Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


7 nội dung sinh viên đánh giá giảng viên

Posted: 13 Oct 2013 06:51 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT đưa ra 7 nội dung chính để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.


 

Bao gồm: Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và thời gian giảng dạy của giảng viên; trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học; khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của sinh viên; năng lực của giảng viên trong tư vấn và tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của người học và tác phong sư phạm của giảng viên.

Bộ GDĐT cho biết sẽ hỗ trợ các cơ sở giáo dục ĐH (nếu có nhu cầu) trong việc xây dựng công cụ, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đồng thời, định kỳ kiểm tra, đánh giá các cơ sở giáo dục ĐH trong thực hiện hoạt động này.

Đối với các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GDĐT yêu cầu đưa việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động của cơ sở giáo dục ĐH và được thực hiện với tất cả các học phần giảng dạy của giảng viên;

Quy định cụ thể về đối tượng, hình thức, quy trình và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong việc lấy ý kiến; phương pháp xử lý, sử dụng và chế độ lưu trữ các tài liệu về ý kiến phản hồi của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên; đồng thời, thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo tổng kết về Bộ GDĐT.

Hải Bình

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/7-noi-dung-sinh-vien-danh-gia-giang-vien/12162491.epi

‘Chỉ có điên mới lao đầu vô đó…’

Posted: 13 Oct 2013 04:51 AM PDT

'Chỉ có điên mới lao đầu vô đó…'

Tôi nhớ lần đầu tiên, tôi nhận ra tình cảm khác lạ của mình là khi thấy anh đi cùng cô bạn học lớp bên cạnh. Có cái gì đó đâm xuyên lồng ngực khiến tôi muốn ngã quỵ. Tôi chạy vô nhà vệ sinh và ở thật lâu trong đó. Hết giờ giải lao, tôi trở vào lớp mà mắt đỏ hoe. Năm đó chúng tôi học lớp 12.

 

Tôi và Sơn học chung từ năm lớp 10. Khi ấy tôi ở quê ra, trọ học gần nhà anh. Bắt đầu năm học khoảng 1 tháng thì tôi phát hiện điều đó. Không ngờ khi tôi vừa nói ra, Sơn đã nhiệt tình: "Vậy thì để mình chở bạn đi học luôn cho tiện".

Lúc đầu tôi còn ngại nhưng sau đó Sơn nói mãi khiến tôi xiêu lòng. Từ đó, ngày ngày tôi ngồi sau xe để anh chở đến trường. Sơn sinh trước tôi 9 tháng nên chúng tôi thống nhất tôi làm em, còn Sơn làm anh. Có lẽ thương tôi ở xa nhà nên Sơn chăm sóc tôi như em gái của mình. Có gì ngon ngọt anh cũng mang cho tôi. Học nhóm, anh và tôi cũng học cùng. Tôi cứ nghĩ, mãi mãi chúng tôi sẽ là anh em tốt của nhau như thế.

Không ngờ, tình cảm của tôi đã thay đổi. Tôi bắt đầu nhận ra mình không còn vô tư nữa dù ngoài mặt vẫn cố hồn nhiên vui đùa. Cho đến một ngày, tôi thấy con tim mình tan nát khi Sơn đi với người con gái khác. Mấy hôm sau tôi bảo Sơn: "Từ giờ em đi với nhỏ Phương, anh khỏi chở em nữa". Sơn tưởng thật nên vui vẻ: "Ừ, vậy cũng được. Nói Phương đi đứng cẩn thận, đừng có lạng lách nghe chưa".

Từ đó, tôi không có dịp nào được ngồi sau xe anh nữa. Thay chỗ tôi ngồi đã có một cô bạn khác. Những quan tâm Sơn dành cho tôi trước đây cũng bị san sẻ rất nhiều. Tôi chấp nhận điều đó một cách khó khăn và chỉ biết lấp đầy khoảng trống bằng cách chúi mũi vào chuyện học hành.

