Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cậu bé "vàng" Olympic Toán muốn tặng mẹ huy chương

Posted: 07 Aug 2013 07:58 AM PDT

(VnMedia) - Võ Anh Đức, là một trong 3 thí sinh đoạt Huy chương vàng (HCV) trong kì thi Olympic Toán quốc tế năm 2013. Anh Đức chia sẻ: "Nếu tấm huy chương này chỉ được dành cho một người thì em sẽ dành tặng mẹ của em".

Võ Anh Đức, học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là một trong 3 thí sinh đoạt HCV  trong kì thi Olympic Toán quốc tế năm 2013. Trở về từ Colompia với thành tích xuất sắc, là thí sinh đạt điểm số cao nhất 34/42 của đoàn Việt Nam, Anh Đức đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng và những phần thưởng xứng đáng. Nhưng khi tiếp xúc với mọi người, em vẫn gây ấn tượng bởi sự giản dị và những tâm sự rất thật về con đường học tập của mình.

 Ảnh minh họa

 Võ Anh Đức 

nhận hoa chúc mừng từ Bộ GDĐT khi từ Colompia trở về Việt Nam 

Em muốn dành tặng mẹ tấm Huy chương vàng

Tấm HCV toán Olimpic là thành quả của cá nhân Anh Đức và cũng là công lao thầy cô dạy dỗ em từ những ngày đầu tiên, tấm huy chương ấy là thành quả chung cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của thầy trò. Nhưng Anh Đức cũng chia sẻ rất chân thành: "Nếu tấm huy chương này chỉ được dành cho một người thì em sẽ dành tặng mẹ của em".

Từ những ngày còn theo học tại Đắc Lắc trong 3 năm đầu tiên của cấp 1, mẹ chính là những người đã dạy cho em những phép toán đầu tiên và động viên em đến với toán học. Anh Đức tâm sự: "Trong gia đình, mẹ là người luôn theo sát, quan tâm và chăm sóc cho em rất chu đáo. Việc em theo học toán mẹ luôn ủng hộ và giúp đỡ em rất nhiều. Mỗi thành tích mà em đạt được đều có công lao của mẹ vì vậy em luôn cố gắng đạt kết quả tốt nhất để mang về dành tặng cho mẹ."

Một chàng trai theo đuổi môn toán và có rất nhiều thành tích với nó, nhưng Anh Đức cũng khiến mọi người phải ngạc nhiên khi em còn là một người yêu thích và am hiểu môn lịch sử. Em đã làm cho mọi người phải thay đổi suy nghĩ về việc học giỏi tự nhiên thì sẽ không yêu thích các bộ môn xã hội, Anh Đức chia sẻ: "Em rất thích đọc sách lịch sử vì em tìm được trong đấy những sự kiện hay, và em cũng thấy mình học được rất nhiều thứ để mang áp dụng vào thực tế từ lịch sử."

Con đường đến với tấm huy chương vàng Olimpic

Võ Anh Đức sinh ra tại Đắc Lắc và đến khi học lớp 4 em theo gia đình chuyển về quê nội để sống và tiếp tục học tập, em chia sẻ: "Khi em vào học ở môi trường mới, ban đầu cũng bỡ ngỡ nhưng dần dần em cũng quen được. Trong những ngày đấy, cô giáo chủ nhiệm ngày lớp 4 chính là người động viên em rất nhiều và có lẽ em yêu Toán cũng từ những ngày khởi đầu ấy. Có được những thành tích như hôm nay, em rất cảm ơn cô".

Khởi đầu bằng niềm yêu thích của một cậu học trò lớp 4, Anh Đức đã theo đuổi môn học trong suốt những năm tiếp theo và liên tục đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Giống như bạn bè, Anh Đức chọn trường THPT chuyên Hà Tĩnh để viết tiếp câu chuyện và niềm đam mê toán học của mình. Được học tập trong một môi trường với nhiều thầy cô giỏi và có bề dày truyền thống; Anh Đức đã phát huy được hết khả năng của bản thân.

Khi được hỏi về người thầy mà em ấn tượng và cũng có ảnh hưởng nhiều nhất đến em trong những ngày theo học tại Chuyên Hà Tĩnh, em vui vẻ trả lời: "Ở trường thầy cô nào em cũng quý mến và tôn trọng, nhưng thầy Sơn là người em ấn tượng và thực sự phải biết ơn. Thầy là giáo viên chủ nhiệm và cũng là người dạy em từ những ngày đầu tiên bước vào trường cho đến bây giờ. Thầy là người động viên, khích lệ và luôn đồng hành cùng bọn em trong suốt 3 năm qua để đến hôm nay bọn em có được những thành công này."

Ở môi trường nào, "chàng trai vàng" của lớp 12 Toán 1 trường chuyên Hà Tĩnh cũng được thầy cô, bạn bè quý mến vì sự gần gũi, cởi mở và một tinh thần han học hỏi. Theo đuổi môn toán cho đến hôm nay, Anh Đức đã kịp viết vào bảng thành tích cá nhân của mình những kết quả rất đáng tự hào: HCB toán tuổi thơ toàn quốc khi đang là cậu học sinh lớp 5, Giải nhì Quốc gia lớp 11, Giải nhì Quốc gia và HCV Olimpic Quốc tế lớp 12 cùng với những giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập để có thể đạt được những thành quả ấy, Anh Đức: "Em nghĩ không chỉ với môn Toán mà là với tất cả các môn, muốn học tốt trước hết cần có niềm đam mê với nó. Em luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ với mỗi bài toán, hứng thú để tìm ra lời giải cuối cùng và tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Sau một thời gian làm nhiều bài tập sẽ tự rút ra được phương pháp cho từng dạng bài và có được kinh nghiệm với mỗi loại bài tập để lần sau có thể có cách làm tốt nhất".

