Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cuộc thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non”: 13.713 trường tham gia

Posted: 15 Oct 2013 06:56 AM PDT


Cuộc thi "Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non": 13.713 trường tham gia

Thứ ba, 15/10/2013, 16:34 (GMT+7)

(SGGPO).- Sáng 15-10, ban tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non" do Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng FrieslandCampina Việt Nam tổ chức đã công bố kết quả vòng thi sơ loại.

Theo đó, đã có 13.713 trường của gần 700 quận, huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia. Tổng số lượt bài dự thi thành công gởi về địa chỉ trang web www.dinhduongmamnon.vn là 88.519 lượt, tỉ lệ trả lời chính xác các câu hỏi trung bình là 75,68%. Thời gian dự thi trung bình là 3 phút, chiếm 30% tổng thời lượng tối đa quy định cho mỗi lượt bài. 

Đặc biệt, cuộc thi còn có sự tham dự của Trường mầm non Trường Sa (thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) – một trong những đơn vị vừa mới thành lập.

Kết quả vòng 1 sẽ được công bố vào ngày 22-10-2013.

Vòng hai thi cấp quận, huyện sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 23-10 và kết thúc vào ngày 25-10. 

        THU TÂM   

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/sggp.org.vn/Cuoc-thi-Tim-hieu-ve-dinh-duong-voi-suc-khoe-tre-mam-non-13713-truong-tham-gia/12178857.epi

190.000 nhà giáo nghỉ hưu chấp nhận mức phụ cấp thâm niên

Posted: 15 Oct 2013 05:56 AM PDT

Theo quyết định của Chính phủ, từ ngày hôm nay 15/10, nhà giáo từng trực tiếp giảng dạy nghỉ hưu từ ngày 1/1/1994 đến 31/5/2011 chưa hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng tiền.

nh gio, ngh hu, ph cp thm nin
Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Khoản trợ cấp nêu trên được tính theo công thức: Lương hưu hằng tháng nhân 10% nhân số năm được tính trợ cấp. Trong đó, lương hưu hằng tháng là mức lương hưu đang hưởng tại thời điểm quyết định này có hiệu lực. Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy đã được tính để hưởng chế độ hưu trí.

Ngày 15/10, GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã gửi công văn đến các địa phương có cơ sở của hội đề nghị cho ý kiến. Tuy nhiên, đã không còn ý kiến phẩn đối từ phía cơ sở, đa số đề đã chấp nhận mức trợ cấp này.

Trước đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam từng nhiều lần đưa ra các phương án giải quyết phụ cấp thâm niên cho khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Trong lần đầu tiên, hội đưa ra 3 phương án: Đề nghị được hưởng phụ cấp thâm niên như giáo viên đương chức, mức phụ cấp 30% (tương đương 30 năm công tác); Thực hiện chế độ trợ cấp như Nghị quyết 21, bình quân mỗi giáo viên nhận 45 triệu đồng, nếu ngân sách nhà nước khó khăn thì có thể chi trả trong 3 năm; Hoặc nếu mỗi năm công tác, giáo viên được nhận 1/3 tháng lương, bình quân mỗi người nhận 30 triệu đồng, có thể chi trả trong 3 năm.

"Đáp lại" các phương án này, tháng 10/2012, Bộ GD-ĐT đưa ra phương án trợ cấp một lần từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng/ người. Phương án quá "bèo bọt" này bị xem là sự xúc phạm đối với các nhà giáo nghỉ hưu.

Lý giải, Bộ GD-ĐT cho rằng nếu thực hiện “hồi tố” chế độ phụ cấp thâm niên theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm tiếp đó hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải chi trả sẽ rất lớn (khoảng 1.600 tỉ đồng/ năm), vượt quá khả năng ngân sách nhà nước.

Trước quan điểm của Bộ GD-ĐT, tháng 3/2013, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã nhất trí rút tỉ lệ tính trợ cấp còn 20% thay vì 25%.

“Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị giảm xuống 15% với lý do kinh tế khó khăn. Chúng tôi đã chia sẻ và đồng ý với phương án này. Theo tôi biết, văn bản được các bộ thống nhất là 15% nhưng cuối cùng, Bộ GD-ĐT lại trình lên Thủ tướng ở mức 10%”.

GS Phạm Minh Hạc cho biết Hội Cựu giáo chức không kiến nghị nữa, và dù mức phụ cấp được hưởng rất ít, nhưng các nhà giáo hưu trí cũng xem đây là một sự động viên của Nhà nước.

Một nhà giáo sau 30 năm công tác có mức lương hưu khoảng 6 triệu đồng, nếu về hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2011 thì nay sẽ chỉ được nhận một lần khoảng 20 triệu đồng (6 triệu đồng x 10% x 30 năm công tác).

  • Chi Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144822/190-000-nha-giao-nghi-huu-chap-nhan-muc-phu-cap-tham-nien.html

Hỗ trợ đào tạo Tiến sĩ không quá 3 năm

Posted: 15 Oct 2013 05:56 AM PDT

Theo đó, từ ngày 15/11/2013, cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) của Đề án 911 được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo; thực hiện quy chế công khai học phí và gửi vào Kho bạc Nhà nước số tiền thu học phí theo quy định.