Có kết quả thi tốt nghiệp, tôi đỗ thủ khoa. Khi ấy tôi đã về nhà nghỉ hè với ba mẹ. Sơn đạp xe gần 60 cây số về báo tin cho tôi. "Để anh hẹn lớp mình đi liên hoan mừng cả lớp tốt nghiệp, mừng em là thủ khoa…"- Sơn hào hứng nói. Nhưng tôi lắc đầu: "Thôi, để thi đại học xong đã anh à". Hôm đó khi Sơn về, tôi đưa anh ra đến đầu đường, rồi đứng tần ngần mãi mới dám đưa cho anh quyển sách bài tập Toán luyện thi đại học mà tôi mua từ năm lớp 11 nhưng chưa có dịp nào để trao cho anh. Ở trang cuối của quyển sách, tôi đã viết một dòng bằng mực đỏ và hi vọng, nếu anh đọc đến trang cuối cùng thì sẽ nhận ra…

Có lẽ Sơn đã đọc. Từ đó, mỗi mùa hè, anh đều về thăm ba má tôi ở quê. Tôi biết điều đó và cố tình tránh mặt với lý do học trường y rất bận rộn. Có một năm, tôi về ăn tết, nghe má nói: "Thằng Sơn dẫn bạn gái về giới thiệu với ba má. Con nhỏ dễ thương hết sức". Tôi mừng cho anh nhưng vẫn thấy có điều gì đó buốt nhói trong lòng.

Sơn học Nông nghiệp ở Cần Thơ. Ra trường anh đi làm rồi cưới vợ. Suốt từng ấy năm trời, chúng tôi không gặp nhau lần nào. Tôi học xong cũng về Cần Thơ công tác. Tôi không ngờ có ngày tôi gặp lại anh trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Con gái anh bệnh nhập viện điều trị ngay chính khoa của tôi. Cháu bị sốt cao không rõ nguyên nhân phải nằm lại để theo dõi. Gặp anh, tôi hết sức bất ngờ. Anh cũng mừng rỡ nắm tay tôi lắc mạnh: "Em về đây hồi nào? Sao không liên lạc gì với anh vậy? Mấy năm nay công việc bận rộn quá nên anh không về thăm ba má được…".

Anh nhắc ba má tôi với giọng ấm áp như thể đó là người thân của mình. Đến lúc đó tôi mới biết vợ anh đã mất. Một mình anh bây giờ phải nuôi 3 đứa con nhỏ, đứa lớn nhất mới 6 tuổi, hai đứa sinh đôi 4 tuổi. "Vợ anh mất ngay sau khi sinh 2 đứa nhỏ… Cô ấy bệnh tim. Khi mang thai lần sau, bác sĩ khuyên nên bỏ nhưng cô ấy không bằng lòng"- giọng anh nghèn nghẹn. Tôi lặng người đi. Thảo nào mà tóc anh đã bạc dù khi đó anh và tôi mới ngoài ba mươi.

Cuộc gặp này khiến tôi đánh mất tình cảm của một người đồng nghiệp. Đúng hơn là người ấy đã không thể chờ đợi vì tôi cứ vướng víu 3 đứa trẻ của Sơn. "Cho em thêm thời gian… Nhìn cha con anh ấy bây giờ em không đành lòng…"- tôi nói với anh bạn như vậy. Nhưng anh đã từ chối: "Anh nghĩ không cần như vậy. Nhìn em và mấy đứa nhỏ quấn quýt nhau, anh biết điều gì sẽ xảy ra. Thôi thì dứt khoát càng sớm càng tốt để không ai bận lòng". Vậy rồi người ấy ra đi.