Vinh quang và những vòng nguyệt quế dành tặng cho cậu học trò Hà Tĩnh là một thành quả xứng đáng; nhưng khi hỏi về bản thân; Anh Đức khiêm tốn chia sẻ: "Em cũng rất vui và bất ngờ với những kết quả mình đạt được, nhưng bản thân em cũng có lúc chưa hài lòng lắm khi nhìn lại bảng thành tích ấy. Em đã không đạt được những kết quả cao trong mỗi kì thi quốc gia. Nhưng em nghĩ đó cũng là bài học và là nơi em có thể nhìn lại và trưởng thành hơn."

Vượt lên những khó khăn, áp lực trước mỗi kì thi, Anh Đức cùng các bạn đã mang vinh quang về cho đất nước và khẳng định trí tuệ của người trẻ Việt Nam trên trường quốc tế. Con đường từ một cậu học trò bỡ ngỡ với môi trường học tập mới đến một chàng trai vàng Olimpic Toán quốc tế là sự khẳng định cho niềm đam mê và tinh thần học hỏi, vượt khó không ngừng của Võ Anh Đức.

Dự định cho tương lai của cậu học trò Hà Tĩnh

Trở về sau cuộc thi Olimpic toán quốc tế cùng với một bảng thành tích vô cùng ấn tượng, Anh Đức cũng có những lựa chọn riêng cho tương lai của mình. Em quyết định vào học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, khoa Công nghệ thông tin và sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng để đi du học nước ngoài.

Anh Đức chia sẻ về dự định trong tương lai của mình: "Em sẽ cố gắng học tập thật tốt ở môi trường mới và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Nếu được chọn, em sẽ đi du học tại Mỹ vì em nghĩ đó là một miền đất hứa với rất nhiều cơ hội cho em học hỏi và trưởng thành."
Hành trang mà Anh Đức đang có là những ngày học tập tại ngôi trường chuyên Hà Tĩnh và những kỉ năng bản thân em tích lũy được. Được học tập ở một môi trường tốt, Anh Đức chia sẻ: "Em thấy mình rất may mắn vì luôn được học với những thầy cô giỏi và có tâm huyết. Em nghĩ môi trường học tập cũng quyết định rất nhiều đến kết quả mà em đạt được. Nhưng em nghĩ với bản thân em và tất cả các bạn bè khác, môi trường học tập có ảnh hưởng nhiều nhưng không phải là tất cả, còn phải là sự nỗ lực và ý chí phấn đấu của bản thân mình."

Kết thúc chặng đường 3 năm THPT, Anh Đức sẽ bước vào cánh cổng trường Đại học với những điều mới mẻ và cả những cơ hội mới được mở ra. Với niềm đam mê toán học và những gì tích lũy được cùng sự động viên của gia đình, thầy cô, chúc cho chàng trai vàng Toán Olimpic quốc tế sẽ thực hiện được ước mơ của mình và còn đi xa hơn nữa trên con đường chinh phục bộ môn toán học.

Minh Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www6.vnmedia.vn/Cau-be-vang-Olympic-Toan-muon-tang-me-huy-chuong/11654203.epi

Học 2 tháng ở Ngoại thương rồi quyết nghỉ

Posted: 07 Aug 2013 06:59 AM PDT

- Chẳng đến Jordan, chưa tới 25 nước, nhưng với Gia Ngọc, quãng thời gian dừng học 2 năm ở trong nước thực sự hữu ích với bản thân.

Dừng học 1 năm, ở Jordan nhiều thứ ‘đầu tiên trong đời’

Gia Ngọc hiện là quản lý của trang web VApedia, (link là vietabroader.org/pedia). Trang này là một dự án của tổ chức VIetAbroader, có nội dung giống như một từ điển bách khoa về du học Mỹ bậc trung học và đại học.

Gia Ngọc cũng đang là sinh viên năm thứ hai của Trường ĐH Ngoại thương TPHCM. Tính theo… tuổi, lẽ ra Ngọc đã phải học tới năm thứ 4. Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển cũng vào trường này năm 2010, học được hai tháng, Ngọc đã quyết định "Nghỉ!".

i hc, b hc, gap year, khm ph, s thch, bn thn, gii tr

- Em quyết định gap year vì cảm thấy em có một số vấn đề với bản thân. Trước hết, em không biết em có đam mê hay phù hợp với ngành học gì, không biết ngành tài chính ngân hàng đang học có hợp với bản thân không? Em cũng không biết liệu bản thân có thực sự cần học ngành mà em phù hợp, đam mê để thành công hay không, hay cứ học theo một ngành nào đấy bất kì cũng được? Em cũng cảm thấy bản thân còn nghèo vốn sống và nhận ra rằng sau 3 năm cấp 3 em không biết nhiều về cuộc sống bên ngoài.

Ngoài ra, em nghỉ học với dự định ban đầu cũng là để chuẩn bị hồ sơ đi du học ở Mỹ. Đầu năm lớp 12, em đã chuẩn bị việc này nhưng không thành công.

Em đã làm gì trong thời gian nghỉ học?

