Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường học đồng loạt treo cờ rủ

Posted: 11 Oct 2013 08:19 AM PDT

- Từ trưa 11/10, đồng loạt các trường tiểu học trên địa bàn thủ đô đã treo cờ rủ cùng
cả nước bước vào hai ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi tới các phòng giáo dục quận, huyện, thị xã, trường
học trên địa bàn thành phố yêu cầu treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải
trí trong thời gian Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ 12h ngày 11/10 đến 12h ngày
13/10 tới.

Theo đó, đồng loạt các trường tiểu học: Thái Thịnh, Việt Nam – Cu Ba, Quang Trung,
Marie Curie, Nguyễn Du, Thăng Long….đã tiến hành treo cờ rủ để tri ân vị Đại tướng
của Nhân dân, người có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc Việt Nam.

Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) Phạm Thị Kim Liên cho biết:
"Trường bắt đầu treo cờ rủ từ trưa nay 11/10. Sự ra đi của Đại tướng là mất mát lớn
lao cho cả dân tộc, đất nước ta. Những ngày qua cô trò chúng tôi cũng thường xuyên có
các buổi sinh hoạt ngoại khóa giáo dục cho học sinh tình yêu đất nước và kể chuyện về
Đại tướng".

Chị Lan, có con đang học Trường TH Nam Trung Yên (Cầu Giấy) mong muốn
việc dạy Lịch sử trong trường học cần gần gũi, thiết thực cho học sinh hơn để các em
thực sự yêu thích môn học này…

Hình ảnh treo cờ rủ tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội.

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Cô và trò Trường Thái Thinh treo cờ rủ tưởng nhớ công ơn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường tiểu học Việt Nam – Cu Ba, Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội.

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường Tiểu học Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường tiểu học Quang Trung

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản, 31 Nhà Chung, Hà Nội

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

 Trường tiểu học Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường tiểu học Thăng Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Trường TH Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) treo cờ rủ trong buổi trưa 11/10. (Ảnh: Văn Chung).

c r, quc tang, trng hc, i tng, V Nguyn Gip

Học sinh Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh hoạt dưới cờ Tổ quốc treo rủ. (Ảnh: Văn Chung)

  • Hạnh Thúy – Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144327/truong-hoc-dong-loat-treo-co-ru.html

TP HCM: Ít nhất một trường/quận áp dụng VNEN

Posted: 11 Oct 2013 08:19 AM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT TPHCM yêu cầu tổ chức thí điểm mỗi quận/huyện trên địa bàn có ít nhất một trường áp dụng tinh thần trường học mới (VNEN) vào dạy học và tổ chức lớp học.


 

Nhà trường tổ chức giờ học tại các lớp dạy theo tinh thần VNEN với sự tham dự của phụ huynh học sinh để đẩy mạnh việc tham gia của cộng đồng vào nhà trường. Bên cạnh đó, chỉ đạo các trường tổ chức lớp học, trang trí lớp, xây dựng góc học tập, góc thư viện,…theo tinh thần VNEN.

Sau thí điểm trong năm học 2013 – 2014, năm học 2014 – 2015, thành phố sẽ nhân rộng mô hình VNEN đến các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày trện địa bàn 5 huyện ngoại thành và những trường của các quận khác muốn tham gia.

Năm học 2015 – 2016, nhân rộng mô hình VNEN đến các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày ở các quận/huyện còn lại.

Sở GDĐT đề nghị các quận/huyện tổ chức chỉ đạo, triển khai kế hoạch trên đến tất cả các trường tiểu học để có thể áp dụng mô hình VNEN với các mức độ khác nhau trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn cho cha mẹ học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

 Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201310/tp-hcm-it-nhat-mot-truongquan-ap-dung-vnen-1973864/

Đồng loạt các trường học ở HN treo cờ rủ, thầy và trò đều xúc động

Posted: 11 Oct 2013 08:19 AM PDT

Tại Thông báo số 298/TB-UBND ngày 10/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc treo cờ Quốc tang để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ 12 giờ ngày 11/10/2013 đến 12 giờ ngày 13/10/2013.

Ghi nhận của phóng viên tại một số trường tiểu học, THCS khu vực Q. Cầu Giấy cho thấy, các trường đã lần lượt treo cờ rủ tưởng nhớ Đại tướng. Tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, việc treo cờ rủ được tiến hành ngay sau khi có thông báo của Sở GDĐT Hà Nội, cờ rủ được treo ngay trước cổng trường, thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Nhiều trường học ở Hà Nội bắt đầu treo cờ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Xuân Trung

Tại trường THCS Dịch Vọng, cô Phạm Thị Kim Liên – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, mặc dù mới nhận được thông báo treo cờ rủ nhưng nhà trường đã nhận thức được điều đó qua tivi và đã tiến hành treo cờ rủ từ trưa để tưởng nhớ tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cũng theo cô Liên, sau khi treo cờ nhiều học sinh lớp 6 còn nhỏ cũng thắc mắc, khi biết được nhà trường treo cờ rủ để tưởng nhớ tới Đại tướng thì rất nhiều xúc động. Trong nhiều học sinh của trường có những em đã trực tiếp đi theo gia đình vào viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu.

