Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gần 1.000 học sinh ra quân chiến dịch Hoa phượng đỏ

Posted: 03 Aug 2013 07:29 AM PDT

(TNO) Sáng 3.8, tại Trường THPT Bình Dương (H.Phù Mỹ, Bình Định) đã diễn ra lễ ra quân chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ cấp tỉnh năm 2013.

Sau lễ ra quân, các học sinh đã tham gia nhiều hoạt động như: Diễu hành tuyên tuyền về an toàn giao thông, dọn vệ sinh, trồng 200 cây xanh tại H.Phù Mỹ, thi đấu bóng đá nam…


Cùng trồng cây xanh tại Trường THPT Bình Dương, H.Phù Mỹ 

Ngoài ra, chiến dịch còn có chương trình tư vấn tâm lý, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính cho các bạn học sinh cấp 3, tập huấn kỹ năng và tổ chức sinh hoạt hè cho các thiếu nhi,…

Dịp này, Tỉnh đoàn đã trao 20 suất học bổng (200.000 đồng/suất) cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi của huyện.

Tin, ảnh: Minh Úc

Hiến máu tình nguyện 3.8.2013
Hiến máu tình nguyện
Đội tình nguyện tuyên truyền phòng, chống tội phạm
Ra quân chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ
Chiến dịch Hoa phượng đỏ
Hơn 20.000 học sinh tham gia Hoa phượng đỏ

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/www.thanhnien.com.vn/Gan-1000-hoc-sinh-ra-quan-chien-dich-Hoa-phuong-do/11623368.epi

Cô gái xinh đẹp vẽ ‘cute’ trên giấy nháp đỗ đại học

Posted: 03 Aug 2013 07:29 AM PDT


Với tổng điểm 25,5 (đã nhân hệ số) nữ sinh được dân mạng gọi là “Thánh nháp” gây sốt trong kỳ thi đại học đã đậu vào ĐH Kinh tế quốc dân.

Trước đó, cư dân mạng đã thích thú gọi nữ sinh này là “Thánh nháp” vì những hình ảnh trong tờ nháp rất dễ thương và hài hước, đặc biệt là trong 2 kỳ thi quan trọng nhưng nữ sinh này vẫn còn thừa thời gian để ngồi vẽ nháp.


“Thánh nháp” trong ngày tốt nghiệp cấp 3.

“Thánh nháp” là cựu học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa, Hà Nội. Trong kỳ thi đại học vừa qua bạn đã dự thi vào ngành ngôn ngữ Anh của đại học Kinh tế quốc dân, khối D1 với tổng số điểm là 25,5 (môn Tiếng Anh đã nhân hệ số).

Ngày 3/8 trên website đại học Kinh tế quốc dân đã công bố điểm chuẩn dự kiến cho tất cả các ngành. Trong đó, ngành ngôn ngữ Anh với môn tiếng Anh đã nhân hệ số 2 điểm chuẩn là 24,5 điểm. Trong khi đó, cô đã đạt 25,5 điểm. Như vậy cô đã đỗ vào ngôi trường này.


Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh.

 

Theo Tri Thức Trẻ

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/co-gai-xinh-dep-v-cute-tren-giay-nhap-do-dai-hoc/a340328.html

Chàng thủ khoa mê cây cảnh

Posted: 03 Aug 2013 06:29 AM PDT

(GDTĐ) – Lê Văn Luân (SN 1995) ở đội 8, xã Đông Cương, TP Thanh Hóa là cựu học sinh lớp 12C1, Trường THPT Hàm Rồng đã trở thành một trong những thủ khoa của Trường ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm (Toán: 10, Hóa: 10, Sinh học: 9,5) và thi Trường ĐH Dược Hà Nội với số điểm là 28 điểm (khối A).

Sinh ra trong gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, Luân là con út trong gia đình có 5 chị em. Chị gái thứ 4 của Luân cũng đang học ĐH ngoài Hà Nội. Là con trai duy nhất, lại là con út trong  gia đình, Luân cũng được các chị quan tâm hơn. Nhưng không vì thế mà em ỷ lại. Luân luôn có tinh thần tự giác học tập.