Bây giờ thì 2 đứa út đã 10 tuổi, bé lớn đã vào cấp II. Tóc tôi cũng bắt đầu có vài sợi bạc. 6 năm qua, tôi đã lặng lẽ đi cạnh cha con anh như thể định mệnh đã gắn chúng tôi lại với nhau. Có lần, cách nay chưa lâu, Sơn đưa cho tôi quyển sách giải bài tập Toán lớp 11 mà tôi tặng anh ngày nào. Dòng mực đỏ ở cuối trang sách đã mờ nhưng tôi vẫn đọc được những dòng chữ của chính mình: "Từ bây giờ đôi ngã chia xa… nhưng mãi mãi em vẫn nhớ người ta". Tôi nhẩm tính, đã gần 20 năm. Anh nắm tay tôi, rất lâu mới nói được: "Sao em lại làm như vậy? Phải biết nghĩ tới bản thân chứ? Anh và các con đã tự lo được rồi…".

Tôi nhìn cha con anh mà nhiều khi không cầm được nước mắt. Nếu các cháu là con trai thì có thể dễ dàng hơn, đằng này lại là 3 đứa con gái. Không có bàn tay người mẹ chăm lo, dạy dỗ, tội nghiệp biết chừng nào… Nhưng trên hết, tôi biết rõ trái tim mình đã thuộc về anh, từ những ngày còn học chung hay khi xa cách, chưa có lúc nào tôi quên anh.

Má tôi có lẽ hiểu điều đó nên bảo: "Nếu con thương thằng Sơn thì cứ lấy nó, má không cản…". Thế nhưng rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi thì can ngăn: "Chỉ có điên mới lao đầu vô đó. Con mình mình lo còn mệt mỏi, đằng này con riêng của chồng, hơi sức đâu mà lo? Lỡ mai mốt tụi nó phản thì thêm tức".

Tôi không ngại điều đó vì tôi đã dạy dỗ mấy đứa nhỏ từ khi chúng còn bé, tôi hiểu chúng nó cũng yêu thương tôi như vậy. Nhưng bây giờ, tôi cảm thấy đã quá muộn để nghĩ đến chuyện hôn nhân. Tôi soi gương và chợt buồn khi nghĩ đến những vết chân chim, những sợi tóc bạc, những cơn đau âm ỉ khi trái gió trở trời…

Có phải là tôi đã quá già để làm vợ, làm mẹ?

Theo Phương Minh
Người Lao Động


Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/650323/%E2%80%98Chi-co-dien-moi-lao-dau-vo-do-tpol.html

“Em không hề vô lễ mà tại thầy bắt viết”

Posted: 13 Oct 2013 03:51 AM PDT

Bản kiểm điểm này đang trở thành đề tài bàn tán của nhiều dân mạng.

Bức ảnh mới chụp bản kiểm điểm của một học sinh được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Bản kiểm điểm tại thầy bắt viết.
Trong bản kiểm điểm này, sau phần khai báo họ tên, trường lớp, học sinh này nêu lý do phải viết bản kiểm điểm là: "Em không hề vô lễ mà tại thầy bắt viết". Dòng lý do “hồn nhiên” này trở thành đề tài khiến dân mạng đưa ra nhiều tranh luận.

Theo thông tin được viết trên bản kiểm điểm này, cậu học sinh có tên Nguyễn Hoàng Đăng Khoa, đang theo học tại trường Lương Văn Can. Việc ký tên và ghi ngày viết là "34 tháng 9 năm 2073" khiến nhiều dân mạng cho rằng đây chỉ là trò đùa của học sinh kia.

Tuy nhiên dù là trò đùa thì cũng đã đem đến cho các cư dân mạng phút giây thoái mái khi đọc bản kiểm điểm này.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/danviet.vn/Em-khong-he-vo-le-ma-tai-thay-bat-viet/12160677.epi

Đừng tập trẻ nói dối

Posted: 13 Oct 2013 03:51 AM PDT

Tại hội thảo "Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học" tổ chức mới đây, GS-TS Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (ĐHQG TP HCM), đã đưa ra một kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ nói dối ở học sinh tiểu học là 22%, cấp THCS 50%, THPT 64% và sinh viên là 80%. Trẻ nói dối ngày càng tăng là do đâu?

