Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


95 triệu đồng giúp học sinh nghèo xã đảo Cần Giờ đến trường

Posted: 02 Aug 2013 07:24 AM PDT

Ngày 02/08/2013, Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (C.T.C) trao tặng 607 phần quà, bao gồm sách giáo khoa và sách bài tập bổ trợ cho các em học sinh của hai trường tiểu học Thạnh An và THCS Thạnh An, xã đảo Thạnh An huyện Cần Giờ nhân dịp khai giảng năm học mới 2013 – 2014, với tổng kinh phí là 95 triệu đồng.


Niềm vui của các họ sinh khi được nhận quà

Thạnh An là một xã đảo nhỏ, đời sống của người dân nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhiều gia đình có con nhỏ trong độ tuổi đi học đều trăn trở với việc mua sắm sách vở, quần áo đồng phục mới cho các em trong năm học mới.

Nhưng những năm qua, được sự hỗ trợ và giúp sức từ các cơ quan đoàn thể, công ty, mạnh thường quân nên thầy và trò của hai trường đã phần nào giảm bớt nỗi lo mỗi khi đến mùa tựu trường.

Đây là năm thứ 4 Chương trình "Saigon SunBay – Cùng em đến trường" được thực hiện, và là lần thứ 2 đến với các em của hai trường Tiểu học và THCS Thạnh An. Đây thực sự là món quà thiết thực gửi đến các em trong mùa khai trường để các thầy cô yên tâm dạy tốt và các em hăng say học tốt.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/infonet.vn/95-trieu-dong-giup-hoc-sinh-ngheo-xa-dao-Can-Gio-den-truong/11616256.epi

GS Ngô Bảo Châu: Không trung thực, nên bỏ thi tốt nghiệp

Posted: 02 Aug 2013 07:24 AM PDT


Nhà toán học danh tiếng cho rằng có sự trùng lặp giữa thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH nên chỉ cần một cuộc thi là đủ.

Mới đây, trong một cuộc hội nghị bàn về nâng cao chất lượng giáo dục, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đưa ra kiến nghị, Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả đỗ tốt nghiệp rất cao, trường nào cũng đạt gần 100%.

Trong khi đó, có năm làm mạnh tay thì có trường tốt nghiệp chỉ 14%, thậm chí có trường tốt nghiệp 0%… Phó Chủ tịch nước cũng khẳng định, nếu thắt chặt quy trình thì phải thắt chặt cả khâu quản lý, giảng dạy.

Cũng theo Phó Chủ tịch nước, việc để 2 kỳ thi quốc gia diễn ra gần nhau quá gây khổ cho nhà trường, học sinh cũng như địa phương.

GS Ngô Bảo Châu hoàn toàn đồng tình với đề xuất này ở 2 khía cạnh: Trước tiên, rõ ràng có sự trùng lặp giữa 2 kỳ thi thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH. Theo ông, chỉ cần một cuộc thi là đủ, không cần phải đến 2 cuộc thi gần nhau như thế.

Và thứ hai, khi không đảm bảo sự trung thực của cuộc thi thì tốt nhất không nên thi nữa.


Theo GS Ngô Bảo Châu, khi không đảm bảo sự trung thực của cuộc thi thì tốt nhất không nên thi nữa.

"Nếu không làm thì thôi, nếu làm thì phải làm tốt và trung thực. Thà không đi học chỉ có tấm bằng cấp 2 thì cái bằng tốt còn hơn đi học cấp 3 mà không thật thà, trung thực", GS khẳng định.

Trước băn khoăn liệu bỏ thi tốt nghiệp THPT có ảnh hưởng lớn đến những học sinh chỉ muốn có bằng tốt nghiệp ở cấp này mà không muốn hoặc không có khả năng học lên CĐ, ĐH hay không, GS cho rằng, không nhất thiết phải có cuộc thi cấp quốc gia như hiện nay mà vẫn có thể có bằng được.

GS Châu lý giải, mọi người vẫn mong muốn có một cái bằng do Bộ GD-ĐT cấp và được cấp ở cấp quốc gia nhưng cuộc thi lại chủ yếu do các tỉnh tổ chức. Mà địa phương vẫn luôn mong có kết quả tốt hơn.

"Tôi nghĩ chuyện tốt nghiệp cấp 3 và chuyện thi cử rất quan trọng, nhưng thực ra thi tốt nghiệp vẫn là kiểm tra thường kỳ, học thường kỳ, tổ chức thường kỳ. Không nhất thiết phải có một cuộc thi cấp quốc gia tổ chức một cách tốn kém như vậy", GS bày tỏ.

Cũng theo chủ nhân của giải thưởng Fields, khi học hết bậc phổ thông, học sinh có thể nhận được bằng chứng nhận do trường, hay địa phương cấp. Nếu việc học hành không tốt thì cái bằng đó sẽ không được coi trọng.


Tỉ lệ học sinh thi tốt nghiệp THPT hiện nay khá cao.