Chị Lê Thị Xuyến, mẹ của em Lê Văn Luân, tâm sự: Ngay từ nhỏ Luân đã là một người con ngoan, luôn biết giúp đỡ bố mẹ. Khi học tiểu học và THCS, vì nhà nghèo lại đông con nên gia đình rất khó khăn các chị Luân thì đi học xa nên ở nhà Luân phải tự lo công việc nhà cho bố mẹ. Những hôm bận vào vụ mùa, Luân cũng phải ra đồng phụ giúp bố mẹ. Thế nhưng 12 năm học, Luân vẫn luôn là học sinh giỏi xuất sắc và em cũng đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh như: Giải khuyến khích tỉnh môn giải Toán trên máy Casio (lớp 11); giải 3 cấp tỉnh môn Toán (Lớp 12)…


Những lúc học tập căng thẳng Lê Văn Luân lại ra chăm sóc cho các chậu cây cảnh.  Ảnh: Nguyễn Quỳnh
 

Nhà Luân cách trường 4km, Luân vẫn tới trường trên chiếc xe đạp cũ mà các chị để lại. Biết bố mẹ còn vất vả khi phải lo cho các chị ăn học, Luân cũng không đòi hỏi gì, ngay đến sách tham khảo em cũng mua rất ít. Chủ yếu em tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Vì vậy mà, về nhà em không học nhiều, khi nào có hứng thú em mới ngồi vào bàn học.

Luân cho biết: Em sẽ chọn học ĐH Y Hà Nội để trở thành bác sỹ giỏi, sau này có thể chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình, và giúp đỡ được cho những người dân nghèo quê em.

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, Luân nói: Khi học trên lớp em luôn tập trung để nắm vững kiến thức mà thầy cô giảng nên về nhà em không phải học nhiều. Buổi tối em thường bắt đầu học từ lúc 9h – 11h, sau đó buổi sáng em dạy sớm (từ 4h) để học. Em thích học buổi sáng hơn vì lúc đó yên tĩnh và không khí cũng trong lành dễ chịu, học sẽ tập trung hơn. Đặc biệt, khi làm bài tập, em luôn tìm ra một phương pháp riêng cho mình, sao cho tìm được cách giải nhanh nhất.

Một điều thú vị về chàng thủ khoa Lê Văn Luân là ngoài những giờ phút học tập căng thẳng, em có niềm đam mê cây cảnh. Vì nhà em không có không gian, nên những lúc rảnh rỗi, Luân thường sang nhà cậu để được tận tay chăm sóc cho những cây xanh. Niềm đam mê có phần già dặn ấy lại khiến em có những phút tĩnh tâm để học tốt hơn. Sống gần thiên nhiên, yêu thiên nhiên, đức tính đó đã nuôi dưỡng những ước mơ cho cậu học trò đặc biệt này.

Trong thời gian chờ nhập học, hàng ngày Luân vẫn miệt mài đạp xe hơn 6km để học thêm Tiếng Anh. Hỏi về điều này em cười nói: Trong thời gian chờ nhập học em muốn đi học để bổ sung thêm kiến thức ngoại ngữ. Vì khi học ĐH vốn tiếng Anh là rất quan trọng, em muốn mình sẽ thật vững vàng, tự tin khi bước vào cổng Trường ĐH Y Hà Nội.

Nguyễn Quỳnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201308/chang-thu-khoa-me-cay-canh-1971480/

Ép học sinh rời trường chuyên, Hiệu trưởng nói gì?

Posted: 03 Aug 2013 06:29 AM PDT

Ông Trương Văn Điềm – Hiệu trưởng trường chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) cho rằng, nhà trường đề nghị gia đình chuyển trường cho em T.T.N.Th vì không muốn em bị ghi hạnh kiểm Yếu trong học bạ như quy định của Bộ GD-ĐT.

