Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bấm bụng rút ví cho sổ liên lạc điện tử

Posted: 14 Oct 2013 06:53 AM PDT

- Việc triển khai Sổ liên lạc điện tử hiện nay đã trở nên phổ biến trong các trường học ở nhiều địa phương trên cả nước. Phụ huynh học sinh đón nhận sổ liên lạc điện tử với nhiều thái độ
khác nhau. Trong số người ủng hộ vẫn còn tồn tại
những sóng ngầm bức xúc.

Tin nhắn “nhân bản”

Chị Quỳnh có con học ở một trường tiểu học ở Hà Nội bức xúc: Đầu năm học, thấy cô giáo "hứa hẹn" sổ liên lạc điện tử sẽ là cầu nối thông tin giữa cô giáo và phụ huynh, mọi hoạt động của con ở lớp sẽ được cô thông báo cặn kẽ đến phụ huynh thông qua tin nhắn điện tử.

Tôi và nhiều phụ huynh đã không ngần ngại đăng ký sử dụng dịch vụ.

s lin lc in t, rp khun, nhn bn tin nhn, khng cn thit, ph huynh, c gio
Ảnh có tính chất minh họa

Hơn một tháng con đi học, hàng ngày chị đều nhận được tin nhắn với nội dung y chang: “Phụ huynh cho con học bài …, hoàn thành bài tập Tiếng Việt…, Toán… ” hoặc thêm nữa là “Phụ huynh cho con mặc đồng phục”, “Phụ huynh cho con đi học đúng giờ”, “Phụ huynh soạn sách vở theo thời khóa biểu…”

Với những tin nhắn đó – theo chị là có cũng được, không có cũng chẳng sao. Những thông tin chị muốn biết như con ăn cơm ở lớp thế nào? con viết chữ, học toán ra sao? thái độ học tập ở lớp thế nào?… thì sổ liên lạc điện tử không đề cập.

Còn anh Hùng lại cho rằng việc sinh ra sổ liên lạc điện tử chỉ để cô giáo nhắc phụ huynh cho con làm bài tập là không cần thiết. Điều này vô hình chung đã làm thui chột tính tự giác và khả năng trao đổi thông tin của học sinh với cha mẹ.

“Nếu cô giáo dặn học sinh về nhà làm bài tập hay ôn bài thế nào thì nên dặn dò các con lúc cuối giờ học để các con thông báo lại với bố mẹ. Như vậy con vừa rèn luyện được tính tự giác, vừa có ý thức hơn với việc học của mình…” – anh Hùng nhìn nhận.

Mỗi trường một phí

Chị Mai ở Thanh Xuân – Hà Nội cho biết, trường của con chị thu 20.000/ tháng. Theo chị với mức đóng góp này là hợp lý và cũng chỉ cần cô giáo thông báo những tin quan trọng, thật sự cần thiết.

Ở một số trường khác mức phí cho sổ liên lạc điện tử thường là 50.000 đồng/tháng, cũng có trường thu đến 55.000 đồng/tháng. Nếu làm một phép tính đơn giản thì mỗi ngày phụ huynh phải mất hơn 2 ngàn đồng cho một tin nhắn.

Mối liên hệ giữa phụ huynh và cô giáo qua tin nhắn điện tử cũng làm cho sự liên kết giữa gia đình và nhà trường không "chặt chẽ" như kỳ vọng mà có nguy cơ ngày càng lỏng lẻo hơn khi cả giáo viên và phụ huynh đều phụ thuộc vào tin nhắn mà tin nhắn thì phần nhiều là "nhân bản".

Nhiều phụ huynh cho rằng khoản thu phí sổ liên lạc điện tử chẳng khác gì "móc túi" phụ huynh. Tiếng là tự nguyện, ai có nhu cầu thì đăng ký nhưng hầu hết phụ huynh đều bấm bụng rút ví vì không đóng thì lại sợ con sẽ bị "có vấn đề" hay bỏ sót những thông tin quan trọng.