Chia sẻ về nền giáo dục của 2 quốc gia Pháp, Mỹ, theo GS Ngô Bảo Châu, không có sự trùng lặp giữa 2 kỳ thi. Ở Pháp có thi tốt nghiệp phổ thông ở cấp quốc gia. Họ không phải thi ĐH, thi đỗ bậc phổ thông, học sinh sẽ được vào trường ĐH, đặc biệt những trường ĐH nơi mình sinh sống nghiễm nhiên được vào học.

Tuy nhiên, học sinh Pháp sẽ phải thi tốt nghiệp phổ thông rất nhiều môn, nhiều đến nỗi họ phải chia làm 2 năm để thi. Có những môn như Ngôn ngữ thi từ năm lớp 11, còn các môn khác như toán học, triết học thi ở lớp 12.

Còn ở Mỹ lại không có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông mà vẫn có bằng tốt nghiệp. Bằng do trường cấp và căn cứ trên điểm số từ thi sát hạch cuối kỳ cộng thêm điểm kiểm tra thực kỳ. GS cho rằng, thực ra dần dần các trường sẽ tự ép mình để cái bằng do chính mình cấp có giá trị.

Việc trao quyền cấp bằng cho các trường nếu áp dụng ở Việt Nam liệu có gây ra ngày càng nhiều tiêu cực và vô hình có tiếp tay kéo thực trạng nền giáo dục đi xuống hay không, theo nhà toán học lừng danh, khi nới ra như vậy hiển nhiên sẽ có một số hiện tượng tiêu cực.

Tuy nhiên GS cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, việc kiểm soát Nhà nước bằng hành chính sẽ vô cùng tốn kém và về thực chất sẽ không thực sự hiệu quả mà nên để xã hội tự sát hạch.

Cũng theo GS, tất nhiên có nhiều mức độ có sự tương tác với nhau, chẳng hạn như là ở Mỹ, học sinh tốt nghiệp phổ thông ở trường có tên tuổi mà điểm số có thể kém hơn trường khác họ vẫn xin được trường ĐH tốt hơn, vì thế các trường có động lực giữ gìn danh tiếng của mình hơn.

T.Huyền

Theo Infonet
 

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/gs-ngo-bao-chau-khong-trung-thuc-nen-bo-thi-tot-nghiep/a340079.html

Bỏ thi tốt nghiệp, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống

Posted: 02 Aug 2013 06:24 AM PDT

- "Bỏ thi tốt nghiệp THPT, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống" là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển hồi đáp lại ý kiến có nên bỏ thi tốt nghiệp của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Tại cuộc họp do Mặt trận tổ quốc VN tổ chức ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có đến dự và nêu vấn đề đề nghị ngành giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời: có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chiều 1/8, Bộ GD-ĐT có buổi họp mặt và trao đổi với báo chí xung quanh ý kiến này. Chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Quan trọng, cần thiết

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Vấn đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH nói riêng và thi-kiểm tra, đánh giá nói chung trong nhà trường phổ thông là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học, có tác động lớn đến việc dạy và học cũng như liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều đối tượng trong xã hội.

Ph ch tch nc, Nguyn Th Doan, b thi tt nghip THPT, B Gio dc
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời báo chí chiều 1/8. (Ảnh: Văn Chung)

Thi tốt nghiệp THPT là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Việc thi tốt nghiệp không chỉ đem lại kết quả để quyết định học sinh đỗ hay trượt tốt nghiệp THPT mà còn có chức năng khuyến khích, tạo động lực cho người học, giúp người học tiến bộ không ngừng.

Kỳ thi còn giúp cung cấp cho giáo viên, nhà quản lí những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí để cùng đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao.

Đây là kỳ thi cuối cùng trong giai đoạn giáo dục phổ thông nên nó càng quan trọng và cần thiết cho dù các kỳ thi số thí sinh trượt tốt nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chính vì thế, lâu nay vấn đề này trở thành điểm nóng thu hút nhiều trí lực, gây nhiều băn khoăn, trăn trở cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục”.

Vậy ngành giáo dục đã làm gì để kỳ thi phản ánh thực chất việc dạy và học trong trường phổ thông, thưa Thứ trưởng?

Trong những năm qua, thực hiện tinh thần Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", kỳ thi tốt nghiệp THPT  đã từng bước được nghiên cứu, cải tiến theo hướng ở tất cả các khâu từ ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá.

Ph ch tch nc, Nguyn Th Doan, b thi tt nghip THPT, B Gio dc
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Đặc biệt, chú trọng việc tổ chức thi và kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng và đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học. Đồng thời tăng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các sở GD-ĐT trong việc thành lập các hội đồng coi thi, chấm thi, thanh tra, xét duyệt kết quả tốt nghiệp.

Với những cải tiến, đổi mới nêu trên cùng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng giáo dục phổ thông đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Vì vậy, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày càng chính xác hơn.

Bộ cũng đang tính toán việc cải tiến thi tốt nghiệp sao cho gọn nhẹ, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu của kiểm tra đánh giá. Đây là việc làm rất khó, cần giải quyết đồng bộ với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,…Đổi mới có lộ trình, trên cơ sở nghiên cứu một cách thận trọng.

