Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học, cao đẳng vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận

Posted: 16 Oct 2013 06:59 AM PDT

Nhà giáo thành người "làm thuê"

Các trường ĐH, CĐ NCL hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước, thu hút các nguồn lực xã hội để làm giáo dục. Với việc đầu tư tiền của, công sức xây dựng nên các cơ sở đào tạo nhân lực thì phần lớn các nhà đầu tư đều tính đến yếu tố thu lại lợi nhuận. Vì vậy, trên thực tế hiện nay đang tồn tại hai loại hình ĐH, CĐ vì lợi nhuận (VLN) và không vì lợi nhuận (KVLN).

Theo PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: VLN hay KVLN được xét chủ yếu về phương diện kinh tế. Cơ sở GD và ĐT VLN hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn, hướng tới nhu cầu thị trường và của xã hội, do đó cơ chế hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Đối với cơ cở GD và ĐT KVLN không có nghĩa là không có hoặc không tìm kiếm lợi nhuận mà vấn đề chủ yếu là việc sử dụng lợi nhuận đó như thế nào.

GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh) cho rằng: Đặc trưng cơ bản về mặt pháp lý, kinh tế và tổ chức của một tổ chức KVLN là: Không được chia lợi nhuận cho một ai; không có chủ sở hữu, tài sản ở đây là thuộc sở hữu cộng đồng, nguồn vốn chủ yếu của nó là từ cho tặng và học phí; trường được quản trị bởi một hội đồng đại diện cho những nhóm có lợi ích liên quan.

Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta hiện nay, không ít trường NCL xảy ra mâu thuẫn về lợi nhuận, nảy sinh mất đoàn kết. Ở một số trường, các nhà đầu tư tài chính thuần tuý nắm quyền làm chủ hoàn toàn; các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê.

Theo GS. TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL: Hiện nay, các trường NCL có mô hình bộ máy tổ chức nói chung là giống nhau: Cao nhất là đại hội cổ đông (ĐHCĐ), hội đồng quản trị (HĐQT), việc điều hành được giao cho hiệu trưởng. Vậy quan hệ giữa nhà đầu tư với nhà khoa học, nhà giáo cần được xem xét. Xu thế rất rõ là tăng quyền quản lý trực tiếp cho chủ tịch HĐQT, giảm quyền quản lý của hiệu trưởng. Hệ quả là chủ tịch HĐQT có cơ hội "vừa đá bóng, vừa thổi còi", tính minh bạch và hệ thống kiểm soát trong nhà trường ngày càng bị sói mòn, dân chủ trong nhà trường có xu thế teo lại.

Nếu người góp vốn bằng nhiều tiền sẽ làm chủ thật sự thì các nhà giáo sẽ trở thành những người làm thuê, đưa nhà trường vào tình trạng dễ lệch hướng và thiếu động lực nâng cao chất lượng. Một số nhà đầu tư hành xử với hiệu trưởng, giáo chức và người lao động theo quan hệ "ông chủ và người làm thuê", sinh viên trở thành "khách hàng", trường thành "vật mua bán". Trong khi đào tạo con người khác hẳn việc sản xuất ra hàng hoá.

Cần bảo đảm mục tiêu giáo dục

Để phát triển hệ thống các trường ĐH, CĐ NCL đúng hướng, cần xác định rõ "đường đi, nước bước" của các trường VLN hay KVLN. Theo GS.TS Trần Hồng Quân: Đối với các trường ĐH, CĐ KVLN cần xoá bỏ nguyên tắc biểu quyết theo đối vốn. ĐHCĐ được thay bằng đại hội nhà trường gồm toàn bộ cán bộ nhân viên cơ hữu. Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là người có góp vốn. Ở loại trường này các nhà giáo, các nhà khoa học được xác lập ở vị trí chủ đạo. Các nhà đầu tư là đồng chủ nhân cùng với các nhà giáo, nhà khoa học. Còn với các trường VLN nên chăng luôn giữ tỷ lệ các giá trị ảo của các nhà giáo, nhà khoa học không dưới 50% dù có thu hút vốn bao nhiêu đi nữa, để bảo đảm vai trò các chủ sở hữu này có tỷ trọng đủ lớn trong biểu quyết theo đối vốn.

PGS.TS Trần Quốc Toản nhận định: Cần xác định mục tiêu nền tảng của các trường ĐH, CĐ là giáo dục và đào tạo, chứ không phải kiếm tiền. Vì vậy, việc bảo đảm mục tiêu giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) không chỉ đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước, mà còn đặt ra đối với mỗi cơ sở đào tạo. Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, GS Trần Phương thì cho rằng: Trong tình hình mặt bằng học phí của nước ta rất thấp, tỷ suất lợi nhuận rất thấp mà phải chia lợi nhuận cho người góp vốn thì không còn lại bao nhiêu cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, nếu là trường KVLN thì những người góp vốn nhận được một lãi suất cố định giống như lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại. Lãi suất trả cho người góp vốn không phải là phân phối lợi nhuận sau một năm kinh doanh mà được hạch toán vào chi phí. Nếu làm được điều đó, trong đào đạo sẽ khác với các cơ sở kinh doanh, nay thịnh mai suy, nay hợp mai tan. Các trường ĐH NCL KVLN sẽ có khả năng trường tồn cùng xã hội. Đó là điều đã thấy ở châu Âu và Mỹ có những trường thành lập cách đây 700 đến 800 năm mà vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển (như ĐH: Cambridge năm 1284, Oxford năm 1163, Harvard năm 1636).

