Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hơn 60 trường ĐH, CĐ công bố điểm chuẩn 2013

Posted: 09 Aug 2013 08:03 AM PDT

 62. Học viện Y – dược cổ truyền Việt Nam

61. ĐH Kinh tế – Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM

60. ĐH Văn Hiến

59. ĐH Quốc tế Sài Gòn

58. ĐH Dược Hà Nội

57. ĐH Y dược TP.HCM

56. ĐH Lâm nghiệp Việt Nam

56. Học viện thanh thiếu niên Việt Nam

55. ĐH Quảng Nam

54. ĐH Y tế công cộng

53. ĐH Nha Trang

52. ĐH Ngân hàng TP.HCM

51. CĐ Kỹ thuật Cao Thắng

50. ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM

49. ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh

48. ĐH Thành Đô

47. Phân hiệu Quảng Trị (ĐH Huế)

46. Khoa luật (ĐH Huế)

45. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

44. Khoa du lịch (ĐH Huế)

43. ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

42. ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

41. ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

40. ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

39. ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

38. ĐH Khoa học (ĐH Huế)

37. ĐH Y dược (ĐH Huế)

36. ĐH Xây dựng miền Trung

35. ĐH Xây dựng miền Tây

34. ĐH Phan Thiết

33. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

32. ĐH Công nghệ Đồng Nai

31. ĐH Tài chính Marketing

30. ĐH Hàng Hải

29. ĐH Điện lực

28. ĐH Y Hải Phòng

27. ĐH Bách khoa TP.HCM

26. ĐH KHXH và NV (ĐH Quốc gia Hà Nội)

25. ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)

24. Khoa Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội)

23. Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội)

22. ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)

21. ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội)

20. ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội)

19. ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)

18. ĐH Nông lâm TP.HCM

17. ĐH Luật TP.HCM

16. ĐH Kinh tế TP.HCM

15. ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

14. ĐH Nguyễn Trãi

13. ĐH Y Thái Bình

12. ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

11. Học viện chính sách và phát triển

10. ĐH Mỏ địa chất

9. ĐH Sư phạm TP.HCM

8. ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

7. ĐH Kinh tế quốc dân

6. ĐH Nội vụ Hà Nội

5. ĐH Bách khoa Hà Nội

4. ĐH Xây dựng

3. ĐH Nông nghiệp Hà Nội

2. ĐH Sân khấu điện ảnh

1. ĐH Mỹ thuật công nghiệp

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/vtv.vn/Hon-60-truong-DH-CD-cong-bo-diem-chuan-2013/11671823.epi

71 trường công bố điểm chuẩn

Posted: 09 Aug 2013 07:03 AM PDT

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn – các trường ĐH, CĐ đồng loạt công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các trường công bố dành cho học sinh phổ thông – khu vực 3. Bạn đọc bấm vào các đường link dưới đây để nắm thông tin chi tiết.

Trên 600.000 thí sinh trượt đại học

im thi, im chun, i hc
Ảnh Văn Chung

1.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

2.

Trường ĐH Y Thái Bình

3.

Trường ĐH Xây dựng

4.

Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

5.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

6.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

7.

Học viện Chính sách và Phát triển

8.

Trường ĐH Nội vụ Hà Nội

9.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

10.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

11.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

12.

Trường ĐH Nguyễn Trãi

13.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

14.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

15.
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

16.

Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

17. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

18. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

19. Trường ĐH Luật TP.HCM

20. Trường ĐH Mỏ địa chất

21. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

22. Trường ĐH Y dược (ĐH Huế)

23. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

24. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

25. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

26. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

27. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

28. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

29. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

30. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

31. Khoa Luật – ĐH Huế

32.Trường ĐH Sài Gòn

33. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

34. ĐH Văn Hiến

35. ĐH Hàng hải

36. ĐH Xây dựng miền Tây

37.ĐH Ngoại ngữ, thuộc ĐHQG Hà Nội

38 ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG TP.HCM

39. Trường ĐH Tài chính Marketing

40. Học viện Y học cổ truyền Việt Nam

41. Trường ĐH Điện lực

42. Trường ĐH Hải Phòng

43. Trường ĐH Y Hải Phòng

44. Trường ĐH Thành Đô

45. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

46. Trường CĐ Công thương TP.HCM

47. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương

48. Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)

49. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)

50. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)

51. Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

52. Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)

53. Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội)

54. Khoa Y dược (ĐHQG Hà Nội)

55. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

56. Trường ĐH Quảng Nam

57. Học viện Thanh thiếu niên

58. Trường ĐH Y tế công cộng

59. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở chính)

60. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở HCM)

61. Trường ĐH Phan Thiết

62.Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)

63. Trường ĐH Y dược TP.HCM

64. Trường ĐH Dược Hà Nội

65. Học viện Tài chính

66. Trường ĐH Nha Trang

67. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

68. Trường ĐH Thăng Long

69. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)

70. Trường ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp

71. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

72.

Tiếp tục cập nhật…

  • Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134839/71-truong-cong-bo-diem-chuan.html

Công bố đầu sách tối thiểu cho học sinh tiểu học

Posted: 09 Aug 2013 07:03 AM PDT

(GDTĐ) – Năm học 2013 – 2014, học sinh lớp 1, 2 và 3 sử dụng 6 đầu sách tối thiểu, số lượng này với học sinh lớp 4 và 5 là 9 cuốn.