- Em tham gia CLB VietAbroader, tham gia BTC Hội thảo VietAbroader 2011, 2012, tham gia Ban điều hành Tổ Chức VietAbroader. Em cũng tham gia Dự án mạng lưới lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (viết tắt là SEALNet), đi dạy SAT, đi bán thiệp… Ngoài việc tham gia nhiều hoạt động để tăng vốn sống, em cũng phải tự đọc sách trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tâm lý, triết học để nâng cao vốn kiến thức của bản thân, đồng thời hiểu được những kiên thức em sẽ phải học trong những ngành trên, từ đó giúp chọn được đúng ngành em muốn theo đuổi.

Khi gap year, em có nghĩ đến những khó khăn khi bỏ học không? Có khi nào em sợ mình sai lầm không?

- Trong quá trình này em đã học được rất nhiều thứ, một trong những thứ đấy là em nhận ra em đam mê về điều gì. Em nhận thấy trong tất cả những việc em làm, em đều rất hứng thú với khía cạnh mà liên quan đến tâm lý con người.

Ví dụ như khi em làm ở Hội thảo, em ở trong ban Quan hệ công chúng. Khía cạnh mà em thích là lên kế hoạch để quảng bá cho hội thảo, đưa hội thảo đến các em cấp 3. Khi em làm ở Câu lạc bộ, khía cạnh mà em thích là đọc đơn đăng kí tham gia câu lạc bộ và phỏng vấn các bạn học sinh cấp 3, và đi dò hỏi trong mạng lưới quan hệ của em về những bạn này để biết được ngoài đời họ như thế nào. Khi em đi dạy SAT, em phải tìm hiểu về tâm lý con người trong việc học, và em cũng thích việc đối thoại với học trò để hiểu được suy nghĩ của học trò từ đó biết cách làm cho học trò hiểu bài.

Chính vì thế, em không hề hối hận khi đã take 2 năm gap year. Em dự định sau này sẽ theo đuổi hướng liên quan đến giáo dục và công nghệ thông tin. Em không thích đứng lớp vì em thấy nghề giáo ở Việt Nam không được coi trọng và cũng khó sống.

Gia đình em nghĩ sao khi em nghỉ học?

- Gia đình em không biết. Em không nói vì biết rằng nói kiểu gì cũng bị từ chối. Và kể cả khi gia đình em đồng ý thì trong thời gian đó mình muốn đi đâu, làm gì cũng sẽ phải báo cáo thường xuyên, không được tự do.

i hc, b hc, gap year, khm ph, s thch, bn thn, gii tr

Tại sao em không đi ra nước ngoài khám phá, hoạt động tình nguyện… trong thời gian nghỉ học, như cách nhiều bạn take gap year đã làm?

- Đi lại thì phải cần tiền, mà em thì không có tiền. Bản thân em cũng không thích đi du lịch, vì em không thích cảm giác di chuyển. Ở lại thành phố em học được nhiều thứ.

Hai năm gap year với em là đủ?

- Thực ra em định nghỉ học 3 năm cơ. Nhưng em nghỉ gần 2 năm thì gia đình em phát hiện ra. Mọi người có la mắng và bắt em phải thi lại đại học. Vì vậy mà năm vừa rồi em đã thi và trúng tuyển vào trường ĐH Ngoại thương TPHCM.

Em đã từng nghỉ học ở trường ĐH Ngoại thương vì lý do không biết có thật sự đam mê, phù hợp không. Vậy tại sao em lại thi lại vào chính ngôi trường này, khi dự định của em là theo đuổi công việc liên quan tới giáo dục, công nghệ thông tin?

- Học ngoại thương không hẳn là không đúng sở thích. Em cũng thích học kinh tế, nhưng là học để biết chứ không phải học để làm. Tư duy kinh tế còn áp dụng được vào nhiều việc khác.

Đến thời điểm này, em đã thấy mình đi đúng hướng chưa? Em có ân hận không, nhất là khi bị chậm mất 2 năm so với các bạn cùng tuổi?

- Về việc chậm, em cảm thấy điều đấy không quan trọng, và em cũng không bị phiền lòng bởi điều đấy.

Em cảm thấy rằng, nhanh hay chậm cũng chỉ là tương đối. Mỗi người được sinh ra trong các hoàn cảnh khác nhau, vì vậy sự phát triển của bản thân họ – sự phát triển về mặt nhận thức bản thân và vốn sống – là khác nhau.

Ở tuổi 18, em cho rằng nhận thức bản thân và vốn sống của bản thân chưa đủ cho một đứa 18 tuổi, chính vì thế em cho rằng điều quan trọng là em làm những thứ em cần phải làm là bổ sung vốn sống và khả năng cho bản thân, chứ không phải quá bận tâm đến việc nhanh chậm và sự so sánh tương đối giữa bản thân và các bạn cùng tuổi khác.

Cái mà em nhận được qua 2 năm gap year cũng không chỉ là hành trang kinh nghiệm mà có kết quả thực tế.

Đó là em nhận được học bổng 50 nghìn USD của ĐH Saint John (Mỹ). Nhưng có 2 lý do mà em không đi: Thứ nhất là có một khoản sẽ phải trả lại.

Nhưng đó không phải là lý do chính, mà điều khiến em quyết định ở lại Việt Nam là do muốn có thời gian dành cho trang VApedia. Nếu ra nước ngoài bận việc học sẽ không có thời gian nhiều cho web. Đây cũng chính là một bước để chuẩn bị cho công việc liên quan đến giáo dục sau này. Bởi vì, nội dung các bài viết trên trang VApedia mang tính truyền tải thông tin và hướng dẫn, vì thế việc chuẩn bị các bài viết này cũng có nhiều phần giống như đi dạy, ví dụ như trình bày thông tin chặt chẽ, hoặc tìm hiểu về những cách hiểu sai, hiểu nhầm thường gặp của một vấn đề…

Em có chia sẻ gì với các bạn đồng trang lứa?