Cha mẹ bày vẽ

Nói về vấn đề này, bà Phạm Thị Thúy Linh, Chủ nhiệm CLB Yêu Trẻ tại TPHCM, kể câu chuyện chứng kiến tại một nhà hàng buffet làm cho bà lo lắng.

 


Trẻ em như tờ giấy trắng, người lớn đừng để tiêm nhiễm những thói xấu. (Ảnh: Bút Nam)

 

Ngay cửa ra vào nhà hàng có tấm bảng ghi: "Miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi". Một người mẹ có vẻ sang trọng đi cùng cô con gái vào nói với nhân viên lễ tân: "Bé nhà chị mới 5 tuổi". Tuy nhiên, cô bé nhanh nhảu: "Con 6 tuổi mà mẹ?". Người mẹ có vẻ sượng sùng nhưng đối đáp thật nhanh: "Chưa đến sinh nhật thì chưa 6 tuổi con ạ". Hai cô nhân viên nhìn nhau có phần ái ngại nhưng rồi họ vẫn vui vẻ mời 2 mẹ con vào.

"Lúc vào trong, tình cờ tôi lại ngồi cạnh bàn mẹ con họ và nghe người mẹ bảo con rằng nếu nói 6 tuổi thì phải mua thêm 1 vé, tốn tiền. Cô bé "dạ" nhưng vẻ mặt trầm ngâm. Tôi thấy thật sự lo lắng khi có vị phụ huynh vì sợ tốn tiền mà dạy con dối trá như vậy" – bà Linh băn khoăn.

Anh Nguyễn Văn Phú – chạy xe ba gác tại quận 12, TP HCM – kể một câu chuyện làm anh vừa bực dọc vừa buồn cười. Hôm rồi, anh ghé một nhà hàng xóm gửi biếu ít trái cây của người thân ở quê mang vào. " Khi tôi hỏi con anh hàng xóm: "Ba cháu có nhà không?", thằng bé mau mắn: "Ba con bảo nói với chú ba con đi rồi". Chắc người ta sợ tôi qua mượn tiền nên bảo con nói thế" – anh Phú ưu tư.

Tác hại khó lường

Cô Lê Ánh Tuyết – giáo viên Trường THCS Nguyễn Hiền, quận 12, TP HCM – cho biết mới đây, một phụ huynh gọi điện thoại lúc nửa đêm nhờ can thiệp tình trạng nói dối ngày càng tăng của con trai chị.

"Gia đình cậu bé khá giả nên rất nuông chiều con. Khi cậu bé xin tiền mua sách vở, dụng cụ học tập, ông bố hào phóng đưa tờ 500.000 đồng. Mua đồ dùng không hết, cậu bé bao bạn bè, kéo phe cánh về phía mình. Mức độ vòi tiền cha mẹ của cậu ngày càng "siêu" với hàng tá lý do: Học thêm, mua sách tiếng Anh, dã ngoại, đóng quỹ lớp, quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai…" – cô Tuyết kể.

"Tôi không lạ gì trường hợp học sinh này vì trước đây, tôi đã nhiều lần nhắc nhở, thậm chí yêu cầu phụ huynh quan tâm đến con mình hơn nhưng họ vẫn lờ đi. Em hay nghỉ học đi chơi rồi gửi giấy xin phép với chữ ký phụ huynh rất nguệch ngoạc. Tôi gọi điện thoại xác minh thì mẹ em luôn xác nhận con mình bệnh, khi thì gia đình có tang… Bây giờ thì họ phải gánh chịu hậu quả chính từ việc làm của mình" – cô Tuyết nhấn mạnh.

Cách đây không lâu, một chị bạn thân than phiền với tôi: "Thằng bé nhà chị ngày càng khó dạy. Nó luôn đổ lỗi cho người khác dù chị biết chắc việc đó là nó làm". Tôi định nói "đó là do chị dạy" nhưng kịp kìm lại.