Ảnh: internet
Ảnh: internet

Sách tối thiểu với học sinh lớp 1, 2 và 3 là: Tiếng Việt (tập 1, 2), vở tập viết (tập 1, 2), Toán, Tự nhiên và Xã hội.

 Với học sinh lớp 4, 5, sách tối thiểu gồm: Tiếng Việt (tập 1, 2), Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật.

Bộ GDĐT yêu cầu các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung, bảm đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.

Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.

Với các Sở GDĐT, Bộ yêu cầu huy động các nguồn kinh phí để thực hiện việc cấp sách giáo khoa, khong thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201308/cong-bo-dau-sach-toi-thieu-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-1971678/

Đỗ thủ khoa sau 3 lần thi đại học

Posted: 09 Aug 2013 07:03 AM PDT

Đỗ thủ khoa sau 3 lần thi đại học

Ba nữ thủ khoa mơ thành bác sĩ

Hai lần thi đại học đều đỗ nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em Trần Thanh Hoàng đành phải nghỉ học. Lần thứ 3 đi thi, cậu học trò quê Khánh Hòa đã đỗ thủ khoa với tổng 27 điểm vào ĐH Nha Trang (trong đó Toán 9 điểm, Sinh 8,5 và Hóa 9,5).


Bên cạnh việc tự ôn thi, em Trần Thanh Hoàng thường tranh thủ phụ bố làm mộc.
Bên cạnh việc tự ôn thi, em Trần Thanh Hoàng thường tranh thủ phụ bố làm mộc..

Hai lần bỏ học vì gia đình khó khăn

Thủ khoa Trần Thanh Hoàng (sinh năm 1992) là con đầu trong một gia đình nghèo có 2 con ở xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Bố mẹ em thường xuyên đau ốm. Đã một thời gian trước năm 2000, gia đình em là hộ nghèo của xã Vạn Phước. Gia đình khó khăn nhưng trong nhà luôn đầy ấp tiếng cười bởi 2 anh em Hoàng đều học giỏi và luôn được khen thưởng vào cuối năm học.

Năm 2010, Hoàng thi đại học lần đầu tiên, năm đó em đăng ký dự thi vào Ttrường ĐH Bách khoa TPHCM. Không may là trước ngày thi 2 ngày, Hoàng bị sốt xuất huyết nên phải bỏ dở kỳ thi năm đó. Em ở lại TPHCM làm công nhân rồi qua Tết thì về quê ôn thi, tiếp tục nuôi ước mơ vào giảng đường đại học của mình.

Lần thi đại học thứ hai, năm 2011, Hoàng dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TPHCM. Với tổng 19 điểm, Hoàng đậu ngay nguyện vọng 1 của trường. Nhưng em chỉ học được 1 học kỳ thì gia đình không có tiền chu cấp, em đành nghỉ học, tiếp tục làm thêm để nuôi tiếp ước mơ đại học.

Đến năm 2012, Hoàng thi đại học lần thứ ba, lần này em thi đỗ vào ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Với số tiền tích góp được từ việc làm thêm, Hoàng hy vọng con đường đại học của mình sẽ không dang dở. Nhưng lại một lần nữa em phải dừng lại giữa chừng bởi ở quê nhà, cô em gái Trần Thị Hương Thiện (sinh năm 1994) cũng thi đậu đại học (vào ngành Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Nha Trang). Thương bố mẹ nghèo khó, sợ em gái lỡ học nên một lần nữa Hoàng lại bỏ học khi chưa học hết học kỳ 1.

Tự học vẫn đỗ thủ khoa

Trở về quê nhà sau 3 lần lỡ hẹn với các trường đại học ở TPHCM, Hoàng tranh thủ thời gian phụ mẹ làm việc nhà, phụ bố làm mộc, rồi làm gia sư dạy thêm với quyết tâm sẽ thi vào ĐH Nha Trang để cho gần nhà, đỡ tốn kém.

Chia sẻ về cách học của mình, Hoàng tâm sự, từ nhỏ đến lớn em không biết học thêm là gì, kể cả đi thi đại học vẫn chưa một lần đi ôn thi ở trung tâm luyện thi nào mà chủ yếu tự học là chính.

Hoàng chia sẻ, do em đã nghỉ học 3 năm, cộng với đó là kiến thức lúc em đi học giờ đã đổi mới và nâng cao hơn rất nhiều nên rất khó trong việc ôn thi. Để khắc phục điều này, em tập trung bám sát lý thuyết ở sách giáo khoa. Đối với các câu hỏi vận dụng nâng cao thì em chia theo dạng câu hỏi rồi sau đó hệ thống lại thành một cấu trúc để cho dễ nhớ.

Về phần bài tập, Hoàng ôn theo kiểu giải cấu trúc đề thi. Đầu tiên, em mua tài liệu về tự học và tham khảo, sau đó tự suy nghĩ cách giải rồi đối chiếu với sách giải để tìm ra hướng giải mới. Ngoài ra, liên tục học và giải bài tập trên mạng là một yếu tố quan trọng giúp em cập nhật được những kiến thức mới nhất.

