Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về GD&ĐT

Posted: 05 Aug 2013 07:47 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (5/8), Bộ GDĐT tổ chức lễ kí kết "Chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Bộ GDĐT và Đài Tiếng nói Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015". Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến cùng dự và kí kết Chương trình.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến kí kết Chương trình phối hợp tuyên truyền.  Ảnh: Đăng Lương
 

Dự buổi lễ còn có các Thứ trưởng Bộ GDĐT: Trần Quang Quý, Nguyễn Vinh Hiển, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Văn Ga, Nguyễn Mạnh Hùng cùng Giám đốc các cơ quan, trưởng các hệ trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam.

Theo đó, từ nay đến 2015, hai bên phối hợp tuyên truyền tập trung vào các chủ trương đường lối và các giải pháp "đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT"; giới thiệu các điển hình tiên tiến và kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng GDĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các ngành học, cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với dạy chữ – dạy người – dạy nghề;

Cùng đó, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở giáo dục. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục và công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục;

Các nhiệm vụ phát triển GDĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận giáo dục; thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực khác nhau trong và ngoài nước để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập;

Bên cạnh đó, đổi mới công tác quản lý GDĐT; Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển GDĐT giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch phát triển GDĐT giai đoạn 2011-2015…

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao công tác tuyên truyền về GDĐT trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam; đã có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền hay và hiệu quả, đặc biệt là về GD từ xa; học tập suốt đời, giáo dục cho mọi người; Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam là trung tâm truyền thông đa phương tiện, bên cạnh sóng radio truyền thống, Đài đã có những kênh truyền tải thông tin mới như truyền hình, báo in, báo internet…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong rằng trong thời gian tới, Đài Tiếng nói Việt Nam phát huy thế mạnh của mình để phối hợp cùng với Bộ GDĐT tuyên truyền ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn thông tin về GDĐT.

Bá Hải

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/Nang-cao-chat-luong-va-hieu-qua-tuyen-truyen-ve-GDDT/11637091.epi

Mùa ‘bội thu’ của thủ khoa trường làng

Posted: 05 Aug 2013 06:47 AM PDT

- Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 ghi nhận hàng chục thủ khoa các trường tốp đầu trên cả nước đến từ những vùng quê nghèo, ngoại thành có hoàn cảnh khó khăn.

Câu chuyện của chàng thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến, Trường THPT Ứng Hòa A, huyện Ứng Hòa, Hà Nội khiến nhiều độc giả không kìm được nước mắt.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Tiến, mẹ em và em trai Nguyễn Hữu Tiền lo lắng vì việc Tiến có thể phải bảo lưu kết quả thi đại học, đi nhập ngũ ngay. (Ảnh: Văn Chung).

Gia đình khó khăn, bố mẹ Tiến phải chạy vạy đủ nghề để nuôi 4 chị em Tiến ăn học. 2 người chị của em đang theo học các trường ĐH tại Hà Nội. Nguyễn Hữu Tiến và em trai Nguyễn Hữu Tiền cũng xuất sắc giành điểm số cao và chuẩn bị bước chân vào giảng đường Trường ĐH Y Hà Nội và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Tuy nhiên, theo Thông tư 13 giữa liên Bộ GD-ĐT và Bộ Quốc phòng, Tiến có thể sẽ phải bảo lưu kết quả thi ĐH để đi nhập ngũ theo lệnh của BCH Quân sự huyện.

Bản thân em và gia đình có nguyện vọng được tạm hoãn đi nhập ngũ để đi học đại học ngay. Bố mẹ Tiến hiện phải vay nợ khắp nơi, kể cả lãi ngày với số tiền gần 100 triệu. Tiến muốn đi học, kiếm tiền phụ giúp bố mẹ trả nợ.

Trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nơi từng chứng kiến câu chuyện rớt nước mắt của thủ khoa Trường ĐH Dược Hà Nội 2012 Lê Đức Duẩn năm 2013 tiếp tục có thêm 3 thủ khoa vào các ĐH lớn.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Nguyễn Thị Như Quỳnh chụp chung với mẹ, cô Nguyễn Thị Nhung. (Ảnh: Văn Chung)

