Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các nguyên Bộ trưởng giáo dục và hoài niệm về Đại tướng

Posted: 10 Oct 2013 08:17 AM PDT

"Anh em làm giáo dục chúng tôi năm nào cũng đến thăm Đại tướng nhân dịp 20/11 vì
đều coi ông là người THẦY lớn của ngành giáo dục vì nhiều lẽ, và, cái lẽ lớn nhất là
ông luôn luôn quan tâm một cách thực lòng đến giáo dục Việt Nam".

Nguyên Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã rưng rưng nói như vậy. Trong
cuộc trò chuyện của mình, ba vị từng là Bộ trưởng ngành GD đã kể về Đại tướng như một
vị tướng đứng đằng sau những quyết sách về giáo dục, một người đi trước thời đại về
tư tưởng giáo dục.

B trng, gio dc, i tng, V Nguyn Gip

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển.

Trong câu chuyện của mình, ông dùng từ Đại tướng "thực lòng" quan tâm đến giáo
dục, vì sao ông lại nhấn mạnh hai từ đó như một sự đặc biệt.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: Vì có những người nói về giáo dục (GD) chỉ như
một nhiệm vụ hoặc chỉ nói vì phải nói. Đại tướng thực lòng quan tâm, chỉ bảo và
truyền cảm hứng cho chúng tôi bắt tay vào làm GD. Khi chúng tôi gặp khó khăn, Người
động viên, khích lệ và cho chúng tôi niềm tin!

Xin ông giải thích rõ hơn về điều này và những tư tưởng làm GD nào của Đại
tướng mà ông cho là đã tác động đến sự phát triển của GD hiện nay?

Trong những lần gặp gỡ, chúng tôi thường báo cáo một số việc về GD mà Đại tướng
quan tâm. Riêng cá nhân tôi có ít nhất 3 lần báo cáo riêng với Đại tướng về mấy vấn
đề. Năm 2002 khi triển khai đại trà chương trình Tiểu học, dư luận rộ lên về việc
thay đổi bảng chữ cái, Đại tướng gọi tôi lên và hỏi tỉ mỉ việc thay đổi sách, thay
đổi thứ tự chữ cái.

Lần thứ hai là vào năm 2004 Đại tướng gửi một bức thư cho T.Ư do giáo sư Hoàng
Tụy, GS Phạm Duy Hiển và một số nhà khoa học khác giúp bác viết với đầy tâm huyết.

Đại tướng cho gọi tôi và hỏi về bức thư, hỏi xem những điều Đại tướng viết có được
xem xét không. Lần thứ Ba là năm 2005, khi tiến hành sửa đổi bổ sung Luật GD, Đại
tướng cho gọi tôi lên hỏi cặn kẽ mọi việc, Đại tướng lắng nghe rồi góp ý: mọi việc
phải làm thận trọng, sửa thì phải sửa cho kỹ, chứ không phải, cứ mỗi lúc có vấn đề là
lại đem ra sửa!

Mối quan tâm của Đại tướng với GD mà ông ấn tượng nhất?

Qua những lần gặp gỡ và báo cáo, Đại tướng nhấn mạnh những vấn đề sau: thứ nhất,
phải hết sức coi trọng GD toàn diện – dạy chữ đi đôi với dạy nghề, dạy người; Đại
tướng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy làm người; thứ Hai, Đại tướng nhắc, trong GD có
nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết, nhưng lãnh đạo phải quan tâm đến 2 đầu đặc
biệt: Tiểu học, là khi các cháu mới bắt đầu đi học và như tờ giấy trắng cần được hết
sức quan tâm chú ý; Đại học (ĐH) vì đó đầu cuối đào tạo nhân lực cho đất nước; 2 đầu
khác nữa cần được đặc biệt quan tâm là GD các vùng khó khăn và vùng đặc biệt, vùng
kháng chiến ngày xưa, nơi đồng bào đã vất vả thế nào và nay việc học của các cháu ở
vùng đó cần được quan tâm.

Đại tướng nhấn mạnh, phải tạo điều kiện cho các nhân tài học sinh, sinh viên giỏi.
Khi giáo dục chưa bung ra như hiện nay, Đại tướng đã nhắc: phải chú ý đến chất lượng,
đặc biệt là ĐH, mở rộng quy mô, phát triển là đúng nhưng phải quan tâm đến chất
lượng; chớ có chuẩn bị chưa tốt mà đã mở bung tất cả ra! Đại tướng nhắc điều này từ
năm 2004-2005.

Dạo đó cũng có hồ sơ xin thành lập trường nhiều lắm và bản thân tôi chịu nhiều áp
lực nhưng, nhớ lời Đại tướng chúng tôi cân nhắc không để đến nỗi mỗi năm cho ra đời
hàng chục trường được! Từ việc dạy chữ, dạy người toàn diện đến việc giữ vững chất
lượng ĐH, càng suy nghĩ, càng thấy Người là sâu sắc!

B trng, gio dc, i tng, V Nguyn Gip

Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân.

Là một Bộ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của Đại tướng khi ông phụ trách về
khoa học giáo dục, điều gì khiến ông tâm đắc nhất trong hơn 10 năm giữ chức vị?

Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân: Cụ là người có tầm nhìn xa ủng hộ cái mới
triệt để trong thời gian, đã có lúc, tưởng chừng nền GD đại học (ĐH) tan rã.

