Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngành giáo dục Hà Tĩnh thiệt hại nặng nề sau lũ

Posted: 17 Oct 2013 07:02 AM PDT

(ĐSPL) – Khi lũ tràn về, trên địa bàn huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) các trường học, trạm xá vẫn còn chìm trong dòng nước đỏ. Những nơi may mắn hơn nước đã rút ra, người dân và chính quyền địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả.

Cổng trường Tiểu học Hương Minh ( Vũ Quang) bị hư hỏng.

Theo thống kê ban đầu, toàn huyện Vũ Quang có hơn 20 ngôi trường bị ngập sâu trong lũ. Trong đó, ngập sâu nhất là trường Mầm non Hương Minh, còn các trường Mầm non, Tiểu học, THCS ở 6 xã vẫn đang bị  ngập là Đức Liên, Đức Hương, Đức Lĩnh, Đức Giang,  n Phú. Phần lớn các trường học đều bị ướt sách vở, hư hỏng bàn ghế, cổng, tường rào, mái che đến bếp ăn cho trẻ, đồ dùng của học sinh.

Bếp ăn cho trẻ trường Mầm non Hương Minh bị lũ phá hỏng.

Trao đổi nhanh với PV, cô Nguyễn Thị Diên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Minh cho biết: Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp. Sáng ngày 16/10/2013, nhà trường vẫn tổ chức dạy và học bình thường nhưng đến 10h nước đã vào ngập gần hết sân. Các cô nấu xong không kịp cho trẻ ăn, vội vàng gọi điện cho phụ huynh đến trường đón các cháu. Trả học sinh cho gia đình xong, các cô tập trung chuyển được tài liệu, máy móc, đồ dùng bán trú cho trẻ lên tầng 2. Những cái nặng nề, các tài liệu khác chưa chuyển kịp đã ngập nước rồi. Lũ lên rất nhanh như kiểu vỡ đập ấy.

…ngổn ngang sau lũ.

Còn tại huyện Hương Khê, các trường thuộc xã Phương Mỹ, đến 8h ngày hôm nay (17/10) nước vẫn chảy xiết, ngập hết tầng 1 nên không có phương tiện vào được trường. Tại trường Tiểu học Hương Xuân, có 1 phụ huynh đã bị lũ cuốn trôi. Phòng Giáo dục – Đáo tạo (GD – ĐT) huyện Hương Khê đang tập trung chỉ đạo các trường khắc phục hậu quả lũ lụt đối với những trường nước đã rút để đảm bảo cho việc dạy học. Đối với những trường không đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, giáo viên tiếp tục nghỉ học đến khi nước rút hết.

Riêng huyện Hương Sơn, địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ vừa qua. Thầy Đào Duy Sỹ, Trưởng phòng GD – ĐT huyện cho biết, trên địa bàn toàn huyện có 53 trường học bị ngập, trong đó trên 30 trường bị ngập sâu. Và do mực nước lên nhanh, bất ngờ nên toàn bộ bàn ghế, đồ dùng học sinh bị trôi, bị mất hẳn hoặc mất khả năng sử dụng. Tại các xã Sơn Kim I, Sơn Kim II sau khi nước đã rút, cùng với sự giúp đỡ của lực lượng Bộ đội biên phòng, bà con nhân dân, các giáo viên đã dọn dẹp được hết số bùn bẩn do nước lũ để lại.

 Nhiều nơi trên địa bàn huyện Hương Sơn đang bị ngập sâu. Ảnh: Xuân Hồng

Được biết, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Tĩnh, UBND các huyện đã có kế hoạch để giúp các trường khắc phục hậu quả sau lũ, bảo đảm chương trình dạy và học trong thời gian sắp tới.

Lê Quốc Châu

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.doisongphapluat.com/Nganh-giao-duc-Ha-Tinh-thiet-hai-nang-ne-sau-lu/12196464.epi

2 nội dung tập trung thanh tra giáo dục ĐH, TCCN

Posted: 17 Oct 2013 06:02 AM PDT

(GDTĐ) – Công tác thanh tra năm học 2013 – 2014 đối với các cơ sở giáo dục ĐH và TCCN sẽ tập trung vào 2 nội dung: Công tác quản lý và tuyển sinh, đào tạo.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa thanh tra tại một số Hội đồng thi.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa thanh tra tại một số Hội đồng thi

Với công tác quản lý sẽ thanh tra thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý giáo dục và thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trong đó thanh tra, kiểm tra việc ban hành chương trình hành động đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo của nhà trường; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất lượng; kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy; xây dựng, tổ chức triển khai, hoàn thiện các điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ….