Có thể nói, hoạt động GD và ĐT là nhằm hoàn thiện nhân cách và nâng cao năng lực từng cá nhân, trước hết đem lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân nhưng cũng có đem lại lợi ích gián tiếp cho xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ranh giới giữa mô hình trường hoạt động với kinh phí bao cấp của nhà nước và với nguồn thu từ cung ứng dịch vụ GD và ĐT theo cơ chế thị trường. Vì vậy, ranh giới giữa trường VLN và KVLN sẽ ngày càng mờ đi, đan xen vào nhau. Điều quan trọng nhất trong việc xác định trường NCL là thực hiện chính sách của nhà nước đối với người học bảo đảm công bằng, bình đẳng và chất lượng bảo đảm đúng mục tiêu đào tạo.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nhandan.org.vn/Dai-hoc-cao-dang-vi-loi-nhuan-hay-khong-vi-loi-nhuan/12187978.epi

Thời của dối gian?

Posted: 16 Oct 2013 05:59 AM PDT

Một người bán hàng gian dối dù sao cũng chỉ hại một hoặc một số ít
người, với một món hàng dỏm. Một, và không chỉ một, người được coi là
trí thức mà gian dối thì ảnh hưởng chắc chắn không chỉ tới một mà nhiều
người…

Tiến sĩ đạo văn bị thu hồi bằng

o vn, gian di, gio dc, hc

Sự kiện thứ 1: Cuối cùng thì Bộ GD-ĐT đã giao Vụ Giáo dục ĐH tiến
hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế – phó viện trưởng viện
Tài chính – Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) và kiến nghị hội đồng
Chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận chức
danh phó giáo sư đối với ông Quế sau khi có kết luận luận án tiến sĩ của
ông Quế bị tố cáo đạo văn là đúng. 

Ông Hoàng Xuân Quế – tác giả luận án tiến sĩ được bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ Việt Nam" bị tố cáo đạo văn từ một luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của ông Mai Thanh Quế ở học viện Ngân hàng. Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập hội đồng xác minh luận án và 100% thành viên hội đồng đã khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép tới 30% nội dung (52,5/159 trang) từ luận án của ông Mai Thanh Quế.

Các nội dung sao chép trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn). Vì vậy, luận án của ông Hoàng Xuân Quế "không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh".

Sự kiện thứ 2: "Thơ thiền núi thiêng Yên Tử lay động đại học Kỷ lục Thế giới". Như một tiếng kèn ca khúc khải hoàn, dưới cái tít như trên, báo GD-TĐ đưa tin: ngày 22.9, tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (thành phố Uông Bí – Quảng Ninh), đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng bằng Tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục cho quyển sách độc bản "Thi vân Yên Tử" của nhà thơ, GS.TS Hoàng Quang Thuận cho Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Về "nhà thơ thần" – GS.TS Hoàng Quang Thuận – và giá trị thơ của ông, thi giới đã bàn nhiều, tưởng không cần nhắc lại. Nhưng cái đại học Kỷ lục Thế giới lạ hoắc thì xưa nay chắc chẳng ai biết, trừ phi có ai đó bỏ thì giờ vào trang web của nó để thấy nó tự xưng là một trường đại học tự quản, một tổ chức liên kết các cuốn sách kỷ lục châu Á và một số quốc gia như Việt Nam, Nepal, Ấn Độ… Nó cấp bằng tiến sĩ danh dự cho những người giữ kỷ lục của cộng đồng với điều kiện nộp cho "trường đại học" này 1.000 đôla Mỹ. Có người đã gọi cái đại học Kỷ lục Thế giới này là "đại học lừa".

Vậy mà không biết bằng cách nào người nhận bằng của cái đại học đó đã "huy động" được sự tham dự buổi lễ trao bằng của một cựu ủy viên Bộ Chính trị, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội; một cựu phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị trung ương; một phó chủ tịch UBND tỉnh và Thượng tọa, trưởng ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh; lãnh đạo thành phố Uông Bí, đại diện các sở, gành, đơn vị cùng hơn 2.000 tăng ni, phật tử trong tỉnh. Chẳng lẽ trong bao nhiêu vị ấy, không ai biết gì về thực chất của cái trường đại học ấy?

Một người bán hàng gian dối dù sao cũng chỉ hại một hoặc một số ít người, với một món hàng dỏm. Một, và không chỉ một, người được coi là trí thức mà gian dối thì ảnh hưởng chắc chắn không chỉ tới một mà nhiều người, nếu không nói là cả thế hệ trẻ. Nếu lấy bằng tiến sĩ bằng cách sao chép hoặc bằng cái bằng dỏm một cách dễ dàng thì ai còn chịu học thực? Phải nói đó là một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ.

Một nghiên cứu gần đây cho biết học sinh càng học lên càng nói dối nhiều hơn lúc nhỏ. Chẳng biết, ngoài việc phải thường xuyên nói dối, viết dối theo các bài văn mẫu ở trường, các em có bị ảnh hưởng gì không của những đại trí thức, đại khoa bảng như hai vị trong hai sự kiện kể trên?