Những
năm 1985-1987 Cụ đã ủng hộ phá bỏ rào cản và cho phép các trường ĐH tự chủ quan hệ
quốc tế; ủng hộ việc chuyển nền ĐH từ tập trung bao cấp sang nền ĐH xã hội hóa, trong
đó điểm nổi bật nhất là đào tạo không chỉ bằng ngân sách nhà nước, chỉ đào tạo cho
khu vực nhà nước mà đào tạo cho cả các thành phần kinh doanh khác; người tốt nghiệp
tự tìm việc làm và tạo việc làm cho người khác…

Điều ấn tượng nhất là khi ấy, Cụ,
với cương vị Phó Thủ tướng phụ trách khoa học giáo dục đã quyết ngay trên diễn đàn
hội nghị!

B trng, gio dc, i tng, V Nguyn Gip

Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc.

Được biết, sau khi thôi giữ trọng trách, Người vẫn trăn trở với GD, ông có thể
cho biết rõ hơn không?

Đại tướng thường xuyên trăn trở với các bức xúc của xã hội. Lần nào gặp cụ cũng
nói về GD. Cụ đặc biệt quan tâm đến việc đi học của người nghèo, công bằng xã hội,
công bằng về cơ hội học tập của mọi người, đặc biệt các dân tộc thiểu số, các vùng
khó khăn…

Tâm huyết nào của Đại tướng chưa thực hiện được mà ông nhớ nhất?

Điều Đại tướng quan tâm lớn nhất là ĐH phải gắn với khoa học. Hoạt động khoa học
của các trường mạnh thì nền khoa học của nước nhà cũng phát triển mạnh và chất lượng
đào tạo tốt hơn. Đây cũng chính là hướng đi của các trường ĐH Mỹ. Rất tiếc đến nay VN
vẫn chưa thực hiện được. Ngẫm đi ngẫm lại mới thấy sự chỉ đạo của anh Văn là đúng, là
sâu sắc!

Là người giữ chức vị Bộ trưởng Bộ GD từ năm 1987 đến năm 1990, ông cảm nhận gì
về sự quan tâm đến GD của Đại tướng?

Dù ở các vị trí khác nhau, Đại tướng luôn quan tâm đến GD nước nhà. Theo Đại
tướng, động cơ của GD là phục vụ nhân dân và GD phải đi sát với yêu cầu của từng địa
phương của từng vùng; trên bình diện cả nước, GD phải sát với đời sống sản xuất và
khoa học- giáo dục phải đi liền với tiến bộ khoa học của thời đại.

Đại tướng cho rằng GD là một công việc của quần chúng; vì vậy, phải chăm chút đội
ngũ làm khoa học. Nhìn chung, trong các cuộc tiếp xúc với Đại tướng suốt 1/4 thế kỷ,
tôi đều nhận được những lời khuyên nhủ ân cần, cặn kẽ, những hướng đi thuyết phục.

Theo Hồ Thu/ Tiền phong

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144190/cac-nguyen-bo-truong-giao-duc-va-hoai-niem-ve-dai-tuong.html

Phân tích bạo lực học đường dưới góc nhìn bất bình đẳng giới và định kiến giới

Posted: 10 Oct 2013 08:17 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (10/10), tại Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) diễn ra Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới đối với học sinh trung học. Hội thảo do Bộ GDĐT, Sở GDĐT TP Đà Nẵng và tổ chức Hòa bình và Phát triển (Tây Ban Nha) phối hợp tổ chức.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo

Đây là lần đầu tiên Bộ GDĐT xem xét vấn đề bạo lực học đường dưới góc nhìn của bất bình đẳng giới và định kiến giới. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo.

Đánh giá thực trạng

Được biết, trong những năm qua, Bộ GDĐT đã tích cực thực hiện công tác bình đẳng giới trong trường học, đặc biệt thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ đạt nhiều kết quả quan trọng.

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình trong CBQL, GV, HSSV, Bộ GDĐT còn tiến hành rà soát các nội dung liên quan đến bình đẳng giới trong sách giáo khoa các cấp học, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vào các môn học theo cấp học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhiều tài liệu về giáo dục giới và sức khỏe sinh sản cũng đã được biên soạn.

Việc tổ chức giảng dạy các kiến thức cơ bản về giới và sức khỏe sinh sản trong nhà trường, triển khai các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, phòng chống bạo lực trong học đường…. đã giúp HS, SV hình thành thái độ, kỹ năng để giải quyết các vấn đề và những xung đột mang tính giới trong lứa tuổi HS, SV.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, việc thực hiện giáo dục bình đẳng giới, giới tính và truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục kỹ năng sống trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn có những tồn tại cần giải quyết.

Như việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới; định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong một bộ phận dân cư. Công tác truyền thông, giáo dục về các nội dung trên vẫn chưa có hình thức mới hấp dẫn nên không thu hút sự tham gia của HS, SV.

Các biện pháp giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực giới trong trường học hiện vẫn chưa được triển khai tốt. Việc tư vấn, hỗ trợ HS, SV trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên hiệu quả chưa cao, còn thiếu các dịch vụ y tế thân thiện và an toàn cho HS, SV…

“Hành trình yêu thương” và những tín hiệu vui tại Đà Nẵng

Hơn một năm qua, chương trình giáo dục “Hành trình yêu thương” được triển khai thí điểm tại 10 trường THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng. Học sinh các khối lớp 6 và 7 được học về giới, bình đẳng giới, những thay đổi cơ thể trong quá trình dậy thì, nhận biết bạo lực… để được nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng duy trì các mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh.

Hành trình yêu thương giới thiệu một phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn trong việc phòng chống bạo lực bằng cách tác động đến các em học sinh nam, nữ nhằm phòng ngừa bạo lực trước khi xảy ra.

Ngoài 8.000 học sinh lớp 6, 7 ở 10 trường THCS tham gia chương trình, còn có 170 GV được tập huấn về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới, kỷ luật tích cực, phương pháp dạy học có sự tham gia, tham vấn tâm lý cho HS về các vấn đề về giới và bạo lực giới.