"Các em nhận thức rất rõ sự mất mát này, đó là một sự tiếc  thương vô hạn. Chúng tôi, những người trong bán  giám hiệu cũng cảm thầy rất xúc động. Nhiều em bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Đại tướng. Đối với việc học chúng tôi ngoài công tác bồi dưỡng thêm cho các em thì có ồng ghép các nội dung học về tình yêu quê hương đất nước. Đại tướng là một vị tướng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà cả thế giới cũng biết tới. Đại tướng mặc dù không giữ cương vị lớn lao nhưng tinh thần của Đại tướng sẽ vẫn mãi ở trong lòn nhân dân, điều đó được minh chứng cho những ngày người dân cả nước xếp hàng viếng Đại tướng" cô Liên xúc động nói.

Hiệu trưởng trường THCS Dịch Vọng cũng chia sẻ, mặc dù không sống cùng thời nhưng qua các câu chuyện mà ông bà, bố mẹ kể lại qua chiến dịch Điện Biện Phủ mới thấy được công lao của Đại tướng đối với dân tộc.

Em Nguyên Phương Thảo, lớp 6I, trường THCS Dịch Vọng cho biết, mặc chưa hiểu rõ lắm ý nghĩa của việc treo cờ rủ nhưng trong lòng Thảo cũng ngầm hiểu, đó là một nỗi buồn, một sự tiếc thương đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Con chỉ biết cô giáo phổ biến hôm nay trường treo cờ rủ để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là một vị tướng tài ba, đánh thắng nhiều giặc xâm lược đất nước".

Việc treo cờ rủ thực hiện theo Điều 10, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, cờ có dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

Một số hình ảnh trường học treo cờ rủ tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp:


Cờ rủ được treo ở trường học bắt đầu từ trưa ngày 11/10/2013.

Tại trường THCS Dịch Vọng, cờ rủ được treo trước đó khi chưa nhận được thông báo.

Cờ rủ được treo trước cổng trường Tiểu học Nghĩa Tân.

Học sinh tập thể dục dưới cờ Quốc tang.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dong-loat-cac-truong-hoc-o-HN-treo-co-ru-thay-va-tro-deu-xuc-dong/320531.gd

Bộ GD-ĐT định kỳ kiểm tra việc tổ chức đánh giá giảng viên

Posted: 11 Oct 2013 08:19 AM PDT

Hoạt động lấy ý kiến phản hồi được tập trung vào bảy nội dung chính gồm: Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; Học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và thời gian giảng dạy của giảng viên; Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học; Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập; Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; Tác phong sư phạm của giảng viên.

Các trường phải đưa việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên làm nhiệm vụ thường xuyên và tiến hành đối với tất cả các học phần giảng dạy của học viên và báo cáo định kỳ cho Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT sẽ định kỳ kiểm tra, đánh giá các cơ sở giáo dục đại học đồng thời tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá về hoạt động này.

Theo Bộ GD-ĐT, các thông tin phản hồi từ phía người học sẽ tạo nên một kênh thông tin giúp giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy, góp phần vào công tác kiểm định chất lượng đại học, góp phần phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động giảng dạy, phát hiện và nhân rộng điển hình tốt trong đội ngũ giảng viên…

Mỗi giảng viên cũng sẽ nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao…từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nhandan.org.vn/Bo-GDDT-dinh-ky-kiem-tra-viec-to-chuc-danh-gia-giang-vien/12151521.epi

Tặng 250 triệu đồng đấu giá trống đồng cho quỹ học bổng Vừ A Dính

Posted: 11 Oct 2013 08:19 AM PDT

Sáng 10/10/2013, 250 triệu đồng tiền mua một chiếc trống đồng mô phỏng trống đồng Ngọc Lũ được tặng cho học bổng Vừ A Dính tại chương trình Giao lưu doanh nhân các nước Trao tặng kỷ niệm chương “Doanh Nhân Văn Hóa Hội Nhập Doanh Nghiệp Vì Cộng Đồng Thịnh Vượng” do "Trung tâm Unesco Văn Hóa và Thông tin truyền thông" phối hợp với "Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam" và các cơ quan ban ngành, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

Bà Trương Mỹ Hoa cùng các mạnh thường quân của quỹ học bổng Vừ A Dính
Bà Trương Mỹ Hoa cùng các “mạnh thường quân” của quỹ học bổng Vừ A Dính.

Ông Vũ Quang Trung, chủ tịch kiêm CEO công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Đại Khang Phát (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: "Chiếc trống đồng này đường kính 2m, trên mặt đắp nổi bản đồ Việt Nam. Tất cả đều được mạ vàng 24k. Đây là tác phẩm được sáng tạo bởi hai nghệ nhân thực hiện ròng rã trong suốt 3 tháng và hoàn toàn không dùng đến thợ phụ".

Bên cạnh chiếc trống đồng, một chuỗi ngọc trai cũng được chủ nhân bán đấu giá tại buổi giao lưu. Tác giả của chuỗi ngọc trai, bà Lê Thị Mỹ Dung, chủ cơ sở nuôi cấy ngọc trai Quốc An (Phú Quốc, Kiên Giang) cho biết, chuỗi này gồm những hạt ngọc trai được tuyển lựa khắt khe trong suốt 3 năm.

