Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hướng dẫn tài chính kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2014

Posted: 14 Aug 2013 08:18 AM PDT

(GDTĐ) – Liên Bộ Tài chính – Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46 năm 2014 tại Việt Nam.


 

Theo đó, đối với các thí sinh tham dự kỳ thi, mức chi tiền ăn nghỉ tối đa không quá 900.000 đồng/người/ngày trong thời gian tham dự kỳ thi. Mức chi này cũng được áp dụng cho cán bộ, thư ký, phụ trách viên, do yêu cầu của công việc được Ban tổ chức bố trí ăn nghỉ cùng với nơi của học sinh dự thi trong quá trình tổ chức thi Olympic.

Đối với khách mời quốc tế, trưởng đoàn, mức tiền ăn nghỉ tối đa không quá 2.800.000 đồng/người/ngày; không quá 2.100.000 đồng/người/ngày đối với các phó đoàn và các quan sát viên (đã đóng lệ phí) trong thời gian diễn ra IChO 2014.

Cán bộ Việt Nam tham gia làm việc trực tiếp với người nước ngoài tại cùng một địa điểm theo yêu cầu bảo mật và đặc thù của kỳ thi Olympic: Thực hiện chi theo thực tế phát sinh, mức chi tối đa không quá 2.100.000 đồng/ người/ ngày. Số ngày được hưởng tối đa không quá 10 ngày.

Đội ngũ phụ trách viên, tình nguyện viên phục vụ các đoàn tham dự IchO 2014: 100.000 đồng/ người/ ngày; tối đa không quá 10 ngày.

Chi bồi dưỡng tác giả ra đề thi đạt yêu cầu của Ban chuyên môn, mức chi tối đa không quá 3.000.000 đồng/ bài lý thuyết và tối đa không quá 10.000.000 đồng/ bài thực hành. Bồi dưỡng cán bộ chấm thi: 2.500.000 đồng/ người/ vòng thi; cán bộ coi thi: 200.000 đồng/ người/ngày. Bồi dưỡng cán bộ trực tiếp tham gia làm công tác sao in và vào bì bài thi, thực hiện theo mức khoán tối đa không quá 18 triệu đồng cho cả đợt thi…

Lập Phương

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/giaoducthoidai.vn/Huong-dan-tai-chinh-ky-thi-Olympic-Hoa-hoc-quoc-te-2014/11707409.epi

Bác sĩ mổ bụng bệnh nhân lấy cắp heroin

Posted: 14 Aug 2013 08:18 AM PDT

Ca mổ hy hữu này xảy ra ở Siberia và danh tính của bác sĩ phẫu thuật hiện vẫn chưa được tiết lộ. Hiện "tên trộm bác sĩ" này từ chối nói chuyện với các nhà chức trách trước khi có luật sư bảo hộ.


Bác sĩ phẩu thuật này đối mặt với án phạt lên tới 15 năm tù.

Nguồn tin cho biết, vị bác sĩ này phải đối mặt với án phạt lên tới 15 năm tù giam với tội danh "lấy trộm và chiếm đoạt". Hiện vẫn chưa rõ bệnh nhân trên có bị bắt vì tàng trữ heroin trong người hay không. Được biết chiếc túi heroin nói trên nặng 5 g đã bị "bệnh nhân bất đắc dĩ" nuốt vào bụng khi cảnh sát ập tới để bắt giữ đường dây buôn bán và vận chuyển ma túy.

 

Nguồn: http://news.zing.vn/Bac-si-mo-bung-benh-nhan-lay-cap-heroin-post344228.html

Lựa chọn cuối cùng của thủ khoa mới vào Nhà nước

Posted: 14 Aug 2013 07:19 AM PDT

- Dù được “trải thảm đỏ”, nhưng qua 10 năm, chỉ có hơn 100 trong số hơn 1.000 thủ khoa đầu ra tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội về làm việc cho thành phố.

Play

 BẤM ĐỂ XEM CLIP

Lựa chọn vào các cơ quan của thành phố thuộc “ưu tiên thứ 4″ của các thủ khoa khi tìm việc làm.

th khoa, la chn, Nh nc, i hc
Các thủ khoa đầu ra của các ĐH-HV năm 2013 tại buổi Gặp mặt, tuyên dương thủ khoa xuất sắc chiều 13/8 tại Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Văn Chung)

Số thủ khoa tốt nghiệp này được tuyển dụng tập trung vào một số ngành giáo dục, y tế, tư pháp.

