Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


TP.HCM: Học phí tăng 2-5 lần

Posted: 06 Aug 2013 07:53 AM PDT

Nhằm giảm bớt khó khăn trong hoạt động dạy và học của các cấp học thuộc nội thành TP.HCM, bắt đầu từ  năm học 2013-2014, các cấp học nhà trẻ, mẫu giáo, bổ túc THCS, THPT nội thành TP.HCM sẽ có mức học phí mới tăng gấp 3 lần so với mức hiện nay; cấp THCS tăng 5 lần và bổ túc THPT tăng 2 lần.

Quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2013 -2014 đến 2014 -2015 được Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân ký ngày 5/8.

Theo đó, các năm học sau, mức thu học phí sẽ tăng theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm 5% do Bộ Kế hoạch và đầu tư thông báo.

 

CSTN

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/vtv.vn/TPHCM-Hoc-phi-tang-25-lan/11645417.epi

Bỏ thi tốt nghiệp đồng nghĩa với việc ‘chạy điểm’

Posted: 06 Aug 2013 07:53 AM PDT


Điều cần đặt ra là nếu tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT như thế, thì khâu ra đề phải làm sao vừa bảo đảm tính phân loại, vừa không đánh trượt quá nhiều học sinh.

Theo quan điểm của người viết, có thể nói đó là một tin vui khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có phản ứng rất nhanh trước các ý kiến tại hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, nhất là việc “nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả tốt nghiệp rất cao, để 2 kỳ thi quốc gia diễn ra gần nhau quá gây khổ cho nhà trường, học sinh”. Ý kiến này được một số nhà giáo, nhà khoa học ủng hộ.

Chỉ một ngày sau, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, thay mặt Bộ GD ĐT cho biết: “Thi tốt nghiệp THPT là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống”.

Có một điều cả hai phía, Mặt trận TQ và Bộ GDĐT đều thống nhất: “Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ-ĐH được tổ chức khá gần nhau gây lãng phí tiền của dân và tạo nhiều bức xúc xã hội”.

Câu hỏi đặt ra, bỏ một kỳ thi hay bỏ cả hai kỳ thi? Nếu bỏ một kỳ thi thì bỏ kỳ thi nào? Trả lời câu hỏi này không thể dựa vào cảm tính mà phải dựa vào thực trạng xã hội và những điều mà pháp luật quy định.


Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. 

Ba nguy cơ bỏ thi

Thứ nhất: Với nhận thức hạn chế của một số cha mẹ học sinh, với tâm lý lười biếng của một bộ phận không ít học sinh phổ thông, bỏ thi tốt nghiệp THPT đồng nghĩa với việc thúc đẩy hiện tượng “chạy điểm, xin điểm” ngay từ năm đầu tiên của bậc học THPT.

Điều này không chỉ tạo nên sự bất công khi người nghèo không có tiền để chạy, mà nguy hiểm hơn nữa nó tạo ra một nhóm người sống dựa vào sức mạnh đồng tiền.

Thứ hai: Với trình độ và chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay, bỏ thi dễ tạo tâm lý dạy dỗ nhẹ nhàng, thậm chí còn là tạo điều kiện cho tiêu cực xuất hiện.

Thứ ba: Ở góc độ quản lý, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ cung cấp các số liệu chính xác, khách quan để đánh giá chất lượng dạy và học từng trường, từng địa phương. Tất nhiên sự nghiêm túc của kỳ thi là vấn đề lớn mà ta tạm thời chưa đề cập. Chỉ dựa vào kết quả học tập ba năm phổ thông để đánh giá chất lượng dạy và học bậc THPT sẽ chỉ khuyến khích bệnh thành tích mà lâu nay xã hội đã gay gắt phê phán.

Điều gì xảy ra khi tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ

Lấy ví dụ kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 có 1.298.522 thí sinh thi ĐH và 205.062 thí sinh thi CĐ. Chi tiêu cho các loại lệ phí, phương tiện đi lại, nhà trọ… tiết kiệm tối đa thì cũng mất 2 triệu cho một đợt thi. Như vậy với 1.503.584 thí sinh, số tiền khiêm tốn nhất mà người dân phải bỏ ra là khoảng 3000 tỷ, đấy là chưa kể đến các phát sinh về an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội…

Luật GDĐH đã quy định các trường ĐH được phép tự chủ trong công tác tuyển sinh, điều này có nghĩa là bắt buộc các trường phải thi ĐH 3 chung là trái luật. Thế nhưng trong thực tế, ngành GD ĐT không thể vừa bỏ thi tốt nghiệp THPT lại cũng bỏ luôn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Tổ chức thi và quy định điểm sàn tạo nên khó khăn về việc xét tuyển, do thí sinh dự thi nhiều trường nên lượng thí sinh ảo chiếm tỷ lệ khá cao. Khi báo trúng tuyển bao giờ các trường cũng báo dư, có trường gửi giấy báo vượt chỉ tiêu tới 30%. Hậu quả là khi thí sinh nhập học đủ theo giấy báo thì các trường bị quá tải và cơ chế “xin cho” xuất hiện.