Chiều 2/8, ông Trương Văn Điềm – Hiệu trưởng trường chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) đã trả lời phỏng vấn xung quanh sự việc em T.T.N.Th (nguyên là học sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) phải rời trường về học ở trường huyện chỉ vì mặc nhầm quần đồng phục của bạn cùng nội trú.
Buổi làm việc giữa gia đình em Th., Ban giám hiệu trường chuyên Lê Quý Đôn và lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa hôm 1.8.Buổi làm việc giữa gia đình em Th., Ban giám hiệu trường chuyên Lê Quý Đôn và lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa hôm 1/8.

Ông Điềm cho biết: “Trong bản tường trình do em Th. tự viết, em có nói là ăn ở luộm thuộm, cư xử bạn bè không tốt, có hành vi sai. Khi đưa ra hội đồng, chúng tôi đã cân nhắc và tôi quyết định là kiểm điểm trước lớp, trước trường vì em Th. có "hành vi sai".

Sau khi cô Nhã – Hiệu phó Phụ trách nội trú, nhận được phản ánh của học sinh rằng em Th. lấy quần của bạn, cô đã mời em ra làm việc, lôi trong vali em Th. có 1 quần của em Vân và 1 quần của em khác.

Sau đó, cô Nhã có tiếp xúc với phụ huynh rồi trường họp để xem xét mức độ. Chúng tôi phân tích nhẹ nhàng thôi. Thấy mấy cháu hay xì xào ở lớp, ảnh hưởng tâm lý cháu Th.. Chúng tôi họp nói nhẹ nhàng động viên cho cháu chuyển trường. Học đâu cũng được nhưng tạo môi trường tâm lý thoải mái tốt hơn. Hơn nữa, về nhà có bố mẹ chăm sóc vỗ về hay hơn chứ. Nội trú cả trăm học sinh sao bằng ở nhà bố mẹ được. Phụ huynh làm đơn chuyển trường, chúng tôi không phải ghi hạnh kiểm Yếu trong học bạ của cháu Th.”

Trường hợp em Th., tại sao cầm nhầm quần mà bị xếp hạnh kiểm Yếu, thưa thầy?

- Theo quy chế nhà trường, học sinh đã bị kỷ luật, kiểm điểm trước lớp, trước trường thì bị xếp hạnh kiểm Yếu. Nội quy của khu nội trú là không được dùng đồ của bạn nếu không được bạn cho phép.

Cũng theo quy chế của Bộ Giáo dục về trường chuyên thì nếu hạnh kiểm Yếu, học sinh phải chuyển trường.

Ông có thể cho xem bản quy chế về xếp loại hạnh kiểm học sinh của nhà trường không?

- Đây là thống nhất chung, thỏa thuận… (ông Điềm trả lời sau một hồi suy nghĩ)

Tức là nhà trường không ban hành văn bản quy chế?

- Cái này để tôi xem lại, giờ không nhớ ra. Nhưng những trường hợp này đã từng xảy ra từ trước và đã thành như quy tắc xử lý như vậy.

Gia đình có phản ánh trong suốt quá trình tìm hiểu sự việc, cô hiệu phó liên tục gọi em Th. lên hỏi, cả trong giờ học, thậm chí có lần gọi hỏi tới 19h không cho nghỉ để ăn tối. Em Th. là vị thành niên, việc xét hỏi em khi không có người dám hộ là sai. Ông nói sao về sự phản ánh này của gia đình em Th.?

- Sáng nay, khi Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đến làm việc, tôi đã gọi cô Thu (hiệu phó quản lý học sinh) lên hỏi về phản ánh này. Cô Thu nói chỉ gọi em Th. ra hỏi trong giờ học 1-2 lần, mỗi lần khoảng 1-2 tiếng. Còn cô Nhã cũng 1-2 lần gọi em Th., yêu cầu em viết tường trình, chứ không có ép buộc gì hết.

Ông có trực tiếp gặp em Th. không?

-Chủ yếu là 2 người làm việc (2 hiệu phó). Còn tôi nghe các thầy cô báo cáo lại.

