Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Y Thái Bình dự kiến điểm chuẩn cao nhất 25,5

Posted: 04 Aug 2013 07:32 AM PDT

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/www.tienphong.vn/DH-Y-Thai-Binh-du-kien-diem-chuan-cao-nhat-255/11628782.epi

Tranh luận về thủ khoa ĐH Y phải nhập ngũ quân sự

Posted: 04 Aug 2013 07:32 AM PDT


Trường hợp em Nguyễn Hữu Tiến nhận được yêu cầu phải có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ khi vừa có tin đỗ thủ khoa trường ĐH Y khiến cư dân mạng xôn xao bình luận.

Học giỏi là cũng là một cách yêu nước

Xuất sắc đạt 29,5 điểm, Nguyễn Hữu Tiến trở thành thủ khoa ĐH Y Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 31/7 Tiến nhận được giấy trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Tiến và gia đình có nguyện vọng được sớm theo học trường ĐH Y.

Trước hoàn cảnh của Tiến, nhiều người cho rằng: thủ khoa rất hiếm hoi, tại sao Tiến phải đi nghĩa vụ mà những người còn lại không phải đi? Trước mắt Tiến là gần 2 năm trong quân đội và 6 năm trường ĐH Y. Đây là một thử thách quá lớn đối với em. Bởi 2 năm đi nghĩa vụ quân sự trước hay sau khi học tập cũng đều là trở ngại khi lượng kiến thức sẽ bị hao hụt.


Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (áo xanh) và em trai dự thi đại học.

Bạn HC đồng cảm cùng tâm sự của chàng thủ khoa này: "Tôi thấy phải ưu tiên cho ngành y, vì thời gian học quá dài nên cho các em học luôn không cần phải đi nghĩa vụ. Như vậy các em sẽ có thời gian công hiến nhiều hơn".

Được cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và niềm tự hào của mỗi một người công dân. Nhưng có nhiều cách cống hiến là quan niệm của thành viên John Nguyễn. Bạn cho rằng: "Ai dám chắc những người nhập ngũ như một trạng nguyên là trên tinh thần tình nguyện? Ai dám chắc hai năm trong quân đội của một trạng nguyên sẽ đem lại nhiều đóng góp cho xã hội hơn 2 năm trên giảng đường".

Một độc giả là cựu chiến binh chống Mỹ, đã có ba người con tốt nghiệp đại học bày tỏ: "Có thể tạo điều kiện cho Tiến bằng cách cho em học HV Quân y. Vì đó đều là nhân tài của đất nước và gia đình không nên làm lỡ cơ hội của các cháu. Tôi biết để có tên trong danh sách trúng tuyển đai học thật không dễ chút nào".

Khẳng định cho việc học giỏi cũng là cách yêu nước, bạn Trung Dũng cho rằng: "Nếu có ai đó đưa ra lý do, cần phải rèn luyện thể chất trong quân đội để thế hệ tương lai Việt Nam là một thế hệ mạnh mẽ, cường tráng. Vậy, các môn giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất trong môi trường đại học có vai trò gì? Tại sao lại phải cho một trạng nguyên đào tạo trong môi trường quân đội mà không phải là nơi bạn Tiến được theo đuổi đam mê và khát khao cống hiến thực thụ của mình".

Nên có luật tất cả mọi thanh niên đi nhập ngũ

Trái ngược với những ý kiến trên, nhiều người nêu lên đề xuất: Việc nhập ngũ hết sức cần thiết, vì vậy nên có quy định đi bộ đội đối với mọi thanh niên. Điều này có thể giải quyết công bằng cho xã hội, không chỉ có công dân trượt CĐ, ĐH mới đi bộ đội. Nhiều ý kiến cho rằng, không thể vì hai năm đi bộ đội mà kiến thức bị mai một. Bởi học tập là việc theo đuổi suốt đời, dù ở môi trường nào vẫn có thể học.