Với các phân tích trên đây, người viết hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Bộ GDĐT, không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà là bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp như thế nào?

Dù còn đôi điều để nói song phải khẳng định rằng kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là một kỳ thi khá nghiêm túc, do tính cạnh tranh cao. Kết quả thi của thí sinh phản ánh khá đúng năng lực của từng người.

“Trong khi đó kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm nay không phản ánh thực chất quá trình dạy và học ở bậc học này. Cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay cũng không góp phần nâng cao chất lượng dạy và học”, như ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.

Trước khi nêu một vài đề xuất, người viết cho rằng nhắc lại cách tổ chức thi ĐH những năm chiến tranh lại là một điều bổ ích. Khi đó mỗi trường ĐH phụ trách coi thi tại một tỉnh.

Lãnh đạo các ban chỉ đạo, giám thị tất cả phòng thi đều do trường đại học, cao đẳng đảm nhận, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm công tác hậu cần, an ninh và thường có một lãnh đạo địa phương giữ chức vụ phó ban tuyển sinh tỉnh hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển sinh.

Áp dụng cách thức của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ là một cách làm khoa học và hợp lý. Xin để xuất các bước cụ thể như sau:

Thứ nhất, hình thành các cụm (địa điểm) thi tốt nghiệp THPT theo đơn vị hành chính.

Thứ hai, học sinh thi tốt nghiệp được xáo trộn và lập danh sách như thi đại học, cao đẳng.

Thứ ba, điều động giảng viên các trường đại học, cao đẳng kết hợp với giáo viên phổ thông nhưng không phải là người địa phương làm giám thị coi thi.

Thứ tư, cố gắng tối đa các môn thi trắc nghiệm để chấm bằng máy, Bộ GDĐT thành lập các hội đồng chấm những môn tự luận theo nguyên tắc trao đổi giữa các địa phương.

Thứ năm, hồ sơ thi tốt nghiệp THPT cần có mục đăng ký nguyện vọng học đại học, cao đẳng để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển.

Lợi ích đầu tiên có thể thấy là bớt đi sự quá tải về giao thông và những xáo trộn xã hội. Như đã nêu, với một triệu rưỡi thí sinh dự thi, giả thiết cứ 3 thí sinh thì có một người nhà đi kèm, như vậy sẽ có khoảng 2 triệu lượt người phải di chuyển.

Tổ chức thi tại địa phương, nếu mỗi phòng thi có từ 30-40 thí sinh, 2 giám thị, số người phải di chuyển (giám thị) sẽ giàm từ 15-20 lần. Hơn nữa những người này đều là giáo viên có kinh nghiệm sống nên sẽ không còn tình trạng “mẹ lạc con” hay phải dùng xe bọc thép chở thí sinh như kỳ thi vừa qua.

Điều cần đặt ra là nếu tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT như thế, thì khâu ra đề phải làm sao vừa bảo đảm tính phân loại, vừa không đánh trượt quá nhiều học sinh. Không có gì phải né tránh khi nói rằng, đánh trượt nhiều sẽ tạo gánh nặng tâm lý cho con trẻ, tạo áp lực cho gia đình và xã hội. Nhưng sẽ không phải là tư duy khoa học khi cho rằng cứ tốt nghiệp phổ thông là đủ năng lực theo học tại các trường đại học, cao đẳng.

Bỏ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa đúng luật, vừa đỡ gây bức xúc xã hội. Không những thế, nếu thực hiện được các bước theo đề xuất, chắc chắn những tiêu cực trong quá trình dạy và học, trong thi cử sẽ giảm thiểu tối đa, vậy Bộ GDĐT còn chờ gì?

Người viết và nhiều đồng nghiệp rất mong lại nhận được tin vui từ phía Bộ nếu các quyết sách cho năm 2014 được đưa ra nhanh nhạy như phản ứng của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.

TS. Dương Xuân Thành

Theo Vietnamnet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/bo-thi-tot-nghiep-dong-nghia-voi-viec-chay-diem/a340883.html

Du học sinh ở Phần Lan thi tài thể thao

Posted: 06 Aug 2013 06:53 AM PDT

– Những du học sinh Việt năng động ở Phần Lan đã có cơ hội gặp gỡ giao lưu và thi tài qua Giải Cầu Lông VSAF 2013 tại thủ đô Helsinki vào hai ngày 27 và 28 tháng 7 vừa qua.