 Các trường hợp trước đều đưa ra hội đồng sư phạm xét nhưng trường hợp này không đưa ra hội đồng là không công bằng Ông Trương Văn Điềm – Hiệu trưởng trường chuyên Lê Quý Đôn (TP.Nha Trang) Nhà trường là môi trường giáo dục. Như vậy, việc giáo – dạy học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Học sinh là con trẻ dù có sai thì nhiệm vụ của người lớn và ngành giáo dục là phải dạy dỗ, điều chỉnh hành vi, chứ không phải các em lỡ mắc lỗi gì thì làm cho ra tội rồi xếp hạnh kiểm Yếu buộc phải chuyển trường. Ông có nghĩ như vậy không?

-Trước đây ở trường cũng có học sinh như vậy, xếp theo quy chế. Nhưng lúc đó theo quy chế cũ của Bộ, trường hợp này được ở lại rèn luyện trong trường, nếu tiến bộ thì xóa hạnh kiểm Yếu. Ở trường cũng đã có trường hợp được xóa hạnh kiểm. Nhưng theo quy chế mới thì không được, chúng tôi không muốn trong học bạ của em Th. có hạnh kiểm Yếu như vậy.

Giả sử nếu được xử lý lại vụ việc ông sẽ xử lý như thế nào?

-Tôi sẽ lấy ý kiến cả Hội đồng sư phạm. Các trường hợp trước đều đưa ra hội đồng sư phạm xét nhưng trường hợp này không đưa ra hội đồng là không công bằng. Phải đưa ra hội đồng để đảm bảo có ý kiến của tất cả thầy cô.

Nhưng lúc tôi phân tích, phụ huynh đã đồng ý cho em chuyển trường với lý do sức khỏe yếu. Tôi thấy quy chế của Bộ về trường chuyên quá khắt khe từ khâu tuyển sinh đến khâu quản lý học sinh, tôi đã gửi kiến nghị ra Bộ.

Hôm qua nghe thông tin em Th. có kết quả học sinh giỏi, có tên trong đội tuyển thi học sinh giỏi của trường mới. Tôi rất mừng, nếu em tham gia thi đội tuyển Hóa được thì em là học sinh có nghị lực quá tốt, quá mừng, em đã vượt qua được khó khăn.

Nếu em Th. muốn quay lại trường chuyên, ông nghĩ sao?

- Nếu Sở cho phép, tôi đồng ý nhận, lâu nay riêng chuyện chuyển tới trường chuyên là phải có ý kiến của Sở.

Được biết vụ việc này do cô chủ nhiệm của em Th. báo lên Sở. Ngoài ra cô cũng có đơn khiếu nại về nhiều điều, trong đó có việc liên tục bị thanh tra đột xuất giữa giờ dạy mà không được báo trước như quy định?

- Sáng nay, tôi có làm việc với Sở và nhận được quyết định thanh tra của Sở xác minh khiếu nại của cô Thủy (giáo viên chủ nhiệm của em Th.) về việc bị "đối xử thiếu tôn trọng, không công bằng trong giảng dạy". Riêng chuyện này, tôi chưa trả lời báo chí, chờ kết luận thanh tra.

Cô Thủy đã từng viết lên Facebook về những chuyện có liên quan đến ông?

- Chuyện này không phải tôi ngại không trả lời nhưng sau này có kết luận của thanh tra Sở, tôi sẽ trả lời. Sau khi có thông tin trên Facebook, nhà trường có họp hội đồng sư phạm, có lập biên bản, trong đó các thầy cô được phát biểu thoải mái…

Vậy ông có muốn công khai biên bản làm việc không?

- Tôi muốn nhưng nếu công khai thì cần phải xin phép Sở Giáo dục Đào tạo đã.

Theo Dân Việt

Nguồn: http://vtc.vn/538-397373/giao-duc/ep-hoc-sinh-roi-truong-chuyen-hieu-truong-noi-gi.htm

Giáo dục Hà Nội sau 5 năm mở rộng: Chủ động phát triển giáo dục vùng nông thôn

Posted: 03 Aug 2013 05:29 AM PDT

(GDTĐ) – Địa bàn quản lý tăng thêm 3,6 lần  với 2.302 trường, trên 1,3 triệu học sinh, số giáo viên còn thiếu… là những khó khăn mà ngành GD Hà Nội gặp phải trong những ngày đầu hợp nhất. Sau 5 năm hợp nhất, khoảng cách về chất lượng giáo dục, trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất giữa Hà Nội mới và cũ đã từng bước xóa nhòa.

