Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm chuẩn ĐH Y dược Cần Thơ, Y khoa Phạm Ngọc Thạch liệu có cao?

Posted: 13 Aug 2013 08:16 AM PDT


Ảnh minh họa

Điểm chuẩn của ĐH Y dược Cần Thơ

Những thí sinh ngoài công lập nếu trúng tuyển sẽ được xếp vào diện ngoài ngân sách.

Điểm chuẩn ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ngành lấy điểm cao nhất là Y đa khoa với 23 điểm.

Ngành điều dưỡng


Ngành kỹ thuật y học


Ngành xét nghiệm y học
Ngành y đa khoa


Xem danh sách điểm chuẩn của các trường ĐH-CĐ 2013.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/danviet.vn/Diem-chuan-DH-Y-duoc-Can-Tho-Y-khoa-Pham-Ngoc-Thach-lieu-co-cao/11699132.epi

Thức ăn còn nguyên sau 2.000 năm trong tàu đắm

Posted: 13 Aug 2013 08:16 AM PDT

Một nhóm thợ lặn của cảnh sát Italy đã phát hiện con tàu dưới đáy biển ngoài khơi thị trấn Varazze, Italy. Nó có niên đại khoảng 2.000 năm. Do bùn bao phủ xác tàu nên thân của nó cùng các loại hàng hóa được bảo quản khá nguyên vẹn. Nhóm thợ lặn tìm thấy thức ăn trong những vò đất nung hai quai, Livescience đưa tin.

"Một số vò vỡ nhưng chúng tôi tin rằng hầu hết vò được đậy kín và còn nguyên vẹn", trung tá Francisco Schilardi, trưởng nhóm thợ lặn đã phát hiện ra xác con tàu, kể.


Một thợ lặn thám hiểm xác tàu ngoài khơi thị trấn Varazze, Italy. Ảnh: Livescience.

Nắp của những chiếc lọ trên tàu được hàn kín bằng nhựa thông và hắc ín. Vì thế các nhà khảo cổ tin rằng thức ăn bên trong chúng chưa hỏng hay phân hủy.

Xác tàu sẽ giúp các nhà khảo cổ hiểu rõ hơn về đời sống của cư dân vùng Địa Trung Hải từ hai thiên niên kỷ trước và hoạt động giao thương của họ thời La Mã cổ đại. Nhà chức trách đã phong tỏa khu vực xung quanh tàu để ngăn ngừa bọn trộm cổ vật.

7 năm trước, các nhà khảo cổ cũng từng phát hiện một tàu có niên đại 2.400 năm tại Hy Lạp. Kết quả phân tích cho thấy món salad mà người ta tìm thấy trên tàu vẫn còn hương vị của dầu oliu và rau mùi.

 

 

 

Nguồn: http://news.zing.vn/Thuc-an-con-nguyen-sau-2000-nam-trong-tau-dam-post344132.html

Nhiều trường đại học còn tiếp tục tuyển sinh

Posted: 13 Aug 2013 07:16 AM PDT

– Ngay sau khi các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng (NV)1 – nhiều trường đã công bố chỉ tiêu, mức điểm và thời gian nhận hồ sơ xét tuyển các NV2. 

ĐH Xây dựng

ĐH Xây dựng không nhận hồ sơ xét tuyển NV2 qua đường bưu điện. Thí đã nộp hồ
sơ không được trả lại khi muốn chuyển nguyện vọng sang trường khác.

ĐH Nông nghiệp

ĐH Nội Vụ:

Những thí sinh không trúng tuyển, có điểm kế cận, nếu có nhu cầu theo học làm
đơn để làm thủ tục xét tuyển NV2.

Hiện tại, nhà trường có kế hoạch xét tuyển NV2 học tại Hà Nội và Đà Nẵng đối
với các ngành: Khoa học thư viện, Lưu trữ học.

Riêng ngành Quản trị nhân lực và Quản trị văn phòng sẽ ưu tiên xét tuyển NV2
học tại Đà Nẵng (cơ sở  2).

Những TS đã đăng ký thi tại ĐH Nội Vụ chỉ cần làm đơn xin xét tuyển.

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Trường xét tuyển NV2 tất cả các  ngành với mức điểm bằng điểm trúng
tuyển NV1, cụ thể như sau:

TS không đủ điểm trúng tuyển vào ngành đã đăng ký sẽ được xét tuyển vào các
ngành khác cùng khối thi và có điểm trúng tuyển thấp hơn. TS không đạt điểm
trúng tuyển ĐH sẽ được xét tuyển qua hệ CĐ. TS không đạt điểm sàn CĐ sẽ được xét
tuyển sang hệ Cao đẳng nghề chính quy hoặc Trung cấp chuyên nghiệp.

ĐH Sư phạm TP.HCM:

ĐH Nguyễn Trãi còn 1.000 chỉ tiêu NV2 hệ đại học và 200 chỉ tiêu hệ cao
đẳng.

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Bách khoa TP.HCM

ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Hệ đại học: 2.500 chỉ tiêu

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im
nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im
nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Hệ cao đẳng: 1.400 chỉ tiêu

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ 20/8 đến 9/9.

ĐH Công nghiệp Đồng Nai

Hệ đại học

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

 

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Hệ cao đẳng

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

 

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Sài Gòn xét tuyển 335 chỉ tiêu NV2 hệ đại học, cụ thể như sau:


Xét tuyển 990 chỉ tiêu cao đẳng.