Bạn Lê Minh nêu lên tầm quan trọng của việc đi nghĩa vụ quân sự: "Theo mình, Hữu tiến nên đi nghĩa vụ rồi đi học, khi đó bản lĩnh cao hơn học sẽ tốt hơn".

Độc giả Võ Văn Tùng chia sẻ: "Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm nhập ngũ. Nhập ngũ để rèn luyện sức khỏe, ý chí và lòng yêu nước. Trên thế giới, có nhiều nước tất cả thanh niên đều phải nhập ngũ và họ cũng đã có nhiều nhân tài, những con người có trình độ vươn ra thế giới”.

Thành viên Thịnh IT nhìn nhận một thực tế: "Tôi thấy hiện nay ở ta vấn đề thanh niên đi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa được xã hội nhìn nhận một cách tích cực, rất nhiều gia đình, cơ quan luôn tìm cách né tránh cho con em, nhân viên của mình không phải đi. Theo tôi nên sửa luật về vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tất cả thanh niên đến độ tuổi đều phải đi bộ đội, không có ngoại lệ”.

quyên quyên

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/tranh-luan-ve-thu-khoa-dh-y-phai-nhap-ngu-quan-su/a340296.html

Chàng trai làm nghề mát-xa bầu sữa mẹ nản chí

Posted: 04 Aug 2013 06:32 AM PDT

Một nam chuyên gia mát-xa ngực phụ nữ đang phải vật lộn đấu tranh để duy trì công việc của mình sau khi bị những ông chồng ngăn cản không cho đụng vào ngực vợ họ.


ngh, mt-xa, ngc, ph n cho con b
Yang ở khóa học mát-xa ngực phụ nữ

Yang Jun, 29 tuổi, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho biết anh rất tự tin về tay nghề của mình nhưng lại không có cơ hội để thực hành.

Yang là một trong 3 chuyên gia nam duy nhất được cấp phép hành nghề này ở Trung Quốc sau khi tốt nghiệp bằng ưu ở khóa học mát-xa ngực phụ nữ cho con bú.

Công việc cụ thể của Yang là mát-xa ngực phụ nữ trong khoảng 90 phút để giúp các bà mẹ có sữa sớm. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại anh mới chỉ có 2 khách hàng thường xuyên sẵn sàng trả anh 20 bảng Anh mỗi lần để có được dịch vụ này.

"Tôi bắt đầu có suy nghĩ rằng đây không phải là một ý tưởng hay. Các ông chồng rất đa nghi" – chàng trai này chia sẻ.

"Tất cả những bạn học nữ của tôi thì có hàng trăm khách hàng, còn tôi khi các ông chồng phát hiện ra là đàn ông, họ không đồng ý". Khẳng định đây là một ngành nghề đang phát triển, nhưng có vẻ anh bắt đầu nản chí trước trở ngại này.

"Tôi thực sự rất giỏi trong công việc này nếu mọi người cho tôi cơ hội. Tôi đã học về sinh lý học, mát-xa, châm cứu và tôi có tay nghề cao. Mọi người nên nghĩ tôi như một bác sĩ hoặc một y tá" – cậu nói thêm.

Được biết hiện Yang đang là ông chủ của một cửa hàng làm tóc ở thành phố Hà Nam và công việc mát-xa ngực chỉ là công việc làm thêm của anh.