Hỗ trợ đào tạo Tiến sĩ không quá 3 năm - 1

Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm/NCS (Ảnh: Khampha.vn)

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo này được tính trên số NCS thực tế nhập học trong khuôn khổ chỉ tiêu đào tạo được Bộ GD-ĐT giao và mức chi đối với từng chuyên ngành đào tạo (như nhóm ngành y dược là 16 triệu đồng/NCS/năm; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, nông, lâm, thủy sản, thể dục thể thao, nghệ thuật là 14 triệu đồng/NCS/năm; khoa học xã hội, kinh tế, luật, khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác là 10 triệu đồng/NCS/năm), thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 năm/NCS.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/ho-tro-dao-tao-tien-si-khong-qua-3-nam-c216a579960.html

Số phận éo le của chàng thủ khoa 38kg

Posted: 15 Oct 2013 04:56 AM PDT

Bố bị tâm thần suốt mấy năm rồi qua đời vì tai nạn sát ngày Kiên thi ĐH. Em gái đầu óc không bình thường sau tai nạn giao thông năm 2002. Mẹ em bị ngã từ trên tầng cao 4 mét vào đầu năm 2012, lưng bị ảnh hưởng 20-25%. Vượt qua nghịch cảnh, Nguyễn Trung Kiên đã trở thành Thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp HN năm 2013.

th khoa, nh ngho, hon cnh kh khn

 Vượt lên hoàn cảnh, Nguyễn Trung Kiên đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Số phận éo le

Ở chàng thủ khoa có dáng vóc nhỏ bé, nặng chỉ 38kg là một nghị lực đáng khâm phục. Gia đình Nguyễn Trung Kiên (thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2013) rất nghèo, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng thuê. Năm 2002, trong lúc sang đường em gái Kiên bị tai nạn giao thông. Sau tai nạn ấy, đầu óc em trở nên không bình thường.

Bố Kiên, sau trận ốm thập tử nhất sinh năm 1996 đã mắc bệnh tâm thần, luôn cần có người chăm sóc. "Nhiều lần bố trốn nhà đi đến vài ngày mới về. Mẹ con em và mọi người vừa đi tìm, vừa gào khóc gọi bố, chỉ sợ ngộ nhỡ bố không may…" – Kiên xúc động nhớ lại.

Mẹ Kiên sức khỏe kém, lại gặp phải tai nạn năm 2012, mất hơn nửa năm mới đi lại được. Nhà có hai anh em, Kiên là con trai lớn nhưng bố mẹ không đủ điều kiện nên phải gửi em cho ông bà ngoại và cậu mợ nuôi từ lúc 5 tuổi.

Gia đình ông bà chỉ cách nhà Kiên hơn 1km nên em thường xuyên về nhà nấu cơm, dọn dẹp giúp mẹ. Ngày mùa, như bao bạn bè, Kiên cũng lao vào gặt lúa, làm màu giúp mẹ.

Thương cháu khó khăn mà lại rất chăm học, cậu mợ thay cha mẹ lo cho Kiên học hành nên người. Hiểu hoàn cảnh của mình, Kiên càng cố gắng học tập để vươn lên.

Đang dốc sức cho kỳ thi ĐH thì giữa tháng 6/2013, Kiên nhận tin bố bị tai nạn giao thông. Bỏ dở việc học, Kiên vào viện chăm bố 4 ngày liên tục. Nhưng bố đã bỏ 3 mẹ con ra đi mãi mãi.

"Lúc ấy em thực sự suy sụp, không muốn tiếp tục học nữa. Em muốn ở nhà hay kiếm việc làm thêm nuôi mẹ và em. Mẹ khóc, ôm em động viên con phải ráng học tốt. Như vậy, bố ở nơi xa xôi mới an lòng. Mẹ mong em không được gục gã vì mẹ và em gái còn ở lại" – Kiên nhớ lại.

Vượt lên nghịch cảnh

Thầy Nguyễn Xuân Vinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1, Trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết: "Kiên là học sinh giỏi toàn diện. Em học đều tất cả các môn và luôn đứng trong tốp đầu của lớp về thành tích học tập. Ở em luôn toát lên ý chí, tinh thần học tập rất tốt. Dù trời mưa gió hay giá rét đến đâu em đều đi học chuyên cần và đến từ rất sớm để ôn bài…".

Suốt 3 năm học THPT Kiên đều là học sinh giỏi. Điểm trung bình lớp 12 của Kiên môn Toán là 9,1; môn Hoá học 9,5; môn Vật lý 9,7.

Với 25,5 điểm Nguyễn Trung Kiên học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP.Bắc Ninh) trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (khối A) năm 2013. Em cũng đỗ Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với 25 điểm, khối B.

Với thành tích và nỗ lực trong học tập, cuộc sống, Kiên vừa được chọn là một trong 40 gương mặt Thủ khoa nhận học bổng Nâng bước thủ khoa 2013 do Quỹ hỗ trợ và phát triển sinh viên – Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam tổ chức.

Sau khi thi đại học xong, trong thời gian chờ kết quả, Trung Kiên lập tức đi tìm việc làm thêm. Em được nhận vào làm lại một xưởng may gia công với công việc cắt chỉ thuê, thu nhập 60 ngàn đồng/giờ.

Vậy là trong suốt những tháng hè oi bức, Kiên chăm chỉ làm thêm kiếm tiền. Tới nay, chàng Thủ khoa đã dùng số tiền kiếm được để trang trải chi phí mua sách vở, vật dụng cần thiết cho việc nhập học ở cơ sở của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Hà Nam.

