Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đổi mới sinh hoạt Đoàn nơi địa đầu Tổ quốc

Posted: 18 Oct 2013 07:04 AM PDT

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.tienphong.vn/Doi-moi-sinh-hoat-Doan-noi-dia-dau-To-quoc/12204638.epi

Những quan chức Việt Nam có học hàm, giải thưởng lạ

Posted: 18 Oct 2013 06:04 AM PDT

Hầu hết các quan chức, bộ trưởng của Việt Nam đều có học hàm, học vị khá cao.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được phong hàm "Giáo sư danh dự
thỉnh giảng" Đại học Oxford. Theo đánh giá của Đại học Oxford, Bộ trưởng Nguyễn Thị
Kim Tiến, nguyên là Giám đốc của Viện Pasteur tại TP HCM đã tập trung vào việc tăng
cường chăm sóc ban đầu và sức khỏe cộng đồng với sự nhấn mạnh đặc biệt vào vắc-xin và
thuốc kháng vi rút.

Đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam được Đại học Oxford – một trong những ĐH
lâu đời nhất thế giới tại Anh phong hàm Giáo sư danh dự thỉnh giảng.

Vit Nam, quan chc, Ph Th tng, B trng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Trước khi đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (năm 2006), Phó Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Thiện Nhân được phong học hàm Phó Giáo sư Kinh tế (năm 1996) và sau đó là Giáo
sư (năm 2002).

Ngoài ra, năm 2005, ông còn đạt giải thưởng Sao Khuê, một giải thưởng lớn do
VINASA tổ chức với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể
và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp phần
mềm và công nghệ thông tin Việt Nam. Năm 2006, ông được Trường Đại học RMIT phong hàm
Tiến sĩ danh dự ngành thương mại.

Vit Nam, quan chc, Ph Th tng, B trng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cũng
đã nhận học hàm Giáo sư từ năm 2003, tức 2 năm sau khi ông rời khỏi trường Đại học
Tài chính Kế toán. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế Bratislava –
Slovakia. Ông được phong hàm Phó giáo sư năm 1996 và Giáo sư năm 2003.

Trước khi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng kiểm toán Nhà nước, ông từng
là giảng viên Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1979-1985), phó trưởng khoa Kế toán
(Đại học Tài chính Kế toán – 1993-1998), phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo
(1996-2001) và phó tổng kiểm toán nhà nước (từ tháng 7/2001).

Các nghiên cứu của GS.TS Vương Đình Huệ liên quan đến kế toán, kiểm toán, ngân
sách nhà nước; nghiên cứu hoạch định chính sách, chế độ kế toán kiểm toán; đào tạo
đại học và sau đại học về kinh tế ngành kiểm toán kế toán.

GS.TS Vương Đình Huệ đã hướng dẫn 10 tiến sĩ, 25 thạc sĩ; tham gia 9 đề tài cấp
bộ; công bố 25 bài báo khoa học và xuất bản 16 giáo trình và sách chuyên khảo.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận hiện cũng là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế. Ông bảo vệ
luận án tiến sĩ tại Nga năm 1987.

Tính đến nay, ông đã hướng dẫn thành công 11 luận án tiến sĩ và 12 luận văn thạc
sĩ, công bố 28 bài báo khoa học, chủ trì và tham gia trên 4 đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ và đề tài nhánh cấp Nhà nước, chủ biên và viết 7 cuốn sách.

Vit Nam, quan chc, Ph Th tng, B trng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã có bằng Tiến sĩ Kinh
tế. Ông là bộ trưởng trẻ nhất trong Chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng.

Ngoài ra, ông từng nhận giải thưởng Sao Khuê duy nhất dành cho cá nhân năm 2010
vì những cống hiến của ông trong lĩnh vực hoạch định và thi hành chính sách phát
triển công nghiệp phần mềm và CNTT tại tỉnh Quảng Ninh khi ông còn đương nhiệm các
chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh này.

(Theo Kiến thức)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145264/nhung-quan-chuc-viet-nam-co-hoc-ham--giai-thuong-la.html

Các trường ĐH Mỹ tìm kiếm sinh viên giỏi nhất VN

Posted: 18 Oct 2013 05:04 AM PDT

Triển lãm Giáo dục Mỹ sẽ trở
lại Việt Nam vào mùa thu này, tổ chức các sự kiện ở Hà Nội (ngày 22/10/2013) và
TP.HCM (24/10/2013), đem đến cơ hội học bổng và gặp gỡ nhân viên tuyển sinh từ
22 ĐH, CĐ danh tiếng của Mỹ.

Tại triển lãm 2013, học sinh chưa tốt nghiệp và đã tốt nghiệp THPT ngoài cơ hội
tìm hiểu về các trường ĐH đang rộng cửa đón sinh viên nước ngoài, còn dự Hội chợ
Học bổng, nơi tìm hiểu cặn kẽ các cơ hội học bổng tại nhiều trường ĐH, CĐ Mỹ.