Trước đó, bố mẹ Yang đã từng phản đối khi biết anh học nghề này, còn bạn gái thì ban đầu có ghen tuông. Nhưng với anh, đây là một công việc cao quý vì nó giúp trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sớm nhất, đặc biệt là trong bối cảnh liên tục xảy ra các vụ bê bối sữa bột ở nước này.
 

ngh, mt-xa, ngc, ph n cho con b
Giờ học thực hành ngh, mt-xa, ngc, ph n cho con b
Ghi chép trong giờ học lý thuyết
ngh, mt-xa, ngc, ph n cho con bngh, mt-xa, ngc, ph n cho con bngh, mt-xa, ngc, ph n cho con b

  • Nguyễn Thảo(Theo Metro, China Daily)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133766/chang-trai-lam-nghe-mat-xa-bau-sua-me-nan-chi.html

Chén đậu hũ

Posted: 04 Aug 2013 06:32 AM PDT

(GDTĐ) – Trong miền ký ức, hẳn ai cũng có những khoảnh khắc ấp ủ cho riêng mình. Với tôi, hình ảnh chén đậu hũ là cả một góc trời kỉ niệm, gợi lên cảm giác thân thương, như một phần máu thịt. Như một minh chứng, mỗi lần nhắc đến món ăn ngọt này là mỗi lần  xao động, khơi gợi tên cô – người mà cả cuộc đời luôn truyền cho tôi ngọn lửa niềm tin, sức mạnh và bầu nhiệt huyết.

Tôi sinh ra trong thời kỳ bao cấp. Khi đó, hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hoá. Hàng hoá không được mua bán, trao đổi trực tiếp trên thị trường mà được Nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Để sở hữu sản phẩm được cung cấp, người dân phải xếp hàng rất lâu chờ đến lượt mình.

Ngày ấy, bom đạn đã thôi rơi, hoà bình vừa lập lại, thời buổi khó khăn nên bạn bè cùng trang lứa với tôi họa hoằn lắm mới được cắp sách đến trường. Cơ may duyên phận xen lẫn niềm sung sướng tột đỉnh tôi được đi học. Năm cuối bậc tiểu học, lần đầu được cô làm giáo viên chủ nhiệm (vì trước đó chỉ học với thầy giáo). Khỏi phải nói, tâm trạng tôi phấn khởi biết dường nào.

Cô không phải là cư dân bản địa, lại mới tốt nghiệp ra trường, được cấp trên phân công về vùng thung lũng cỗi cằn quê tôi dạy học, chưa có kinh nghiệm nên sẽ khó khăn trong việc bầu ra ban cán sự lớp. Trước khi tìm hiểu, tiếp xúc làm quen trò và nhập môn, cô đã làm một cuộc khảo thí để bình chọn người tài và tôi đã đăng quang ngay cái chức danh lớp phó học tập "oai phong, lẫm liệt".      

Mọi người thường nhận xét: Tôi học khá Toán, đánh cờ (vua, tướng) giỏi, không có khiếu văn chương, song lại say mê đọc và quý sách. Vì vậy, cô luôn miệng bảo tôi có tinh thần độc lập, trí nhớ linh hoạt và là "cây lôgíc Toán học". Đáp lại, tôi đã nỗ lực không ngừng nghỉ để xứng đáng với những gì mà cô tin tưởng, giao phó.

Hồi ấy, chỉ còn vỏn vẹn mười ba ngày nữa là kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II, căn bệnh đậu mùa vào những ngày nắng nóng bùng phát khiến tôi khó chịu, đau đầu, vô cùng mệt mỏi. Sau đó, các vết chấm nhỏ màu đỏ ồ ạt xuất hiện khắp cơ thể tôi, nhất là vùng trán, vùng mặt rồi căng thành mụn nước, bắt đầu bong ra, gây nên sẹo. Thời điểm bấy giờ, ở làng tôi dịch bệnh này nhanh chóng lây lan và đã cướp đi mạng sống của nhiều người, khiến cả nhà tôi mất ngủ hoang mang, băn khoăn lo lắng trước số phận mong manh của cô con gái. "Cây toán" đã vắng mặt một ngày rồi lại hai ngày… Khi biết tin tôi bị ốm, cô vội vã đến thăm và mang kèm theo chén đậu hũ. Ngày thường, món quà quê tuy dân dã này nhưng đối với tôi là một thứ xa xỉ.