(Theo Một Thế Giới)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144813/thoi-cua-doi-gian-.html

Huy động các lực lượng khẩn trương giúp trường học khắc phục hậu quả sau bão

Posted: 16 Oct 2013 05:59 AM PDT

(GDTĐ) – Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với chính quyền thành phố Đà Nẵng và lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương khi đến thăm và nắm bắt tình hình thiệt hại tại các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên và trao quà tại Trường TH Hoàng Văn Thụ.
 

Sáng nay (16/10), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đến  nắm bắt tình hình và động viên, trao tặng quà trường học bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 11 gây ra.

Một ngày sau khi cơn bão số 11 tàn phá Đà Nẵng, cũng như nhiều trường trên địa bàn, cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (đường Trần Phú, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) vẫn chưa hết bàng hoàng. Sân trường cây cối gãy đổ ngổn ngang. Mái nhà của dãy phòng học tầng 3 bị bão xé toang, tường mái bị sập đổ thành đống gạch vụn. Bàn ghế, sách vở và đồng dùng bán trú của học sinh bị hư hỏng nặng. Ngay từ hôm qua, giáo viên, nhân viên, cùng phụ huynh đã đến dọn dẹp cành cây gãy đổ, thu dọn, làm vệ sinh lớp học.

Chia sẻ những khó khăn mà các trường học phải đối mặt sau bão, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học nhanh chóng vượt qua khó khăn, huy động toàn bộ nhân lực cùng các lực lượng địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Nhanh chóng ổn định trường lớp, sớm đón học sinh trở lại trường.

Thay mặt Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đã trao tặng các suất quà có giá trị cho các trường học bị thiệt hại nặng nề, hỗ trợ các trường  vượt qua khó khăn, sớm trở lại hoạt động bình thường.

Theo ông Lê Trung Chính – Giám đốc Sở GDĐT Đà Nẵng, hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác về thiệt hại do cơn bão gây ra đối với ngành GDĐT Đà Nẵng.

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, có 106 phòng học bị tốc mái toàn bộ, hai khu nhà bị sập, hệ thống cây xanh các trường học gần như bị gãy đổ hoàn toàn. Cửa kính, cửa cổng sắt của nhiều trường bị vỡ và sập; hàng trăm mét tường rào bị đổ sập.

Một số hình ảnh thiệt hại của các trường học Đà Nẵng do PV báo Giáo dục và Thời đại ghi lại:


106 phòng học bị tốc mái hoàn toàn.
 

Sách vở học sinh bị ướt được giáo viên gom và phơi trên mái nhà.
 

Các đồ dùng, thiết bị phục vụ tổ chức ăn trú cho học sinh hư hại nặng nề.
 

Đại Thắng

TIN LIÊN QUAN

  • Đà Nẵng và một rừng cây đổ ngã sau bão số 11
  • Miền Trung: Nguy cơ ngập lụt vùng thủy điện xả lũ
  • Giáo dục Đà Nẵng khẩn trương khắc phục trường lớp sau bão
  • Đà Nẵng, Quảng Nam: Gió giật cấp 16, mất điện, nước
  • Miền Trung quyết liệt phòng chống bão
  • Quảng Nam: 318.692 học sinh nghỉ học tránh bão
  • Đà Nẵng: Học sinh nghỉ học tránh bão số 11
  • Khẩn trương đối phó bão số 11

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/huy-dong-cac-luc-luong-khan-truong-giup-truong-hoc-khac-phuc-hau-qua-sau-bao-1974053/

"Thanh tra Bộ Giáo dục vu khống và xúc phạm danh dự tôi"

Posted: 16 Oct 2013 05:59 AM PDT

 

 

 

<!–

tinlin quan

–>

  • Tổng thống đạo luận văn bị bị tước bằng Tiến sĩ
  • Bộ trưởng Giáo dục Đức bị tước bằng tiến sĩ vì đạo văn


“Tôi không là phó giáo sư, không là tiến sỹ nhưng không bao giờ gắp lửa bỏ tay người như vậy”, người được trích dẫn trong kết luận thanh tra phản ứng gay gắt khi đọc kết luận của Bộ Giáo dục về luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế.

Người đưa tin trích đăng phỏng vấn ông Lê Thanh Huy, con trai của PGS.TS Lê Đình Hợp, nguyên vụ trưởng, nguyên tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thưa ông, trong bản kết luận 1254 của Bộ GD ĐT ngày 04/ 10/2013 có nêu tên ông, ông có biết việc này không?
Thực tình tôi cũng không để ý vì tôi rất bận. Nhưng hai hôm nay bạn bè tôi gọi điện thoại thông báo cho tôi, tôi vào mạng đọc và đã biết.