Trường chỉ xét tuyển từ kết quả thi tuyển sinh ĐH.

 

STT

Ngành

Khối

Điểm
nhận hồ sơ
xét tuyển NV2

Chỉ tiêu
xét tuyển NV2

1

Việt Nam học
(Văn hóa – Du lịch)

C220113

A1

13,0

60

C

D1

2

Tiếng Anh (Thương
mại – Du lịch)

C220201

D1

13,0

60

3

Lưu trữ học

C320303

C

11,0

30

D1

4

Quản trị văn
phòng

C340406

A1

13,0

30

C

D1

5

Thư kí văn
phòng

C340407

A1

11,0

30

C

D1

6

Công nghệ
thông tin

C480201

A

13,0

40

A1

D1

7

Công nghệ Kĩ
thuật điện, điện tử

C510301

A

11,0

30

A1

D1

8

Công nghệ Kĩ
thuật điện tử, truyền thông

C510302

A

11,0

30

A1

D1

9

Công nghệ kỹ
thuật môi trường

C510406

A

11,0

40

 

A1

B

10

Giáo dục
Tiểu học

C140202

A

13,0

250

A1

D1

11

Giáo dục
Công dân

C140204

C

11,0

30

D1

12

Sư phạm Toán
học

C140209

A

15,0

30

A1

13

Sư phạm Vật

C140211

A

14,0

30

A1

14

Sư phạm Hóa
học

C140212

A

30

15

Sư phạm Sinh
học

C140213

B

30

16

Sư phạm Kĩ
thuật Công nghiệp

C140214

A

10,0

30

A1

10,0

B

11,0

D1

10,0

17

Sư phạm Kĩ
thuật Nông nghiệp

C140215

A

10,0

30

A1

B

11,0

D1

10,0

18

Sư phạm Kinh
tế Gia đình

C140216

A

10,0

30

A1

B

11,0

C

D1

10,0

19

Sư phạm Ngữ
văn

C140217

C

15,0

30

D1

20

Sư phạm Lịch
sử

C140218

C

11,0

30

21

Sư phạm Địa

C140219

A

11,0

30

A1

C

22

Sư phạm
Tiếng Anh

C140231

D1

14,0

60

ĐH Tài chính Marketing

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Điện lực

Hệ đại học

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Hệ cao đẳng

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im 

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Thành Đô

Hệ đại học: 1800

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Hệ cao đẳng: 700

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ
sung đợt 1: từ ngày 20/8 đến hết ngày 10/9.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Chỉ tiêu xét tuyển NV2:
 

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: từ 15/8 đến 30/10/2013.

ĐH Quốc gia Hà Nội

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Học viện Tài chính

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Sư phạm Hà Nội

ĐH Thăng Long

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, imnguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

Hệ đại học: 800 chỉ tiêu. Đối tượng xét tuyển là thí sinh dự thi đại học khối
A, A1, D1, D3 đạt điểm sàn đại học trở lên, không môn nào bị điểm 0.

Hệ cao đẳng: 400 chỉ tiêu. Đối tượng xét tuyển là thí sinh dự thi đại học
khối A, A1, D1, D3 đạt điểm sàn cao đẳng trở lên, không môn nào bị điểm 0.

ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, imnguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Điểm chuẩn và điểm xét tuyển các nguyện vọng bổ sung của tất cả các ngành
chương trình liên kết sẽ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, theo
khối A, A1: 13 điểm; B: 14, D1: 13,5 điểm.

Thời gian nộp hồ sơ nguyện vọng bổ sung từ 7g00 đến 20g30 mỗi ngày ngày từ
ngày 11/8 – 24/8 (kể cả thứ bảy).

ĐH Công nghiệp Hà Nội xét tuyển NV2 hệ cao đẳng

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

ĐH Hồng Đức

ĐH Kinh tế – Công nghiệp Long An tuyển 3.500 chỉ tiêu các ngành ĐH, CĐ

Điểm xét tuyển các khối bằng điểm sàn hệ ĐH và CĐ. Cụ thể, bậc ĐH: A, A1: 13
điểm; B, C: 14 điểm; D1: 13,5 điểm. Bậc CĐ: A, A1, D: 10 điểm; B, C: 11 điểm.

ĐH Việt Bắc tuyển NV bổ sung các ngành đào tạo hệ ĐH và CĐ

Hệ đại học

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

 Hệ cao đẳng

nguyn vng 2, xt tuyn, i hc, cao ng, im

Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

Điểm sàn xét tuyển cho tất cả các ngành là 10 điểm (học sinh phổ thông, khu vực 3)

  • Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135399/nhieu-truong-dai-hoc-con-tiep-tuc-tuyen-sinh.html

Đặng Huy Trứ

Posted: 13 Aug 2013 07:16 AM PDT

(GDTĐ) – Là người đi sau, chí sĩ Phan Bội Châu kính cẩn tôn vinh Đặng Huy Trứ là "Người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam".

Đặng Huy Trứ (1825-1874) là nhà cải cách với nhiều tư tưởng mới lạ, đặc biệt trong lãnh vực kỹ thuật quân sự và kinh tế. Thời gian dạy học của ông không dài (gần mười năm) nhưng những suy nghĩ và hoạt động sau này của ông mang nặng tính giáo dục và tầm ảnh hưởng vượt xa thời đại ông sống. Có thể nói quan niệm giáo dục của Đặng Huy trứ là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ 19.  