Ông Nguyễn Minh Hùng – Phó GĐ Sở GDĐT Đà Nẵng, đồng Giám đốc Dự án “Hành trình yêu thương” -  cho biết: Sau hơn một năm thực hiện chương trình thí điểm tại thành phố, dự án đã đạt được những kết quả rất khả quan về thay đổi nhận thức và hành vi của HS, GV về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới trong nhà trường.

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, để “Hành trình yêu thương” mở rộng quy mô và tiếp cận với tất các các HS, cần có chủ trương, hướng dẫn cụ thể từ Bộ GDĐT cho các địa phương trong công tác lồng ghép giới và phòng ngừa bạo lực giới vào nội dung chương trình các cấp học; hỗ trợ kinh phí và đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ GV nguồn về lồng ghép giới và phòng ngừa bạo lực giới trong học đường.

Hà Nguyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/phan-tich-bao-luc-hoc-duong-duoi-goc-nhin-bat-binh-dang-gioi-va-dinh-kien-gioi-1973826/

Các vị Bộ trưởng giáo dục và hoài niệm về Đại tướng

Posted: 10 Oct 2013 08:17 AM PDT

Các vị Bộ trưởng giáo dục và hoài niệm về Đại tướng

Người dân viếng Đại tướng đến 18h ngày 10/10
Và dòng người vẫn vào viếng vị tướng huyền thoại

TP – "Anh em làm giáo dục chúng tôi năm nào cũng đến thăm Đại tướng nhân dịp 20/11 vì đều coi ông là người THẦY lớn của ngành giáo dục vì nhiều lẽ, và, cái lẽ lớn nhất là ông luôn luôn quan tâm một cách thực lòng đến giáo dục Việt Nam".

Nguyên Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Minh Hiển đã rưng rưng nói như vậy. Trong cuộc trò chuyện của mình, ba vị từng là Bộ trưởng ngành GD đã kể về Đại tướng như một vị tướng đứng đằng sau những quyết sách về giáo dục, một người đi trước thời đại về tư tưởng giáo dục.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển
Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển.

Trong câu chuyện của mình, ông dùng từ Đại tướng "thực lòng" quan tâm đến giáo dục, vì sao ông lại nhấn mạnh hai từ đó như một sự đặc biệt.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: Vì có những người nói về giáo dục (GD) chỉ như một nhiệm vụ hoặc chỉ nói vì phải nói. Đại tướng thực lòng quan tâm, chỉ bảo và truyền cảm hứng cho chúng tôi bắt tay vào làm GD. Khi chúng tôi gặp khó khăn, Người động viên, khích lệ và cho chúng tôi niềm tin!

Xin ông giải thích rõ hơn về điều này và những tư tưởng làm GD nào của Đại tướng mà ông cho là đã tác động đến sự phát triển của GD hiện nay?

Trong những lần gặp gỡ, chúng tôi thường báo cáo một số việc về GD mà Đại tướng quan tâm. Riêng cá nhân tôi có ít nhất 3 lần báo cáo riêng với Đại tướng về mấy vấn đề. Năm 2002 khi triển khai đại trà chương trình Tiểu học, dư luận rộ lên về việc thay đổi bảng chữ cái, Đại tướng gọi tôi lên và hỏi tỉ mỉ việc thay đổi sách, thay đổi thứ tự chữ cái.

Lần thứ hai là vào năm 2004 Đại tướng gửi một bức thư cho T.Ư do giáo sư Hoàng Tụy, GS Phạm Duy Hiển và một số nhà khoa học khác giúp bác viết với đầy tâm huyết.

Đại tướng cho gọi tôi và hỏi về bức thư, hỏi xem những điều Đại tướng viết có được xem xét không. Lần thứ Ba là năm 2005, khi tiến hành sửa đổi bổ sung Luật GD, Đại tướng cho gọi tôi lên hỏi cặn kẽ mọi việc, Đại tướng lắng nghe rồi góp ý: mọi việc phải làm thận trọng, sửa thì phải sửa cho kỹ, chứ không phải, cứ mỗi lúc có vấn đề là lại đem ra sửa!

Mối quan tâm của Đại tướng với GD mà ông ấn tượng nhất?

Qua những lần gặp gỡ và báo cáo, Đại tướng nhấn mạnh những vấn đề sau: thứ nhất, phải hết sức coi trọng GD toàn diện – dạy chữ đi đôi với dạy nghề, dạy người; Đại tướng đặc biệt nhấn mạnh việc dạy làm người; thứ Hai, Đại tướng nhắc, trong GD có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết, nhưng lãnh đạo phải quan tâm đến 2 đầu đặc biệt: Tiểu học, là khi các cháu mới bắt đầu đi học và như tờ giấy trắng cần được hết sức quan tâm chú ý; Đại học (ĐH) vì đó đầu cuối đào tạo nhân lực cho đất nước; 2 đầu khác nữa cần được đặc biệt quan tâm là GD các vùng khó khăn và vùng đặc biệt, vùng kháng chiến ngày xưa, nơi đồng bào đã vất vả thế nào và nay việc học của các cháu ở vùng đó cần được quan tâm.

Đại tướng nhấn mạnh, phải tạo điều kiện cho các nhân tài học sinh, sinh viên giỏi. Khi giáo dục chưa bung ra như hiện nay, Đại tướng đã nhắc: phải chú ý đến chất lượng, đặc biệt là ĐH, mở rộng quy mô, phát triển là đúng nhưng phải quan tâm đến chất lượng; chớ có chuẩn bị chưa tốt mà đã mở bung tất cả ra! Đại tướng nhắc điều này từ năm 2004-2005.