Bộ GD-ĐT căn cứ vào đâu để nói tỷ lệ tốt nghiệp THPT ngày càng chính xác hơn, thưa Thứ trưởng?

Đó là kết quả từ việc chúng ta đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong cả dạy và học, thi cử. Cần thẳng thắn rằng dù Bộ GD-ĐT có họp, chỉ đạo các địa phương làm nghiêm túc nhưng năm nay tỉ lệ tốt nghiệp THPT nhiều địa phương cao chót vót là chưa thực chất.

Nhiều địa phương đang có tỉ lệ tốt nghiệp cao quá, nay làm nghiêm tỉ lệ giảm là dễ hiểu. Khi chất lượng dạy và học được nâng lên, tỉ lệ tốt nghiệp nâng lên mới là chuyện bình thường.

Riêng câu hỏi bao giờ việc dạy và học đúng là thực chất rất khó trả lời chính xác khi nào.

Không thi tốt nghiệp, chất lượng giáo dục đi xuống

Ý kiến của Bộ về việc bỏ thi tốt nghiệp THPT như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị ngành giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu xem có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không.

Không chỉ ở VN, nhiều nước vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nhằm xác nhận chất lượng và hiệu quả đầu tư quốc gia, còn tuyển sinh vào ĐH-CĐ thường giao quyền tự chủ cho nhà trường.

Ở Mỹ, số lượng bang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tăng lên. Năm 2005 có 22 bang, đến 2010 có 28 bang. Có nước đã thực hiện việc bỏ thi tốt nghiệp như Nga nay đang cân nhắc việc khôi phục trở lại kỳ thi này.

Nhưng cũng có những nước đang cân nhắc việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy việc duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải được nghiên cứu, cân nhắc rất kỹ.

Thực tế ở nước ta, các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH có nhiều điểm tương đồng nhưng được tổ chức khá gần nhau vì thế có thể gây nhiều bức xúc xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là cần suy nghĩ để đổi mới đồng bộ cả thi – công nhận tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH-CĐ.

Có thi tốt nghiệp hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm lý tự giác, quan niệm bằng cấp, có muốn thi tuyển lấy người tài thực sự,…

Nếu cần người có năng lực thật thì thi cử sẽ nhẹ nhàng hơn. Lúc đó do nhu cầu, người học phải tự học.

Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kỳ thi-công nhận tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH vào Đề án Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cũng như Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015. Sau khi các đề án này được thông qua, phê duyệt, Bộ sẽ công bố phương án đổi mới để xin ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trước khi quyết định chính thức.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống.

  • Văn Chung (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133840/bo-thi-tot-nghiep--chat-luong-giao-duc-se-di-xuong.html

CT – SGK đã và đang tiếp cận, đáp ứng nhu cầu xã hội

Posted: 02 Aug 2013 06:24 AM PDT

(GDTĐ) – Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong đảm bảo chất lượng và CT-SGK GDPT thời gian vừa qua, dự thảo Báo cáo giám sát của UBTVQH cũng nêu rõ hiện Chính phủ đã có chủ trương xây dựng Đề án Đổi mới CT – SGK GDPT sau năm 2015 và Bộ GDĐT đang tích cực xây dựng Đề án này. Đưa ra một số yêu cầu đối với công tác biên soạn CT – SGK mới, Đoàn giám sát của UBTVQH đề nghị để bảo đảm thực hiện có hiệu quả CT – SGK mới, cần đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CBQLGD và nâng cấp, hiện đại hoá CSVC trường lớp, đáp ứng được yêu cầu dạy học theo CT – SGK mới.

Nhất trí cao với hầu hết các nội dung dự thảo Báo cáo của Đoàn giám sát đưa ra, thảo luận tại buổi làm việc, đại diện các Bộ, Ngành, các thành viên Đoàn giám sát cũng bổ sung, kiến nghị một số ý kiến liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, hay làm rõ một số nội dung chưa đề cập cụ thể trong báo cáo. Trong đó, tập trung chủ yếu là các nội dung: Đầu tư cho GD; công tác đào tạo đội ngũ GV; trách nhiệm của các bộ, ban ngành hỗ trợ cùng Bộ GDĐT trong việc phát triển sự nghiệp GD; trách nhiệm của địa phương đối với ngành, nhất là những địa phương có vùng đồng bào DTTS; sự cần thiết phải ban hành Luật nhà giáo…

Một số thành viên Đoàn giám sát còn thẳng thắn kiến nghị cần quan tâm hơn nữa trách nhiệm xã hội hoá (XHH) đối với GD, không thể cái gì yếu kém cũng là lỗi của Bộ GDĐT. Cần phải làm rõ việc XHH GD là ở những lĩnh vực nào, trách nhiệm của các bộ, ngành, các địa phương như thế nào; bên cạnh hệ thống GD quốc dân, sự phát triển của hệ thống các trường ngoài công lập đạt đến đâu… cũng được nhiều đại biểu đề nghị làm rõ.