Nguyễn Thị Như Quỳnh, học sinh lớp 12A1 xuất sắc đỗ thủ khoa HV Quân y với số điểm 29. Bố Quỳnh mất từ năm em lên 4. Một mình mẹ em phải gồng gánh nuôi 3 con ăn học. Trước ngày em đi thi, mẹ em phải bán 1 sào ruộng lo tiền ăn học cho Quỳnh và người chị đang học hệ cao đẳng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Bạn cùng lớp với Quỳnh, Dương Thị Hạnh cũng trở thành thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm. Gia cảnh nhà Hạnh cũng khó khăn khi bố mẹ phải nuôi 5 chị em ăn học. Được biết trường này còn có 1 thủ khoa đạt 25 điểm (khối A) của Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia HN.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Gia đình đông đúc của thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội Dương Thị Hạnh (em ở ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Văn Chung)

Lớp 12A1 Trường THPT Cổ Loa (H.Đông Anh, Hà Nội) năm nay có đến3 thủ khoa và 2 á khoa khi thi vào các ĐH, học viện. Nguyễn Dương Dũng là học sinh thứ 3 của lớp 12A1 nhận tin vui đỗ thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội với điểm số 29 (chưa làm tròn).

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Các thành viên lớp 12A1, Trường THPT Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Trước đó, thủ khoa khối A Học viện Tài chính là Đào Thu Hường đạt 27,5 điểm cũng là học sinh của lớp 12A1. Đáng khâm phục là trường hợp của Bùi Chí Hướng, thủ khoa Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (thi khối A được 27 điểm). Hướng có hoàn cảnh đặc biệt hơn các bạn khi mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Ngoài ra, trường còn có thêm hai á khoa là Nguyễn Thị Thu Hà, á khoa Trường ĐH Ngoại thương với 29 điểm và Lại Quang Hưng, á khoa Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội 27 điểm. Theo cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 Ngô Thị Bích Ngọc, thì năm nay là năm lớp có nhiều em đạt điểm cao nhất từ trước tới nay.

Một trường hợp không thể không kể đến là em Bùi Chí Hướng, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Cổ Loa. Em là thủ khoa khối A của Học viện Bưu chính Viễn thông. Điều đáng nể hơn cả là Hướng mồ côi cả cha lẫn mẹ và hiện đang sống cùng bà nội, điều kiện kinh tế cũng hết sức khó khăn. Dự định của em trong thời gian tới là vừa học vừa làm để kiếm tiền trang trải quãng đời sinh viên.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Em Bùi Chí Hướng và bà nội.

Lê Xuân Hoàng, HS Trường THPT Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chàng thủ khoa Trường ĐH Thủy lợi HN (khối A) với 28,5 điểm tiếp tục trở thành thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với số điểm 29,5. Đây là thí sinh đầu tiên trên cả nước đạt thủ khoa 2 trường đại học. Tại trường này còn có em Nguyễn Mai Thơ, thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với tổng điểm 29,5 (đã làm tròn).

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Lê Xuân Hoàng chụp chung với bạn (Ảnh: NVCC)

Danh sách trên được nối dài khi hai cậu học trò Trần Văn Danh và Vương Hoàng Long lớp 12T1 (THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa) đạt thủ khoa Học viện Quân y và Trường ĐH Y Hà Nội.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng

Đôi bạn thủ khoa Long (trái) và Danh. Ảnh: Hoàng Phương/VnExpress.net

Tuy học trường huyện nhưng
Nguyễn Trọng Hùng, học sinh lớp 12A8, THPT Nam Khoái Châu (Khoái Châu, Hưng Yên)
vẫn xuất sắc trở thành thủ khoa của ĐH Ngoại thương với 29,5 điểm (Toán 10; Lý
9,5; Hóa 10). 

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Nguyễn Trọng Hùng (Ảnh: Văn Chung)

Theo thống kê, 7 trong số 17 thủ khoa của Trường ĐH Y Hà Nội năm 2013 đến từ các trường THPT ở cấp huyện. Ngoài các thủ khoa đã nêu còn có các em: Lương Trọng Vinh (Trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh), Nguyễn Bá Khánh Hòa (Trường THPT Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Thanh Thông (Trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An).

Lê Thị Lan, học trò Trường THPT Lê Viết Tạo (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã đỗ thủ khoa khoa Luật (khối C) ĐH Quốc gia Hà Nội với 26,5 điểm. Lan có một tuổi thơ đầy nước mắt, một cuộc sống thiếu thốn tình cảm của cả cha và mẹ.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Lê Thị Lan. Ảnh: Trang Nhung

Nghỉ học 5 năm để đi làm phụ giúp gia đình, em Nguyễn Thị Lệ Huyền (sinh năm 1989, học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Huế) khiến nhiều người khâm phục khi em vừa đỗ thủ khoa ngành Sư phạm Tiểu học, ĐH Sư phạm – ĐH Huế.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Nguyễn Thị Lệ Huyền (Ảnh: Đại Dương/Dân trí).