Cô nói: "Em là niềm tự hào của cô, hãy mạnh mẽ lên nhé". Lúc ấy cô đã không ngăn được những giọt nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt hao gầy. Suốt thời gian nằm trên giường bệnh, hầu như đêm nào cô cũng ở lại để chăm sóc, động viên; thậm chí còn giặt giũ cho tôi và thay mẹ đi chợ nấu nướng. Dòng đời vẫn chảy, năm tháng cứ trôi đi và chẳng thể một ai đủ lớn mạnh để níu kéo thời gian về thuở ban nguyên của chúng. Vâng! Nếu không có cô đồng hành, sẻ chia trong những tháng ngày ấy sức khoẻ tôi gần như kiệt quệ. Nhiều lúc bên cô, song không sao thổ lộ được những nghĩ suy tự trong thẳm sâu góc khuất trái tim này.

Mặc dù đã trưởng thành, đã trở thành cô giáo nhưng tôi không bao giờ quên được những ân tình xa xưa mà cô đã dành cho tôi. Bát đậu hũ, những giọt mồ hôi, những ánh mắt thân thương… của cô đã "vun xới" cho tôi thành người. Cho tôi gửi ngàn lời yêu thương tới cô, người giáo viên chủ nhiệm mà tôi trọn đời yêu mến.

Mã số: 2004

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/chen-dau-hu-1971503/

27 điểm vẫn trượt đại học Xem xét tuyển thêm vào Đại học Y Hà Nội …

Posted: 04 Aug 2013 06:32 AM PDT


27 điểm vẫn trượt đại học

Xem xét tuyển thêm vào Đại học Y Hà Nội

Chủ nhật, 04/08/2013, 09:31 (GMT+7)

(SGGP).- Đại học Y Hà Nội dự kiến lấy điểm chuẩn ngành bác sĩ đa khoa là 28 điểm, đây là mức điểm chuẩn cao nhất từ trước đến nay của trường (điểm chuẩn cao nhất trong lịch sử là 27,5 điểm). Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, năm nay trường có 718 em đạt từ 27 điểm trở lên, 568 em từ 27,5 trở lên và 407 em từ 28 điểm trở lên (đã tính điểm ưu tiên). Từ 26 – 27,5 điểm, trường có khoảng 600 em.

Năm nay, chỉ tiêu ngành bác sĩ đa khoa của ĐH Y Hà Nội là 550. Theo quy định của bộ, trường phải nhận hồ sơ tuyển thẳng của tất cả học sinh được giải nhất, nhì, ba môn sinh quốc gia. Trong số 81 em có hồ sơ tuyển thẳng vào trường thì 79 em đăng ký ngành bác sĩ đa khoa. Số lượng xét tuyển thẳng là 15 em cũng đều chọn ngành này. Vì vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành bác sĩ đa khoa dành cho các thí sinh dự thi chỉ khoảng trên 450 chỉ tiêu. Với chỉ tiêu này, nếu lấy điểm trúng tuyển là 27,5 điểm thì sẽ thừa 112 chỉ tiêu; nếu lấy 28 điểm thì thiếu khoảng 40 chỉ tiêu (số lượng chỉ tiêu này thuộc phạm vi cho phép nếu trường không lấy). Vì vậy, điểm dự kiến của ngành này là 28. Do Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành học chứ không lấy điểm sàn vào trường nên nếu trượt ngành bác sĩ đa khoa thí sinh vẫn không được chuyển sang ngành học khác dù ngành đó có điểm chuẩn thấp hơn.

Sau khi công bố điểm thi, biết mặt bằng điểm thi của trường rất cao và khả năng lấy điểm chuẩn cao, rất nhiều phụ huynh, thí sinh có điểm thi cao đã viết thư cầu cứu nhà trường. Vì vậy, trước tình hình này, trường đã lập phương án điểm trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa dự kiến là 28 điểm, đồng thời đề xuất xin Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT duyệt cho trường thêm khoảng 150 chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách để tuyển các thí sinh đạt từ 26 – 27,5 điểm vào trường.

