng visa của ưu tiên 2 phải cấp cho vợ chồng và con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

- Ưu tiên 3 (F3): dành cho con cái đã kết hôn của công dân Mỹ với 23.400 visa được phân bổ/năm + số visa chưa sử dụng hết của diện F1 và F2 trong năm đó.

- Ưu tiên 4 (F4): dành cho anh chị em ruột của công dân Mỹ đã trưởng thành (từ 21 tuổi trở lên) với 65.000 visa được phân bổ mỗi năm + số visac chưa sử dụng hết của diện F1, F2 và F3.

Thông báo visa sẽ cung cấp ngày đáo hạn visa của mỗi diện visa (có thể hiểu như lịch trình xét visa).

Ví dụ bảng thông báo visa tháng 11-2013 (Upcoming month's visa bulletin: November 2013) có lịch trình xét visa theo diện bảo lãnh gia đình như sau:

Bảng trên thông báo ngày ưu tiên của đương đơn (người xin cấp visa) đã đến hay chưa. Ngày ưu tiên là ngày một hồ sơ bảo lãnh được nộp, được ghi nhận là hợp lệ bởi Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) và được lưu giữ vào hệ thống điện toán của Sở Di trú. Đương đơn phải đợi đến ngày ưu tiên đến trước khi họ có thể xin cấp thẻ xanh.

Cách đọc bản tin visa diện bảo lãnh gia đình

Bước tiếp theo, bạn phải xác định quốc tịch của bạn (nếu bạn không phải đến từ một nước không phải là Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico hay Philippines thì bạn nên xem cột thứ hai có tiêu đề All Chargeability Areas Except Those Listed (Tất cả các khu vực được tính ngoại trừ những nước được liệt kê).

Các tháng được viết tắt bằng tiếng Anh: JAN (tháng 1), FEB (tháng 2), MAR (tháng 3), APR (tháng 4), MAY (tháng 5), JUN (tháng 6), JUL (tháng 7, AUG (tháng 8), SEP (tháng 9), OCT (tháng 10), NOV (tháng 11), DEC (tháng 12). Ngày đáo hạn ghi theo thứ tự "ngày – tháng – 2 số cuối của năm mà đương đơn được thân nhân ở Mỹ nộp đơn bảo lãnh".

Như bảng trên ghi, đến tháng 11.2013:

- Diện F1 (con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Mỹ) xét tới đơn bảo lãnh nộp ngày 22.10.2006.

- Diện F2A (vợ/chồng, con dưới 21 tuổi của thường trú nhân) xét tới đơn bảo lãnh nộp ngày 8.9.2013.

- Diện F2B (con trên 21 tuổi của thường trú nhân) xét tới đơn bảo lãnh nộp ngày 22.3.2006.

- Diện F3 (con đã kết hôn của công dân Mỹ) xét tới đơn bảo lãnh nộp ngày 8.2.2003.

- Diện F4 (anh chị em ruột của công dân Mỹ đã trưởng thành) xét tới đơn bảo lãnh nộp ngày 22.8.2001.

Visa định cư diện nghề nghiệp

Có năm diện ưu tiên visa định cư diện nghề nghiệp:

1. EB-1: dành cho người có tài năng xuất sắc, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.
2. EB-2: dành cho những chuyên gia có bằng cấp cao.
3. EB-3: dành cho những chuyên gia và công nhân có chuyên môn.
4. EB-4: dành cho những người di dân dạng đặc biệt, chẳng hạn là những người hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo.
5. EB-5: dành cho những nhà đầu tư hay doanh nhân.

Lịch xét visa định cư diện nghề nghiệp thời điểm tháng 11.2013:

Các ô nằm trong bảng thứ hai sẽ có ghi một ký tự hoặc ngày tháng. Nếu một ô có đánh dấu ký tự C (current) có nghĩa là ngày ưu tiên đã đến cho một diện ưu tiên và một số lượng visa đã có sẵn. Nếu ô có đánh ký tự U (Unavailable) có nghĩa là không có visa nào sẵn có trong thời gian còn lại của năm tài chính hiện tại (năm tài chính của Mỹ kết thúc vào ngày 30-9 hàng năm).

Nếu có ngày tháng xuất hiện trong các ô (như ở bảng trên) thì ngày đó là ngày đáo hạn visa. Đương đơn phải có ngày ưu tiên rơi vào trước ngày đáo hạn thì mới có thể xin cấp thẻ xanh.