Chương trình Giao lưu doanh nhân các nước Trao tặng kỷ niệm chương “Doanh Nhân Văn Hóa Hội Nhập Doanh Nghiệp Vì Cộng Đồng Thịnh Vượng” là chương trình nhằm tôn vinh nét Văn hóa đẹp trong kinh doanh đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của các Doanh nhân, Doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt là dịp để các doanh nhân có điều kiện găp gỡ, giao lưu để có những hợp tác lâu dài.

Quỹ Học bổng Vừ A Dính là quỹ học bổng được Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập ngày 5-3-1999 theo sáng kiến của Báo Thiếu Niên Tiền Phong. Đây là Quỹ dành riêng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số nghèo, học giỏi, phấn đấu rèn luyện tốt trong cả nước; góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ cho miền núi và dân tộc. Qũy hiện nay do bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm chủ tịch.

Tại chương trình Giao lưu doanh nhân các nước Trao tặng kỷ niệm chương “Doanh Nhân Văn Hóa Hội Nhập Doanh Nghiệp Vì Cộng Đồng Thịnh Vượng” kỳ này, các doanh nhân đã ủng hộ cho quỹ học bổng Vừ A Dính được hơn 500 triệu đồng.

Võ Anh Tuấn – Mai Đức Hòa

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/www.phapluatvn.vn/Tang-250-trieu-dong-dau-gia-trong-dong-cho-quy-hoc-bong-Vu-A-Dinh/12149828.epi

Kỳ bí ngôi mộ cổ trong Đại học Bách Khoa TP HCM

Posted: 11 Oct 2013 05:19 AM PDT

Ngôi mộ này đã nằm đây hàng mấy chục năm qua vẫn chưa được di dời. Vì lẽ đó, hàng loạt các tin đồn kỳ dị bắt nguồn từ ngôi mộ cổ cứ thế lưu truyền qua các thế hệ sinh viên của ngôi trường danh tiếng này.

Nhang khói cho… bồn hoa

Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường có lịch sử lâu đời của cả nước. Mảnh đất mà trường đang tọa lạc trước kia là vùng rừng cao su bạt ngàn. Bắt nguồn từ câu "cao su đi dễ khó về – khi đi trai tráng, khi về bủng beo", nhiều bạn sinh viên ở trường đã thêu dệt nên câu chuyện oan hồn của phu cao su vẫn lẩn khuất tại trường. Tuy nhiên, nhà trường đã thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn
câu chuyện hoang đường này.

Những chuyện mê tín, hồn ma bóng quế vốn không nên tồn tại ở môi trường học tập, thế nhưng, giữa khuôn viên trường lại có một ngôi mộ cổ hàng mấy chục năm qua vẫn chưa được di dời. Nhà trường đã ngụy trang ngôi mộ này thành một bồn hoa hình vuông, trước mặt tòa nhà B6. Rất nhiều sinh viên mới bước vào trường Bách Khoa sẽ thắc mắc bởi bồn hoa vô duyên không ăn nhập gì với tổng quan của khuôn viên trường.

Bồn hoa cao tầm 4 tấc, mỗi cạnh hình vuông dài khoảng 3 thước, rêu phong bám phủ và chỉ có 1 – 2 cái cây mọc thưa thớt phía trên. Tại các góc của bồn hoa, nhang được cắm đầy, thậm chí, thỉnh thoảng các sinh viên đi học sớm còn thấy bánh trái, đồ cúng được đặt tại nơi đây. Các lao công của trường đã nhanh chóng dọn dẹp, nhưng không hiểu sao họ không dám rút nhang cắm tại bồn hoa.

Bởi vì sự nhân nhượng của nhà trường với khối vuông đó, mà không ít câu chuyện ly kỳ được các sinh viên thêu dệt. Trong đó, nổi tiếng nhất là chuyện tai nạn  bất đắc kỳ tử, chuyejn những người bị hóa điên xúc phạm đến ngôi mộ. Không có bất cứ tài liệu khảo cứu nào liên quan đến ngôi mộ án ngữ giữa khuôn viên trường, nhưng theo truyền miệng thì ngôi mộ có tuổi đời hơn 100 năm, được xây theo kiến trúc đặc trưng của
ngôi mộ cổ gồm bình phong tiền, bình phong hậu, bia và bờ bao xung quanh.

Ảnh minh họa.

Năm 1956, khi bắt đầu xây dựng trường, người ta đã lên phương án khai quật và di dời ngôi mộ cổ, vì việc tồn tại một kiến trúc đầy tâm linh như thế trong môi trường học tập quả là không nên. Ngay sau đó, một đội nhân công được đưa tới để phá mộ. Sau khi đã cúng bái, cầu mong người đã khuất cho phép kẻ dương gian được kinh động nơi yên nghỉ, các nhân công giơ búa đập nhát đầu tiên. Sau nhát búa, một số nhân công lăn ra
đột tử khiến cả đoàn thất kinh không ai dám đụng tới ngôi mộ nữa.