Đólà thông tin được đưa ra trong buổi giới thiệu chương trình gặp mặt thủ khoa và tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2013 chiều 13/8.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội cho biết: 10 năm qua, đã có 1.203 thủ khoa được vinh danh. Sau khi ra trường, các em đều lựa chọn những con đường riêng. Trong đó, đa số được giữ lại trường hoặc tìm học bổng để đi học nước ngoài, làm việc cho các doanh nghiệp và lựa chọn cuối cùng là làm cho các cơ quan Nhà nước.

Đến từ Sở Nội vụ, bà Nguyễn Thị Kim Dung cho hay, thành phố đã có nhiều chính sách trong tuyển dụng nhân tài, những đối tượng có thành tích đặc biệt xuất sắc. Đó là xét tuyển đặc cách, hỗ trợ đãi ngộ thu hút 1 lần với giá trị hỗ trợ bằng 20 lần mức lương tối thiểu hiện thời; hỗ trợ đào tạo nước ngoài…

Ngay trong buổi gặp mặt chiều 13/8, nhiều thủ khoa đầu ra chia sẻ, lựa chọn đầu tiên của các bạn không phải là mong vào làm tại các cơ quan Nhà nước của thành phố. Mời độc giả xem clip.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135659/lua-chon-cuoi-cung-cua-thu-khoa-moi-vao-nha-nuoc.html

Nhân rộng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Posted: 14 Aug 2013 07:19 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (14/8), tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Bộ GDĐT phối hợp với Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn Giảng dạy khoa học ở trường tiểu học theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đến dự và phát biểu chỉ đạo

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo tại chương trình tập huấn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo tại Chương trình tập huấn

Tham dự chương trình tập huấn có GS.TS Trần Thanh Vân – Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, các giáo sư, chuyên gia các trường đại học nước Cộng hòa Pháp và gần 200 cán bộ quản lý, giảng viên của 68 trường ĐH, CĐ trong toàn quốc có đào tạo giáo viên tiểu học.

Nhân rộng, triển khai đại trà trong cả nước

Những kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011 – 2015" đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp, hình thức quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của các trường TH và THCS ở Việt Nam.

Theo đó, trong 2 năm 2014 và 2015, phương pháp Bàn tay nặn bột sẽ được triển khai đại trà, nhân rộng ở các trường phổ thông trong cả nước.

Hiện ở bậc tiểu học, phương pháp Bàn tay nặn bột (PP BTNB) đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành; mỗi địa phương triển khai ở hai trường và mỗi trường thí điểm 2 lớp. Ở bậc THCS, đã có 12 tỉnh, thành tổ chức triển khai thí điểm ở một số trường.

Để phục vụ công tác triển khai PP BTNB, trong thời gian qua, Bộ GDĐT phối hợp với các trường ĐH sư phạm và các Sở GDĐT tổ chức biên soạn bộ tài liệu giới thiệu chung và hướng dẫn về phương pháp BTNB. Đồng thời, viết tài liệu hướng dẫn riêng cho cấp TH và ở một số môn Lý, Hóa, Sinh ở cấp THCS. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc các địa phương có triển khai phương pháp BTNB.

Phát biểu khai mạc Chương trình tập huấn, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: "Dưới sự hướng dẫn của các giáo viên, giảng viên, từ rất sớm, học sinh TH, THCS sẽ được làm quen với những phương pháp học tập theo định hướng phát triển năng lực. Bước lên bậc THPT, với những điều kiện học tập thuận lợi, học sinh sẽ bắt đầu tiến hành thực hành, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khoa học.

Đây thực sự là một hướng đổi mới quan trọng trong việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học, cũng như làm thay đổi quan niệm chất lượng giáo dục. Tạo điều kiện cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và đảm bảo tính tích hợp kiến thức trong dạy học.

Về một số khó khăn, vướng mắc mà các trường gặp phải khi triển khai áp dụng phương pháp BTNB, ảnh hưởng đến việc nhân rộng phương pháp vì thiếu sự nhất quán trong công tác chỉ đạo từ các cơ quan quản lý và liên quan đến kế hoạch, chương trình dạy học của nhà trường, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao đổi: "Muốn triển khai thực hiện phương pháp BTNB thì trước hết các trường phải xây dựng được chương trình giáo dục mới trên cơ sở sự chủ động của nhà trường. Giáo viên tích cực sắp xếp lại nội dung dạy học, thậm chí chủ động thiết kế lại các bài giảng trong sách giáo khoa, linh hoạt tăng, giảm thời lượng các bài học. Đồng thời, giáo viên cũng không nên tạo áp lực cho chính bản thân mình trong quá trình thực hiện".


Thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển GDĐT Việt Nam.
 

Các trường ĐH, CĐ sư phạm phải chủ động vào cuộc

Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng PP BTNB ở trường phổ thông đã có những đóng góp quan trọng, tạo bước chuẩn bị cho việc thay đổi, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Song đây cũng là một thách thức đối với các trường ĐH, CĐ Sư phạm thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên.

Để có sự phối hợp chặt chẽ, thương xuyên giữa các cơ quan quản lý, các khoa sư phạm, các trường ĐH, CĐ sư phạm với các trường phổ thông tham gia triển khai PP BTNB, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu:

"Những thay đổi mạnh mẽ của các trường phổ thông trong thời gian qua đòi hỏi các trường ĐH, CĐ – mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, giảng viên – cần phải có sự thay đổi nhận thức, quan điểm. Đồng thời, kịp thời nắm bắt, cập nhật thông tin và dự đoán trước tình hình phát triển mới ở các trường phổ thông để đổi mới nội dung, chương trình cũng như phương pháp đào tạo, cả về kiến thức chuyên môn lẫn nội dung, phương pháp sư phạm cho học sinh, sinh viên ngành sư phạm.

Lâu nay, các trường ĐH, CĐ Sư phạm chỉ tiến hành dạy phương pháp chứ chưa hề dạy "kỹ thuật dạy học" cho học sinh, sinh viên ngành sư phạm. Giảng viên các trường cũng không am hiểu kỹ thuật dạy học ở trường phổ thông như thế nào. Việc nghiên cứu, tổng hợp các kỹ thuật dạy học ở phổ thông cũng chưa được các trường thực hiện. Chính vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đạo tạo đội ngũ giáo viên".

Về nội dung liên quan đến các trường ĐH, CĐ sư phạm khi triển khai thực hiện đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011 – 2015", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu rõ:

"Trong giai đoạn này, các trường ĐH, CĐ phải đưa được nội dung PP BTNB vào trong chương trình đào tạo của nhà trường. Nhằm đảm bảo sinh viên, học sinh khi ra trường nắm bắt được phương pháp. Vừa ra trường, giáo viên phổ thông có thể triển khai được ngay mà không phải tập huấn thêm.

Khi đó, công tác tập huấn chỉ dành cho đội ngũ giáo viên chưa được học phương pháp BTNB. Khi các trường ĐH, CĐ Sư phạm vào cuộc thì phải bắt nhịp đổi mới giáo dục ở các trường phổ thông. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường ĐH, CĐ phải tích cực dự giờ, trao đổi với đội ngũ giáo viên phổ thông để xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng phù hợp về PP BTNB".

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề nghị các trường nên chủ động liên kết với nhau trong việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo và tích cực phối hợp với các chuyên gia nước ngoài để triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện PP BTNB, cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác.

Nhân dịp này, ghi nhận những thành tích, cống hiến của các cá nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc triển khai PP BTNB tại Việt Nam và sự nghiệp phát triển GD – ĐT, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã quyết định trao tặng Bằng khen cho hai cá nhân người nước ngoài là GS.TS Maryvonne Stallaerts và GS.TS Elisabeth Plé – nước Cộng hòa Pháp và 1 cá nhân trong nước là nghiên cứu sinh Trần Thanh Sơn – Giảng viên khoa Nông lâm – Thủy sản (Trường ĐH Quảng Bình). 

Đại Thắng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/nhan-rong-phuong-phap-day-hoc-theo-dinh-huong-phat-trien-nang-luc-1971810/

Đa mang nghề ‘bán cháo phổi’

Posted: 14 Aug 2013 06:19 AM PDT

Đời nhà giáo có người ví như
cuộc tình duyên lỡ làng mà “bỏ thì thương, vương thì tội”. Ấy vậy mà vẫn có
những con người, sống, hi sinh cho tình yêu nghề giáo từ lúc tóc xanh đến khi
bạc cả một mái đầu.

gio vin, bn cho phi, bnh ngh nghip, thit b tr gingTình yêu nghề giáo là nghệ
thuật của sự tận tâm