Không thu quá 40.000 đồng/ tháng

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường, nếu thực hiện dịch vụ này phải bảo đảm mức
thu không quá 40.000 đồng/học sinh/tháng với từng gói dịch vụ.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Thị
Hồng Nga cho biết, việc thu phí sổ liên lạc điện tử qua hình thức tin nhắn SMS thực
hiện theo hình thức thỏa thuận, tự nguyện giữa gia đình – nhà trường – doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường, nếu thực hiện dịch vụ này phải
bảo đảm mức thu không quá 40.000 đồng/học sinh/tháng với từng gói dịch vụ” – lời bà Nga. 

Chiều 14/10, trao đổi với VietNamNet, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ thông tin (Sở GD-ĐT Hà Nội) Nguyễn Trọng Cường cho biết: "Trong tuần tới, sở sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể việc thu dịch vụ sổ liên lạc điện tử trong nhà trường. Theo đó, nếu cơ sở giáo dục nào thu cao hơn mức trần tối đa 40.000 đồng phải trả lại cho phụ huynh".

Mức phí tối đa 40.000 đồng/HS/tháng theo ông Cường "đã tính toán đến việc học sinh mỗi ngày nhận được ít nhất 1 tin nhắn và hỗ trợ thêm nhà trường. Thực tế nhiều trường chỉ thu 20.000 đồng/HS/tháng với tần suất tin 1-2 tin nhắn/tuần".

• Đỗ Quyên – Phong Đăng

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/vietnamnet.vn/Bam-bung-rut-vi-cho-so-lien-lac-dien-tu/12170571.epi

Trẻ khóc lặng tiễn biệt Đại tướng

Posted: 14 Oct 2013 05:53 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144661/tre-khoc-lang-tien-biet-dai-tuong.html

Nam Định tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “An toàn trường học”

Posted: 14 Oct 2013 05:53 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (14/10), tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị "Trao đổi kinh nghiệm phong trào "An toàn trường học", nhân rộng điển hình giáo viên chủ nhiệm, làm tốt công tác An ninh trật tự giai đoạn 2003 – 2013.


Trung tướng Bùi Văn Nam tặng Kỉ niệm chương cho các cá nhân
 

Dự Hội nghị có:Trung tướng Bùi Văn Nam – Thứ trưởng Bộ Công an; TS Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GDĐT); lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Nam Định, CA Tỉnh, Sở GDĐT tỉnh Nam Định và các tỉnh trong vùng.

Sau 10 năm thực hiện "Công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục theo tinh thần của Liên bộ Công an, GDĐT, điều đáng ghi nhận là số thanh thiếu niên hư hỏng đã giảm 2,5%. HSSV đã từng bước chuyển biến, hiểu biết tác hại của ma túy để phòng chống, tự bảo vệ mình, tránh xa thói hư tật xấu; có ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.

Kết quả phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm học 2011 – 2012 của tỉnh, đã có 89,5% trường đạt loại khá, 91% lớp học "an toàn". Năm 2013, toàn tỉnh đã có 98% các nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự".

Hiện toàn tỉnh có 8.921 giáo viên chủ nhiệm. Đây là lực lượng được tỉnh Nam Định xác định là nòng cốt trong việc phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương triển khai các hoạt động giáo dục, văn, thể thu hút, giáo dục sinh viên rèn luyện trở thành những công dân tốt, HSSV trở thành nòng cốt trong phòng, chống tội phạm, ma túy và các tai, tệ nạn xã hội khác xâm nhập học đường. 10 năm thực hiện phong trào "An toàn trường học", tỉnh Nam Định đã có 1.475 tập thể, cá nhân được hội đồng thi đua các cấp khen thưởng, 1 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

z
TS Ngũ Duy Anh tặng bằng khen của Bộ GDĐT cho các tập thể và cá nhân

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Bùi Văn Nam cho biết: Những nội dung của Hội nghị sẽ được trình xin ý kiến Bộ Công an và Bộ GDĐT để tiếp tục triển khai trong thời gian tới; những kinh nghiệm của tỉnh Nam Định sẽ được nghiên cứu, tổng kết để nhân rộng trên toàn quốc;