- Nếu các bạn coi việc học là con đường duy nhất, như các bạn ở quê, thì tập trung cho việc học. Còn với những bạn ở thành phố, việc học không cấp bách lắm, thì nên dành thời gian 1, 2 năm tạm nghỉ. Thà là mình đi chậm nhưng biết mình đi đâu.

Cảm ơn em và chúc em thực hiện được những hoài bão của mình.

  • Chi Mai

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134236/hoc-2-thang-o-ngoai-thuong-roi-quyet-nghi.html

Diễn đàn du học Pháp 2013

Posted: 07 Aug 2013 06:59 AM PDT

(GDTĐ) – Thông báo từ Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT), Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) và Hội Cựu du học sinh Việt Nam tại Pháp (UAFV) sẽ tổ chức Diễn đàn du học Pháp lần thứ 8.

Hình ảnh tại Diễn đàn du học Pháp 2012
Hình ảnh tại Diễn đàn du học Pháp 2012

Diễn đàn sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 9/8, từ 7.30 – 12.30 tại trường ĐH Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày 10/8, từ 7.30 – 12.30 tại Hội trường nhà D Trường Đại học KHXHNV, ĐHQG TPHCM và Hà Nội: Ngày 11/8 từ 7.30 – 12.30 tại Hội trường Trường ĐH Xây dựng.

Diễn đàn sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh về du học Pháp từ góc nhìn của các du học sinh Việt Nam đang học tập tại Pháp.

Các buổi hội thảo về thủ tục hành chính, nhà ở, việc làm, cuộc sống sinh viên tại Pháp, việc học tập tại Pháp và các gian thông tin theo chủ đề cũng như của các đơn vị tổ chức sẽ là nơi cung cấp thông tin để các sinh viên chuẩn bị tốt hơn chuyến du học của mình tại Pháp.

Thông tin chi tiết về Diễn đàn được đăng trên trang web của các đơn vị tổ chức: www.uevf.net; www.vietnam.campusfrance.org; www.uafv.org

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201308/dien-dan-du-hoc-phap-2013-1971598/

Cơ hội cho học sinh Việt Nam nhận bằng quốc tế của Cambridge

Posted: 07 Aug 2013 06:59 AM PDT

Bắt đầu từ niên học 2013 – 2014, lần đầu tiên, học sinh Việt Nam cũng có được cơ hội học tập song song chương trình Đào tạo Quốc gia của Bộ GD-ĐT chương trình Quốc tế Cambridge xuyên suốt các cấp. Mô hình đào tạo này như thế nào, có điểm gì ưu việt, chúng tôi đã tìm hiểu ở Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), trường ngoài hệ thống công lập tiêu biểu.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Michael Allan Charles, Giám đốc Học vụ kiêm Hiệu trưởng Chương trình Trung Học Hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, cho biết được sự cho phép của Sở GD-ĐT TPHCM và Bộ GD-ĐT, Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc đã hợp tác cùng Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge (CIE), bắt đầu từ niên học 2013-2014, lần đầu tiên mở ra mô hình tích hợp giảng dạy song song chương trình Giáo dục Quốc tế Cambridge và chương trình Đào tạo Quốc gia của Bộ GD-ĐT. Với chương trình tích hợp này, sau khi hoàn tất chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông, bên cạnh bằng tốt nghiệp do Sở GD-ĐT TPHCM ban hành theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh của Hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt Úc còn được nhận chứng chỉ giá trị quốc tế được công nhận trên toàn thế giới do Đại học Cambridge cấp.



Cơ hội cho HS, SV Việt Nam nhận bằng quốc tế của CambridgeÔng Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, ông Phạm Tấn Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (đứng giữa hàng trên), Giáo sư Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, bà Isabel Nisbet – Giám đốc khu vực Châu Á của Hội đồng Khảo thí Quốc Tế Cambridge (CIE) trao Chứng chỉ Bồi dưỡng Nghiệp vụ Chương trình Quốc tế Cambridge cho 150 giáo viên của Hệ thống Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) tại Mega Campus ngày 21/7/2013.

Cụ thể, học sinh của Hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt Úc tốt nghiệp tiểu học (lớp 1 – lớp 5) được cấp chứng chỉ Cambridge Primary Checkpoint, lớp 6 – lớp 8: Cambridge Secondary Checkpoint, lớp 9, 10: Cambridge IGCSE, lớp 11, 12: Cambridge A level. 

Điều này có nghĩa là, không cần sống và học ở nước ngoài (vốn chưa phù hợp với học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở), lần đầu tiên, học sinh Việt Nam được có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế và nhận bằng của Cambridge xuyên suốt các cấp với chi phí tiết kiệm, phù hợp với điều kiện tài chính của người Việt.

Để chuẩn bị cho công tác giảng dạy chương trình tích hợp này, Hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc đã nâng cấp và trang bị về cơ sở vật chất để đạt được tiêu chuẩn theo yêu cầu của CIE và đầu tư 2 triệu đô la Mỹ cho việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý chương trình Cambridge cho niên học 2013 – 2014. Theo đó, Hệ thống trường DLQT Việt Úc đã tuyển gần 50 giáo viên đạt chuẩn Cambridge đã được CIE kiểm định và bồi dưỡng nghiệp vụ cho 150 giáo viên hiện tại thông qua các chương trình tập huấn về phương pháp giảng dạy chương trình quốc tế Cambridge

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-hoi-cho-hoc-sinh-viet-nam-nhan-bang-quoc-te-cua-cambridge-763772.htm

Cư dân mạng thích thú đồ họa về thành công-thất bại

Posted: 07 Aug 2013 05:59 AM PDT

Những biểu hiện cụ thể người thành công và kẻ thất bại.