Tháng 8, cận ngày khai trường,
tranh thủ cuối tuần ngớt việc về thăm quê, tôi men theo con ngõ nhỏ đến thăm cô
- người mẹ thứ hai của tôi và của không biết bao nhiêu lũ học trò khác. Vẫn dáng
đi ấy, vẫn nụ cười và giọng nói ấy nhưng đôi tay đã run hơn và mái tóc đã nhuộm
màu phấn đậm hơn mất rồi. Những chồng giáo án, những bài soạn còn dang dở ở góc
bàn và dường như mùa hè chưa khi nào trôi qua nơi cô thì phải? Hơn 20 năm cho
nghề giáo, cho lũ trẻ dại là hơn 20 năm cô không hề nghỉ, chỉ có hơn một lần sức
khỏe cứ hò nhau mà chững lại.

Cô vẫn nói về cách mà mình bén duyên nghề giáo, không vội vàng, xô bồ mà nó là
thứ tình yêu âm ỉ, rồi lớn dần lúc nào không hay. Năm mới tốt nghiệp giảng đường
đại học, cô may mắn được về dạy ở trường chuyên của huyện và cũng từ đấy chưa
ngày nào cô quên. Ấy vậy mà thấm thoắt cũng đã hơn 20 cái xuân xanh đi qua, cô
gắn bó cuộc đời mình với nghề gõ đầu trẻ.

"Nghề giáo vừa dễ mà cũng vừa khó, được nhiều người kính nể, được xã hội trọng
vọng. Nhưng phải biết cách chăm lo cho nó thì mới giữ được lửa con ạ." cô nói
thế khi tôi hỏi tỉ tê làm sao cô có thể làm một nghề lâu đến thế. Rồi cô kể về
những khó khăn của nghề giáo như một điều tất yếu mà theo cô muốn yêu được nghề
thì phải yêu cả cái khó của nghề để mà có cách sống hòa bình với nó.

"Những người nấu cháo phổi như cô thì hít bụi phấn nhiều, nói nhiều còn nguy
hiểm hơn là mấy anh giai nhà cô hút thuốc đấy. Nhưng mà làm sao mà trốn được,
chẳng nhẽ lại bịt khẩu trang khi dạy." Cô cười rồi nói tiếp "Ví như muốn tránh
bụi phấn, thì phải tránh viết mà muốn viết ít thì phải nói sao cho cuốn hút, nói
sao học sinh có thể vừa nghe giảng, vừa viết."

"Muốn nói to mà không lo mất giọng, không viêm họng, khản tiếng thì tìm micro,
dùng Unizone . Nhà giáo chúng tôi giờ may mà có mấy cái đó, không thì khổ lắm",
cô bảo.

gio vin, bn cho phi, bnh ngh nghip, thit b tr ging

"Unizone là gì ạ?"

Cô chỉ tay vào góc bàn, nơi giáo án vẫn còn dở dang, hóa ra Unizone
(http://ckcompany.vn/may-tro-giang/) là 1 thiết bị máy trợ giảng của Hàn Quốc có
loa, có mic giúp giáo viên có thể dạy được nhiều hơn vì không cần phải nói to,
chỉ với một chiếc micro không dây nhỏ đeo ở tai, nói vừa phải, loa sẽ khuyếch
đại âm thanh để tất cả học sinh đều nghe rõ, giáo viên vừa giảng bài, vừa viết
bảng rất thuận tiện. Nó lại rất nhỏ gọn và dùng pin sạc nên có thể mang đi dạy ở
nhiều nơi mà không tốn nhiều công sức, cũng không phụ thuộc vào nguồn điện.

gio vin, bn cho phi, bnh ngh nghip, thit b tr gingMáy trợ giảng Unizone -
Thoải mái nói to, không lo mất giọng

Vậy ra cái bí quyết hàng chục năm
nay của cô cũng chẳng cầu kỳ như người ta nghĩ. Đơn giản, quen thuộc, hiệu quả
như cách cô yêu nghề, chịu chấp nhận và sống với cái nghề đầy nhọc nhằn, niềm
vui nhiều song nỗi buồn cũng không ít này.

"Cô dùng cái Unizone này lâu chưa?"

"Unizone thì chưa, còn micro ở trên lớp thì cũng được lâu rồi. Nhưng giờ chuyển
sang cái này cho tiện, gọn nhẹ cũng dễ di chuyển hơn mà lũ trẻ chúng nó không
phải loay hoay chuẩn bị cho mình. Được cái dùng máy này thì cô đỡ tốn sức hơn
nhiều, dạy cũng dễ dàng hơn, lớp đông thì không phải đánh vật với bọn quỉ học
trò nữa. Vậy là vui rồi."