Ban tổ chức đề nghị học sinh sinh viên mang theo các bản sao bảng điểm, học bạ
và điểm TOEFL tới Triển lãm. Các điểm số này sẽ giúp diện các trường nhận định
được khả năng đáp ứng điều kiện nhập học và mức độ tiến bộ của bạn trong học
tập.

H M

Hàng năm, Triển lãm Giáo dục Mỹ
lớn nhất đều diễn ra ở Việt Nam. Mỹ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho sinh viên
nước ngoài muốn học tiếp sau trung học. Năm 2012, hơn 730.000 sinh viên từ khắp
nơi trên thế giới đã được tuyển vào các trường ĐH và CĐ Mỹ. Con số ổn định này
chứng tỏ Mỹ vẫn là nước có nền giáo dục đại học xứng nhất với đồng tiền bỏ ra.

Các trường ở Mỹ vẫn đủ khả năng cung cấp sự đầu tư vô giá này với các mức chi
phí vừa túi tiền.

Danh sách 22 trường ĐH tham gia triển lãm :
California State University-Fresno
Concord University
Drexel University
Drury University
Eugene Lang College The New School for Liberal Arts
Fontbonne University
Gonzaga University
La Sierra University
Lane Community College
Murray State University
New York Film Academy
Oklahoma City University
Park University
Purdue University Calumet
Snow College
South Puget Sound Community College
St. Mary’s University-Minnesota
Truckee Meadows Community College
University of Nevada, Reno
University of San Francisco
West Texas AM University
Wright State University

Chương trình Học bổng Du học ở Hà Nội:
Thời gian: 17h30-18h thứ 3 ngày 22/10/2013
Địa điểm: Khách sạn Melia Hà Nội (44B Đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội)
Hội thảo Thị thực cho các bậc cha mẹ và học sinh: 18h-21h
Mọi thông tin thêm xem tại:
http://www.studentlane.com/en_us/index.php?option=com_contentview=articleid=91Itemid=113

Chương trình Học bổng du học ở TP.HCM
Thời gian: 17h30-18h thứ 3 ngày 22/10/2013Thứ Năm ngày 24/10/2013
Địa điểm: Khách sạn Rex (141 Đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM)
Hội thảo Thị thực cho các bậc cha mẹ và học sinh: 18h-21h
Mọi thông tin thêm xem tại
http://www.studentlane.com/en_us/index.php?option=com_contentview=articleid=91Itemid=113

Anh Vũ

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145395/cac-truong-dh-my-tim-kiem-sinh-vien-gioi-nhat-vn.html

Trường học xanh

Posted: 18 Oct 2013 05:04 AM PDT

Mô hình Green School đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia. Trong giai đoạn đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa không ngừng như hiện nay, vấn đề giáo dục về môi trường càng trở nên cần thiết. Mô hình giáo dục thân thiện này sẽ là tiền đề cho các em hiểu rõ để bảo vệ thiên nhiên.

Schneider-Electric-1-5473-1382082599.jpg

Mô hình Green School điển hình là trường học tại Bali, Indonesia.

Trường học xanh áp dụng các tiêu chí về rác thải, năng lượng, nước và cây xanh. Từ đây, ta cũng thấy được một trường học xanh không có nghĩa là trường học trông có vẻ sạch hơn. Trường học xanh là trường học có sự tham gia không chỉ của học sinh, giáo viên, công nhân viên mà còn có sự chung tay góp sức của cả chính quyền, doanh nghiệp tại địa phương, để tạo ra một môi trường xanh – sạch – đẹp hơn, một môi trường tốt hơn cho sức khỏe học sinh vừa tiết kiệm tiền cho nhà trường. Trường học xanh giải quyết hết các vấn đề ô nhiễm trong trường học.

Ở Việt Nam, các mô hình trường học xanh đã được tiếp cận và nghiên cứu. Điển hình là một nhóm sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP HCM đã nghiên cứu thành công mô hình Green School, ứng dụng những sản phẩm tái chế từ rác thải để phủ xanh các công trình trong trường học.

Như vậy, mô hình trường học xanh đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Điều duy nhất chúng ta chưa làm được là lan tỏa các ý tưởng, các mô hình trường học xanh phù hợp với các địa phương, các thành phố và đặc biệt là triển khai trong các trường học.

Schneider-Electric-2-4682-1382082599.jpg

Từ tháng 11 này, nhóm các bạn trẻ thực hiện dự án “I will if you will” sẽ thực hiện đưa các ý tưởng, lan tỏa các hành động, để mỗi trường học tham gia vào dự án sẽ là một trường học xanh. Cụ thể, một chỉ tiêu trong dự án là việc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, các trường học tham gia dự án sẽ được chọn lựa các chỉ tiêu. Song việc đưa ra kiến thức, nhận thức về việc sử dụng năng lượng mặt trời – năng lượng tái tạo trong trường học sẽ tạo ra những trường học xanh ngay từ trong nhận thức của giáo viên và học sinh.