Với phương án này, trường sẽ lấy từ cao xuống thấp và "cứu" được những thí sinh đạt khoảng 27 điểm. Hiện tại, công văn đề xuất của trường đã được gửi đến Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và được Bộ Y tế đồng thuận về mặt chủ trương để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực còn thiếu của ngành y tế.

Chiều 3-8, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, bộ chưa nhận được công văn của ĐH Y Hà Nội. Nếu nhận được công văn của nhà trường, lãnh đạo bộ sẽ họp xem xét và chỉ có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mới có thẩm quyền quyết định vấn đề này. Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đây là vấn đề không mới, vì trước năm 2011 – 2012, Bộ GD-ĐT cũng đã có cơ chế cho các trường ĐH được tuyển thêm chỉ tiêu ngoài ngân sách nhằm cứu các thí sinh điểm cao, có nguyện vọng vào trường nhưng không đủ điểm chuẩn.

Thực tế, sau khi nhà trường đưa ra thông tin này, có 2 luồng ý kiến tranh luận khá căng thẳng. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT nên đồng ý với kiến nghị của nhà trường để "cứu" những thí sinh đạt 27 điểm, đó là những thí sinh xuất sắc. Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến cho rằng làm như thế sẽ công bằng với những thí sinh khác, ở những trường khác. Đó là chưa kể ý kiến cho rằng, đề thi năm nay dễ nên thí sinh đạt 27 điểm năm nay chỉ tương đương 25 – 26 điểm các năm trước, nên nếu năm nay "cứu" thì rất không công bằng cho nhiều thí sinh khác.

PHAN THẢO

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2013/8/324907/

Nam sinh đánh nữ sinh dã man trong lớp

Posted: 04 Aug 2013 05:32 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134173/nam-sinh-danh-nu-sinh-da-man-trong-lop.html

Cô giáo Lộc Trì và mô hình bán trú dân nuôi

Posted: 04 Aug 2013 05:32 AM PDT

(GDTĐ) – Tại Hội nghị Tổng kết năm học cách đây một năm, mô hình bán trú dân nuôi trong Tham luận "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của Trường tiểu học số 1 Lộc Trì do Hiệu trưởng Cái Thị Cẩm Hương báo cáo đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao và dành khá nhiều thời gian để phân tích, khuyến khích các địa phương nhân rộng. Nhiều Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh, như: Hòa Bình, Tây Nguyên… và nước bạn Thái Lan đã đến tham quan học hỏi mô hình này.


Cô giáo động viên những HS có hoàn cảnh khó khăn ra lớp
 

Trường tiểu học số 1 Lộc Trì nằm ở một xã bãi ngang, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Phú Lộc, hai thôn Phước Thượng và Khe Su của xã cách trường 5km, người dân đa số nhà nghèo, có nhiều gia đình dân tộc thiểu số. Vì điều kiện khó khăn nên nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con cái, đa số các em đi bộ đến trường, những ngày học hai buổi, các em tự chuẩn bị thức ăn mang theo, thường thì nhà có gì đem cái đó, có em mang cơm, nhưng có em chỉ mang khoai, sắn, thậm chí có học sinh còn ăn mì cua sống… Thời gian nghỉ từ buổi học sáng đến buổi chiều khá dài, không có người quản, các em không có chỗ nghỉ trưa, nhiều em hiếu động chơi các trò chơi nguy hiểm như: đuổi bắt, đánh nhau… tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Trăn trở với thực tế đó, cô giáo Cái Thị Cẩm Hương, Hiệu trưởng nhà trường đã tìm nhiều giải pháp với mong muốn xây dựng được mô hình bán trú để bảo đảm cho học sinh nghèo được chăm sóc tốt hơn.