Kiên cho hay: "Đợi ổn định việc học, em sẽ tiếp tục kiếm việc làm thêm và dần tự lập. Em biết nhiều người đã cố gắng vì em nên em càng phải nỗ lực hơn nữa". Chàng thủ khoa chia sẻ rằng sẽ dùng số tiền học bổng nhận được để học thêm Tiếng Anh, nâng cao trình độ giao tiếp của mình.

Hỏi về ước mơ, Kiên tâm sự: "Sau này em sẽ cố gắng học tốt để trở thành kỹ sư điện tử truyền thông, có một công việc tốt để phụng dưỡng, chăm sóc mẹ và em gái còn đau yếu".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144798/so-phan-eo-le-cua-chang-thu-khoa-38kg.html

‘Thanh tra Bộ Giáo dục vu khống và xúc phạm danh dự tôi’

Posted: 15 Oct 2013 04:56 AM PDT

Kểt luận của Bộ Giáo dục về việc cho rằng tiến sỹ Hoàng Xuân Quế ‘đạo văn’ như chúng tôi đã phản ánh là kết quả xác minh của Tổ công tác do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, trong đó, Thanh tra Bộ Giáo dục giữ vai trò quan trọng.

Người đưa tin trích đăng phỏng vấn ông Lê Thanh Huy, con trai của PGS.TS Lê Đình Hợp, nguyên vụ trưởng, nguyên tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thưa ông, trong bản kết luận 1254 của Bộ GD ĐT ngày 04/ 10/2013 có nêu tên ông, ông có biết việc này không?

Thực tình tôi cũng không để ý vì tôi rất bận. Nhưng hai hôm nay bạn bè tôi gọi điện thoại thông báo cho tôi, tôi vào mạng đọc và đã biết.

‘Ông Lê Thanh Huy: ‘Nếu không giải quyết, tôi sẽ kiện Bộ Giáo dục về hành vi vu khống, xúc phạm danh dự tôi’

Ông có ý kiến gì không?

Tôi và gia đình tôi, bạn bè tôi rất bức xúc vì chuyện này. Tôi là một công dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi, được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như phải chịu trách nhiệm về các việc làm của mình. Trong sự việc liên quan đên anh Hoàng Xuân Quế, tôi đã rất nhiệt tình hợp tác khi có yêu cầu của cơ quan liên quan. Nhưng tại bản "Kết luận nội dung tố cáo" số 1254/KL – BGDDT ngày 04/10/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã thiếu tôn
trọng tôi, xúc phạm đến danh dự của tôi.

Cụ thể là như thế nào vậy, thưa ông?

Một là, về hình thức văn bản thể hiện sự cẩu thả, thiếu tôn trọng tôi. Tên của tôi là Lê Thanh Huy, trong khi ở trang 2 của kết luận lại ghi tên tôi là Lê Minh Huy, còn ở trang 4 lại không ghi tên, chỉ ghi là "con trai PGS.Hợp"?

Hai là về mặt nội dung, kết luận đã thể hiện sự suy diễn, quy chụp không đúng bản chất sự việc, xúc phạm đến tôi.

Tại trang 4 của kết luận dòng 9+10 của gạch đầu dòng thứ 2, kết luận ghi: "Việc ông Quế "xin lại" luận án ở một số thành viên hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan (10)". Và tại phần chú thích ở phía cuối trang có ghi "…Sau một hồi không tìm thấy, tôi đã để anh Quế tự tìm và đi xuống nhà. Một lát sau anh Quế nói đã tìm thấy cuốn luận án…anh Quế đã tự đọc nội dung và bảo tôi vào cuốn luận án… đồng thời đề nghị tôi ký nhận vào một số trang trong cuốn luận án. Các trang
này do anh Quế tự lật và bảo tôi ký".

Với kết luận và chú thích này đã nói rằng có dấu hiệu gian lận, không khách quan ở đây. Đây là sự vu khống và xúc phạm tôi. 

Tại buổi làm việc với đại diện A 83, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Trường Đại học kinh tế Quốc dân tại phòng họp Gác 2 nhà 7. Khi được hỏi lại sự việc, tôi đã tường trình lại diễn biến xẩy ra. Tôi cũng đã khẳng định, anh Quế đến một mình, không mang theo cặp sách hay bất kỳ thứ gì. Còn bản chất sự thật thì khi tôi đã ký vào luận án tức là sự khẳng định của tôi và tôi phải chịu trách nhiệm nếu có sự gian dối.

Tại sao Bộ không trích dẫn hết mà lại chỉ trích dẫn như vậy? Việc suy diễn của Bộ là hồ đồ, không đúng bản chất sự việc.

Tôi xin khẳng định: Quyển luận án tôi đã ký xác nhận được tìm tại tủ sách của bố tôi. Tôi đã ký xác nhận ngay tại nhà tôi vào ngày 26/06/2013. Khi anh Quế đến, đây là lần đầu tiên tôi gặp, chúng tôi không quen biết gì nhau. 

