Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


40 sinh viên nhận học bổng ‘Nâng bước thủ khoa’

Posted: 12 Oct 2013 06:55 AM PDT

Tổng biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Hotline: 0926.45.6886
– Fax: (84-4) 39430693 – Email:
online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/hssv.tienphong.vn/40-sinh-vien-nhan-hoc-bong-Nang-buoc-thu-khoa/12157262.epi

Đề Văn có Bà Tưng, Ngọc Trinh có phản cảm?

Posted: 12 Oct 2013 06:05 AM PDT

Đề Văn có Bà Tưng, Ngọc Trinh có phản cảm?

Ngọc Trinh, "Bà Tưng" không đáng vào đề thi

Sở Giáo dục nói về đề Văn HS giỏi có Bà Tưng, Ngọc Trinh 

Đề thi học sinh giỏi môn Văn TP Hải Phòng yêu cầu học sinh viết về câu nói “Tôi mơ ước có nhiều đại gia" của "Bà Tưng" và “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?” của người mẫu Ngọc Trinh. Một số chuyên gia đã chia sẻ ý kiến.

Đề thi có sáng tạo

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, nguyên tắc của đề Văn mở bao giờ cũng kiểm tra hai nội dung, khả năng lập luận của học sinh xem có chặt chẽ không, có rõ không, có thuyết phục không; đề thi phải kích thích được học sinh sáng tạo, đưa ra nhận xét mới, đánh giá mới. Đề thi học sinh giỏi, người ra đề tập trung vào hai yếu tố đó.

"Tuy nhiên tôi cho rằng đề thi này không có hại, hay ảnh hưởng gì. Đề thi hay phải kích thích cho học sinh sáng tạo, thể hiện quan điểm mới", Tiến sĩ Lâm nói.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội.            Bài viết: http://news.zing.vn/De-Van-co-Ba-Tung-Ngoc-Trinh-co-phan-cam-post359776.html#home_cate.tinmoi            Nguồn Zing News
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội.

 

Tiến sĩ Lâm cho hay, trong năm gần đây người ra đề thường có nhiều đổi mới, nhất là trong việc ra đề thi hướng mở. Nếu đi thi có hướng mới như đề thi nêu trên thì học sinh phải thật sự giỏi mới có thể thoát ra khỏi khuôn mẫu, thể hiện sáng tạo quan điểm cá nhân. Còn đối với học sinh bình thường khi gặp đề thi hướng mới thường sẽ nặng về việc phê phán những hiện tượng xã hội này là chính.

Do đó, những học sinh này không thể hiện được hết quan điểm sự sáng tạo của bản thân. Có hai thứ quyền mà học sinh cũng cần phân biệt rõ, thứ nhất nhân vật "Bà Tưng", Ngọc Trinh đã được đưa lên báo chí, thứ hai quyền phán xét là của người đọc. Như vậy, nếu học sinh biết viết lách biết nêu ra vấn đề thì sẽ làm tốt bài thi. Sở giáo dục họ cũng tuyển được người tài. Như vậy ở một mức độ nào đó đề thi này chưa ảnh hưởng gì nhiều. Hướng ra đề mở các trường đã làm tốt hai năm nay rồi, kể cả ở đại học và phổ thông trung học. Vấn đề ở chỗ là người ra đề mở phải gắn với hiện tượng nào cho phù hợp học sinh.

Ví dụ như vừa rồi, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, người ta đưa gương của học sinh Nguyễn Văn Nam quê ở Nghệ An đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ khỏi đuối nước và tử nạn.

Như vậy, đề thi sẽ kích thích học sinh phải có hướng nhìn mới, phải biết hy sinh cho cộng đồng. Đề bài đó nó hay ở chỗ học sinh sau khi làm xong bài rồi nhưng vẫn cảm thấy được giáo dục, cảm động trước hành động của em Nam. Qua đó, học sinh học được bài học về tính nhân văn, tình cảm của con người trong lúc hoạn nạn.

Theo Tiến sĩ Lâm, những năm trước, người ra đề thi còn rập khuôn, ít sáng tạo. Còn bây giờ hướng ra đề càng mở, càng rộng bao nhiêu thì càng tốt bởi học sinh giỏi sẽ không bị hạn chế sự sáng tạo, thể hiện quan điểm. Chứ không như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, người ra đề còn phải nhìn cả các em kém để họ ra các đề cho phù hợp khả năng của học sinh.

Đề thi phản cảm

Tuy nhiên không phải ai cũng cho rằng đề thi nói trên sáng tạo. Phó GS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên khoa Báo chí và truyền thông trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng đề thi học sinh giỏi có nội dung hai nhân vật "Bà Tưng", Ngọc Trinh phản cảm, chưa phù hợp. Hai nhân vật này vốn có những phát ngôn gây tranh cãi về đạo đức, tư tưởng còn lệch lạc thì không nên đưa vào nội dung đề thi học sinh giỏi.

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 ở TP Hải Phòng            Bài viết: http://news.zing.vn/De-Van-co-Ba-Tung-Ngoc-Trinh-co-phan-cam-post359776.html#home_cate.tinmoi            Nguồn Zing News
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 ở TP Hải Phòng

 

Đặc biệt, hai nhân vật này đã từng bị truyền thông và dư luận xã hội lên án rất gay gắt. "Nếu như với đề thi này thì người ra đề phải hỏi các em học sinh theo hướng phê phán hai hiện tượng trên chứ không thể hỏi về nội dung “Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”. Người ra đề hoàn toàn có thể lấy các nhân vật tích cực trong xã hội như trường hợp của em Nguyễn Văn Nam quê ở Nghệ An, xả thân cứu 5 em nhỏ", Phó GS-TS Thái nói.

Theo Tiến sĩ Thái, đề thi ra theo hướng mở để kích thích tinh thần sáng tạo của học sinh là một hướng tốt. Tuy nhiên khi ra đề cũng cần phải có tính toán khoa học, chọn nội dung hiện tượng cho phù hợp để vừa kích thích được các em sáng tạo vừa có tính giáo dục các em. Một điểm khác nữa là người ra đề phải xác định rõ là học sinh khi làm đề này phải thể hiện được tính khuynh hướng phê phán chứ hỏi về tiến bộ xã hội đối với học sinh thì không ổn.