Đây chỉ là lời đồn đại, nhưng việc khai quật ngôi mộ bất thành đã kịp lan ra. Những người hiếu kỳ được dịp tò mò và những lời đồn huyền bí lại tiếp tục vang xa. Người ta thắc mắc rất nhiều về người nằm dưới ngôi mộ. Có người cho rằng, đây là mộ của một giáo viên dạy Anh văn, nhưng cũng chỉ là lời đồn đoán vô căn cứ, vì kiến trúc ngôi mộ trước kia được xây theo phong cách mộ của người Việt xưa. Một câu chuyện khác khá nổi
tiếng liên quan đến chủ nhân của ngôi mộ.

Ông Huỳnh Văn Thắng (đường Lữ Gia, quận 11) kể lại rằng, đây là ngôi mộ của một ông chủ người Hoa khá giàu có ở khu Chợ Lớn. Sau khi ông mất, các con của ông vì muốn xây dựng một khu mộ dành riêng cho cả dòng tộc nên đã khai phá vùng rừng cây rậm rạp tại vị trí Đại học Bách Khoa ngày nay.

Và để giữ vững vùng đất này, họ đã chôn theo người đã khuất một trinh nữ, nhằm trấn yểm ngôi mộ và để có người theo hầu ông chủ ở thế giới bên kia. Về sau, do chiến tranh loạn lạc, gia tộc này tứ tán, nhưng ngôi mộ vẫn trơ gàn cùng tuế nguyệt trong cánh rừng rậm. Ngay cả khi người Pháp mang cao su qua, phá rừng để trồng cao su tại đây thì họ vẫn không thể nào phá bỏ được ngôi mộ. Vì thế qua hơn một trăm năm, ngôi mộ này
vẫn án ngữ tại phần đất mà sau này đã trở thành Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Chưa dừng lại ở đó, còn có lời đồn đoán rằng, sau khi trường xây dựng xong, một số cán bộ và cả một giáo sư đã bị hóa điên vì dám đụng chạm đến ngôi mộ này. Như trên đã nói, việc tồn tại một kiến trúc nhạy cảm giữa khuôn viên trường đã gây băn khoăn rất lớn cho những nhà quản lý. 

Kế hoạch di dời ngôi mộ lại được đưa ra. Câu chuyện được thêu dệt khá ly kỳ là cũng ngay sau nhát búa đầu tiên, ngôi mộ có nứt một đường nhỏ. Trong khe nứt, có làn khói tự nhiên xì ra, mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Và ai không may hít phải khói đó đã hóa điên, trong đó, có một giáo sư.

Trên thực tế, trường Đại học Bách Khoa cũng đã ghi nhận một vài trường hợp có vấn đề tâm thần. "Vị giáo sư bị điên" kể trên là một trường hợp có thật, nhưng ông bị như thế chẳng qua là do nghiên cứu, học tập quá sức sinh ra loạn trí, chứ không hề có chuyện ma quỷ ám như những lời đồn đại.

Chuyện cầu duyên, cầu điểm tại ngôi mộ

Sau này, người ta cũng phá bỏ được bình phong tiền, hậu, bia mộ… nhưng ngôi mộ thì không ai dám động đến. Chính vì sự bất khả xâm phạm của ngôi mộ cổ mà người ta đã phải dùng gạch xây chồng lên nó, thành một bồn hoa vuông vức trước mặt dãy nhà B6 như ngày nay.

Việc nhang khói tại bồn hoa vuông này khiến cho các sinh viên trường đồn đại đây là nơi linh thiêng, có thể cầu được ước thấy, nên mới có những chuyện cười ra nước mắt của các bạn sinh viên. Bạn Trần Minh Thuận, cựu sinh viên ngành kỹ thuật ô tô, khoa kỹ thuật giao thông của trường kể lại: "Hồi còn ở trường, tụi mình cũng thường nghe kể về chuyện linh thiêng của bồn hoa trước nhà B6. Ngoài ra, trong trường còn có một
ngôi mộ cổ nữa nằm phía sau dãy nhà C7. Nhưng vì chỗ đó khuất tầm nhìn nên không nổi tiếng bằng bồn hoa B6. Chuyện ma quỷ ở bồn hoa này thì mình không biết, nhưng chuyện giả ma quỷ trêu đùa bạn bè thì nhiều lắm. Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò mà".

Theo Thuận thì do đặc trưng đào tạo của trường, nên tại Đại học Bách Khoa sự mất cân bằng giới tính diễn ra trầm trọng, lượng nam quá nhiều mà nữ lại rất ít. Chính điều này đã khiến trai bách khoa nổi tiếng ế dài. Một vài bạn nam không cam tâm và nghe câu chuyện về ngôi mộ cổ đã rủ nhau đến thắp nhang để… cầu duyên.

Thuận kể tiếp: "Duyên đâu chưa thấy, chỉ thấy tụi nó một phen hồn vía lên mây vì bị giám thị phát hiện, nếu không nhanh chân chạy trốn thì chắc bị kỷ luật như chơi".