Dạo đó cũng có hồ sơ xin thành lập trường nhiều lắm và bản thân tôi chịu nhiều áp lực nhưng, nhớ lời Đại tướng chúng tôi cân nhắc không để đến nỗi mỗi năm cho ra đời hàng chục trường được! Từ việc dạy chữ, dạy người toàn diện đến việc giữ vững chất lượng ĐH, càng suy nghĩ, càng thấy Người là sâu sắc!

Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân
Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân.

Là một Bộ trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo của Đại tướng khi ông phụ trách về khoa học giáo dục, điều gì khiến ông tâm đắc nhất trong hơn 10 năm giữ chức vị?

Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân: Cụ là người có tầm nhìn xa ủng hộ cái mới triệt để trong thời gian, đã có lúc, tưởng chừng nền GD đại học (ĐH) tan rã. Những năm 1985-1987 Cụ đã ủng hộ phá bỏ rào cản và cho phép các trường ĐH tự chủ quan hệ quốc tế; ủng hộ việc chuyển nền ĐH từ tập trung bao cấp sang nền ĐH xã hội hóa, trong đó điểm nổi bật nhất là đào tạo không chỉ bằng ngân sách nhà nước, chỉ đào tạo cho khu vực nhà nước mà đào tạo cho cả các thành phần kinh doanh khác; người tốt nghiệp tự tìm việc làm và tạo việc làm cho người khác… Điều ấn tượng nhất là khi ấy, Cụ, với cương vị Phó Thủ tướng phụ trách khoa học giáo dục đã quyết ngay trên diễn đàn hội nghị!

Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc
Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc.

Được biết, sau khi thôi giữ trọng trách, Người vẫn trăn trở với GD, ông có thể cho biết rõ hơn không?

Đại tướng thường xuyên trăn trở với các bức xúc của xã hội. Lần nào gặp cụ cũng nói về GD. Cụ đặc biệt quan tâm đến việc đi học của người nghèo, công bằng xã hội, công bằng về cơ hội học tập của mọi người, đặc biệt các dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn…

Tâm huyết nào của Đại tướng chưa thực hiện được mà ông nhớ nhất?

Điều Đại tướng quan tâm lớn nhất là ĐH phải gắn với khoa học. Hoạt động khoa học của các trường mạnh thì nền khoa học của nước nhà cũng phát triển mạnh và chất lượng đào tạo tốt hơn. Đây cũng chính là hướng đi của các trường ĐH Mỹ. Rất tiếc đến nay VN vẫn chưa thực hiện được. Ngẫm đi ngẫm lại mới thấy sự chỉ đạo của anh Văn là đúng, là sâu sắc !

Là người giữ chức vị Bộ trưởng Bộ GD từ năm 1987 đến năm 1990, ông cảm nhận gì về sự quan tâm đến GD của Đại tướng?

Dù ở các vị trí khác nhau, Đại tướng luôn quan tâm đến GD nước nhà. Theo Đại tướng, động cơ của GD là phục vụ nhân dân và GD phải đi sát với yêu cầu của từng địa phương của từng vùng; trên bình diện cả nước, GD phải sát với đời sống sản xuất và khoa học- giáo dục phải đi liền với tiến bộ khoa học của thời đại.

Đại tướng cho rằng GD là một công việc của quần chúng; vì vậy, phải chăm chút đội ngũ làm khoa học. Nhìn chung, trong các cuộc tiếp xúc với Đại tướng suốt 1/4 thế kỷ, tôi đều nhận được những lời khuyên nhủ ân cần, cặn kẽ, những hướng đi thuyết phục.

Hồ Thu
thực hiện

Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/649844/Cac-vi-Bo-truong-giao-duc-va-hoai-niem-ve-Dai-tuong-tpp.html

CEO Starbucks: Giấc mơ làm giàu của một chàng trai ở khu ổ chuột

Posted: 10 Oct 2013 08:17 AM PDT

Sinh ra ở Brooklyn, New York, vào ngày 19/7/1953, Howard Schultz tốt nghiệp Đại học Bắc Michigan với bằng cử nhân Thông tin trước khi trở thành Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ 1982 của Starbucks.

Sau khi thành lập công ty cà phê Il Giornale, vào năm 1987, ông mua Starbucks và trở thành Giám đốc điều hành và chủ tịch của công ty.

Năm 2000, Schultz công khai tuyên bố rằng ông từ chức Giám đốc điều hành của Starbucks. Tuy nhiên, 8 năm sau ông đã trở về để lãnh đạo công ty. Tính đến năm 2012, Starbucks có hơn 17.600 cửa hàng với vốn cơ bản lên tới 35,6 tỉ USD.

Giấc mơ từ khu ổ chuột

Schultz tin rng vic bn sinh ra  u khng quyt nh bn l ai trong tng lai.

Schultz tin rằng việc bạn sinh ra ở đâu không quyết định bạn là ai trong tương lai.

Ít ai biết đường rằng nhà tỷ phú, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks lại được sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó tại khu ổ chuột tại thị trấn Brooklyn, New York.

Tuổi thơ nghèo khó nhưng không làm ý chí vượt khó của cậu bé Schultz nhụt đi ý chí vươn lên. Trong giấc mơ hàng đêm của cậu bé khu ổ chuột luôn nghĩ đến lần vượt qua ranh giới của nghèo khó để xem thế giới sắc màu ngoài kia rộng lớn như thế nào.

Ngoài việc giúp đỡ bố mẹ kiếm tiền từ nhỏ, Schultz đã dành hết thời gian còn dư ra của mình để tập trung cho việc học tập và chơi thể thao. Không những thế, cha của Schultz lại không bao giờ tin tưởng vào việc “đổi đời” nhờ học tập của chàng trai này. Những cố gắng của cậu đã được báo đáp khi ước nguyện đầu tiên của cậu là thi đỗ vào Trường đại học Michigan đã thành hiện thực.