Bên cạnh đó, trong thời gian ôn thi, Hoàng còn tham gia các lớp gia sư, dạy kèm cho các em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. Công việc này vừa giúp Hoàng có thêm kiến thức, vừa có thêm thu nhập trang trải trong quá trình ôn thi của mình để giảm gánh nặng cho bố mẹ.

Với cách tự học này, Hoàng không chỉ đỗ thủ khoa Trường ĐH Nha Trang năm 2013 mà còn đỗ khoa khối A với 23 điểm khi thi vào ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Hoàng cũng đã lên kế hoạch sẽ làm thêm, dạy thêm để đỡ bớt gánh nặng cho bố mẹ trong quá trình học tập ở ĐH Nha Trang.

Bố em ông Trần Ngọc Dũng (sinh năm 1968) tâm sự: "Nghe tin con trai đậu thủ khoa, tôi mừng lắm nhưng cũng rất lo bởi giờ học đại học tốn tiến lắm, mỗi năm chi cũng lên đến cả chục triệu. Tôi đang tính vay mượn tiền của người thân để chuẩn bị cho con nhập học, lần này nhất quyết không cho thằng Hoàng bỏ học giữa chừng nữa.

Theo Nguyễn Dũng
Dân trí


Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/640652/Do-thu-khoa-sau-3-lan-thi-dai-hoc-tpol.html

Anna Trương đỗ nhạc viện top đầu thế giới

Posted: 09 Aug 2013 06:03 AM PDT

Hot girl, ca sĩ sinh năm 1994 này đã thi đỗ vào trường Berklee College of Music, Mỹ, một trong những ngôi trường đào tạo về âm nhạc hàng đầu thế giới.

Trong khi các hot girl Việt đang đón các tin vui từ kỳ thi Đại học năm nay thì Anna Trương cũng vừa mới nhận được một thông tin rất đáng chúc mừng. Cô nàng đã đỗ vào trường Berklee College of Music, Mỹ, một trong những ngôi trường đào tạo về âm nhạc hàng đầu thế giới.

Anna Trng, M Linh

 Nối máy ngay với Anna Trương, cô nàng cho biết hiện tại Anna đang rất vui mừng với thông tin này. Cô nàng tham gia kỳ thi tuyển vào trường từ tháng 1/2013 tại HongKong với các môn thi hát, hòa âm, tiết tấu,… Hàng năm, tỉ lệ sinh viên thi đỗ vào trường chỉ có 35%, vì vậy có thể nói đây là một kỳ thi tuyển khá gắt gao. Thế nhưng cô nàng hot girl, ca sĩ trẻ sinh năm 1994 này đã làm được điều đó.

Anna Trng, M Linh

Trường Berklee College of Music

Được biết, đầu tháng 1/2014, Anna sẽ bắt đầu nhập học tại Berklee College of Music với kì học đầu tiên ngành sáng tác. Thời gian học ở Berklee sẽ kéo dài 3-4 năm. Anna hào hứng: “Đây là ngôi trường mà John Mayer (đoạt giải Grammy ở hạng mục Nam nghệ sĩ có màn trình diễn Pop xuất sắc nhất năm 2003), Diana Krall (giải Grammy và Juno) hay Lalah Hathaway, Psy và Parkbom của 2NE1 từng theo học. Nhiều người trong số đó là thần tượng của Anna. Được trở thành hậu bối chung trường của những ca sĩ nổi tiếng thế giới như vậy, Anna cảm thấy rất hạnh phúc”.

Anna Trng, M Linh

Một điều khá đặc biệt nữa là người yêu hiện tại của Anna cũng đang là du học sinh tại Mỹ. Khi được hỏi về cảm giác khi sắp được ở gần bạn trai, Anna chỉ cười và nói mình rất vui. Là một trong những cặp đôi được teen Việt cực yêu mến nhưng Anna Trương và bạn trai lại rất ít khi chia sẻ về chuyện tình cảm của mình với báo chí. Có lẽ đó cũng là một trong những điều khiến giới trẻ dành tình cảm cho cặp đôi này.

Anna Trng, M Linh

(Theo Kenh14)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135099/anna-truong-do-nhac-vien-top-dau-the-gioi.html

Giải pháp đột phá đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Posted: 09 Aug 2013 06:03 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (9/8), Bộ GDĐT và Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức Hội thảo "Bàn về giải pháp đột phá đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay". Đến dự có Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển, các vụ chức năng, lãnh đạo các sở GDĐT, cùng đông đảo các nhà khoa học.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: gdtd.vn