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đã làm rõ một số nội dung mà dự thảo Báo cáo của Đoàn giám sát nêu, nhất là những vấn đề được coi là còn có bất cập. Trong đó, đối với hệ thống trường PTDTNT, Đoàn giám sát cho rằng công tác truyển sinh còn chưa quan tâm đến chất lượng đầu vào. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ thực tế có một số dân tộc, nhất là với những dân tộc rất ít người, chất lượng đầu vào không thể nào đảm bảo được theo mặt bằng chung. Bởi vậy, trong chỉ đạo của Bộ GDĐT, những dân tộc có số người đông thì đầu vào chắc chắn phải thi; còn đối với những dân tộc rất ít người, ít cán bộ thì được ưu tiên xét tuyển và đó là những trường hợp ưu tiên đặc biệt.

Đối với nhận định chất lượng các trường PTDTNT nhìn chung thấp, Thứ trưởng nêu dẫn chứng hiện nay có rất nhiều trường PTDTNT có số HS thi đỗ vào ĐH, CĐ và TCCN chỉ sau trường chuyên của tỉnh. Thứ trưởng nhấn mạnh, hệ thống các trường PTDTNT đã đáp ứng được mục tiêu tạo nguồn cán bộ cho địa phương và đồng bào các DTTS.

Đánh giá về CT GDPT, Thứ trưởng cũng khẳng định đã có những sự đổi mới rõ rệt trong thời gian gần đây, tiếp cận với nhu cầu của xã hội. Theo Thứ trưởng, đây là những yếu tố mới tiệm cận dần với yêu cầu đạt ra của chương trình sau năm 2015 mà Chính phủ đang giao Bộ GDĐT xây dựng. Những đổi mới này vừa tạo tâm lý chuẩn bị, làm quen đối với cả xã hội, cũng như là bước thử nghiệm để lựa chọn những nội dung tốt nhất, phù hợp nhất để đưa vào CT – SGK phổ thông sau năm 2015.

Khánh Sơn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201308/ct-sgk-da-va-dang-tiep-can-dap-ung-nhu-cau-xa-hoi-1971445/

Nghi án bảo vệ bị sát hại trong trường học

Posted: 02 Aug 2013 06:24 AM PDT

Ngay lập tức nhà trường đã gọi điện báo công an và thông báo cho các em nghỉ học để cơ quan chức năng làm nhiệm vụ. Nhận được thông tin, các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố cùng Viện kiểm sát TPHCM đã có mặt để khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân tử vong. 

Trường tiểu học

Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Tấn (54 tuổi, ngụ Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) bảo vệ của trường.

Tại hiện trường, thi thể nạn nhân nằm trong phòng bảo vệ, trên đầu có nhiều vết máu, chiếc điện thoại trong người nạn nhân cũng không còn. Một đoạn hàng rào cao hơn 3m có dấu vết được cho là nơi hung thủ đột nhập vào trong.

Lực lượng công an có mặt để khám nghiệm hiện trường
Lực lượng công an có mặt để khám nghiệm hiện trường

Theo một cán bộ điều tra, khả năng trong đêm hung thủ đã leo hàng rào vào trong để trộm cắp tài sản thì bị ông Tấn phát hiện nên đã ra tay để thủ tiêu.

 Được biết, ông Tấn có vợ và 3 người con gái, làm bảo vệ tại trường tiểu học Bình Long được hơn 10 năm nay. Trong cuộc sống ông Tấn không hề có mâu thuẫn với ai. Theo một số người dân trong khu vực thì thời gian gần đây địa phương thường xuyên xảy ra các vụ đột nhập vào nhà trộm tài sản gây bất an cho người dân.

Rất đông phụ huynh không biết vẫn đưa con đến trường 

Công an vẫn đang khẩn trương điều tra vụ án.

Đình Thảo

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/nghi-an-bao-ve-bi-sat-hai-trong-truong-hoc-762315.htm

Truyền thông chuyên nghiệp dành cho bạn

Posted: 02 Aug 2013 05:24 AM PDT

Theo bảng xếp hạng Đại học thế giới QS 2012 về ngành Truyền thông và phương tiện Truyền thông – RMIT là một trong 100 đại học có chương trình đào tạo ngành Truyền thông hàng đầu thế giới. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này tại RMIT được các nhà tuyển dụng săn đón…

Báo cáo của Công ty tư vấn đa quốc gia PricewaterhouseCooper – Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông và giải trí phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2009-2013. Chỉ riêng từ năm 2004-2009, doanh thu của ngành này đã tăng gấp 3 lần và được kỳ vọng đạt đến mức 2,3 tỉ USD trong năm 2013. Có thể thấy, truyền thông, quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) đang và sẽ tiếp tục là một ngành hấp dẫn và phát triển nhanh.

RMIT Vit Nam,ngnh Truyn thng, qung co, vit bi qung co, vit thng co bo ch, t chc hp bo, lm phim qung co

Buổi giới thiệu đội ngũ giảng viên ngành Truyền thông tại RMIT Việt Nam

Tại Việt Nam, các công ty và tổ chức ngày càng ý thức được thương hiệu là một tài sản vô giá. Do đó, vai trò của ngành Truyền thông lại càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, số lượng nhân sự được đào tạo bài bản chuyên sâu về truyền thông chuyên nghiệp hiện đang rất ít và chưa đáp ứng nhu cầu của ngành.