Hơn nữa, Đại học Bách Khoa nổi tiếng là ngôi trường có chương trình đào tạo nặng nề nhất. Để đào tạo được đội ngũ kỹ sư thiện chiến, trường không những siết đầu vào mà đầu ra cũng được quản lý rất chặt chẽ. Chuyện sinh viên bách khoa học chương trình 4,5 năm mà 5,6 năm vẫn chưa ra trường nổi là chuyện thường ngày ở huyện. Bởi vậy, để vượt qua những kỳ thi khó nhằn của ngôi trường danh tiếng này, nhiều sinh viên đã cầu
cứu đến việc cúng bái, cầu xin.

Bạn Võ Minh Tâm, cựu sinh viên lớp kỹ sư tài năng, ngành công nghệ thông tin chia sẻ: "Việc này có luôn. Hồi còn đi học, bạn mình đêm hôm lén đem đồ cúng ra ngôi mộ trước dãy B6 cúng hoài. Vụ này mà bị bắt được, chắc đuổi học luôn. Nhưng cũng tội nghiệp tụi nó, thi hoài không đậu vì chương trình học khó quá phải vin vào mấy chuyện tâm linh để tiếp thêm niềm tin mà cày cuốc ở trường Bách Khoa".

Sinh viên năm nhất mới vào trường Bách Khoa chưa biết chuyện về ngôi mộ cổ, nhưng cũng không dám bén mảng tới ngồi nghỉ ngơi tại nơi này. Bởi những bó nhang còn thắp dở được cắm đầy bốn góc khiến người khác có cảm giá rờn rợn. Bên cạnh đó, cách đây từ rất lâu, những vụ sinh viên nhảy lầu tự tử do thất tình, chán đời cũng được truyền miệng lại, khiến những câu chuyện ly kỳ được các bạn sinh viên thêm mắm thêm muối cho hấp
dẫn hơn.

Cách đây 3 năm, khi trong giới sinh viên râm ran tin đồn trường Đại học Bách Khoa tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt sẽ được giải tỏa, trên các diễn đàn đã rầm rộ câu chuyện ngôi mộ thiêng bảo vệ ngôi trường. Nhưng người lớn khi đọc vào chỉ cười, vì người ta thường nói "nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò", chuyện đồn đại, cũng như bày trò ma quỷ chọc phá bạn bè tồn tại như hàng trăm chuyện tầm phào khác của thời đi
học.

Và cho đến nay, việc vì sao ngôi mộ cổ này tại tồn tại giữa khuôn viên Đại học Bách Khoa vẫn là điều bí ẩn không lời đáp.

Theo Báo Công lý

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nguoiduatin.vn/Ky-bi-ngoi-mo-co-trong-Dai-hoc-Bach-Khoa-TP-HCM/12149904.epi

Hình ảnh đẹp của SV tình nguyện tại lễ viếng Đại tướng

Posted: 11 Oct 2013 04:19 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144183/hinh-anh-dep-cua-sv-tinh-nguyen-tai-le-vieng-dai-tuong.html

Người Thầy trong tâm thức thầy trò Viện Đại học Mở Hà Nội

Posted: 11 Oct 2013 04:19 AM PDT

(GDTĐ) – Những ngày này, hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, khắp các khoa của Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân và kỹ sư. Tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được đưa đến với niềm tiếc thương vô hạn.

Trong không khí trang nghiêm mở đầu buổi lễ, cả hội trường lại dành phút mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng, người thầy, mà tầm vóc và trí tuệ rạng ngời. Nhớ lại một ngày của 15 năm trước, Đại tướng về thăm và nói chuyện với tập thể các giáo sư, giảng viên và sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, mọi cảm xúc vẫn còn mới nguyên trong tâm trí nhiều cán bộ, giảng viên.

image002.jpg
Vinh dự và tự hào cho những ai được nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện trong ngày 19/12/1997 năm đó

TS Lê Văn Thanh – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội bồi hồi nhớ lại cảm xúc dâng trào được đón tiếp Đại tướng về thăm Viện. Hôm đó là ngày 19/12/1997, Hội Cựu chiến binh tổ chức một buổi giao lưu Nhà giáo – Chiến sĩ tại Nhà Văn hóa học sinh – sinh viên ở hồ Thiền Quang, Hà Nội. Anh em cựu chiến binh và các thầy cô giáo, sinh viên đều mong muốn được gặp gỡ, giao lưu với các vị anh hùng quân đội, đặc biệt trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  

Chiều tối ngày 19/12/1997, có thông tin chính thức về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến giao lưu với tập thể Viện Đại học Mở Hà Nội. Mừng quá, Ban tổ chức buổi lễ dù đã lên kịch bản chi tiết, nhưng ngay lập tức đã sửa đổi, bổ sung, huy động thêm số lượng đoàn viên thanh niên và Hội sinh viên cùng tham gia. Chúng tôi coi đây là cơ hội, dịp may hiếm hoi để được nghe vị Đại tướng lừng danh, người thầy, nhà giáo dục đến nói chuyện và động viên nhà trường.