Biểu hiện của người thành công:

- Biết tri ân

- Biết khen thưởng

- Luôn tha thứ

- Ghi nhận chiến công của đồng đội

- Nhận trách nhiệm khi thất bại

- Học hỏi hàng ngày

- Biết tự kiểm điểm

- Tìm kiếm ý tưởng

- Mong người khác thành công

- Chia sẻ thông tin và tri thức

- Luôn thực tế

- Luôn tìm được niềm vui

- Đặt các mục tiêu cụ thể và vạch kế hoạch đạt mục tiêu

- Tìm cách chinh phục thách thức thay vì kêu ca

- Học hỏi từng giờ

- Luôn biết rõ danh mục công việc và đeo đuổi nó hàng ngày

- Chấp nhận và biết cách thích nghi với các thay đổi

Biểu hiện của kẻ thất bại:

- Thường nhấn mạnh điểm yếu của người khác

- Hay chỉ trích

- Tìm cách “chiến đấu” với người khác

- Muốn nhận hết phần thắng về mình

- Luôn tìm cách chối lỗi của mình và tìm lỗi của người khác

- Mất thời gian chat chit linh tinh

- Cho mình là quan trọng

- Sợ thay đổi

- Tỏ ra mình là người biết tuốt

- Thích bóc mẽ người khác

- Luôn tìm cách thủ lợi cho mình

- Hay buôn chuyện người khác

- Hay đố kị

- Không đủ tri thức và dữ liệu

- Không biết mình muốn gì, bao nhiêu

- Có thiên hướng nhìn thấy khía cạnh tiêu cực

- Không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134526/cu-dan-mang-thich-thu-do-hoa-ve-thanh-cong-that-bai.html

Nghệ An: 23 trường phổ thông được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Posted: 07 Aug 2013 05:59 AM PDT

(GDTĐ) – Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) các trường phổ thông.


Trường THPT Hà Huy Tập vừa được cấp GCNKĐCLGD cấp độ 3
 

Theo đó, việc kiểm định được thực hiện qua hai vòng: kiểm định trong và kiểm định ngoài. Sau khi kết thúc kiểm định ngoài, các trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục (GCNKĐCLGD) theo ba cấp độ từ cao xuống thấp: cấp độ 3, cấp độ 2 và cấp độ 1.

Sau một thời gian chuẩn bị, năm học 2011 – 2012, lần đầu tiên Sở GDĐT Nghệ An tổ chức KĐCLGD và 2 trường vùng cao (TH Châu Bình 1, Quỳ Châu và THCS Châu Khê, Con Cuông) đã được cấp GCNKĐCLGD cấp độ 2.

Hôm 26/7, Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An đã ra quyết định cấp GCNKĐCLGD thời hạn 5 năm, từ năm học 2012 – 2013 cho 21 trường phổ thông. Trong đó đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 3 có 4 trường TH, 7 trường THCS, 2 trường THPT và đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 2 có 4 trường TH, 3 trường THCS, 1 trường THPT.

Như vậy, tính đến hết năm học 2012 – 2013, Nghệ An có 23/1042 trường phổ thông được cấp GCNKĐCLGD.  

Minh Đức

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/nghe-an-23-truong-pho-thong-duoc-cap-giay-chung-nhan-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-1971600/

Đang tư vấn về cơ hội học Đại học Anh Quốc VN ngay năm 2013

Posted: 07 Aug 2013 05:59 AM PDT

Những thí sinh chưa đạt về trình độ Tiếng Anh có thể làm bài kiểm tra trình độ tại trường và tham gia các lớp Tiếng Anh học thuật tại trường trước khi vào chương trình đại học.

1.

2.

3.

4.
Em Đỗ Duy Dương, sinh viên Đại học British University Vietnam.

* * *

Lựa chọn Đại học Quốc tế của Anh ngay tại Việt Nam

Xu hướng thay đổi từ cho con du học sang lựa chọn đại học quốc tế trong nước ngày càng tăng đặc biệt từkhi nền kinh tế biến động và có biểu hiện suy thoái. Nhiều gia đình có kế hoạch cho con du học nước ngoài đã phải thay đổi chiến thuật, thắt chặt hầu bao do việc kinh doanh của gia đình bị biến động theo sự suy thoáichung. Bên cạnh đó, đối với các gia đình có mức thu nhập trung bình khá trước đây mong muốn cho con có được nên giáo dục quốc tế nhưng chưa đủ điều kiện cho con đi du học nước ngoài, du học tại chỗ giờ đây là lựa chọn đầu kiện thông minh cho con cái.

Phỏng vấn nhóm phụ huynh có con trong độ tuổi THPT tại Hà Nội đã có 20% học sinh và phụ huynh lựa chọn mô hình du học tại chỗ đểtiết kiệm ngân sách. Con số này tăng nhanh so với cách đây 3-5 năm khi mô hình các trường ĐH quốc tế còn ít sự lựa chọn. Theo họ lý do quan trọng nhất để con du học tại chỗ vì con được tiếp thu nền giáo dục từ các quốc gia phát triển trên thế giới với chất lượng giáo dục uy tín, trong đó nền giáo dục Anh Quốc là một trong những lựa chọn ở tốp dẫn đầu ngay tại Việt Nam với một chi phí đầu tư hợp lý.

Phù hợp với nhu cầu xã hội

Sinh viên Đại học Anh Quốc VN - British University Vietnam (BUV).