Tôi biết thường thì buổi chiều đi làm về, chị ghé đón con nhưng chẳng mang mũ bảo hiểm vì ỷ y đoạn đường đó ít khi có công an. Hôm nào gặp công an, chị bảo con giả vờ mắc bệnh, mắt lim dim, các anh thấy thế cũng cho qua. Nhiều lần như vậy, thằng bé ngày càng tinh quái trong việc đối phó với cha mẹ mình…

 

 

Theo Hồng Đào

Người Lao Động

Xem thêm :ứng dụng, điện thoại, nguyễn hiền, bệnh, Anh, ảnh, con, bố, cậu bé, cha mẹ nói dối, phụ huynh gọi điện thoại, Người mẹ có vẻ,

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dung-tap-tre-noi-doi-789421.htm

Tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV vay tín dụng

Posted: 13 Oct 2013 03:51 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình tín dụng HSSV năm học 2013-2014. Theo đó, từ 1/8/2013, mức cho vay tối đa là 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV.


 

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đối với HSSV. Cấp giấy xác nhận và xác nhận nhanh chóng, chính xác, đầy đủ thông tin cho HSSV vay vốn tín dụng đào tạo theo đúng mẫu giấy xác nhận mới nhất hiện hành. Đồng thời, thực hiện tốt việc ký cam kết trả nợ đối với HSSV vay vốn tín dụng sắp ra trường.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện việc ký xác nhận và có chính sách giãn thời gian thu học phí và các khoản thu khác của HSSV thuộc diện được vay để chờ thủ tục giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Lập Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/Tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-HSSV-vay-tin-dung/12162492.epi

Định hướng nhân cách cho sinh viên: Nhà trường thôi chưa đủ

Posted: 13 Oct 2013 12:51 AM PDT

(GDTĐ) – Theo TS Phạm Thị Phương Thái – Trưởng khoa Văn – Xã hội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu – đào tạo ngôn ngữ, văn hóa (ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên) – nhân cách, đạo đức của sinh viên được hình thành thông qua cách ứng xử giữa thầy – trò trên lớp, vào giờ ngoại khóa, trong giao tiếp hàng ngày.

Quan niệm về chữ hiếu có sự thay đổi

Nhiều người cho rằng giới trẻ ngày nay vô tâm, vô tình với cha mẹ và thầy cô, theo TS,  nhận định trên có phù hợp?


TS Phạm Thị Phương Thái.  Ảnh: V. Hải
 

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều giá trị văn hóa thay đổi, quan niệm của mọi người về đạo hiếu, về sự quan tâm của mình tới cha mẹ, người thân cũng khác. Xưa, người ta quan niệm báo hiếu là phải ở bên cha mẹ, hàng ngày dâng cơm, dâng nước, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau. Nay, xã hội thay đổi nên nhiều người, nhiều gia đình cho rằng người con có hiếu là phải học hành thành đạt, có địa vị trong xã hội, kiếm nhiều tiền để giúp đỡ lại bố mẹ. Với quan niệm trên nên thời gian dành cho cha mẹ, gia đình dường như cũng hạn chế do các bạn trẻ phải tập trung vào học tập, hoạt động ngoài xã hội…

Theo tôi, quan niệm trên đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta không thể đổ lỗi cho cuộc sống hiện đại mà lơ là các mối quan hệ  gia đình, thầy trò, bè bạn. Để cân bằng các mối quan hệ, cần sự cân đối, điều chỉnh từ hai phía. Cha mẹ nên sắp xếp thời gian hợp lý để buổi tối phải có bữa cơm quây quần, các thành viên cùng tham gia, tạo bầu không khí ấm cúng. Đây cũng là dịp để cha mẹ nắm bắt tâm tư, tình cảm của con cái, quan tâm uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của trẻ. Thầy cô, ngoài việc truyền thụ kiến thức cũng nên là người bạn đồng hành với học trò của mình. Với các bạn trẻ, theo suy nghĩ của cá nhân tôi, thể hiện tình cảm quan tâm tới cha mẹ, thầy cô  có thể từ những việc làm dung dị không nhất thiết phải là hành động lớn lao. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ thể hiện tình yêu thương, một lời hỏi thăm vào dịp lễ Tết hay khi ốm đau… cũng đủ làm cha mẹ, thầy cô ấm lòng.