Trường học "phủ sóng" đến từng xã, phường

Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, Hà Nội có quy mô lớn hàng đầu cả nước với 2.486 cơ sở giáo dục (tăng 183 cơ sở giáo dục so với đầu năm học 2008 – 2009), bao gồm 2081 trường công lập và 405 trường ngoài công lập với 1.532.961 học sinh của các cấp học tăng gần 200.000 học sinh các cấp so với đầu năm học 2008 – 2009.

Theo ông Ngô Văn Quý, GĐ Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, thành phố xác định phát triển hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia được coi là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội có bước phát triển đáng kể. Đến  nay, toàn thành phố đã có 768 trường học được kiểm tra, thẩm định, đủ điều kiện để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 32,1%, tăng 339 trường so với năm 2008.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các trường học được cải thiện rõ rệt theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Ông Quý cho biết: Hà Nội đã cơ bản xóa phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp, xây mới để thay thế được hơn 6.500 phòng học, với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng, làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn thành phố.

Khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng trên toàn thành phố đang thu hẹp. Ảnh: Thanh Tùng
Khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng trên toàn thành phố đang thu hẹp. Ảnh: Thanh Tùng

Nâng cao chất lượng GD: Bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo

Khoảng cách về trình độ, thu nhập giữa Hà Nội mới – cũ là vấn đề "nóng" của ngành sau hợp nhất. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, xác định đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục nên thành phố đã dành một khoản kinh phí lớn cho công tác đào tạo bồi dưỡng hàng năm. Với nguồn kinh phí từ 8,4 tỷ năm 2008 lên 20 tỷ năm 2012, trong 5 năm qua đã có trên 150.000 lượt CBQL và giáo viên trong ngành được tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên không chỉ được bồi dưỡng nâng cao trình độ mà đời sống cũng có sự thay đổi nhờ các chính sách về lương. Hiệu trưởng Trường mầm non Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) chia sẻ: Những quy định về lương, bảo hiểm, phụ cấp cho giáo viên mầm non như "làn gió mát" thổi vào mảnh đất vốn khô cằn, giúp giáo viên đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác, yêu nghề mến trẻ hơn.

La Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/giao-duc-ha-noi-sau-5-nam-mo-rong-chu-dong-phat-trien-giao-duc-vung-nong-thon-1971479/

"Ép" học sinh nộp tiền mua quà, tiếp khách

Posted: 03 Aug 2013 05:29 AM PDT

Mưa lớn trên diện rộng, đảo Cát Hải bị cô lập

Được Liverpool giải phóng, Suarez sẽ đến Real Madrid?

Federer rút lui khỏi Rogers Cup 2013 vì chấn thương

“Ép” học sinh nộp tiền mua quà, tiếp khách

Vụ ca nô chìm ở Cần Giờ: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

Tài xế ngủ quên sau khi gây tai nạn

Xe buýt lao xuống lề đường, hàng chục người thoát chết

Bắn, chém nhau như phim: 1 người chết, 1 trọng thương

Côn đồ chém đứt gân tay bảo vệ bệnh viện

Bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Nguồn: http://nld.com.vn/20130803045438340p0c1201/ep-hoc-sinh-nop-tien-mua-qua-tiep-khach.htm

ĐH Luật Hà Nội, Y Thái Bình dự kiến điểm chuẩn

Posted: 03 Aug 2013 04:29 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134058/dh-luat-ha-noi--y-thai-binh-du-kien-diem-chuan.html

Thanh Hóa: Bổ sung hơn 300 chỉ tiêu vào lớp 10

Posted: 03 Aug 2013 04:29 AM PDT

(GDTĐ) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào lớp 10 THPT năm học 2013 – 2014 cho Sở GDĐT Thanh Hóa.