Xin lưu ý nếu bạn xin visa với tư cách cho người hôn phối hoặc con cái chưa kết hôn (dưới 21 tuổi) của một công dân Mỹ hay với tư cách là cha mẹ của một công dân Mỹ (trên 18 tuổi) thì số visa ngay lập tức có sẵn cho bạn và bạn không cần phải đợi ngày ưu tiên đến.

Quốc Dũng (Dịch từ trang web http://www.immigrationdirect.com)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/motthegioi.vn/Tu-xem-ngay-den-han-phong-van-cap-visa-sang-My-dinh-cu/12215435.epi

Vượt khó trồng người

Posted: 20 Oct 2013 12:08 AM PDT

(GDTĐ) – Nghề giáo vốn là nghề thầm lặng, đòi hỏi sự hi sinh chia sẻ và yêu thương học sinh hết lòng. Với những cô giáo đang công tác ở vùng khó khăn, sự hi sinh ấy càng đòi hỏi gấp bội phần.

Khi nghề trở thành nghiệp


Cô Nguyễn Thị Kim Hồng 14 năm gắn bó với nghề giáo dù đồng lương giáo viên hợp đồng vô cùng hạn chế. Ảnh: Lê Văn
 

Câu chuyện của nữ nhà giáo Nguyễn Thanh Thêm – Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Đất Mũi (huyện Ngọc  Hiển – Cà Mau) khiến người nghe không khỏi cảm phục. Năm 1986, khi cô Thêm đang là giáo sinh công tác tại thị trấn Năm Căn, trong một chuyến đi thăm Đất Mũi, thấy học sinh không có nơi vui chơi, học tập, chỉ lang thang bùn đất, mò tôm bắt ốc… cô rất trăn trở phải làm sao để giúp các em được đến trường, được học chữ như bao trẻ em khác.

Nghĩ là làm, khi trở về cô đã làm đơn tình nguyện xin phòng giáo dục về Đất Mũi mở trường mẫu giáo. Ngày cô về xóm Mũi dạy học hoàn toàn chỉ có đôi bàn tay trắng. Tự thân xin chính quyền xã được 23m2 mở phòng học, rồi cô lại tự vận động được 24 trẻ tới lớp. Ngày đứng trên lớp giảng dạy đầu tiên, nhìn lũ trẻ ngồi học, cô Thêm mừng phát khóc. Mừng như thể cô đã đưa được chính những đứa con do mình sinh ra tới trường lớp. 

Thế nhưng, ngay cả khi lớp học đã hoạt động thì những khó khăn vẫn nối tiếp khó khăn như để thử thách sự kiên trì nhẫn nại, sự hy sinh và tình yêu nghề lớn hơn nữa của cô Thêm. Tại lớp học của cô, hàng năm vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 thủy triều lại dâng ngập lớp học mang theo lớp phù sa kèm rác và nhiều loại côn trùng, rắn nước. Không thể làm được gì hơn, cô Thêm chỉ có cách chờ nước rút rồi lại cặm cụi quét dọn, lau chùi bàn ghế đồ dùng và phơi khô để cô trò tiếp tục dạy và học. 

Không chỉ khó khăn trong điều kiện dạy học mà điều kiện sống cũng phức tạp. Giao thông ra đảo chỉ bằng đường thủy, điện thắp sáng sinh hoạt chưa có nên cô thường xuyên phải soạn giáo án dưới ánh đèn dầu và gió biển.

Nơi đây cũng là vùng nước mặn nên chuyện cô phải đi 3 – 4 cây số đến nhà dân chở nước về vệ sinh lớp học và phục vụ sinh hoạt cho học sinh là thường. Song càng khó khăn, cô Thêm càng thêm quyết tâm ở lại, gắn bó với vùng đất, với sự nghiệp trồng người và học sinh nơi đây.

Có thể nói, nữ giáo viên mỗi vùng miền đang gắn bó sự nghiệp lại có những khó khăn khác nhau. Cách thủ đô Hà Nội 70km, cô giáo Nguyễn Thị Kim Hồng đang công tác tại Trường THCS Minh Châu (Ba Vì – Hà Nội) hàng ngày vẫn phải dậy từ 5 giờ sáng, vượt qua gần chục km đường bộ, rồi đi phà qua sông để tới trường.