Năm 2013 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ 2 nước Việt Nam và Phần Lan: quan hệ hữu nghị giữa hai nước bước sang năm thứ 40 và đường bay thẳng được mở từ Hà Hội đến Helsinki, thủ đô Phần Lan.

Để kỷ niệm những sự kiện quan trọng đó, cũng như tạo cơ hội cho giới trẻ Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Phần Lan có cơ hội gặp gỡ giao lưu, hội sinh viên Việt Nam tại Phần Lan VSAF (Vietnamese Students Association in Finland) đã tổ chức giải Cầu lông VSAF 2013 tại thủ đô Helsinki vào 2 ngày 27 và 28 tháng 7 vừa qua.

Giải đấu đã thu hút hơn 40 bạn trẻ là sinh viên và giới trẻ Việt Nam ở nhiều thành phố trên khắp đất nước Phần Lan: Helsinki, Rihimaki, Espoo, Mikkeli, Hamenlinna và Vantaa.

Giữa hai ngày thi đấu nảy lửa trên sân, ban tổ chức, các vận động viên và cổ động viên đã có bữa tiệc giao lưu vui vẻ ấm cúng vào tối 27/7 tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỉ niệm 40 năm tình hữu nghị Việt – Phần và ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt nam 2/9, VSAF sẽ còn rất nhiều hoạt động thú vị, mà tiếp theo chính là Giải Vô địch Bóng đá VSAF 2013 sẽ được tổ chức vào 09/2013.

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Ông Đoàn Ngọc Bội, Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan phát biểu khai mạc Giải cấu lông VSAF 2013.jpg Ông Đoàn Ngọc Bội, Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan phát biểu khai mạc Giải cấu lông VSAF 2013

 

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Vận động viên nữ xinh đẹp ‘khoe dáng’ tại sân thi đấu

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Giao lưu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan sau ngày thi đấu đầu tiên

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Những gương mặt đoạt giải VSAF Badminton 2013

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Những trọng tài áo đen ‘nghiêm nghị’.jpg Những trọng tài áo đen ‘nghiêm nghị’

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Tay vợt điêu luyện

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Thi đấu đôi nam tại Giải cầu lông VSAF 2013

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Một pha giao cầu kỹ thuật tại giải đấu

du hc sinh, Phn Lan, hot ng, th thao

Ban tổ chức năng động – những người góp phần làm nên thành công của Giải đấu.jpg Ban tổ chức năng động – những người góp phần làm nên thành công của Giải đấu

  • Hàn Thị Diệu Hường(Sinh viên Việt Nam đang học tại Helsinki, Phần Lan)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134417/du-hoc-sinh-o-phan-lan-thi-tai-the-thao.html

15/8: Học sinh Hà Nội tựu trường

Posted: 06 Aug 2013 06:53 AM PDT

(GDTĐ) – Học sinh tất cả các cấp học của Hà Nội sẽ cùng tựu trường vào ngày 15/8 và khai giảng năm học mới vào 4/9, trừ GDCN, ngày khai giảng vào 9/9.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trưng Trắc (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: gdtd.vn
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trưng Trắc (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: gdtd.vn

Đó là quy định của Sở GDĐT Hà Nội tại khung kế hoạch thời gian năm học 2013 – 2014 vừa ban hành hôm nay (6/8).

Cũng theo kế hoạch này, cấp học mầm non và tiểu học sẽ bắt đầu học kỳ I từ 5/9/2013; kết thúc học kỳ I ngày 9/1/2014; nghỉ học kỳ I từ 10/1/2014; bắt đầu học kỳ II từ 13/1/2014 và kết thúc học kỳ II vào 23/5/2014.

Cấp THCS và THPT, bắt đầu học kỳ I từ 15/8/2013; kết thúc học kỳ I ngày 30/12/2013; nghỉ học kỳ I từ 31/12/2013; bắt đầu học kỳ II từ 2/1/2014 và kết thúc học kỳ II vào 23/5/2014.

GDTX bắt đầu học kỳ I từ 19/8/2013; GDCN bắt đầu học kỳ I từ 1/8/2013 và kết thúc học kỳ II vào 14/6. Tất cả các cấp học (trừ GDCN) sẽ kết thúc năm học vào ngày 30/5; GDCN kết thúc năm học muộn hơn 1 tháng.
 
Thời gian xét tuyển vào vào các trường TCCN từ 1/7/2013 đến 31/12/2013.

Các ngày nghỉ lễ, tết trong năm học thực hiện theo quy định của Luật Lao động và hướng dẫn cụ thể của UBND Thành phố. Nếu ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Những trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết khắc nghiệt… Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau.

Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng (có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của từng địa phương, đơn vị, trường học).