Khóa học Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT Việt Nam kéo dài khoảng 3 năm tập trung vào các môn chuyên ngành của hai mảng chính là Quan hệ công chúng (PR) và Quảng cáo. Ngôn ngữ dạy và học hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

Giảng viên của RMIT Việt Nam đều có bằng thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông tại các nước phát triển và có kinh nghiệm sâu rộng về ngành, những bài giảng vì vậy trở nên sinh động, phong phú hơn và có tính áp dụng cao.

RMIT Vit Nam,ngnh Truyn thng, qung co, vit bi qung co, vit thng co bo ch, t chc hp bo, lm phim qung co

Một lớp học ngành Truyền thông tại RMIT Việt Nam

Chương trình được thiết kế mang tính thực tiễn rất cao. Qua các môn học, bạn sẽ thực hành lên ý tưởng cho quảng cáo, viết bài quảng cáo, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, làm phim quảng cáo…

Ở học kỳ cuối, bạn sẽ thỏa sức sáng tạo làm một chiến dịch truyền thông cho một đề tài mình tự chọn, sử dụng các phương tiện truyền thông đương đại. Ngoài ra, kỳ thực tập kéo dài 3 tháng (tương đương hai môn học) là cơ hội để bạn tiếp cận các vấn đề thực tế trong ngành, giúp bạn hệ thống hóa và ứng dụng những gì đã học trong suốt chương trình.

Nếu bạn đã đi làm nhưng cần trang bị thêm hoặc bổ sung cho mình những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành, ví dụ như Thực hành quảng cáo chuyên nghiệp, Viết chuyên nghiệp, Văn hóa mạng Châu Á hay Quản trị khách hàng, bạn có thể đăng ký học riêng những môn đó tại RMIT thay vì tham dự cả khóa học.

Thêm kênh cảm nhận tinh thần năng động, sáng tạo của ngành Truyền thông Chuyên nghiệp qua video âm nhạc:

Play

"Việc học tập tại Việt Nam giúp các bạn hiểu rõ môi trường Truyền thông trong nước và bắt nhịp rất nhanh vào công việc, đó là lợi thế của sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT Việt Nam" – Trưởng khoa Truyền thông RMIT Việt Nam Conrad Ozog phát biểu.

Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này tại RMIT được các nhà tuyển dụng săn đón và hiện đang đảm trách các vị trí như Chuyên viên quan hệ công chúng, Chuyên viên quảng cáo, Giám đốc sáng tạo, Quản lý nội dung web, Quản lý mạng xã hội, Chuyên viên quan hệ chính phủ, Quản lý sự kiện và nhiều công việc khác tại các môi trường trong và ngoài nước.

 RMIT Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty lớn trong ngành truyền thông và quảng cáo tại Việt Nam như TA Ogilvy, Galaxy Communications, Scarlet Communications, YR, TBWA và Le Bros.

    Minh Ngọc

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133972/truyen-thong-chuyen-nghiep-danh-cho-ban.html

Trường ĐH công lập quốc tế công bố điểm chuẩn xét tuyển

Posted: 02 Aug 2013 05:24 AM PDT

(GDTĐ) – Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) -  Trường ĐH công lập được thành lập theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp – vừa chính thức công bố điểm chuẩn xét tuyển.


 

Theo đó, để dự tuyển trường, thí sinh phải đạt kết quả thi ĐH năm 2013 cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn của trường, cụ thể là 20 điểm khối A, A1; 21 điểm khối B; 24 điểm khối D1 (không nhân hệ số); đồng thời có trình độ tiếng Anh. Với đối tượng này, nhà trường sẽ tiến hành phỏng vấn tuyển sinh trực tiếp bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, những thí sinh đạt kết quả thấp hơn điểm chuẩn của trường không đáng kể, cao hơn mức điểm sàn của Bộ GDĐT, có học lực tốt (3 năm lớp 10, 11, 12) đạt loại khá trở lên các môn khoa học tự nhiên, Tin học và tiếng Anh, trình độ tiếng Anh tốt có thể nộp hồ sơ vào trường. Nhà trường sẽ sơ tuyển hồ sơ và tiến hành phỏng vấn các thí sinh được sơ tuyển.

Được biết, đợt tuyển sinh này, USTH sẽ lấy tổng số 125 sinh viên ở 6 ngành đào tạo là: Công nghệ sinh học – Dược học; Khoa học vật liệu – Công nghệ nano; Nước – Môi trường – Hải dương học; Công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lượng tái tạo; Vũ trụ và Ứng dụng

Hạn nộp hồ sơ được thông báo trước ngày 15/9/2013. Các hồ sơ không đầy đủ hoặc gửi quá hạn sẽ không được xử lý. Nhà trường sẽ tổ chức các hội đồng phỏng vấn tuyển sinh bằng tiếng Anh tại các địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201308/truong-dh-cong-lap-quoc-te-cong-bo-diem-chuan-xet-tuyen-1971453/

Tôi trượt đại học – Kỳ 4: Rớt lần đầu, hãy thử nhảy vào ‘trường đời’

Posted: 02 Aug 2013 05:24 AM PDT

(TNO) ‘Thành công trì hoãn’ là cụm từ mà giới trẻ thường dùng để chia sẻ với những ai chưa đậu ĐH ngay lần thi đầu tiên. Nhưng trượt đại học lần đầu, bạn vẫn có thể tận dụng thời gian đấy đi học từ ‘trường đời’, xem đấy như một ‘học kỳ trống’ bổ ích, khám phá bản thân trước khi đặt chân vào giảng đường.