Trung tướng Bùi Văn Nam đề nghị hai Sở Công an và Sở GDĐT tỉnh Nam Định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhân cách, tạo niềm tin, lý tưởng sống cho HSSV biết tự bảo vệ mình trước sự xâm nhập của ma túy, các tệ nạn xã hội; đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền tấm gương người tốt – việc tốt, cách làm hay của các nhà trường trong phong trào này để các nhà trường giáo viên, HSSV khác học tập, phấn đấu noi theo.

Hội nghị đã tổ chức Lễ kí kết giao ước thi đua giữa Sở Công an và Sở GDĐT tỉnh Nam Định, triển khai thực hiện công tác an toàn trường học trong thời gian tới; Trao tặng bằng khen của Bộ Công an, Bộ GDĐT cho những tập thể, cá nhân, giáo viên chủ nhiệm và học sinh đã có những đóng góp xuất sắc cho phong trào.

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/nam-dinh-tong-ket-10-nam-thuc-hien-phong-trao-an-toan-truong-hoc-1973965/

Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học tránh bão số 11

Posted: 14 Oct 2013 05:53 AM PDT

Theo thông tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 10h sáng nay, 14/10, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (khoảng 134-149km/h), giật cấp 15, 16.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tât và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 10 giờ ngày 15/10, , vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/da-nang-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-tranh-bao-so-11-789781.htm

Khi cô giáo ‘nhớ lâu’

Posted: 14 Oct 2013 04:53 AM PDT

- Mối quan hệ giữa người lớn – phụ huynh và giáo viên – đem lại những ảnh hưởng
không ngờ tới đối với các con.

1. Anh Thành, một phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 kể lại, trong cuộc họp phụ
huynh đầu năm, khi chi hội trưởng phụ huynh nói về vấn đề thu tiền quỹ lớp, cô giáo
có nói là tiền quỹ lớp này chưa bao gồm tiền bài tập cô giáo photo cho các cháu cuối
tuần. Cô cũng nói là theo quy định thì các cháu không có bài tập về nhà, đây là cô
muốn các cháu làm thêm thôi. Anh Thành mới có ý kiến là các cháu còn nhỏ, hàng ngày đi
học cả ngày, tối về phải làm bài đã rất mệt mỏi rồi, cuối tuần nên cho các cháu nghỉ
để vui chơi giải trí. Phụ huynh nào muốn dạy thêm thì có thể mua vở về cho các cháu
tự luyện ở nhà.

c gio, ph huynh, hc sinh
Ảnh có tính chất minh họa

Sau buổi họp, anh Thành cũng thấy áy náy, sợ cô cho là mình tiếc tiền hoặc chống đối
cô, con mình sẽ bị trù. Để ý thì từ hôm đấy điểm của con anh Thành có sút giảm. Thấy con
vẫn được phát bài photo, anh Thành còn nghĩ hay là bảo cô đưa bài để anh đến công ty in
cho cô, các phụ huynh khác đỡ mất tiền đóng góp. Tuy nhiên, một hôm con đi học về có
nói là các bạn có thêm một bài, nhưng con không có. Anh Thành hỏi lý do thì con chỉ bảo
cô nói cháu không có bài này. Lo không biết con đã mắc lỗi gì làm phật ý cô không,
anh T đã gọi điện cho cô.

Và đây là cuộc trao đổi:

"- Vì hôm trước em bảo không cần bài photo nên cô không phát.