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201308/158-hoc-sinh-ha-noi-tuu-truong-1971550/

TPHCM tăng học phí từ năm học 2013 – 2014

Posted: 06 Aug 2013 06:53 AM PDT

UBND TPHCM vừa ban hành Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2014 - 2015 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, mức học phí được chia thành hai nhóm đối tượng; trong đó nhóm 1 gồm học sinh các trường trên địa bàn các quận nội thành (quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân) và nhóm 2 là học sinh các trường trên địa bàn các huyện ngoại thành (Huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và huyện Nhà Bè) .

Mức thu học phí mới áp dụng cho các bậc học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên. Riêng bậc tiểu học sẽ không thu học phí. Ngoài ra, đối với học sinh trường chuyên, lớp chuyên thì không thu học phí đối với lớp chuyên, còn lớp thường sẽ thu theo mức học phí phổ thông cùng cấp. 

Như vậy, so với mức học phí đang áp dụng thì mức học phí mới của năm 2013 – 2014 ở các cấp học nhà trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông ở khu vực nội thành sẽ tăng gấp 3 lần; bổ túc trung học cơ sở tăng 2,5 lần; cấp trung học cơ sở tăng 5 lần và bổ túc trung học phổ thông tăng 2 lần. Còn ở nhóm các huyện ngoại thành, mức học phí tăng gấp 3 lần ở các cấp học nhà trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông; trung học cơ sở tăng 6 lần; Bổ túc trung học cơ sở và Bổ túc trung học phổ thông tăng khoảng 2,5 lần.

Mức học phí này đã bao gồm tiền cơ sở vật chất, vệ sinh. Mức thu học phí các năm học sau sẽ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm 5% do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo và đạt gần bằng mức trần theo khung của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP vào năm học 2014 – 2015.

Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề và đại học trực thuộc UBND TP, Hiệu trưởng được phép xác định mức thu học phí cho các đối tượng theo từng năm học.

Dưới đây là mức học phí mới được áp dụng trong năm 2013 – 2014 và năm học 2014 - 2015 (đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng).


 


 

Lê Phương

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tphcm-tang-hoc-phi-tu-nam-hoc-2013-2014-763745.htm

Cô giáo dùng thước đánh đòn hàng chục học sinh

Posted: 06 Aug 2013 05:53 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134449/co-giao-dung-thuoc-danh-don-hang-chuc-hoc-sinh.html

Khuyến mãi mùa tựu trường: Giảm bớt nỗi lo cho phụ huynh

Posted: 06 Aug 2013 05:53 AM PDT

(GDTĐ) – Đáp ứng nhu cầu tựu trường của HS, SV nhân dịp năm học mới 2013 – 2014, hàng loạt các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán đồ dùng học tập thi nhau khuyến mãi giảm giá. Việc làm này đã góp phần giảm gánh nặng chi tiêu cho các bậc phụ huynh, đặc biệt gia đình nghèo có con chuẩn bị đi học.

Độc chiêu kinh doanh

Có mặt tại siêu thị Big C trên đường Trần Duy Hưng – Hà Nội trong những ngày này phụ huynh tha hồ lựa chọn đồ dùng HS cho con với nhiều ưu đãi lớn. Hàng trăm mặt hàng như tập vở, bút viết,  thước, cặp, balô, quần áo…vv được bán với mức giảm giá từ 5 – 50% kèm nhiều quà tặng.

Không dừng lại ở việc chiết khấu trên hóa đơn thanh toán mà khi mua đồ dùng HS, phụ huynh còn hưởng nhiều ưu đãi khác. Chẳng hạn, nếu mua sản phẩm Thiên Long có giá từ 60.000đ trở lên, sẽ kèm thêm khuyến mãi một lọ hồ dán, một bút chì và một cục tẩy. Bên cạnh đó, giá một số sản phẩm trong chương trình khuyến mãi của hệ thống siêu thị này năm nay có giá rẻ hơn năm trước: vỉ 5 bút bi TL027 giá 11.000đ/vỉ (giá cũ 11.500đ/vỉ), cặp xách carô T728 giá 175.000đ/cái (giá cũ 179.000đ/cái), balô in hình 955 giá 93.000đ/cái, rẻ hơn năm 2012 4.900đ.

Siêu thị Vinatex đang triển khai chương trình giảm giá từ 30 – 40% đồng phục HS; ba lô, cặp sách học sinh giảm từ 10 – 20; Siêu thị Co.opMart tổ chức chương trình "Vở xinh cùng em đến trường", khách mua hàng hóa đơn từ 300 ngàn đồng trở lên sẽ được nhận quà tặng 5 quyển vở HS. Tại các nhà sách, cửa hàng, mặt hàng sách giáo khoa, tập vở được giảm 10% so với giá bìa.