Thanh tra Bộ Giáo dục vu khống và xúc phạm danh dự tôi
“Ông Lê Thanh Huy: “Nếu không giải quyết, tôi sẽ kiện Bộ Giáo dục về hành vi vu khống, xúc phạm danh dự tôi”

Ông có ý kiến gì không?
Tôi và gia đình tôi, bạn bè tôi rất bức xúc vì chuyện này. Tôi là một công dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi, được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như phải chịu trách nhiệm về các việc làm của mình. Trong sự việc liên quan đên anh Hoàng Xuân Quế, tôi đã rất nhiệt tình hợp tác khi có yêu cầu của cơ quan liên quan. Nhưng tại bản "Kết luận nội dung tố cáo" số 1254/KL – BGDDT ngày 04/10/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã thiếu tôn trọng tôi, xúc phạm đến danh dự của tôi.
Cụ thể là như thế nào vậy, thưa ông?
Một là, về hình thức văn bản thể hiện sự cẩu thả, thiếu tôn trọng tôi. Tên của tôi là Lê Thanh Huy, trong khi ở trang 2 của kết luận lại ghi tên tôi là Lê Minh Huy, còn ở trang 4 lại không ghi tên, chỉ ghi là "con trai PGS.Hợp"?
Hai là về mặt nội dung, kết luận đã thể hiện sự suy diễn, quy chụp không đúng bản chất sự việc, xúc phạm đến tôi.
Tại trang 4 của kết luận dòng 9+10 của gạch đầu dòng thứ 2, kết luận ghi: "Việc ông Quế "xin lại" luận án ở một số thành viên hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan (10)". Và tại phần chú thích ở phía cuối trang có ghi "…Sau một hồi không tìm thấy, tôi đã để anh Quế tự tìm và đi xuống nhà. Một lát sau anh Quế nói đã tìm thấy cuốn luận án…anh Quế đã tự đọc nội dung và bảo tôi vào cuốn luận án… đồng thời đề nghị tôi ký nhận vào một số trang trong cuốn luận án. Các trang này do anh Quế tự lật và bảo tôi ký".
Với kết luận và chú thích này đã nói rằng có dấu hiệu gian lận, không khách quan ở đây. Đây là sự vu khống và xúc phạm tôi. 
Tại buổi làm việc với đại diện A 83, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Trường Đại học kinh tế Quốc dân tại phòng họp Gác 2 nhà 7. Khi được hỏi lại sự việc, tôi đã tường trình lại diễn biến xẩy ra. Tôi cũng đã khẳng định, anh Quế đến một mình, không mang theo cặp sách hay bất kỳ thứ gì. Còn bản chất sự thật thì khi tôi đã ký vào luận án tức là sự khẳng định của tôi và tôi phải chịu trách nhiệm nếu có sự gian dối.
Tại sao Bộ không trích dẫn hết mà lại chỉ trích dẫn như vậy? Việc suy diễn của Bộ là hồ đồ, không đúng bản chất sự việc.
Tôi xin khẳng định: Quyển luận án tôi đã ký xác nhận được tìm tại tủ sách của bố tôi. Tôi đã ký xác nhận ngay tại nhà tôi vào ngày 26/06/2013. Khi anh Quế đến, đây là lần đầu tiên tôi gặp, chúng tôi không quen biết gì nhau. 
Vì bố tôi (PGS.TS Lê Đình Hợp) đã điện thoại trước cho tôi về việc có anh Quế đến để xin mượn lại luận án nên tôi mới mời anh ấy vào nhà. Khi đến, anh Quế đi tay không, cả tôi và anh quế đều đi lên tầng để tìm luận án. Tìm một lúc thì tôi có việc xuống nhà và tôi nhờ anh Quế tìm tiếp. Sau khi tìm được thì anh ấy mang xuống và nhờ tôi ký xác nhận vào luận án. Tôi sẵn sàng ký ngay vì đó là sự thật nhưng tôi không biết nội dung của xác nhận nên tôi có hỏi anh Quế là xác nhận như thế nào? Anh Quế đã đọc nội dung xác nhận và tôi thấy đúng nên tôi viết. Nếu không đúng sự thật, làm sao tôi viết và ký xác nhận được.
Việc anh bảo tôi ký vào các trang ruột của luận án tôi cũng sẵn sàng. Và vì quyển luận án dày nên anh đã lật trang và giữ quyển luận án cho tôi ký. Tôi thấy mọi việc là bình thường, trung thực không có gì gian dối, không khách quan  ở đây cả. Tại sao Bộ lại suy diễn một cách hồ đồ để quy chụp như vậy? Và như vậy, Bộ kết luận tôi là đồng lõa sủa sự gian dối này hoặc là tôi không có đủ năng hành vi? Tôi không là PGS, không là tiến sỹ, thạc sỹ nhưng không bao giờ gắp lửa bỏ tay người như vậy.
Ông có ý kiến gì với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc này?
Tôi đã có giấy đề nghị gửi bộ trưởng Phạm Vũ Luận về vấn đề này. Trong đơn tôi cũng đã đề nghị rõ:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chính thức xin lỗi tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự việc này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chỉnh sửa tên tôi và nội dung bản kết luận phần liên quan đến tôi trên tất cả các trang mạng điện tử và các bản bằng giấy.
Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không thực hiện, tôi sẽ kiện Bộ về tội vu khống và xúc phạm danh dự người khác.
Xin cám ơn ông.

Theo Người đưa tin

 

Tân Tổng thống Iran bị cáo buộc đạo văn

Những vụ đạo văn dậy sóng của các nhà lãnh đạo

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan từ chức vì đạo văn

Tước bằng tiến sĩ Phó viện trưởng đạo văn

Nên đọc

 

Techz.vn tặng bạn đọc MIỄN PHÍ ốp lưng iPhone 4/4S 


<!–

–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/thanh-tra-bo-giao-duc-vu-khong-va-xuc-pham-danh-du-toi-011282013.html

Bài toán lớp 2 bị chấm sai gây tranh cãi

Posted: 16 Oct 2013 04:59 AM PDT

Lại thêm một bài toán được dân mạng đem ra mổ xẻ, tranh luận về cách giải và đáp án của người chấm.

bi ton, lp 2, tranh ci

Cách chấm, nhận xét của bài toán tạo ra nhiều cuộc tranh cãi.