Ba quyết sách

Đặng Huy Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ông nội và cha đều làm nghề dạy học. Khoa thi năm 1847 (triều Tự Đức), ông đã vượt qua các vòng thi Hương và thi Hội (đỗ tiến sĩ), đến khi thi Đình do bài thi có mấy chữ phạm đến tên làng Gia Miêu của họ Nguyễn tôn thất nên bị đánh tuột và cấm thi trọn đời. Tuy nhiên, những biến cố không vui của cuộc đời không dập tắt được ước mơ canh tân đất nước của ông. Đặng Huy Trứ về quê dạy học; đồng thời vẫn say mê học hỏi, nghiên cứu học thuật, mong một ngày có cơ hội thực hiện những ước mơ của mình.

Và quả nhiên số phận đã mỉm cười với ông. Theo sách vở ghi lại, biết tài của ông, một vị quan lớn đương triều đã mời ông về dạy học cho con cháu trong nhà. Tám năm sau, nhờ vị quan này tâu lên triều đình cho ông được thi lại và đỗ tiến sĩ năm 1855 (triều Tự Đức). Năm 1857, Đặng Huy Trứ được cử làm quan. Nhờ vậy ông có cơ hội tiếp cận triều đình, thực hiện ước mơ của mình.

Năm 1861, Đặng tiên sinh dâng sớ lên triều đình đề đạt ba quyết sách: làm gì đủ ăn, đủ quân, sớm trừ giặc Tây. Ba quyết sách của ông là những vấn đề lớn của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19: nghèo nàn và lạc hậu. Ông lập luận việc thứ nhất là phải làm cho dân đủ ăn; có ăn thì thì mới khỏe mạnh để tính đến việc thứ hai và thứ ba là tập hợp lực lượng đánh giặc Tây. Muốn đủ ăn thì phải tăng gia sản xuất, làm cho kinh tế phát triển. Muốn đủ quân thì phải chiêu mộ, huấn luyện và trang bị vũ khí. Tiếc rằng triều đình tiếp nhận các đề xuất của ông một cách rụt rè, không mạnh dạn đem ra áp dụng, để vuột mất một cơ hội canh tân đất nước.


 

Du học

Nửa cuối thế kỷ 19, thế giới có bước phát triển mạnh mẽ cả về công nghệ lẫn thương mại. Nhu cầu giao thương, buôn bán giữa các nước là rất lớn. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn lại bế quan tỏa cảng, làm cho tình hình đất nước vốn đã yếu kém lại rơi vào tụt hậu. Trước tình hình đó, năm 1865, ở tuổi 40, Đặng Huy trứ cải trang thành người Thanh đi Hương Cảng để học hỏi văn minh phương Tây.

Có thể coi đây là chuyến du học của nhà giáo họ Đặng. Đến đâu ông cũng chú ý quan sát và ghi chép cẩn thận những điều mắt thấy tai nghe, những điều cần học hỏi. Đáng chú ý, khi về nước ông có đem theo cuốn sách của phương Tây viết về nguyên lý hoạt động của máy hơi nước để nghiên cứu và đề đạt lên vua Tự Đức cho áp dụng. Tiếc thay, triều đình hũ lậu, đề đạt này chẳng được quan tâm.

Sau chuyến du học, Đặng tiên sinh đã thực hiện được nhiều cải cách dân sinh tại Quảng Nam, nơi ông đang giữ chức quan Bố chánh, như mở rộng đường sá, xây chợ, khuyến khích người dân sản xuất nông sản và thủ công nghiệp, buôn bán… Đời sống người dân xứ Quảng khá lên thấy rõ. Việc làm của ông bay tới triều đình.

Năm 1867, vua Tự Đức cử ông đi Quảng Đông rồi Quảng Tây (Trung Quốc) tìm mua vũ khí của các nước phương Tây để đánh Pháp. Trong chuyến đi này không may ông bị bệnh và phải nằm nhà thương 9 tháng, nhưng cũng đã mua được cho triều đình 239 khẩu "quá sơn pháo".

Cũng trong thời gian ngã bệnh, lòng đau đáu việc nước, ông tranh thủ viết cuốn Từ Thụ Yếu Quy dài 900 trang gồm bốn tập, nội dung kêu gọi chống nạn hối lộ, tham nhũng nơi chốn quan trường. Cũng theo tài liệu cũ, trong thời gian này ông đúc kết kinh nghiệm canh tân của Nhật, Cao Ly…, tìm sách lược cứu nước và xây dựng một quốc gia Việt Nam tự cường.

Đề xuất táo bạo

Sau chuyến đi sứ, Đặng Huy Trứ dâng sớ trình bày công cuộc cải cách lên vua Tự Đức. Ông đề nghị chú trọng mở mang công nghệ, khai thác hầm mỏ, lập cục cơ khí, xưởng đúc gang thép, chế tạo máy móc, thiết bị như phương Tây. Để có thợ cơ khí giỏi, nhà nước cần mở trường dạy nghề, mời chuyên gia nước ngoài sang dạy, cử thanh niên sang các nước có công nghệ tiên tiến học nghề. Những đề xuất về việc đào tạo ấy thật là táo bạo trong bối cảnh lịch sử lúc đó.