Với công tác tuyển sinh, đào tạo, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, đặc biệt là trong các kỳ thi.

Cụ thể, thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo ĐH, CĐ và TCCN các hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, từ xa, văn bằng 2; thanh tra công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

Thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào tạo với nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; việc bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo; chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo của từng ngành, chuyên ngành đào tạo; tổ chức đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, thi, kiểm tra học phần, thi tốt nghiệp; đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo địa chỉ sử dụng; công tác quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ theo quy định…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201310/2-noi-dung-tap-trung-thanh-tra-giao-duc-dh-tccn-1974108/

Đại học ngoài công lập: Mòn mỏi chờ thí sinh!

Posted: 17 Oct 2013 06:02 AM PDT

Mong ngóng từng bộ hồ sơ

Điển hình nhất là trường ĐH Chu Văn An, theo lãnh đạo nhà trường, đến nay trường mới tuyển được 75 thí sinh, trong khi đó chỉ tiêu được giao là 1.000. Tương tự, trường ĐH Hà Hoa Tiên, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH DL Đông Đô và nhiều trường ĐH ngoài công lập khác của khu vực miền Bắc… cũng rơi vào tình trạng ít thí sinh như vậy. Các trường vẫn đang tiếp tục chờ đợi thí sinh.

Khả quan hơn một chút, trường ĐH Đại Nam tuyển được 700 thí sinh trên tổng số 2.000 chỉ tiêu. Thậm chí, trường ĐH Dân lập Hải Phòng, mọi năm đến giờ này đã tuyển đủ chỉ tiêu nhưng năm nay, số lượng tuyển sinh còn ít hơn cả mọi năm.

GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải Phòng thốt lên: "Tôi không hiểu thí sinh chạy đi đâu? Trường tiếp tục đợi đến 30/10, nếu thí sinh vẫn đến ít, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT cho trường xét tuyển riêng".

Theo GS Nghị, phương án tuyển sinh riêng của trường theo hình thức kết quả 3 năm phổ thông, điểm tốt nghiệp, điểm thi đại học, hạnh kiểm để tuyển thí sinh.

Giải thích nguyên nhân vì sao các trường ngoài công lập (NCL) ngày càng khó tuyển sinh, lãnh đạo trường ĐH Đại Nam cho rằng: "Đầu ra của sinh viên trường ĐH NCL hiện nay xã hội không thích. Hơn nữa, nhiều trường ĐH công lập lấy điểm chuẩn sát sàn và học phí lại thấp hơn thì đương nhiên các thí sinh sẽ chọn học chứ đâu chạy ra trường dân lập nữa".

GS Trần Hữu Nghị cho biết, tại Hải Phòng có tới 3 trường ĐH công lập, trong đó 2 trường lấy điểm chuẩn nhỉnh hơn sàn một chút thì trường tôi làm gì có thí sinh vào học.

Còn lãnh đạo trường ĐH DL Đông Đô cho hay, những trường ĐH NCL năm nay ít thí sinh vào hơn các năm trước là do năm nay thí sinh được cấp 3 giấy báo trúng tuyển. Năm 2012, quy chế tuyển sinh chỉ cấp cho thí sinh 2 giấy báo điểm nhưng lại cho phép thí sinh nộp bản phô tô để xét tuyển. Năm nay, để hạn chế ảo, quy chế không cho nộp bản phô tô nữa, nhưng lại tăng thêm 1 giấy báo điểm cho thí sinh. Như vậy, nếu thí sinh thi 2 khối sẽ có 6 giấy báo điểm. Nhiều trường hợp thí sinh không đỗ nguyện vọng 1 đã nộp ngay cả 3 hồ sơ xét tuyển đi các nơi, có trường ở Đà Nẵng, trường ở Huế, trường ở Thái Nguyên. Đến khi báo không đỗ nguyện vọng 1, không phải thí sinh nào cũng có điều kiện đến lấy lại vì quá xa, gia đình không có điều kiện.

Năm 2013, các trường ĐH ngoài công lập được kỳ vọng sẽ dễ tuyển sinh vì lượng thí sinh có tổng điểm trên sàn dôi dư rất lớn. Tuy nhiên, thời điểm này, khi kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đã đến giai đoạn xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt thứ 3 thì nhiều trường ĐH NCL vẫn mong ngóng từng bộ hồ sơ mới gửi về. Và, chỉ còn khoảng hơn 10 ngày nữa để các trường ĐH NCL kết thúc tuyển sinh nhưng xem ra sự kỳ vọng thêm thí sinh sẽ rất khó.