Mô hình trường học xanh ở Bali sẽ được nhân rộng không phải về mặt hình thức, mà còn trên toàn bộ các trường học về mặt nhận thức, ý thức và hành động thực tế. Các lợi ích của trường học xanh đã được đánh giá và thực hiện với những thành quả nhất định, song vẫn cần nhiều hơn những trường học dám đứng lên thay đổi. Mong rằng, dự án nói riêng và mô hình trường học xanh nói chung sẽ càng ngày càng đạt được nhiều thành công nhất định.

 * Độc giả gửi bài dự thi tại đây hoặc về email media@vnexpress.net.

Nguyễn Minh Quyên

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/nang-luong-xanh-cho-cuoc-song/truong-hoc-xanh-2897340.html?utm_source=box_nangluongxanhcs&utm_medium=link&utm_content=box_right&utm_campaign=Box_Schneider

Bài học cuộc sống của chàng trai 30

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT

Năm nay tôi gần 30 tuổi. Trong suốt hành trình 30 năm, tôi đã học được rất nhiều điều. Dưới đây là những bài học cuộc sống quan trọng mà tôi đúc kết được sau 30 năm.

bi hc cuc sng, k nng sng
Chàng trai 30 tuổi Joshua Fields Millburn

1. Chúng ta cần có tình yêu.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu nói: "Được yêu rồi mất mát còn hơn là chưa bao giờ được yêu". Tôi biết, những câu nói như thế này nghe có vẻ nhạt nhẽo và lý thuyết. Nhưng đó lại là sự thật. Chúng ta cần tình yêu ngay cả khi nó có thể làm trái tim ta tan nát. Bởi vì khi có tình yêu, cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.

2. Tình yêu thôi là chưa đủ.

Mặc dù chúng ta cần tình yêu, nhưng chỉ có tình yêu thôi thì không đủ để tồn tại. Chúng ta phải có những hành động cụ thể để thể hiện cho người khác biết là chúng ta quan tâm và yêu quý họ.

3. Hạnh phúc là thứ không thể mua bán.

Chúng ta không thể mua hạnh phúc. Nghe có vẻ sáo rỗng khi nói ra điều này, nhưng chúng ta đi tìm kiếm những lối đi, những kệ hàng, những trang web trên eBay là để tìm kiếm thứ gì đó khác, thứ để lấp đầy khoảng trống. Nhưng chúng ta không thể lấp đầy khoảng trống bằng vật chất.

Việc mua sắm chỉ xoa dịu chúng ta trong giây lát. Điều tệ nhất là nó sẽ hủy hoại cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta trống rỗng và chán nản, thậm chí là cô đơn hơn, cô đơn giữa đống vật chất. Sự thật là tất cả chúng ta đều sẽ chết và việc chất đống của cải vào quan tài cũng sẽ không giúp chúng ta thoát khỏi số phận này.

4. Trước đây tôi nghĩ rằng mình thành công vì có một công việc với mức lương lên tới 6 con số – điều mà bạn bè và gia đình tự hào về tôi. Tôi từng nghĩ rằng một ngôi nhà có nhiều phòng ngủ sẽ giúp tôi trông thành công hơn, những chiếc xe hơi sang trọng, những bộ quần áo hàng hiệu, đồng hồ đẹp, tivi màn hình lớn và tất cả những thứ hấp dẫn của thế giới vật chất… cũng thế. Tôi mua tất cả và tôi chắc rằng mình vẫn không cảm thấy thành công, ngược lại tôi thấy chán nản. Tôi lại càng mua sắm nhiều hơn. Và khi mua sắm không giải quyết được gì, tôi biết rằng phải làm điều gì đó với cuộc đời mình, tôi phải ngừng sống dối trá và bắt đầu sống với ước mơ của mình.

5. Bạn phải thay đổi

Tôi biết rằng bản thân muốn thay đổi cuộc sống. Tôi biết mình không hạnh phúc, không thỏa mãn. Tôi biết mình không tự do, không tự do thực sự. Vấn đề là tôi biết hết những điều này về mặt lý trí, chứ không phải mặt cảm xúc. Tôi không có cảm giác là mọi thứ phải thay đổi. Tôi biết thay đổi là đúng đắn nhưng thay đổi không phải là điều tôi bắt buộc phải làm, vì thế nó đã không xảy ra.

Tôi tin rằng khi bạn có động lực, bạn sẽ hành động. Vì thế, một quyết định chưa phải là quyết định thực sự cho tới khi đó là điều bắt buộc bạn phải làm. Một khi những điều "nên làm" trở thành "phải làm", thì bạn sẽ đưa ra quyết định thực sự.

6. Phát triển và cống hiến là ý nghĩa của cuộc sống.

bi hc cuc sng, k nng sng

Tôi cho rằng cách tốt nhất để sống ý nghĩa rất đơn giản: liên tục phát triển như một cá nhân và cống hiến cho xã hội một cách ý nghĩa. Đó là ý nghĩa cuộc sống của tôi.

7. Sức khỏe quan trọng hơn chúng ta nghĩ.

Không có sức khỏe thì không có gì quan trọng. Tôi đã mất một năm rưỡi để giảm 31,5 cân. Đó là cách đây 7 năm và bây giờ tôi vẫn đang tiếp tục giảm. Năm nay tôi 30 tuổi và tôi đang có một hình thể đẹp nhất từ trước đến giờ.