Phát triển toàn diện để chuẩn bị cho một tương lai bền vững

Bên cạnh việc đào tạo bằng Tiếng Anh và trang bị những kiến thức chuyên ngành sâu rộng, các chương trình đại học quốc tế còn chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, tiếp cận và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để giúp sinh viên chuẩn bị một cách đầy đủ nhất cho một tương lai thành công. Nền giáo dục Anh Quốc đã bứt phá và trở thành dẫn đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực mới tốt nghiệp, có đủ kỹ năng toàn diện và đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Các trường đại học Anh Quốc có được uy tín nhờ việc họ đã phát triển được cả tư duy, cách nghĩ và hoàn thiện cả kỹ năng làm việc của con người. British University Vietnam cũng tự hào là người phát huy và nâng tầm những giá trị này để giúp các bạn trẻ Việt Nam thành công. Tại BUV, sinh viên được giảng dạy bởi 100% giảng viên nước ngoài. Các giảng viên còn là những người từng có kinh nghiệm làm việc thực tế trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Điều này giúp bài giảng của họ giảng viên tại BUV trở nên sinh động và gắn liền với thực tiễn.

Bà Hoàng Thị Vượng, phụ huynh em Ninh Quang Khôi, sinh viên Quản trị kinh doanh Quốc tế tại British University Vietnam cho biết: "Trước đây, con tôi đã đỗ một trường đại học có tên tuổi trong nước và từng theo học 1 năm nhưng với quyết tâm của cháu chúng tôi đã đồng tình để cháu theo học tại BUV ngành QTKD. Tôi có cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi của con sau thời gian học tại trường quốc tế BUV. Tôi đồng tình với cách trường dạy và định hướng để sinh viên phát triển tư duy độc lập, học tập trung thực, sống có trách nhiệm với chính bản thân mình và gia đình, ngay từ năm thứ nhất cháu đã đi thực tập và đi sâu vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp do trường giới thiệu."

Bạn Bùi Thu Trang, sinh viên năm cuối của BUV cũng chia sẻ: "Ưu thế của sinh viên BUV sau khi ra trường chính là sự tự tin có được từ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đang theo học, những kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thực tế tại các tổ chức lớn như: Hilton, ANZ, Standard Chartered Bank, Movenpick Hotel, British Council…".

Sự kiểm duyệt chất lượng khắt khe của những đại học hàng đầu nước Anh

Ngành học phù hợp nhu cầu thị trường

Một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh và học sinh lựa chọn mô hình du học tại chỗ như British University Vietnam là trường tập trung đào tạo nhóm ngành kinh tế được cấp bằng của Anh Quốc và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước:

- Chương trình Tài chínhvà Ngân hàng cấp bằng trực tiếp bởi trường Đại học London, Anh quốc

- Chương trình cấp bằng trực tiếp của trường Đại học Staffordshire, Anh quốc:

o Quản trị Kinh doanh Quốc tế

o Quản trị Marketing

o Kế toán và Kinh doanh

Nguồn: http://tuyensinh.dantri.com.vn/tuyen-sinh/dang-tu-van-ve-co-hoi-hoc-dai-hoc-anh-quoc-vn-ngay-nam-2013-761861.htm

Bán suất vào trường điểm

Posted: 07 Aug 2013 04:59 AM PDT

Càng đến gần ngày tựu trường năm học mới, cuộc đua chạy trường điểm cho con nóng hơn lúc nào hết. Tại TPHCM, mua, bán suất được coi là giải pháp cuối cùng để phụ huynh kiếm suất trường điểm cho con dù giá được cò "hét" cả ngàn đô.

Anh Cùng, ngụ quận Gò Vấp đang tìm một suất cho con vào lớp 6 tại trường Colette (quận 3). Không biết lối nào để "đi" cho nhanh, anh tìm đến Tuấn, một tay "cò" chuyên mua, bán suất vào trường điểm.

"Đục hộ khẩu", béo cò trường

Nghe nguyện vọng của anh Cùng, Tuấn cho biết còn một suất nhưng giá 3 ngàn USD. "Suất vào trường Colette quận 3 không rẻ. Nếu có hộ khẩu tầm 2 ngàn đô. Các trường như Lê Chí Trực, Trần Quốc Thảo… mềm hơn, chỉ khoảng 1 – 2 ngàn"-Tuấn nói.

Theo Tuấn, những suất này là do anh ta mua từ những phụ huynh có suất học của con nhượng lại. Vì kinh tế hoặc lý do nào đó họ không cho con theo học nên bán lại suất cho Tuấn rồi rút hồ sơ nộp trường khác.

"Để có những suất đó không phải dễ đâu. Ngoài quen biết còn phải chung chi cán bộ trường mới đặt được đó. Cửa hẹp lắm, ông ạ", Tuấn lên giọng.

trng im, chy trng

Trường Tiểu học Cao Bá Quát (quận 1, TPHCM) luôn được phụ huynh tín nhiệm và tìm mọi cách cho con vào học. Ảnh: Gia Huy.

Cái khó của anh Cùng là không có hộ khẩu quận 3. Tuấn tư vấn: "Anh nên chuyển gấp hộ khẩu qua quận 3, sau đó viết một lá đơn, hiệu trưởng chấp nhận đã".

Theo Tuấn, từ đầu năm tới nay, anh ta đã bán hơn 100 suất vào các trường tốt tại các quận. Tuấn nói vì có mối quen biết với một số thầy cô tại các trường này nên ngay khi kết thúc năm học, cò này đã phải bỏ tiền ra đặt có suất nào trống Tuấn cũng nhanh chân "xí phần" để bán lại.

