Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Yên Bái: Bài học từ xây dựng trường dân tộc bán trú

Posted: 19 Oct 2013 07:07 AM PDT

Mặt khác, các công trình nhà bếp, nhà ăn, công trình nước sạch phục vụ học sinh ở lại trường đều khó khăn, thiếu thốn. Điều này đã khiến cho nguy cơ học sinh DTTS, vùng cao bỏ học rất lớn. Có thời điểm, cả huyện vùng cao Trạm Tấu chỉ huy động được 3 học sinh là người dân tộc Mông vào học trường THPT.

Đó là chuyện cách đây ít năm, còn nay theo báo cáo của Sở GD-ĐT Yên Bái, năm học 2012-2013, toàn tỉnh chỉ có 6 học sinh tiểu học bỏ học. Ông Trần Xuân Hưng – Giám đốc Sở GDĐT Yên Bái cho hay: Trước những khó khăn trên, nhiều giải pháp khắc phục đã được đưa ra, trong đó tỉnh đã ban hành chính sách riêng cho hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải hỗ trợ mỗi em học sinh THPT người Mông 15kg gạo mỗi tháng đến trường. Mặt khác, để cải thiện khó khăn về cơ sở vật chất, chỗ ăn, ở cho học sinh, UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định đề án xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ bình quân cho các trường PTDTBT là 195.000 đồng cho một học sinh và điều chỉnh theo mức lương tối thiểu; cứ 30 học sinh ở nội trú có một nhân viên phục vụ…

Nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo như huyện Trạm Tấu đã vận động lãnh đạo các xã, thôn đến mùa thu hoạch, mỗi gia đình ủng hộ từ 3-5kg thóc để tới kỳ giáp hạt có gạo cho học sinh ở lại trường có cái ăn. Từ những vận động nhỏ lẻ, đến nay phong trào xây dựng "Kho thóc khuyến học" đã lan tới 100% số xã ở Trạm Tấu.

Nhờ những nỗ lực trên đã tạo điều kiện và động viên được các em đến trường và ở lại học bán trú, như ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, nhiều học sinh, trong đó có những cặp anh, chị em nhà ở những bản xa, đã động viên nhau và tự động đến đăng ký ở học bán trú tại trường THCS của xã.

Sau 3 năm học triển khai mô hình trường PTDTBT, toàn tỉnh Yên Bái đã có 38 trường PTDTBT, trong đó có 9 trường tiểu học, 14 trường THCS và 15 liên cấp tiểu học và THCS và có 10.210 học sinh được hưởng chế độ, chính sách đối với học sinh bán trú.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/danviet.vn/Yen-Bai-Bai-hoc-tu-xay-dung-truong-dan-toc-ban-tru/12211717.epi

Về vấn đề viết hoa trong SGK Tiếng Việt lớp 1

Posted: 19 Oct 2013 06:07 AM PDT

(GDTĐ) – Trong dư luận đang dấy lên luồng ý kiến cho rằng SGK Tiếng Việt 1 (NXB Giáo dục) có những sai sót trong cách viết hoa, trong sử dụng ngữ liệu… Chúng tôi xin đăng bài viết của TS Lê Hữu Tỉnh, nguyên Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục nhằm giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn những cơ sở khoa học và giáo dục trong việc biên soạn, sử dụng SGK Tiếng Việt.

SGK Tiếng Việt 1 sử dụng một khối lượng ngữ liệu lớn để phục vụ việc luyện đọc, luyện viết cho HS. Ngữ liệu được sử dụng trong SGK bao gồm các từ ngữ, các đoạn văn đoạn thơ, bài văn, bài thơ… phù hợp với HS lớp 1. Một trong những vấn đề mà các tác giả SGK phải xử lí trong quá trình biên soạn là vấn đề viết hoa trong các ngữ liệu này. Cách xử lí không thể ngẫu nhiên, tùy tiện mà phải dựa trên những căn cứ, những cơ sở nhất định. Dưới đây là những nét chính trong cách xử lí vấn đề viết hoa của các tác giả SGK Tiếng Việt 1.

1. Trong các bài “Chữ cái và âm” (phần “Học vần”)

Phần này dạy cho HS các âm (nguyên âm, phụ âm) và các chữ cái ghi âm trong tiếng Việt, gồm 27 bài (từ bài 1 đến bài 27). Do HS chưa được học về chữ hoa (chữ viết hoa, chữ in hoa) cho nên các ngữ liệu trong các bài học ở phần này chưa viết hoa. Cụ thể, các chữ đứng đầu câu, các tên riêng chưa được viết hoa. Từ bài 28 (kết thúc phần dạy “Chữ cái và âm”), SGK Tiếng Việt 1 bắt đầu dạy chữ hoa cho HS và từ đây, các chữ đầu câu, các tên riêng đều được viết hoa. Đó là một sự bố trí hợp lí. Bởi vì chữ hoa được coi là khó viết đối với HS, do đó không thể bố trí dạy sớm hơn.

Về chủ trương ở 27 bài đầu chưa viết hoa các ngữ liệu – cũng cần được làm rõ  hơn, để tránh những thắc mắc có thể có  ở người đọc. Cụ thể, theo chúng tôi, mục tiêu của phần này là giúp HS nhận biết, nhận dạng được các chữ cái ghi âm (nguyên âm, phụ âm) trong tiếng Việt. Nói cách khác, ở phần này, học sinh chỉ nhận biết được dạng chữ thường (chữ in thường và chữ viết thường) của các chữ cái, để từ đó đánh vần được và đọc được các tiếng khóa, từ khóa, từ và câu ứng dụng.