Vì bố tôi (PGS.TS Lê Đình Hợp) đã điện thoại trước cho tôi về việc có anh Quế đến để xin mượn lại luận án nên tôi mới mời anh ấy vào nhà. Khi đến, anh Quế đi tay không, cả tôi và anh quế đều đi lên tầng để tìm luận án. Tìm một lúc thì tôi có việc xuống nhà và tôi nhờ anh Quế tìm tiếp. Sau khi tìm được thì anh ấy mang xuống và nhờ tôi ký xác nhận vào luận án. Tôi sẵn sàng ký ngay vì đó là sự thật nhưng tôi không biết nội dung của xác nhận nên tôi có hỏi anh Quế là xác nhận như thế nào? Anh Quế
đã đọc nội dung xác nhận và tôi thấy đúng nên tôi viết. Nếu không đúng sự thật, làm sao tôi viết và ký xác nhận được.

Việc anh bảo tôi ký vào các trang ruột của luận án tôi cũng sẵn sàng. Và vì quyển luận án dày nên anh đã lật trang và giữ quyển luận án cho tôi ký. Tôi thấy mọi việc là bình thường, trung thực không có gì gian dối, không khách quan  ở đây cả. Tại sao Bộ lại suy diễn một cách hồ đồ để quy chụp như vậy? Và như vậy, Bộ kết luận tôi là đồng lõa sủa sự gian dối này hoặc là tôi không có đủ năng hành vi? Tôi không là PGS, không là tiến sỹ, thạc sỹ nhưng không bao giờ gắp lửa bỏ tay người như
vậy.

Ông có ý kiến gì với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc này?

Tôi đã có giấy đề nghị gửi bộ trưởng Phạm Vũ Luận về vấn đề này. Trong đơn tôi cũng đã đề nghị rõ:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chính thức xin lỗi tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự việc này.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chỉnh sửa tên tôi và nội dung bản kết luận phần liên quan đến tôi trên tất cả các trang mạng điện tử và các bản bằng giấy.

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không thực hiện, tôi sẽ kiện Bộ về tội vu khống và xúc phạm danh dự người khác.

Xin cám ơn ông.

Bộ Giáo dục đối mặt với các chuyên gia ngân hàng hàng đầu

Nhóm phóng viên Giáo dục (thực hiện)

Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/thanh-tra-bo-giao-duc-vu-khong-va-xuc-pham-danh-du-toi-a108953.html

Vị giáo sư chưa có bằng đại học

Posted: 15 Oct 2013 03:56 AM PDT

 - Những hồi ức từ học trò của cố GS Đinh Gia Khánh tại hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông (tổ chức ngày 14/10)  một lần nữa nhắc nhớ về tấm gương tự học, mẫu mực của “người đặt nền móng” cho nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam”. 

Người mở đường

Sự nghiệp của GS Đinh Gia Khánh tập trung ở các lĩnh vực: Văn học dân gian, Văn hoá dân gian và Văn học trung đại Việt Nam.

Những công trình khoa học về văn học dân gian của ông hầu hết được viết trong khoảng thời gian từ những năm đầu thập kỷ 60 tới những năm cuối  thập niên 70 của thể kỷ XX.

“Đọc lại các trang viết của GS Đinh Gia Khánh, điều quan trọng mà chúng ta tiếp nhận như một di sản khoa học của ông chủ yếu không phải là nhiệt tình công dân mà là  tư tưởng khoa học về mối quan hệ giữa việc sưu tầm – nghiên cứu văn học dân gian với những nhiệm vụ lịch sử của thời đại…” –  PGS Chu Xuân Diên, một cộng sự của ông, cho biết.

GS inh Gia Khnh, i hc, s nghip, gio dc, nghin cu khoa hc, vn hc
Hội thảo về sự nghiệp của GS Đinh Gia Khánh

PGS.TS Đinh Thị Minh Hằng nhìn nhận, GS Khánh là chuyên gia hàng đầu về Văn học trung đại. Với hơn 30 năm giảng dạy Văn hoá trung đại Việt Nam ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội – GS đã có nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn mang tính học thuật nghiêm túc như: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVII; Văn học cổ Việt Nam (chủ biên – 1974); Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVII (2 tập, chủ biên – 1978, 1979); Lịch sử văn học Việt Nam (1980); Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (chủ biên – 1983).

GS Khánh là người mở đường vào kho tàng Văn hoá dân gian. Ông có nhiều công trình chuyên sâu về lĩnh vực này. Điển hình như cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám” năm 1968. Ông cũng là người đăt nền móng cho khoa Nghiên cứu văn hoá dân gian. Công trình Trên đường tìm hiẻu Văn hoá dân gian (1989) của ông đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu Văn hoá dân gian….

“Cống hiến của GS Khánh còn phải kể đến công lao chỉ đạo, tập hợp, hướng dẫn trong mấy chục năm một đội ngũ những người nghiên cứu, giảng dạy văn học viết, Văn học dân gian, Văn hoá dân gian. Ông là người thầy của nhiều thế hệ các nhà khoa học có tên tuổi như: Bùi Duy Tân, Chu Xuân Diện, Nguyễn Lộc, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Kính… ” – lời PGS Hằng.

Chưa có bằng đại học

“Dù đã khuất bóng 10 năm nay, nhưng ông luôn là tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù lao động, thái độ cẩn trọng, sự tự ý thức về tính chính xác và nghiêm túc trong khoa học. Cuối đời, ông có ý định viết công trình “Nền văn minh Việt Nam” – nhưng ý nguyện này bỏ ngỏ khi ông qua đời năm 2003″ – PGS Đinh Thị Minh Hằng nói trong tiếc nuối.