Tại Hội thảo, các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề đổi mới quản lý giáo dục (QLGD). Trách nhiệm của mỗi cán bộ QLGD là phải liên tục học tập, nghiên cứu, phát triển, cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ mới và ứng dụng khoa học QLGD đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Đặt trong bối cảnh chuyển đổi về chất của đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục tức là khắc phục cách đổi mới chắp vá trong tiến trình đổi mới QLGD vừa qua; Đảm bảo vai trò đột phá, tức là tác động tích cực tới việc chuyển động của toàn hệ thống trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện; Phù hợp với các yêu cầu trong chương trình cải cách hành chính nhà nước; Đổi mới theo chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Tiếp cận toàn hệ thống thì đổi mới QLNN về giáo dục cũng phải là một tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện, liên quan đến mọi bộ phận của hệ thống QLNN bao gồm: đổi mới tư duy quản lý, đổi mới công cụ QLNN, đổi mới cơ chế QLNN, hoàn thiện bộ máy QLNN và đội ngũ quản lý. Trong đó quan trọng nhất là đổi mới tư duy quản lý.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo: Định hướng đổi mới QLGD phải chuyển quản lý giám sát sang quản lý có kế hoạch quy hoạch điều chỉnh, phải bảo đảm tính dân chủ thống nhất từ cấp cơ sở đến cấp quản lý. Vì vậy phải tăng quyền tự chủ cơ sở giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, cần phải phân định rõ QLNN với quản lý chuyên môn và quản trị cơ sở. Đây là xu hướng quản lý mới, đáp ứng được yêu cầu điều hành xử lý – kiểm soát sang khâu kế hoạch, giám quyền, giám sát. Trên cơ sở tạo khoảng trống về việc quản lý chuyên môn, các nhà trường tự chủ điều hành quản lý, đồng thời tập trung vào quản lý nhà nước.

Minh Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201308/giai-phap-dot-pha-doi-moi-quan-ly-giao-duc-trong-giai-doan-hien-nay-1971680/

Giáo dục Nhật Bản – Những chuẩn mực của thành công

Posted: 09 Aug 2013 06:03 AM PDT

Từ những tiêu chuẩn ngặt nghèo

Ở Nhật, hầu hết các trường tiểu học đều là trường công, chỉ có khoảng 0,7% là trường tư. Các trường trung học cở sở cũng vậy, có đến 97% là trường công và chỉ có 3% là trường tư. Có khoảng 27% trường trung học phổ thông là trường tư. Học sinh ở khu vực nào phải theo học ở trường khu vực đấy, muốn học khác tuyến cũng không được. Nhật Bản đang cố gắng tiêu chuẩn hoá trình độ giáo viên trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Một giáo viên năm nay có thể phụ trách dạy lớp 1, nhưng năm sau có thể dạy lớp 3 hay lớp 5. Cũng thường xuyên có chính sách quay vòng việc dạy cũng như chuyển dạy từ trường này sang trường khác.

Với những nghiên cứu sâu rộng

Tổ chức đánh giá giáo dục quốc tế đã tiến hành hai cuộc khảo sát so sánh chất lượng học tập của sinh viên trên toàn thế giới. Kết quả là ở Nhật Bản, sự khác biệt về năng lực và thành tích học tập của sinh viên giữa các trường là rất ít, có lẽ là ít nhất trên thế giới. Hầu hết sinh viên, học sinh Nhật Bản đều làm chủ chương trình học.

Các chuyên gia giáo dục Nhật bản đã có nhiều dự án nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội cũng như văn hoá lịch sử, lối sông người dân để tìm ra chương trình giáo dục phù hợp nhất cho mọi cấp. Người Nhật rất "dị ứng" với việc đem hệ thống giáo dục nước khác áp dụng vào nước mình. Có thể đó cũng là một yếu tố đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản có được nhiều chuẩn mực riêng.

Đến "truyền thống" học tập

Hầu hết người Nhật không nghĩ sách giáo khoa chỉ là công cụ, mà chúng còn hàm chứa truyền thống, và vấn đề đặt ra là làm thế nào tự thoát ra khỏi những thái độ truyền thống đối với sách giáo khoa, vì sách giáo khoa mà chỉ mang nội dung truyền thống sẽ làm cho học sinh sợ khi buộc phải nhớ tất cả những thông tin đó. Nếu không sửa đổi sẽ không thể cải thiện giáo dục, đặc biệt những môn học xã hội. Ngày nay, những người biên tập sách giáo khoa đã có một quan điểm rõ ràng: Chính học sinh, sinh viên là những người sử dụng thật sự những cuốn sách giáo khoa đó, còn giáo viên chỉ là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh mà thôi.

Tuyển sinh du học tự túc Nhật Bản

Trường SENDAI ENGLISH CENTER (SEC) được thành lập tại thành phố Sendai, Nhật Bản vào tháng 6/1979. Sendai là thành phố lớn thứ 10 ở Nhật Bản, cách Tokyo khoảng 1h30 bằng máy bay về hướng Đông Bắc. Tại đây có 17 trường đại học và cao đẳng hàng đầu với hơn 1.500 du học sinh đang theo học. Tháng 10/2001, trường SEC mở thêm chi nhánh tên là trường SAPPORO LANGUAGE CENTER (SLC) ở thành phố Sapporo (thành phố lớn thứ 5 ở Nhật). Nơi đây cũng có nhà máy bia Sapporo và sôcôla trắng nổi tiếng thơm ngon. Sapporo được đánh giá là một thành phố có nhiều phong cảnh đẹp, và hải sản tươi ngon. Tuy Sendai và Sapporo là hai thành phố lớn nhưng chi phí sinh hoạt ở đây chỉ bằng khoảng 70% so với Tokyo, Osaka.