Hai ngày nay, cư dân mạng xôn xao với bức ảnh chụp một bài toán được cho là phù hợp với học sinh lớp 2. Bài toán chỉ có phần lời giải và đáp số của người làm, cùng với phần chấm điểm của giáo viên và tranh cãi nổ ra khi phần nhận xét, cách chấm bài có điểm không hợp lý.

Đề bài đưa ra một hình tam giác, bên trong hình tam giác có vẽ thêm một đường song song với cạnh đáy và một đường kẻ vuông góc với cạnh đáy. Phần lời được trình bày bên cạnh hình vẽ như sau: "Trong hình có 3 hình tam giác, 3 hình tứ giác". Tuy nhiên, câu trả lời trong hình bên có 3 hình tứ giác bị chấm là sai, thay vào đó là đáp án chỉ có 1 hình tứ giác.

Bức ảnh được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và mở ra nhiều cuộc tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nhiều dân mạng cho rằng mới nhìn vào hình vẽ là đã có thể dễ dàng thấy ngay có 3 hình tứ giác. Nickname Dũng Mều đã đăng một hình ảnh minh họa cho cách tìm và chỉ ra 3 hình tứ giác (hình dưới).

bi ton, lp 2, tranh ci

Nickname Dũng Mều đăng lời giải, hình ảnh minh họa cho cách giải được cho là hợp lý nhất.

Nickname Hoàng Thanh lại cho rằng: "Ở đây chỉ có hình vẽ và phần trả lời thôi, không hề có đề bài. Chúng ta không biết được đề bài hỏi cụ thể những ý như thế nào. Hình vẽ ở đây cũng không có các điểm nên rất khó hình dung và xác định đề bài. Chưa nên kết luận người chấm bài đã sai hoàn toàn".

Ý kiến trên được nhiều người cho rằng khá hợp lý bởi rất có thể trong phần đề bài sẽ giới hạn các điểm, cách cạnh trong hình vẽ. Tuy nhiên dân mạng vẫn cố gắng tìm ra cách giải hợp lý nhất, phù hợp với những dữ kiện có trong hình ảnh này.

Nickname Lan Mai Hà bình luận: "Theo sát các định nghĩa thì trong hình bên này chính xác là có 3 tứ giác (hình thang cũng được coi là một tứ giác), dựa vào những dữ kiện sẵn có ở đây có thể thấy đáp án có 1 hình tứ giác là sai".

Hiện dân mạng đang cố gắng tìm thêm nhiều thông tin, nguồn gốc của bài toán này và tìm ra những cách giải hợp lý nhất.

(Theo Kiến Thức)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144990/bai-toan-lop-2-bi-cham-sai-gay-tranh-cai.html

Chất lượng GD Đại học Việt Nam đang có bước chuyển mạnh mẽ

Posted: 16 Oct 2013 04:59 AM PDT

(GDTĐ) – Đó là nhận định của các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo Quốc tế và Hội nghị bàn tròn của mạng lưới đảm bảo chất lượng ASEAN do Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) khai mạc hôm nay (16/10) tại TPHCM

Các đại biểu quốc tế chụp ảnh kỉ niệm tại Hội nghị quốc tế AQAN.JPG
Các đại biểu quốc tế chụp ảnh kỉ niệm tại Hội nghị quốc tế AQAN

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GDĐT  Bùi Văn Ga; Chủ tịch ASEAN Quality Assurance Network (AQAN) Dto'Dr.Syed Ahmad Hussein, bà Heli Mattisen – Giám đốc Cơ quan Chất lượng giáo dục ĐH Estonia, các vụ, cục chức năng (Bộ GDĐT) cùng hàng trăm đại biểu đến từ các trường ĐH.

Tại Hội thảo, cùng các báo cáo về công tác xây dựng việc kiểm định chất lượng, công tác đảm bảo chất lượng GDĐH (đánh giá trong và kiểm định ngoài) mà Việt Nam đã và đang thực hiện, các đại biểu còn chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển Khung trình độ, công tác đảm bảo chất lượng GDĐH, việc kiểm định và đảm bảo chất lượng bên ngoài từ các nước Thái Lan, Estonia và Malaysia.

Từ những thông tin mà Cục khảo thí và kiểm định chất lượng GDĐH, vụ giáo dục ĐH, vụ GDCN báo cáo thông qua việc xây dựng đề án khung trình độ quốc gia, định hướng phát triển của GDĐH Việt Nam giai đoạn tới cùng hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH mà Việt Nam đang thực hiện, các đại biểu đều có chung một nhận định chất lượng GDĐH Việt Nam đang có bước chuyển rất mạnh mẽ.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Bùi Văn Ga cho rằng: Chuẩn hoá và hiện đại hoá giáo dục liên quan tới việc xác định mục tiêu, tiêu chuẩn và mức độ phù hợp có thể áp dụng cho tất cả các cấu phần của hệ thống giáo dục, cụ thể bao gồm chương trình giảng dạy, đội ngũ GV, các nhà quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và đánh giá…

Để đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra, đặc biệt là trong tiến trình thành lập Cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, Việt Nam cần xây dựng văn hoá chất lượng kết hợp với đảm bảo chất lượng GDĐH và phát triển khung trình độ Quốc gia.