 

Theo đó, bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2013 – 2014 cho các trường THPT sau: Trường THPT Lê Hồng Phong (Thị xã Bỉm Sơn) chỉ tiêu được giao là 180, bổ sung thêm 45 chỉ tiêu; Trường THPT Lê Văn Linh (huyện Thọ Xuân) chỉ tiêu ban đầu là 270, bổ sung thêm 45 chỉ tiêu; Trường THPT Tống Duy Tân (huyện Hậu Lộc) từ 225 chỉ tiêu tăng thêm 45 chỉ tiêu;

Trường THPT Trần Ân Chiên (huyện Yên Định) chỉ tiêu là 270, bổ sung thêm 90 chỉ tiêu; Trường THPT Yên Định 3 (huyện Yên Định) chỉ tiêu là 270, bổ sung thêm 45 chỉ tiêu; và Trường THPT Hoằng Hóa 4 (huyện Hoằng Hóa) từ 405 chỉ tiêu bổ sung thêm 45 chỉ tiêu.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013 – 2014 được bổ sung thêm kể từ ngày 1/8 là 315 chỉ tiêu.

Được biết, toàn tỉnh Thanh Hóa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013-2014 vừa qua có 37.726 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập là 31.950 chỉ tiêu.

Nguyễn Quỳnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/thanh-hoa-bo-sung-hon-300-chi-tieu-vao-lop-10-1971488/

Vận động viên Karatedo đỗ thủ khoa đại học

Posted: 03 Aug 2013 04:29 AM PDT

Đạt điểm cao cả 2 trường

Trong kỳ tuyển sinh Đại học năm 2013, em La Hoàng Huy (SN 1995) - học sinh lớp 12P Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho, Tiền Giang) đỗ thủ khoa của Trường ĐH Tiền Giang) với 22 điểm khi thi khối B vào ngành Công nghệ sinh học. Hoàng Huy cũng dự thi khối A vào ngành Hóa học Trường ĐH Bách khoa TPHCM và đạt 25 điểm.

Học giỏi, vui vẻ, hòa đồng và thân thiện - đó là nhận xét chung của thầy cô, học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu về Huy. Trò chuyện với PV tại nhà riêng, chàng thủ khoa chân thành tâm sự: "Khi được tin em đậu thủ khoa Trường ĐH Tiền Giang, cả nhà em vui lắm bởi lẽ trong kì thi tuyển sinh năm 2010, chị gái của em là La Thụy Vy đã đỗ á khoa khi thi vào trường này”. Theo Huy, sự thành công của em hôm nay có sự hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.

Thủ khoa La Hoàng Huy (

Ba năm cấp III, Huy học tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) – ngôi trường có bề dày thành tích học tập của tỉnh Tiền Giang và khu vực. Đội ngũ thầy cô giáo ở đây giàu kinh nghiệm, tận tâm với học sinh. Em và các bạn của mình được thầy cô truyền đạt kiến thức và quan tâm rất tận tình nên đó là môi trường thuận lợi để bản thân em phát huy.   

Ngoài ra, Huy sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học. Cha của em là anh La Hải Thanh trước đây là giáo viên. Mẹ Huy là chị Nguyễn Thị Hoàng Yến làm ở công ty du lịch. Chị gái của em La Thụy Vy cũng là cựu học sinh giỏi của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu và hiện là sinh viên đang du học chuyên ngành Hóa tại trường Universte Claude Bernard (Pháp). Chính truyền thống hiếu học của gia đình cũng là động lực để Huy phấn đấu.

"Tuy gia đình "hơi đặt nặng" về chuyện học hành nhưng ba và mẹ của em luôn quan tâm, động viên em, tạo điều kiện tốt nhất để em học tập nhưng tuyệt đối không chạy theo thành tích mà bắt em phải đạt danh hiệu này hay danh hiệu kia hay phải thi trường này, trường nọ. Do đó em có được tinh thần thoải mái mà không bị áp lực thi cử đè nặng" - Hoàng Huy tâm sự.