Trường ĐH ngoài công lập vẫn mong ngóng từng bộ hồ sơ.
Trường ĐH ngoài công lập vẫn mong ngóng từng bộ hồ sơ.

Không tuyển sinh được do… vung tay mở trường!

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường ĐH DL Thăng Long cho rằng: "Nhiều trường đại học NCL đã phải kêu cứu vì không tuyển sinh được do trong ba năm gần đây ta đã thành lập và nâng cấp quá nhiều trường công lập, trong khi Bộ GD-ĐT lại cho rằng các trường NCL không chịu đầu tư vào giảng dạy".

GS Sính thẳng thắn chỉ, bây giờ chúng ta hãy xem xét số các cơ sở GDĐH tại Hà Nội: Theo Thành ủy Hà Nội, về mặt Đảng, thành ủy phụ trách 64 cơ sở GDĐH và Bộ Giáo dục phụ trách số trường còn lại. Như vậy tổng cộng là bao nhiêu trường, nhưng chắc chắn là hơn 64, một con số quá lớn đối với nước ta. Đến năm 2010 và 2011, Bộ GD-ĐT tiếp tục mở thêm 6 đại học nữa ở Hà Nội trong đó 4 là công nâng cấp và 2 là tư. Hay như tỉnh Bắc Ninh, năm 2010 thêm một trường đại học được nâng cấp và một đại học tư là ĐH Kinh Bắc mở năm 2012, trong khi tỉnh đã có hai đại học tư là ĐH Quốc tế Bắc Hà và ĐH Công nghệ Đông Á.

"Rõ ràng đã vung tay quá chớn, phung phí tiền bạc của ngân sách và của nhân dân, chúng ta cần gì có nhiều đại học như vậy ở mỗi tỉnh.Việc mở nhiều trường đại học, nhất là trường công là do nôn nóng muốn có số sinh viên trên vạn dân tăng nhanh. Chúng ta thường lấy một số nước làm chuẩn, chẳng hạn năm 2010 số sinh viên của ta đạt khoảng 200 SV/1vạn dân trong khi đó Thái Lan đã đạt khoảng 400 SV/1 vạn dân. Lấy chỉ tiêu như vậy đúng hay sai? Nếu biết rằng thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan gấp hơn 4 lần Việt Nam, thì có thể biết rằng tăng sinh viên Việt Nam nhanh như thế là quá vội vàng, tăng các trường trong các năm 2010, 2011, 2012 như thế cũng là quá nóng, dẫn đến không có chất lượng, lãng phí cho đất nước và đào tạo ra không dùng được" – GS Sính bức xúc.

Đồng quan điểm, GS Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình cho rằng: "Sự mở rộng quá nhanh hệ thống các trường đại học trong đó có các trường tư thục khiến cho các trường lâm vào thế cạnh tranh gay gắt trong khi chỉ tiêu đầu vào bị hạn chế thông qua việc xác định điểm sàn của kỳ thi ba chung mà thực chất không phải là thước đo chính xác về chất lượng đầu vào do chịu sự tác động rất lớn của độ khó của đề thi. Các trường nước ngoài đã khống chế thị trường con nhà giàu, các trường công khống chế thị trường các học sinh khá giỏi. Vậy các trường tư chỉ còn khu vực thị trường học sinh trung bình yếu và gia đình trung lưu và nghèo có thu nhập tăng giảm theo đà phát triển hoặc suy thoái kinh tế của đất nước".

Hồng Hạnh

Xem thêm :hà nội, việt nam, trường đại học, hải phòng, thái lan, quản trị, thái nguyên, dân lập, Đông Đô, Đại Nam, trường ĐH công lập, lãnh đạo trường ĐH,

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-ngoai-cong-lap-mon-moi-cho-thi-sinh-790816.htm

Tìm thấy cô giáo thứ hai bị lũ cuốn

Posted: 17 Oct 2013 05:02 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145220/tim-thay-co-giao-thu-hai-bi-lu-cuon.html

Thành lập các đội sơ cấp cứu trong trường học

Posted: 17 Oct 2013 05:02 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học.

cccx
Giáo viên trong phần thi thực hành tại hội thi Chữ thập đỏ khối mầm non

Theo dự thảo này, thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học được hướng dẫn phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể; được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình khó khăn; khi trực tiếp tham gia hoạt động Chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.

Những đối tượng này cũng được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc; được lựa chọn tham gia trại hè thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước.

Hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục lòng nhân ái; chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, thiếu niên; tổ chức các hoạt động nhân đạo; phối hợp vói tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường.