Thực tế cho thấy, việc ngồi chờ kinh phí rót về hay yêu cầu các khoản đóng góp từ phụ huynh là điều không thể, nên cô Cẩm Hương quyết định trình bày để xin tài trợ từ các mạnh thường quân để xây dựng mô hình bán trú với tên gọi là "bán trú dân nuôi". Cô Hương giải thích cho điều này: "Để thực hiện mô hình bán trú vào thời điểm đó,  hầu như chúng tôi chỉ có những con số không. Song, không thể làm ngơ trước những học trò của mình, tôi nghĩ, nếu để những người dân có điều chung tay với giáo dục thì phải làm sao để họ cũng nhìn thấy và cảm nhận được những điều như chúng tôi nhìn thấy".

Vậy là từng bước, người Hiệu trưởng năng động này đã cùng với toàn thể cán bộ, giáo viên Trường tiểu học số 1 Lộc Trì bắt tay thực hiện đề án. Giáo viên đến từng nhà những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tìm hiểu, ghi hình sau đó viết thư ngỏ gửi đến nhà tài trợ xin giúp đỡ. Năm học 2011- 2012, sau hai tháng, nhà trường nhận được khá nhiều sự đồng tình và hơn 200 triệu đồng tiền ủng hộ từ phía các nhà hảo tâm.


Cô giáo Cẩm Hương và HS lớp bán trú trong giờ ăn trưa
 

Ngay khi nhận được tiền tài trợ, Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành ngay đề án, từ xây dựng nhà bếp, mua sắm giường, chăn chiếu… và nhiều vận dụng phục vụ cho công tác bán trú. Năm đầu tiên, đã giải quyết cho 80 học sinh bán trú dưới 2 hình thức: dân nuôi, dành cho học sinh nghèo, ở xa có thể mang cơm đến, nếu em nào quá nghèo, hoặc mồ côi, nhà trường thu 1 lon gạo và hỗ trợ thức ăn; hình thức thứ hai là mỗi phụ huynh đóng góp 10.000đ/1bữa ăn cho con em mình. Về phía nhà trường, hầu hết giáo viên trong trường, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ tự nguyện tham gia đề án mà không đòi hỏi chế độ phù hợp với công sức họ bỏ ra. Mỗi người một nhiệm vụ, tận dụng khoảng thời gian giữa hai buổi học, bảo đảm thời gian nghỉ trưa, còn lại tạo cho các em tham gia những trò chơi bổ ích như: rung chuông vàng, sinh hoạt các câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật… bồi dưỡng cho học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…

Nhờ vậy, kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường đi lên rõ rệt, số lượng học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước, việc hoạt động ngoài giờ giúp các em tự tin trong cuộc sống và học tập… Riêng năm học 2012 – 2013, học sinh Trường tiểu học số 1 Lộc Trì tham gia tất cả các phong trào học sinh giỏi cấp tỉnh; cụ thể có 39 em đạt giải tỉnh, 2 em đạt giải cấp quốc gia, trong đó, hai môn Toán và tiếng Việt, trường có 5 em đạt giải nhất cấp tỉnh (đứng đầu toàn tỉnh).

Với những kết quả đạt được, Trường tiểu học số 1 Lộc Trì đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho hầu hết phụ huynh ở địa phương, nhiều phụ huynh ở thị trấn gửi con em về học, đưa số lượng học sinh bán trú lên hơn 100 em; đồng thời, tạo được niềm tin với các mạnh thường quân, từ phong trào này, nhà trường tạo thêm được Quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi. Năm học qua, Quỹ Khuyến học khuyến tài nhận được hơn 100 triệu đồng tài trợ, với số tiền đó, nhà trường dùng để phát thưởng cho hơn 300 học sinh và 12 giáo viên có thành xuất sắc trong năm học và thưởng nóng cho những giáo viên và học sinh đạt giải tỉnh để động viên phong trào ngày một đi lên. Mô hình này là một trong những yếu tố giúp Trường tiểu học số 1 Lộc Trì khẳng định là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của tỉnh.