Mùa thi ĐH-CĐ 2013 ghi nhận nhiều trường hợp thủ khoa mồ cô cha/mẹ hoặc cả hai có hoàn cảnh khó khăn. Bố mất sớm, thương mẹ vất vả, hàng ngày đi học về, Tạ Thị Tâm lại ra đồng phụ giúp mẹ.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Tạ Thị Tâm (Ảnh: Đức Văn – Duy Tuyên/Dân trí)

Đỗ thủ khoa Trường ĐH Hồng Đức với 26,5 điểm, cô học trò quê Ninh Bình đang lo không biết sắp tới sẽ xoay sở thế nào để có thể theo học đại học.

Hoàn cảnh khó khăn của em Lê Minh Cường, học sinh trường Tư thục Quốc Văn, Đồng Nai cũng khiến nhiều người cảm phục. Bố em mất sớm vì bệnh ung thư, một mình mẹ nuôi 3 anh em ăn học.

th khoa, i hc, Y H Ni, Ngoi thng
Lê Minh Cường – thủ khoa ĐH Sư phạm TP.HCM

Cũng vì điều kiện kinh tế khó khăn mà em phải bỏ trường chuyên để nhận học bổng của trường tư thục, xa nhà lên Sài Gòn trọ học. Không vì thế mà chàng trai được bạn bè đặt cho biệt danh “Cường đô la” này học hành sa sút. Kết quả thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là minh chứng cho nghị lực của em.

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134289/mua--boi-thu--cua-thu-khoa-truong-lang.html

1.977 tân cử nhân ĐHSP TP HCM nhận bằng tốt nghiệp

Posted: 05 Aug 2013 06:47 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (5/8), Trường Đại học Sư phạm TP HCM đã tổ chức lễ  tốt nghiệp và trao bằng đại học hệ chính quy cho 1.977 tân Cử nhân thuộc các ngành học của Trường.

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - Hiệu trưởng nhà trường trao tặng bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – Hiệu trưởng nhà trường trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân

Cụ thể: Khóa học 2009 – 2013 bao gồm 1.342 cử nhân các ngành sư phạm, 515 cử nhân các ngành hệ cử nhân cho sinh viên chính quy và 120 Cử nhân chính quy địa phương.

Theo thống kê, sinh viên hệ Sư phạm tốt nghiệp đạt 94,98%; sinh viên hệ ngoài sư phạm tốt nghiệp đạt 89,88%, tính chung cả hai hệ đạt tỉ lệ tốt nghiệp là 90,1 %.

Trong số sinh viên tốt nghiệp có 105 sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi và 1 sinh viên tốt nghiệp đại loại xuất sắc.

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/1977-tan-cu-nhan-dhsp-tp-hcm-nhan-bang-tot-nghiep-1971524/

Đang tư vấn: Cơ hội vào học đại học danh tiếng năm học 2013

Posted: 05 Aug 2013 06:47 AM PDT

 

Đang tư vấn: Cơ hội vào học đại học danh tiếng năm học 2013

 

Chương trình Dự bị Quốc tế IFY sẽ giúp bạn chắc chắn đến với hơn 70 trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, New Zealand. Chương trình do Language Link và Tổ chức Giáo dục quốc tế NCC Education Anh quốc phối hợp tổ chức. Đây là một bước chuyển tiếp không thể thiếu đối với sinh viên trước khi nhập học đại học nước ngoài, đặc biệt là Anh và Australia. Các sinh viên sẽ trải qua 9 tháng học dự bị tại Language Link với 10 học phần trong 1.500 giờ. Các môn học bao gồm: Tiếng Anh học thuật, Phát triển các kỹ năng tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên sâu, kỹ năng học tập và giao tiếp, Tìm hiểu văn hóa thế giới, toán học, Luyện thi IELTS, Lý thuyết kinh doanh cơ bản, Kế toán và Kinh tế học. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ đạt điểm tối thiểu 6.5 trong kỳ thi IELTS quốc tế và nhận được thư mời nhập học của các trường trong hệ thống hơn 70 trường trên toàn cầu của NCC.