Tôi trượt đại học – Kỳ 3: Những người không học đại học
Tôi trượt đại học – Kỳ 2: Cứ đi sẽ tìm thấy đường
Tôi trượt đại học – Kỳ 1: Rớt đại học? Đó chỉ là một con đường

Thất bại là bài học của sự thành công

Không chỉ riêng ở Việt Nam, mà trên thế giới, nhiều bạn trẻ cũng phải đối diện với áp lực giành tấm vé vào ĐH, sau khi kết thúc những năm tháng phổ thông. Ở nhiều nước, vào ĐH không phải chỉ là kì thi ĐH 3 môn, mà gồm một bộ hồ sơ nhiều yếu tố: điểm ngoại ngữ, điểm phổ thông, bài luận, thư giới thiệu… 

Vì vậy, việc bị "đá ra khỏi trường ĐH" cũng là điều bình thường. Vấn đề là nhiều bạn trẻ lại có cách tận dụng việc thi trượt ĐH như một điểm mạnh để bước vào đời.

Adam Grant (24 tuổi) sau khi tốt nghiệp cấp 3 tại Trường Westminster School (London, Anh quốc) đã nộp hồ sơ vào ĐH Oxford danh tiếng, ngành kinh tế học. Adam bị loại ngay từ vòng xét hồ sơ. Thế nhưng, cậu bạn không chán nản mà chọn cách riêng của mình thực hiện một gap year – Học kỳ trống (có thể hiểu nôm na là dành một năm không đụng gì đến sách vở, rời khỏi ghế nhà trường, đi trải nghiệm thực tế – NV).


Adam sang Việt Nam bán… bánh pizza trong “học kỳ trống”

Anh chàng năm đó 18 tuổi đã tự xách ba lô lên đi sang Ý, Hy Lạp, bay hẳn một vòng sang Campuchia, Lào, Việt Nam… để tham gia nhiều chương trình tình nguyện, du lịch, thậm chí là làm việc tại nơi xứ người.

Adam kể: "Ở nước mình, chuyện trượt ĐH là bình thường và mọi người thường xách ba lô lên vào thời điểm hết năm phổ thông và năm đầu tiên của đại học để quyết định về tương lai của mình: Tôi muốn làm gì?".

Trong suốt thời gian "xê dịch" Adam từng đến Việt Nam phục vụ cho một cửa hàng bánh pizza ở Q.1 (TP.HCM). Và vì vậy Adam có thể kể vanh vách về mọi ngóc ngách tại Sài Gòn.

Hết một năm di chuyển, Adam Grant quay về lại London và nộp lại hồ sơ bài luận rất ấn tượng với chủ đề "Tôi đã học được gì từ cú trượt ĐH đầu đời".

Ngay sau đó, Adam nhận ra mình hợp với ngành luật hơn là kinh tế học. Sau chuyến "gap year", Adam nhận được học bổng toàn phần tại ĐH Oxford. Hiện tại, Adam đang làm việc tại hãng tư vấn luật toàn cầu Cleary Gottlieb Steen Hamilton (New York, Mỹ). 

Tại Việt Nam, từng có chương trình trại hè VYE (Vietnamese Youth Entrepreneur) dạy các bạn trẻ về cách khởi nghiệp do Giáo sư Tom Kosnik (Đại học Standford, Hoa Kỳ) đứng bục.

Giáo sư Tom Kosnik từng chia sẻ với các học trò Việt Nam "Sự thất bại bao gồm cả việc thi rớt ĐH hay khởi nghiệp thất bại. Đó là bài học của sự thành công vì nếu như cuộc sống bạn chỉ có thành công liên tục thì khi gặp thất bại sẽ là điều rất tồi tệ. Đó là lý do các bà mẹ ở Mỹ đều mong cho con của mình thi trượt ít nhất một kỳ thi quan trọng trong cuộc đời hơn là mong chúng thành công".

Tom Kosnik
Giáo sư Tom Kosnik khuyên: "Sự thất bại bao gồm cả việc thi rớt đại học hay khởi nghiệp thất bại. Nhưng đó lại là bài học của sự thành công…”

“Học kỳ trống” cho "thành công trì hoãn"

Câu chuyện của Trần Việt Linh (học sinh 12 chuyên hóa, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) là điển hình cho một câu chuyện theo đuổi học kỳ trống. Việt Linh quyết định trì hoãn việc đi học dù đã được nhận vào ĐH.