"Tất nhiền là người mẫu cũng trở thành thần tượng của một nhóm thanh niên trong xã hội nhưng người ra đề phải cũng phải xác định rất rõ tính khuynh hướng trong xã hội là gì. Nếu đặt địa vị tôi là cha mẹ các em khi xem đề thi này tôi sẽ không làm hoặc có làm thì sẽ nhận xét theo hướng phê phán", Tiến sĩ Thái chia sẻ. Tiến sĩ Thái cho rằng, tính định hướng trong đề cũng phải được xác định rõ trong đề thi để các em học sinh hiểu, nếu không các em sẽ học đòi theo theo hai nhân vật này. Như vậy đề thi sẽ chưa thực sự tốt việc kiểm tra kiến thức học sinh cũng như giáo dục các em học sinh.

Theo Khám Phá



Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/650305/De-Van-co-Ba-Tung-Ngoc-Trinh-co-phan-cam-tpol.html

Đáp ứng yêu cầu đổi mới: Nâng cao năng lực nhà giáo

Posted: 12 Oct 2013 05:05 AM PDT

(GDTĐ) – Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượng trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, công tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và có bài bản.

Nhà giáo  -  Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội – cho biết: Hiện chưa có điều tra khoa học nào về tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ nhà giáo ở tất cả các ngành học, cấp học. Tuy vậy, bằng thực tế quản lý của các trường học phổ thông, có thể phân loại đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông thành 4 loại: 

Loại 1: Những nhà giáo giỏi chuyên môn có năng lực sư phạm luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề. Trong điều kiện nào họ đều là người đi đầu, kiên trì đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, luôn lôi cuốn khích lệ học sinh. Họ luôn là những nhà giáo mẫu mực, thực hiện lời dạy chủ tịch Hồ Chí Minh "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt".

Loại 2:  Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt tình, không tự giác, không say mê với nghề. Họ có thể làm tốt tùy hoàn cảnh không thường xuyên.

Loại 3:  Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên còn có nhiều hạn chế nhưng về mặt ý thức, họ là người nghiêm túc, cố gắng làm hết sức mình. Tuy nhiên, kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn, không thể đáp ứng nổi yêu cầu "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục" hiện nay. Nếu loại 1 và 2 chỉ chiếm số ít trong các nhà trường, loại 3 là loại chiếm số đông ở các nhà trường. 

Loại 4:  Những nhà giáo có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có năng lực nhưng phẩm chất kém. Những GV này tạo ra tiêu cực cho ngành nhiều hơn là đóng góp. Loại nhà giáo này tuy không nhiều trong mỗi nhà trường nhưng phải sớm được thanh lọc khỏi ngành Giáo dục. 

Với thực tế về đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường hiện nay, đòi hỏi ngành Giáo dục phải sớm có cơ chế chính sách khích lệ, quản lý để có thật nhiều các nhà giáo giỏi chuyên môn, có năng lực sư phạm, luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề.


Đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. 
 

Tùy tiện khác linh hoạt

Có thể thấy hiện nay, số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp của mình. Đó là sự khát khao học hỏi, luôn mong muốn làm giàu tri thức khoa học, tri thức đời sống cho bản thân, luôn là tấm gương, là "thần tượng" của học trò. Nghề dạy học muốn thành công phải nắm được tâm sinh lý đối tượng mình dạy, mình giáo dục. Nhưng trên thực tế những nguyên tắc, phương pháp giáo dục lại ít được giáo viên chú ý vận dụng. Có thể trong nhà trường sư phạm, bộ môn Tâm lý giáo dục chưa được coi trọng đúng mức. Khi SV ra trường rồi, các trường phổ thông lại không đào tạo bồi dưỡng, chỉ trông chờ giáo viên tự học.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, vẫn còn một số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống, luôn cho mình là đúng, không coi trọng những đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với những thắc mắc của học sinh; Không chịu lắng nghe, luôn đổ lỗi cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp, còn bản thân luôn cho mình là hoàn hảo.

Một vấn đề bất cập nữa là: Số đông giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục do coi thường những đợt tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ của từng trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục tổ chức. Điều này cũng có lỗi của người tổ chức là chưa thiết thực, còn hình thức nhưng điều sai lầm chủ yếu ở các giáo viên khi không coi trọng nghề của mình không thực hiện được tính chuyên nghiệp của nghề giáo, dễ tự do tùy tiện, ngẫu hứng, không chịu theo những qui trình chuẩn mực chặt chẽ. Tùy tiện khác xa với linh hoạt và sáng tạo của nghề giáo.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Để các nhà giáo có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, cần phải có những đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ:  Việc làm đầu tiên là cần phải đổi mới nhận thức về bồi dưỡng tay nghề nhà giáo. Bản thân mỗi nhà giáo, các bộ phận quản lý giáo dục phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách. Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn giáo viên đang giảng dạy và phải tuyển chọn người dạy từ chính những người có tay nghề giỏi. 

Phải ý thức được bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên khác với bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Tức là sau khi được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và được thực hành tay nghề, giáo viên phải tự nâng cao tay nghề bằng việc tự trải nghiệm một số thời gian nhất định trên lớp, khi nào giáo viên đủ tự tin, tự khẳng định mới mời người đến kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ giáo viên đạt "trình độ thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy". Cách bồi dưỡng đến đâu cấp chứng chỉ đến đó sẽ dần dần tuyển chọn được đội ngũ nhà giáo có chất lượng, có nghiệp vụ, có tay nghề và làm việc chuyên nghiệp hơn.  Giáo viên nào nhiều lần không lấy nổi chứng chỉ phải chuyển ngành.

TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, cần phải xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề nhà giáo ở các tỉnh, thành, quận, huyện. Để đào tạo lại toàn bộ đội ngũ giáo viên hiện nay về tay nghề, nghiệp vụ sư phạm theo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục, không thể chỉ giao khoán cho các trường Sư phạm làm được mà phải để Sở GDĐT các tỉnh thành chủ động hoặc kết hợp với các trường sư phạm để cùng giải quyết. Đối với những GV cốt cán cùng cần có những chế độ chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho họ phát huy tốt năng lực và vai trò của mình.

Thu Trà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/dap-ung-yeu-cau-doi-moi-nang-cao-nang-luc-nha-giao-1973894/

Điểm sáng giáo dục: Đánh giá học sinh tiểu học bằng ngôi sao

Posted: 12 Oct 2013 05:05 AM PDT

Nhiều trường tiểu học tại TP.HCM bắt đầu áp dụng đánh giá học sinh lớp 1 bằng biểu tượng bông hoa hoặc ngôi sao thay vì chấm điểm, lời nhận xét như trước

Từ những ngôi sao…

Ba năm trước, tại Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), ngay học kỳ 1 xảy ra việc giáo viên có nhận xét quá dài trong bài kiểm tra của học sinh lớp 1 khiến phụ huynh không hài lòng. Bởi học kỳ đầu, học sinh còn viết bằng bút chì, ráp vần chưa chuẩn, thì không đọc được lời phê của giáo viên. Từ đó, Ban giám hiệu trường đã đề ra hình thức đánh giá mới.

Theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường này, 3 năm qua trường đã đánh giá học sinh lớp 1 theo biểu tượng hình ngôi sao. "Trường đặt làm cho mỗi giáo viên 3 con dấu, với 3 màu tương ứng. Ngôi sao màu đỏ, biểu trưng cho việc học sinh làm bài tốt, màu xanh hoàn thành bài làm, màu vàng cần cố gắng hơn. Đồng thời, đối với ngôi sao màu vàng, giáo viên sẽ sửa lỗi cho học sinh ngay chỗ sai", ông Tuấn nói.

Tương tự, trong năm học này, Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1 bắt đầu đánh giá học sinh lớp 1 bằng biểu tượng bông hoa theo các cấp độ: đỏ, vàng, xanh (tương ứng với các thang: giỏi, khá và cần cố gắng. "Theo tôi, việc đánh giá bằng biểu tượng trong học kỳ 1 của học sinh lớp 1 là hợp lý. Vì trong giai đoạn này các em chưa đọc chữ được, nên biểu tượng là cách để các em biết được bài làm của mình đạt loại nào", ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường Hòa Bình nói.

Theo ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, đã có 18 trường tiểu học (trong đó có 2 trường ngoài công lập) thực hiện theo cách đánh giá này trong nhiều năm nay. "Ngoài đánh giá bằng các biểu tượng, phòng cũng yêu cầu giáo viên có những nhận xét bằng lời, để học sinh cảm thấy bài làm của mình được thầy cô giáo quan tâm, trân trọng", ông Hùng nói

Đến lời nhận xét ấn tượng

Ở tất cả các trường tiểu học, ngoại trừ học sinh lớp 1 ở học kỳ đầu được đánh giá bằng biểu tượng, ở các khối lớp còn lại giáo viên nhận xét học sinh bằng lời phê. Theo nhiều giáo viên, lời phê, cách nhận xét của giáo viên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực vào tâm lý và cả quá trình học tập của học sinh. Thông thường, những giáo viên có tâm sẽ chịu khó viết lời phê theo năng lực học tập, ưu điểm và khuyết điểm của học sinh.

Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên lớp 5/6, Trường tiểu học Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: "Lời nhận xét của giáo viên cần có chủ ngữ, vị ngữ. Và thường tôi áp dụng cách phê có kèm theo các từ ngữ thân thiện, như: em cần cố gắng hơn nhé, em còn tính nhầm phép tính nhân, lần sau em cẩn trọng hơn em nhé… Những từ thân thương đó, xét về tâm lý ai đọc vào cũng cảm thấy gần gũi. Và nếu mình có sai, thì đọc các nhận xét như vậy cũng không có tâm lý nặng nề". Ông Từ Quốc Tuấn nhìn nhận: "Sự chê bai thẳng thừng bao giờ cũng ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý học sinh". Chính vì vậy ông Tuấn cho rằng: "Tôi thường khuyên giáo viên hạn chế nhận xét học sinh theo kiểu vô cảm, như: giỏi, tốt khá, bài văn hay, bài làm dở… Thay vào đó, giáo viên có thể dùng những câu nhận xét như: Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé; Con làm bài tốt, cô khen ngợi con…".

Theo Thanhnien

Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/diem-sang-giao-duc-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-bang-ngoi-sao-a4755.html

Đáp ứng yêu cầu đổi mới: Nâng cao năng lực nhà giáo

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

(GDTĐ) – Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượng trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, công tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và có bài bản.

Nhà giáo  -  Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội – cho biết: Hiện chưa có điều tra khoa học nào về tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ nhà giáo ở tất cả các ngành học, cấp học. Tuy vậy, bằng thực tế quản lý của các trường học phổ thông, có thể phân loại đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông thành 4 loại: 

Loại 1: Những nhà giáo giỏi chuyên môn có năng lực sư phạm luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề. Trong điều kiện nào họ đều là người đi đầu, kiên trì đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, luôn lôi cuốn khích lệ học sinh. Họ luôn là những nhà giáo mẫu mực, thực hiện lời dạy chủ tịch Hồ Chí Minh "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt".

Loại 2:  Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt tình, không tự giác, không say mê với nghề. Họ có thể làm tốt tùy hoàn cảnh không thường xuyên.

Loại 3:  Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên còn có nhiều hạn chế nhưng về mặt ý thức, họ là người nghiêm túc, cố gắng làm hết sức mình. Tuy nhiên, kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn, không thể đáp ứng nổi yêu cầu "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục" hiện nay. Nếu loại 1 và 2 chỉ chiếm số ít trong các nhà trường, loại 3 là loại chiếm số đông ở các nhà trường. 

Loại 4:  Những nhà giáo có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có năng lực nhưng phẩm chất kém. Những GV này tạo ra tiêu cực cho ngành nhiều hơn là đóng góp. Loại nhà giáo này tuy không nhiều trong mỗi nhà trường nhưng phải sớm được thanh lọc khỏi ngành Giáo dục. 

Với thực tế về đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường hiện nay, đòi hỏi ngành Giáo dục phải sớm có cơ chế chính sách khích lệ, quản lý để có thật nhiều các nhà giáo giỏi chuyên môn, có năng lực sư phạm, luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề.


Đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. 
 

Tùy tiện khác linh hoạt

Có thể thấy hiện nay, số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp của mình. Đó là sự khát khao học hỏi, luôn mong muốn làm giàu tri thức khoa học, tri thức đời sống cho bản thân, luôn là tấm gương, là "thần tượng" của học trò. Nghề dạy học muốn thành công phải nắm được tâm sinh lý đối tượng mình dạy, mình giáo dục. Nhưng trên thực tế những nguyên tắc, phương pháp giáo dục lại ít được giáo viên chú ý vận dụng. Có thể trong nhà trường sư phạm, bộ môn Tâm lý giáo dục chưa được coi trọng đúng mức. Khi SV ra trường rồi, các trường phổ thông lại không đào tạo bồi dưỡng, chỉ trông chờ giáo viên tự học.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, vẫn còn một số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống, luôn cho mình là đúng, không coi trọng những đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với những thắc mắc của học sinh; Không chịu lắng nghe, luôn đổ lỗi cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp, còn bản thân luôn cho mình là hoàn hảo.