Giáo dục Nhật Bản - Những chuẩn mực của thành công, Giáo dục - du học,

Trường SEC 

Giáo dục Nhật Bản - Những chuẩn mực của thành công, Giáo dục - du học,

Trường SLC

Trường SEC và trường SLC là những trường dạy tiếng Nhật có uy tín cao ở Nhật. Giáo trình tiếng Nhật luôn được cập nhật và đổi mới. Ngoài ra, nhà trường còn hỗ trợ du học sinh trong việc học thêm môn Toán, tiếng Anh bằng tiếng Nhật để thi vào các trường đại học uy tín ở Nhật.

Thông tin về trường SEC và SLC, vui lòng truy cập vào website sau:

+ Website: http://www.ss-nihongo.com

+ Facebook: https://www.facebook.com/SendaiEnglishCenterVietnam

 3 lý do nên nhập học tại trường SECSLC:
• Tỷ lệ đậu Visa rất cao ngay với cả những bạn đã từng bị rớt Visa từ 1~3 lần
(kể cả những bạn đã từng đi tu nghiệp tại Nhật hoặc bị rớt visa)
• Đào tạo kiến thức toàn diện: học sinh tốt nghiệp đủ khả năng thi đại học ở Nhật
• Dễ tìm việc làm thêm, giúp trang trải phí sinh hoạt và học phí

Điều kiện để nhập học tại trường:
1. Cần có tối thiểu 300 triệu VND cho chi phí du học.
2. Tốt nghiệp cấp 3 trở lên (hệ 12 năm) hoặc TCCN.
3. Tuổi từ 18 – 39 tuổi.
4. Chưa từng cư trú bất hợp pháp tại Nhật.
5. Có bằng tiếng Nhật, tối thiểu là N5.

Hội Thảo Du Học Nhật Bản Trường SEC, SLC
Đợt Nhập Học Tháng 1 Và Tháng 4/2014 (Tham dự miễn phí)

THÔNG BÁO: LỊCH TRÌNH HỘI THẢO ĐÃ CÓ SỰ THAY ĐỔI SO VỚI DỰ KIẾN

Đăng ký tham dự hội thảo tại Tp.HCM: 0932-699-225 (A.Lập)

TẠI TP.HCM:
- Thời gian:
   +13:00 - ngày 17/08/2013 (thứ Bảy): hội thảo và phỏng vấn
   +10:00 – ngày 22, 23, 24/08/2013: làm bài kiểm tra và điền hồ sơ

Địa điểm: Văn phòng TP.HCM
Tòa nhà GMA, lầu 3
Số 307/6 Nguyễn Văn Trỗi, P.1, Quận Tân Bình, TP.HCM
Tel: (08)-38-422-044 (A.Lập) 

Giáo dục Nhật Bản - Những chuẩn mực của thành công, Giáo dục - du học,

Đăng ký tham dự hội thảo tại HN: 0167-978-7782 (A.Thành)

TẠI HÀ NỘI:
- Thời gian:
+13:00 – ngày 18/08/2013 (Chủ nhật): hội thảo và phỏng vấn
+10:00 – ngày 19, 20, 21/08/2013: làm bài kiểm tra và điền hồ sơ
- Địa điểm:
Chi nhánh Hà Nội
Nhà số 12, Khu thấp tầng, số 249A, Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tel: (08)-38-446-616 (A.Thành) 

Giáo dục Nhật Bản - Những chuẩn mực của thành công, Giáo dục - du học,

Tại hội thảo, Thầy Hiệu trưởng Yuki Toru sẽ trực tiếp giải đáp những điều sau:

1. Lý do học sinh đăng kí học tại trường được cấp phép lưu trú ở Nhật với tỉ lệ rất cao.

2. Chương trình học ở trường.

3. Tình hình công việc làm thêm.

4. Chi phí du học ở Nhật.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/giao-duc-nhat-ban-nhung-chuan-muc-cua-thanh-cong-c216a562391.html

Bố thủ khoa sống trong ống cống kiếm tiền nuôi con

Posted: 09 Aug 2013 05:03 AM PDT

– Hơn 10 năm nay, để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố bạn Nguyễn Hữu Tiến (một trong 17 thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội) đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô. Chú chưa một lần thuê nhà trọ, thậm chí nhiều lúc còn ở trong ống cống bỏ hoang.

"Ở trọ trần gian" là câu nói đùa chú Nguyễn Hữu Định mô tả về cuộc sống mưu sinh của mình suốt 10 năm ở trung tâm thủ đô Hà Nội.

 "Nhà trọ" của chú đơn giản lắm, nay xin ở công trường xây dựng tạm bợ, mai phiêu dạt ra nằm ở các bốt điện thoại, cây rút tiền tự động. Có khi mệt quá, chú kiếm tạm mái hiên của một ngôi nhà nằm hơi khuất với mặt phố để ngủ tạm.

th khoa, H Y

Vì con, chú Định không ngại vất vả khó khăn thậm chí ở ngoài đường hay ống cống. (Ảnh: Văn Chung)

Vợ chồng chú Định ở quê thôn Động Phí, xã Phú Túc, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, có làm thêm mấy sào ruộng.