Nhiều trung tâm thương mại tập trung khuyến mại vào các thiết bị học tập của học sinh  Ảnh: Nguyễn Hiền
 

Người dân hưởng lợi

Năm học mới đang cận kề, thị trường đồ dùng HS đang ở thời điểm tiêu thụ mạnh. Đặc biệt những chiêu khuyến mãi của hệ thống siêu thị, cửa hàng phục vụ mùa tựu trường rất phù hợp túi tiền người tiêu dùng, phần nào giúp các gia đình lao động thu nhập thấp, giảm bớt nỗi lo và gánh nặng chi tiêu cho con cái bước vào năm học mới.

Có hai con trai đang tuổi đi học, chị Nguyễn Thị Lan ở khu Mỗ Lao – Hà Đông- Hà Nội chia sẻ: Sợ để cận kề ngày con đi học mới mua sẽ tạo gánh nặng chi tiêu nên ngay từ cuối năm mình đã mua dần. Trước hết là mua SGK để trong dịp nghỉ hè con có sách học thêm. Sau đó, mua đồ dùng, giày dép…vv. Tuy nhiên, hôm trước đến siêu thị Big C thấy vở viết giá rẻ, vừa được giảm giá, lại kèm thêm khuyến mãi nên cũng mua luôn 80 quyển các loại. Tính sơ sơ cũng tiết kiệm được vài trăm ngàn từ khuyến mãi của siêu thị.

Không chỉ giảm giá cho HS mùa tựu trường mà đến các bạn SV cũng được hưởng lợi khi mua sắm đầu năm học. Một doanh nghiệp thiết bị giáo dục cho biết đã kết hợp với các nhà cung cấp tung ra chương trình khuyến mãi "Mùa tựu trường" dành cho khách hàng, đặc biệt là các cửa hàng tạp hóa, văn phòng phẩm, áp dụng trên toàn quốc. Chương trình này kéo dài trong 2 tuần bắt đầu từ 1/8 giảm giá từ 10% – 49% với hơn 1.000 sản phẩm từ đồ dùng học tập, đồng phục HS. Các sản phẩm phục vụ tân SV cũng được giảm giá từ 15% – 40% gồm bếp ga du lịch, chăn, nệm, ấm điện, quạt bàn…vv.

Hoàng Linh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201308/khuyen-mai-mua-tuu-truong-giam-bot-noi-lo-cho-phu-huynh-1971556/

“Email ngỏ” của thầy Hiệu trưởng gửi học sinh

Posted: 06 Aug 2013 05:53 AM PDT

Đây cũng là bức email đầu tiên được gửi tới hòm thư điện tử của từng học sinh trong trường. Bức thư chứa đựng nhiều thông điệp giáo dục của ngôi trường mới được thành lập. Trường THPT FPT là hệ phổ thông nằm trong Trường Đại học FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, nơi học sinh sẽ được học cách sống tự lập và định hướng nghề nghiệp sớm.  


Dưới đây là nguyên văn bức thư của thầy Hiệu trưởng:

Các em học sinh khóa 1 của Trường THPT FPT thân mến,

Viết bức thư mở này cho các em thực sự là một việc rất khó khăn. Tất cả tâm huyết, sức lực, trí tuệ của cán bộ giảng viên nhà trường trong mọi hành động đều hướng tới các em, là những sản phẩm, đồng thời cũng là chủ nhân và ý nghĩa của sự tồn tại của Trường. Tất cả những điều đó khó lòng có thể truyền tải hết trong một bức thư, dù có viết dài bao nhiêu đi chăng nữa. Vì vậy thầy buộc phải lựa chọn một thông điệp, hy vọng nó sẽ bao trùm được phần nào trong vô số những điều muốn gửi gắm đến các em.

Đó là Thông điệp về sự đa dạng và cân bằng trong mọi mặt của cuộc sống với việc sử dụng một cấu trúc câu khá quen thuộc trong nhiều ngôn ngữ: không chỉ mà còn. Cuộc sống không chỉ có nụ cười mà còn có không ít nước mắt, không chỉ có chiến thắng mà còn vô vàn lần chiến bại, không chỉ có cái thiện mà còn có cả cái ác luôn song hành cùng tồn tại.

Điều đầu tiên thầy muốn chia sẻ và nhắn nhủ với các em là mỗi học sinh FPT ở đây là một cá thể duy nhất, không lặp lại trên thế giới, với những đặc điểm và khả năng riêng mà không một ai khác có được. Mỗi học sinh có mặt ở đây cũng không phải là 1/160 trong tổng số học sinh của Trường mà là tất cả 100% với gia đình cũng như cá nhân em ấy hay nói cách khác mỗi học sinh là một thiên thần như lời một phụ huynh đã chia sẻ. Nhưng chính vì thế thầy mong các em hiểu rằng một tập thể không chỉ có những cá tính riêng mà còn có cả sự hòa hợp chung, nơi mỗi con người có quyền tự hào vì bản thân nhưng cũng vì thế mà càng phải biết tôn trọng và công nhận những đặc tính và sự khác biệt của người khác.