Một buổi học của các bạn sinh viên chương trình IFY

 

Hồ sơ xét tuyển vào chương trình Dự bị Quốc tế IFY mở rộng cho tất cả các thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 từ 6,5 trở lên, trình độ tiếng Anh tương đương với IELTS 4.5. Nếu học sinh chưa đủ trình độ sẽ được học các khóa tiếng Anh bổ trợ để đủ điều kiện tham gia chương trình.

 

Thông tin khách mời:

 

Todd Lando hiện là Giám đốc học vụ chương trình Dự bị Quốc tế IFY tại Language Link, giảng viên cao cấp cho các học phần Tiếng Anh, Toán và các môn học liên quan đến Kinh tế học trong chương trình Dự bị đại học quốc tế IFY. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bradley nổi tiếng của Mỹ với hai chuyên ngành về khoa học và quản trị kinh doanh, Todd Lando còn hoàn thành một khóa đào tạo giảng viên tiếng Anh quốc tế do Viện Ngôn ngữ và Thương mại Sydney tổ chức. Ông có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại châu Á và am hiểu tường tận nền văn hóa phương Đông.

 


Todd Lando - Giám đốc học vụ chương trình Dự bị Quốc tế IFY tại Language Link.

 

Với cương vị Giám đốc học vụ chương trình IFY, Todd Lando tổ chức nhiều hội thảo và buổi học mẫu cho sinh viên và phụ huynh, đồng thời chịu trách nhiệm phỏng vấn xét học bổng cho sinh viên IFY.

 

Nguyễn Thu Trang: Chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự bị Quốc tế IFY, là người gắn kết mật thiết với cộng đồng sinh viên IFY 7 năm qua, từng tổ chức nhiều hội thảo lớn cho phụ huynh và học sinh trong lĩnh vực du học, dự bị đại học.

 


Nguyễn Thu Trang - chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự Bị Dự bị Quốc tế IFY.

 

Nguyễn Kiều Anh: Chuyên gia tư vấn du học cấp cao của Công ty Tư vấn Giáo dục và Đào tạo Toàn cầu (GET), đối tác chiến lược trong lĩnh vực tư vấn du học của Language Link Việt Nam.

 


Nguyễn Thu Trang - chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự Bị Dự bị Quốc tế IFY.

 

 

Thông tin cụ thể xin vui lòng liên hệ:

 

Phòng Dự bị Đại học quốc tế – Language Link Vietnam

62 đường đôi Yên Phụ, P. Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dang-tu-van-co-hoi-vao-hoc-dai-hoc-danh-tieng-nam-hoc-2013-761006.htm

Dạy con dối trá

Posted: 05 Aug 2013 05:47 AM PDT

Vừa tuột xuống xe, Tý (hơn 10 tuổi) đã hí hửng chạy khoe "chiến công" to lớn: lừa được cảnh sát giao thông.

Nhác thấy chiếc "bồ câu", mẹ giục Tý giả bộ đau bụng quằn quại, chở đi cấp cứu. Nghe mẹ năn nỉ, con kêu rên, cảnh sát cho đi, không phạt lỗi lưu thông ngược chiều, chở ba. Mẹ khen Tý khôn lanh, mưu trí, diễn giỏi. Tý cười híp mắt. Hàng ngày đến trường, nhà Tý vẫn vô tư tống ba, chạy ngược chiều vì đã có "chiêu độc" để đối phó.

di tr

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mấy tháng trước, suýt bị phạt xe không có kính chiếu hậu, mẹ Tý vội mở cốp xe lấy ra một cái bọc đựng kính xe đã bể nát. Chìa cái bọc cho cảnh sát xem, mẹ giải trình rằng lúc nãy mới bị va quẹt bể kính, đang chạy tìm chỗ gắn kính mới. Tý tròn xoe mắt nhìn mẹ, nhận thấy ám hiệu từ mắt mẹ, Tý cũng nói hùa: "Ờ, đúng rồi, mới té xe trầy chân con nè!". Mẹ và Tý "song kiếm hợp bích" thật ăn rơ. Hiệu quả tức thì, cảnh sát chỉ nhắc nhở hai mẹ con rồi cho đi. Vụ va quẹt, bể kính chiếu hậu là có thật, nhưng đã xảy ra… hai tuần trước.