Trong đó, sẽ tập huấn nâng cao kiến thức, kỳ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trường học hằng năm. Thành lập các đội sơ cấp cứu trong trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ, phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền phòng chống HĨV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo, kỹ năng sống trong tình huống khẩn cấp, kỹ năng làm việc nhóm.

Lập Phương
 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201310/thanh-lap-cac-doi-so-cap-cuu-trong-truong-hoc-1974110/

Tư vấn: Bí quyết để “đăng nhập” thành công một trường Đại học …

Posted: 17 Oct 2013 05:02 AM PDT

Ông Joshua James - Phụ trách chương trình Dự bị Đại học, Đại học British University Vietnam.Ông Joshua James – Phụ trách chương trình Dự bị Đại học, Đại học British University Vietnam.

Bà Lê Thị Minh Thảo - Giám đốc Marketing và Tuyển sinh Đại học British University Vietnam.
Bà Lê Thị Minh Thảo - Giám đốc Marketing và Tuyển sinh Đại học British University Vietnam.


Sinh viên Đinh Kim Hoa.
Sinh viên Đinh Kim Hoa.

Độc giả đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp

* * *

Từ điểm thi IELTS đến tiếng Anh ở đại học quốc tế

Điểm thi IELTS vốn là chứng chỉ lượng hóa khả năng nắm vững ngôn ngữ và được ưu tiên hàng đầu khi xét duyệt và tiếp nhận sinh viên theo học các chương trình đại học quốc tế. Tuy nhiên, để theo học được các chương trình đại học quốc tế trong môi trường sử dụng hoàn toàn bằng Tiếng Anh, ngoài những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, các bạn sinh viên còn phải chuẩn bị cho mình một hành trang ngôn ngữ toàn diện hơn nữa để sẵn sàng vượt qua những trở ngại trên giảng đường quốc tế. Không chỉ đơn giản là việc nghe giảng, làm bài tập hay đọc các tài liệu khoa học bằng tiếng Anh, việc luyện tập tư duy phản biện hay khả năng phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, sự tự tin khi làm việc theo nhóm và thuyết trìnhkhông bằng ngôn ngữ mẹ đẻ… là những kỹ năng mà chúng ta không thể tích lũy được trong ngày một ngày hai.

Làm quen với môi trường học tập bậc đại học và phương pháp tư duy hiệu quả

Khi quyết định theo học một chương trình ở bậc đaị học, bạn sẽ phải hiểu rằng, cách học thụ động ở bậc học phổ thông đã qua đi và thay vào đó là một phương pháp học tập nhanh nhạy và chủ động hơn.Bạn sẽ cần có thời gian nhất định rèn luyện cho mình để làm quen với cách học chủ động và độc lập như: đọc tài liệu trước khi lên lớp, nghiên cứu, viết luận, thuyết trình theo tư duy phản biện khoa học hay tương tác với giảng viên để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và sáng tạo.

Thói quen tư duy đã trở thành một yêu cầu tất yếu của thời đại kinh tế tri thức. Khi đã trở thành một thói quen, một phương pháp tư duy đúng và tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm quen với một lĩnh vực mới hay một môi trường học tập ở bậc cao hơn hay khi đi làm. Do vậy, nếu không trang bị sớm cho mình những kỹ năng "mềm" này các bạn sinh viên của chúng ta sẽ khó có thể nắm được các kiến thức, kỹ năng sẽ được đào tạo trong chương trình đại học quốc tế.

Xác định đúng động cơ và mục tiêu học tiếng Anh – Chìa khóa của sự thành công.

Xác định sớm mục tiêu học tiếng Anh cho mục đích học thuật là vô cùng quan trọng bởi trên thực tế, các khóa học tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh dành cho người đi làm và các khóa học bằng tiếng Anh phục vụ mục đích học thuật ở trình độ cao được thiết kế hoàn toàn khác nhau.Nếu bạn chọn đúng khoá học phù hợp với mục đích của mình, bạn sẽ tối ưu hóa được hiệu quả để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Ai đó đã từng nói, thành thạo một ngôn ngữ và trở nên hiểu biết sẽ giúp chúng ta đi nhanh hơn và trở nên nhạy bén hơn trước những cơ hội sẽ mang lại cho ta bước nhảy vọt. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo đại học quốc tế chuyên nghiệp đều tổ chức các khóa học dự bị nhằm trang bị cho sinh viên tương lai hành trang thiết yếu này một cách toàn diện, giúp họ thêm tự tin và gặt hái được nhiều thành công trong những năm học chính thức sau này.