Lễ nhập trường đầu tiên của học sinh THPT FPT diễn ra trang trọng và xúc động.

Về học tập, thầy mong muốn các em luôn hiểu rằng đầu ra và mục tiêu học tập của các em không chỉ có các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, thi lấy chứng chỉ quốc tế mà còn có cả một kỳ thi lớn hơn rất rất nhiều và có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với tất cả chúng ta, đó là kỳ thi cuộc đời, là những bài sát hạch của thực tế mà ở đó những kiến thức giả, những sự hời hợt, những việc học tủ, học vẹt hay gian lận sẽ có rất ít chỗ đứng.

GS. Hồ Ngọc Đại đã có một thông điệp, một mục tiêu rất sâu sắc cho ngành giáo dục: mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui. Dù còn có rất nhiều khó khăn khách quan nhưng đây là mục tiêu quan trọng mà trường THPT FPT luôn phấn đấu để các em thực sự có một cuộc sống và những giờ học vui vẻ, tràn đầy tiếng cười. Tuy nhiên thầy cũng mong các em hiểu rằng bất cứ quá trình học tập và rèn luyện nào cũng không thể chỉ có tiếng cười mà còn luôn đồng hành với nước mắt, với những thất bại, những khó khăn chồng chất có thể gây nản chí cho bất cứ ai. Và có như vậy thì những tiếng cười, những niềm vui mới thật sự có giá trị và ý nghĩa.


Học sinh THPT FPT trong vòng yêu thương của cha mẹ và thầy cô.

Nếu như trong phương thức học truyền thống thầy đọc trò chép, hay thầy giảng học sinh ghi nhớ một cách thụ động, các em chỉ thuần túy là một sản phẩm giáo dục hay một hình bóng của người thầy thì trong phương thức học tập chủ động hiện đại, các em không chỉ là những sản phẩm của giáo dục mà còn chính là chủ nhân của quá trình giáo dục và là những người góp phần rất quan trọng tạo nên sản phẩm ấy. Thầy mong rằng các em sẽ luôn ý thức được điều đó trong suốt quá trình học tập, chủ động và tích cực tham gia vào giờ học với một thái độ vui vẻ và để đầu óc của mình luôn rộng mở đón nhận những tri thức mới.

Thầy mong các em hiểu được rằng thời gian đến trường của mình không chỉ là để học các môn học văn hóa mà còn là để học cách sống, học cách chơi sao cho sống ra sống, học ra học và chơi ra chơi. Chính vì thế các em sẽ không chỉ có các thầy cô dạy trên lớp, các em còn có vô vàn những người thầy khác ở xung quanh có thể học tập được về cái đẹp, về thái độ đối với cuộc sống, một cách thức đối nhân xử thế, một lối suy nghĩ và tư duy, một kỹ năng sống, một môn thể thao hay thậm chí chỉ đơn giản là một cử chỉ hay lời nói đẹp. Những người thầy đa dạng và đến từ khắp nơi ấy có thể là một bác bảo vệ, là chị lao công, là các anh chị cán bộ, thầy cô quản nhiệm hay thậm chí có thể là những người bạn cùng lớp, cùng phòng.

Thầy mong các em không chỉ biết hướng đến một cuộc sống hiện đại, tiện nghi nhất có thể để có hiệu quả cao cho học tập cũng như là động lực vươn lên cho cuộc sống sau này mà còn biết rèn luyện, chịu khổ và lao động vất vả để tự lập sớm, biết cách vượt qua khó khăn và thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Các em không chỉ được ở KTX có trang bị điều hòa, có đàn piano và những thiết bị hiện đại nhất trong học tập mà còn có cả những giờ lao động rửa bát trong bếp ăn, những buổi vệ sinh tập thể và cọ rửa toilet, những giờ chăm sóc cây cối ở vườn trường.

Thầy cũng mong các em hiểu một cách sâu sắc rằng cuộc sống không chỉ toàn những sự đầy đủ, tiện nghi như các em đang được hưởng ở đây, trong ngôi trường này mà còn có những mảnh đời bất hạnh ở ngay đâu đó xung quanh chúng ta, những hoàn cảnh khó khăn và đau lòng như chuyện các thầy cô giáo vùng cao còn phải dạy học trong những lán tranh dột nát hay có được bữa ăn sáng là nòng nọc, nhái bén, ễnh ương.