Đáng chú ý, trong xã hội coi trọng kẻ sĩ- "sĩ, nông, công, thương"- thì nhà giáo dục Đặng Huy Trứ sớm nhận ra vai trò quan trọng của kinh tế trong công cuộc phát triển đất nước. Ông chủ trương cần mở mang thủ công nghiệp và thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là đường biển Bắc-Nam và ngoại thương. Sách vở còn ghi câu chuyện thú vị sau: Năm 1869, Đặng tiên sinh ra Hà Nội, mở tiệm ảnh đầu tiên ở Việt Nam, đặt tên là Cảm Hiếu Đường. Bởi vậy, người đời sau tôn Đặng Huy Trứ là ông tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4341/201308/dao-lam-thay-dang-huy-tru-tu-bi-cam-thi-tro-thanh-nha-cach-tan-1971774/

Tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và thủ khoa đại học

Posted: 13 Aug 2013 07:16 AM PDT

(TNO) Sau buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường đại học Quy Nhơn (Bình Định) vào chiều 12.8, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn công tác đã tham dự lễ tuyên dương các học sinh đạt giải thưởng môn vật lý, toán học kỳ thi Olympic quốc tế 2013 và các học sinh Bình Định đạt thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay.

Tại buổi tuyên dương, đại diện Bộ GD-ĐT đã báo cáo kết quả đoàn Việt Nam dự thi Olympic quốc tế năm 2013 với môn toán giành được 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, môn vật lý được 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng, và 2/5 dự án đạt giải tư trong hội thi khoa học-kỹ thuật quốc tế.

 Các đại biểu tham dự và học sinh Bình Định đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013.
Các đại biểu tham dự lễ tuyên dương cùng các học sinh Bình Định đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013

Dịp này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tặng 14 học sinh đạt giải thưởng Olympic môn toán học và vật lý quốc tế mỗi em 1 thẻ tín dụng trị giá 10 triệu đồng và học bổng toàn phần khi các em theo học tại các trường đại học công lập trong nước.

Ngân hàng này cũng trao tặng 13 thủ khoa kỳ thi đại học mỗi em 5 triệu đồng.

Tin, ảnh: Minh Úc

Tuyên dương 80 học sinh giỏi ngoại ngữ
Trao thưởng cho học sinh giỏi, khó khăn
Tặng quà cho học sinh giỏi
Nam Định khen thưởng học sinh giỏi
Học sinh giỏi toán được nhận học bổng lớn
Hội thi học sinh giỏi nghề

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130813/tuyen-duong-hoc-sinh-doat-giai-olympic-quoc-te-va-thu-khoa-dai-hoc.aspx

Hình ảnh gia đình chị em sinh ba đỗ đại học tốp đầu

Posted: 13 Aug 2013 06:16 AM PDT

– Các cô gái sinh ba Đan Thanh, Bảo Thanh, Châu Thanh đã mang lại niềm vui cho ông bố Nguyễn Thanh (55 tuổi) và bà mẹ Trịnh Thị Thu Ba (49 tuổi) khi cùng nhau đỗ đại học Y Dược TP.HCM.

sinh ba,  i hc, trng Y

Anh Thanh, chị Thu Ba và 3 cháu

Chuyện gia đình anh Thanh còn được quan tâm hơn nữa bởi trước đó hai cô con gái lớn cũng từng “kinh qua” đại học.

Năm 1984, anh Thanh tốt nghiệp kỹ sư ngành Cơ giới khai thác lâm nghiệp. Sau đó được điều về công tác tại Lâm trường Tân Phú. Năm 1988, anh cưới vợ là chị Thu Ba, đang là giáo viên cấp 1.

“Qui định của nhà nước cấm không cho sinh con thứ 3. Nhưng tui “trót” sinh 5 nên đã bị kỷ luật, không được nâng lương không xét thi đua” – anh Thanh nhớ lại.

Cuộc sống của đôi vợ chồng ăn lương nhà nước nuôi một lúc 5 đứa con vất vả chồng chất. Đến năm 1998, có lệnh đóng cửa rừng, lâm trường không còn khai thác được lâm sản chuyển sang làm du lịch. Anh Thanh nghỉ việc từ đó.

Sau đó, vợ chồng anh quyết định thôi việc về nhà mở dịch vụ nấu ăn Thu Ba chuyên phục vụ đám cưới, đám tiệc. Từ đó, cuộc sống gia đình khá giả lên.

sinh ba,  i hc, trng Y

Góc học tập của 3 cô gái

“Dù cuộc sống gia đình không khó khăn, nhưng không phải có tiền thì nuông chiều con cái” – ông bố của 5 cô con gái quan niệm.

 Vốn là một giáo viên, chị Thu Ba hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ ngay từ nhỏ nên dạy con khá chỉn chu.