Tôi nghe xong rồi bất giác trầm ngâm không nói gì, người cô, người mẹ của tôi
bao năm đứng lớp là bấy nhiêu năm nghĩ cho học trò. Cũng thấy may vì cô có thêm
cho mình một bí quyết giữ gìn tâm huyết, giữ sức khỏe đủ để có thể tiếp tục
"chiến đấu" thoải mái với những khó khăn, trở ngại của những tháng ngày đứng
trên bục giảng triền miên.

gio vin, bn cho phi, bnh ngh nghip, thit b tr ging

Một năm học mới nữa sẽ lại sắp
bắt đầu sau tiếng trống khai trường sớm đây thôi. Mong cho những lần hiếm hoi
quay lại thăm cô của đứa học trò hư này sắp tới, cô vẫn khỏe, "thoải mái nói to,
không lo mất giọng, với Unizone"!

gio vin, bn cho phi, bnh ngh nghip, thit b tr ging

iLIGHTIS

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135700/da-mang-nghe--ban-chao-phoi-.html

Hà Nội trải thảm đỏ thu hút nhân tài

Posted: 14 Aug 2013 06:19 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày 25/8, Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH, Học viện năm 2013 sẽ diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là năm thứ 11 liên tiếp, TP Hà Nội tổ chức Tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường ĐH, học viện trên địa bàn.


Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc năm 2012
 

Những thủ khoa kép

Chất lượng thủ khoa đầu ra năm nay rất cao, đa số đều có điểm tổng kết trên 9 phẩy. Trong số 123 em được tuyên dương, có 3 em vừa là thủ khoa đầu vào, vừa là thủ khoa đầu ra. Đó là Bùi Thị Yến Hằng (Khoa Sư phạm Hóa học, ĐH Sư phạm Hà Nội), Trần Minh Hằng (Khoa Tài chính doanh nghiệp, HV Tài chính) và Lê Thái Sơn (Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội).

Tuyên dương các thủ khoa xuất sắc đã trở thành hoạt động thường niên của Hà Nội thể hiện truyền thống hiếu học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long – Hà Nội. Hoạt động Gặp mặt và Tuyên dương Thủ khoa những năm qua của Thành phố Hà Nội luôn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, có tác dụng khuyến khích các sinh viên hăng hái thi đua học tập, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước.

Nhìn chung các Thủ khoa sau khi được vinh danh đều phát huy tốt khả năng trình độ của mình, bước đầu có những cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước. Đại đa số đều có mong muốn tiếp tục được học tập trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn.

Đối với những Thủ khoa được nhận làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội đều được phân công công tác phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của mình và được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập nâng cao trình độ.

Chưa quy tụ được chất xám

Tuy nhiên, trong 10 năm qua, chỉ có 103 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc đã về làm việc cho Hà Nội, trên tổng số 1.203 em được tuyên dương. Đây là một con số rất khiêm tốn mặc dù Sở Nội vụ đã luôn tham mưu cho thành phố có nhiều chính sách để trọng dụng nhân tài.

Chưa kể việc những tài năng này chủ yếu tập trung ở khối văn hóa, thể thao. Các lĩnh vực như khoa học công nghệ, quy hoạch kiến trúc, giao thông đô thị, công nghệ thông tin.. hầu như vẫn vắng bóng.

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, là nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp lớn, nên nhu cầu tuyển dụng những người tài của Thủ đô rất cao. Nhiều đơn vị thậm chí sẵn sàng đưa ra những mức đãi ngộ đầy hấp dẫn với người tài. Thế nhưng chính sách đãi ngộ của thành phố phải theo khung luật định, khiến các doanh nghiệp cũng bị “bó buộc”.