- Em chỉ lo các cháu học hành căng thẳng thôi chứ có bài cô cứ phát cho cháu, em
không tiếc tiền, cô không cho cháu bài em cũng cho cháu làm bài ở nhà mà.

- Ờ, bởi vì mấy nữa đi thi là sẽ theo mẫu nên chị muốn phát trước mẫu cho các cháu
để các cháu rèn ở nhà trước. Chứ mấy nữa đi thi không biết thì lại bị điểm kém. Vì đi
thi người ta chỉ viết đề thi lên bảng, các cháu ở dưới viết.

Khoảng cách như nào cũng theo quy định. Viết sai một chữ là sai hết. Chứ phát bài
rồi lại phải chấm, nhiều khi phụ huynh không hiểu cách viết lại phải gọi điện tốn
tiền lắm".

Với cuộc trao đổi này, kết luận của anh Thành là "không phải con mà chính tôi là người
mắc lỗi". Hóa ra chỉ vì một câu nói của anh Thành, cô giáo đã không phát bài để con luyện
theo mẫu đi thi. Điều đó đồng nghĩa với việc khi đi thi, cháu nếu không biết sẽ mắc
lỗi và bị điểm kém.

"Thảo nào mà hôm họp phụ huynh chỉ thấy mỗi tôi phát biểu. Hóa ra là bởi vì tôi
quá quan tâm đến việc học của con rồi. Kỳ họp phụ huynh sau, có lẽ tôi "ngậm miệng"
là hơn".

2. Đồng cảm với anh Thành về việc giáo viên "nhớ lâu", chị Hằng (Hà Nội) có con
học lớp 5 cũng kể về một quãng thời gian kinh hoàng đối với cậu con trai. Có một buổi
tối thấy con kêu đau đầu, buồn nôn, hỏi ra mới biết cháu bị ngã ở lớp, đầu có bị đập
xuống đất. Vội đưa con vào bệnh viện chiếu chụp, may mắn là cháu không sao.

Tuy
nhiên, chồng chị rất bất bình về việc khi cháu ngã giáo viên đã không báo sớm cho phụ
huynh biết nên hôm sau gặp hiệu trưởng để phản ánh, góp ý cách xử lý vụ việc của giáo
viên.

"Thời gian sau đó con tôi thật sự bị cô "để ý", bắt ne bắt nét từng tí một. Khi bố
cháu đến đón, cô giáo ngày ngày kể tội, nào là không tập trung trong lớp, sách vở
luộm thuộm… Về hỏi lại cháu thì có khi chỉ là cháu làm rơi quyển sách xuống đất cũng
bị cô mắng, ngồi trong lớp bạn của cháu gọi, cháu quay đầu lại là cô đã phạt.

Điểm của cháu thì trước vốn không cao, nay còn thấp hơn. Nói thêm là ngay từ lớp 1
tôi đã không cho cháu đi học thêm cô giáo ở trường mà cho cháu học ở trung tâm khá uy
tín ngoài, vì thấy cháu hứng thú. Sức học của cháu được các thầy cô ở trung tâm đánh
giá là tốt.

Bố cháu nghe cô kể tội thì sốt ruột quay ra mắng cháu. Nên ở lớp cháu đã bị căng
thẳng, về nhà cũng căng thẳng tiếp, rất mệt. Tôi đã phải thu xếp lại công việc để
thay chồng chiều chiều đi đón cháu. Gặp cô, cô nói gì cũng vâng dạ rồi thôi. Có lẽ cô
thấy chán vì tôi không phản ứng gì, nên dần dần việc kể tội cũng bớt".

***

Đây chỉ là một vài câu chuyện, lời nói mà không ít giáo viên đã “buông” ra với các
con trên lớp.Anh Thành, cũng như chị Hằng cho rằng, điều may mắn ở đây là trẻ con còn quá vô
tư, không hiểu được những nguyên nhân sâu xa tại sao cháu bị đối xử "lạ lùng" như
vậy.