GS Lê Chí Quế chia sẻ: “Thầy Đinh Gia Khánh chưa có bằng đại học. Đây là điều khó tin nhưng hoàn toàn đúng sự thật”.

“Khi giúp thầy khai lý lịch, đến mục trình độ văn hoá – thầy cười và bảo “tương đương tốt nghiệp THPT”.

GS Quế giải thích:

“Thực ra, thầy đang học Trường ĐH Luật thì Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ. Chàng trai Đinh Gia Khánh bỏ dở việc học, bước vào đời bằng việc dạy tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Sau đó, dạy Văn học Việt Nam cho trường trung cấp sư phạm. Và trở thành giảng viên ĐH về các môn Văn học dân gian và Văn học Việt Nam trung đại”.

“Với khả năng tự học, thầy đã tự trang bị cho mình một khối lượng kiến thức uyên bác trên các phương diện ngôn ngữ, văn học và văn hoá”. Dù chưa phải Đảng viên, nhưng những năm 1980, ông vẫn được giao trọng trách Viện trưởng Viện văn hoá dân gian và là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hoá dân gian.

Ông để lại ấn tượng với đồng nghiệp và học trò ở sự bình dị, trí tuệ mẫn tiệp, một khả năng lao động khoa học phi thường. Trong ứng xử, đó là thái độ khoan dung và hầu như không to tiếng với ai.

Tại hội thảo, nhiều học trò của ông, tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài góp một tiếng nói để mong nối dài những công trinh nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh ở nhiều thế hệ kế tiếp.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144824/vi-giao-su-chua-co-bang-dai-hoc.html

Đào tạo ngoài chính quy “chết” dần

Posted: 15 Oct 2013 03:56 AM PDT

Đào tạo ngoài chính quy "chết" dần

Việc Bộ GD-ĐT siết chặt đầu vào hệ liên thông và giảm chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học khiến cả 2 hệ đào tạo rơi vào khủng hoảng

Các đại biểu Quốc hội từng có ý kiến về việc đào tạo hệ ĐH tại chức đã bị thay đổi biến tướng, hệ lụy là sinh viên của một số trường ĐH sau khi tốt nghiệp không được nhà tuyển dụng chấp nhận dẫn đến việc khiếu kiện… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học hiện nay còn thấp so với chính quy, chất lượng đầu vào thấp, thời lượng chương trình đào tạo bị cắt xén, các yêu cầu đối với đánh giá người học bị giảm thấp…


Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM trong giờ thực hành
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM trong giờ thực hành.

Hệ vừa làm vừa học sụt giảm

Thực tế, hệ đào tạo tại chức, nay được gọi là hệ vừa làm vừa học, ngày càng thiếu sức hút. Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học năm 2013 là 400. Đợt 1, trường tuyển 200 chỉ tiêu nhưng rốt cuộc chỉ được 99 sinh viên.

Với con số ít ỏi này, trường chỉ duy trì được 2 ngành đào tạo là kế toán và công nghệ thông tin, các ngành khác phải tạm ngưng. Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết tháng 11 tới, trường tuyển tiếp 300 chỉ tiêu nhưng chỉ hy vọng tuyển được 100.

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho hay dù nhu cầu theo học hệ đào tạo vừa làm vừa học khối ngành nông lâm ngư vẫn còn nhưng thực tế, vài năm trở lại đây lượng người học sụt giảm.

TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng thừa nhận hệ vừa làm vừa học không còn sức hút như trước kia. Một thời gian dài, hệ đào tạo này bị buông lỏng, cứ thi là đậu, cứ đậu là được cấp bằng… Do đó, dẫn đến việc đào tạo tràn lan khiến hệ này không bảo đảm chất lượng.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết các trường phải giảm chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học theo lộ trình. Năm 2012, chỉ tiêu tại chức được xác định bằng 60% chỉ tiêu hệ chính quy, năm 2013 giảm còn 50% và sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện quyết liệt các công việc nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo; xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hệ vừa làm vừa học. Bộ trưởng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra việc đào tạo hệ vừa làm vừa học tại địa phương.

Cạn kiệt nguồn liên thông

Những quy định mới về tuyển sinh liên thông (sinh viên tốt nghiệp 36 tháng mới được thi liên thông; sinh viên dưới 36 tháng phải thi chung kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ) đã khiến hệ này sống dở chết dở.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, năm 2012, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có 300 hồ sơ dự thi vào hệ liên thông nhưng năm nay chỉ có vài chục hồ sơ. TS Trần Đình Lý cho biết Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đang tính đến việc ngừng đào tạo hệ liên thông. "Quy định mới về liên thông khiến hệ này cạn kiệt nguồn tuyển. Do đó, trường sẽ ngưng đào tạo hệ này để tập trung cho hệ chính quy" – TS Lý nói.

TS Dũng băn khoăn tại sao lại phải quy định sinh viên tốt nghiệp 36 tháng mới được liên thông mà không là 24 tháng? Tại sao sinh viên vừa tốt nghiệp hệ CĐ lại phải thi chung với học sinh tốt nghiệp THPT để được liên thông? Đây là bất cập lớn cần phải tháo gỡ, nếu không thì hệ đào tạo này sẽ không thể tồn tại.