Mục tiêu này phù hợp với giai đoạn đầu học chữ của trẻ, phù hợp với những đặc điểm về tư duy, nhận thức của trẻ và tránh được tình trạng quá tải trong dạy – học. Vì vậy, ở giai đoạn này, theo chúng tôi, chủ trương chưa dạy chữ hoa (chữ cái ở dạng viết hoa), theo đó là chưa viết hoa các ngữ liệu được sử dụng ở 27 bài đầu là một chủ trương đúng đắn.

m
Học sinh lớp 1 trong giờ luyện tập

2. Trong các bài còn lại (phần “Học vần” và phần “Luyện tập tổng hợp”)

Phần này gồm từ bài 28 đến bài 103 (phần “Học vần”) và các bài trong phần “Luyện tập tổng hợp”. Về vấn đề viết hoa trong các ngữ liệu được sử dụng ở phần này, theo chúng tôi, có mấy khía cạnh sau đây cần lưu ý: 

a) Tên các chủ đề “Luyện nói” ở cuối mỗi bài học vần mới chỉ viết hoa chữ đầu (ví dụ: Bé tự giới thiệu; Nặn đồ chơi; Mai sau khôn lớn…) và ở cuối tập hợp từ này không có dấu chấm kết thúc (giống như cách trình bày các đề mục, tiểu mục trong sách).

b) Tên câu chuyện trong phần Kể chuyện ở cuối các bài ôn tập cũng viết hoa chữ đầu, viết hoa từ chỉ các con vật đã được nhân cách hóa, cá thể hóa – với tư cách là các nhân vật trong truyện. (ví dụ: Cây khế; Đi tìm bạn; Khỉ và Rùa…).

c) Tên người, tên đất, chữ đầu câu… đều được viết hoa bình thường.

d) Vấn đề viết hoa từ chỉ các con vật

Trong các ngữ liệu được sử dụng ở  SGK Tiếng Việt 1, từ chỉ các con vật (ví dụ: Voi, kiến, mèo, chuột, rùa, thỏ…) xuất hiện khá nhiều. Những người biên soạn và biên tập sách Tiếng Việt 1 đã dựa vào một số tiêu chí sau đây để xử lí vấn đề viết hoa từ chỉ các con vật:

- Trước hết, phải đặt từ đó vào văn cảnh (câu văn, đoạn văn…) để xem xét. Cụ thể, một từ chỉ loài vật như: Voi, kiến, rùa, thỏ… nếu xuất hiện trong từ điển, đứng cô lập, tách khỏi văn cảnh thì hiển nhiên không thể viết hoa, vì nó là danh từ chung chỉ một loại sự vật, chỉ giống loài. Nhưng, cũng từ đó, nếu đặt trong một văn cảnh cụ thể, được dùng làm tên gọi của một cá thể sự vật, được nhân cách hóa thì nó đã trở thành tên riêng của một “nhân vật” và cũng hiển nhiên, phải viết hoa từ ấy. (Có thể gọi nguyên tắc này là nguyên tắc: Dựa vào văn cảnh).

- Sau đó, như đã nói ở trên, ta xem xét từ ấy (nghĩa của từ ấy) có mang tính nhân cách hóa, cá thể hóa hay không. Cụ thể, nhân cách hóa nghĩa là gán cho con vật những đặc tính của con người, cũng cười nói, vui buồn như con người; cá thể hóa nghĩa là từ đó là tên gọi của một cá thể sự vật, một con vật cụ thể, duy nhất (nhân cách hóa và cá thể hóa có thể nói tắt là nhân hóa và riêng hóa). Nếu một từ chỉ con vật mà mang cả hai đặc điểm trên, thỏa mãn hai tiêu chí trên thì từ đó được viết hoa (ví dụ: Các từ Cừu (Tiếng Việt 1, tập một, tr.87); Dế Mèn, Sên (tr.97); Sẻ (tr.133); Mèo, Chuột (tr.151)… Ngược lại, nếu từ chỉ con vật không mang hai đặc điểm nói trên thì không viết hoa.

Ở đây, có vấn đề thú vị nhưng không kém phần phức tạp, nan giải được đặt ra là: Có một số “hiện tượng trung gian”, nghĩa là hai đặc điểm nói trên không được thể hiện rõ nét, rõ ràng hoặc không thể hiện đầy đủ. Trường hợp không thể hiện rõ nét có thể tìm thấy qua ví dụ: Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi (tr.89)… [Trong văn cảnh này, tính chất nhân cách hóa, cá thể hóa của từ Sáo Sậu không thật rõ nét. Nhưng trong hai phương án viết hoa/ không viết hoa, phương án viết hoa được lựa chọn, vì từ Sáo Sậu vẫn hội đủ cả hai đặc điểm nói trên.

Còn trường hợp thể hiện không đầy đủ, nghĩa là một từ nào đó mà nghĩa của nó chỉ thể hiện một trong hai đặc điểm, thỏa mãn một trong hai tiêu chí đã được nói tới ở trên. Ví dụ: Lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn (tr.103)… Ở văn cảnh này, từ chuồn chuồn chỉ ít nhiều mang tính nhân cách hóa, mà không mang tính cá thể hóa. Đối với những từ thuộc loại này, phương án không viết hoa được lựa chọn, vì các từ đó không hội đủ cả hai đặc điểm nêu trên. Như vậy, về những từ mang tính chất “trung gian” như đã nói ở trên, việc lựa chọn phương án viết hoa hay không viết hoa chỉ mang tính quy ước, tính tương đối.

- Còn một vấn đề khác được đặt ra cũng cần có cách giải quyết thỏa đáng, để tránh những thắc mắc ở người đọc, đó là vấn  đề xác định ranh giới từ (từ chỉ con vật) khi viết hoa. Cụ thể, tại sao Sư Tử, Chào Mào, Dế Mèn, Sáo Sậu, Bói Cá… thì viết hoa cả hai chữ (tiếng); còn Gấu mẹ, Thỏ con, Chuột nhà, Chuột đồng… thì chỉ viết hoa một chữ?

Để trả lời câu hỏi này, ta phải xem xét cấu trúc của các tổ hợp trên, xem xét mối quan hệ lỏng – chặt giữa các yếu tố trong từng tổ hợp. Cụ thể, ở loại thứ nhất, quan hệ giữa các yếu tố (Sư và Tử; Chào và Mào; Dế và Mèn; Sáo và Sậu… khá chặt chẽ, không thể tách rời, mang tính nhất thể hóa, tạo thành một khối và được hiểu cả khối này là một từ, gọi tên một con vật.

Còn ở loại thứ hai, quan hệ giữa các yếu tố (Gấu và mẹ; Thỏ và con; Chuột và nhà…) khá lỏng lẻo, không hoặc ít có tính cố định, ổn định, bền vững, dễ tách rời thành hai từ. Có thể hiểu đây là những cụm từ, những tập hợp từ. Do đó, không nên viết hoa hai yếu tố trong tổ hợp này. Như vậy, mối quan hệ lỏng – chặt giữa các yếu tố trong tổ hợp chỉ các con vật, cũng là một trong những tiêu chí dùng vào việc xử lí vấn đề viết hoa.