"Chỉ có thể bảo vệ con bằng cách, cố gắng hỏi con chuyện xảy ra trên lớp nhiều
nhất có thể, từ đó mà kịp thời có cách hành xử, uốn nắn suy nghĩ và thái độ sống cho
con, và cả cho cô nếu được" – chị Hằng đúc kết.

  • Chi Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144676/khi-co-giao--nho-lau-.html

Học viện Cảnh sát Nhân dân khai giảng năm học mới

Posted: 14 Oct 2013 04:53 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (14/10), tại Hà Nội, Học viện Cảnh sát Nhân dân tổ chức lễ khai giảng năm học 2013 – 2014, đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và kỷ niệm 45 năm thành lập.


    Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Ban Giám hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân
 

Tham dự buổi lễ có: GS.TS Nguyễn Thị Doan – Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước; Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đại biểu quốc tế, nhà giáo lão thành cùng tập thể CB, GV và học viên.

Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, với niềm tự hào của một nhà trường Anh hùng, đến nay, Học viện Cảnh sát Nhân dân đào tạo 39 khóa đại học chính quy, 22 khóa thạc sĩ và 19 khóa tiến sĩ… Học viện còn là một trong những đơn vị đi đầu về hợp tác quốc tế của lực lượng công an nhân dân, khẳng định vai trò của Học viện trong trong khu vực và quốc tế.

Đến nay, Học viện đã ký ghi nhớ hợp tác với 17 học viện, trường cảnh sát thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức cảnh sát quốc tế. Đặc biệt năm 2013 Học viện trở thành thành viên Hiệp hội các Học viện  cảnh sát thế giới INTERPA. Học viện còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn và có uy tín của ngành, đóng góp hàng nghìn công trình nghiên cứu khoa học.

Những năm gần đây, Học viện tiếp tục đổi mới công tác GDĐT, gắn đào tạo với thực tiễn chiến đấu của lực lượng công an nhân dân và không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế. 5 năm qua nhân dân Thủ đô quen thuộc với màu áo xanh mang quân hàm của học viên trường tham gia bảo vệ trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho BGH nhà trường, đồng thời biểu dương những thành tích xuất sắc mà các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Học viện đạt được trong 45 năm qua.

Phó Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, để góp phần xây dựng Học viện cảnh sát Nhân dân trở thành môi trường GD lành mạnh, nhân văn và chất lượng cao, là trung tâm đào tạo hàng đầu của ngành công an, Học viện Cảnh sát Nhân dân cần đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 8, khóa XI; chú trọng đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV; tăng cường nghiên cứu khoa học nhằm rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn, áp dụng vào giảng dạy…

Phó Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ GDĐT, cùng các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Học viện Cảnh sát Nhân dân phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an nhân dân.

Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/hoc-vien-canh-sat-nhan-dan-khai-giang-nam-hoc-moi-1973967/

Thấy gì qua kết quả xếp hạng điểm thi đại học của các trường THPT …

Posted: 14 Oct 2013 04:53 AM PDT



Ông Bùi Văn Thanh – Hiệu trưởng trường Phổ thông Newton.

- Thưa ông, hàng năm Bộ GDĐT (Cục CNTT) vẫn xếp hạng (thống kê) các Trường THPT theo điểm trung bình 3 môn thi Đại học của các khối: A, A1, B, C, D . Ông có đánh giá như thế nào về việc xếp hạng này?

Ông Bùi Văn Thanh: Có 2 vấn đề tôi thấy chưa ổn lắm. Thứ nhất, về số lượng học sinh tham gia thi: Bộ GDĐT không xếp hạng với các trường ít học sinh (dưới 30 lượt  học sinh thi). Tôi nghĩ, đã tính điểm trung bình thì đã công bằng cho số lượng thí sinh rồi.