"Việc Bộ GD-ĐT bắt sinh viên hệ liên thông phải thi 3 chung đã gần như chặn lại con đường liên thông. Nguyên tắc cơ bản của đào tạo liên thông là tích lũy và công nhận. Do đó, nên để các trường thỏa thuận đối tượng liên thông, ký kết và xây dựng việc tổ chức đào tạo, quá trình đào tạo trên cơ sở công nhận lẫn nhau… Bộ chỉ nên ra điều kiện quản lý thay vì siết đầu vào như hiện nay" – TS Dũng đề nghị.

Nên bỏ hệ tại chức, liên thông?

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT siết các hệ đào tạo ngoài chính quy là do thời gian qua, các trường đã tổ chức đào tạo những hệ này không chu đáo, không vì mục đích chất lượng mà chủ yếu là tìm nguồn thu, do đó mạnh ai nấy đào tạo.

Nếu 2 hệ này không được thực hiện đúng yêu cầu đặt ra thì bộ nên mạnh dạn cho ngừng đào tạo. Thay vào đó, áp dụng đào tạo tín chỉ để vận hành hình thức đào tạo bán thời gian. Với hình thức này, mọi đối tượng có nhu cầu học đều được ghi danh, nếu học đủ các môn và vượt qua các môn thi như sinh viên chính quy thì sẽ được cấp bằng mà không cần kỳ thi kiểm tra đầu vào.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, việc học tập suốt đời chưa được thể hiện rõ. Người học chủ yếu để có bằng cấp đi làm mà chưa coi trọng việc học tập để nâng cao kiến thức. Do đó, cần tháo gỡ nhiều rào cản để mở rộng các đối tượng học tập.

Theo Thùy Vinh
Người lao động


Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/650568/Dao-tao-ngoai-chinh-quy-%E2%80%9Cchet%E2%80%9D-dan-tpol.html

Vinh danh Tiến sỹ bán nhà phố cổ ra ngoại ô xây trường

Posted: 15 Oct 2013 03:56 AM PDT

Từ một công ty chuyên đào tạo ngoại ngữ tiếng Trung tiếng Nhật, Tiến sỹ Lê
Minh Tiến đã tiếp nối cụ thân sinh ra mình để chèo lái, phát triển Công ty Cổ
phần Phát triển nguồn lực Hoa Anh Đào (Công ty Hoa Anh Đào) thành thương hiệu
được tin cậy hàng đầu Việt Nam để các bạn trẻ lựa chọn khi quyết định tương lai
cuộc đời mình bằng con đường du học tại đất nước Nhật Bản.

Cúp vàng cho nỗ lực phát triển nguồn nhân lực VN
 
Ngày 07/9/2013, Công ty Hoa Anh Đào được tôn vinh nhận Cúp vàng "Thương hiệu,
Sản phẩm và Dịch vụ được tin dùng năm 2013" do Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
trao tặng. Ngày 11/10/2013, Tiến sỹ Lê Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty
được nhà nước Việt nam vinh danh tặng cúp vàng "Doanh nhân ưu tú Đất Việt"
trong sự kiện chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2013.
 

vinh danh, hoa anh o, tin s, bn nh ph c, du hc, Nht Bn
Tiến sỹ Lê Minh Tiến đón nhận cúp vàng "Doanh nhân ưu tú Đất Việt".
 
Những thành tựu đó là sự ghi nhận của Đảng, nhà nước và xã hội Việt nam đối với
chặng đường 20 năm thành lập và phát triển từ Công ty Hoàng Lê – chuyên đào tạo
ngoại ngữ đến Công ty Hoa Anh Đào một liên doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào
tạo phát triển nguồn nhân lực giữa Công ty Hoa Anh Đào với các công ty, nhà
trường Nhật bản. Nó cũng là nỗ lực không ngừng nghỉ của TS. Lê Minh Tiến trong
gần 20 năm qua chèo lái con thuyền Hoa Anh Đào.

Khác với nhiều cơ sở đào tạo tiếng Nhật khác, Công ty Hoa Anh Đào lựa chọn
phương thức đào tạo tập trung ngắn hạn với thời gian 6 tháng. Phương thức này đã
tạo nên sự chuyên nghiệp và chuyên sâu. Các học viên không chỉ được dạy ngôn ngữ
Nhật bản, phương pháp học mà còn được trang bị những kiến thức về văn hóa, phong
cách, lối sống, tác phong của người Nhật bản do chính các giáo viên người Nhật
đến giảng dạy.

vinh danh, hoa anh o, tin s, bn nh ph c, du hc, Nht Bn

Trong thời gian 6 tháng đào tạo đó, các học viên được bố trí chỗ ăn nghỉ tại
trường, phải sống trong một môi trường học tập nghiêm túc, khắc nghiệt, phải
vượt qua các kỳ kiểm tra khắt khe, liên tục để tự bản thân học viên phải nghiêm
túc với chính mình. Đó cũng là hành trang quan trọng sẽ theo các em trên con
đường du học tại đất nước mặt trời mọc.

vinh danh, hoa anh o, tin s, bn nh ph c, du hc, Nht Bn

Một năm, Công ty Hoa Anh Đào tuyển sinh hai đợt chính vào tháng 4 và tháng 10.
Mỗi lớp học cũng được giới hạn số lượng học viên từ (20 – 30) người để đảm bảo
cho người học được quan tâm, theo dõi sát sao.