Để SV tôn trọng, người thầy phải xây dựng hình ảnh của mình như thế nào, thưa bà?

Có lẽ một trong những lý do khiến SV Trường ĐH Khoa học trọng thị các thầy cô do các em chủ yếu là người  miền núi, tình cảm các em với thầy cô bộc lộ chân thành. Tuy nhiên, để được các em tôn trọng, tin yêu, bản thân mỗi thầy cô cũng thực sự tận tâm với học trò của mình, đặc biệt là thầy cô giáo trẻ. Ở trên lớp là người thầy nghiêm túc nhưng ngoài giờ học, thầy cô là bạn, giúp SV  không chỉ trao đổi về vấn đề học thuật mà còn là tình cảm, tháo gỡ  những vướng mắc trong cuộc sống. 

GD đạo đức: Không chỉ dạy trên lớp


Thầy cô là người truyền tri thức, là bạn đồng hành với SV.   Ảnh: V. Hải
 

Cuộc sống thay đổi mỗi ngày, quan hệ xã hội mỗi thời mỗi khác, vậy gia đình, nhà trường có vai trò như thế nào trong việc định hướng nhân cách cho các em?

Gia đình, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách,đạo đức của các em SV hiện nay. Với SV Trường ĐH Khoa học, đa phần ở tỉnh xa nên vai trò của nhà trường, xã hội là vô cùng quan trọng. Để quản lý, rèn luyện SV, nhà trường thường xuyên tổ chức các  hoạt động có tính chất GD, định hướng, thậm chí điều chỉnh suy nghĩ về nhận thức, đạo đức. Một trong số đó là phối hợp với Hội Phật giáo tỉnh tổ chức lễ Vu lan báo hiếu. Phật giáo chú ý đến 4 ơn (ơn với Tổ quốc – quốc gia, công đức sinh thành của cha mẹ, thầy cô, ơn những người lân cận, trong cộng đồng), trong đó nhấn mạnh lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Chúng tôi mong muốn qua một nghi thức của nhà chùa giúp các em thấm nhuần hơn lời của đức Phật dạy, cũng là mong muốn của các bậc sinh thành, thầy cô, xã hội.

Với những sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau, kinh nghiệm của trường trong việc rèn luyện kỹ năng sống, hành vi đạo đức cho các em?

Trong trường, đặc biệt là trong khoa có ngành Công tác xã hội nên chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động từ  thiện. Việc tham gia chuẩn bị chương trình Trung thu, 1/6 không chỉ mang đến niềm vui cho trẻ khuyết tật, mồ côi, người già không nơi nương tựa, các em còn nhận lại được những giá trị đạo đức, giá trị cuộc sống. Đây là dịp để các em  nhận thức được những gì các em được hưởng ngày hôm nay là may mắn, từ đó nhận ra giá trị mình đang sống. 

Nhà trường cũng  thường xuyên tổ chức cho SV đi thực tế ở khu vực miền núi. Càng vào vùng hẻo lánh, xa xôi, cuộc sống của bà con cực khổ, ngoài làm chuyên môn nghiên cứu về văn hóa, văn học thì còn có hiệu ứng rất tốt, đó là khi các em được sống cùng đồng bào, cùng lên nương, làm ruộng, tự các em sẽ so sánh cuộc sống các em đang được thụ hưởng với cuộc sống của bà con. Mỗi chuyến đi đó, tự các em nhận thấy bài học về đạo đức…

Đặc biệt, năm học 2013-2014, nhà trường đưa môn GD pháp luật vào giảng dạy ở tất cả ngành học. Như vậy, SV được làm quen với khái niệm về pháp luật đại cương, kiến thức về luật pháp, trong đó chú trọng đến việc dạy về nghi lễ, quy tắc làm con người, bổn phận của người con trong gia đình, của học trò với thầy cô, giữa học trò với học trò và học trò với mọi người xung quanh…

La Giang (Thực hiện)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/Dinh-huong-nhan-cach-cho-sinh-vien-Nha-truong-thoi-chua-du/12160934.epi

Du học sinh Thái Lan bùi ngùi tiễn đưa Đại tướng

Posted: 12 Oct 2013 11:51 PM PDT

Sự ra đi của Đại tướng để lại niềm tiếc thương vô hạn, là sự mất mát to lớn với Đảng, nhân dân.