Một vấn đề bất cập nữa là: Số đông giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục do coi thường những đợt tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ của từng trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục tổ chức. Điều này cũng có lỗi của người tổ chức là chưa thiết thực, còn hình thức nhưng điều sai lầm chủ yếu ở các giáo viên khi không coi trọng nghề của mình không thực hiện được tính chuyên nghiệp của nghề giáo, dễ tự do tùy tiện, ngẫu hứng, không chịu theo những qui trình chuẩn mực chặt chẽ. Tùy tiện khác xa với linh hoạt và sáng tạo của nghề giáo.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

Để các nhà giáo có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, cần phải có những đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ:  Việc làm đầu tiên là cần phải đổi mới nhận thức về bồi dưỡng tay nghề nhà giáo. Bản thân mỗi nhà giáo, các bộ phận quản lý giáo dục phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách. Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn giáo viên đang giảng dạy và phải tuyển chọn người dạy từ chính những người có tay nghề giỏi. 

Phải ý thức được bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên khác với bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Tức là sau khi được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và được thực hành tay nghề, giáo viên phải tự nâng cao tay nghề bằng việc tự trải nghiệm một số thời gian nhất định trên lớp, khi nào giáo viên đủ tự tin, tự khẳng định mới mời người đến kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ giáo viên đạt "trình độ thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy". Cách bồi dưỡng đến đâu cấp chứng chỉ đến đó sẽ dần dần tuyển chọn được đội ngũ nhà giáo có chất lượng, có nghiệp vụ, có tay nghề và làm việc chuyên nghiệp hơn.  Giáo viên nào nhiều lần không lấy nổi chứng chỉ phải chuyển ngành.

TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, cần phải xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề nhà giáo ở các tỉnh, thành, quận, huyện. Để đào tạo lại toàn bộ đội ngũ giáo viên hiện nay về tay nghề, nghiệp vụ sư phạm theo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục, không thể chỉ giao khoán cho các trường Sư phạm làm được mà phải để Sở GDĐT các tỉnh thành chủ động hoặc kết hợp với các trường sư phạm để cùng giải quyết. Đối với những GV cốt cán cùng cần có những chế độ chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho họ phát huy tốt năng lực và vai trò của mình.

Thu Trà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/dap-ung-yeu-cau-doi-moi-nang-cao-nang-luc-nha-giao-1973894/

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Cốt lõi là con người

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

(GDTĐ) – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2020 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án, nhìn lại thực tế dạy và học ngoại ngữ ở các tỉnh, thành trong cả nước, có thể thấy rõ những kết quả bước đầu khả quan, đáng mừng. Sau đây là những ý kiến của PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, một trong những cơ sở đào tạo được giao những nhiệm vụ quan trọng của Đề án. 

Theo ông, điểm cốt lõi của Đề án NNQG 2020 nằm ở đâu?


PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐHNN Đà Nẵng          
 

Tôi cho rằng, đó chính là con người! Trong quá trình thực hiện, Đề án là sự tập hợp của trí tuệ, tâm huyết, trái tim.

Đứng ở phía người dạy, Đề án đã nâng tầm cho họ, đưa phương pháp mới để các giáo viên dạy tốt. Từ đó làm chuyển biến người học, giúp người học vươn lên đạt chuẩn quốc gia, quốc tế về ngôn ngữ, đáp ứng được nhu cầu hội nhập, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Để đạt được kết quả này đòi hỏi người thực hiện Đề án phải đủ tầm, giỏi cả về chuyên môn lẫn năng lực tổ chức, có kỹ năng ngoại ngữ. Huy động nguồn lực trong nước không thôi thì không đủ mà phải huy động được cả chuyên gia nước ngoài.

Mà muốn huy động được chuyên gia nước ngoài, trước hết, mình phải có uy tín, có sức thuyết phục, biết đặt niềm tin vào họ thì họ mới giúp đỡ được. Một khi có tầm để sử dụng chuyên gia nước ngoài thì mình cũng tránh được sự phụ thuộc quá nhiều ở họ. 

Có người ví tác động của Đề án như  một lực bẩy cực mạnh vào thành trì của chất lượng sử dụng ngoại ngữ ở Việt  Nam. Ý kiến của ông như thế nào?

Trước hết, thông qua thực hiện Đề án, các trường đại học, cao đẳng … tự đánh giá được mình để có hướng phát triển, nâng mình lên. Các trường thông qua khảo sát, đánh giá, tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho GV;  từ đó mà thay đổi đáng kể tình trạng trì trệ về chất lượng trong nhiều năm. Thứ hai, phải kể đến sức lan tỏa của Đề án với sự phát triển của xã hội. Hàng nghìn giáo viên được khảo sát, đánh giá để họ tự biết mình ở đâu. Hàng chục ngàn giáo viên tiếng Anh được tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng chương trình tự học, tự rèn luyện. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thay đổi từ phương pháp giảng dạy cũ kỹ, lỗi thời "phải" và "đang" chuyển sang phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm được sức lực, thời gian của người dạy, người học, đạt hiệu quả cao; Các cơ sở đào tạo tự nhìn lại mình để đánh giá đầu ra, nhất là ngành sư phạm ngoại ngữ. 

Thưa ông, trong thực tế, cái mới bao giờ cũng đi kèm với cái khó. Chắc hẳn trong quá trình thực hiện Đề án có không ít rào cản phải vượt qua?

Đúng vậy! Đối với những người có cái tâm với chất lượng giáo dục thì thật sự có nhiều cái khó. Chẳng hạn, để đánh giá đúng thì phải khảo sát, mà đã khảo sát thì phải công khai, công bằng. Tâm lý của người thầy chưa được chuẩn bị, chưa quen với việc thường xuyên được đánh giá. Các trường, sở  cũng sợ qua đánh giá biết năng lực giáo viên mình yếu. Chính vì vậy, phải hết sức khéo léo, tế nhị để đả thông tư tưởng, làm cho giáo viên biết đánh giá không phải để phê bình, xếp loại không cho dạy mà để biết được năng lực thực chất mà bồi dưỡng, nâng trình độ lên. 