Chị cho biết: "Hàng ngày, chúng tôi đôn đốc các con học hành. Giờ rảnh các cháu phải tham gia phụ giúp cha mẹ công việc phục vụ nấu ăn…Các cháu rất có ý thức trong công việc nhưng gia đình xác định cái cốt lõi vẫn là việc học".

sinh ba,  i hc, trng Y
Ba cô gái khi mới sinh

Cụ Khuê, ông nội của các con anh, năm nay đã ngoài 80 tuổi, chia sẻ: “Chính tôi đã thấy được sự thua thiệt khi vào đời chỉ biết dùng đôi tay để mưu sinh. Vì thế, trong 9 đứa con của tôi, 8 đứa đều đã tốt nghiệp đại học. Cũng nhờ thế mà đứa nào cũng có cuộc sống ổn định.

“Tôi luôn nhắc nhở các con phải cho các cháu học hành đến nơi đến chốn. Dù hoàn cảnh nào cũng phải cố cho con đến trường”.

  • Trần Chánh Nghĩa

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135631/hinh-anh-gia-dinh-chi-em-sinh-ba-do-dai-hoc-top-dau.html

Lớp chất lượng cao trong đại học công lập: Dịch vụ cao hay đầu ra tốt hơn?

Posted: 13 Aug 2013 06:16 AM PDT

(GDTĐ) – Bắt đầu từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT chính thức có văn bản hướng dẫn tuyển sinh chương trình chất lượng cao ở các trường ĐH và cho phép các trường được tự xác định chương trình và kinh phí đào tạo. Ngày càng có nhiều trường ĐH mở thêm chương trình (dịch vụ) đào tạo chất lượng cao (ĐTCLC). Sinh viên (SV) theo học các lớp CLC này chất lượng có thật sự cao hơn SV các lớp đại trà không là câu hỏi đang bỏ ngõ. Thực cho thấy các lớp CLC vẫn nặng về những yếu tố dịch vụ…

Bùng nổ lớp CLC


SV chương trình CLC của ĐH Tài chính – Marketing giao lưu với đại diện trường ĐH Newcastle
 

Mặc dù, từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT mới đưa ra quy chế cho phép khối các trường ĐH công lập được phép tự xác định mức học phí riêng, thông qua hình thức tự xây dựng chương trình ĐTCLC. Nhưng thực tế, một số trường ĐH đã bắt tay vào xây dựng chương trình đào tạo, tuyển sinh từ những năm 2006. Những bước đi "dọ dẫm" đầu tiên theo mô hình này có thể kể: Trường ĐH Mở TP.HCM triển khai "chương trình đặc biệt", với quy mô đào tạo nhỏ và điều kiện học tập tốt hơn dành riêng cho sinh viên có điều kiện về kinh tế.

Cũng trong năm này, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM triển khai lớp CLC với chỉ 30 sinh viên/lớp… Mô hình đào tạo này chỉ xuất hiện rải rác ở một số trường ĐH và bắt đầu nở rộ sau khi Bộ GD-ĐT chính thức có văn bản hướng dẫn tuyển sinh chương trình CLC ở các trường ĐH (năm 2011). Với văn bản này, các trường sẽ được tự chủ hoàn toàn trong việc mở chương trình CLC để thu học phí cao.

Tuy nhiên, quy chế này không đưa ra tiêu chí hoặc quy định nào cụ thể. Do đó, nhiều trường ĐH công lập đã nhanh chóng xuất hiện các hình thức "Lớp học CLC", "Chương trình CLC" và "Chương trình đào tạo đặc biệt"… Mùa tuyển sinh 2013 này, hàng loạt trường ĐH công lập thông báo tuyển sinh chương trình này. Những trường đã triển khai trước đó thì ngày càng nhân rộng ở nhiều ngành đào tạo. PGS.TS Ngô Anh Tuấn – trưởng khoa ĐTCLC, Trường ĐH SPKT TPHCM, cho biết: Năm 2006, Trường bắt đầu triển khai mô hình này, ban đầu có 3-4 lớp với khoảng hơn 120 SV, đến giờ đã 2200 SV, qui mô hơn gấp 10 lần ngày trước.

Điểm đáng chú ý ở đây là mức học phí SV phải đóng cao hơn nhiều lần so với SV đại trà, trong khi điều kiện đầu vào hầu như chỉ đạt điểm sàn (hay trên điểm sàn một chút). Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM bắt đầu triển khai đào tạo chương trình chất lượng cao tại nhiều ngành ở các trường thành viên. Đối với ĐH Kinh tế TP.HCM thì đã triển khai chương trình này ở 2 ngành tài chính doanh nghiệp và ngân hàng từ năm 2011 và năm 2013 có 6 ngành ĐTCLC. Mức học phí chương trình này ở nhiều trường khoảng từ 12 đến 25 triệu đồng/năm. Trong khi đó mức học phí trường công theo quy định trong năm học 2013-2014 từ 4,8 đến 6,8 triệu đồng/năm tùy theo nhóm ngành.

Bạn P.T. Nga, SV năm 4 chương trình ĐTCLC một trường ĐH, chia sẻ: "Khi thi đại học mình đăng ký vào ngành Kế toán của trường, tuy không đủ điểm chuẩn nhưng mình cũng được giấy báo của trường về việc trúng tuyển vào những ngành khác thuộc chương trình ĐTCLC. Sau đó, nhờ sự tư vấn của thầy cô trong khoa mình đã đăng ký vào học một ngành khác và đó cũng là sự lựa chọn sáng suốt. Khi càng học mình càng thấy hợp với ngành này và có niềm đam mê về nó. Về bên phía quản lý, khoa rất quan tâm đến SV và luôn tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất dành cho SV. Mỗi năm 2 lần, khoa lại tổ chức những buổi gặp gỡ trao đổi lấy ý kiến của SV về công tác quản lý, từ đó đưa ra những hướng giải pháp mới…".