- Cuối cùng, chúng tôi thấy cũng cần nói về một số trường hợp mà cách xử lí viết hoa tên các con vật ở đó cũng dễ gây thắc mắc cho người đọc. Trước hết, trong tên một số chủ  đề “Luyện nói” ở SGK Tiếng Việt 1, tập một, có những cách viết sau: “Sẻ, ri, bói cá, le le” (tr.67); “Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi” (tr.87); “Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào” (tr.103) thì nên hiểu Sẻ, Hổ, Chuồn được viết hoa vì các từ này đứng đầu trong tên chủ đề “Luyện nói”, còn các từ đứng sau không được viết hoa vì chúng là danh từ chung, chỉ giống loài.

Cạnh đó, có người hỏi: Vì sao trong cùng trang 67, từ Bói Cá ở câu ứng dụng được viết hoa, còn từ bói cá trong tên chủ đề “Luyện nói” lại không được viết hoa? Câu trả lời khá đơn giản: Từ Bói Cá ở trên thể hiện đầy đủ 2 đặc điểm: Nhân cách hóa, cá thể hóa; còn từ bói cá ở dưới chỉ là danh từ chung, chỉ giống loài.

- Để kết thúc mục d (Vấn đề viết hoa từ chỉ các con vật), chúng tôi muốn nói tới một cách xử lí khá đơn giản mà giáo viên tiểu học có thể làm được, trước một từ chỉ con vật trong một văn cảnh. Cụ thể, ta đặt hai câu hỏi:

(1) Từ này (hoặc: Nghĩa của từ này) có mang tính nhân hóa, riêng hóa, là tên riêng của một "nhân vật" hay không? (nếu có: Viết hoa; không có: Không viết hoa).

(2) Quan hệ giữa các tiếng trong từ (trong tổ hợp) chặt hay lỏng? (nếu chặt chẽ: Viết hoa tất cả các tiếng – chữ; nếu lỏng lẻo: Chỉ viết hoa tiếng – chữ đứng đầu).

  TS Lê Hữu Tỉnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/ve-van-de-viet-hoa-trong-sgk-tieng-viet-lop-1-1974203/

Chính thức thanh tra giáo dục ĐH, TCCN năm học 2013-2014

Posted: 19 Oct 2013 06:07 AM PDT


<!–

tinlin quan

–>

  • Thanh tra giáo dục như tiêm vắc-xin, cần phải nhắc lại
  • Chú trọng công tác thanh tra giáo dục


(Tinmoi.vn) Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ thanh tra năm học 2013-2014 đối với các cơ sở giáo dục đại học, trung
cấp chuyên nghiệp.

Chính thức thanh tra giáo dục ĐH, TCCN năm học 2013-2014

Ảnh minh họa

Theo đó, công tác thanh tra năm học 2013-2014 đối với các cơ
sở giáo dục ĐH và TCCN sẽ tập trung vào 2 nội dung: Công tác quản lý và tuyển
sinh, đào tạo. Bộ Giáo dục yêu cầu các trường cần phối hợp chặt với các đơn vị
chức năng phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, thực hiện nghiêm Luật phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở.

Bên cạnh đó, công văn đề nghị thanh tra việc chống tiêu cực,
khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, đặc biệt là trong các kỳ thi, tuyển
sinh, đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Cụ thể, thanh tra
công tác tuyển sinh, đào tạo ĐH-CĐ, TCCN các hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm,
liên thông, từ xa, văn bằng 2, thanh tra công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào tạo nước ngoài,
tăng cường công tác thanh tra hoạt động liên kết đào tạo.

Việc thanh tra năm học sẽ được báo cáo trước ngày 30/11. Những
vụ việc đặc biệt, các trường cần báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

Bảo Linh

Tinmoi/Seatimes


Cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong giáo dục

Bộ Giáo dục sẽ sửa thông tư sai luật

‘Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực là sai luật’

Anh: Trẻ 2 tuổi được kiểm tra giáo dục bắt buộc

Nên đọc



 

Techz.vn tặng bạn đọc MIỄN PHÍ ốp lưng iPhone 4/4S 


<!–

–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/chinh-thuc-thanh-tra-giao-duc-dh-tccn-nam-hoc-2013-2014-011282424.html

Duyên nợ với nghiệp võ

Posted: 19 Oct 2013 05:07 AM PDT

(GDTĐ) – Xưa nay, mọi người đều nghĩ rằng, nữ võ sĩ là những người phụ nữ cứng rắn, nam tính hoặc ít ra cũng cá tính mới theo nghiệp võ. Thế nhưng, nữ vận động viên boxing Lê Thị Nhung lại rất duyên dáng, dịu dàng và vui tính. Chị rất cởi mở khi kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm đẹp về thời đi học và con đường đến với thể thao chuyên nghiệp của mình.

Con gái võ thuật hiền khô

Nữ vận động viên boxing Lê Thị Nhung
Nữ vận động viên boxing Lê Thị Nhung

Lê Thị Nhung sinh ra trong một gia đình có 5 anh em ở Chương Mỹ, Hà Nội. Là con gái út trong nhà nên Nhung luôn được bố mẹ cưng chiều. Nhưng không vì thế mà Nhung tỏ ra nhõng nhẽo, kênh kiệu hay "chảnh" với anh em, bạn bè. Ngược lại với những gì người ngoài thường suy nghĩ về con gái học võ, Nhung lại là một cô gái hiền khô. Thuở đi học cô rất vô tư, hồn nhiên như bao bạn bè cùng trang lứa. 

Nhung chia sẻ: "Khi đi tập phong trào, các bạn ở lớp ai cũng biết mình có võ nên ai nấy đều dè chừng. Mọi người cứ sợ động vào mình thì mình sẽ mạnh tay, mạnh chân với các bạn.".