Những lần cả nhà đi xem kịch, phim, ca nhạc hoặc vào khu vui chơi, giải trí, mẹ thường giấu bớt tuổi của Tý để mua được vé rẻ hơn. "Họ có kiểm tra giấy tờ đâu mà biết!" – mẹ Tý nói. Tôi, cô của Tý cảm thấy bất bình trước kiểu dạy con ấy. Ở những địa điểm vui chơi, dựa vào chiều cao của khách hàng để bán vé phù hợp, mẹ nhắc Tý khi qua cổng chớ đứng thẳng lưng, cứ khum khum xuống cho thấp lại.

Mẹ Tý không hề lo lắng trước những biểu hiện của con. Thậm chí, còn khuyến khích, tạo điều kiện để Tý "hơn các bạn trang lứa… hai, ba cái đầu", mai này ra đời không bị thua thiệt! Đôi khi vì cái lợi trước mắt, vô tình mẹ Tý đã dạy con dối trá.

(Theo Hằng NgônPhụ nữ TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134353/day-con-doi-tra.html

Nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về GD-amp;ĐT

Posted: 05 Aug 2013 05:47 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (5/8), Bộ GDĐT tổ chức lễ kí kết "Chương trình phối hợp tuyên truyền giữa Bộ GDĐT và Đài Tiếng nói Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015". Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến cùng dự và kí kết Chương trình.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến kí kết Chương trình phối hợp tuyên truyền.  Ảnh: Đăng Lương
 

Dự buổi lễ còn có các Thứ trưởng Bộ GDĐT: Trần Quang Quý, Nguyễn Vinh Hiển, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Văn Ga, Nguyễn Mạnh Hùng cùng Giám đốc các cơ quan, trưởng các hệ trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam.

Theo đó, từ nay đến 2015, hai bên phối hợp tuyên truyền tập trung vào các chủ trương đường lối và các giải pháp "đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT"; giới thiệu các điển hình tiên tiến và kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng GDĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các ngành học, cấp học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với dạy chữ – dạy người – dạy nghề;

Cùng đó, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở giáo dục. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục và công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục;

Các nhiệm vụ phát triển GDĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bảo đảm công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận giáo dục; thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực khác nhau trong và ngoài nước để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập;

Bên cạnh đó, đổi mới công tác quản lý GDĐT; Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển GDĐT giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch phát triển GDĐT giai đoạn 2011-2015…

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao công tác tuyên truyền về GDĐT trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam; đã có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền hay và hiệu quả, đặc biệt là về GD từ xa; học tập suốt đời, giáo dục cho mọi người; Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam là trung tâm truyền thông đa phương tiện, bên cạnh sóng radio truyền thống, Đài đã có những kênh truyền tải thông tin mới như truyền hình, báo in, báo internet…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong rằng trong thời gian tới, Đài Tiếng nói Việt Nam phát huy thế mạnh của mình để phối hợp cùng với Bộ GDĐT tuyên truyền ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn thông tin về GDĐT.

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/nang-cao-chat-luong-va-hieu-qua-tuyen-truyen-ve-gdampdt-1971525/

Học chương trình đào tạo chuẩn Anh quốc tại Đại học FPT

Posted: 05 Aug 2013 05:47 AM PDT

Chất lượng đào tạo chuẩn Anh quốc

 

Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT – B2G dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Từ việc nghe giảng, làm bài tập, bài kiểm tra hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh viên đều dùng ngôn ngữ quốc tế này.

 

Tuy nhiên, đầu vào tiếng Anh là một vấn đề của sinh viên Việt Nam hiện nay. Để giúp các em có thể theo học, chương trình FPT - B2G có giai đoạn học tiếng Anh nâng cao. Nếu sinh viên chưa đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.5 thì sẽ được kiểm tra  trình độ để xếp lớp học bổ sung. Có 5 cấp độ tiếng Anh, mỗi cấp độ học trong 2 tháng. Khi vượt qua 5 cấp độ, các em sẽ chính thức bước vào học chuyên môn của Cử nhân quốc tế FPT- B2G.