Trường có Số học sinh thi đại học ít sẽ bị bất lợi nhiều hơn vì ít có sự bù trừ qua lại về điểm thi. Tuy nhiên, số lượng thí sinh thi đại học không quan trọng so với tiêu chí "đầu vào" lớp 10 của các trường THPT.

Thứ hai, về chất lượng. Đã nói đến "xếp hạng" thì ai cũng hiểu đó là chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên, chất lượng quản lý,… và được xã hội coi là  tiêu chí đánh giá một nhà trường.

  
Song chúng ta xem bảng thống kê điểm thi Đại học và Cao đẳng năm 2013 trên toàn quốc, dẫn đầu vẫn là những cái tên rất quen thuộc:

Xếp thứ 3 là trường THPT chuyên Đại học sư phạm Hà Nội 22,35 điểm; thứ 7 là trường Chuyên ngữ  ĐH NN- ĐHQG Hà Nội 21,98 điểm; thứ 8 là trường THPT Chuyên KHTN ĐH QG HN 21.95 điểm; thứ 11 là trường THPT chuyên Hà Nội-Amstecdam với 21,67 điểm,… .Một đặc điểm chung của những trường này là điểm tuyển sinh vào lớp 10 luôn rất cao . 

Đầu vào cao, đầu ra cao là tất yếu, nhưng đầu vào cao như thế thì đầu ra phải cao bao nhiêu mới là tương xứng thì chúng ta lại chưa có?

- Theo ông việc xếp hạng thế nào thì khách quan, chính xác hơn?

Ông Bùi Văn Thanh: Nếu chúng ta dùng Tỷ số giữa điểm trung bình thi đại học với điểm trung bình của đầu vào lớp 10 thì có thể so sánh "xếp hạng" chuẩn hơn được chăng? Có thể phải cần đến công thức Toán học nào đó, nhưng việc xếp hạng các Trường THPT phải liên quan đến cả đầu vào và đầu ra. 

Việc "xếp hạng" phải dựa vào sự thay đổi, tiến bộ so với chính bản thân một học sinh sau quá trình giáo dục mới phản ánh đúng thực chất chất lượng đào tạo của một nhà trường. Có như vậy thì chúng ta mới khuyến khích được toàn nghành giáo dục tham gia hăng hái "Thi đua dạy tốt và học tốt".

- Thưa ông, lâu nay việc xếp hạng thường chỉ có một số trường hay ở TOP 200 thường  quan tâm, còn các trường ở các hạng từ 1.000 trở đi thì hình như họ không để tâm đến nữa. Vậy việc này liệu có ảnh hưởng đến sự phấn đấu của một Nhà trường?

Ông Bùi Văn Thanh: Có thể, vì phần đông các trường Ngoài công lập có đầu vào lớp 10 thấp nên họ có cố gắng mấy thì vẫn xếp hạng điểm thi vào đại học thấp (đại đa số xếp hạng từ thứ 500 trở đi). Trừ một số ít các trường ngoài công lập "xếp hạng” cao: năm 2013 Trường dân lập Lương Thế Vinh xếp thứ 43, Trường phổ thông Newton xếp thứ 72, trường Nguyễn Siêu xếp thứ 128, Trường Trí đức xếp thứ 154,…  

- Vậy có nên xếp hạng các Trường THPT không?

Ông Bùi Văn Thanh: Có chứ, đã có thi thì phải có đánh giá, xếp hạng. Chỉ có điều  việc đưa ra xếp hạng các Trường THPT mà không so sánh giữa đầu vào và đầu ra thì không thể đánh giá được chất lượng giáo dục, sự nỗ lực của tập thể giáo viên, chất lượng quản lý,… Việc xếp hạng này đã không khuyến khích được sự cố gắng của các trường có điểm tuyển thấp. 