“Học phải đi đôi với chơi”

Hỏi về bí quyết học tập, Huy chân thành chia sẻ, để học tốt người học đầu tiên phải có ý thức tự giác trong học tập. Biết kết hợp giữa chơi và học đúng cách. Được biết, chàng thủ khoa không đi học thêm nhiều. Ngoài giờ học 2 buổi ở trường, chiều về em tham gia các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khỏe như: đi bơi, chơi bóng rỗ cùng các bạn và luyện  võ Karatedo. Tối về, em ngồi vào bàn học 2 giờ để xem lại bài cũ, làm bài tập, lên mạng tìm đề thi để giải. Cái nào không hiểu thì đánh dấu vàođể đến trường trao đổi cùng bè bạn và nhờ thầy cô hướng dẫn.

Ngoài ra, Hoàng Huy còn cho biết, ở lớp hay với bạn bè em là người hay đặt ra câu hỏi nhiều nhất, vì Huy tâm niệm "Thà chịu dốt trong một lát còn hơn giấu dốt suốt cả đời".

Thủ khoa La Hoàng Huy (

Huy còn cho biết em không chỉ có sở trường khối A nhưng các môn học xã hội khác Huy tập trung học thật, không học kiểu đối phó. Theo Huy, các môn tự nhiên rèn luyện cho mình khả năng tính toán chính xác, còn các môn xã hội giúp mình có sự tư duy và kiến thức về mọi lĩnh vực và quan trọng hơn nữa là nó bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách con người nhất là môn Văn và Sử.

Học đều các môn như thế nên từ lớp 1 – 12, em luôn được xếp loại học sinh giỏi và điểm bình quân các môn học bao giờ cũng trên 9,0. Năm học vừa qua, em đại diện cho học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu dự thi chương trình "Đường lên Đỉnh Vinh quang" do Sở GD-ĐT Tiền Giang và Đài PT-TH tỉnh Tiền Giang tổ chức cho học sinh 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre. Trong các kì thi quý, Huy luôn được giải Nhất và là một trong 3 thí sinh lọt vào vòng chung kết năm sắp được tổ chức vào ngày 18/8 sắp tới. Sở dĩ em đạt điểm cao trong kì thi này là vì các câu hỏi của chương trình là kiến thức tổng hợp các môn học tự nhiên và xã hội…

Được biết, ba mẹ Huy làm ở Sài Gòn, cuối tuần được về 1 ngày là đi. Chị gái đi du học nên thường chỉ có một mình Huy ở nhà, bởi thế từ việc học hành đến cả việc ăn uống, em phải tự làm lấy.

Khi hỏi về dự định của mình, Huy cho biết hiện tại khi chờ giấy báo nhập học, em đang trau dồi học ngoại ngữ và chuẩn bị tốt kiến thức cho chung kết năm cuộc thi "Đường lên đỉnh Vinh quang".

 Nguyễn Hành - Diệu Hiếu

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/van-dong-vien-karatedo-do-thu-khoa-dai-hoc-762682.htm

ĐH Y Hà Nội đề xuất “cứu” thí sinh dưới 28 điểm

Posted: 03 Aug 2013 04:29 AM PDT

(PetroTimes) – Lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, điểm chuẩn của trường ngành Bác sĩ Đa khoa năm nay là 28 điểm. Hiện trường đang có công văn gửi Bộ GD-ĐT xin thêm chỉ tiêu để "cứu" hơn 100 thí sinh đạt 27,5 điểm.

9 điểm/môn vẫn… trượt

Giải thích vì sao lấy điểm chuẩn ngành Bác sĩ Đa khoa tới 28 điểm, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, theo quy định những năm trước, trường chỉ tuyển thẳng đối với những học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, với số lượng trung bình khoảng 10 em.