 


Chương trình đào tạo Cử nhân Quốc tế FPT - B2G theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chương trình đào tạo Cử nhân Quốc tế FPT – B2G theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Giáo trình học của FPT - B2G liên tục được cập nhật từ trường Đại học Greenwich, Anh quốc. Ngoài việc được học những kiến thức chuyên sâu với giáo trình hiện đại của trường Đại học uy tín quốc tế thì phương pháp giáo dục cũng là một điểm cộng khi sinh viên lựa chọn FPT – B2G. Sinh viên luôn được đánh giá cao và là trung tâm của lớp học, giảng viên chỉ là người gợi mở để sinh viên tích cực tư duy. Nguyễn Tuấn Huy, sinh viên năm 2 chia sẻ: "Quyết định học chương trình FPT – B2G là sự cân nhắc kỹ lưỡng của bản thân mình và gia đình. Mô hình đào tạo, thời gian học tập và bằng cấp của FPT – B2G là những lý do khiến mình lựa chọn. Ở đây, sinh viên phải học thật, thi thật. Vì vậy, mình rất tin tưởng vào tương lai nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp".

 

Triết lý giáo dục châu Âu

 

Nền giáo dục phương Tây đề cao tính thực tiễn nên ưu tiên đào tạo hàng đầu của các chương trình Cử nhân quốc tế là đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì thế, hoạt động đào tạo sinh viên FPT-B2G theo hướng thực tiễn luôn được chú trọng. Để tăng khả năng thích ứng với cuộc sống, tạo môi trường giao lưu, sinh viên FPT - B2G được tham gia các chuyên đề phát triển kỹ năng cá nhân (PDP); tham gia các câu lạc bộ, các khóa học kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian…; các hoạt động thể chất như khiêu vũ, bóng đá, vovinam…

 

Nguyễn Thị Mai Hương (GS12077) sinh viên FPT- B2G TPHCM cho biết: "Ngày trước em nghĩ những hoạt động ngoại khóa chỉ giúp sinh viên có cơ hội giao lưu, xả stress sau giờ học. Khi trở thành sinh viên Cử nhân Quốc tế FPT – B2G em mới nhận thấy được tầm quan trọng của những k năng, kinh nghiệm thực tế mà em đang và sẽ được học hỏi, trau dồi. Hiện em là thành viên của Câu lạc bộ Kinh doanh, Câu lạc bộ Nghệ thuật, thành viên đầu tư vào Cóc Shop tại FSB, ban điều hành của một nhóm hoạt động xã hội BLUE GALAXY GROUP. Môi trường học tập ở đây là bệ phóng vững chắc giúp em tự tin hơn khi ra trường và tìm được một công việc như em hằng mơ ước".

 


Chương trình đào tạo Cử nhân Quốc tế FPT - B2G theo tiêu chuẩn quốc tế.

"Hành trình Thái Nguyên" – một trong những hoạt động trải nghiệm nhằm giúp sinh viên Cử nhân Quốc tế FPT – B2G hiểu rõ hơn những giá trị của cuộc sống.

 

Bằng cấp được công nhận quốc tế

 

Trường Đại học Greenwich là một ngôi trường lâu đời và có uy tín tại Anh quốc. Theo Sunday Times, ĐH Greenwich được xếp hạng dẫn đầu ở Anh về đào tạo kinh tế. Ở chương trình FPT – B2G, sinh viên được học và nhận bằng từ chính ngôi trường danh tiếng này, và đương nhiên, bằng được công nhận toàn cầu.

 

Đảm bảo chuẩn quốc tế, chương trình FPT - B2G luôn tuân thủ các quy định chặt chẽ về giáo dục đại học của Anh và được kiểm điểm bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là QCF (Qualifications Credit Framework) và QAA (Quality Assureance Agency). Chương trình cũng được Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam công nhận.

 

Như vậy, ngay tại Việt Nam, sinh viên vẫn có thể trải nghiệm trọn vẹn môi trường học tập Anh quốc và có cơ hội được tiếp cận với chương trình đào tạo của một nền giáo dục đẳng cấp thế giới trong khi chi phí lại rẻ hơn rất nhiều so với đi du học.

 

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-chuong-trinh-dao-tao-chuan-anh-quoc-tai-dai-hoc-fpt-763248.htm

Hiệu quả sử dụng vốn vay, viện trợ của nước ngoài đầu tư cho giáo dục

Posted: 05 Aug 2013 04:47 AM PDT

Đầu tư cho giáo dục từ các nguồn đã được cải tiến đáng kể.
Đầu tư cho giáo dục từ các nguồn đã được cải tiến đáng kể.

PV ghi

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/cu-tri-hoi-bo-truong-tra-loi-hieu-qua-su-dung-von-vay-vien-tro-cua-nuoc-ngoai-dau-tu-cho-giao-duc-1971516/

Ra sách quý về chủ quyền biển đảo

Posted: 05 Aug 2013 04:47 AM PDT

- "Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" là cuốn sách mà tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã dày công nghiên cứu suốt 40 năm.