- Được biết  Nhà giáo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội,  hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã có một phát biểu : học sinh luôn cần được giáo dục , những học sinh chưa thật ngoan, thật giỏi thì càng cần được giáo dục hơn và phải giáo dục được những học sinh như thế mới đúng là những nhà giáo dục thực sự. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục cũng cần thể hiện và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh qua một quá trình đào tạo và đó mới chính là căn bản của chất lượng đào tạo. Qua đó để đảm bảo sự công bằng và đánh giá đúng sự đóng góp của các Nhà trường trong sự nghiệp đào tạo con người trên cả nước.  Ông có đồng ý tiêu chí  đánh giá như vậy không?

Ông Bùi Văn Thanh: Tôi đồng ý với quan điểm trên.

- Xin cảm ơn ông!


THỐNG KÊ ĐIỂM TRUNG BÌNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI A,A1,B,C,D

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thay-gi-qua-ket-qua-xep-hang-diem-thi-dai-hoc-cua-cac-truong-THPT-2013/320825.gd

Giao lưu trực tuyến với các Thủ khoa xuất sắc

Posted: 14 Oct 2013 03:53 AM PDT

Giao lưu trực tuyến với các Thủ khoa xuất sắc

40 sinh viên nhận học bổng "Nâng bước thủ khoa"

TPO – Từ 9h30 sáng mai, 15/10, sau lễ trao học bổng cho các Thủ khoa, báo Tiền Phong (www.tienphong.vn) tổ chức giao lưu trực tuyến với những đại diện xuất sắc nhất, với chủ đề "Nâng bước Thủ khoa".

KÍNH MỜI BẠN ĐỌC BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC THỦ KHOA

Vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Hữu Trí, học sinh Trường THPT Phù Cát 3 (Bình Định), đã đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Xây dựng Miền Trung
Vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Hữu Trí, học sinh Trường THPT Phù Cát 3 (Bình Định), đã đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Xây dựng Miền Trung.

Các vị khách sẽ tham gia chương trình

- Tại Hà Nội:

+ Ông Bùi Quang Huy – Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, đại diện Ban tổ chức.

+ Ông Nguyễn Minh Triết – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam, đại diện Ban tổ chức.

+ Bạn Quản Thị Phượng (Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Thái Nguyên).

+ Bạn Nguyễn Thị Bích Diệp (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).

+ Bạn Nguyễn Thị Thu Hương (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội).

- Tại Đà Nẵng:

+ Bạn Trần Thị Hạnh (Đại học Sư phạm Đà Nẵng).

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+Bạn Nguyễn Hoàng Nam (ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp).

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI cho những vị khách mời của chương trình.

Nâng bước Thủ khoa

Chào mừng Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX, nhằm động viên và hỗ trợ kịp thời cho thủ khoa các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013 và góp phần cổ vũ các bạn trẻ vươn lên trong học tập, rèn luyện, báo Tiền Phong phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam trao tặng học bổng Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam mang tên Nâng bước Thủ khoa năm học 2013 – 2014.

Đây là chương trình học bổng được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thường trực Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và đại diện các ban ngành, đoàn thể.

Đối tượng được trao tặng học bổng “Nâng bước Thủ khoa” là thủ khoa các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013 trên địa bàn cả nước.

Các thủ khoa là con em thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng; có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thuộc các vùng biên giới, hải đảo… được ưu tiên nhận học bổng.

Năm nay, từ hơn 100 hồ sơ đề cử do báo Tiền Phong phát hiện và các Trường, Hội Sinh viên các tỉnh thành phố giới thiệu, hội đồng xét chọn đã quyết định trao học bổng cho 40 thủ khoa có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 4 thủ khoa cao đẳng.

Hầu hết gương mặt thủ khoa đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên và đạt điểm cao nhất khối thi của mình khi thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Ngày mai, 15/10/2013, tại tòa soạn báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội, báo Tiền Phong và Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt học bổng Nâng bước Thủ khoa, trao học bổng cho các thủ khoa.