 

 

Xem thêm :hà nội, việt nam, tiếng anh, cử nhân, trưởng phòng, marketing, tuyển sinh, kim hoa, Dự bị, chương trình đại học quốc tế, khóa học tiếng Anh, môi trường đại học quốc tế

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-van-bi-quyet-de-dang-nhap-thanh-cong-mot-truong-dai-hoc-quoc-te-790438.htm

Học quốc tế: Chọn 1 nhận 10

Posted: 17 Oct 2013 04:02 AM PDT

Năm 2015 Cộng đồng ASEAN chính
thức hình thành, thị trường lao động ở khu vực Đông Nam Á sẽ mở rộng cửa. Khi
ấy, nguồn nhân lực từ Singapore, Malaysia, Thái Lan có thể xuất hiện và cạnh
tranh với nguồn nhân lực VN, ngay tại VN mà không vướng phải rào cản nào.

Bằng đại học, nhận lương phổ thông?

Tính đến năm 2012, Việt Nam vẫn là một trong bốn quốc gia ASEAN chưa có khung
trình độ quốc gia (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar). Còn trên thế giới,
khoảng 130 nước đã có khung này. Khung trình độ quốc gia có thể được coi là một
tiêu chuẩn chung, được thừa nhận chung, để giúp các nền giáo dục hòa nhập.

Một lao động Việt Nam, nếu sang Singapore làm việc, với bằng đại học, có thể chỉ
được nhận lương như một lao động phổ thông bình thường. Đơn giản vì bằng đại học
mà lao động ấy đang mang theo người không được thị trường lao động ASEAN công
nhận.

Dự kiến, khung trình độ quốc gia của Việt Nam đến tháng 4/2014 mới được đệ
trình. Điều tất yếu là cuộc đua đến những bằng cấp quốc tế được thừa nhận rộng
rãi đang trở nên cực kỳ nóng bỏng tại Việt Nam.

ngun nhn lc,  Greenwich, o to quc t, thuyt trnh, teamwork

Câu chuyện ở Trường ĐH CNTT Gia
Định là một ví dụ. Trường này vừa được Bộ Giáo dục – Đào tạo cấp phép đào tạo cử
nhân Quản trị kinh doanh, thông qua chương trình liên kết đào tạo với Đại học
Greenwich (Anh quốc), chương trình liên kết tào đạo mới nhất vừa được cấp phép
(7/10/2013).

ngun nhn lc,  Greenwich, o to quc t, thuyt trnh, teamwork

Trung tâm Tuyển sinh và Đào tạo
Quốc tế – ERCI (ERC International), trực thuộc Trường Đại học CNTT Gia Định là
đơn vị tổ chức thực hiện chương trình liên kết đào tạo này. ERCI là kết quả của
sự hợp tác đầu tư giữa Trường ĐH CNTT Gia Định và Công ty TNHH Nghiên cứu và
Giáo dục Việt Nam (gọi tắt là ERC Việt Nam) từ cuối năm 2012.

Bằng cấp quốc tế, công dân toàn cầu

Những lợi ích đến từ các chương trình liên kết đào tạo quốc tế thì ai cũng biết.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh bức bối của áp lực cạnh tranh công ăn, việc làm
sắp tới, những lợi ích ấy càng trở nên cấp thiết. Có điều, không phải ai cũng
hình dung việc học các chương trình quốc tế thì khác gì so với học chương trình
thông thường, ngoài việc học phí cao hơn?

Từ trước tới nay, các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình một môi trường giáo
dục quốc tế, đều nhắm cách tiếp cận giáo dục rất khác, so với kiểu học truyền
thống. Học phí là một chuyện. Nhưng môi trường giáo dục rộng mở, trọng thị dấu
ấn cá nhân, mới là đích tới. Ngoài việc cơ hội tìm việc làm mở rộng, điều mang
lại từ các chương trình đào tạo quốc tế là… tư thế của học viên. Cách giáo dục
mở khiến mỗi một học viên sẽ có điều kiện hoàn thiện mình, dạn dĩ hơn và trưởng
thành hơn.

ngun nhn lc,  Greenwich, o to quc t, thuyt trnh, teamwork

Suy cho cùng, khái niệm công dân
toàn cầu không chỉ ở khả năng ngoại ngữ lưu loát, mà chính là ở tư thế, tư duy
làm việc. Chẳng hạn, như tại ERCI, sinh viên học cả các kỹ năng như thuyết
trình, teamwork…

Nhật Nam

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/145141/hoc-quoc-te--chon-1-nhan-10.html

Học sư phạm vì ký ức đẹp của mẹ

Posted: 17 Oct 2013 04:02 AM PDT

(GDTĐ) – "Có lẽ con sẽ không chọn thi vào trường Sư phạm nữa. Nghề này nguy hiểm lắm", Dung nói với mẹ giọng dứt khoát sau khi tham gia buổi hướng nghiệp do nhà trường tổ chức cho học sinh lớp 12.