Nhưng khi tiếp xúc nhiều với Nhung, các bạn đã dần hiểu được tính nết của Nhung và rất quý Nhung. Cứ mỗi lần Nhung đi thi đấu, rồi được lên ti vi và nhắc đến tên trường học thì thầy cô và bạn đều cảm thấy rất nể phục và tự hào. Trên khán đài, Nhung cũng cảm thấy xúc động nghẹn ngào khi nghe thấy những tiếng reo hò, vỗ tay cổ vũ nhiệt tình không biết mệt mỏi của bạn bè, thầy cô.

Những lúc như thế trên sàn đấu, Nhung luôn thể hiện hết sức mình, đấu cho đến khi cạn sức và không thể bật dậy được nữa thì thôi, chứ chưa bao giờ Nhung bỏ cuộc. Ở mọi lúc mọi nơi, Nhung luôn thấm thía những lời dạy của các thầy cô dạy võ hay dạy văn hóa rằng: "Mình là người có võ nhưng vẫn phải có văn hóa, không được ỷ thế ta đây để ức hiếp người khác". Vì vậy, Nhung rất từ tốn và thường nhường nhịn người khác.

Là người theo nghiệp võ chuyên nghiệp nhưng Nhung vẫn rất chăm chỉ học tập. Có những đợt lịch luyện tập võ thuật của đoàn khá gấp rút để đi thi đấu, Nhung vẫn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc học văn hóa. Nhung cho biết, cô rất thích học các môn khoa học xã hội như văn, sử, địa. 

Nhiều bạn bè của Nhung hồi đó đã tìm Nhung để chia sẻ kinh nghiệm giữa việc dành thời gian cho học võ thuật và văn hóa, Nhung vui vẻ cho biết: "Với người học sinh thì việc rèn luyện tính kiên trì là điều vô cùng quan trọng. Khi đã đề ra mục tiêu thì phải dốc sức để đạt được thành quả chứ không cho phép bản thân bỏ dở giữa chừng".

 Bản thân Nhung luôn cố gắng nỗ lực trong học tập để không phụ lòng tin tưởng của bố mẹ và thầy cô. Bước vào cấp 3, Nhung vẫn nằm trong danh sách vận động viên đi thi đấu của tỉnh nhưng Nhung vẫn không quên nhiệm vụ học tập của mình. Ước mơ thành cô giáo luôn ấp ủ trong Nhung nên khi đi thi đấu xa nhà, Nhung vẫn không quên mang theo sách vở của 3 môn khối C để học ôn.

Duyên nợ với nghiệp võ

Hồi đó, Nhung mới học lớp 7, cứ buổi chiều đi học về, không phải làm gì, cô lại chạy sang nhà bác hàng xóm bên cạnh để xem các anh chị học võ cổ truyền. Nhung ngồi vắt vẻo trên cây nhìn một cách say mê theo những động tác võ thuật mạnh mẽ, dứt khoát mà thầy giáo hướng dẫn cho các võ sinh. Ngày ngày đến xem múa võ khiến cô có ý định đi tập võ.

Nhung về xin bố mẹ cho đi học võ, lúc đầu bị cha mẹ từ chối vì cho là con gái không nên học võ, người sẽ cứng, xấu… nhưng sau Nhung đã thuyết phục được bố mẹ. Nói về những năm tháng học phổ thông của mình, Nhung không che giấu được niềm tự hào: "Hồi cấp 2, bố mẹ tôi thường tranh nhau đi họp phụ huynh cho con gái. Hồi đó tôi tham gia phong trào đoàn, hội, văn nghệ… của nhà trường rất sôi nổi, được nhiều thầy cô, bạn bè quý mến. Đặc biệt năm lớp 7, tôi còn được đi thi học sinh giỏi môn Địa lý nên mọi người trong nhà đều ủng hộ tôi đi tập võ.

Ở trường, các thầy cô giáo rất quý và ủng hộ tôi. Thầy chủ nhiệm dạy Văn thì luôn chuẩn bị sách vở, tài liệu học tập cho tôi có thể học tập tốt ở trên lớp để buổi chiều mỗi ngày tôi lại đều đặn được đi "đấm, đá". Trong suốt một năm đầu, tôi chỉ tập quyền, sau nhờ có người phát hiện lại chuyển tôi qua tập đối kháng rồi pencak silat. Ở bất kỳ môn nào tôi cũng tập rất tự tin và hăng say…". 

Sau một thời gian tập phong trào ở địa phương, Nhung nhận được quyết định triệu tập về đội tuyển của tỉnh (lúc đấy là tỉnh Hà Tây) luyện tập wushu. Đúng 1 tháng sau, cô bé Lê Thị Nhung lúc đó mới bước vào lớp 9 lên đường đi thi đấu và đạt được Huy chương Đồng đầu tiên trong sự nghiệp thể thao của mình.

Năm Nhung 17 tuổi, cô bắt đầu chuyến thi đấu đầu tiên cho đội tuyển boxing nữ của tỉnh Hà Tây. Đây cũng là thời điểm môn quyền anh bắt đầu thi đấu trở lại nên mọi thứ đều rất mới mẻ và có nhiều khó khăn. Khi phải luyện tập xa nhà, phải ở trọ nhà dân, mọi thứ khó khăn, thiếu thốn, trong số 4 chị em thi đấu lần đó, có em đã khóc vì không chịu nổi cái lạnh phải nằm đất không có chăn, ăn uống kham khổ… và định bỏ cuộc. Nhưng được Nhung động viên, an ủi và rất gương mẫu luyện tập nên các em cũng chăm chỉ, vượt khó luyện tập trở lại. 

 Trong buổi thi đấu toàn quốc, Nhung đã cắn chặt răng đánh hết sức mình để chứng minh cho mọi người thấy những cô gái quyền anh Hà Tây mạnh mẽ, dũng cảm như thế nào. Khi tiếng còi của trọng tài vang lên để kết thúc trận đấu cũng là lúc mọi người ùa lên sàn đấu để chúc mừng cô gái trẻ. Nhung đã dành được Huy chương Vàng đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu box –  ing của mình. Chung cuộc đến hết giải, đoàn Hà Tây của Nhung giành được 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, và giải Nhì toàn đoàn.

Học xong cấp III, Nhung vẫn tiếp tục theo tập boxing và gắn bó với nó như sự nghiệp của cuộc đời mình. Hiện nay, Nhung đã trở thành vận động viên của đội tuyển quốc gia, đồng thời cô còn tham gia công tác huấn luyện, giảng dạy cho các lứa vận động viên mới. 