Giáo trình học tập phù hợp và phong phú cũng là một trong các yếu tố thu hút học
viên tìm đến Hoa Anh Đào. Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào sử dụng giáo trình
được Bộ Giáo dục Nhật Bản ban hành chính thức, do đối tác Trường Nhật Ngữ Thế kỷ
21 TOPA ở Tokyo, Nhật Bản gửi sang cùng các giảng viên chuyên nghiệp người Nhật
bản. Các chương trình hỗ trợ việc học mang tính thực tế liên tục được cập nhật
cũng tạo thêm hứng thú, giúp các học viên học tập hiệu quả hơn.

Cầu nối đưa học viên Việt sang đất Nhật

Nhật Bản không phải là một điểm đến dễ dãi đối với những học viên VN có nhu cầu
du học, ngoài yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ, thủ tục sang Nhật cũng rất phức tạp,
chi tiết. Tuy nhiên, Công ty Hoa Anh Đào và các đối tác, nhà trường Nhật bản đã
đứng ra hỗ trợ, đảm bảo 100% các học viên đáp ứng được những yêu cầu đó, giúp
các học viên hoàn tất mọi khâu trong hồ sơ du học trên thực tế, 100% du học
sinh của Công ty Hoa Anh Đào  đạt VISA của chính phủ Nhật bản.

Quá trình học tập tại Nhật Bản, Công ty Hoa Anh Đào cùng các đối tác, nhà trường
Nhật bản sẽ giới thiệu việc làm thêm cho các học viên với mức thu nhập đủ để học
viên ăn học, và gia đình các em sẽ không phải lo lắng về khoản chu cấp chi tiêu
hàng tháng cho con em mình.

"100% các học viên du học qua Hoa Anh Đào đều hoàn thành xuất sắc khóa học, trở
về phục vụ đất nước hoặc ở lại Nhật Bản làm việc, nếu như có nhu cầu. Các em
cùng vợ, con được định cư tại Nhật, được phép bảo lãnh mời người thân… sang
thăm Nhật Bản" – T.S Lê Minh Tiến, người vừa được tôn vinh là "Doanh nhân ưu tú
Đất Việt" tại lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2013, cho biết.

Theo Tiến sỹ Lê Minh Tiến, tính đến thời điểm tháng 10/2013, Hoa Anh Đào đã đào
tạo và là cầu nối đưa trên 1.200 học viên Việt Nam sang đất nước mặt trời mọc du
học; 100% các em khi về nước đều thành đạt; những người ở lại Nhật Bản đều có
công ăn, việc làm ổn định.

Mô hình đào tạo khép kín, khoa học, học viên được bố trí ở ký túc xá ăn nghỉ
trong khuôn viên Trung tâm Hoa Anh Đào với nhà văn hóa, phòng thực hành máy tính,
sân tập thể thao, bếp ăn tập thể khang trang vệ sinh đảm bảo, đội ngũ giảng
viên chuyên nghiệp người Nhật bản trực tiếp giảng dạy tiếng Nhật tại Hoa Anh Đào
… và hơn thế, truyền thống, bề dày kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực đào tạo học
sinh Việt nam để đi du học Nhật Bản đã khẳng định việc Công ty Hoa Anh Đào trở
thành Công ty hàng đầu Việt Nam về du học Nhật Bản, được vinh danh "Cúp vàng
Thương hiệu, Sản phẩm và Dịch vụ được tin dùng năm 2013" và "Doanh nhân ưu tú
Đất Việt" đối với người chèo lái con thuyền doanh nghiệp Hoa Anh Đào trong suốt
thời gian qua – TS. Lê Minh Tiến.

Năm 1994, nhà lão thành cách mạng Lê Tư Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên
Truyền Quốc tế – Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng CSVN), chuyên gia tiếng Trung
quốc số 1 của Việt Nam thời đấy và bạn bè đồng lứa đã thành lập Công ty Hoàng Lê
tại địa chỉ số 156, phố Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội chuyên đào tạo tiếng
Trung quốc cho các doanh nghiệp của Việt Nam có liên doanh với đối tác Trung
quốc, Hồng kông, Đài loan Singapore từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Năm 1998 khi cụ Lê Tư Vinh mất, TS. Lê Minh Tiến, con trai cụ đã tiếp tục công
việc. Anh từ bỏ việc công chức tại một cơ quan nhà nước danh tiếng để tiếp tục
con đường mà cụ thân sinh đã gây dựng.

Cũng trong năm này, Công ty Hoàng Lê được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty
Cổ phần Phát triển nguồn lực Hoa Anh Đào.
Năm 2001, Công ty Hoa Anh Đào được nhà nước Việt nam cấp GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ liên
doanh với các đối tác Nhật Bản thành lập Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào dạy
tiếng Nhật chuyên nghiệp cho mọi đối tượng ở Việt Nam tư vấn cho học sinh, kỹ
sư VN đi du học làm việc tại Nhật Bản.

Năm 2007, Công ty Hoa Anh Đào đã đầu tư, xây dựng Trung tâm Đào tạo Hoa Anh Đào
khang trang trên khu đất 14.000 m2 tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) do UBND TP. Hà
Nội cấp và đưa vào hoạt động từ năm 2009 tới nay. Để có vốn thực hiện đầu tư,
TS. Lê Minh Tiến đã bán hết nhà ở phố cổ biệt thự bên bờ Hồ Tây của mình lấy
tiền xây dựng Trung tâm Đào tạo Hoa Anh Đào khang trang, đạt tiêu chuẩn Nhật bản
như hiện nay.