Do Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hợp tác quốc tế được coi là một chìa khoá dẫn đến thành công, Thứ trưởng Bùi Văn Ga hy vọng Hội thảo lần này sẽ là cơ hội tốt để các đại biểu quốc tế và trong nước trao đổi, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm của mình trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, xây dựng văn hoá chất lượng, xây dựng khung trình độ Quốc gia và những vấn đề cùng quan tâm.

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/chat-luong-gd-dai-hoc-viet-nam-dang-co-buoc-chuyen-manh-me-1974054/

Sạn trong SGK lớp 1: Nhà xuất bản Giáo Dục nói gì?

Posted: 16 Oct 2013 04:59 AM PDT


<!–

tinlin quan

–>

  • Hài hước phiên âm sách giáo khoa
  • Liên tiếp phát hiện in sai sách dành cho học sinh tiểu học


"Biên tập lại cho phù hợp với nội dung bài học" – đó là thừa nhận của ông Nguyễn Văn Tùng, phó tổng biên tập NXB Giáo Dục, trước những băn khoăn của bạn đọc về "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1.

Nhà xuất bản Giáo Dục nói gì?

Ông Tùng đã trả lời chi tiết về những "hạt sạn" mà bạn đọc "nhặt" ra trên các số báo ngày 11-10 và 14-10. Cụ thể như sau:
1. Câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân, chữ "Tuổi thơ" trong nguyên tác được sửa thành chữ "Chiều chiều" như văn bản in trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, là do câu thơ đã được "biên tập" lại cho phù hợp với nội dung bài học. Trang cuối sách người biên soạn có ghi chú điều ấy với tính chất xin phép các nhà văn, nhà thơ như sau: "Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 đã trích nguyên văn hoặc có biên tập cho phù hợp với yêu cầu từng loại bài học – tác phẩm của các tác giả sau đây: Võ Thanh An, Hoàng Minh Châu, Định Hải, Xuân Hoài, Phạm Hổ, Ngô Văn Phú, Đỗ Trung Quân, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Hồng Thắng, Lê Xuân Thọ, Tạ Hữu Yên. Trân trọng cảm ơn các tác giả".
2. Từ bài 1 đến bài 27 không viết hoa đầu câu và tên người, lý do: lúc này học sinh chưa được học chữ hoa. Các em chưa có khái niệm về chữ hoa thì không nên viết hoa, bởi nếu viết hoa, các em chưa biết mẫu chữ sẽ không đọc được.
3. Bài báo nói từ bài 28 trở đi việc viết hoa không nhất quán. Ví dụ được dẫn ra ở trang 87: "Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi…". Ban biên tập trả lời sách viết như vậy là hợp lý. Lý do: Cừu là số ít, được hiểu là tên một nhân vật. Hươu nai là số nhiều "bầy hươu nai", với nghĩa chỉ giống loài, nên không viết hoa. Ví dụ nữa, tác giả bài báo nêu trang 115 "Trai gái bản mường cùng vui vào hội". Tác giả bài báo cho rằng phải viết hoa chữ mường. Ban biên tập trả lời: bản và mường đều là cách gọi những cộng đồng dân cư ở miền núi, tương tự xóm làng ở miền xuôi.
4. Bài báo cho rằng các em học sinh chưa có nhiều khái niệm về cuộc sống xung quanh nhưng nội dung lại được đánh đố bằng những câu chữ như "Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non, còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối". Viết như thế rất dễ khiến học sinh nhầm "Sên" là tên người, nếu như không nhìn bức tranh minh họa ở trên. Ban biên tập có ý kiến trả lời: giai đoạn này học sinh chưa được học vần "ôc" nên chưa thể đưa chữ ốc. Thêm nữa, để hiểu nội dung câu văn này, học sinh đã có tranh minh họa màu, rất rõ nét ngay ở bên trên câu văn.
5. Về cụm từ "y tế xã", theo tác giả bài báo là chưa đủ thành phần cần phải viết đủ là "trạm y tế xã", ban biên tập đã kiểm tra và thấy rằng: Dù cụm từ có bị lược bỏ thành phần, nhưng theo cách nói thông dụng, học sinh vẫn có thể hiểu được. Nếu thêm từ cho đủ thành phần cụm từ, học sinh lại không đọc được, vì giai đoạn này, các em chưa được học vần am (trạm). Cụm từ này cũng có tranh minh họa rất rõ nét.
6. "Thổi xôi" là gì? Theo tác giả bài báo là một số giáo viên và phụ huynh học sinh không hiểu từ thổi, cần phải diễn đạt là nấu cơm, nấu xôi. Ban biên tập có ý kiến: thổi là một động từ rất quen thuộc với người VN. Từ điển Tiếng Việt 2010 của Hoàng Phê (NXB Đà Nẵng) trang 1223 có viết: "Thổi: Động từ [ph] nấu [cơm, xôi]. Ví dụ: thổi cơm, thổi xôi".