Khó khăn thứ hai là trong quá trình thực hiện, Đề án đặt mục tiêu cao, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhưng kinh phí của Đề án ít nên buộc phải chi li, tiết kiệm. Đề án tầm quốc gia nhưng tiền là của dân mình bỏ ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Học với chuyên gia nước ngoài mà chỗ ăn, chỗ ở cho người đi học không tốt thì họ lấy đâu ra sức để học. Đồng tiền phục vụ cho thầy cô giáo vẫn còn khiêm tốn. Tiền thuê chuyên gia nước ngoài, cho giảng viên cao cấp thật khó tính toán, vì có chỗ vướng về thủ tục tài chính. Tiền dành cho quản lý, chỉ đạo Đề án gần như không đáng kể. 

Một hạn chế nữa là thông tin, mức độ hiểu biết giữa các cơ sở chưa rộng rãi, chính xác trong khi rất cần thông qua các cơ quan báo chí để truyền thông rộng rãi, có sự thấu hiểu, chia sẻ với Đề án, nắm được bước đi của Đề án. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ có khi dẫn tới bệnh hình thức. Chẳng hạn, có nơi đề nghị được khảo sát và giảng dạy ngoại ngữ chỉ trong một thời gian ngắn để thi đạt chuẩn 70-100% thì họ mới làm hợp đồng. Trong trường hợp này, họ đã không hiểu được mục tiêu Đề án hướng đến là nâng tầm trình độ, năng lực chứ không phải là phổ cập để đạt chuẩn. 

Với những "cái nhìn gần" như vậy phải chăng là để vươn tới ước mơ xa? Có cơ sở để đặt niềm tin vào thắng lợi của Đề án NNQG 2020 hay không, thưa ông?

Cá nhân tôi 100% tin là Đề án sẽ thành công khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và của Bộ GDĐT, của lãnh đạo Đề án.  Đề án được đưa vào các trường ĐH, cơ sở đào tạo lớn, có uy tín trong nước để đào tạo ra đội ngũ giảng dạy. Đề án cũng đã giao nhiệm vụ cho các cơ sở này, để họ cam kết thực hiện. Bộ GDĐT và Thường trực Ban Quản lý Đề án đã xây dựng được 5 trung tâm vùng và các trường đại học trọng điểm để giao nhiệm vụ chính. Mặt khác, cũng xây dựng được một mạng lưới thực hiện Đề án một cách có hệ thống trong cả nước, đồng thời các hiệu trưởng đã cam kết thực hiện. 

Xin trân trọng cảm ơn ông! Chúc ĐHNN Đà Nẵng gặt hái được những mùa vàng từ Đề án!

Nguyễn Thị Thúy Hồng (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-2020-cot-loi-la-con-nguoi-1973893/

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Cốt lõi là con người

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

(GDTĐ) – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2020 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án, nhìn lại thực tế dạy và học ngoại ngữ ở các tỉnh, thành trong cả nước, có thể thấy rõ những kết quả bước đầu khả quan, đáng mừng. Sau đây là những ý kiến của PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, một trong những cơ sở đào tạo được giao những nhiệm vụ quan trọng của Đề án. 

Theo ông, điểm cốt lõi của Đề án NNQG 2020 nằm ở đâu?


PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐHNN Đà Nẵng          
 

Tôi cho rằng, đó chính là con người! Trong quá trình thực hiện, Đề án là sự tập hợp của trí tuệ, tâm huyết, trái tim.

Đứng ở phía người dạy, Đề án đã nâng tầm cho họ, đưa phương pháp mới để các giáo viên dạy tốt. Từ đó làm chuyển biến người học, giúp người học vươn lên đạt chuẩn quốc gia, quốc tế về ngôn ngữ, đáp ứng được nhu cầu hội nhập, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Để đạt được kết quả này đòi hỏi người thực hiện Đề án phải đủ tầm, giỏi cả về chuyên môn lẫn năng lực tổ chức, có kỹ năng ngoại ngữ. Huy động nguồn lực trong nước không thôi thì không đủ mà phải huy động được cả chuyên gia nước ngoài.

Mà muốn huy động được chuyên gia nước ngoài, trước hết, mình phải có uy tín, có sức thuyết phục, biết đặt niềm tin vào họ thì họ mới giúp đỡ được. Một khi có tầm để sử dụng chuyên gia nước ngoài thì mình cũng tránh được sự phụ thuộc quá nhiều ở họ. 

Có người ví tác động của Đề án như  một lực bẩy cực mạnh vào thành trì của chất lượng sử dụng ngoại ngữ ở Việt  Nam. Ý kiến của ông như thế nào?

Trước hết, thông qua thực hiện Đề án, các trường đại học, cao đẳng … tự đánh giá được mình để có hướng phát triển, nâng mình lên. Các trường thông qua khảo sát, đánh giá, tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho GV;  từ đó mà thay đổi đáng kể tình trạng trì trệ về chất lượng trong nhiều năm. Thứ hai, phải kể đến sức lan tỏa của Đề án với sự phát triển của xã hội. Hàng nghìn giáo viên được khảo sát, đánh giá để họ tự biết mình ở đâu. Hàng chục ngàn giáo viên tiếng Anh được tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng chương trình tự học, tự rèn luyện. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thay đổi từ phương pháp giảng dạy cũ kỹ, lỗi thời "phải" và "đang" chuyển sang phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm được sức lực, thời gian của người dạy, người học, đạt hiệu quả cao; Các cơ sở đào tạo tự nhìn lại mình để đánh giá đầu ra, nhất là ngành sư phạm ngoại ngữ. 

Thưa ông, trong thực tế, cái mới bao giờ cũng đi kèm với cái khó. Chắc hẳn trong quá trình thực hiện Đề án có không ít rào cản phải vượt qua?

Đúng vậy! Đối với những người có cái tâm với chất lượng giáo dục thì thật sự có nhiều cái khó. Chẳng hạn, để đánh giá đúng thì phải khảo sát, mà đã khảo sát thì phải công khai, công bằng. Tâm lý của người thầy chưa được chuẩn bị, chưa quen với việc thường xuyên được đánh giá. Các trường, sở  cũng sợ qua đánh giá biết năng lực giáo viên mình yếu. Chính vì vậy, phải hết sức khéo léo, tế nhị để đả thông tư tưởng, làm cho giáo viên biết đánh giá không phải để phê bình, xếp loại không cho dạy mà để biết được năng lực thực chất mà bồi dưỡng, nâng trình độ lên. 