Tuy nhiên việc đi học Đại học chỉ là bước đầu tiên vượt qua nghèo khó của Schultz bởi trong suốt thời gian đi học chàng trai khu ổ chuột đã phải lao động cật lực để đóng tiền học phí.

và chàng trai mê bóng đá

n tn khi l CEO, Schultz vn yu thch th thao.

Đến tận khi là CEO, Schultz vẫn yêu thích thể thao.

 

Suốt thời gian tuổi thơ, Schultz phải chia sẻ thời gian cho việc giúp gia đình kiếm tiền và học tập. Với những đứa trẻ xóm nghèo thời đấy chơi thể thao là thú vui tiêu khiển duy nhất. Schultz có niềm đam mê lạ lùng với thể thao mà đặc biệt là bóng đá – trò chơi quen thuộc của những đứa trẻ khu ổ chuột.

Ít ai biết được rằng, Schultz đã được nhận vào Đại học Bắc Michigan nhờ học bổng bóng đá và khả năng học tập miệt mài của một chàng trai từ khu ổ chuột.

Đến nhà tỷ phú của tập đoàn cafe lớn nhất thế giới

Một trong những ước nguyện lớn nhất cuộc đời của Schultz là có thể chứng minh cho người cha của mình rằng ông có thể làm được, có thể thoát ra khỏi khu ổ chuột nghèo nàn của người New York.

Để trở thành nhà tỷ phú của tập đoàn cafe lớn nhất thế giới, Schultz đã phải trải qua một quá trình lao động không ngừng nghỉ. Ông đã biến cafe thành niềm đam mê thay vì thức uống đơn giản. Chính vì thế, vị đắng, vị ngọt mát, vị thơm của cà phê Starbucks đã trở thành 1 thương hiệu hàng đầu thế giới

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutNữ sinh viên Đại học bán dâm 33 triệu/đêm để đóng học phí

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutNgày này năm xưa 10/10: Tưởng nhớ 200.000 nạn nhân xấu số

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutTự tin ngực đẹp, thản nhiên cho mọi người kiểm tra

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutThiếu nữ bị tra tấn như phim kinh dị vì nghi… ma ám

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutPhụ nữ thả rông “xông” vào Quốc hội quấy rối

CEO Starbucks: Gic m lm giu ca mt chng trai  khu  chutChùm ảnh: Những công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới 2013

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/soha.vn/CEO-Starbucks-Giac-mo-lam-giau-cua-mot-chang-trai-o-khu-o-chuot/12142922.epi

Sinh viên trường nào ‘bá đạo’ nhất?

Posted: 10 Oct 2013 08:17 AM PDT

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Trên một trang mạng xã hội vừa xuất hiện bảng so sánh cấp độ bá đạo của sinh viên một số trường dựa vào cách tìm kiếm từ khóa "sinh viên + X" trên Google. Theo đó, gõ cụm từ "Sinh viên bách khoa", Google cho ra những cụm từ: "sinh viên bách khoa rủ nhau vào nhà nghỉ quan hệ rồi quay lại cảnh nóng (29 phút không che)", sinh viên bách khoa rủ nhau vào nhà nghỉ rồi quay lại cảnh nóng"… Sinh viên bách khoa đã được cư dân mạng phong là bá đạo nhất.

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Cư dân mạng thích thú với kết quả tìm kiếm về sinh viên bách khoa

Ngay khi thí nghiệm thú vị này được chia sẻ trên Facebook, rất nhiều sinh viên các trường đã làm thử với trường mình, nhiều người còn hài hước bình luận "đừng cản tao, tao sẽ vào bách khoa".

Dưới đây là vài tìm kiếm của sinh viên các trường khác khiến cư dân mạng thích thú.

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Ngay sau đó đã rất nhiều người gõ tên trường vào ô tìm kiếm của Google để so sánh mức độ bá đạo của sinh viên trường mình

Sinh viên trường nào bá đạo nhất?

Ngoài việc so sánh theo tên trường, cư dân mạng còn so sánh theo vùng miền, sinh viên nam, sinh viên nữ

Bảo Linh

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nguoiduatin.vn/Sinh-vien-truong-nao-ba-dao-nhat/12141368.epi

Học sinh Úc được khuyến khích trồng rau, củ, quả

Posted: 10 Oct 2013 05:17 AM PDT

Những người thợ làm vườn của trường tiểu học Manyallaluk hàng ngày vẫn giúp chăm sóc những loài cây trong vườn như cải bắp, chuối, cà rốt. Còn các em học sinh thì có cơ hội củng cố kiến thức toán học của mình bằng việc đo và ghi lại tốc độ tăng trưởng của từng loài cây trong vườn.

Từ một bãi đất trống cỏ mọc đầy, giờ đây, dưới bàn tay chăm sóc của thầy trò trong trường, nó đã biến thành một ngôi vườn với đầy cây ăn trái và rau củ.

Sue Alcorn – Hiệu trưởng trường Manyallaluk cho biết: “Trong khu vườn này, chúng tôi có đủ mọi thứ. Giờ đây dứa và chuối đã bắt đầu cho thu hoạch”.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em học sinh đã trở thành các chuyên gia trồng rau và hoa quả thực thụ. Một số sản phẩm thu hoạch được ở trong vườn đã được đưa vào lớp học để làm dụng cụ trực quan cho các bài học. Một trong số các bài học đó là làm cách nào để chuẩn bị những bữa ăn có lợi cho sức khỏe.

Theo bà Sue Alcorn, ý tưởng tạo ra khu vườn với mục đích hướng các em biết cách tận dụng các loại rau và cây trái để tăng cường dinh dưỡng cho bữa ăn.