Đúng 8h sáng ngày 19/12, chiếc xe chở Đại tướng vừa đỗ ở lối dẫn lên cầu vào Nhà văn hóa học sinh, sinh viên. Cửa xe mở, Đại tướng bước ra nhanh nhẹn đi lên cầu thang trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm cán bộ, sinh viên xếp thành 2 hàng đón chào Đại tướng. Các em xúc động quá còn quên cả nghi lễ vẫy hoa chào đón Đại tướng dù đã được các thầy dặn kỹ từ trước. Nụ cười tươi, hiền hậu, bước đi sải nhanh, cùng những cái bắt tay nắm chặt là cảm giác ấm cúng, thân mật, như người cha, người ông về thăm nhà mà không chỉ tôi, các thầy cô giáo, các em sinh viên có được vinh hạnh gặp Đại tướng ngày hôm đó cảm nhận.

Theo tính toán ban đầu, số lượng cán bộ, giảng viên của Viện tham gia buổi giao lưu khoảng 200 người, cùng với 300 sinh viên. Nhưng khi thông tin có Đại tướng về, số người tham gia tăng vọt, nhất là các em sinh viên. Hội trường Nhà Văn hóa học sinh – sinh viên với hơn 500 chỗ ngồi mà có tới cả nghìn người tham dự trong trật tự. Buổi giao lưu đó, Đại tướng tâm sự với các thầy cô, với các em sinh viên nhiều điều. Đặc biệt, Đại tướng nhấn mạnh ý nghĩa vô cùng quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

image004.jpg

Đại tướng nhanh nhẹn bước đi trong niềm hân hoan chào đón của các em sinh viên

Sau khi nghe lãnh đạo Viện báo cáo về mô hình hoạt động của Viện Đại học Mở Hà Nội có sự khác biệt với các trường đại học công lập truyền thống, Viện phải tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động, tự cân đối thu chi trên nguồn thu học phí theo quy định. Với phương thức đào tạo từ xa, Viện đã mang lại cơ hội học tập cho nhiều người dân trên mọi miền đất nước: Từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thuộc mọi thành phần kinh tế, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biên cương, hải đảo, những người khuyết tật, khiếm thị.

Nghe xong, Đại tướng rất vui vẻ và tâm đắc với sứ mạng và những việc đã làm được của Viện. Đại tướng nhắc nhở: Trong di chúc của mình, Hồ Chủ tịch có căn dặn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai ai cũng được học hành…".

Đất nước ta giờ đã hòa bình, độc lập, đồng bào ta đã có đủ cơm ăn, áo mặc, nhưng nhu cầu học tập là vô cùng to lớn. Viện đã thực hiện chức năng góp phần xây dựng xã hội ta thành xã hội học tập. Mô hình này thế là tốt, cần được nhân rộng và phát triển. Như thế là chúng ta đã thực hiện tốt di huấn của Bác. Đại tướng cũng nhắc thêm: Đất nước ta đi qua chiến tranh chưa lâu, vẫn còn nhiều người lính rời quê hương, nhà trường để cầm súng bảo vệ đất nước. Khi xuất ngũ vẫn chưa được học tập nâng cao trình độ. Viện cần quan tâm nhiều hơn đến lớp người này, tạo điều kiện tốt nhất để những ai có nhu cầu đều được học tập.

Đào tạo mở và từ xa là một mô hình mới ở Việt Nam nhưng trên thế giới người ta đã làm từ lâu rồi, điều này cho thấy ý nghĩa, vai trò to lớn của loại hình đào tạo này. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đến thăm Viện Đại học Mở Hà Nội, tôi mong muốn rằng: Với sứ mạng "Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế", Viện Đại học Mở Hà Nội cần hướng tới đào tạo đa ngành nghề, đa cấp độ, đa phương thức, đi đầu trong việc thực hiện mô hình "giáo dục Mở và Từ xa". 

Nguyễn Anh TuấnTIN LIÊN QUAN

  • Ba chuyện đáng suy ngẫm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Thiên tài quân sự thế kỷ 20
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người bạn lớn của nhân dân Lào
  • 1.559 ngày săn sóc đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp – chiến lược gia kiệt xuất
  • Những câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mắt học giả thế giới
  • “Cuba giữ mãi hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn về giáo dục
  • Truyền thông quốc tế ngợi ca Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Mối tình đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tràn ngập mạng xã hội
  • Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/nguoi-thay-trong-tam-thuc-thay-tro-vien-dai-hoc-mo-ha-noi-1973843/

‘Chúng tôi kịch liệt phản đối Bộ Giáo dục’

Posted: 11 Oct 2013 04:19 AM PDT

Thưa PGS, ý kiến của ông về kết luận nội dung tố cáo của Bộ GD ĐT đối với luận án TS của ông Hoàng Xuân Quế?

PGS.TS Lê Văn Hưng: Qua theo dõi trên báo chí và bạn bè, học trò điện thoại cho tôi, tôi đã biết được kết luận này. Tôi thực sự bất ngờ và không thể tin được dù đó đang là sự thật.