Các em đã bắt đầu bước vào lứa tuổi có nhiều thứ độc lập và mong muốn độc lập, thậm chí không ít em còn rất phấn khích khi được sống tự do thoải mái xa gia đình. Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, cái tôi và sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mỗi con người ngày càng được đề cao. Đó là một xu thế không thể đảo ngược trong xã hội hôm nay, nhưng thầy mong các em khi hướng đến một cuộc sống đề cao cá nhân không chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà còn biết quan tâm hơn đến bố mẹ, tình cảm gia đình, những người đã và luôn sẵn sàng hy sinh tất cả cho tương lai của các em. Thế giới và cuộc sống sẽ còn thay đổi, nhưng với người Việt Nam thì gốc rễ gia đình vẫn luôn là điều còn mãi.

Thầy mong mỏi các em không chỉ biết chào hỏi những thầy cô dạy mình, những cán bộ hay bạn bè mình quen mà còn biết mỉm cười khi chào hỏi những người chưa quen đến trường. Đó đã là một truyền thống rất tốt từ các anh chị sinh viên ĐH FPT và mong rằng các em sẽ tiếp nối truyền thống đó.

Thầy mong các em không chỉ biết giữ một nếp sống và hành động cư xử văn minh, tuân thủ nội quy cho bản thân mình mà còn biết nhắc nhở, giúp đỡ, thậm chí đấu tranh để các bạn khác và những người xung quanh cùng tuân thủ.

Thầy cũng mong các em không chỉ biết hướng đến các giá trị toàn cầu, hòa nhập với thế giới mà còn biết gìn giữ những giá trị và bản sắc văn hóa của người Việt. Ra biển lớn nhưng vẫn luôn gìn giữ trong tim cái ao nhỏ làng mình.

Khi bắt đầu xây dựng dự án Trường THPT FPT, thầy nhớ lại một bộ phim truyền hình kinh điển về thời học sinh của Mỹ mang tên Những năm tháng tuyệt vời (The Wonder years) được chiếu trên kênh ABC mà thầy đã từng xem thời sinh viên. Thầy đã cho tìm lại các tập của bộ phim này và hy vọng sẽ có dịp được chiếu cho các em xem tại khu sinh hoạt chung. Điều thầy muốn nói ở đây là những năm tháng các em sẽ sống chính là những năm tháng tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi con người, là thời gian tuyệt vời để học tập, rèn luyện, để sống và để yêu thương!

Chúc các em sẽ thực sự có được những năm tháng có ích, đáng nhớ và tuyệt vời tại THPT FPT.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/email-ngo-cua-thay-hieu-truong-gui-hoc-sinh-763691.htm

‘Tôi không thích con lớn lên trong giới nhiều tiền’

Posted: 06 Aug 2013 04:53 AM PDT

“Tôi không thích con học trường nhiều tiền và lớn lên trong giới nhiều
tiền, môi trường ấy tôi thấy có những sai lệch và không khiêm tốn”, chị Vũ Thị Minh Thu, một giáo viên ngoại ngữ ở Hà Nội nay sống xa cuộc sống ồn ào chốn đô thị chia sẻ.

Chị và chồng mình, anh Đặng Triệu Thắng, một kiến trúc sư đã chọn thoải đồi 3.000m2 dưới chân núi ở Tiến Xuân (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) làm nơi sinh sống lâu dài.Quan niệm sống “buông bỏ để trở về chính mình” của anh chị đã được chia sẻ trên trang “Phụ nữ ngày nay”, một chuyên đề dành cho phụ nữ công sở.

Đã 10 năm kể từ khi bắt đầu cuộc sống ở nơi rừng xanh núi thẳm này, anh chị gặp nhiều áp lực phản đối từ người thân. Nhưng bằng tình yêu và sự đồng thuận về quan điểm sống, tới giờ họ hoàn toàn thỏa mãn và hài lòng với quyết định của mình.

trng lng, mi trng sng, thin nhin, ni rng, hc tp, gio dc
Vợ chồng anh Thắng, chị Thu
Chuyển lên núi sống cũng đồng nghĩa với việc sẽ không còn phải bận tâm tới những nỗi lo trường điểm, lớp chọn như nhiều bậc phụ huynh khác ở thành thị. Chị Thu cho rằng trường làng là môi trường giáo dục bản chất và hồn nhiên nhất bây giờ, không ô nhiễm bởi những thứ lệch lạc như giáo dục ở các thành phố lớn.

"Những kiến thức của bậc tiểu học không có gì đáng ngại, chủ yếu để cháu vui vẻ, được phát triển toàn diện cả thể chất – nhân cách – tâm hồn. Chúng tôi đem lại cho con sức khỏe và môi trường sống tốt đẹp, cháu có thể phát huy từ những cái riêng nhất. Tôi không thích con học trường nhiều tiền và lớn lên trong giới nhiều tiền, môi trường ấy tôi thấy có những sai lệch và không khiêm tốn. Con gái tôi học và chơi cùng trẻ con nông thôn, về nhà cháu chăm cây cỏ, nói chuyện với chó, Sim là một bé gái vui vẻ, sinh động và có tâm hồn thuần khiết" – bà mẹ này chia sẻ.