Tại lớp học ấy, các em học sinh được tự sơ chế các loại rau củ để chế biến thành các món khác nhau. Qua đó, các em cũng học được những điều cơ bản về việc đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến món ăn. Bọn trẻ tỏ ra rất thích thú với thành quả lao động của mình và rất hào hứng khi ăn những món ăn do chính bàn tay mình tạo ra.

Em Abie Lawrence – Học sinh trường tiểu học Manyallaluk chia sẻ: “Nếu ở nhà, bạn thường không có một số loại rau để ăn. Bạn có thể đến trường và yêu cầu thầy cô cho bạn ăn những loại rau mà bạn muốn”.

Các giáo viên hy vọng, chính mong muốn dùng các loại thực phẩm tự trồng của các em học sinh này sẽ lan rộng sang những người còn lại trong cộng đồng dân cư để giúp họ cải thiện chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe.

Theo VTV

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/ndh.vn/Hoc-sinh-Uc-duoc-khuyen-khich-trong-rau-cu-qua/12141355.epi

Nhất trí ban hành nghị quyết về đổi mới giáo dục

Posted: 10 Oct 2013 04:17 AM PDT

- Bế mạc hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI – Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng cho biết, hội nghị đã nhất trí ban hành nghị quyết về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…

Sau 10 ngày làm việc, trưa ngày 9/10, tại Hà Nội, hội nghị lần thứ 8, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đã đề ra.

Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát những kết quả chủ yếu
đã đạt được và nhấn mạnh, làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện nghị quyết của hội nghị…

Trung ng ng, Ngh quyt, gio dc, Tng B Th, Nguyn Ph Trng
Ảnh: Lê Huyền

Tổng bí thư cho biết: Phát triển những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Trung ương
6, Hội nghị lần này đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

So với Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết của Hội nghị lần này đã kế
thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung đổi mới về nhận thức, tư duy, quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.Về nhận thức, Trung ương cho
rằng, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp
thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục -
đào tạo cùng các cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm việc thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục – đào tạo và
sự tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học, ở cả Trung ương và địa phương.

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà phải kế
thừa, phát triển những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy những thành tựu
và kinh nghiệm tốt đã có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởng mới, kiên quyết
chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố
mới.

Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, có
tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm,
lộ trình, bước đi phù hợp.Về mục tiêu của đổi mới lần này, Trung ương chỉ rõ, phải
tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo; khắc
phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có
hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm
việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có
cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
và mang đậm bản sắc dân tộc.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội.

  • Chi Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144106/nhat-tri-ban-hanh-nghi-quyet-ve-doi-moi-giao-duc.html

Đại học Nông Lâm TPHCM khai giảng năm học mới

Posted: 10 Oct 2013 04:17 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng 10-10, trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2013 – 2014 cho 6.500 tân SV, học viên các ngành học của trường.

Tại lễ khai giảng năm học mới, các doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường đã trao 127 suất học bổng trị giá 255 triệu cho các SV nghèo học giỏi, có thành tích xuất sắc trong học tập nhằm giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.

Ngoài ra, Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm cũng khen thưởng cho 35 SV tiêu biểu bao gồm: các thủ khoa, á khoa, SV có thành tích xuất sắc trong năm học 2012-2013 với phần thưởng là miễn phí hoàn toàn học phí năm học đầu cho 3 thủ khoa, giấy khen và phần thưởng trị giá 500 ngàn đồng cho các bạn SV còn lại.


PGS.TS Nguyễn Hay – Hiệu trưởng – trao học bổng cho 3 thủ khoa
 

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm trao bằng khen cho các SV xuất sắc năm học 2012 – 2013
 

Các SV có thành tích học tập xuất sắc năm học 2012 – 2013 nhận bằng khen của nhà trường
 

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/dai-hoc-nong-lam-tphcm-khai-giang-nam-hoc-moi-1973808/

Trào lưu làm trò mạo hiểm của học sinh

Posted: 10 Oct 2013 04:17 AM PDT

Trào lưu làm trò mạo hiểm của học sinh

10 trò mạo hiểm nhất thế giới

Những trò mạo hiểm của học sinh xuất hiện khá nhiều trong thời gian qua.

Nhiều trò mạo hiểm khiến dân mạng "rợn tóc gáy"

Thời gian gần đây liên tục xuất hiện nhiều hình ảnh về những trò đùa của học sinh khiến cộng đồng mạng xôn xao. Những hình ảnh này hầu hết đều là những trò đùa mạo hiểm, dễ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia.

Mới đây nhất những hình ảnh về trò xếp ghế nhựa thành tầng cao rồi ngồi lên của một số bạn học sinh THPT được lan truyền trên cộng cộng đồng mạng. Những hình ảnh này ngay lập tức khiến dân mạng chú ý bởi độ nguy hiểm và những tai nạn dễ xảy đến với người tham gia. Những chồng ghế được xếp cao từ 1m đến 2m, không hề chắc chắn và có thể xô đổ bất cứ lúc nào nhưng vẫn được nhiều bạn học sinh trưng dụng để ngồi lên và xem đó như một trò tiêu khiển thú vị giữa giờ học.

Điều đáng nói là tham gia trò chơi này, không chỉ có những bạn trai "sức dài vai rộng" mà còn có cả những bạn nữ "chân yếu tay mềm" cũng rất hào hứng tham gia. Những hình ảnh khiến dân mạng chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm trước sự '"nghịch dại" và thiếu ý thức về hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại.