Tự hào bước trên con đường sư phạm
 

Thực tế chông gai

Chuyện là kết thúc giờ hướng nghiệp, nhóm bạn bắt đầu ngồi "đàm đạo" về những đặc thù nghề nghiệp khi chọn trường để nộp hồ sơ dự thi. Khi bàn đến nghề nghiệp yêu thích của mình, Dung ra sức bảo vệ những suy nghĩ tốt đẹp nhất, lung linh nhất về nghề giáo và nêu quyết tâm thi đỗ bằng được vào trường Sư phạm để thỏa ước mơ.

Rồi cô bé Dung "rớt bịch" xuống đất khi mấy người bạn lên mạng "sợt" bao nhiêu chuyện rủi ro của nghề giáo, nhất là với giáo viên nữ. Nào là học trò hành hung thầy cô đến mức phải nhập viện do bị cô ghi tên vào sổ theo dõi; nào là có người còn không dám nhắc thí sinh quay cóp chỉ vì sợ bị trả thù; không chỉ sợ học sinh, thầy cô nào dạy học ở khu vực "nóng" nhiều tệ nạn thì ngại cả phụ huynh nữa… Dung nghe tự dưng thấy hoảng.

Lòng bao dung của người mẹ thứ hai

Sau khi lắng nghe câu chuyện của con, mẹ Dung đã kể lại những câu chuyện nghề trong cuộc đời 35 năm làm giáo viên của bà. Dung nghe mẹ kể kỷ niệm bà nhớ nhất trong cuộc đời làm giáo viên của mình. Đó là một cậu học sinh cấp 3 bị sốc khi một ngày hay tin bố mẹ ly dị. Từ một học sinh chăm ngoan, bỗng chán chường tìm đến những trò chơi vô bổ, giao lưu với những kẻ mà người ta gọi là học sinh cá biệt băng nhóm.

Thậm chí có lúc bất cần đời tìm đến cái chết. Mẹ đã rơi những giọt nước mắt vì cậu học trò. Cái ngày cậu đánh nhau với bạn trong lớp, rồi nghênh ngang nhìn mẹ bỏ đi, mẹ đã khóc rất nhiều. Mẹ gọi điện cho cậu khuyên nhủ trở về lớp. Mẹ chờ cậu ở cổng trường, tìm đến nhà, và còn "bạo gan" vào cả quán nước nơi cậu đang cùng băng  nhóm trốn tiết phì phèo thuốc lá. Cứ thế, mưa dầm thấm lâu, tình thương của mẹ đã giúp cậu trở lại trạng thái cân bằng. Cậu học trò nói với mẹ: Em hối hận quá, đáng ra em nên tâm sự hết với cô ngay từ đầu mới đúng.

Dung hiểu mẹ kể ngắn gọn thế thôi, chứ chắc mẹ phải mất bao nhiêu tâm sức cho cậu học trò năm xưa. Dường như mẹ chưa nói hết, rằng làm người mẹ ở trường chứ đừng coi mình là thầy cô giáo mà lúc nào cũng ở vị trí cao hơn, chỉ ra lệnh, không lắng nghe, chỉ yêu cầu, không tình cảm… Hãy đặt mình là người mẹ thứ hai của học trò, thương yêu và hơn cả là lòng bao dung, là sự hy sinh. Có lẽ cũng vì lý do này mà xưa nay nghề giáo luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh là nghề cao quý.

Cho dù trong thời buổi kinh tế thị trường, đây đó có hiện tượng vô cảm tình thầy – trò; xói mòn đạo đức… nhưng dòng chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn vẫn là bao tấm gương đạo đức nhà giáo, vẫn là lấp lánh những hồi ức đẹp của học sinh về các thầy cô giáo kính yêu của mình.

Bây giờ Dung đã là sinh viên năm thứ 3 của trường Sư phạm. Cùng với những kiến thức học được trên ghế nhà trường, những kinh nghiệm quý của mẹ và với quyết tâm cao, Dung tự tin sẽ trở thành một cô giáo được học sinh yêu mến.

Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/hoc-su-pham-vi-ky-uc-dep-cua-me-1974118/

Đáng lo học sinh "phê" thuốc

Posted: 17 Oct 2013 04:02 AM PDT


<!–

tinlin quan

–>

  • Giáo viên mầm non cho học sinh uống thuốc ngủ
  • 20 học sinh "phê" thuốc nhập viện: Nỗi ám ảnh mang tên Recotus


Việc lạm dụng thuốc trị ho Recotus quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc, dù không nghiện vật vã như ma túy nhưng người uống bị lệ thuộc, tinh thần lơ mơ, giảm ý thức

 Đáng lo học sinh phê thuốc
Học sinh ở một trường tại TP HCM cấp cứu vì lạm dụng thuốc Recotus.  