Gần đây, Hà Nội đã đưa ra những ưu đãi cụ thể và lớn hơn, như: Được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước; được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương tối thiểu. Sau 2 năm công tác, những người này sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, hỗ trợ 30 lần lương tối thiểu làm luận văn thạc sĩ và hỗ trợ bằng 80 lần lương tối thiểu khi làm luận án tiến sĩ và được hỗ trợ phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu…

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/ha-noi-trai-tham-do-thu-hut-nhan-tai-1971812/

Đà Nẵng: Học sinh, sinh viên phạm pháp tăng 300%

Posted: 14 Aug 2013 06:19 AM PDT

(TNO) Công an TP.Đà Nẵng thống kê, so với năm 2011, tỷ lệ HS-SV phạm pháp đã tăng 300% trong năm 2012. Số liệu này được đưa ra tại hội nghị về Công tác phối hợp quản lý, giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong HS-SV TP.Đà Nẵng 2011 - 2013 tổ chức sáng nay 14.8.

Công an TP.Đà Nẵng cho hay từ 2011 đến nay TP.Đà Nẵng xảy ra 931 vụ với 958 trường hợp HS-SV phạm pháp.

Nếu năm 2011 có 154 vụ với 154 em (xử phạt hành chính 67 vụ, khởi tố 87 vụ) thì năm 2012 lên đến 458 vụ (tăng 300%) với 482 em (xử phạt hành chính 380 vụ, khởi tố 114 vụ).

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, số vụ HSSV phạm pháp đã chiếm hơn 60% năm 2012 (283 vụ) với 290 em tham gia (xử phạt 254 vụ, khởi tố 29 vụ).

Công an TP.Đà Nẵng thống kê trong 3 năm qua, số HS-SV phạm pháp từ địa phương khác chiếm đa số, do thiếu gia đình quản lý (sống ngoại trú) nên sống buông thả, dễ bị lôi kéo.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, nhận định xu hướng vi phạm của HS-SV hiện nay không chỉ là nghịch ngợm đơn thuần như trước mà ngày càng có nhiều vụ việc đau lòng với hành vi phạm pháp càng phức tạp, tăng cả về số lượng và tính chất, hậu quả nghiêm trọng.

Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Phạm pháp hình sự, bị khai trừ đảng vẫn đương chức
Người nước ngoài vi phạm pháp luật tăng đột biến
Chặn đứng 85 vụ vi phạm pháp luật
Bắt hơn 14.000 đối tượng phạm pháp từ tin báo của dân
Kiến tạo môi trường văn hóa cho giới trẻ
Giới trẻ đang đạo văn nhưng… không hay biết

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130814/da-nang-hoc-sinh-sinh-vien-pham-phap-tang-300.aspx

Nội bộ ‘đấu nhau’, hàng ngàn sinh viên dài cổ chờ tốt nghiệp

Posted: 14 Aug 2013 05:19 AM PDT

– Khi biết trường đang mắc bê bối, Hồ Thị Bích Ngọc, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh (ĐH Hùng Vương) đã có ý định xin chuyển học nơi khác. Nhưng trường không có con dấu nên mọi thủ tục chuyển đổi không được thực hiện.

Còn Võ Thành Quang , sinh viên năm cuối lo lắng, việc ra trường sớm hay muộn không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc mà còn làm mất lòng tin của sinh viên và mong đợi của gia đình.

Ông Vũ Văn Nhỡ, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, Trường ĐH Hùng Vương cho biết trước đây, ĐH Hùng Vương có khoảng 11.000 SV. Hai năm gần đây, trường không được tuyển mới nên chỉ còn gần 5.000 SV năm ba, năm cuối và một số em đang theo học cao đẳng.

Những sinh viên này đang vừa học vừa "ngồi trên đống lửa" bởi lãnh đạo nhà trường đang giành nhau con dấu.

H Hng Vng, tt nghip, con du
Trường ĐH Hùng Vương

Ông Vũ Văn Nhỡ cho biết, mặc dù trước đó, Chủ tịch UBND.TPHCM đã không công nhận chức vụ hiệu trưởng kể từ ngày 14/6 đối với ông Lý, nhưng đến nay, ông Lý vẫn không chịu bàn giao con dấu cho hội đồng quản trị.

Ngày 7/8, ông Lý quay lại trường cùng một số người, mang theo các phương tiện chụp, ghi hình quay lại trường.

Biên bản vụ việc ngày 7/8 do cán bộ văn phòng hội đồng quản trị, nhân viên bảo vệ của công ty Hoàng Long và nhân viên phòng hành chính, được gửi tới công an phường 2, Tân Bình ngày 9/8 ghi:

 "Trong thời gian khoảng 60 phút, ông Lý và những người lạ mặt đã làm một số việc như: họp, làm việc với một số người là cán bộ tại phòng họp, cùng một số người lạ mặt vào nơi làm việc của phòng Hành chính – tổng hợp, vào văn phòng làm việc của Hiệu trưởng ( chưa bàn giao). Đặc biệt trước khi ra về, ông Lý tự tay đóng khóa và dán giấy "niêm phong" có đóng dấu và chữ ký, không đóng dấu cơ quan..)