Với những hiệu quả đạt được của mô hình bán trú dân nuôi, tháng 8 này, cô giáo Cái Thị Cẩm Hương tiếp tục được Hội Khuyến học Trung ương mời ra Hà Nội báo cáo tham luận Một số giải pháp về công tác khuyến học, khuyến tài ở Trường tiểu học số 1 Lộc Trì.

Hương Lan

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201308/co-giao-loc-tri-va-mo-hinh-ban-tru-dan-nuoi-1971502/

Du học sinh xinh đẹp đăng quang Hoa khôi trí tuệ 2013

Posted: 04 Aug 2013 05:32 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0914 640 088 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)

Các mảng: gia đình
- công nghệ -
game - giải trí , xã hội.


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/du-hoc-sinh-xinh-dep-dang-quang-hoa-khoi-tri-tue-2013-762826.htm

‘Trường chất lượng cao tạo ra xã hội chất lượng thấp?’

Posted: 04 Aug 2013 04:32 AM PDT

Quyết định thành lập trường công CLC làm nhiều người hết sức ngạc
nhiên và bức xúc. Không biết chất lượng loại trường này sẽ thực sự thế nào, nhưng ai cũng biết đó là loại trường của con nhà giàu. Vì nghèo làm sao
có thể vào loại trường này khi học phí “khủng” dự kiến 30 triệu/học sinh/năm.

Một quyết định tạo ra xã hội đẳng cấp

Nếu tư nhân đứng ra làm loại trường này thì không nói, nhưng khi Nhà nước lại cho
hình thành loại trường của nhà giàu này thì nhiều vấn đề sẽ đặt ra. Việc Nhà nước cho
phép thiết lập loại trường này, cũng có nghĩa là Nhà nước cho phép tạo ra một trật tự
đẳng cấp công khai và chính thức ngay trong giáo dục.

gio dc, trng cht lng cao, trng hc, trng nh giu, VIP, phn bit, khong cch
Ảnh Lê Anh Dũng

Đẳng cấp trong giáo dục đương nhiên tạo một xã hội đẳng cấp ở ngay hiện tại và
trong tương lai. Một xã hội kiểu “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá
đa” gắn liền với các hình thái xã hội phong kiến thời xưa. Con nhà giàu được hưởng
một nền giáo dục CLC (tôi cứ giả thiết là nó cao thật, vì chưa chắc nhiều tiền đã có
được CLC!), con em họ sẽ phát triển hơn về mọi mặt, đã có một tấm vé ưu tiên để bước
vào đời, đã sở hữu một thứ vốn tri thức chiếm ưu thế.

Nhờ như vậy, con vua, con nhà giàu lại cứ tiếp tục thuộc tầng lớp trên, trong khi
con nhà nghèo vẫn hoàn nghèo, lại đi “quét lá đa” từ thế hệ này qua thế hệ khác vì ít
có cơ hội đổi đời. Đặc tính của xã hội đẳng cấp là như thế.

Xã hội nào cũng có sự bất bình đẳng, có kẻ giàu người nghèo. Các nước tư bản Tây
âu biết vậy nên sử dụng nhà trường như một phương tiện để làm giảm bớt sự bất bình
đẳng này. Một trong những mục tiêu của nhà trường là tạo ra công bằng cơ hội. Tất cả
các cháu, dù giàu hay nghèo đều có quyền hưởng được sự giáo dục như nhau.

Con tôi đang học ở Pháp, chúng tôi không phải đóng bất kỳ một thứ tiền nào. Ngoài
ra, cứ mỗi đầu năm học các cháu lại nhận được một số tiền, ví dụ năm học vừa rồi,
chính phủ cấp cho mỗi cháu 356,20 euros (các cháu đang học mẫu giáo và tiểu học, các
học sinh học cấp cao hơn được trợ cấp nhiều hơn), để cha mẹ mua sắm các dụng cụ học
tập, quần áo cho các cháu. Giáo dục phổ thông là miễn phí với tất cả.