Ở nhà một năm, Việt Linh làm việc cho một trung tâm du học để hiểu thêm về văn hóa, tham gia những tổ chức hướng dẫn cho các bạn trẻ trên diễn đàn VietAbroader, sáng lập ra hàng loạt các kênh kết nối thế hệ học sinh Ams.

Năm sau, cậu thi lại vào Washington and Lee (nằm trong top 12 trường ĐH hàng đầu nước Mỹ) và giành học bổng gần 232.000 đô la Mỹ (5 tỉ đồng) cho 4 năm ĐH.

Việt Linh
Việt Linh quyết định trì hoãn việc vào ĐH (dù đã thi đậu) để đi học “học kỳ trống”

Cẩm Anh (22 tuổi) từng hoãn việc học để “đi trải nghiệm” bằng việc sang Mỹ làm thêm, rồi “phượt” sang Ấn Độ một mình, lặn lội sang Thái Lan để tìm hiểu về ngành học mà mình yêu thích.

Sau kỳ “học kỳ trống”, Cẩm Anh quyết định chọn Trường Prince of Songkla (Phuket, Thái Lan) để theo học ngành quản trị kinh doanh.

Cẩm Anh
Cẩm Anh “phượt” một mình sang Ấn Độ trong “học kỳ trống”

Nhiều trường ĐH lớn trên thế giới như Harvard, Princeton, Yale (Mỹ) hoặc Cambridge, Oxford (Anh)… đều ghi rõ trong thông báo tuyển sinh của mình rằng: Khuyến khích các bạn học sinh đi đâu đó trải nghiệm, học “học kỳ trống”, để có được cái nhìn rõ ràng, cụ thể và tầm nhìn chắc chắn trước khi quyết định vào trường.

Với số đông các bạn Việt Nam, việc chọn một “học kỳ trống” để trải nghiệm, để hiểu về bản thân và tích lũy kinh nghiệm là điều tương đối mới mẻ và… khó khăn.

Thế nên, nếu có không may mắn trong kỳ tuyển sinh năm nay, bạn sẽ vẫn là một thí sinh có "thành công bị trì hoãn" mà thôi.

Thay vì chọn cho mình cách suy nghĩ tiêu cực, việc "Việt hóa gap-year" bằng cách cho phép mình “tìm hiểu cuộc sống” trong vòng một tháng, vài tháng, nửa năm hoặc chỉ 1-2 tuần cũng được, bằng cách làm thêm, tham gia tình nguyện… cũng là một lựa chọn không hề tồi.

Huỳnh Lưu Đức Toàn
Ảnh: Do các nhân vật cung cấp

Giới trẻ Trung Quốc làm gì khi trượt đại học?
Tạo điểm tựa khi con trượt đại học
Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc
Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc – Kỳ 2

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130802/toi-truot-dai-hoc-ky-4-rot-lan-dau-hay-thu-nhay-vao-truong-doi.aspx

’Con trượt rồi bố ạ’ xôn xao cộng đồng mạng

Posted: 02 Aug 2013 04:24 AM PDT

“Con trượt rồi bố ạ”

Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua
chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt.

i hc, im thi, im chun, trt

Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó
bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn.
Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như
bố cũng vậy.

- Không đỗ thì ôn thi tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.

Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt:

- Con hết buồn rồi, bố đừng lo.

Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn
tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc
chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình.

Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc
thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học.

Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều
cho nó. Nó không muốn mẹ phải hi sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại
học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.

- Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho… đỡ buồn.

Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: phải đi làm
để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng
xuống:

- Cũng được con ạ.

Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa
hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách.
Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công
tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ.

Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa,
nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:

- Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.

Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố
chịu đựng:

- Tại sao con lại nói dối bố?

Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó
nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở
nên đứt quãng:

- Con… xin lỗi bố… nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ
đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi
con học đại học.

Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan
trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ
là đi sau các bạn vài bước thôi.

Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt ầng ậc nước.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133924/-con-truot-roi-bo-a--xon-xao-cong-dong-mang.html

Lời phê của cô đã giúp em trưởng thành

Posted: 02 Aug 2013 04:24 AM PDT

(GDTĐ) – Tôi sinh năm 1967. Tuổi thơ của tôi gắn với chiến tranh chống Mỹ, những căn hầm chữ A và lớp học dưới mái đình mái chùa. Khi đất nước giải phóng, tôi được học tập trung ở trường Cấp I, II Đức Thượng (huyện Hoài Đức – Hà Tây cũ).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng tôi học giỏi đều các môn. Tôi là lớp trưởng, có lẽ vì thế nên các thầy cô ưu ái hơn, điểm số lúc nào cũng cao nhất lớp.