Điều đáng nói, mặc dù đã vào nghề, và dạy học 14 năm song cô Hồng vẫn thuộc diện giáo viên ngoài biên chế. Hàng tháng sau khi trừ các khoản phải nộp thì tổng thu nhập của cô chỉ vỏn vẹn khoảng 1,4 triệu đồng.

Chồng cô Hồng cũng là giáo viên tiểu học, tổng thu nhập vợ chồng nhà giáo không cao nên ngoài giờ dạy học, vợ chồng cô phải cấy thêm 2 sào ruộng để đảm bảo cái ăn hàng ngày cho gia đình 4 người. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình cô giáo Hồng hiện nay phải rất giản tiện thì mới co kéo đủ trong số lương vợ chồng nhà giáo. 

Cô Hồng cho biết, đã 3 lần làm đơn xin thôi việc để làm công việc có thu nhập tốt hơn đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt gia đình. Thế nhưng cả 3 lần tự tay làm đơn là cả 3 lần cô Hồng lại tự tay xé đơn. Cứ nghĩ đến việc rời xa mái trường mình đã gắn bó 14 năm, hàng ngày không được gặp học sinh, được mang kiến thức đến cho những thế hệ học trò nghèo tại đây, lòng cô lại quặn thắt. Vậy là bụng bảo dạ: "Khó mấy cũng cố gắng vượt qua để được gắn bó với nghiệp mà mình đã chọn". 

Khó khăn không chùn bước


Khó khăn không làm cô chùn bước
 

Đến nay, cả nước có khoảng 80.000 nữ nhà giáo và nữ quản lý giáo dục trên tổng số 1,2 triệu nhà giáo toàn ngành. Và trong số đó có hơn 100.000 nữ nhà giáo đang làm nhiệm vụ tại những vùng núi cao, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Hàng ngày, hàng giờ các cô đang vượt qua mọi khó khăn thử thách về điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện sống, sinh hoạt… dành trọn tuổi thanh xuân và cuộc đời cho sự nghiệp dạy chữ dạy người. 

Ở những vùng sâu, vùng khó khăn nhất, nhiều cô giáo không chỉ có nhiệm vụ dạy học. Để có học sinh tới trường lớp đầy đủ, để học sinh không bỏ học, quay trở lại lớp… bàn chân của các cô đã phải vượt bộ qua hàng chục km đường núi, đèo, sông suối để đến từng nhà học sinh làm công tác vận động. Rồi ở những nơi điện nước thiếu thốn, không bàn ghế sách vở… các cô lại tự tay đóng cọc, cùng dân đặt tấm nứa làm bàn học cho học sinh, tự tạo những thiết bị đồ dùng dạy học.

Có những điểm trường, các cô giáo phải đi bộ từ sáng đến trưa, chiều mới tới nơi để dạy học. Có những nơi điểm trường cách xa chợ hàng chục km, không thể đi chợ hàng ngày, các cô phải thường xuyên ăn đồ hộp, uống nước suối, tự tăng gia sản xuất rau xanh cho bữa cơm hàng ngày. Các cô giáo cũng không chỉ dạy chữ mà còn thay cả cha mẹ nấu nướng cho các em ăn uống, tắm táp mỗi khi cha mẹ các em làm nương rẫy quá bận không kịp tới đón con về nhà, hay trở thành những y bác sĩ chăm sóc các em khi trái nắng trở trời. 

Sự khó khăn, vất vả của những cô giáo vùng khó, nơi núi rừng xa xôi hẻo lánh… làm sao có thể kể hết. Thế nhưng niềm vui của những thầy cô giáo vùng khó lại vô cùng giản dị. Có thể chỉ là những bó hoa rừng đủ loại cùng những lời chúc do chính các em đề tặng trên tờ giấy trắng trong những dịp 8/3, 20/10, 20/11. Hoặc có thể chỉ là những can nước được các em gánh tặng từ dưới suối, là những bắp ngô, củ sắn rừng được phụ huynh mang tới tỏ lòng biết ơn… 

Vất vả, khó khăn không nản. Hàng ngày nhiều nữ giáo viên vẫn bám trường, bám lớp, vẫn yêu nghề, yêu người. Sự hi sinh của những nữ giáo viên dẫu thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa. Trong công cuộc trồng người đầy vất vả, các nữ giáo viên đã và đang trở thành những hạt nhân vô cùng tích cực, đóng góp sức lực không nhỏ để mang tri thức cho thế hệ tương lai.

Hà Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/nguoi-giu-lua-vuot-kho-trong-nguoi-1974225/

Comments