Tuy nhiên năm nay, theo quy định mới của Bộ GD-ĐT, tuyển thẳng cả những học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, trường đã có 81 em thuộc diện này (trong đó 79 em đăng ký học ngành Bác sĩ Đa khoa). Cùng đó, số lượng thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng trúng tuyển vào trường là 15 em, đều chọn học ngành Bác sĩ Đa khoa. Trong khi đó, trường chỉ có 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ Đa khoa. Như vậy, chỉ tiêu còn lại của ngành Bác sĩ đa khoa còn trên 456 chỉ tiêu.

Nhiều thí sinh đạt 9 điểm/môn có nguy cơ trượt ĐH.

Theo thống kê, số lượng thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên là 718 em, từ 27,5 điểm trở lên là 568 em, từ 28 điểm trở lên là 407 em (đã tính điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).

"Nếu dựa vào tổng điểm đã thống kê thì nếu điểm chuẩn là 27,5 điểm thì sẽ thừa 120 em và vượt qua giới hạn cho phép của Bộ GD-ĐT. Còn nếu lấy điểm chuẩn 28 điểm trở lên thì sẽ thiếu 40 người. Rõ ràng, đây là bài toán khó giải quyết cho Hội đồng tuyển sinh của Trường ĐH Y Hà Nội", Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội khẳng định.

Ông Hinh cũng cho biết, trong ba năm trở lại đây trường lấy chỉ tiêu là 550 ngành Y đa khoa trong tổng số 1050 chỉ tiêu cho tất cả các ngành. Điểm chuẩn cũng giống như lát cắt hình chóp, lấy từ trên cao xuống, thí sinh có đạt 29 điểm nhưng nếu đứng ở vị trí 551/550 thì cũng không đỗ. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 100 thí sinh có điểm thi đại học cao nhất nước, ĐH Y Hà Nội đã có 30 em/ 100 em.

Được biết, Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn theo ngành học chứ không lấy điểm sàn vào trường nên thí sinh không được chuyển ngành học, mặc dù ngành khác có điểm chuẩn thấp hơn.

Đề xuất đào tạo ngoài ngân sách để “cứu” nguồn nhân lực

Nhiều ngày qua, Trường ĐH Y Hà Nội đã nhận được rất nhiều thư của thí sinh và phụ huynh mong trường xem xét có cách nào giảm điểm xuống để những thí sinh đạt 27 điểm được vào trường học.

Để không mất nguồn thí sinh có điểm thi loại giỏi này, lãnh đạo nhà trường Trường ĐH Y Hà Nội đã có giải pháp đề xuất xin Bộ GD-ĐT cho trường thêm 150 chỉ tiêu đào tạo hệ ngoài ngân sách dành cho thí sinh từ 26 đến 27,5 điểm. Nếu được Bộ GD-ĐT phê duyệt phương án trên, trường sẽ gọi thí sinh từ điểm cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu.

ĐH Y Hà Nội hi vọng mở rộng nguồn tuyển cho những thí sinh xuất sắc.

Theo lãnh đạo nhà trường, Bộ Y tế đã đồng thuận về mặt chủ trương với giải pháp của nhà trường để có thể tuyển được những em học sinh xuất sắc khi nguồn nhân lực y tế thực sự cũng đang còn thiếu. Theo đó, giải pháp này sẽ được thực hiện nếu có sự chấp thuận cuối cùng từ Bộ GD-ĐT.

Đây được coi là bài toán tình thế để giúp các em, 3 năm nay trường không mở hệ này, giờ xin mở để “giải nhiệt” cũng là trách nhiệm đối với xã hội, mong muốn nguyện vọng của phụ huynh học sinh, giảm áp lực xã hội.

Và cũng theo ông Hinh thì nếu làm thì phải chịu sức ép rất lớn, từng thầy cô, chia thêm tiết học, tăng số buổi, tăng cường cơ sở vật chất… Còn về học phí, nhà trường chưa bàn đến nhưng được biết, học phí cũng như học phí vài năm trước (có thể là tăng) mà Bộ GD quy định đối với hệ ngoài ngân sách của trường.

Khánh An

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/petrotimes.vn/DH-Y-Ha-Noi-de-xuat-cuu-thi-sinh-duoi-28-diem/11623349.epi

Comments