Lên lớp bảy, chúng tôi được cô Doãn Thị Dung dạy văn và chủ nhiệm lớp. Cô có cặp mắt hiền, giọng nói nhỏ nhẹ. Chồng cô là bộ đội, mấy mẹ con cô ở khu tập thể giáo viên sau trường. Ngoài giờ lên lớp, sau những lúc soạn và chấm bài, cô còn làm bột sắn dây, đan lưới… để đủ lo cuộc sống cho mấy mẹ con và bà mẹ chồng ở quê lên trông cháu. Ai cũng khen cô đảm đang, hiền thục và hiếu thảo. Có một kỷ niệm sâu sắc về cô Dung đã làm tôi thay đổi. Chuyện như sau:

Tiết trả bài kiểm tra văn hôm đó, sau khi nêu một số đoạn viết hay của các bạn, cô đọc toàn bộ bài văn của tôi và khen hành văn mạch lạc, ý tứ rõ ràng. Cô không đọc điểm, khi nhắc lỗi cũng chỉ nói chung để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Môn Văn tôi luôn dẫn đầu lớp.

Hơn nữa, hôm làm bài tôi đã viết ngon lành tới bốn trang giấy và rất tự tin vào kết quả của mình. Nhưng khi cầm bài văn cô trả, tôi không tin ở mắt mình: ô điểm ghi rõ 8-3=5 kèm theo một lời phê mà tôi thuộc lòng đến không bao giờ quên: "Khi làm văn không được viết số hay viết tắt vào bài. Bài làm tốt, em cần cố gắng phát huy."

Lúc nhận bài, tôi đã bị sốc. Lòng tự kiêu của một học sinh giỏi Văn bị điểm năm đầu tiên làm xẹp lép. Tôi thầm cảm ơn cô đã không đọc điểm nên cả lớp không ai biết về điểm năm ấy. Hình như cô cũng biết suy nghĩ của tôi lúc đó. Cô dặn tôi cuối giờ ở lại để gặp riêng.

Khi chỉ còn hai cô trò, cô hỏi han tôi về hoàn cảnh gia đình, chuyện học tập… Tôi suy nghĩ mãi lời cô. Điều cô đã phê ấy, thầy giáo dạy Văn hồi trước không bao giờ nhắc tôi. Cô Dung thì khác: khi khen cô nêu tên cụ thể, nhưng lúc phê cô gặp riêng góp ý.

Cô nói bài văn này hoàn toàn xứng đáng điểm tám nếu như không mắc lỗi, nhưng cô để điểm năm cho nhớ mà sửa chữa. Cô khen tôi viết văn tốt, sau này có thể trở thành một nhà báo hay một cô giáo dạy văn. Từ trước đến nay tôi vẫn được thầy cô khen ngợi, lần đầu tiên bị phê nhưng tôi không hề giận cô. Tôi biết ơn cô đã không công bố điểm trước lớp, bởi nếu bạn bè mà biết được thì tôi sẽ xấu hổ vô cùng. Tôi cũng cảm phục cô vì khen đúng mực và phê vừa đủ. Cô không cho luôn điểm năm mà ghi 8-3=5 để tôi thấy được các lỗi trên.

Cách ứng xử ấy khiến tôi thấy cô gần gũi như một người mẹ, vừa chia sẻ như một người bạn, lại dìu dắt bảo ban như một người thầy. Từ hôm đó, có điều gì khúc mắc tôi thường hỏi cô và bao giờ cũng nhận được những lời khuyên với cách giải quyết thấu đáo. Trong các bài văn tiếp theo tôi đã cẩn thận hơn, bài nào cũng được cô sửa chi tiết, điểm số nâng dần.

Thật bất ngờ, bài Văn tốt nghiệp cuối cấp năm đó tôi được điểm chín. Tôi cũng là người duy nhất của trường đỗ tốt nghiệp loại giỏi, được vào thẳng cấp ba. Người báo tin đầu tiên cho tôi là cô Dung. Cô động viên tôi cố gắng khắc phục hoàn cảnh để đi học cấp ba. Sự gần gũi đầy tình mẹ của cô đã hoàn toàn thuyết phục tôi. Tôi muốn trở thành cô giáo và quyết định chọn ngành sư phạm Văn.

Nhiều năm qua, tôi không quên ứng xử chuẩn mực của cô giáo năm xưa. Tôi hiểu: nghề sư phạm ngoài tính nghiêm khắc của người thầy còn phải có tình mẹ, lòng vị tha. Giáo dục là nghệ thuật đặc biệt – nghệ thuật đào tạo con người, làm sao phê phán mà không bị tổn thương. Cô rất tâm lý khi dùng nghệ thuật giáo dục để giúp tôi trở về với chính mình, phát huy được những mặt mạnh của bản thân.

Trong quãng đời dạy học, có biết bao bài văn tôi phải đọc đi đọc lại trước khi đặt bút ghi lời phê và cho điểm. Mỗi lần như thế, tôi lại nhớ tới cô Dung và lời phê năm xưa. Lời phê ấy đã tiếp sức cho tôi trong công việc, ứng xử với học sinh.

Giờ đây, cô Dung đã nghỉ hưu, tôi cũng không còn trẻ. Tuy đã làm quản lý giáo dục, nhưng bên cô tôi vẫn thấy mình nhỏ bé. Nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi thầm nhắc nhủ: Cô ơi! Lời phê của cô đã giúp em trưởng thành!n

Mã số: 2002

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/loi-phe-cua-co-da-giup-em-truong-thanh-1971456/

Comments