Nhưng chừng đó không thể nuôi nổi 4 người con ăn học. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí vay lãi ngày để lo cho chuyện học hành cho các con. Số tiền giờ đã gần 100 triệu đồng.

Ngày tôi tới thăm căn nhà nhỏ của cô chú ở thôn Động Phí, người đến chúc mừng Tiến nhiều mà người tới đòi nợ lãi cũng chẳng ít. Bà ngoại em Đặng Thị Vót, đã ngoài 80 tuổi vẫn phải giúp các cháu bằng những bát gạo, củ khoai ông bà có.

Cô Hoàng Thị Thanh, vợ chú hết đi phụ hồ, làm thuê, giờ ở nhà đi vặt lông vịt buổi đêm kiếm tiền. Còn chú, từ đi bốc vác, phụ hồ,…nay "ổn định" với hòm đồ nghề sửa xe đạp và một cái chai nhỏ bán xăng trên đường Lê Văn Lương kéo dài.

Người cha với đôi bàn tay chai sạn, gương mặt đăm chiêu: "Mỗi ngày tiền kiếm được vài chục, ngày nhiều thì hơn 100.000 đồng tôi chẳng dám thuê nhà trọ, ở lang thang bên ngoài, điện đóm cũng không có".

Sau nhiều lần di chuyển, giờ chú mới chuyển ra ở trong ống cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.

Chiếc cống được che đậy bằng tấm gỗ công trường bỏ đi, chú mang về chắp vá thành cửa che nắng, che mưa. Vì sợ nửa đêm ngủ ai đó vào đánh hay trấn lột lấy đồ nghề nên chú cẩn thận gửi hòm nghề, xe đạp bên cổng bảo vệ của khu đô thị đối diện "nhà" của chú, bên kia đường.

th khoa, H Y

Chú Tiến với công việc sửa, vá xe đạp xe máy trên đường Lê Văn Lương kéo dài. (Ảnh: Văn Chung)

Nhớ về 10 năm phiêu dạt trên đất thủ đô, chú chẳng thể quên những năm làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê Văn Lương. Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại không thể chuyển mình.

Hay nỗi vất vả của những lần ngủ vỉa hè, chú phải chờ đến  9 – 10 giờ tối mới dám ngủ, đến 4h sáng dậy vì sợ người ta đi lại nhiều và "ngại" nữa.

Niềm vui, hạnh phúc và là động lực lớn nhất để chú Định và vợ cố gắng làm ăn chính là những đứa con chăm ngoan học giỏi.

Nguyễn Hữu Tiến vừa đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm.

Người em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 26.

Trước Tiến, còn có 1 người chị đang học năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; người chị thứ 2 học năm thứ 3 CĐ Xây dựng trên Hà Nội. Hai người chị được bố mẹ xin cho ở kí túc xá của trường để tiết kiệm chi tiêu.

th khoa, H Y

Chú Định ở trong ống cống bỏ hoang, ngày ngày sửa xe kiếm tiền nuôi con ăn học. (Ảnh: Văn Chung)

 "Biết bố nó khổ lắm. Nhiều khi tôi với các con cũng khuyên thuê nhà ở nhưng chú lại gạt đi, bảo để dành tiền nuôi con" – cô Thanh tâm sự.

Còn chú Định phân trần: "Nhiều khi các con cũng khuyên về ở với chúng nó, nhưng tôi gạt đi, nói con phải gắng học hành. Bố còn sức khỏe sẽ lo cho con ăn học".

"Em biết bố mẹ vất vả nên chỉ biết cố gắng thôi. Nếu sau này xin được dạy thêm em sẽ nói với bố để hai bố con về ở cùng với nhau" – Tiến nghẹn ngào.

Chú Đặng Văn Giao (người thôn Nội Xa, xã Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện ở gần "nhà" của chú Định cho biết: "Cậu ấy về khu này ở đã hơn 2 năm. Vừa rồi dựng tạm túp lều để ở nhưng vừa bị người ta kéo xuống. Chú ấy kéo tạm được mấy thanh gỗ, thêm cái chiếu ở trong ống cống ngay sau căn lều của tôi. Thật khâm phục khi vợ chồng chú ấy có những người con giỏi giang, ngoan ngoãn".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135047/bo-thu-khoa-song-trong-ong-cong-kiem-tien-nuoi-con.html

Cẩn thận khi lựa chọn sách tham khảo

Posted: 09 Aug 2013 05:03 AM PDT

(GDTĐ) – Năm học mới sắp bắt đầu, các bậc phụ huynh đang chuẩn bị cho con em mình những bộ sách, vở và đồ dùng thiết yếu trong học tập. Ngoài sách giáo khoa và dụng cụ học tập, sách tham khảo được nhiều phụ huynh quan tâm. Song, trên các sạp sách, sách tham khảo dành cho học sinh ở mọi cấp học quá nhiều, rất khó để chọn lựa những cuốn sách phù hợp.