Bàng hoàng với tin dữ từ nước nhà, các du học sinh và kiều bào đang công tác tại Thái Lan đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tổ chức lễ viếng tang và làm lễ quốc tang tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bangkok.

 

2-5992-1381584045.jpg

Sinh viên đợi vào dâng hương đại tướng

Trưa ngày 12/10, đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đặt bàn thờ đại tướng ngay tại sảnh lớn để toàn thể nhân dân Việt Nam đang sống tại Thái Lan có cơ hội được đến và thắp nén nhang tiễn đưa linh hồn đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng.

5-6809-1381584045.jpg

 

3-3787-1381584046.jpg

Và cùng nhau nói lời thành kính phân ưu trong sổ tang với Đại tướng. Trong ngày thăm viếng đầu tiên, đã có rất nhiều sinh viên học sinh, nhân dân và đại diện các tổ chức nước ngoài đến dâng hương Đại tướng. Trong ngày 13 và 14/10, Đại sứ quán vẫn tiếp tục mở cửa để nhân dân có thể đến nói lời tri ân.

6-9971-1381584046.jpg

Tại một số địa điểm xa xôi, vì điều kiện đi lại khó khăn và công việc Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan đã tự tổ chức đặt ảnh và dâng hương Đại tướng. 

4-5356-1381584046.jpg

Mặc dù đơn sơ nhưng bàn thờ Đại tướng thực sự ấm cúng như tại quê nhà. 

Xem thêm: Ngày đưa tiễn Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng (trực tiếp)

                                                                                                    Trần Sỹ Bằng

Chia sẻ câu chuyện, hình ảnh, kỷ niệm, clip về sự kiện đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời với VnExpress tại đây

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/du-hoc-sinh-thai-lan-bui-ngui-tien-dua-dai-tuong-2894306.html

Du học vừa học vừa làm

Posted: 12 Oct 2013 10:51 PM PDT

Nhiều trường ĐH tại Canada có chương trình hợp tác với các công ty (Co-operative Education Program). Với chương trình này, sinh viên sẽ học xen kẽ với làm việc và vẫn được hưởng lương, trong các lĩnh vực kinh doanh, cơ quan chính phủ hoặc dịch vụ xã hội" – chuyên viên tư vấn IDP Việt Nam cho biết về đặc điểm của giáo dục ĐH Canada. Ngoài ra, so với các quốc gia nói tiếng Anh khác, chi phí sinh hoạt ở Canada tương đối thấp nên đây là sự lựa chọn của nhiều học sinh Việt Nam trong kế hoạch du học của mình.

Xen kẽ học kỳ làm và học kỳ học

"Vừa học vừa làm là chương trình kết hợp giữa những học kỳ học và học kỳ thực tập có trả lương trong các lĩnh vực về kinh tế, công nghiệp, hoạt động của nhà nước, dịch vụ xã hội và các ngành nghề khác" – ông Phúc Tiến, Giám đốc Việt Nam Hợp Điểm, thông tin.

Khi tham gia chương trình này, sinh viên được giám sát và đánh giá bởi người sử dụng lao động và nhà trường, được nhận lương trong suốt thời gian thực tập. Do đó, chương trình giúp cho sinh viên tự kiểm tra các kỹ năng đã được giảng dạy trên lớp và mở rộng kiến thức qua những kinh nghiệm làm việc thực tế.