Vẫn nặng về dịch vụ đào tạo cao

Học CLC, chất lượng có cao? Đó là câu hỏi mà khi đề cập đến chương trình ĐTCLC thì phụ huynh, thí sinh, nhà tuyển dụng… và ngành giáo dục cũng đều đặt ra. Mà đã CLC thì phải cao ở mức độ nào? Thực tế, để có sản phẩm ĐTCLC luôn là kỳ vọng của nhiều trường ĐH. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo, hay rõ hơn là chất lượng của sản phẩm đầu ra luôn là một ẩn số, vì nó không thể cân đo, đong đếm, thế nên những khẳng định đều mang tính chủ quan của đơn vị đào tạo. Hiện nay, khái niệm ĐTCLC ở mỗi trường có một nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nằm ở hai khía cạnh: ĐTCLC là dịch vụ đào tạo cao và ĐTCLC thì chất lượng phải cao hơn chất lượng đại trà.

Mặc dù mới tham gia đào tạo chương trình CLC từ năm 2012, nhưng ĐH Tài chính – Marketing (UFM) khá tự tin về chất lượng ĐT của mình với quan niệm: ĐTCLC ra trường chất lượng phải khác biệt, cao hơn nhiều lần đối so với đại trà. TS. Phạm Hữu Hồng Thái – Phó hiệu trưởng UFM khẳng định chắc nịch rằng: CLC thì phải cao hơn chất lượng đại trà. Chương trình ĐTCLC của UFM là một bước khởi đầu cho những tham vọng thu hẹp khoảng cách với các chương trình đào tạo nước ngoài…

Theo TS. Thái, những điểm nhấn quan trọng nhất trong chương trình ĐTCLC của UFM là: Chương trình được thiết kế dựa trên chương trình của các đại học danh tiếng trên thế giới, cộng thêm một số môn học trong chương trình khung do Bộ GD-ĐT quy định. Đội ngũ giảng viên được chọn lọc, 50% GV có đi tu nghiệp ở nước ngoài, mời giáo sư của các trường ở nước ngoài về giảng dạy bằng tiếng Anh 50%. Sĩ số sinh viên ít, phù hợp cho thảo luận, học nhóm. Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy sinh viên làm trung tâm. Phòng học được thiết kế theo tiêu chuẩn cao, trang thiết bị dạy và học hiện đại. Các môn cơ sở ngành và chuyên ngành được giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Theo thỏa thuận hợp tác mới đây giữa UFM và Trường ĐH Newcastle (Anh Quốc) thì SV học 3 năm ĐTCLC tại trường và sang Anh Quốc học năm thứ 4 lấy bằng tốt nghiệp do ĐH Newcastle cấp. Đây giống như chương trình 3 + 1 (3 năm ở VN, 1 năm ở Anh Quốc).

Ở ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì chương trình ĐT của các lớp CLC gần như không khác gì so với SV đại trà. PGS.TS Ngô Anh Tuấn – trưởng khoa ĐTCLC cho biết: Khái niệm ĐTCLC ở trường được hiểu là dịch vụ đào tạo cao. Trường tuyển những em trúng tuyển điểm đầu vào bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn của trường và có nguyện vọng học trong môi trường ĐTCLC. Sau đó, đưa người học vào môi trường mà ở đó nhà trường có thi hành các biện pháp quản lý ĐT chặt chẽ hơn và tạo thêm điều kiện về thực hành, cơ sở vật chất để học tốt hơn. Quan điểm ĐTCLC của trường là làm sao để cho người học đạt được mức tốt nhất có thể. Như khả năng của anh học có thể đạt ở mức 7 nhưng vì lý do nào đó anh học chỉ được 5-6, thì chương trình ĐTCLC sẽ có những biện pháp để anh đạt đúng mức khả năng của mình là 7, trong khi đại trà có những em cũng đạt mức 9-10. Vấn đề ở đây là đưa người học đến mức độ tốt nhất có thể của người đó.

Sự khác biệt giữa chương trình CLC so với chương trình đại trà, theo thông báo của một số trường thường nằm ở môi trường, điều kiện học tập. Phần lớn các trường không nhấn mạnh đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp cũng như bằng cấp khi ra trường. Tuy nhiên, với ưu thế là trường công, chương trình này rất thu hút thí sinh. Thay vì vào các trường tư, cũng với mức học phí này, thí sinh sẽ chọn chương trình CLC của trường công. Thế nhưng, như lãnh đạo một trường ĐH ngoài công lập than: Đến thời điểm hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa từng có văn bản nào quy định về tiêu chí chương trình này. Vì thế, mỗi nơi làm một kiểu và không tránh khỏi tình trạng đua nhau ĐTCLC chỉ để thu học phí cao. Trong khi các trường NCL đã khó tuyển sinh lại bị mất thêm một lượng lớn thí sinh.