* TS Lê Hữu Tỉnh (nguyên phó tổng biên tập NXB Giáo Dục):
Cần tuân thủ quy ước sư phạm
Người tham gia biên soạn sách học vần cho trẻ em đều phải biết khi đưa ngữ liệu vào sách học vần thì phải tuân thủ quy ước sư phạm là chỉ đưa những ngữ liệu có âm vần mà trẻ đã được học, theo thứ tự từ dễ đến khó. Có những đoạn văn, bài thơ có các câu từ hay, giàu hình ảnh biểu cảm nhưng trong đó có các âm vần khó, trẻ chưa được học thì rất có thể dẫn tới tình trạng trẻ học vẹt mà không đánh vần, không đọc được câu từ.
Bài học từ cuốn học vần của tác giả Nguyễn Thị Nhất, xuất bản năm 1981-1982 là một ví dụ điển hình cho việc làm trái với quy ước sư phạm. Cuốn học vần này đưa vào những ngữ liệu hay, như câu thơ "Long lanh đáy nước in trời" (Truyện Kiều) nhưng do trẻ chưa được học âm vần trong câu thơ nên chỉ học thuộc lòng theo tranh. Mà đã học thuộc lòng thì trẻ không thể nào biết chữ được. Khi nhận ra bất cập này, Bộ GD-ĐT đã đề nghị chỉnh lý cuốn học vần trên. Cuốn sách học vần chỉnh lý do tác giả Trịnh Mạnh và Trần Mạnh Hưởng đã khắc phục được những bất cập trên và cuốn này được sử dụng cho tới khi ta thay chương trình – sách giáo khoa mới.
Do phải ràng buộc vào quy ước trên, nhiều người có thể thấy không chỉ cuốn Tiếng Việt lớp 1 hiện tại mà những cuốn học vần của các tác giả trước đây cũng đưa vào những ngữ liệu khá ngô nghê. Ví dụ như "Phố có phở"… Chúng tôi mong các bậc phụ huynh và bạn đọc chia sẻ khó khăn của những người soạn sách trong việc chọn ngữ liệu đưa vào sách học vần. Vì mục đích của sách học vần là dạy trẻ học đọc, viết chữ. Những ngữ liệu hay nhưng không phù hợp quy ước sư phạm thì cũng không thể sử dụng.

Nhà xuất bản Giáo Dục nói gì?

Lại sách Tiếng Việt lớp 1…
Sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1, NXB Giáo Dục, tháng 5-2012 có in bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận. Khổ cuối của bài thơ được in là "Bay cao cao vút/ Chim biến mất rồi/ Chỉ còn tiếng hót/ Làm xanh da trời". Trong khi đó, câu thơ đúng là "Bay cao bay vút" (từ "bay" chứ không phải "cao").

TRẦN VĂN TÁM(Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)

Phụ huynh lo “sốt vó” khi sách cho trẻ nhỏ dính nhiều "sạn"

Sách giáo dục tình dục gây “sốc”

Thu hồi sách giáo dục in cờ Trung Quốc

"Sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Nên đọc

Techz.vn tặng bạn đọc MIỄN PHÍ ốp lưng iPhone 4/4S 

Nguồn : Tuổi trẻ
<!–
Ngun : Tui tr
–>

Nguồn: http://www.tinmoi.vn/san-trong-sgk-lop-1-nha-xuat-ban-giao-duc-noi-gi-011281921.html

Nước dâng nhanh, học sinh cuống cuồng chạy lụt

Posted: 16 Oct 2013 03:59 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144985/nuoc-dang-nhanh--hoc-sinh-cuong-cuong-chay-lut.html

2 hiệu trưởng bị phạt hành chính vì tổ chức hoạt động GD có thu tiền

Posted: 16 Oct 2013 03:59 AM PDT

(GDTĐ) – Hai hiệu trưởng trường tiểu học tại Bắc Giang bị xử phạt hành chính vì vi phạm về việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động giáo dục có thu tiền từ người học trong dịp hè năm 2013 chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép.

Khai giảng tại Trường tiểu học Cảnh Thụy
Khai giảng tại Trường tiểu học Cảnh Thụy

Theo quyết định xử phạt số 67/QĐ-XPHC và 68/QĐ-XPHC của Thanh tra Sở GDĐT Bắc Giang, hai cá nhân trên là bà Lưu Ngân Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; Mức xử phạt 2.000.000 đồng; Ông Nguyễn Hải Triều, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Tiến số 1, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Mức xử phạt: 1.500.000 đồng.

Hai cá nhân trên đã vi phạm điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định số 40/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201310/2-hieu-truong-bi-phat-hanh-chinh-vi-to-chuc-hoat-dong-gd-co-thu-tien-1974056/

‘Cơn sốt giáo dục’ hoành hành ở châu Á

Posted: 16 Oct 2013 03:59 AM PDT

phuhuynh-trungquoc-6688-1381915602.jpg

Các phụ huynh Trung Quốc ngồi chờ con trong một kỳ thi đại học. Ảnh minh họa: Chinahush

Cách đây hai năm, Jiasheng, một lao động phổ thông ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, mắc bệnh nặng và gần như phải nằm liệt giường. Con trai ông, Zhang Yang, một thanh niên ham học, vừa thi đỗ vào Học viện Y học Cổ truyền của thành phố Hợp Phì, với mơ ước lớn nhất là có thể sớm chữa khỏi bệnh cho cha.