Trước trò ngồi trên chồng ghế nhựa này, dân mạng cũng được nhiều phen hú vía với những trò đùa có một không hai của học sinh Việt. Đáng lên án nhất phải kể đến trò đùa thả bạn gái ra ban công của một số học sinh nam từng gây phẫn nộ trên cộng đồng mạng vào tháng 4/2013 vừa qua. Trong trò đùa này, 5 nam sinh đã kéo và thả một bạn gái cùng lớp ra ngoài ban công tầng 3 của trường học. Không ý thức được hành động nguy hiểm của mình, các nam sinh này còn cười đùa rất vui vẻ và lấy điện thoại ghi lại hình ảnh.

Những trò đùa rất nguy hiểm
Những trò đùa rất nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có trường hợp gần chục học sinh mặc áo đồng phục, cùng nhau giăng tấm chăn rộng để tung một nam sinh khác lên trần nhà. Được sự hỗ trợ nhịp nhàng của nhóm bạn kết hợp với sự đàn hồi của tấm vải, nam sinh này liên tục được hất lên không trung. Cậu bạn này còn liên tục cố bám trụ vào dầm nhà sau mỗi lần được hất lên như kiểu người nhện.

Ngoài ra dân mạng cũng ghi nhận rất nhiều hình ảnh phản cảm và đáng lên án về nhiều trò đùa tai hại của học sinh các cấp như trò kéo và đẩy vào cột bê tông, bế và chọc vào chỗ hiểm,… Các trò đùa này xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều với những biến tướng khác nhau, khiến nhiều người to ra lo lắng và bức xúc bởi nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước.

Nhiều vấn đề đặt ra

Rõ ràng sẽ có nhiều người biện hộ cho rằng tinh nghịch, quỉ quái là đặc điểm của học sinh và rằng "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Tuy nhiên có thể nhận thấy đây là một sự bào chữa thiếu thuyết phục bởi thời học sinh vẫn còn rất nhiều trò đùa bổ ích, trong sáng và lành mạnh khác chứ không nhất thiết phải có những những trò "nghịch dại" như trên.

Vẫn biết tinh nghịch là nét đặc trưng của học trò nhưng hãy chơi lành mạnh và bổ ích
Vẫn biết tinh nghịch là nét đặc trưng của học trò nhưng hãy chơi lành mạnh và bổ ích.

Rõ ràng nhiều bạn học sinh vẫn chưa thể lường hết được hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại. Đơn cử trong trò thả bạn gái ra ngoài ban công của các nam sinh đã nêu trêu, chỉ cần lỡ tay hoặc do "nạn nhân" quá sợ hãi mà vùng vẫy, thì chắc chắn một hậu quả thực sự đau lòng sẽ xảy ra với bạn gái này, bởi ban công tầng 3 là khá cao và bạn gái kia cũng không hề được bảo vệ bằng bất cứ hình thức nào. Hay như trong trò tung bạn lên trần nhà đã nêu ở phần trước, chỉ cần những bạn tung quá tay một chút là có thể mang lại những vết thương nặng cho "nạn nhân" đang làm xiếc.

Thời học sinh vẫn được biết đến với sự tinh nghịch, hồn nhiên, song đôi khi sự quá trớn trong những trò đùa này có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Tâm lý thoải mái, cả nể bạn bè có thể khiến nhiều học sinh dễ dàng tặc lưỡi "thôi thì tham gia cho vui" mà không hề lo nghĩ đến những hệ lụy có thể xảy ra. Đặc biệt là những hậu quả về sức khỏe có thể khiến nhiều học sinh, nhà trường và thầy cô giáo phải trả giả đắt.

Hơn ai hết, các bạn teen phải ý thức được hậu quả và sự nguy hiểm mà những trò đùa này mang lại, hãy vui chơi và tham gia những trò vui trong chừng mực nhất định.

Theo Zing.vn


Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/649883/Trao-luu-lam-tro-mao-hiem-cua-hoc-sinh-tpol.html

Bỏ chấm điểm giáo viên lúng túng, hướng dẫn đang soạn

Posted: 10 Oct 2013 03:17 AM PDT

- Trưởng phòng GD Tiểu
học Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến giải đáp những băn khoăn về chủ trương khuyến khích các
trường tiểu học không chấm điểm trò lớp 1.

Giảm áp lực

Ông Phạm Xuân Tiến: Đây là chủ chương đúng, hợp lý vì nó giảm áp lực tâm lý cho học
sinh và phụ huynh học sinh. Hãy thử suy nghĩ trẻ thích điểm số hơn hay sự
khuyến khích, giúp đỡ hợp lý của cô giáo hơn?

B GD-T, khng chm im, khuyn khch, lp 1, hc sinh, H Ni

Sở GD-ĐT Hà Nội ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung).

Trẻ chỉ phấn khích khi được điểm 9, 10. Nếu được 2, 3 điểm, trẻ nghĩ gì? Trẻ sẽ buồn và
nghĩ mình yếu kém dễ dẫn đến tự ti, chán học, sợ học. Có thể có em so sánh với bạn khác nếu bạn được học trước rồi còn trách
bố mẹ không dạy trước cho con…. Điều này còn khiến
phụ huynh buồn rầu khi con mới đi học đã bị điểm kém
.

Trẻ được điểm 9, 10 tuy phấn khích song nếu vì có thể học trước mà viết đẹp và
làm toán nhanh hơn sẽ chủ quan và có suy nghĩ coi thường bạn bè bị điểm kém điều
này rất dễ dẫn đến sự kiêu ngạo, tự mãn.

Việc chấm điểm từ trước đến nay đã trở thành thói quen của giáo viên do đó mà
khi đón con phụ huynh thường hay hỏi "hôm nay con được mấy điểm" nếu được 9, 10
thì rất vui và khen con, thưởng cho con cái này cái khác. Nhưng nếu điểm kém có
thể trẻ sẽ ấp úng và không dám nói vì sợ nói ra sẽ bị cha mẹ trách mắng, thậm
chí còn bị phạt với nhiều hình thức khác nhau.