 

Để có sản phẩm đầu ra đạt CLC là kỳ vọng của nhà trường. Hiện tại cũng chưa có sự đánh giá cụ thể về chất lượng của mô hình đào tạo này. Tuy nhiên, với dịch vụ đào tạo CLC, số lượng SV ít, sự quán xuyến của thầy cô đối với SV cao hơn…, chúng ta có quyền kỳ vọng chất lượng sẽ cao hơn…

TS. Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Công Chương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201308/lop-chat-luong-cao-trong-dai-hoc-cong-lap-dich-vu-cao-hay-dau-ra-tot-hon-1971777/

Chị em sinh ba cùng đỗ đại học điểm cao

Posted: 13 Aug 2013 06:16 AM PDT

Cùng học, cùng chơi, cùng làm

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh (51 tuổi) ngụ ấp 4, xã Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai không ngớt người vào ra, chúc tụng khi ba cô con gái sinh ba đậu đại học điểm cao. Không giấu được niềm vui, ông Thanh chia sẻ: "Đến bây giờ tôi cũng không thể nào ngờ được các con lại có thành tích tốt đến thế. Khi tôi đưa các cháu đi thi, tôi đã lo lắng rất nhiều vì sợ con không làm được bài. Hôm nay, khi đã biết điểm, biết các con trúng tuyển, chúng tôi rất mừng và vô cùng hạnh phúc".

Ba chị em sinh ba Đan Thanh, Châu Thanh và Bảo Thanh

Ngày 25/12/1995, gia đình ông Thanh đã khiến cả vùng núi ngạc nhiên khi bà Trịnh Thị Thu Ba (vợ ông Thanh) sinh hạ cùng lúc ba cô con gái. Những người con sinh ba được ông Thanh đặt tên lần lượt là Nguyễn Đan Thanh, Nguyễn Châu Thanh, Nguyễn Bảo Thanh. Khi lớn lên, ba cô con gái tên Thanh liên tục khiến người thân, bạn bè phải nể phục khi không ngừng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện từ cấp 1 đến cấp 3.

Trong đợt thi tuyển sinh vừa qua, ba chị em dự thi cả 2 khối A và B. Với khối B, Đan Thanh thi đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương TPHCM với 26 điểm, còn Châu Thanh và Bảo Thanh cùng thi đỗ vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM với số điểm lần lượt là 25,5 và 26,5. Ba em cũng thi khối B vào Trường ĐH Y dược TPHCM và trúng tuyển với số điểm là 27 (Châu Thanh); 27,5 (Đan Thanh) và 27,5 (Bảo Thanh).

Ba chị em Thanh và bố mẹ

Ông Nguyễn Thanh cho biết, cả ba cô con gái tên Thanh đều rất ngoan và chăm lo trong học tập. Từ nhỏ đến lớn, cả ba chị em sống với nhau hòa thuận, chưa một lần xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt, từ nhỏ đến lớn cả ba em đều học chung trường, chung lớp và khi thi đại học cũng chọn thi chung trường. Những lúc học bài ở nhà, cả ba chị em đều vạch sẵn kế hoạch và lên lịch rất cụ thể cho mỗi môn học. "Nếu một trong ba chưa học xong bài thì hai cháu còn lại sẽ cùng nhau trợ giúp. Chính vì vậy nên học lực của các cháu như nhau. Mỗi khi học bài thì cả ba cùng học, khi đọc sách thì cùng đọc sách, thậm chí khi làm việc hay đi ngủ đều cùng làm" – bà Trịnh Thị Thu Ba thổ lộ.

Ba chị em Thanh và bố mẹ

Từ lớp 1 đến lớp 11, ba chị em Thanh học tại huyện Định Quán, Đồng Nai. Đến năm lớp 12, để cho ba cô con gái có điều kiện tốt trong học tập, gia đình đã chuyển ba em lên học tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM).

Vươn tới ước mơ

Gia đình ông Thanh sinh hạ được 5 người con. Trước Đan Thanh, Châu Thanh, Bảo Thanh là chị Nguyễn Thanh Tú (24 tuổi) và chị Nguyễn Thanh Nhân (21 tuổi). Hiện tại Thanh Tú đã tốt nghiệp ĐH Ngân hàng TPHCM và làm việc tại Ngân hàng Hàng hải TPHCM. Còn chị Thanh Nhân đang là sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH Ngoại thương TPHCM.

Tiếp nối truyền thống gia đình, cả Đan Thanh, Châu Thanh và Bảo Thanh luôn cố gắng trong học tập. Em Đan Thanh cho biết: "Hai người chị của chúng em đều học rất giỏi nên chúng em rất hạnh diện và luôn khuyên nhau noi theo".

Ba chị em Thanh và bố mẹ

Cùng thi vào ĐH Y dược TPHCM nhưng Đan Thanh, Bảo Thanh chọn học khoa Dược còn Châu Thanh chọn Khoa Răng - Hàm - Mặt. Khi chia sẻ về dự tính tương lai, cả ba cô con gái tên Thanh đều cho biết: "Tuy đều đạt điểm cao và đậu cả 2 trường đại học nhưng cả ba chúng em sẽ quyết định học y dược. Thời gian học sẽ dài hơn và tất nhiên sẽ tốn kém hơn nhưng chúng em muốn trở thành những thầy thuốc giỏi. Đó là ước mơ chung của ba chị em".