Vụ ngộ độc Recotus (một loại thuốc ho) vừa xảy ra tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (quận 4, TP HCM) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với phụ huynh, nhà trường cần kiểm soát hành vi con em mình. Đây không phải lần đầu tiên học sinh sử dụng thuốc này để "phê".
"Phê" để trốn học
Vụ việc được ban giám hiệu nhà trường phát hiện khi nghe nhiều phụ huynh học sinh phản ánh. Khi kiểm tra, nhà trường phát hiện hàng chục học sinh lớp 7 đã uống thuốc Recotus.
Các học sinh này cho biết từng uống Recotus nhiều lần, mỗi lần 1-4 viên. Các em biết và mua Recotus là do một cựu học sinh của trường bảo rằng uống thuốc này để… nhanh thuộc bài! Theo ban giám hiệu, giờ học buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ 45 phút nhưng tầm 12 giờ, học sinh đã có mặt, tụ tập chơi đùa trước cổng trường nên dễ bị đối tượng xấu dụ dỗ, ép uống thuốc.

Gần chục nữ sinh ở TP.HCM bị ép “phê” thuốc

Thuốc ho có chất gây nghiện khiến học sinh phê

Sợ trả bài, học sinh dùng thuốc gây nghiện

Nên đọc

Đây không phải trường duy nhất có học sinh uống thuốc để "phê", gây ảo giác, "mau thuộc bài" hoặc trốn dò bài, kiểm tra. Trước đây cũng đã có nhiều vụ tương tự: Tháng 4-2013, một số học sinh Trường THCS Trần Huỳnh (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) "phê" thuốc Recotus. Ngày 4-10-2012, gần 20 học sinh Trường THCS Bình An (quận 2, TP HCM) ngộ độc ảo giác sau khi uống Recotus quá liều. Ngày 25-11-2011, tại Trường THCS Khánh Hội A (quận 4, TP HCM), nhiều học sinh ngủ gật trong lớp sau khi uống thuốc này. Ngày 19-10-2009, 13 học sinh Trường THCS Trần Quốc Tuấn (quận 7, TP HCM) cũng dùng loại "thần dược" nêu trên…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lâu nay, một số học sinh tại TP HCM thường truyền miệng rằng Recotus là "thần dược", uống vào sẽ tạo nên sự hưng phấn, cảm giác "phê", thông minh, mau thuộc bài nên rủ nhau uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây là cách để các học sinh trốn trả bài đầu giờ (do không thuộc bài) vì khi uống thuốc này vào sẽ gây ngủ gà ngủ gật, các em sẽ được đưa lên phòng y tế nhà trường để chăm sóc, nghỉ ngơi. Theo nhiều học sinh, đó là "lý do chính đáng" để ra khỏi lớp. Thậm chí, có em còn mua thuốc đem vào trường để bán lại cho bạn.
Tại các quầy thuốc tây trên địa bàn TP HCM, Recotus hiện vẫn được bán tràn lan, công khai mà không cần bác sĩ kê toa nên mua rất dễ dàng. Mua dễ, giá rẻ nên không quá khó để trẻ rủ nhau sử dụng loại thuốc này vô tội vạ.
Coi chừng chết đột ngột
Nhiều bác sĩ cho biết thuốc Recotus chỉ dùng điều trị cho bệnh nhân ho, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, lao, gan, hen suyễn, các chứng trầm cảm; không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ trên 6 tuổi cũng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Việc các em tự tiện uống thuốc này là hết sức nguy hiểm.
Theo bác sĩ Lê Đức Thọ (Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ, TP HCM), trong Recotus có 2 hoạt chất chính: Dextromethorphan HBr và Diprophyllin HCl. Dextromethorphan HBr được xếp vào nhóm giảm đau trung ương, chống ho bằng cách ức chế hô hấp, trong đó tác động lên nhiều thụ cảm thể trong não. Vì vậy, nó có tính dung nạp và phụ thuộc tâm lý cao. Chất này tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc thuốc.
Trong khi đó, Diprophyllin HCl là dẫn xuất của Theophyllin, có tác dụng giãn phế quản do làm giãn cơ trơn, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn. Tuy nhiên, Theophyllin lại có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp rất nguy hiểm.
PGS-TS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TP HCM, cho biết thuốc Recotus nếu dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm. Ý thức và kiến thức của học sinh còn hạn chế, vì vậy cần phải quản lý chặt chẽ nguyên liệu sản xuất, việc kê đơn cũng như quy chế kinh doanh dược phẩm. Ngành giáo dục và y tế cần phối hợp để tuyên truyền sâu cho học sinh về mức độ nguy hại khi lạm dụng thuốc.
Các chuyên gia y tế cảnh báo việc lạm dụng Recotus lâu dài cũng nguy hiểm và dẫn đến nghiện thuốc như sử dụng ma túy. Trong điều trị, khi dùng thuốc này quá liều cho bệnh nhân sẽ gây tác dụng phụ như dị ứng, ảo giác…, thậm chí chết đột ngột ở trẻ em.
"Uống thuốc Recotus để… được bệnh, được nghỉ học là nhận thức rất sai lầm và rất nguy hiểm" – một bác sĩ lo ngại.