Đến nay, Nhung đã có 5 Huy chương Vàng toàn quốc, 1 Huy chương Đồng châu Á. Cô cũng từng sang Trung Quốc tập huấn thi đấu vòng loại Olympic thế giới năm 2012. Nhớ lại những kỷ niệm thời học trò và ước mơ làm cô giáo của mình, Nhung luôn cảm thấy hân hoan và tự hào.

Phương Thanh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/duyen-no-voi-nghiep-vo-1974206/

Ngành giáo dục Quảng Ninh nói về việc HS lớp 7 xem ‘phim có …

Posted: 19 Oct 2013 05:07 AM PDT

Câu chuyện trên vừa xảy ra tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 vừa diễn ra ở Quảng Ninh từ ngày 14 – 16/10/2013. Để hưởng ứng cho Liên hoan phim Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cho một số trường học cử học sinh đi xem phim phù hợp với lứa tuổi.

Tuy nhiên, sự việc học sinh "đỏ mặt" vì phải xem những cảnh nóng trong phim "Scandal – Bí mật thảm đỏ” đã khiến hoài nghi về chuyện cách bố trí phim có phần vô trách nhiệm của Ban tổ chức?

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Hạnh – Trưởng phòng Giáo dục Tp. Hạ Long cho biết, đợt xem phim lần này không phải nhà trường tổ chức cho học sinh đi xem, mà thực hiện sự chỉ đạo của Sở GDĐT Quảng Ninh.

Trước vấn đề học sinh lớp 7 phải xem phim không phù hợp với lứa tuổi, nhiều cảnh nóng ông Hạnh nói rằng, Phòng không quản lí được mà trên Sở đã có văn bản, trong đó nói rõ chiếu phim hoạt hình cho học sinh cấp I, cấp II từ 10 đến 11 giờ trưa trong thời gian diễn ra Liên hoan phim.


Học sinh lớp 7 trường THCS Cao Xanh (TP. Hạ Long) được đưa đi xem phim “Scandal – Bí mật thảm đỏ”.

"Chắc là hãng phim lại ‘chiếu đểu’ hay chiếu kiểu gì tôi không biết, thực ra tôi phải cử giáo viên đi trông coi rất mất thời gian. Tôi rất bực chuyện này, tôi cũng đã có ý kiến với Ban tổ chức, các anh chị làm như thế này tự nhiên tôi lại trở thành người mang tiếng, thầy cô giáo của chúng tôi đi còn vất vả ra, phải lo cả an toàn giao thông nữa. Bắt các cháu đi vỗ tay với đi xem như thế này thì chết dở, học sinh đang trong mùa học hành. Nhưng mình cấp dưới thì phải chấp hành. Cho đến hôm nay tôi mới biết (chiều ngày 17/10), tôi vẫn nghĩ phim nó lành mạnh có hình dung nó như thế đâu, chắc họ lại chiếu sai lệch phim hay thế nào đó", ông Hạnh hoài nghi.

Về vấn đề này ông Ngô Văn Hợi – Phó giám đốc Sở GDĐT Quảng Ninh cho biết, Sở đã có thống nhất chủ trương các đối tượng học sinh bao gồm lứa tuổi THCS, THPT và Cao đẳng Y trên địa bàn được đi xem phim trong Liên hoan phim.

Các học sinh THCS đi xem những phim dành cho thiếu nhi, học sinh THPT xem những phim bình thường mà không cấm học sinh dưới 16 tuổi và xem các buổi ban ngày, không xem buổi tối. Sinh viên Trường Cao đẳng Y sẽ xem phim dành cho người lớn (những phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi). Đây là lệnh phát ra của Sở GDĐT. Ông Hợi cũng cho biết, Sở đã có phân định như vậy, nên các em học sinh THCS vào nhầm rạp thì trước hết Ban tổ chức phải chịu trách nhiệm, Sở không phải là chỉ đạo chung chung học sinh muốn xem gì thì xem.

"Tôi cũng có đi dự một buổi xem phim "Lấy chồng người ta", tôi thấy cũng có một số em thiếu niên chưa chắc đã vượt quá 16 tuổi, tôi có hỏi quản lí (tình nguyện viên phát phiếu) có kiểm soát được những cháu này không vì trông có vẻ là chưa đủ tuổi. Tình nguyện viên có trả lời là đông quá cũng không để ý được, tôi bảo thế là không được. Chúng tôi xem những phim đó còn thấy khó chịu nữa là để những đứa chưa đủ tuổi xem", ông Hợi chia sẻ.

Quan điểm của ông Hợi cho rằng, chủ trương vẫn là để cho các em học sinh xem đúng độ tuổi, trẻ em xem đúng phim dành cho trẻ em thì lúc đó các em thể hiện ý kiến ở các ô "thích và không thích" sẽ gần hơn, thống nhất không cho học sinh tiểu học đi xem vì đi đường xa khó khăn.

"Sự cố" khiến nhiều học sinh lớp 7 đỏ mặt khi xem "Scandal – Bí mật thảm đỏ” được lãnh đạo Sở GDĐT Quảng Ninh đưa ra nguyên nhân, nhưng đều khẳng định trách nhiệm thuộc về Ban tổ chức Liên hoan phim. Ông Hợi cho biết, nguyên nhân thứ nhất có thể  khi Ban tổ chức xây dựng danh sách phim không quán xuyến kĩ nội dung phim, nghĩ rằng phim nào có phụ đề nói rõ là "Cấm trẻ em dưới 16 tuổi" xem, những phim khác có thể là Ban tổ chức chưa được xem nội dung. Mặc dù phim không có phụ đề "Cấm trẻ em dưới 16 tuổi" nhưng có thể có một vài cảnh nóng mà không soát được.


Một trong những cảnh nóng của phim.

Thứ hai, nếu phim có ghi "Cấm trẻ em dưới 16 tuổi" thì người đứng ở cửa các phòng chiếu có ít nhất 2 người, vừa để hướng dẫn và phát phiếu điều tra, họ phải làm việc đó. Ông Hợi khẳng định Sở không có ý gì làm việc tách trách vì hơn ai hết ngành Giáo dục đào tạo rất nhạy cảm chuyện trẻ em xem những phim không đáng xem.