Thái Bình

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/vietnamnet.vn/Vinh-danh-Tien-sy-ban-nha-pho-co-ra-ngoai-o-xay-truong/12178995.epi

Công khai, minh bạch

Posted: 15 Oct 2013 03:55 AM PDT

Đây là kỳ thi "ba nhất": Số thí sinh đông nhất, 3.837 người. Số chỉ tiêu tuyển dụng ít nhất: 3.837 người. Thi trắc nghiệm kéo dài nhất: 10 ngày. Nghe đã thấy quy mô hoành tráng. Đó là chưa kể đã tổ chức phần mềm thi trắc nghiệm từ trước, do Bộ Nội vụ thiết kế.

Để đảm bảo công khai, minh bạch, 3 môn trắc nghiệm: Nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học văn phòng đã được công khai câu hỏi từ trước để thí sinh ôn tập.

Các phòng thi đều lắp camera an ninh. Phần thi viết sẽ diễn ra ngày 10.11.2013 gồm 2 môn: Kiến thức chung và chuyên ngành.

Đã cho câu hỏi trước để ôn thi mà anh chị nào còn không làm được thì phải dẹp giấc mơ công chức. Còn sao gọi là giấc mơ thì chắc ai cũng hiểu, đã được làm công chức "ăn cơm nhà nước, ở nhà công" (thơ Hồ Chủ tịch) thì yên tâm suốt đời lên lương, lên cấp. Nước mình cũng không "yếu kém" như Mỹ, kinh tế khó khăn đến mức 2 tuần nay từ tổng thống trở xuống đang nghỉ không ăn lương! Có vác ô như đã nói thì lương tiền vẫn cứ đều đều!

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/laodong.com.vn/Cong-khai-minh-bach/12175709.epi

Cách chọn đồ dùng học tập cho con vừa tốt, vừa tiết kiệm

Posted: 15 Oct 2013 12:55 AM PDT

Tin liên quan

 Đối với cặp sách, ba lô, túi sách: Hãy lựa chọn loại tốt và bền để bé có thể dùng lâu dài. Ảnh: Internet

1/ Hãy tận dụng khuyến mãi:

Trước hết, bạn phải để ý các chương trình khuyến mãi đồ dùng học tập ở các siêu thị, hệ thống nhà sách, giảm giá các mặt hang đồ dùng học tập như balo, vở, đồng phục, bút thước… hay các chương trình tặng quà. Nhất là khoảng từ tháng 7–8, các siêu thị, nhà sách đón mùa tựu trường sẽ có rất nhiều các chương trình khuyến mại “Chào mừng năm học mới”với nhiều ưu đãi cho các mặt hang đồ dùng học tập. Chỉ cần bạn chịu khó để ý những địa điểm đang khuyến mại, giảm giá là có thể mua đồ dùng học tập rẻ hơn, tiết kiệm được một khoản nhỏ nhưng tích góp nhiều thì lại là một khoản lớn đấy.

2/ Mua đồ đúng nơi:


Sách giáo khoa mua trọn bộ sẽ có giá tốt hơn là mua lẻ. Ảnh: Internet

Sách giáo khoa các bạn nên mua theo trọn bộ để có giá tốt hơn, và chỉ nên mua sách giáo khoa ở các nhà sách, cửa hàng sách có uy tín để đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, trước khi thanh toán tiền bạn nên xem qua danh mục sách có cuốn nào bị thừa không cần thiết cho chương trình học của bé hay không để tiết kiệm chi phí.

Không nên mua văn phòng phẩm (bút viết, cặp sách…) trong nhà sách vì giá sẽ cao hơn bình thường. Thay vào đó, bạn hãy mua văn phòng phẩm tại những cửa hiệu chuyên bán mặt hàng này để có giá rẻ hơn. Với những vật dụng như bút bi hoặc bút nước thì nên mua cả hộp để tiết kiệm và cho bé xài trong suốt cả năm học.

Cũng không nên mua cùng lúc quá nhiều đồ dùng học tập đề phòng có những thứ không cần thiết. Nên mua tập trung ở một nơi để được giảm giá. Tránh tình trạng mua vở một nơi, but thước, cặp nơi khác. Vừa ít được giảm giá lại tốn thời gian và công sức đi lại.

3/ Nên tiết kiệm từ những dụng cụ học tập cũ từ năm học trước:

Hãy luôn nhớ rằng bé thiếu món dụng cụ học tập nào thì hãy mua món ấy chứ đừng cái gì cũng mua trong khi có thể tận dụng lại đồ dùng học tập cũ trước đó.

Chúc các bạn mua được những dụng cụ học tập thật chất lượng nhưng tiết kiệm chi phí cho bé yêu nhé!

Theo Giadinhnestle.com.vn


Nên đọc Mua sắm đồ dùng học tập: Hoa mắt vì giá Bí quyết cha mẹ giúp con học tập tốt Làm sao để dụ bé học bằng góc học tập lý tưởng Thiết kế phòng giúp con yêu đam mê học tập

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.yeutretho.com/Cach-chon-do-dung-hoc-tap-cho-con-vua-tot-vua-tiet-kiem/12175586.epi

Comments