8. Những kỷ vật không quan trọng như chúng ta nghĩ.

Mẹ tôi qua đời năm 2009. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn trong cuộc đời tôi, nhưng nó cũng giúp tôi nhận ra nhiều điều về ý nghĩa không cần thiết của những kỷ vật. Tôi nhận ra rằng tôi có thể giữ những kỷ niệm về bà mà không cần đến những kỷ vật đó, rằng tôi không cần tới kỷ vật của mẹ mình để nhớ về bà. Khắp mọi nơi đều có hình bóng của bà: trong cách mà tôi hành động, trong cách mà tôi đối xử với người khác, thậm chí là trong nụ cười của tôi.

9. Công việc không phải là nhiệm vụ.

Ít nhất là không đúng với tôi mặc dù nó chiếm nhiều nhất thời gian của tôi.

10. Tìm ra niềm đam mê rất quan trọng.

Niềm đam mê của tôi là viết. Có thể bạn biết đam mê của bạn là gì, có thể không. Hãy làm điều đó cho chính bản thân mình, nó sẽ thay đổi mọi thứ.

Bài viết của Joshua Fields Millburn.

  • Nguyễn Thảo(Theo Minimalists)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145415/bai-hoc-cuoc-song-cua-chang-trai-30.html

Bất nhất học phí đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT

Theo Đề án 911 "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020" thì người học sẽ được cấp học bổng và chi phí đào tạo. Tuy nhiên, mới đây, liên bộ GD-ĐT và Tài chính lại thông báo người học vẫn phải nộp học phí.

hc ph, tin s, bt nht

Các ứng viên của Đề án 322 được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách. Đề án 911 được triển khai năm 2012 sau khi kết thúc Đề án 322 – Ảnh: Hà Ánh

Nộp học phí trước khi đi học

Liên bộ Tài chính và GD-ĐT vừa ban hành thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020" (gọi tắt là Đề án 911). Theo đó, đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, từ năm 2014, nghiên cứu sinh trúng tuyển trước khi được cử đi đào tạo có trách nhiệm đóng học phí (số tiền tương đương với mức học phí nếu học viên học trường trong nước) cho Bộ GD-ĐT một lần toàn bộ thời gian học tập ở nước ngoài.

Đối với chương trình toàn thời gian ở trong nước, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành và phương thức đào tạo, trường được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Nghiên cứu sinh của Đề án 911 đóng học phí cho cơ sở đào tạo theo định kỳ hằng tháng (tối đa không quá 10 tháng/năm).

Quy định không thống nhất ?

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Đề án 911 sau khi Đề án 322 (Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ năm 2000 – 2010) kết thúc.

Đến năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911. Thông tư nêu rõ: Quyền của nghiên cứu sinh là được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo. Năm 2013, Bộ thông báo tuyển sinh khóa đầu tiên đi học ở nước ngoài theo đề án này, người trúng tuyển được cấp học bổng bao gồm học phí và các loại phí bắt buộc liên quan đến chương trình học tập… Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2013 đã tuyển được gần 700 người theo đề án. Tính đến tháng 9 năm nay, số người ra nước ngoài học mới được 130, còn lại khoảng 500 người có thể đi vào năm 2014.

Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, từ năm 2014, những người đi học theo đề án này ở nước ngoài lại phải nộp học phí. Lý giải về việc này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết: "Do nhà nước cấp kinh phí không đủ cho chi phí đào tạo nên Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT đã thống nhất thu học phí của người học". Cũng theo bà Hà, mức học phí được thu như nhau đối với người học trong nước và ở nước ngoài để đảm bảo sự công bằng. Học phí của người đi học ở nước ngoài sẽ được Bộ GD-ĐT sử dụng một phần để trang trải các chi phí như: liên hệ với nước ngoài, làm thủ tục hồ sơ cho nghiên cứu sinh…

Khi được hỏi nếu thực hiện như vậy có phù hợp với các quy định đã ban hành hay không, bà Hà thừa nhận: "Việc này có hơi khập khiễng so với chính sách trước nhưng do khó khăn về kinh phí nên cần phải xã hội hóa". Bà Hà cho biết thêm, hiện ngân sách nhà nước cấp chỉ đảm bảo được 1/4 kinh phí so với dự kiến trong đề án. Vì vậy Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc sửa một số nội dung mà thông tư đã ban hành. Ví dụ: thông tư cho phép người học trong nước được thực tập ở nước ngoài nhưng với kinh phí hiện nay thì chỉ có thể tuyển chọn 1/4 trong số đó để đưa đi thực tập. Diện được cấp học bổng cũng sẽ bị thu hẹp tương xứng với mức kinh phí mà nhà nước hỗ trợ.

Thế nhưng những người khóa tuyển sinh năm 2013 đã ra nước ngoài học, Bộ GD-ĐT thông báo được cấp học phí thì sẽ giải quyết như thế nào? Bà Hà thông tin: "Đối với khóa tuyển sinh đó sẽ khó thu học phí và họ cũng chưa biết chủ trương này nên có thể khi về sẽ tính".