"Năm nay Ban tổ chức có thể làm cũng hơi vội, huy động học sinh của chúng tôi cũng vội, quảng cáo cũng chậm và vướng vào quốc tang nữa nên việc theo dõi các khu vực chưa được chặt chẽ. Tôi ngại nhất  hôm 14/10 là hôm khai mạc nhưng vẫn chiếu, đích thân tôi phải đi xem đúng vào phòng chiếu phim dành cho người lớn và cấm trẻ em dưới 16 tuổi thì thấy là các em tình nguyện viên làm cũng nhiệt tình nhưng có thể ý thức các em chưa làm chủ được vấn đề đó", ông Hợi lí giải.

Trước đó, như báo chí đã đưa tin, trong thời gian diễn ra Liên hoan phim tại Quảng Ninh, học sinh lớp 7 trường THCS Cao Xanh (Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được nhà trường tổ chức đi xem phim miễn phí tại rạp Phương Nam. Thay vì xem các bộ phim hoạt hình hay những bộ phim phù hợp với lứa tuổi, các em lại phải xem phim “Scandal – Bí mật thảm đỏ”.

Tuy rằng đây là một trong những bộ phim được đánh giá cao nhưng đó là bộ phim hoàn toàn không phù phù hợp với độ tuổi 13, 14 của các em học sinh. Ngoài ra, tác phẩm này có chứa một số “cảnh nóng” và hình ảnh khiến người lớn cũng phải đỏ mặt.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nganh-giao-duc-Quang-Ninh-noi-ve-viec-HS-lop-7-xem-phim-co-canh-nong/321390.gd

Phút cảm động rơi nước mắt của nữ giảng viên báo chí

Posted: 19 Oct 2013 04:07 AM PDT

- Ngày mai, 20/10, ngày Phụ  nữ Việt Nam cũng là ngày Khánh Thương kỉ  niệm 1 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú. Một năm nhiều thách thức và tràn đầy yêu thương. Sáng nay, đứng trên sân khấu Ngày hội nơ hồng, chị vẫn rưng rưng khi nói về cuộc chiến không ngừng nghỉ của bản thân.

Một năm sau ngày nhận tin dữ, Khánh Thương (giảng viên báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hộiNhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) chị vẫn vậy với nụ cười rạng rỡ và hiền từ. Nhìn con gái kiên cường và lạc quan, mẹ chị cười trong nước mắt:

"Từ ngày biết mình bị bệnh, Thương tham việc quá. Hết làm việc trên trường lại bận bịu vun vén cho tổ chức Mạng lưới ung thư vú ở Việt Nam, tuyên truyền kiến thức ung thư vú cho mọi người".

Khánh Thương vừa trải qua ca phẫu thuật thứ hai cuối tháng 8/2013 và thực sự bắt tay triển khai kế hoạch Ngày hội nơ hồng tuyên truyền kiến thức ung thư vú cho mọi người từ ngày 10/9.

Ấy là 6 tuần chị cùng hàng chục tình nguyện viên đã làm việc quên ăn, quên ngủ để mong nhìn thấy một sự kiện gần nhất với từ ngày hội và để ngày hội được diễn ra trọn vẹn nhất có thể.

Nói về nỗ lực của mình, Khánh Thương tâm sự: "Nếu chiến dịch nơ hồng và ngày hội nơ hồng của Mạng lưới ung thư vú Việt Nam ngày hôm nay, trong tháng này có thể chỉ giúp đỡ được 1 phụ nữ Việt Nam được phát hiện sớm ung thư vú, giúp cô ấy hiểu rằng cô ấy không đơn độc trong hành trình chiến đấu với ung thư. Tôi có thể tự nói với mình rằng như vậy là chiến dịch đã thành công.

Nhưng tôi là một phụ nữ, một bệnh nhân ung thư vú vô cùng tham vọng. Tôi muốn tổ chức của mình có khả năng giúp đỡ tất cả phụ nữ Việt Nam, giúp họ sống lâu hơn và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi sẽ dành trọn thời gian còn lại của đời mình để làm việc đó và đặc biệt sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng".

Nói đến đây Khánh Thương lại khóc. Nhiều người có mặt tại ngày hội nhìn chị cũng rưng rưng. Aaron (tên tiếng Việt là An Bình) chồng chị nhìn vợ trìu mến. Chàng trai người Úc âm thầm lặng lẽ nhưng luôn kề vai sát cánh đi cùng người bạn đời. Anh sẵn sàng về Việt Nam làm đám cưới dù chị đã từng chối từ, muốn anh rời đi để tìm hạnh phúc khác.

Đồng cảm với Khánh Thương, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên và hoa hậu bao gồm Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Ngô Phương Lan, Hoa hậu biển 2010 Nguyễn Thị Loan, Nghệ sĩ Chiều Xuân, Hoàng Cúc, ca sĩ Thái Thù Linh, nghệ sĩ Piano Trang Trịnh và những người phụ nữ mang trong mình căn bệnh ung thư vú đã tham gia chụp bộ ảnh để gửi đi những thông điệp nâng cao nhận thức đến toàn thể phụ nữ và cộng đồng. Bộ ảnh được tại bởi nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân – một người có vợ cũng bị ung thư vú.

Những bức ảnh đời thường này như  một tiếng nói của người trong cuộc gửi đến cộng đồng, với khao khát cháy bỏng rằng phụ nữ Việt Nam sẽ được phát hiện sớm căn bệnh cũng như không bao giờ phải trải qua cuộc chiến không cân sức này.

ung th v

Khánh Thương xúc động trên sân khấu Ngày
hội nơ hồng sang 19/10. 