"Mê trận" sách tham khảo

Dạo quanh một số điểm bán sách giáo khoa (SGK) như Nhà sách Trí Tuệ,  Giảng Võ, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Xuân Thuỷ, Hà Nội), Nhà sách Tiền Phong (Nguyễn Thái Học)… có thể thấy sách tham khảo (STK) chiếm một số lượng lớn trong các loại sách được bày bán cho học sinh. Hầu hết các loại STK đều có giá cao hơn so với SGK thông thường. Trước kia STK chủ yếu dành cho học sinh cuối THCS và THPT để ôn thi cuối cấp và vào đại học. Nhưng hiện nay STK có đủ ở mọi cấp học, ngay cả đối với học sinh cấp tiểu học cũng có nhiều loại STK.

Sự đa dạng và phong phú của thị trường STK giúp cho phụ huynh, học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn. Không những mẫu mã đẹp mà những cái tên cũng rất hấp dẫn như: Bài tập bổ trợ và nâng cao, Bài tập trắc nghiệm; Toán năng khiếu; Hướng dẫn học tốt; Để học tốt; Giải bài tập; Rèn khả năng tự học; Bồi dưỡng trí thông minh… rất cuốn hút. Tuy nhiên sự phong phú đa dạng ấy khiến nhiều phụ huynh, học sinh không biết phải lựa chọn như thế nào cho phù hợp. Chỉ lớp 2 thôi cũng có hàng chục đầu STK như: "Toán nâng cao lớp 2"; "Toán chọn lọc 2"; "Tuyển tập các bài toán hay và khó"; "Bài tập toán nâng cao"; "Bồi dưỡng toán nâng cao lớp 2 cho học sinh khá giỏi"; "Toán phát triển trí thông minh"; "Em học giỏi Toán"; "Mẹ và bé cùng học Toán"; "Các bài Toán hay"…

Về nội dung, phần lớn các cuốn sách làm sâu, làm kỹ cho từng chương, nhóm chương để học sinh đọc thêm, đó là điều đáng mừng cho học sinh. Tuy nhiên, vì Nhà xuất bản (NXB) nào cũng cho ra lò những cuốn sách cùng chủ đề rất hẹp và có thể cùng nguồn tham khảo nên rất khó tránh khỏi trùng lặp. Mặt khác, với hàng loạt NXB và một "rừng" tác giả mà học sinh khó biết họ là ai, không biết các em sẽ lựa chọn theo tiêu chí nào khi tên cuốn sách nào cũng hay, cũng quan trọng? Không như SGK được kiểm soát khá chặt chẽ, các loại STK hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ.


Phụ huynh và học sinh đều loay hoay chọn sách tham khảo
 

Chọn mua như thế nào cho hiệu quả?

Qua một hồi lựa chọn, xem gần chục đầu sách ở các nhà sách, chị Nguyễn Thị Kim Dung (phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) mới mua được cho con mình những cuốn STK cho 2 môn Tiếng Việt, Toán. Chị Dung cho biết: "Năm học trước, tôi đã mua cho cháu rất nhiều STK, sau 1 năm học, cháu chỉ sử dụng một số cuốn, còn lại trong cùng một môn học thì nhiều STK có nội dung na ná nhau, cháu chỉ đọc qua rồi không dùng đến. Năm nay, để tránh lãng phí, tôi thấy chỉ cần mua một vài cuốn cơ bản, cháu học tốt SGK, luyện tập nhiều cho vững kiến thức là đạt yêu cầu rồi".

Cô Nguyễn Thu Hoà, giáo viên Văn Trường THCS Thịnh Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết: "STK nào cũng bổ ích, nhưng muốn sử dụng hiệu quả học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản. Theo kinh nghiệm của tôi, học sinh nên mua các loại STK của NXB Giáo dục vì các sách này được biên soạn bởi những người có chuyên môn tốt, có sự chỉnh lý phù hợp với chương trình mới của Bộ GDĐT".

STK như một con dao hai lưỡi, nó rất bổ ích đối với những học sinh khá giỏi, giúp cho các em nâng cao kiến thức đã được học. Còn đối với những học sinh có học lực trung bình và yếu, kiến thức cơ bản trong SGK nắm chưa vững, khi đọc các STK chỉ làm các em mất phương hướng, chán nản hoặc lệ thuộc vào STK. Đối với các môn xã hội, nhất là môn Văn, hiện đang tràn ngập sách các bài văn mẫu, học sinh chỉ việc chép theo…

Theo các nhà chuyên môn, đầu năm học mới, các bậc phụ huynh và học sinh chỉ nên mua SGK, còn các loại STK khác thì giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn nên mua những STK nào thật sự cần thiết. Đồng thời, các em học sinh cũng nên cân nhắc nhu cầu học tập của mình để chọn mua và sử dụng STK một cách hiệu quả nhất.

Đăng Huyền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/can-than-khi-lua-chon-sach-tham-khao-1971671/

Ninh Bình khẳng định vị thế tỉnh có chất lượng GD cao

Posted: 09 Aug 2013 05:03 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (9/8), Sở GDĐT Ninh Bình tổ chức Lễ tổng kết năm học 2012 – 2013 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013 – 2014. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa dự và phát biểu tại Hội nghị. 