Để duy trì trường và trấn an các sinh viên, ngày 7/8  Hội đồng quản trị Trường ĐH Hùng Vương  do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch đã cử bà Tạ Thị Kiều An – Phó hiệu trưởng làm hiệu trưởng tạm quyền điều hành hoạt động nhà trường thay ông Tạ Văn Thành – người được cử làm hiệu trưởng tạm quyền đủ thời gian một tháng theo quy định.

Trước đó, để giải quyết sự việc, lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương đã xin tổ chức thi tốt nghiệp cho sinh viên bằng cách xác nhận của các trưởng khoa, ban chức năng.

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND.TPHCM không đồng ý với đề nghị tổ chức thi, bảo vệ tốt nghiệp cho sinh viên khi trường không có con dấu; và cũng không chấp thuận đề nghị việc khắc con dấu mới cho trường do con dấu hiện đang sử dụng vẫn còn giá trị pháp lý.

Chủ tịch thành phố đã giao công an lập tổ công tác để kiểm tra hiện trạng, chế độ quản lý, bảo quản và sử dụng đối với con dấu của trường; đồng thời thống nhất phương án của Hội đồng quản trị chọn cử hiệu trưởng tạm quyền để giải quyết, xử lý ngay vấn đề thi cử, bảo vệ tốt nghiệp cho sinh viên.

Chiều 13/8,  Bộ GD-ĐT Sở GD- ĐT TP.HCM và lãnh đạo trường ĐH Hùng Vương đã tổ chức họp triển khai chỉ đạo.

Theo lịch, hàng năm đến ngày 15/8, sinh viên sẽ quay lại trường để bắt đầu năm học mới.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135509/noi-bo--dau-nhau---hang-ngan-sinh-vien-dai-co-cho-tot-nghiep.html

Tuyên Quang tự tin bước vào năm học mới

Posted: 14 Aug 2013 05:19 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (14/8), Sở GDĐT Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2012 – 2013, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 – 2014, tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân  thiện – Học sinh tích cực" và khen thưởng những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã dự và phát biểu tại Hội nghị. Dự hội nghị còn có Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm cùng đông đảo cán bộ quản lý giáo dục các cấp, hiệu trưởng các trường học, cơ sở giáo dục toàn tỉnh.

Năm học vừa qua, ngành GD Tuyên Quang đã phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của ngành; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên, có bước phát triển mới. Ở bậc học MN, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, còi xương được giảm thấp, tỷ lệ trẻ được học bán trú cao. Toàn tỉnh hiện có 141/141 đơn vị xã, phường và 7/7 huyện, thị xã được công nhân đạt chuẩn PCMN cho trẻ 5 tuổi góp phần vào sớm đề nghị được công nhận hoàn thành PCMN cho trẻ 5 tuổi toàn tỉnh trong năm 2013.

Ở bậc học phổ thông, chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vừng và củng cố. Số HS đạt giải và chất lượng giải trong các kì thi HSG cấp tỉnh, quốc gia và khu vực tăng so với năm trước; tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường CĐ – ĐH tăng so với năm 2012; GD dân tộc và GD chuyên nghiệp được quan tâm đầu tư và có chuyển biến về chất lượng.

Đội ngũ cán bộ quản lý GD các cấp, giáo viên được được bố trí cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu và có bước chuyển về chất lượng; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với nhà giáo và các đối tượng HSSV ở các bậc học… Sau năm 5 triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân  thiện- Học sinh tích cực" đã trở thành hoạt động thường xuyên của các nhà trường góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các cá nhân
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các cá nhân.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao các kết quả về mọi mặt, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tựu ngành GDĐT Tuyên Quang đã đạt được trong năm học vừa qua. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đã nêu ra một số tồn tại, hạn chế của GD Tuyên Quang và hướng khắc phục trong thời gian tới.

Giao nhiệm vụ trong năm học mới, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu ngành GDĐT tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với các hoạt động kỉ niệm 45 năm Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành GD. Trong thư, Bác căn dặn “dù khó đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt". Đưa nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện – Học sinh tích cực" trở thành những nội dung hoạt động thường xuyên trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục của địa phương; chuẩn bị thật tốt các điều kiện cho năm học mới, tạo không khí phấn khởi thi đua ngay từ đầu năm học.

Tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống trường lớp học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường đạt chuẩn QG. Nâng cao chất lượng GD các cấp, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền; tăng số trường dạy 2 buổi/ngày, tỷ lệ trẻ bán trú ở MN; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu của xã hội; nâng cao thành tích các kì thi HSG quốc gia; thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS;

Tiếp tục duy trì, củng cố vững chắc kết quả PCTHĐĐT, PCTHCS và tập trung ưu tiên các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; tiếp tục triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020", "Đề án phát triển trường THPT Chuyên của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015", đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT" theo QĐ 1640 của Chính phủ. Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Mần non, Tiểu học, thừa giáo viên THCS; thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo…

Tại Hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã tặng cờ thi đua của Bộ GDĐT cho ngành GDDT tỉnh; tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các cá nhân; UBND tỉnh Tuyên Quang khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc.

Cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đến thăm Trường Mầm non xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn và Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh Tuyên Quang.

Bá Hải

TIN LIÊN QUAN

  • Bắc Ninh triển khai nhiệm vụ năm học mới
  • Thái Nguyên sẵn sàng bước vào năm học mới
  • TP HCM hướng dẫn chuẩn bị khai giảng năm học mới
  • Hà Nội sẵn sàng cho năm học mới
  • Dành điều kiện tốt nhất cho năm học mới
  • Năm học mới ở ĐBSCL: Quyết liệt đầu tư cơ sở vật chất
  • Ninh Bình triển khai nhiệm vụ năm học mới
  • Hà Tĩnh chuẩn bị đón năm học mới
  • Đà Nẵng tổng kết năm học 2012 – 2013
  • Phú Thọ sẵn sàng đón năm học mới
  • Thừa Thiên – Huế: Vững niềm tin vào năm học mới

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201308/tuyen-quang-tu-tin-buoc-vao-nam-hoc-moi-1971813/

Gần trăm học sinh bị đuổi khỏi lớp vì mặc quần ống hẹp

Posted: 14 Aug 2013 05:18 AM PDT

Hai ngày qua Trường THPT Hà Huy Giáp ở thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) tổng kiểm tra trang phục của hơn 1.100 học sinh từ lớp 10-12. Trong ngày đầu có gần 100 học sinh bị mời ra khỏi lớp để về nhà thay quần ống rộng và chỉ có một nửa quay lại học tiếp.

hoc-sinh-Ha-Huy-Giap-1376470094_500x0.jp

Học sinh Trường THPT Hà Huy Giáp xôn xao trước giờ tổng kiểm tra trang phục vào sáng 13/8. Ảnh: Tố Trâm

Sáng 14/8, giám thị tiếp tục kiểm tra, phát hiện khoảng 20 trường hợp mặc quần không đúng quy định. Những em này bị nhắc nhở, không phải về nhà thay quần nhưng cam kết đầu tuần sau phải sửa xong ống quần, nếu không sẽ mời phụ huynh đến trường làm việc.

Nhiều phụ huynh cho rằng sự nghiêm khắc của nhà trường nhằm hạn chế học sinh chỉnh sửa đồng phục là cần thiết nhưng vô tình gây khó khăn cho một số em gia đình khó khăn. “Không đủ tiền mua quần mới nên nhiều em mặc đồng phục cũ của anh, chị năm trước để lại. Những chiếc quần cũ đa số đã được bóp hẹp ống, giờ nới ra rất khó”, một phụ huynh cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Giáp cho biết quy định học sinh mặc quần ống rộng đã được áp dụng từ 4 năm qua. Trước đây học sinh của trường mặc quần ống hơn 20 cm, nhiều phụ huynh phản ánh quá rộng nên năm nay điều chỉnh lại dao động từ 18-20 cm.

“Những năm trước trường chưa xử lý nghiêm các em tự ý bóp ống quần nhỏ lại. Năm nay kiểm tra, xử lý nghiêm chỉ để muốn tốt cho các em vì nhiều trường hợp mặc quần ống chỉ 12 cm, bó sát da thì không thích hợp với môi trường giáo dục”, ông Phú cho biết thêm.

Duy Khang

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/gan-tram-hoc-sinh-bi-duoi-khoi-lop-vi-mac-quan-ong-hep-2864959.html

Comments