 

ung th v

Mẹ KhánhThương không giấu
được nước mắt thương con

ung th v

Aaron, chồng chị, nhìn vợ trìu mến

ung th v

Và nhiều người cũng đã khóc

ung th v

Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Ngô
Phương Lan cũng có mặt để động viên cho nỗ lực của
Khánh Thương và những người phụ nữ đã/đang trải qua
căn bệnh ung thư vú

ung th v

Những bức ảnh đời thường này như một
tiếng nói của người trong cuộc gửi đến cộng đồng,
với khao khát cháy bỏng rằng phụ nữ Việt Nam sẽ được
phát hiện sớm căn bệnh cũng như không bao giờ phải trải
qua cuộc chiến không cân sức này

ung th v

Thông điệp yêu thương gửi đến những
phụ nữ đã/đang phải trải qua căn bệnh ung thư

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145519/phut-cam--dong-roi-nuoc-mat-cua-nu-giang-vien-bao-chi.html

Chặng đường không trải hoa hồng

Posted: 19 Oct 2013 04:07 AM PDT

(GDTĐ) – Dường như phụ nữ luôn bị đánh giá khắt khe hơn giới mày râu, bởi dù họ có thành công trong sự nghiệp bao nhiêu, nhưng nếu không chu toàn việc gia đình thì cũng bị người đời chê trách. Đối với những người phụ nữ làm khoa học, làm thế nào vừa làm tròn thiên chức của người phụ nữ, vừa có thời gian phấn đấu cho sự nghiệp của riêng mình là bài toán không đơn giản.

Nhiều chông gai

n
Phụ nữ làm khoa học gặp phải rất nhiều chông gai. Ảnh: Hoàng Đan

PGS.TS Vũ Thị Thu Hà – Phó viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu của Viện – chia sẻ: "Trong nghiên cứu khoa học, để thu được thành quả tương đương với một người đàn ông, người phụ nữ phải nỗ lực hơn rất nhiều vì sức khỏe, quĩ thời gian, sự ủng hộ, tạo điều kiện từ phía gia đình và xã hội của họ đều ít hơn nhiều so với đàn ông".

Tuy nhiên, những chông gai, thử thách ấy không ngăn cản được TS Hà lựa chọn theo học ngành công nghệ hữu cơ hóa dầu và sau đó nghiên cứu sâu về công nghệ lọc hóa dầu – vốn là một ngành còn mới mẻ tại Việt Nam và dường như không phù hợp với phụ nữ. Những nỗ lực của PGS.TS Vũ Thị Thu Hà đã được đền đáp bằng nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Kovalevskaia năm 2011 của Việt Nam. 

Đồng quan điểm đó, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (Nguyên giảng viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội), nổi tiếng với những giống lúa lai do Việt Nam tự chọn tạo cho năng suất cao, cho rằng, người làm nghiên cứu khoa học nông nghiệp không những cần có kiến thức mà còn phải có sức khỏe tốt mới có thể theo đuổi sự nghiệp được lâu dài và có kết quả.

Vì thế, phụ nữ làm khoa học gặp nhiều khó khăn, vì sức khỏe không thể bằng nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn mới xây dựng gia đình, sinh con, phải chăm sóc gia đình con cái, không thể giành nhiều thời gian cho sự nghiệp như nam giới.

PGS.TS Trần Thị Vân Thi (Trường ĐH Khoa học Huế) chia sẻ những tâm sự rất thật: "Phụ nữ Việt Nam vốn đảm đang, nhưng hình như phụ nữ Huế chúng tôi còn bị ràng buộc nhiều hơn bởi gánh nặng gia đình, họ tộc. Khác với các thành phố công nghiệp, cả gia đình thường chỉ gặp nhau ở bữa cơm tối, ở cái thành phố nhỏ của chúng tôi, ngày ngày mỗi gia đình phải có đủ ba bữa cơm nóng sốt, mỗi tháng ít nhất cũng có vài đám giỗ, phụ nữ phải đến sớm góp tay làm cỗ…"

Theo TS Vân Thi, khó khăn chung mà tất cả phụ nữ đều phải đối mặt khi tham gia các công việc ngoài xã hội là quỹ thời gian eo hẹp. Điều đó lại càng căng thẳng hơn đối với nữ trí thức trong các trường ĐH. Để có đủ độ chín cho việc nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tế, đòi hỏi một thời gian dài làm việc thực sự, tự học hỏi, tự đào tạo trong thực tế, và lúc đó người nữ trí thức ít nhất cũng đã 45 tuổi – độ tuổi mà sức khỏe đã dần suy giảm. 

Mặt khác, TS Vân Thi cho rằng, con đường tiếp cận thực tế của những người nghiên cứu khoa học trong các trường đại học hiện nay vẫn còn khá xa, và càng xa hơn nữa đối với những địa phương chưa phát triển. Để có được một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đời sống hiệu quả cũng phải ngót nghét hàng chục năm. Hơn nữa, điều kiện để được tái đào tạo của nữ trí thức trong môi trường giảng dạy đại học tại những địa phương còn nghèo, kinh tế – xã hội còn khó khăn rất hạn chế. Đây là khó khăn lớn nhất của nữ trí thức so với nam giới.

Bí quyết "Vẹn cả đôi đường"

x
Nhiều nhà khoa học nữ đã thành công trong lĩnh vực tưởng không dành cho nữ giới

GS.TS Lộc Phương Thủy – Nữ GS dân tộc Tày duy nhất hiện nay của ngành văn học – cho biết: Làm nghiên cứu tốn rất nhiều thời gian, nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức công việc, cuộc sống sẽ bị đảo lộn. Để có thể chu toàn cả việc công và việc tư, bà đã áp dụng cả thói quen trong nghiên cứu vào trong cách tổ chức gia đình, nghĩa là làm mọi việc rất khoa học.

GS Lộc Phương Thủy quan niệm dù có thành đạt, người phụ nữ cũng không có quyền lãng quên những thiên chức của mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc gia địch sẽ bị xộc xệch, thậm chí tan vỡ. Bà cũng cảm thấy vui khi được nhiều người nhận xét bà là người "vẹn cả đôi đường" – không những thành công trong sự nghiệp mà còn có một gia đình hạnh phúc. Gia đình bà tuy không giàu có về tiền bạc nhưng các thành viên rất yêu thương, quan tâm đến nhau. 

Dường như các nhà khoa học nữ đã rất thành công khi áp dụng cách làm việc khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Như PGS.TS Trần Thị Vân Thi "bật mí": Việc sắp xếp một kế hoạch ngăn nắp, trật tự trong tất cả mọi công việc đã giúp chị em giảm thiểu "thời gian chết", đỡ mệt mỏi, dành ra thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi người nên có một kế hoạch dài ngày và kế hoạch ngắn hạn cho công việc cơ quan, việc gia đình để khỏi bị động và đạt hiệu quả trong công việc.