Cản trở việc tuyển sinh đi học tại nước ngoài

Một số chuyên gia giáo dục đánh giá chủ trương thu học phí của người học có thể sẽ làm cản trở việc tuyển sinh đi học nước ngoài vốn đã gặp rất nhiều khó khăn.

Một chuyên gia cho rằng học phí thu được từ người học cũng không đáng kể so với kinh phí mà nhà nước cấp để đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài (người học đóng thêm vài chục triệu đồng trong khi chi phí đào tạo khoảng hơn 1 tỉ đồng). Tuy nhiên điều này sẽ làm chủ trương của nhà nước mất ý nghĩa. Theo chuyên gia này, việc giao cho các trường tự xây dựng mức học phí cũng sẽ làm việc đào tạo tiến sĩ trong nước gặp khó khăn nếu người học phải đóng học phí cao.

Điều đáng nói là hiện nay người được đào tạo tiến sĩ trong nước (không thuộc Đề án 911) cũng vẫn được nhà nước cấp bù chi phí đào tạo. Như vậy nếu tham gia Đề án 911, ngoài việc được tham gia xét cấp học bổng thì người học không có quyền lợi gì thật sự khác biệt mà còn bị ràng buộc nhiều trách nhiệm như phải trở về phục vụ trường cử đi đào tạo; bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình… Vì vậy, sẽ khó có thể khuyến khích họ tham gia đề án. 

(Theo Vũ Thơ/ Thanh Niên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145332/bat-nhat-hoc-phi-dao-tao-tien-si-bang-ngan-sach.html

Bất nhất học phí đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT

Bất nhất học phí đào tạo tiến sĩ bằng ngân sách

Theo Đề án 911 "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020" thì người học sẽ được cấp học bổng và chi phí đào tạo. Tuy nhiên, mới đây, liên bộ GD-ĐT và Tài chính lại thông báo người học vẫn phải nộp học phí.

Các ứng viên của Đề án 322 được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách. Đề án 911 được triển khai năm 2012 sau khi kết thúc Đề án 322 - Ảnh: Hà Ánh
Các ứng viên của Đề án 322 được gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách. Đề án 911 được triển khai năm 2012 sau khi kết thúc Đề án 322 – Ảnh: Hà Ánh.

 

Nộp học phí trước khi đi học

Liên bộ Tài chính và GD-ĐT vừa ban hành thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với Đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 – 2020" (gọi tắt là Đề án 911). Theo đó, đối với đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, từ năm 2014, nghiên cứu sinh trúng tuyển trước khi được cử đi đào tạo có trách nhiệm đóng học phí (số tiền tương đương với mức học phí nếu học viên học trường trong nước) cho Bộ GD-ĐT một lần toàn bộ thời gian học tập ở nước ngoài.

Đối với chương trình toàn thời gian ở trong nước, căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành và phương thức đào tạo, trường được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Nghiên cứu sinh của Đề án 911 đóng học phí cho cơ sở đào tạo theo định kỳ hằng tháng (tối đa không quá 10 tháng/năm).

Quy định không thống nhất ?

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Đề án 911 sau khi Đề án 322 (Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ năm 2000 – 2010) kết thúc.

Đến năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911. Thông tư nêu rõ: Quyền của nghiên cứu sinh là được cấp học bổng và chi phí đào tạo trong thời gian khóa đào tạo. Năm 2013, Bộ thông báo tuyển sinh khóa đầu tiên đi học ở nước ngoài theo đề án này, người trúng tuyển được cấp học bổng bao gồm học phí và các loại phí bắt buộc liên quan đến chương trình học tập… Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2013 đã tuyển được gần 700 người theo đề án. Tính đến tháng 9 năm nay, số người ra nước ngoài học mới được 130, còn lại khoảng 500 người có thể đi vào năm 2014.

Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, từ năm 2014, những người đi học theo đề án này ở nước ngoài lại phải nộp học phí. Lý giải về việc này, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết: "Do nhà nước cấp kinh phí không đủ cho chi phí đào tạo nên Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT đã thống nhất thu học phí của người học". Cũng theo bà Hà, mức học phí được thu như nhau đối với người học trong nước và ở nước ngoài để đảm bảo sự công bằng. Học phí của người đi học ở nước ngoài sẽ được Bộ GD-ĐT sử dụng một phần để trang trải các chi phí như: liên hệ với nước ngoài, làm thủ tục hồ sơ cho nghiên cứu sinh…

Khi được hỏi nếu thực hiện như vậy có phù hợp với các quy định đã ban hành hay không, bà Hà thừa nhận: "Việc này có hơi khập khiễng so với chính sách trước nhưng do khó khăn về kinh phí nên cần phải xã hội hóa". Bà Hà cho biết thêm, hiện ngân sách nhà nước cấp chỉ đảm bảo được 1/4 kinh phí so với dự kiến trong đề án. Vì vậy Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc sửa một số nội dung mà thông tư đã ban hành. Ví dụ: thông tư cho phép người học trong nước được thực tập ở nước ngoài nhưng với kinh phí hiện nay thì chỉ có thể tuyển chọn 1/4 trong số đó để đưa đi thực tập. Diện được cấp học bổng cũng sẽ bị thu hẹp tương xứng với mức kinh phí mà nhà nước hỗ trợ.