Thứ trường Nguyễn Thị Nghĩa tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GDĐT và Bằng khen cho Sở GDĐT Ninh Bình, cá nhân, tập thể                    Ảnh K.K
Thứ trường Nguyễn Thị Nghĩa trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GDĐT và Bằng khen cho Sở GDĐT Ninh Bình.  Ảnh: K.K

Năm học 2012 – 2013, Ninh Bình tiếp tục khẳng định vị thế tỉnh thuộc tốp đầu các tỉnh có chất lượng GD cao nhất của cả nước. Đây cũng là địa phương nằm trong 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về tỉ lệ HS thi đỗ ĐH, CĐ.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng GD toàn diện nên chất lượng GD đại trà của tỉnh được nâng lên, làm tiền đề tạo bước đột phá cho chất lượng GD mũi nhọn. Riêng năm học vừa qua, toàn tỉnh có 129 giải HS giỏi cấp quốc gia. Trong đó có 50 em đạt giải HS giỏi quốc gia lớp 12 THPT với 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, 23 giải Ba và 17 giải Khuyến khích.

Ngoài ra, còn kể đến thành tích mà các em HS Ninh Bình đã mang về trong các cuộc thi quan trọng khác như: 25 giải giải toán trên máy tính cầm tay; 20 huy chương và 43 Bằng danh dự Olympic tiếng Anh trên Internet; 34 giải cuộc thi giải Toán qua Internet, trong đó Trường THPT Kim Sơn A đoạt 8 giải Vàng… Đặc biệt, HS Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đoạt 1 huy chương Vàng quốc tế sáng tạo trẻ năm 2013 tại Malaysia.

Có được những kết quả trên là do các điều kiện nâng cao chất lượng GD của tỉnh tiếp tục được đầu tư hiệu quả. Sở GDĐT đã Triển khai thực hiện chương trình GDMN mới tới 100% trường mầm non với 97,5% nhóm lớp (nhà trẻ 95,3%, mẫu giáo 99,7%), tăng 12% so với năm học trước; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đến trường, duy trì ổn định trẻ được nuôi bán trú tại trường với tỷ lệ 98%.

Ở bậc Tiểu học, tỷ lệ học HS 2 buổi/ngày đạt 90,3%, tăng 1,8% so với năm học trước, vượt chỉ tiêu phấn đấu cả năm học 0,3%, trong đó 100% trường dạy học nhiều hơn 5 buổi/tuần, 86,7% trường tiểu học có 100% HS học 2 buổi/ngày. 100% HS từ lớp 3 – 5 được học tiếng Anh theo chương trình GD phổ thông.

Công tác GD hòa nhập cho trẻ em thiệt thòi, khuyết tật được tỉnh đặc biệt chú trọng. Vì thế, riêng năm học 2012 – 2013 Ninh bình huy động 152 trẻ khuyết tật mầm non ra lớp học hòa nhập, chiếm 74,9% tổng số trẻ bị khuyết tật được điều tra, cấp tiểu học huy động được 559 HS khuyết tật học hòa nhập chiếm tỷ lệ 86,66%, cấp trung học huy động được 130 HS khuyết tật học hòa nhập chiếm tỷ lệ 34,2%.

Quy mô trường, lớp các cấp học được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được huy động đến trường mầm non tăng, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường; 88% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục THCS.

Cơ sở vật chất được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố trong tỉnh đạt 83,5%; có thêm 22 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia các mức độ, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 338 trường, đạt tỷ lệ 72,1%, 62 xã, phường, thị trấn có các trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên với tỷ lệ đạt chuẩn trở lên chiếm 99,8%, trên chuẩn đạt 71,5%, tăng 11,5% so với năm học trước.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận những thành tích mà ngành GDĐT tỉnh Ninh Bình đạt được trong năm học vừa qua. Tại buổi lễ, Thứ trưởng còn nhấn mạnh: năm học 2013-2014 là năm học bản lề, có vị trí quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, triển khai Chương trình hành động của ngành GDĐT giai đoạn 2011- 2016 và Chiến lược phát triển GD 2011-2020, hướng tới mục tiêu "Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam".

 Do đó, toàn ngành cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Chuẩn bị thật tốt các điều kiện cho năm học mới, tạo không khí phấn khởi thi đua ngay từ đầu năm học. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhất là cấp THPT.

Quan tâm xây dựng thư viện trường học, việc sử dụng phòng học bộ môn, thư viện và thiết bị dạy học, tăng cường đồ dùng dạy học tự làm…vv. Bên cạnh đó, Ninh Bình cần nâng cao chất lượng GD các cấp học, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, các loại hình trường lớp. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giữ vững và nâng cao thành tích các kỳ thi HS giỏi quốc gia, tuyển sinh ĐH, CĐ, phấn đấu có giải HS giỏi quốc tế…vv.

Đồng thời phải chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tại Lễ tổng kết, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Lê Văn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Phó Giám đốc Sở GDĐT Đặng Thị Yến và Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Phạm Văn Đằng. Ngành GDĐT Ninh Bình đã hoàn thành tốt 15 tiêu chí thi đua, trong đó có 10 tiêu chí đạt xuất sắc, được Bộ GDĐT tặng Cờ thi đua tiêu biểu xuất sắc năm học 2012-2013 cùng nhiều phần thưởng cao quí khác đã được trao tặng cho các cá nhân, tập thể.

 Việt Hoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201308/ninh-binh-khang-dinh-vi-the-tinh-co-chat-luong-gd-cao-1971681/

Comments