Tôi, với tư cách là nhà khoa học, là giáo viên hướng dẫn 1 và PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (nguyên trưởng khoa Ngân hàng – Tài chính), hướng dẫn 2 của NCS Hoàng Xuân Quế, chúng tôi kịch liệt phản đối kết luận này của Bộ GD ĐT. Chúng tôi sẽ có ý kiến chính thức bằng văn bản với bộ trưởng Phạm Vũ Luận về việc này.


PGS.TS Lê Văn Hưng: Tại sao ý kiến của Nhà khoa học đầu ngành, lại là người liên quan trực tiếp và rất quan trọng đến hai luận án (Hoàng Xuân Quế và Mai Thanh Quế) lại bị bỏ qua?

Ngày 14/09/2013, tôi và PGS.TS Nguyễn Hữu Tài cũng đã có văn bản xác nhận và đề nghị bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này. Chúng tôi khẳng định: "Trong quá trình hướng dẫn NCS Hoàng Xuân Quế, chúng tôi đã thực hiện đúng các quy định của Bộ GDĐT về nội dung khoa học của luận án và tiến độ thực hiện. NCS Hoàng Xuân Quế đã tiếp thu và sữa chữa nghiêm túc những vấn đề đã được tập thể hướng dẫn khoa học yêu cầu bổ sung và chỉnh sửa. Những tài liệu này, đặc biệt là bản thảo gần cuối có bút tích sửa chữa của giáo viên hướng dẫn và bản thảo lần cuối cùng có ý kiến đồng ý của giáo viên hướng dẫn cho NCS đóng quyển để bảo vệ vẫn còn được lưu giữ. Vì vậy, cho rằng bản luận án chính thức của anh Hoàng Xuân Quế được bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp nhà nước có sự sao chép y nguyên một phần luận án của Mai Thanh Quế là không có cơ sở….

Mặt khác, luận án đã được thực hiện qua nhiều bước, từ sinh hoạt khoa học, bảo vệ 3 chuyên đề, bảo vệ cấp cơ sở, gửi xin ý kiến nhận xét của phản biện kín, bảo vệ cấp Nhà nước. Trước khi bảo vệ cấp Nhà nước, bản tóm tắt luận án còn được gửi đi xin ý kiến nhận xét của hàng chục nhà khoa học và hàng chục cơ sở đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực này. Thông tin về buổi bảo vệ được đăng báo Nhân Dân trước ngày bảo vệ 2 tuần, sau khi bảo vệ còn có thêm 3 tháng để tiếp nhận các thông tin khiếu kiện về luận án. Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước của NCS Hoàng Xuân Quế, bao gồm những nhà khoa học đầu ngành, đánh giá kết quả xuất sắc là điều không thể phủ nhận…Vậy cơ sở nào để Bộ GD ĐT phủ nhận kết quả nghiên cứu của NCS Hoàng Xuân Quế và cũng là công sức của tập thể giáo viên hướng dẫn?

Tôi xin nhắc lại, chúng tôi kịch liệt phản đối kết luận này của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PV: Ông có thể nói thêm về bản thảo luận án của NCS Hoàng Xuân Quế mà PGS còn giữ được?

PGS Lê Văn Hưng: Thầy trò chúng tôi phải làm việc với nhau rất nhiều lần và những gì tôi yêu cầu NCS sửa chữa, anh Quế đều thực hiện nghiêm túc. Có những vấn đề thầy trò chúng tôi cũng phải tranh luận để thống nhất cách tiếp cận. Tại bản thảo ngày 02/08/2003 tôi có ghi trên bìa phụ: "đề nghị NCS xem lại một số chỗ và hoàn thiện luận án" bản thảo cuối cùng mà tôi đồng ý cho NCS đóng quyển để bảo vệ là vào ngày 18/09/2003, tôi có ghi: "đồng ý cho bảo vệ". Cả hai quyển này, tháng 6 vừa rồi tôi đã giao lại cho NCS sau khi đã ký xác nhận để đảm bảo tính trung thực để NCS nộp cho Bộ làm minh chứng. Tại sao Bộ GD ĐT lại bỏ qua minh chứng của chúng tôi cung cấp cũng như văn bản xác nhận và đề nghị chính thức của tập thể giáo viên hướng dẫn chúng tôi? Nếu cần thiết, Bộ có thể gửi đi giám định về tuổi giấy, tuổi mực và tính đồng nhất của giấy cũng như chữ ký cơ mà.

PV: Thưa ông, quyển luận án lưu tại Thư viện quốc gia và các thư viện khác có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá lại luận án hay không?

PGS Lê Văn Hưng: Tôi cho rằng hoàn toàn không thể với tất cả mọi NCS chứ không riêng gì NCS Hoàng Xuân Quế. Luận án của NCS được hội đồng chấm và công bố công khai ngay tại hội đồng. Luận án được NCS nộp sau khi đã bảo vệ và phải chỉnh sửa lại nếu hội đồng yêu cầu. Vì thế hoàn toàn có thể xẩy ra sự nhầm lẫn, mặc dù không ai muốn điều đó xẩy ra.Mặt khác, thư viện là nơi phục vụ công cộng nên không thể coi là nơi lưu giữ hồ sơ gốc của NCS. Đặc biệt, trên tập tài liệu photocopy này lại không hề có chữ ký cam đoan hay bất kỳ bút tích nào của NCS Hoàng Xuân Quế. Vậy cơ sở nào để khẳng định đó là của ai? Tôi rất tâm đắc với ý kiến đăng trên báo Người đưa tin của TS Nguyễn Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng NHNN(là ủy viên hội đồng chấm luận án TS cấp nhà nước của NCS Hoàng Xuân Quế): "giả sử khi tổ xác minh mở quyển luận án mang tên Hoàng Xuân Quế tại thư viện, bên trong là một tập tài liệu phản động, liệu tổ xác minh có báo cơ quan công an khởi tố anh Quế không?".