Thế nhưng những người khóa tuyển sinh năm 2013 đã ra nước ngoài học, Bộ GD-ĐT thông báo được cấp học phí thì sẽ giải quyết như thế nào? Bà Hà thông tin: "Đối với khóa tuyển sinh đó sẽ khó thu học phí và họ cũng chưa biết chủ trương này nên có thể khi về sẽ tính".

Cản trở việc tuyển sinh đi học tại nước ngoài

Một số chuyên gia giáo dục đánh giá chủ trương thu học phí của người học có thể sẽ làm cản trở việc tuyển sinh đi học nước ngoài vốn đã gặp rất nhiều khó khăn.

Một chuyên gia cho rằng học phí thu được từ người học cũng không đáng kể so với kinh phí mà nhà nước cấp để đào tạo một tiến sĩ ở nước ngoài (người học đóng thêm vài chục triệu đồng trong khi chi phí đào tạo khoảng hơn 1 tỉ đồng). Tuy nhiên điều này sẽ làm chủ trương của nhà nước mất ý nghĩa. Theo chuyên gia này, việc giao cho các trường tự xây dựng mức học phí cũng sẽ làm việc đào tạo tiến sĩ trong nước gặp khó khăn nếu người học phải đóng học phí cao.

Điều đáng nói là hiện nay người được đào tạo tiến sĩ trong nước (không thuộc Đề án 911) cũng vẫn được nhà nước cấp bù chi phí đào tạo. Như vậy nếu tham gia Đề án 911, ngoài việc được tham gia xét cấp học bổng thì người học không có quyền lợi gì thật sự khác biệt mà còn bị ràng buộc nhiều trách nhiệm như phải trở về phục vụ trường cử đi đào tạo; bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nếu không hoàn thành chương trình… Vì vậy, sẽ khó có thể khuyến khích họ tham gia đề án.

Theo Vũ Thơ
Thanh Niên


Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/651480/Bat-nhat-hoc-phi-dao-tao-tien-si-bang-ngan-sach-tpol.html

Gia đình GS Hoàng Như Mai tặng 2.200 đầu sách cho sinh viên

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT

Đăng Bởi

– 16:53 18-10-2013

Ngày 18.10, Trường ĐH Văn Hiến đã ra mắt phòng sách của cố GS-NGND Hoàng Như Mai. Số sách này gia đình giáo sư tặng cho sinh viên Trường ĐH Văn Hiến theo ý nguyện của giáo sư trước khi mất. 

Đại diện gia đình, TS Hoàng An Quốc – con trai GS Hoàng Như Mai đã trao tặng tủ sách với hơn 2.200 cuốn sách cho thư viện của ĐH Văn Hiến. Tủ sách bao gồm các đầu sách ở các lĩnh vực lý luận – phê bình, văn học sử, tác phẩm văn học, thơ, kịch, …

Trong đó có nhiều cuốn sách do GS biên soạn như: Hoàng Như Mai văn tập, Tiếng trống Hà hồi tập kịch, Văn học hiện đại 1945 – 1960, … Ngoài ra, còn hơn 100 đầu sách mang đậm tinh thần văn học bình dân, tinh thần phật giáo và nhiều đầu sách quý của các tác gia nổi tiếng thế giới cũng được GS Hoàng Như Mai sưu tập và trao tặng cho thư viện trường.

Đại diện gia đình Giáo sư trao tặng tủ sách cho Thư viện Trường đại học Văn Hiến.

Đại diện gia đình GS Hoàng Như Mai trao tặng tủ sách cho thư viện Trường ĐH Văn Hiến.

Đây là tủ sách quý được GS sưu tầm trong suốt cuộc đời nghiên cứu, giảng dạy nay được đưa vào trường để làm tư liệu cho sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu học tập.

Ngoài viêc trao tặng tủ sách, theo tâm nguyện của cố GS Hoàng Như Mai, đại diện gia đình đã trao tặng gói học bổng trị giá 100 triệu đồng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập của Trường ĐH Văn Hiến. Gói học bổng được trao trong 5 năm, mỗi năm trao 10 suất (mỗi suất 2 triệu đồng).

Nguyễn Thu Lành (sinh viên năm 4, khoa Tâm lý học) là một trong những sinh viên suất sắc nhận được học bổng của GS Hoàng Như Mai. Dù bị khiếm thị bẩm sinh nhưng Thu Lành luôn cố gắng vượt khó khăn và đật thành tích cao trong học tập.

"Em cảm thấy vô cùng biết ơn và xúc động trước sự quan tâm của cố GS Hoàng Như Mai. Dù khuyết tật ở đôi mắt, nhưng không vì đó mà em bỏ cuộc. Nhận học bổng này như tiếp thêm động lực và em sẽ phấn đấu hơn nữa để luôn tự hào với những tình cảm, sự quan tâm mà cố GS Hoàng Như Mai đã làm cho chúng em", Thu Lành chia sẻ.