Khó khăn thứ hai là trong quá trình thực hiện, Đề án đặt mục tiêu cao, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhưng kinh phí của Đề án ít nên buộc phải chi li, tiết kiệm. Đề án tầm quốc gia nhưng tiền là của dân mình bỏ ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Học với chuyên gia nước ngoài mà chỗ ăn, chỗ ở cho người đi học không tốt thì họ lấy đâu ra sức để học. Đồng tiền phục vụ cho thầy cô giáo vẫn còn khiêm tốn. Tiền thuê chuyên gia nước ngoài, cho giảng viên cao cấp thật khó tính toán, vì có chỗ vướng về thủ tục tài chính. Tiền dành cho quản lý, chỉ đạo Đề án gần như không đáng kể. 

Một hạn chế nữa là thông tin, mức độ hiểu biết giữa các cơ sở chưa rộng rãi, chính xác trong khi rất cần thông qua các cơ quan báo chí để truyền thông rộng rãi, có sự thấu hiểu, chia sẻ với Đề án, nắm được bước đi của Đề án. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ có khi dẫn tới bệnh hình thức. Chẳng hạn, có nơi đề nghị được khảo sát và giảng dạy ngoại ngữ chỉ trong một thời gian ngắn để thi đạt chuẩn 70-100% thì họ mới làm hợp đồng. Trong trường hợp này, họ đã không hiểu được mục tiêu Đề án hướng đến là nâng tầm trình độ, năng lực chứ không phải là phổ cập để đạt chuẩn. 

Với những "cái nhìn gần" như vậy phải chăng là để vươn tới ước mơ xa? Có cơ sở để đặt niềm tin vào thắng lợi của Đề án NNQG 2020 hay không, thưa ông?

Cá nhân tôi 100% tin là Đề án sẽ thành công khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và của Bộ GDĐT, của lãnh đạo Đề án.  Đề án được đưa vào các trường ĐH, cơ sở đào tạo lớn, có uy tín trong nước để đào tạo ra đội ngũ giảng dạy. Đề án cũng đã giao nhiệm vụ cho các cơ sở này, để họ cam kết thực hiện. Bộ GDĐT và Thường trực Ban Quản lý Đề án đã xây dựng được 5 trung tâm vùng và các trường đại học trọng điểm để giao nhiệm vụ chính. Mặt khác, cũng xây dựng được một mạng lưới thực hiện Đề án một cách có hệ thống trong cả nước, đồng thời các hiệu trưởng đã cam kết thực hiện. 

Xin trân trọng cảm ơn ông! Chúc ĐHNN Đà Nẵng gặt hái được những mùa vàng từ Đề án!

Nguyễn Thị Thúy Hồng (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-2020-cot-loi-la-con-nguoi-1973893/

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Cốt lõi là con người

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

(GDTĐ) – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2020 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án, nhìn lại thực tế dạy và học ngoại ngữ ở các tỉnh, thành trong cả nước, có thể thấy rõ những kết quả bước đầu khả quan, đáng mừng. Sau đây là những ý kiến của PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, một trong những cơ sở đào tạo được giao những nhiệm vụ quan trọng của Đề án. 

Theo ông, điểm cốt lõi của Đề án NNQG 2020 nằm ở đâu?


PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐHNN Đà Nẵng          
 

Tôi cho rằng, đó chính là con người! Trong quá trình thực hiện, Đề án là sự tập hợp của trí tuệ, tâm huyết, trái tim.

Đứng ở phía người dạy, Đề án đã nâng tầm cho họ, đưa phương pháp mới để các giáo viên dạy tốt. Từ đó làm chuyển biến người học, giúp người học vươn lên đạt chuẩn quốc gia, quốc tế về ngôn ngữ, đáp ứng được nhu cầu hội nhập, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Để đạt được kết quả này đòi hỏi người thực hiện Đề án phải đủ tầm, giỏi cả về chuyên môn lẫn năng lực tổ chức, có kỹ năng ngoại ngữ. Huy động nguồn lực trong nước không thôi thì không đủ mà phải huy động được cả chuyên gia nước ngoài.

Mà muốn huy động được chuyên gia nước ngoài, trước hết, mình phải có uy tín, có sức thuyết phục, biết đặt niềm tin vào họ thì họ mới giúp đỡ được. Một khi có tầm để sử dụng chuyên gia nước ngoài thì mình cũng tránh được sự phụ thuộc quá nhiều ở họ. 

Có người ví tác động của Đề án như  một lực bẩy cực mạnh vào thành trì của chất lượng sử dụng ngoại ngữ ở Việt  Nam. Ý kiến của ông như thế nào?

Trước hết, thông qua thực hiện Đề án, các trường đại học, cao đẳng … tự đánh giá được mình để có hướng phát triển, nâng mình lên. Các trường thông qua khảo sát, đánh giá, tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho GV;  từ đó mà thay đổi đáng kể tình trạng trì trệ về chất lượng trong nhiều năm. Thứ hai, phải kể đến sức lan tỏa của Đề án với sự phát triển của xã hội. Hàng nghìn giáo viên được khảo sát, đánh giá để họ tự biết mình ở đâu. Hàng chục ngàn giáo viên tiếng Anh được tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng chương trình tự học, tự rèn luyện. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thay đổi từ phương pháp giảng dạy cũ kỹ, lỗi thời "phải" và "đang" chuyển sang phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm được sức lực, thời gian của người dạy, người học, đạt hiệu quả cao; Các cơ sở đào tạo tự nhìn lại mình để đánh giá đầu ra, nhất là ngành sư phạm ngoại ngữ. 

Thưa ông, trong thực tế, cái mới bao giờ cũng đi kèm với cái khó. Chắc hẳn trong quá trình thực hiện Đề án có không ít rào cản phải vượt qua?

Đúng vậy! Đối với những người có cái tâm với chất lượng giáo dục thì thật sự có nhiều cái khó. Chẳng hạn, để đánh giá đúng thì phải khảo sát, mà đã khảo sát thì phải công khai, công bằng. Tâm lý của người thầy chưa được chuẩn bị, chưa quen với việc thường xuyên được đánh giá. Các trường, sở  cũng sợ qua đánh giá biết năng lực giáo viên mình yếu. Chính vì vậy, phải hết sức khéo léo, tế nhị để đả thông tư tưởng, làm cho giáo viên biết đánh giá không phải để phê bình, xếp loại không cho dạy mà để biết được năng lực thực chất mà bồi dưỡng, nâng trình độ lên. 

Khó khăn thứ hai là trong quá trình thực hiện, Đề án đặt mục tiêu cao, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhưng kinh phí của Đề án ít nên buộc phải chi li, tiết kiệm. Đề án tầm quốc gia nhưng tiền là của dân mình bỏ ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Học với chuyên gia nước ngoài mà chỗ ăn, chỗ ở cho người đi học không tốt thì họ lấy đâu ra sức để học. Đồng tiền phục vụ cho thầy cô giáo vẫn còn khiêm tốn. Tiền thuê chuyên gia nước ngoài, cho giảng viên cao cấp thật khó tính toán, vì có chỗ vướng về thủ tục tài chính. Tiền dành cho quản lý, chỉ đạo Đề án gần như không đáng kể. 