KÍNH MỜI BẠN ĐỌC BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI CHO CÁC THỦ KHOA

TPO


Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/hssv.tienphong.vn/Giao-luu-truc-tuyen-voi-cac-Thu-khoa-xuat-sac/12167602.epi

Học sinh Đà Nẵng nghỉ học tránh bão

Posted: 14 Oct 2013 03:53 AM PDT

Sáng ngày 14/10, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị các trường cho học sinh nghỉ học buổi chiều cùng ngày và ngày 15/10 để phòng chống cơn bão số 11 gây ảnh hưởng.

bo, cn bo s 11,  Nng, hc sinh, ngh hc, trnh bo
Ảnh: Vũ Trung – Hà Nam

Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị, trường học phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực 100% thời gian khi có bão lụt xảy ra để ứng phó và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại.

Đồng thời các trường cũng phải có biện pháp chằng chống phòng học, phòng làm việc, nhà kho, các công trình đang thi công và có kế hoạch bảo quản tài sản, trang thiết bị…

Theo dự báo, cơn bão số 11 ảnh hưởng tới các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó có Đà Nẵng.

Theo ghi nhận của báo Dân Trí tại Đà Nẵng, từ sáng nay 14/10 đã bắt đầu có gió lớn kèm theo mưa. Học sinh được nghỉ học nhưng hầu hết các công sở, công ty… vẫn hoạt động bình thường nên khiến phụ huynh gặp khó khăn trong việc trông nom trẻ được nghỉ học ở nhà tránh bão.

  • Nguyễn Thảo (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144695/hoc-sinh-da-nang-nghi-hoc-tranh-bao.html

Bộ trưởng Bộ GD-amp;ĐT gửi công điện về cơn bão số 11

Posted: 14 Oct 2013 03:53 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ trưởng Bộ GDĐT vừa có công điện gửi các Sở GDĐT, các ĐH, học viện, Viện, trường ĐH, CĐ, TCCN và các đơn vị trực thuộc Bộ thuộc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa Vũng Tàu khẩn trương ứng phó với cơn bão số 11.


 

Công điện yêu cầu các đơn vị, trường học nói trên khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra; thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, huy động các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ; liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban phòng chống lụt bão địa phương, sẵn sàng phối hợp để ứng phó với các tình huống thiên tai; theo dõi sát diễn biến của mưa, bão, lũ để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các công trình trọng yếu, các công trình có độ an toàn thấp, chú trọng đến các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành; có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến những nơi an toàn, tránh ngập nước.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị tốt công tác phòng chống mưa lũ, lụt bão, chuẩn bị tốt các phương án ứng phó trong và sau mưa lũ, lụt bão. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục cần chủ động đảm bảo an toàn cơ sở vật chất, ngừng các hoạt động ngoại khóa trong thời gian mưa lũ, lụt bão đang diễn ra.

Đối với các vùng có nhiều sông suối, địa bàn phức tạp có nguy cơ lũ và sạt lở đất cao cần theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ học nhằm tránh những rủi ro cho học sinh, sinh viên khi đến trường. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để có phương án làm vệ sinh môi trường khi xảy ra mưa lũ, lụt bão nhằm nhanh chóng đưa các cơ sở giáo dục trở lại hoạt động bình thường, có phương án bố trí thời gian đến trường hợp lý ở các cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các đơn vị trong ngành đảm bảo "ba đủ", tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ học sinh đến trường sau mưa lũ, lụt bão. Đảm bảo không để học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở do thiên tai gây ra.

Công điện cũng nhấn mạnh, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo. Ngoài việc báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão địa phương và Bộ GDĐT theo quy định, còn phải báo cáo những tình huống phát sinh, những sự cố bất thường xảy ra trong mưa, bão, lũ, lụt để kịp thời chỉ đạo xử lý.

Lập Phương

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201310/bo-truong-bo-gdampdt-gui-cong-dien-ve-con-bao-so-11-1973972/

Comments