Người ta hay nói rằng "án tại hồ sơ". Vậy "hồ sơ" ở đây là gì, nếu không phải là tất cả các tài liệu của hội đồng bảo vệ, các bản nhận xét và đánh giá của các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu về luận án? Và đặc biệt là ý kiến đánh giá của các nhà khoa học trong hội đồng, họ là người được Bộ GD ĐT giao trách nhiệm chấm luận án và phải chịu trách nhiệm trước Bộ về những nhận xét, đánh giá của mình về luận án; Là ý kiến của 2 nhà phản biện độc lập, nếu họ không đồng ý chắc chắn luận án không thể được đưa ra bảo vệ được. Tôi cũng đã xem ý kiến của TS Dương Thu Hương, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban KT NS Quốc hội, nguyên phó thống đốc NHNN Việt Nam, nguyên vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ, NHNN Việt Nam, là người hướng dẫn chính của NCS Mai Thanh Quế đồng thời là phản biện độc lập của NCS Hoàng Xuân Quế. Tôi nhiệt liệt ủng hộ ý kiến của TS Hương.

Xin nói thêm rằng, TS Dương Thu Hương là chuyên gia sâu và nổi tiếng về lĩnh vực Ngân hàng, có rất nhiều đóng góp cho hệ thống ngân hàng nói riêng và quốc gia nói chung. Trước đó TS Dương Thu Hương cũng đã có văn bản chính thức xác nhận và đề nghị gửi bộ trưởng Bộ GD ĐT về luận án của NCS Hoàng Xuân Quế.

Chúng tôi không thể hiểu, tại sao ý kiến khẳng định của Nhà khoa học đầu ngành, lại là người liên quan trực tiếp và rất quan trọng đến hai luận án (Hoàng Xuân Quế và Mai Thanh Quế) lại bị bỏ qua?

PV: Xin cảm ơn PGS

Ông có bao giờ nghĩ rằng GS.TS Nguyễn Văn Nam lại là người viết đơn tố cáo PGS.TS Hoàng Xuân Quế không?

PGS.TS Lê Văn Hưng: Tôi cũng có nghe nói vậy nhưng tôi không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, trong giới sư phạm, người ta kỵ nhất là kiện tụng, đặc biệt là kiện tụng vì động cơ cá nhân. Nếu sự việc "đạo văn" là có thật, thì người có ý kiến phải là TS Mai Thanh Quế chứ không phải người khác. Còn GS Nguyễn Văn Nam là vị giáo sư đáng kính, từng là chủ tịch hội đồng Giáo sư ngành kinh tế, nguyên là lãnh đạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân danh tiếng thì càng không thể làm vậy. Đặc biệt, GS Nguyễn Văn Nam lại còn là chủ tịch hội đồng chấm luận án cấp cơ sở và là chủ tịch hội đồng chấm luận án cấp nhà nước của NCS Hoàng Xuân Quế.

Được Bộ tín nhiệm giao trọng trách là chủ tịch hội đồng chấm luận án TS cấp nhà nước là vinh dự lớn nhưng cũng đầy trách nhiệm.  Vậy làm sao lại có thể có chuyện luận án đã bảo vệ, 10 năm sau ông chủ tịch hội đồng đi kiện học trò? Tôi không tin là như vậy.

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chung-toi-kich-liet-phan-doi-Bo-Giao-duc/320465.gd

Giảng viên phải nộp học phí khi được cử du học

Posted: 11 Oct 2013 03:19 AM PDT

Từ năm 2014, nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển của đề án 911 có trách nhiệm đóng học phí cho Bộ GD-ĐT trước khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.

 n 911, hc ph, ra nc ngoi

Đó là một nội dung trong thông tư liên bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT vừa ban hành, hướng dẫn quản lý tài chính đối với đề án "Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn năm 2010 – 2020" (đề án 911).

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ thực hiện đề án 911, tính trên số NCS nhập học trong chỉ tiêu đào tạo được Bộ GD-ĐT giao và mức chi đối với từng chuyên ngành đào tạo.

Cụ thể, đối với nhóm ngành y dược được hỗ trợ 16 triệu đồng/NCS/năm;

Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, nông, lâm, thuỷ sản, thể dục thể thao, nghệ thuật: 14 triệu đồng/NCS/năm;

Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác: 10 triệu đồng/NCS/năm.Thời gian hỗ trợ tối đa không quá ba năm/NCS.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/11/2013.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144306/giang-vien-phai-nop-hoc-phi-khi-duoc-cu-du-hoc.html

Comments