Chị Thu nói rằng khi quyết định đánh đổi hay buông bỏ một điều gì đó, mình không bao giờ tính toán những được – mất, mà chỉ bám vào sự say mê của mình như một chỉ dẫn đáng tin.

Chị cho rằng chỉ cần mình chủ động và sáng tạo, nhận định tình thế thì sẽ không phải hối tiếc điều gì.

"Về núi sống, chỉ cần không tỉnh táo thì chúng tôi sẽ rơi vào sự lạc hậu, nó không được lành mạnh như cuộc sống của nông dân, mà dở dang kiểu lập dị giời đày. Tiếp thu văn minh, luôn sáng tạo trong việc sống, không cho phép mình thụt lùi – đó là những điều cốt yếu trong ứng xử với những môi trường sống khác biệt mà tôi hoặc chủ động, hoặc tình cờ rơi vào".

Phát hiện ra nơi đang ở trong một lần đi câu cá, hai vợ chồng quyết định mua luôn mấy dãy đồi (sau này có
bán bớt cho những gia đình khác từ Hà Nội lên lập trang trại). Bảy năm
nhẫn nại, họ đã biến đồi đá thành
hệ sinh thái xanh đa dạng chủng loài và nơi ở đẹp đẽ.

trng lng, mi trng sng, thin nhin, ni rng, hc tp, gio dc
Chị Minh Thu

Làm việc lâu năm trong môi trường giáo dục, chị nhận
ra rằng để mình có kiến thức và văn hóa phải mất công với sách vở nhiều
quá, mà những điều ấy lại hạn chế tính sáng tạo của con người.

Trước khi đưa con lên đây sống, anh chị đã mất hơn một năm gửi cháu ở
nhà ông bà ngoại để bố mẹ sống thử trước xem thế nào, vì lúc đó chưa tự tin điều kiện vật chất và học tập ở đây là đầy đủ cho con.

Theo anh chị, rời phố lên rừng không có nghĩa là nói "không" với tiện
nghi, "vì tiện nghi làm cuộc sống của mình thư giãn để tận hưởng những
giá trị khác".

“Ở đây, ai cũng thích
lao động, mọi người gần gũi và tôn trọng nhau hơn. Nếu như trước đây
phải làm những việc mình rất chán để duy trì cuộc sống thành thị thì bây
giờ lao động không còn là một gánh nặng, mà là chăm chút cho cuộc sống
của mình.

Sức khỏe cả nhà đều tốt hơn. Và quan trọng nhất là sự thay đổi
tích cực của cô con gái. Cô bé yêu quý mọi người, sống sâu sắc hơn, hiểu được nhiều điều bằng sự nhạy cảm, có lẽ những bài học đó bé được
học từ Bà Mẹ Thiên Nhiên – chị Thu chia sẻ.

  •  Nguyễn Thảo (lược thuật từ Phụ Nữ Ngày Nay)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134501/-toi-khong-thich-con-lon-len-trong-gioi-nhieu-tien-.html

Nghệ An thêm 39 trường đạt chuẩn quốc gia

Posted: 06 Aug 2013 04:53 AM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành hai quyết định công nhận 2 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, 13 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trường TH Đông Vĩnh (Vinh) vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức 1 trong năm học 2012-2013.
Trường Tiểu học  Đông Vĩnh (Vinh) vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức 1 trong năm học 2012 – 2013.

Như vậy, trong năm học 2012 – 2013 (tính từ 1/9/2012 đến 31/7/2013), Nghệ An có thêm 39 trường đạt chuẩn quốc gia (bao gồm: 15 trường mầm non đạt chuẩn mức 1; 4 trường MN đạt chuẩn mức 2; 4 trường tiểu học đạt chuẩn mức 1; 1 trường TH đạt chuẩn mức 2, 11 trường THCS và 4 trường THPT).

Theo đó, tính đến thời điểm ngày 31/7/2013, không kể các trường được công nhận từ năm học 2007 – 2008 trở về trước (vì đã hết thời hạn được công nhận đạt chuẩn), Nghệ An có 389/1.558 trường đang trong thời hạn được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 24,97%;

Trong đó có 146/515 (28,35%) trường Mầm non (139 trường đạt chuẩn mức độ 1; 7 trường đạt chuẩn mức độ 2); 152/539 (28,20%) trường Tiểu học (114 trường đạt chuẩn mức độ 1; 38 trường đạt chuẩn mức độ 2); 76/412 (18,45%) trường THCS và 15/91 (16,30%) trường THPT.
                   

Minh Đức

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/nghe-an-them-39-truong-dat-chuan-quoc-gia-1971557/

Comments