Một Thế Giới xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về tủ sách của cố GS-NGND Hoàng Như Mai:

Gia đình cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai tham dự lễ trao tặng sách và học bổng.

Gia đình cố GS-NGND Hoàng Như Mai tham dự lễ trao tặng sách và học bổng.

Sinh viên tranh thủ xem những cuốn sách quý của cố Giáo sư để lại.

Sinh viên tranh thủ xem những cuốn sách quý của cố Giáo sư để lại.

"Tiếng trống Hà Hồi" là một trong những cuốn sách kịch lịch sử nổi tiếng của Giáo sư.

"Về văn hóa nghệ thuật" cuốn sách của những vị lãnh tụ nổi tiếng Việt Nam

Những cuốn sách của các tác giả lớn trên thế giới

Những cuốn sách của các tác giả lớn trên thế giới

tu sach giao su Hoang Nhu Mai

Những góc của tủ sách Giáo sư Hoàng Như Mai

Những góc của tủ sách Giáo sư Hoàng Như Mai

tu sach giao su Hoang Nhu Mai

Góc tủ sách Giáo sư Hoàng Như Mai

Tin, ảnh: Nguyễn Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/motthegioi.vn/Gia-dinh-GS-Hoang-Nhu-Mai-tang-2200-dau-sach-cho-sinh-vien/12204895.epi

Tọa đàm: Mục tiêu giáo dục tốt nghiệp – tốt nghề

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT


FPT Polytechnic tổ chức tọa đàm:

Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2012, trong tổng số gần 1 triệu người thất nghiệp, có 55,4 nghìn người trình độ CĐ (chiếm 5,6%) và 111,1 nghìn người có trình độ ĐH trở lên (11,1%). Nguyên nhân chính của tình trạng này, theo lời các chuyên gia dự báo nguồn nhân lực: "Hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại sinh viên khi mới tốt nghiệp bởi họ thiếu rất nhiều kỹ năng".

Thực tế cho thấy, sinh viên trường nghề lại được trang bị khá tốt các kỹ năng thiết yếu: Kỹ năng Chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm. Các em được doanh nghiệp "trải thảm" chào đón ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

Riêng Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, gần 100% sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp đã lần lượt xin được việc làm phù hợp với khả năng. Sinh viên ra trường tự tin với chuyên môn, kỹ năng sống, vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với triết lý "Thực học – Thực nghiệp" và mục tiêu lớn nhất là "Tốt nghiệp – Tốt nghề", Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic chủ trương đưa thực tế vào đào tạo qua phương pháp đào tạo dự án (Project based training) trong 6 chuyên ngành mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực cao: Thiết kế lập trình Website, Ứng dụng Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa Multimedia, Lập trình máy tính – Thiết bị di động, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp. Hơn hai năm học tập tại trường cũng chính là thời gian giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sự nghiệp sau này.

Bên cạnh chất lượng đào tạo được chú ý từ người dạy, người học, thì FPT Polytechnic cũng đầu tư môi trường đào tạo chuẩn quốc tế cho sinh viên với hệ thống giáo trình hoàn thiện và chất lượng tới tất cả các môn học từ các nhà xuất bản giáo trình lớn nhất thế giới. Khung chương trình tuân theo chuẩn BTEC của Vương quốc Anh.

Thông tin về các vị khách mời:

TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, Viện phó Viện đào tạo quốc tế FPT – Đại học FPT: Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh). Ông đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục – xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.

ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

ThS. Vũ Chí Thành – Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội: Học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ và có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới (WB) tại Washington DC, ông trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh, Công tác Sinh viên – FPT Polytechnic. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

Phan Thị Thanh Hương, sinh viên lớp PB06101, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của FPT Polytechnic Hà Nội. Trong quá trình học tập tại FPT Polytechnic, Hương đã từng đạt các danh hiệu: "Sinh viên có thành tích học tập xuất sắc" trong 3 học kỳ: Spring 2011, Spring 2012, Fall 2012; "Sinh viên ưu tú" chuyên ngành Kế toán trong cuộc thi tuyển "Sinh viên ưu tú – 2012" do FPT Polytechnic tổ chức; "Sinh viên có nhiều đóng góp trong các hoạt động ngoại khóa" học kỳ Fall 2010.

Xem thêm :việt nam, ứng dụng, washington, vương quốc anh, kỹ năng sống, tin học, kế toán, thiết kế, đào tạo quốc tế, lĩnh vực đào tạo, Giám đốc chương trình, Polytechnic

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/toa-dam-muc-tieu-giao-duc-tot-nghiep-tot-nghe-791328.htm

Sổ liên lạc điện tử: Lợi thì có lợi …

Posted: 18 Oct 2013 04:04 AM PDT

(PetroTimes) – Đầu năm học, nỗi lo muôn thuở của bậc phụ huynh là các khoản đóng góp cho việc học của con. Bên cạnh các khoản đã thành "thông lệ", vài năm gần đây việc triển khai sổ liên lạc điện tử được nhiều trường áp dụng. 