 


Phụ huynh, học sinh tìm hiểu du học tại triển lãm du học Canada. (Ảnh:

 

Với kinh nghiệm làm việc tại Canada, sinh viên quốc tế có thể hòa nhập thị trường lao động ở nước này nhanh chóng hơn. Trong khi đó, Canada đang thiếu hụt lao động có tay nghề cao.

Theo chuyên viên tư vấn IDP Việt nam, sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế có thể tham gia chương trình Post-Graduate Work Program tại Canada. Đây là chương trình cho phép sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp ĐH tại Canada có thể ở lại làm việc trong 3 năm.

Điều kiện để được ở lại là sinh viên đăng ký học và tốt nghiệp chương trình cử nhân tại một trường CĐ, ĐH công lập hoặc tư thục tại Canada; chương trình học kép dài tối thiểu từ 8 tháng trở lên; giấy phép học tập của sinh viên vẫn còn hiệu lực. Các thông tin cụ thể hơn về chương trình này có thể tìm tại đây.

Học bằng cách làm dự án

Trương Lê Hoàng, du học sinh Canada, cho biết: "Các công ty của Canada thường đầu tư vào các trường ĐH để phát triển mảng nghiên cứu. Các giáo sư trong trường ĐH sẽ sử dụng ngân sách đó và tìm sinh viên học thạc sĩ, tiến sĩ để thực hiện dự án của các công ty".

Trương Lê Hoàng là một trong những người du học theo cách này. Hoàng sang Canada du học theo một chương trình học bổng của École de Technologie Supérieure (ÉTS) và làm dự án thực tế với Công ty Bell, Canada. ÉTS là trường ở Quebec, có thế mạnh về kỹ thuật, chuyên cung cấp nhân lực cho phát triển công nghiệp. Chuyên ngành thạc sĩ của Hoàng là khai thác dữ liệu và nhận dạng mẫu, một nhánh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trương Lê Hoàng khuyên: "Trước khi du học Canada, các bạn nên làm quen với những học sinh đang du học bên đó trước. Các bạn có thể tham khảo thông tin hay tìm sự hỗ trợ từ một trong những nhóm sinh viên Việt Nam tại đây.

 

 

Theo Kiều Minh

Người Lao Động

Xem thêm :việt nam, canada, du học sinh, tiếng anh, người lao động, tiếng pháp, nhóm sinh viên, bell, sử dụng, ảnh, lựa chọn, thực tế,

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/du-hoc-vua-hoc-vua-lam-789418.htm

Đội mưa chờ Đại tướng

Posted: 12 Oct 2013 09:51 PM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/dai-tuong-vo-nguyen-giap/144500/doi-mua-cho-dai-tuong.html

Trẻ thơ nghiêng mình trước Đại tướng

Posted: 12 Oct 2013 09:51 PM PDT

(GDTĐ) – Với các bé ở trường mầm non, có lẽ đây là lần đầu tiên cô trò cùng đứng dưới cờ Tổ quốc vì một sự kiện buồn.

Không thể đến tận nơi để tiễn đưa Đại tướng, một số trường mầm non đã tổ chức buổi nói chuyện đầy ý nghĩa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong không khí đượm buồn ngày Quốc tang, những lời hô dứt khoát "Kính chào Đại tướng" của trẻ thơ như tiếp thêm dũng khí trước nỗi mất mát của toàn dân tộc.

Hình ảnh vị tướng tài của dân tộc sẽ in dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ. Từ đó, lòng tự hào dân tộc sẽ là hành trang vững chắc giúp các em tiếp tục học tập, rèn luyện để thành công dân có ích, phụng sự Tổ quốc.

Báo Giáo dục và Thời đại ghi lại những những hình ảnh tại Trường mầm non Bright School (Văn Quán, Hà Nội):

bvbv
Cô kể em nghe về Đại tướng
nnbnb
bvbv
Cháu sẽ nhớ mãi hình ảnh ông

 

 

 

 

 Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201310/tre-tho-nghieng-minh-truoc-dai-tuong-1973909/

Comments