Sau khi hướng dẫn các thủ tục cần thiết, Tuấn yêu cầu sau khi kiếm được người thân cho con anh Cùng nhập hộ khẩu vào quận 3 thì đưa trước cho Tuấn 1.500 USD để anh ta lo thủ tục nhập hộ khẩu và chạy trường.

"Trường tiểu học Colette được coi là trường mơ ước của các phụ huynh có con vào lớp 1 ở TPHCM. Để có được một suất cho con vào trường này, ngay từ đầu vợ chồng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị một món tiền lớn để chạy" – anh Cùng nói.

Cuộc đua nước rút

Vì một số quận trung tâm tại TPHCM chủ trương không nhận học sinh tiểu học, THCS và THPT trái tuyến, cuộc đua chạy trường điểm càng căng thẳng tại thời điểm "nước rút". Theo "luật ngầm" của nhiều trường, mỗi giáo viên của trường có một suất trái tuyến dành cho người nhà. Một năm học tôi lại được hàng chục đơn "đặt hàng" suất vào trường. Thậm chí thời điểm này trường đã khóa sổ nhận hồ sơ vào trường nhưng phụ huynh vẫn đến tận nhà nhờ vả cho con bằng mọi giá", cô T.T.D giáo viên trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 3 cho biết.

Do vợ chồng đi công tác nước ngoài hơn tháng nên khi về cũng là lúc các trường tiểu học đã chốt hồ sơ, anh Nguyễn Viết Thanh, ngụ quận Tân Bình phải chạy đôn đáo, liên hệ tất cả các mối quan hệ để lo cho con trai mình. "Mấy ngày nay xin nghỉ việc, chạy khắp nơi cậy nhờ cho con vào trường điểm. Nghe nói, trường Trần Quốc Thảo quận 3 còn, nhưng chi 30 triệu đồng mới vào được"- anh Thanh nói.

Tại Phòng Giáo dục quận 5, mặc dù chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày tựu trường, nhiều phụ huynh vẫn tìm đến xin cho con học trái tuyến. Bà Trần Thị Phúc, 56 tuổi, ở quận 8 có cháu gái năm nay vào lớp 6. Bố mẹ cháu đang làm việc ở nước ngoài. Bà muốn cháu học trường THCS Mạch Kiếm Hùng , quận 5 vì trường này là trường điểm, nhưng hồ sơ của cháu bà bị từ chối vì không hợp lý bởi trường không nhận học sinh trái tuyến. Bà cho biết, sẽ cố gắng chạy hộ khẩu về quận 5 để cháu mình được vào trường trên.

Chạy hộ khẩu, chạy trường đều nóng

Chạy trường kèm theo phải chạy hộ khẩu nên hiện tượng hộ khẩu kép xuất hiện tại nhiều quận. Ông Tăng Châu Long, Phó trưởng Công an quận Tân Phú cho hay, cứ tầm tháng 5 tới tháng 8 là tình trạng phụ huynh xin chuyển khẩu cho con lại diễn ra. Có những nhà còn nhận tới 2 – 3 khẩu vào để giúp người thân cho con học tại trường điểm của quận, ông Long kể.

Theo ông Lê Văn Thuận, đội Công an hành chính quận Tân Phú, những phường nào có trường điểm của quận, tỷ lệ nhập khẩu vào phường đó đồng thời tăng nhanh. "Căn cứ luật cư trú hiện hành chỉ cần chủ hộ có văn bản chấp thuận là nhập được hộ khẩu ngay. "Cơ quan chức năng không có quyền gây cản trở vì như vậy sẽ vi phạm luật" – ông Thuận nói.

Theo Gia Huy (Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134654/ban-suat-vao-truong-diem.html

Nhớ về chị

Posted: 07 Aug 2013 04:59 AM PDT

(GDTĐ) – Thấm thoắt mà đã hơn 40 năm trôi qua rồi! Cho dù thời gian cứ mãi đi qua nhưng trong lòng tôi không bao giờ quên được hình bóng chị – một cô nữ sinh thường thướt tha với tà áo dài trắng đến trường vào mỗi buổi sáng.

Chị có dáng người mảnh mai, làn da trắng, gương mặt phúc hậu. Ấn tượng nhất về chị là đôi mắt, đôi mắt như biết cười.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Hồi ấy, khoảng thời gian của năm 1972, tôi không còn nhớ gì nhiều về kí ức của tuổi thơ, tôi cũng không nhớ rõ mình học lớp vỡ lòng từ trường nào. Nhưng tôi chỉ nhớ lúc đó vì cha mẹ bận đi làm, tôi thường ở nhà trông em và hay dắt em nhỏ sang nhà chị chơi vào mỗi buổi chiều để xem chị học bài. (Nhà chị và nhà tôi nằm đối diện trên con đường đất trong ngõ hẻm của một trại định cư; thuộc ấp Thu Lộ – thị xã Quảng Ngãi. Nay là phường Trần Phú – thành phố Quảng Ngãi). Nhìn chị say sưa đọc viết tôi rất thích. Dường như chị cảm nhận được điều đó và chị đã dạy tôi học. Người dạy tôi cầm bút viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy tuổi thơ trước khi vào ngưỡng cửa trường tiểu học, đó là chị. Tôi còn nhớ rõ chị hướng dẫn tôi viết rất tỉ mỉ từng con chữ cái, chị sửa tôi cách cầm cây bút, tư thế ngồi… Chị thường thủ thỉ với tôi rằng: “Nét chữ – Nết người”, “Em phải cố gắng viết đẹp nhé!". Tôi vui lắm mỗi khi tôi viết đúng, viết đẹp lại được chị khen. Và tôi cũng thấy được một niềm vui xuất hiện trên ánh mắt trìu mến của chị.