Nằm trong tủ sách Biển – Đảo Việt Nam, cuốn "Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" (NXB Giáo dục) của tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã là tài liệu tham khảo hữu ích về biển, đảo.

Trng Sa, Hong Sa, bin o, ch quyn, khng th chi ci, bng chng
Tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. (Ảnh: Tá Lâm)

Công trình này dựa trên nguồn tư liệu phong phú, đa dạng được thu thập ở cả trong và ngoài nước; trong đó có tư liệu từ các văn bản mang tính lịch sử, tính pháp lí cao như châu bản triều Nguyễn, văn bản thực thi chủ quyền của chính quyền Tây Sơn, thư tịch và bản đồ cổ của nhà nước phong kiến Việt Nam, tư liệu và bản đồ cổ của phương Tây, và của chính người Trung Quốc liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nghiên cứu một cách hệ thống các nguồn tài liệu trên, nhất là các tư liệu trước năm 1909 (năm bắt đầu nảy sinh vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa), tác giả cung cấp thông tin về quá trình phát hiện, chiếm hữu thật sự, thực thi chủ quyền ngay từ thế kỷ XVII của Nhà nước phong kiến Việt Nam qua sự quản lí, điều hành, hàng năm tổ chức các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải khảo sát đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, khai thác tài nguyên, xây dựng chùa miếu, dựng bia, trồng cây, kiến tạo cơ sở hạ tầng,… xem đó là biểu tượng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trng Sa, Hong Sa, bin o, ch quyn, khng th chi ci, bng chng
Bìa cuốn sách Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: "Đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, dựa trên những tư liệu phong phú, chứng cứ và lập luận khách quan. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tôi cũng hi vọng từ cuốn sách này, nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ được đưa vào trong sách giáo khoa lịch sử các trường phổ thông".

Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là tập đầu tiên trong năm 2013 của Tủ sách Biển – Đảo Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức. Các tập còn lại là Hoàng Sa – Trường Sa trong vòng tay tổ quốc (hai tập) và cuốn sách ảnh Hoàng Sa – Trường Sa tuyến đầu Tổ quốc sẽ xuất bản trong thời gian tới.

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134332/ra-sach-quy-ve-chu-quyen-bien-dao.html

Hướng dẫn các trường tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV

Posted: 05 Aug 2013 04:47 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên (HSSV)" năm học 2013 – 2014 trong các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ và TCCN.

Các tân sinh viên khoá 57 của khoa Nông học (khối 1) tham gia Tuần sinh hoạt công dân –  sinh viên năm học 2012-2013
Các tân sinh viên khoá 57 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tham gia Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên năm học 2012 – 2013

Trong đó ghi rõ: “Kết quả hoàn thành đợt học tập này là một trong các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện và xét danh hiệu thi đua cho HSSV năm học 2013 – 2014.

HSSV hoàn thành đạt yêu cầu chương trình học tập “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” sẽ được nhà trường cấp giấy chứng nhận. Các HSSV chưa hoàn thành chương trình phải bố trí học bù trong thời gian của năm học theo lịch do nhà trường sắp xếp.

Với HSSV mới vào trường, “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” trang bị những kiến thức cần thiết của người HSSV trong nhà trường. Triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho HSSV và phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật. Xây dựng và phát động trong nhà trường phong trào "HSSV có hành vi ứng xử văn hóa"…

Chương trình các khóa giữa sẽ trang bị các nội dung, kiến thức, thông tin mới của năm học 2013 – 2014, học tập các chuyên đề chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến HSSV, các nội dung kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm cộng đồng, xã hội…

Chương trình cuối khoá dành cho HSSV năm cuối, chuẩn bị tốt nghiệp: Trang bị một số kiến thức về việc làm, kỹ năng xin việc và làm việc hiệu quả, tăng cường cho HSSV gặp gỡ các doanh nghiệp, tiếp cận yêu cầu về nguồn nhân lực, tổ chức hội chợ việc làm; Học tập nội dung các bộ luật (Lao động, Công chức, Viên chức…) để sinh viên vận dụng ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, nhà trường có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung nêu trên với các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động văn hoá – thể dục – thể thao, tham quan các di tích lịch sử, cách mạng…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201308/huong-dan-cac-truong-to-chuc-tuan-sinh-hoat-cong-dan-hssv-1971526/

Comments