Và điều này tác còn động tâm lý đến bố mẹ mà nhiều khi bố mẹ lại nghĩ phải cho
con đi học thêm, hoặc không cũng ép con học quá nhiều ở nhà mà trẻ không còn
thời gian vui chơi và nghỉ ngơi.

Sau một tháng thực hiện, sở có nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các nhà
trường và giáo viên?

- Chúng tôi nhận được khá nhiều thông tin phản hồi từ phía giáo viên. Nhìn chung
giáo viên đều thống nhất chủ trương của Bộ GD-ĐT và cũng thấy việc không cho
điểm là hợp lý.

Giáo viên đã thực hiện khá tốt việc "chấm chữa" chứ không "chấm điểm". Cụ thể
trong mỗi bài cô dùng bút đỏ chữa một vài lỗi cơ bản còn lại cô gạch chân những
lỗi sai, hoặc chưa chuẩn để học sinh biết và rút kinh nghiệm những lỗi tương tự.
Và điều đó cũng giúp cho phụ huynh biết năng lực và sự tiến bộ của con để có thể
giúp con trong thời gian ở nhà.

Không ít giáo viên khi thực hiện chủ trương này phản ánh vất vả hơn so với việc chấm điểm trước đây?

- Không vất vả hơn vì trước đây các cô vẫn vừa chấm chữa, chấm điểm và nhận xét.

2 phương án đánh giá

Một số lãnh đạo và giáo viên cho biết họ ủng hộ việc làm này nhưng chủ trương
này ban hành quá gấp gáp nên việc thực hiện có phần lúng túng. Hiện nay ở đã có
văn bản hướng dẫn chỉ đạo các trường tiểu học và giáo viên trong việc thực hiện
chủ trương này?

B GD-T, khng chm im, khuyn khch, lp 1, hc sinh, H Ni

Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến. (Ảnh: Văn Chung).

- Tôi nghĩ rằng chủ trương này không có gì là quá gấp gáp. Việc thực hiện có phần
lúng túng thì đúng vì theo hướng dẫn "khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh; nếu chấm điểm,
giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên
tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê
trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào
"
có một bộ phận giáo viên hiểu là không chấm điểm mà thay vào đó là viết nhận xét
vào vở của học sinh.

Giáo viên phải viết nhận xét hàng ngày cho 40-50 học sinh sẽ mất rất nhiều thời
gian và lời nhận xét cho học sinh tương đương với 9, 10 điểm là "cô khen, con
làm rất tốt, con viết rất đẹp… Còn với học sinh thường được 5, 6 là "con cần
cố gắng, con cố lên nhé",… Còn với học sinh được 2, 3 điểm "con viết còn chưa
đẹp, chữ con viết chưa đều", …

Việc lặp lại những nhận xét như vậy học sinh có đọc được cũng thấy nhàm chứ chưa
nói gì bố mẹ các cháu. Nhưng nhận xét ở đây không phải chỉ là viết mà chủ yếu
việc nhận xét là bằng lời, cô nhận xét riêng với từng em khi cần thiết. Trên lớp
cô có thể nhận xét chung và nhấn mạnh những lỗi hoặc sai lầm mà các em dễ mắc
phải và biểu dương những bài làm tốt và cũng cần khen những học sinh nào có tiến
bộ, lưu ý không phê bình học sinh và so sánh học sinh này với học sinh khác.

Hiện nay chúng tôi đang soạn thảo văn bản để thống nhất trong các trường trên
địa bàn thành phố và sẽ triển khai sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Chúng tôi dự kiến có 2 phương án: hoặc chỉ đánh giá bằng điểm số ở các bài kiểm
tra định kỳ cuối mỗi kỳ (có 2 đầu điểm) đánh giá bằng điểm số ở các bài kiểm tra
định kỳ (có 4 đầu điểm).

Lớp 70 em vẫn phải thực hiện

Vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên mỗi trường và giáo viên đã nghĩ ra
cách làm như thay điểm số bằng mặt cười hay ngôi sao cho bài làm của học sinh,…Ý
kiến của ông về những việc làm này?

- Đây cũng là sáng kiến của các cô giáo thay vì nhận xét "bài con làm tốt hay bài
con viết đẹp"  bằng hình "mặt cười" còn không được mặt cười thì đạt yêu cầu hoặc
chưa đạt yêu cầu.

Song quan điểm của tôi, lời nhận xét kịp thời sẽ giúp cho học
sinh thấy được kết quả của mình hoặc lỗi mà mình cần sửa sẽ có tác dụng động
viên khích lệ hoặc nhắc các con cần lưu ý.

Có ý kiến cho rằng việc không cho điểm chỉ nên thực hiện trong tháng đầu tiên
khi trẻ mới vào lớp 1. Khi đã quen trường lớp việc cho điểm là cần thiết nhằm
tạo động lực và cả áp lực cho học sinh. Quan điểm của ông về ý kiến này?

- Theo tôi việc không cho điểm thường xuyên ở lớp 1 trong cả năm học là phù hợp vì
với học sinh lớp 1 không nên tạo cho trẻ áp lực hay động lực bằng điểm số.

Việc thực hiện chủ trương này có thực hiện được ở những lớp đông học sinh, có
lớp gần 70 em không, thưa ông?

- Đây là chủ trương chung không phân biệt sĩ số.

Xin cảm ơn ông!

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/144094/bo-cham-diem-giao-vien-lung-tung--huong-dan-dang-soan.html

Comments