Một hạn chế nữa là thông tin, mức độ hiểu biết giữa các cơ sở chưa rộng rãi, chính xác trong khi rất cần thông qua các cơ quan báo chí để truyền thông rộng rãi, có sự thấu hiểu, chia sẻ với Đề án, nắm được bước đi của Đề án. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ có khi dẫn tới bệnh hình thức. Chẳng hạn, có nơi đề nghị được khảo sát và giảng dạy ngoại ngữ chỉ trong một thời gian ngắn để thi đạt chuẩn 70-100% thì họ mới làm hợp đồng. Trong trường hợp này, họ đã không hiểu được mục tiêu Đề án hướng đến là nâng tầm trình độ, năng lực chứ không phải là phổ cập để đạt chuẩn. 

Với những "cái nhìn gần" như vậy phải chăng là để vươn tới ước mơ xa? Có cơ sở để đặt niềm tin vào thắng lợi của Đề án NNQG 2020 hay không, thưa ông?

Cá nhân tôi 100% tin là Đề án sẽ thành công khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và của Bộ GDĐT, của lãnh đạo Đề án.  Đề án được đưa vào các trường ĐH, cơ sở đào tạo lớn, có uy tín trong nước để đào tạo ra đội ngũ giảng dạy. Đề án cũng đã giao nhiệm vụ cho các cơ sở này, để họ cam kết thực hiện. Bộ GDĐT và Thường trực Ban Quản lý Đề án đã xây dựng được 5 trung tâm vùng và các trường đại học trọng điểm để giao nhiệm vụ chính. Mặt khác, cũng xây dựng được một mạng lưới thực hiện Đề án một cách có hệ thống trong cả nước, đồng thời các hiệu trưởng đã cam kết thực hiện. 

Xin trân trọng cảm ơn ông! Chúc ĐHNN Đà Nẵng gặt hái được những mùa vàng từ Đề án!

Nguyễn Thị Thúy Hồng (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-2020-cot-loi-la-con-nguoi-1973893/

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Cốt lõi là con người

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

(GDTĐ) – Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2020 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án, nhìn lại thực tế dạy và học ngoại ngữ ở các tỉnh, thành trong cả nước, có thể thấy rõ những kết quả bước đầu khả quan, đáng mừng. Sau đây là những ý kiến của PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, một trong những cơ sở đào tạo được giao những nhiệm vụ quan trọng của Đề án. 

Theo ông, điểm cốt lõi của Đề án NNQG 2020 nằm ở đâu?


PGS.TS Phan Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐHNN Đà Nẵng          
 

Tôi cho rằng, đó chính là con người! Trong quá trình thực hiện, Đề án là sự tập hợp của trí tuệ, tâm huyết, trái tim.

Đứng ở phía người dạy, Đề án đã nâng tầm cho họ, đưa phương pháp mới để các giáo viên dạy tốt. Từ đó làm chuyển biến người học, giúp người học vươn lên đạt chuẩn quốc gia, quốc tế về ngôn ngữ, đáp ứng được nhu cầu hội nhập, phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Để đạt được kết quả này đòi hỏi người thực hiện Đề án phải đủ tầm, giỏi cả về chuyên môn lẫn năng lực tổ chức, có kỹ năng ngoại ngữ. Huy động nguồn lực trong nước không thôi thì không đủ mà phải huy động được cả chuyên gia nước ngoài.

Mà muốn huy động được chuyên gia nước ngoài, trước hết, mình phải có uy tín, có sức thuyết phục, biết đặt niềm tin vào họ thì họ mới giúp đỡ được. Một khi có tầm để sử dụng chuyên gia nước ngoài thì mình cũng tránh được sự phụ thuộc quá nhiều ở họ. 

Có người ví tác động của Đề án như  một lực bẩy cực mạnh vào thành trì của chất lượng sử dụng ngoại ngữ ở Việt  Nam. Ý kiến của ông như thế nào?

Trước hết, thông qua thực hiện Đề án, các trường đại học, cao đẳng … tự đánh giá được mình để có hướng phát triển, nâng mình lên. Các trường thông qua khảo sát, đánh giá, tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho GV;  từ đó mà thay đổi đáng kể tình trạng trì trệ về chất lượng trong nhiều năm. Thứ hai, phải kể đến sức lan tỏa của Đề án với sự phát triển của xã hội. Hàng nghìn giáo viên được khảo sát, đánh giá để họ tự biết mình ở đâu. Hàng chục ngàn giáo viên tiếng Anh được tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng chương trình tự học, tự rèn luyện. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thay đổi từ phương pháp giảng dạy cũ kỹ, lỗi thời "phải" và "đang" chuyển sang phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả, tiết kiệm được sức lực, thời gian của người dạy, người học, đạt hiệu quả cao; Các cơ sở đào tạo tự nhìn lại mình để đánh giá đầu ra, nhất là ngành sư phạm ngoại ngữ. 

Thưa ông, trong thực tế, cái mới bao giờ cũng đi kèm với cái khó. Chắc hẳn trong quá trình thực hiện Đề án có không ít rào cản phải vượt qua?

Đúng vậy! Đối với những người có cái tâm với chất lượng giáo dục thì thật sự có nhiều cái khó. Chẳng hạn, để đánh giá đúng thì phải khảo sát, mà đã khảo sát thì phải công khai, công bằng. Tâm lý của người thầy chưa được chuẩn bị, chưa quen với việc thường xuyên được đánh giá. Các trường, sở  cũng sợ qua đánh giá biết năng lực giáo viên mình yếu. Chính vì vậy, phải hết sức khéo léo, tế nhị để đả thông tư tưởng, làm cho giáo viên biết đánh giá không phải để phê bình, xếp loại không cho dạy mà để biết được năng lực thực chất mà bồi dưỡng, nâng trình độ lên. 

Khó khăn thứ hai là trong quá trình thực hiện, Đề án đặt mục tiêu cao, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhưng kinh phí của Đề án ít nên buộc phải chi li, tiết kiệm. Đề án tầm quốc gia nhưng tiền là của dân mình bỏ ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Học với chuyên gia nước ngoài mà chỗ ăn, chỗ ở cho người đi học không tốt thì họ lấy đâu ra sức để học. Đồng tiền phục vụ cho thầy cô giáo vẫn còn khiêm tốn. Tiền thuê chuyên gia nước ngoài, cho giảng viên cao cấp thật khó tính toán, vì có chỗ vướng về thủ tục tài chính. Tiền dành cho quản lý, chỉ đạo Đề án gần như không đáng kể. 