Nhưng tin vui này của Yang, 18 tuổi, lại đang vượt quá sức chịu đựng của cha cậu. Theo tính toán của Jiasheng, cả gia đình ông, vốn đã phải gồng mình lên để chi trả các hóa đơn tiền thuốc, chắc chắn sẽ không đủ khả năng lo cho các khoản học phí của Yang. 

Và như để giải quyết những gánh nặng ấy, ông Jiasheng đã quyết định lìa đời bằng một liều thuốc trừ sâu trong cơn khốn cùng

Tất nhiên, không phải bậc phụ huynh nào ở Trung Quốc cũng có những suy nghĩ cực đoan như ông Jiasheng. Nhưng có một thực tế rằng, ngày càng nhiều gia đình ở Đông Á quyết định chi thêm thật nhiều tiền để giúp con cái họ được nhận một nền giáo dục như ý. 

Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là “cơn sốt giáo dục”. Cơn sốt khiến nhiều gia đình bán cả nhà để cho con đi du học nước ngoài. 

‘Vung tay quá trán’

Andrew Kipnis, một nhà nhân chủng học tại Đại học Quốc gia Australia, đồng thời là tác giả một cuốn sách về giáo dục ở Trung Quốc, cho biết việc đầu tư cho giáo dục ở một số nước Đông Á “đang trở nên cực đoan”. 

Thực trạng này không chỉ diễn ra ở những gia đình trung lưu, mà còn ngấm sâu vào tư tưởng của các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp lao động. Trong mắt họ, học vấn là cách duy nhất để khẳng định vị thế trong xã hội. Một số người còn vì thế mà để chính bản thân lún sâu vào nợ nần. 

“Họ cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết. Nhiều người thậm chí còn ngừng cả việc chữa bệnh. Họ muốn dùng các khoản tiền ấy để đầu tư cho sự học của con em”, Kipnis nói. 

“Làn sóng này tương đối dữ dội. Nhiều người chọn cách vay tiền của bạn bè hoặc người thân. Một số hoàn toàn không có khả năng trả nợ”, Kipnis, người đã thực hiện cuộc nghiên cứu của ông ở huyện Châu Bình, tỉnh Sơn Đông, cho hay. 

Theo một cuộc khảo sát từ Euromonitorco, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người dân Trung Quốc chỉ tăng 63,3% trong 5 năm, nhưng chi tiêu dành cho giáo dục lại tăng gần 94%. 

Tiger-mother-time-1-2798-1381914325.jpg

Mô hình giáo dục “mẹ hổ” đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các gia đình Trung Quốc. Ảnh: TIME

‘Khúc chiến ca của đại gia đình hổ’

Trong cuốn sách “Khúc chiến ca của mẹ hổ”, tác giả Amy Chua từng tường thuật lại một hành trình dạy con đầy nghiêm khắc theo kiểu truyền thống của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Phong cách giáo dục này gần đây đã được mở rộng phạm vi và trở thành một “dự án cấp gia đình”. “Không chỉ là sự xuất hiện của những bà mẹ hổ, nó còn kéo theo cả những ông hổ, bà hổ”, Todd Maurer, một chuyên gia về giáo dục châu Á, cho biết.

Các gia đình ở Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc luôn đứng đầu trong danh sách những quốc gia đầu tư nhiều nhất cho giáo dục. Theo sau là Ấn Độ và Indonesia. 

Tại Hàn Quốc, nơi giới chức tin rằng nỗi “ám ảnh học hành” đang đe dọa tới sự cân bằng của xã hội, tỷ lệ chi tiêu vào lĩnh vực này đang tạo ra một làn sóng vay nợ lên tới mức kỷ lục. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế LG, 28% các gia đình Hàn Quốc đang phải sống ở mức nghèo khó và hoàn toàn không có khả năng chi trả các khoản nợ hàng tháng. 

Trong khi đó, 70% thu nhập của một gia đình ở nước này lại được dồn vào việc đầu tư cho con em ăn học, đặc biệt là ở những trường tư, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung.

Theo ông Michael Seth, giáo sư chuyên ngành lịch sử Hàn Quốc, thuộc trường Đại học James Madison, Mỹ, đồng thời là tác giả của một cuốn sách về tinh thần ham học của người Hàn Quốc, mọi khoản chi tiêu khác đều được cắt giảm “trên diện rộng”.

“Các khoản chi cho nhà ở, nghỉ dưỡng hay vui chơi ngày càng được thu gọn. Hầu hết các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á, nhất là Trung Quốc, đều có một mô hình tương tự”, ông Seth nói. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng này đến từ sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh vào con cái, cũng như từ áp lực thi cử ngày càng đè nặng lên vai các sĩ tử.

“Hệ thống giáo dục Hàn Quốc đang vượt quá sức chịu đựng của những đứa trẻ”, Seth nói. “Và cách duy nhất để tránh xa cơn ác mộng này là đừng có con. Trong một xã hội có tỷ lệ sinh cực thấp như thế này, thì việc giáo dục những đứa trẻ quả là rất tốn kém”.

Xem tiếp

Quỳnh Hoa (Theo BBC)

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/con-sot-giao-duc-hoanh-hanh-o-chau-a-2895819.html

Comments