Phí cao, chất lượng "ảo"

Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) được thử nghiệm sớm nhất ở TP. HCM khoảng 5-6 năm trước. Theo đó, khi sử dụng dịch vụ này, hàng ngày vào giờ tan trường phụ huynh sẽ nhận được tin nhắn thông báo từ nhà trường qua tổng đài về tình hình của con mình trong thời gian ở trường. Hiện nay, mới có Hà Nội và TP.HCM là triển khai đại trà, còn tại các địa phương, sổ liên lạc điện tử gần như rất xa lạ…

Theo lí giải của nhà trường và Ban phụ huynh, với SLLĐT, bố mẹ sẽ được thường xuyên biết thông tin xem tinh thần thái độ học tập của con ra sao, chấp hành kỷ luật thế nào, ăn chậm hay nhanh, viết đẹp hay xấu…

Với mức phí trung bình từ 20-50.000 đồng/tháng, nhiều vị phụ huynh cho rằng số tiền này không quá đắt so với thông tin mà mình sẽ nhận được về tình hình của con ở trường. Phụ huynh được gợi ý, nếu muốn đăng ký dịch vụ này thì điền vào đơn tự nguyện đóng góp.

SLLĐT giúp phụ huynh nắm được thông tin học tập và sinh hoạt của con tại trường.

Nhưng đã thu thì thu luôn một thể, tiện cho việc nhập số điện thoại của phụ huynh vào hệ thống các phụ huynh đóng luôn cho cả năm học. Vị chi là từ 200 – 450.000 đồng cho SLLĐT cả năm học. Một lớp 50 cháu thu được số tiền từ 10-22 triệu đồng cho một năm.

Chị Quỳnh có con học ở một trường tiểu học ở Hà Nội bức xúc: "Đầu năm học, thấy cô giáo "hứa hẹn" SLLĐT sẽ là cầu nối thông tin giữa cô giáo và phụ huynh, mọi hoạt động của con ở lớp sẽ được cô thông báo cặn kẽ đến phụ huynh thông qua tin nhắn điện tử.

Hơn một tháng con đi học, hàng ngày chị đều nhận được tin nhắn với nội dung y chang: “Phụ huynh cho con học bài …, hoàn thành bài tập Tiếng Việt…, Toán… ” hoặc thêm nữa là “Phụ huynh cho con mặc đồng phục”, “Phụ huynh cho con đi học đúng giờ”, “Phụ huynh soạn sách vở theo thời khóa biểu…”

Với những tin nhắn đó – theo chị là có cũng được, không có cũng chẳng sao. Những thông tin chị muốn biết như con ăn cơm ở lớp thế nào? Con viết chữ, học toán ra sao? Thái độ học tập ở lớp thế nào?… thì SLLĐT không đề cập.

Không được thu phí sử dụng SLLĐT quá cao

Trước tình hình thu phí sử dụng SLLĐT thiếu thống nhất giữa các trường, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các nhà trường nếu thực hiện dịch vụ SLLĐT phải bảo đảm mức thu không quá 40.000 đồng/học sinh/tháng với từng gói dịch vụ.

Ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Kế hoạch Công nghệ thông tin – Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Hệ thống SLLĐT chủ yếu hoạt động dựa trên thỏa thuận của nhà trường và phụ huynh chứ chưa phải là chủ trương bắt buộc của ngành.

Việc thu phí SLLĐT cũng được thực hiện theo hình thức thỏa thuận, tự nguyện giữa gia đình – nhà trường – doanh nghiệp. Bởi vậy, có tình trạng mỗi nơi một giá khác nhau.

Sự cố SLLĐT của trường tiểu học Hạ Đình khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Sở GD-ĐT Hà Nội không khuyến khích các nhà trường thu phí sử dụng SLLĐT dạng tin nhắn SMS (thông báo bằng tin nhắn vào điện thoại di động). Việc thu phí SLLĐT qua hình thức tin nhắn SMS thực hiện theo hình thức thỏa thuận, tự nguyện giữa gia đình – nhà trường – doanh nghiệp.

Ông Cường cho biết: "Mức phí tối đa 40.000 đồng/HS/tháng theo ông Cường "đã tính toán đến việc học sinh mỗi ngày nhận được ít nhất 1 tin nhắn và hỗ trợ thêm nhà trường. Thực tế nhiều trường chỉ thu 20.000 đồng/HS/tháng với tần suất tin 1-2 tin nhắn/tuần".

Tuy nhiên, mức trần thu phí 40.000 đồng mỗi tháng cũng là khá cao nếu so với mức thu nhập của người dân vùng nông thôn và đặc biệt khi mà học phí bậc tiểu học và trung học chỉ vài chục nghìn mỗi tháng. Trong khi đó, chất lượng của dịch vụ này vẫn còn bỏ ngỏ và vụ haker xâm nhập vào hệ thống sổ liên lạc điện tử của trường tiểu học Hạ Đình (Hà Nội) mới đây là một ví dụ điển hình.

Khánh An

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/petrotimes.vn/So-lien-lac-dien-tu-Loi-thi-co-loi/12205196.epi

Comments