Một hạn chế nữa là thông tin, mức độ hiểu biết giữa các cơ sở chưa rộng rãi, chính xác trong khi rất cần thông qua các cơ quan báo chí để truyền thông rộng rãi, có sự thấu hiểu, chia sẻ với Đề án, nắm được bước đi của Đề án. Sự thiếu hiểu biết cặn kẽ có khi dẫn tới bệnh hình thức. Chẳng hạn, có nơi đề nghị được khảo sát và giảng dạy ngoại ngữ chỉ trong một thời gian ngắn để thi đạt chuẩn 70-100% thì họ mới làm hợp đồng. Trong trường hợp này, họ đã không hiểu được mục tiêu Đề án hướng đến là nâng tầm trình độ, năng lực chứ không phải là phổ cập để đạt chuẩn. 

Với những "cái nhìn gần" như vậy phải chăng là để vươn tới ước mơ xa? Có cơ sở để đặt niềm tin vào thắng lợi của Đề án NNQG 2020 hay không, thưa ông?

Cá nhân tôi 100% tin là Đề án sẽ thành công khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và của Bộ GDĐT, của lãnh đạo Đề án.  Đề án được đưa vào các trường ĐH, cơ sở đào tạo lớn, có uy tín trong nước để đào tạo ra đội ngũ giảng dạy. Đề án cũng đã giao nhiệm vụ cho các cơ sở này, để họ cam kết thực hiện. Bộ GDĐT và Thường trực Ban Quản lý Đề án đã xây dựng được 5 trung tâm vùng và các trường đại học trọng điểm để giao nhiệm vụ chính. Mặt khác, cũng xây dựng được một mạng lưới thực hiện Đề án một cách có hệ thống trong cả nước, đồng thời các hiệu trưởng đã cam kết thực hiện. 

Xin trân trọng cảm ơn ông! Chúc ĐHNN Đà Nẵng gặt hái được những mùa vàng từ Đề án!

Nguyễn Thị Thúy Hồng (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201310/de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-2020-cot-loi-la-con-nguoi-1973893/

Điểm sáng giáo dục: Đánh giá học sinh tiểu học bằng ngôi sao

Posted: 12 Oct 2013 04:05 AM PDT

Nhiều trường tiểu học tại TP.HCM bắt đầu áp dụng đánh giá học sinh lớp 1 bằng biểu tượng bông hoa hoặc ngôi sao thay vì chấm điểm, lời nhận xét như trước

Từ những ngôi sao…

Ba năm trước, tại Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), ngay học kỳ 1 xảy ra việc giáo viên có nhận xét quá dài trong bài kiểm tra của học sinh lớp 1 khiến phụ huynh không hài lòng. Bởi học kỳ đầu, học sinh còn viết bằng bút chì, ráp vần chưa chuẩn, thì không đọc được lời phê của giáo viên. Từ đó, Ban giám hiệu trường đã đề ra hình thức đánh giá mới.

Theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường này, 3 năm qua trường đã đánh giá học sinh lớp 1 theo biểu tượng hình ngôi sao. "Trường đặt làm cho mỗi giáo viên 3 con dấu, với 3 màu tương ứng. Ngôi sao màu đỏ, biểu trưng cho việc học sinh làm bài tốt, màu xanh hoàn thành bài làm, màu vàng cần cố gắng hơn. Đồng thời, đối với ngôi sao màu vàng, giáo viên sẽ sửa lỗi cho học sinh ngay chỗ sai", ông Tuấn nói.

Tương tự, trong năm học này, Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1 bắt đầu đánh giá học sinh lớp 1 bằng biểu tượng bông hoa theo các cấp độ: đỏ, vàng, xanh (tương ứng với các thang: giỏi, khá và cần cố gắng. "Theo tôi, việc đánh giá bằng biểu tượng trong học kỳ 1 của học sinh lớp 1 là hợp lý. Vì trong giai đoạn này các em chưa đọc chữ được, nên biểu tượng là cách để các em biết được bài làm của mình đạt loại nào", ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường Hòa Bình nói.

Theo ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, đã có 18 trường tiểu học (trong đó có 2 trường ngoài công lập) thực hiện theo cách đánh giá này trong nhiều năm nay. "Ngoài đánh giá bằng các biểu tượng, phòng cũng yêu cầu giáo viên có những nhận xét bằng lời, để học sinh cảm thấy bài làm của mình được thầy cô giáo quan tâm, trân trọng", ông Hùng nói

Đến lời nhận xét ấn tượng

Ở tất cả các trường tiểu học, ngoại trừ học sinh lớp 1 ở học kỳ đầu được đánh giá bằng biểu tượng, ở các khối lớp còn lại giáo viên nhận xét học sinh bằng lời phê. Theo nhiều giáo viên, lời phê, cách nhận xét của giáo viên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực vào tâm lý và cả quá trình học tập của học sinh. Thông thường, những giáo viên có tâm sẽ chịu khó viết lời phê theo năng lực học tập, ưu điểm và khuyết điểm của học sinh.

Cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên lớp 5/6, Trường tiểu học Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: "Lời nhận xét của giáo viên cần có chủ ngữ, vị ngữ. Và thường tôi áp dụng cách phê có kèm theo các từ ngữ thân thiện, như: em cần cố gắng hơn nhé, em còn tính nhầm phép tính nhân, lần sau em cẩn trọng hơn em nhé… Những từ thân thương đó, xét về tâm lý ai đọc vào cũng cảm thấy gần gũi. Và nếu mình có sai, thì đọc các nhận xét như vậy cũng không có tâm lý nặng nề". Ông Từ Quốc Tuấn nhìn nhận: "Sự chê bai thẳng thừng bao giờ cũng ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý học sinh". Chính vì vậy ông Tuấn cho rằng: "Tôi thường khuyên giáo viên hạn chế nhận xét học sinh theo kiểu vô cảm, như: giỏi, tốt khá, bài văn hay, bài làm dở… Thay vào đó, giáo viên có thể dùng những câu nhận xét như: Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé; Con làm bài tốt, cô khen ngợi con…".

Theo Thanhnien

Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/diem-sang-giao-duc-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc-bang-ngoi-sao-a4755.html

Comments