Techz.vn tặng bạn đọc MIỄN PHÍ ốp lưng iPhone 4/4S 

Nguồn : Người Lao Động
<!–
Ngun : Ngi Lao ng
–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/dang-lo-hoc-sinh-phe-thuoc-011282244.html

Nữ sinh thắng 50 triệu đồng từ dự án thú bông đan len

Posted: 17 Oct 2013 04:02 AM PDT

Dự án "Amibus – Mở rộng phát triển sản xuất thú len làm hoàn toàn bằng tay" của Thanh Vy đã thuyết phục ban giám khảo sau 3 vòng thi đầy cam go, thử thách để giành giải đặc biệt của cuộc thi với số tiền thưởng 50 triệu đồng. Dự án cũng đã được hiện thực hóa với số vốn đầu tư khoảng 40 triệu đồng. Theo ban giám khảo, đây là bài thi có tính khả thi và thuyết phục nhất từ trước đến nay.

Tại lễ trao giải tổ chức ở TP HCM cuối tuần qua, Thanh Vy chia sẻ đây không còn là cuộc thi mà đã trở thành một lớp học lớn, giúp Vy và các bạn có được sân chơi hữu ích tự tin khởi nghiệp. 

Thanh Vy bật mí, Amibus là viết tắt của Amigurumi – nghệ thuật móc thú len xuất phát từ Nhật Bản và Bus là chiếc xe buýt chở các em thú bông len của Vy đến với khách hàng, chở niềm vui đến cho mọi người.

“Tuy là sinh viên năm hai, thí sinh nhỏ tuổi nhất của cuộc thi nhưng nhờ phần trình bày thuyết phục, tính khả thi của dự án mà mình đã được ban giám khảo tin tưởng trao giải cao nhất. Niềm khao khát học hỏi và sự ủng hộ tinh thần từ phía gia đình, bạn bè cũng đã giúp mình chiến thắng”, cô bạn tâm sự.

Hai thí sinh đạt giải cao nhất của cuộc thi phát biểu cảm xúc. Ảnh: Lê Phương.

Thanh Vy phát biểu cảm xúc tại lễ trao giải cuộc thi giải thưởng tài năng Lương Văn Can. Ảnh: Lê Phương.

Giải nhất thuộc về thí sinh Trần Quản Trọng (ĐH Mở TP HCM) với dự án chăm sóc toàn diện thai phụ và thai giáo “Baby and Me”, thí sinh Trần Công Thư (ĐH Ngoại thương TP HCM) đạt giải nhì và Nguyễn Lê Minh Triết (ĐH Ngoại thương TP HCM) đạt giải ba. Trong số 30 dự án được chọn để trao giải, có đến 12 dự án là của sinh viên Đại học Ngoại thương TP HCM.

30 thí sinh đạt giải thưởng. Ảnh: Lê Phương.

Trong số 30 thí sinh đạt giải thưởng, có đến 12 thí sinh đến từ ĐH Ngoại thương TP HCM. Ảnh: Lê Phương.

Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2013 là mùa giải thứ 3 của chương trình. Cuộc thi giúp giới trẻ được tiếp cận sâu hơn với đạo lý làm giàu theo tư tưởng “người thầy của giới doanh nhân” Lương Văn Can. Qua cuộc thi, hàng chục ngàn sinh viên đã có cơ hội được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm từ các doanh nhân thành đạt đi trước. Ban tổ chức cũng đã chính thức phát động chương trình 2014 hứa hẹn nhiều điểm mới thú vị và bổ ích.

Lê Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/ione.vnexpress.net/Nu-sinh-thang-50-trieu-dong-tu-du-an-thu-bong-dan-len/12196536.epi

Comments