Chính phủ Pháp còn thực hiện công bằng cơ hội bằng cách miễn nhiều thứ cho con nhà
nghèo như bao luôn vé xe bus đi lại, tiền ăn trưa ở trường… trong khi con nhà giàu
phải chi trả những thứ này. Nhờ chính sách này, trẻ em đều có cơ hội ngang nhau không
phân biệt giàu nghèo khi bước vào đời. “Con sãi ở chùa” nhờ vậy có cơ hội đổi đời,
nhà trường đã góp phần làm giảm sự bất bình đẳng, tạo ra chất lượng xã hội.

Dân mình quá khổ

Tôi thấy dân mình, đặc biệt là dân nghèo quá khổ vì gánh nặng chi phí học hành của
con cái thường trực đè trên vai. Ít có người dân nước nào lại phải bỏ tiền túi ra chi
phí cho giáo dục con cái lớn như dân Việt Nam (xem đồ thị). Tôi đã có dịp gặp
gỡ nói chuyện với một số phụ huynh ở quê về chuyện học hành của con cái họ, chủ đề
lớn nhất, bức xúc nhất là chuyện tiền bạc phải đóng cho nhà trường. Mang tiếng là
giáo dục miễn phí, nhưng thực tế thì người dân phải đóng hằng lô hằng lốc đủ thứ
tiền, thậm chí có nơi phụ huynh phải đóng đến 45 khoản thu khác nhau (Sài Gòn Giải
phóng, 12/12/2007).

gio dc, trng cht lng cao, trng hc, trng nh giu, VIP, phn bit, khong cch

Không đóng kịp thì giáo viên (kiêm người đòi nợ) ép học sinh bằng cách công khai
chuyện “nợ nần” trước lớp để gây sức ép với học sinh “con nợ”, để học sinh về ép lại
cha mẹ phải đóng tiền cho nhà trường. Một người quen nói với tôi là họ phải đến gặp
riêng cô giáo và nói thế này : “Cô ơi, nhà tôi con đông chưa xoay kịp để đóng cho nhà
trường, xin cho tôi khất một thời gian rồi tôi sẽ đóng đầy đủ, xin cô đừng gấy áp lực
với cháu, cháu còn nhỏ quá, chịu không nỗi!”.

Các em đã vất vả căng thẳng vì phải học quá nhiều những thứ vốn chẳng lợi lộc gì
cho sự phát triển, con nhà nghèo lại phải đối diện với sức ép của các khoản phải đóng
góp làm các cháu phờ phạc khổ sở thêm.

Nhà nước Việt Nam đang đẩy cho dân những gánh nặng đáng ra là của Nhà nước phải
cáng đáng, trong khi lại đang xen quá sâu vào công việc mà đáng lý ra của các hiệu
trưởng, của các giáo viên như hình thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy, mà
trong bài viết ngắn này tôi không muốn đề cập tới.

Tóm lại, trường CLC thì rất tốt – đó là trách nhiệm của ngành giáo dục trước một
thực trạng bết bát, không giống ai ở nước ta hiện nay. Nhưng chỉ CLC với con nhà giàu
trong khi mặc kệ đại đa số con em nhà nghèo thì có nghĩa là chúng ta đang công khai
thiết lập một xã hội đẳng cấp chính thức. Điều này có phải là “định hướng XHCN?”

  • Nguyễn Khánh Trung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133775/-truong-chat-luong-cao-tao-ra-xa-hoi-chat-luong-thap--.html

Dạy học phân hóa ở cấp THPT

Posted: 04 Aug 2013 04:32 AM PDT

 PV ghi

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/cu-tri-hoi-bo-truong-tra-loi-day-hoc-phan-hoa-o-cap-thpt-1971505/

Comments