Kinh nghiệm của bản thân bà là mỗi tối, cơm nước xong, bà bắt đầu kiểm tra lại công việc đã làm trong ngày và tiếp tục lên kế hoạch cho ngày mai (cả việc trường lớp, việc nhà, việc cần lo cho con cái). Do biết cách sắp xếp thời gian khoa học cho công việc, TS Vân Thi đã tiết kiệm được thời gian và đỡ mệt mỏi hơn, hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều. 

Các nhà khoa học nữ cùng chung quan điểm khi cho rằng, bên cạnh những khó khăn, thử thách, phụ nữ làm khoa học cũng có những ưu thế so với cánh mày râu vì họ có thiên tính bền bỉ, cẩn thận, tỉ mỉ. 

PGS.TS Vũ Thị Thu Hà còn có một phát hiện thú vị về thuận lợi của phụ nữ làm khoa học. Đó là trong gia đình Việt Nam nói chung, người phụ nữ thường không phải là trụ cột, không phải là người lo "cơm áo gạo tiền" nên giả sử họ có trót theo đuổi sự nghiệp khoa học cả đời thì điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế gia đình. "Hình như, cho đến bây giờ, mọi người vẫn công nhận làm khoa học không phải là làm kinh tế" – TS Hà hóm hỉnh cho biết.

Để luôn luôn làm tốt nhiệm vụ của mình ở cả cơ quan và gia đình, TS Hà có một phương châm rất… quyết liệt: "Gia đình là tất cả, công việc là trên hết!". Đồng thời, TS Hà luôn biết chia sẻ cũng như biết phát huy sức mạnh từ những người xung quanh để giúp cho công việc của mình được thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất.

CHU MINH

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/nguoi-giu-lua-chang-duong-khong-trai-hoa-hong-1974204/

Hà Tĩnh: Hơn 62.000 học sinh vẫn chưa thể đến trường

Posted: 19 Oct 2013 04:07 AM PDT

Phần lớn số học sinh nghỉ học chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Kỳ Anh và Thạch Hà.

Được biết, toàn huyện Vũ Quang có 14/30 ngôi trường bị ngập lụt, hệ thống bồn hoa cây cảnh, bàn ghế, tủ đựng dụng cụ, đồ chơi trẻ em, biểu bảng bị hư hỏng nặng, trên 400 m tường rào bị đổ, hàng chục ngôi nhà công vụ, nhà xe bị sập, tốc mái. Tại nhiều trường mầm non, toàn bộ bàn ghế, bát đũa, đồ dùng của các em học sinh không kịp di chuyển đã bị bùn vùi lấp một lớp dày đặc.

Bàn ghế, đồ chơi  tại trường mầm non bị ngâm nhiều ngày trong nước

Đến thời điểm hiện nay, nhiều trường học vẫn bị ngập sâu.

Hiện tại, chưa thống kê được con số thiệt hại của các nhà trường do một số trường vùng hạ huyện vẫn đang chìm sâu trong biển.

Tại huyện Hương Sơn, hơn 25.500 học sinh các cấp vẫn phải nghỉ học do nước lũ lên nhanh, giao thông nhiều nơi chia cắt. Trận lũ vừa qua đã làm 54 trường học bị ngập trong đó 9 trường ngập sâu từ 1 mét trở lên. Ở Hương Khê cũng đã có 38 trường bị ngập nước trong đó có 9 trường ngập sâu gần 1m. Riêng các trường ở xã Phương Mỹ do ngập sâu lại bị chia cắt và nước vẫn chưa rút nên công tác dọn dẹp sau lũ gặp nhiều khó khăn.

Giáo viên, phụ huynh và các lực lượng tình nguyện dọn dẹp trường học sau khi lũ rút.

Một trong những khó khăn tại các trường trong vùng ngập lụt hiện nay vẫn chưa có điện, nguồn nước lau chùi không đảm bảo, vì vậy công tác khắc phục phải kéo dài trong nhiều ngày.

Ngay sau cơn lũ, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn đến các huyện có thiệt hại để kiểm tra. Đồng thời Sở cũng chỉ đạo các trường nhanh chóng có biện pháp để kịp chương trình học cho các em học sinh.

"Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất để các em học sinh trở lại trường học, đồng thời có kế hoạch dạy bù cho các em trong thời gian nghỉ do mưa lũ, đảm bảo kịp chương trình đề ra. Tuy nhiên, nếu thời tiết vẫn tiếp tục mưa to thì việc tổ chức đi học lại cho các em rất khó bởi có khả năng lũ sẽ lên tiếp", ông Trần Đình Hùng – Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hương Khê cho biết.

Phượng Vũ

Xem thêm :hà tĩnh, hương sơn, hương khê, kỳ anh, vũ quang, thạch hà, đức thọ, lau chùi, trần đình hùng, Phần lớn số học sinh nghỉ học, đảm bảo kịp chương trình, công tác khắc phục,

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ha-tinh-hon-62000-hoc-sinh-van-chua-the-den-truong-791733.htm

Sóc Trăng: Phát triển trường phổ thông dân tộc nội trú

Posted: 19 Oct 2013 04:07 AM PDT

Thực
hiện "Đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc
nội trú" (DTNT) giai đoạn 2011 – 2015, năm 2013, tỉnh Sóc Trăng đã
triển khai xây dựng trường phổ thông DTNT huyện Trần Đề và sửa chữa nâng
cấp các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia, để đến năm 2015 tỉnh có từ
12 – 13% học sinh dân tộc cấp THCS và THPT được học ở các trường phổ
thông DTNT.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/danviet.vn/Soc-Trang-Phat-trien-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru/12211794.epi

Không gây khó người học khi chuyển ĐH dân lập sang tư thục

Posted: 19 Oct 2013 04:06 AM PDT

(Cadn.com.vn) – Bộ GD-ĐT vừa có dự thảo Thông tư Quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.

Theo đó, Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.

Quá trình chuyển đổi phải đảm bảo hoạt động bình thường của nhà trường; không gây khó khăn cho người học của nhà trường; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động của nhà trường, của các cá nhân và tổ chức có liên quan.

T.X

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/cadn.com.vn/Khong-gay-kho-nguoi-hoc-khi-chuyen-DH-dan-lap-sang-tu-thuc/12209478.epi

Comments