Việc chị chỉ cho tôi tập viết cứ diễn ra đều đều vào cuối mỗi buổi chiều. Cho đến một hôm, tôi vẫn nhớ hôm đó là một buổi sáng thời tiết rất đẹp nhưng trong lòng tôi vừa vui mừng, lại vừa hồi hộp, lo lắng. Vì hôm ấy, cha tôi bảo: “Sáng nay, con đến trường để nhập học". Cha đèo tôi trên chiếc xe đạp cũ, tôi cảm thấy con đường đến trường sao dài thế! Cảnh vật xung quanh sao hơi khác lạ! Và điều tôi không ngờ là có chị đang đạp xe đi theo sau cha con tôi. Tôi đến trường! Ngôi trường Tiểu học hiện ra trước mắt tôi rộng lớn lắm, ngoài sân rất đông các bạn cùng lứa với tôi cũng vào lớp Một và rất nhiều phụ huynh học sinh…

Tôi được chị nắm tay đứng trước cửa hiên phòng học chờ đợi các cô giáo gọi tên từng em vào lớp (tôi nhớ không rõ nhưng hình như có đến hai hoặc ba cô giáo thì phải). Bàn tay chị nắm chặt tay tôi, tôi thấy lòng mình ấm áp hẳn, dường như tôi được thiên thần ban thêm cho sức mạnh. Tâm thế đón chờ buổi học đầu tiên của tôi đầy tự tin.

Tôi đang yên lặng ngắm nhìn không gian thì tiếng một cô giáo gọi tên tôi. Chị đẩy nhẹ tôi vào cửa, chị đứng ngoài nhìn vào và trên môi chị nở một nụ cười. Chao ôi! Nụ cười của chị mới đẹp làm sao? Cô giáo bảo tôi cầm bút và viết một số từ do cô đọc. Hồi đó, chúng tôi muốn vào lớp Một thì phải qua vòng kiểm tra năng lực đọc, viết trước. Kết quả thật đáng mừng là tôi thuộc một trong số các bạn được ghi danh điểm cao nhất. Tôi bước ra ngoài, chị ôm chầm tôi nhảy cẫng lên. Tôi thấm thía được nỗi niềm sung sướng và cảm xúc dâng trào trên khóe mắt. Cảm giác đó, mãi cho đến bây giờ và suốt thời gian còn lại trong cuộc đời của mình, tôi vẫn luôn ghi nhớ, luôn in sâu không thể nào quên được.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, những gia đình sinh sống ở khu trại định cư ấy đều trở về quê hương yêu dấu của mình. Tôi và chị xa nhau từ đó. Cha mẹ tôi cũng không biết quê chị ở đâu vì thời ấy sống trong cảnh loạn lạc, cuộc sống của mọi người tạm bợ qua từng ngày nên cũng không ai nhớ lắm quê của từng người. Nhưng với tôi, cho dù có xa nhau, dù thời gian cách trở nhưng tôi vẫn luôn thầm nhớ đến chị, chị Thái Thị Bích, một cô giáo trong lòng tôi, một người chị tôi rất kính trọng. Đó là cô giáo đầu tiên của tôi. Cô ơi! Cô mãi là cô giáo của em!

Mã số: 2007

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/nho-ve-chi-co-giao-cua-toi-1971585/

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam

Posted: 07 Aug 2013 04:59 AM PDT

(GDTĐ) – Chiều nay (7/8), tại trụ sở Bộ GDĐT, Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý đã tiếp ngài Đại sứ Hugh Borrowman của Australia.


 

Trong 40 năm qua, Việt Nam và Australia đã cùng hợp tác trên một chặng đường dài trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ…Đặc biệt trong thời gian qua, Australia đã giúp đỡ Việt Nam một cách hữu hiệu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Theo ngài Đại sứ Hugh Borrowman, nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ, Đại sứ quán Australia sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại giao giữa hai nước. Đây sẽ là dịp để các SV đã du học tại Australia cùng gặp gỡ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, từ đó có những định hướng phát triển tốt trong tương lai.

Hội nghị đặt mục tiêu hợp tác trong các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, đặc biệt là giáo dục trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đại sứ quán Australia mong muốn nhận được sự quan tâm, hợp tác và chia sẻ từ Bộ GDĐT.

Thứ trưởng Trần Quang Quý đánh giá cao sự quan tâm giúp đỡ từ chính phủ Australia trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Trong 40 năm qua, Australia đã nhiệt tình giúp Việt Nam trong vấn đề đào tạo SV, nghiên cứu sinh với con số trên 40.000 người. Đây cũng là quốc gia giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng với số lượng lớn nhất. Mặt khác, số SV Việt Nam học tại Australia cũng chiếm số lượng đông đảo nhất so với SV các nước khác.

Thứ trưởng Trần Quang Quý ủng hộ việc tổ chức Hội nghị Ngoại giao sắp tới của Đại sứ quán Úc và  mong muốn có sự hợp tác hơn nữa giữa các trường ĐH của hai nước để thắt chặt mối quan hệ hợp tác. Bộ GDĐT Việt Nam sẽ tham gia tích cực trong việc thành lập nhóm công tác để chuẩn bị cho Hội nghị. Hai bên đã cùng thống nhất phương hướng hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong tương lai.

Minh Châu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/tang-cuong-hop-tac-giao-duc-viet-nam-australia-1971602/

Comments