Về bí quyết trong học tập, Đan Thanh cho biết: "Chúng em luôn cố gắng nắm thật vững kiến thức ở sách giáo khoa và cũng thường xuyên tham khảo sách nâng cao, bổ trợ kiến thức. Mỗi khi gặp bài khó, cả ba chị em đều chụm đầu thảo luận tìm cách giải, nếu giải không được thì gọi điện hỏi chị hoặc hỏi thầy cô giáo. Vì muốn chắc chắn trong kì thi tuyển sinh nên chúng em đã ôn luyện rất kĩ, cùng nhau giải đề thi những năm trước để làm quen đồng thời tìm ra lỗ hổng kiến thức để khắc phục". Đan Thanh cho biết thêm, cả ba chị em chưa bao giờ tạo áp lực trong học tập. Nếu quá căng thẳng thì cả ba cùng chơi hoặc làm việc gì đó để tinh thần được thoải mái rồi lại tiếp tục học bài.

Hai trong số những trang đánh giá xếp loại học lực môn của chị em Thanh với điểm số cao ngất ngưởng

Trong niềm vui hân hoan và không kém phần tự hào về những người con, ông Thanh tâm sự: "Vợ chồng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để các con được học hành. Cũng trong tháng 8 này, chị cả của mấy cháu nhỏ là Nguyễn Thanh Tú cũng bước vào đợt thi cao học tại TPHCM. Nếu Thanh Tú đậu thì năm tới, vợ chồng tôi sẽ nuôi cùng lúc 5 đứa con đi học. Khó khăn, gian khổ sẽ rất nhiều nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để các con đạt được ước mơ của mình".

Minh Hậu

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chi-em-sinh-ba-cung-do-dai-hoc-diem-cao-766648.htm

Trường chất lượng cao khác gì chất lượng thường?

Posted: 13 Aug 2013 05:16 AM PDT

- Theo TS Nguyễn Kim Dung, Viện phó Viện
nghiên cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cơ sở vật chất, trang thiết bị, lòng nhiệt tình của giáo viên bên cạnh năng lực của học sinh là những yếu tố rất quan trọng làm nên trường chất lượng cao.

gio dc, cht lng cao, trng cht lng cao, khong cch giu ngho

TS Nguyễn Kim Dung: “…Phải có sự công bằng trong giáo dục, bất kể học sinh xuất
thân từ thành phần nào, đều có thể tiếp cận với nền giáo dục cao”

Phải nghiên cứu để con nhà nghèo không thiệt

- Quan điểm của bà thế nào về việc xây dựng các trường chất lượng cao?

Không một nhà giáo dục, hệ thống giáo dục, xã hội nào lại không ủng hộ
trường chất lượng cao.

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu bỏ tiền ra để nhận một nền
giáo dục có chất lượng là chính đáng.

Nhà nước nên để cho người
dân tham gia vào việc làm sao để có trường chất lượng cao ở những thành phố
như Hà Nội và TP.HCM, còn những địa phương khác nơi người dân chưa có điều kiện thì
giáo dục phải bao cấp.

Nghiên cứu các nước trên thế giới cho thấy, không thể nào trả tiền ít cho một
cơ sở giáo dục chất lượng cao nếu như không có sự tham gia của nhà nước. Mà nhà nước
cũng phải tham gia đầu tư xứng đáng mới có nền chất lượng cao.

Vì vậy, ở góc độ nào đó, nếu người dân nghĩ rằng có thể trả ít tiền cho điều họ mong
muốn thì hậu quả của sự đầu tư ít được thấy rõ như tỉ lệ dân chúng có trình độ thấp,
đồng nghĩa với tỉ lệ thất nghiệp, tội phạm cao…

Đó là hệ quả của một nền giáo dục rẻ
tiền. Ai cũng hiểu là muốn có một nền giáo dục chất lượng thì phải tốn rất
nhiều tiền. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu là nếu bằng lòng với giáo dục rẻ tiền,
chúng ta càng phải trả giá nhiều lần.

Thực tế cho thấy, trong điều hiện nay, chi phí người dân dành cho giáo dục không
ít. Người dân trả tiền cho con em mình học thêm rất nhiều, ở
trường học sinh đi học một buổi, sau đó về nhà luyện thi… Tại sao không chính thức
hóa một cách đàng hoàng, giáo viên dạy đàng hoàng và nhà trường có một kế hoạch minh
bạch, rõ ràng chứ không phải trong tình trạng mờ ảo giữa lương và thu nhập như hiện
nay?

Tuy nhiên, vấn đề mà xã hội chưa thể đồng tình ở đây là chưa có một lộ trình rõ ràng. Ví dụ: Bao
nhiêu trường sẽ tham gia vào kế hoạch trở thành trường chất lượng cao này, bao nhiêu
trường có khả năng là trường chất lượng cao?

Tiêu chí, tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra để người dân hình dung trường chất lượng cao
khác chất lượng không cao ở chỗ nào? Bao nhiều trường có thể đạt được điều đó và bao
nhiêu trường có thể cần phải trợ giúp để trở thành trường chất lượng cao?

Tôi nghĩ, chúng ta nên có những nghiên cứu cẩn thận để trả lời những câu hỏi trên.
Nên xem xét đối tượng thu nhập của người dân và thành phần của người dân, đối tượng
phụ huynh có thể đóng học phí cao. Nếu không nghiên cứu mà làm ồ ạt, đưa tất cả các
trường có điều kiện tốt hơn vào chất lượng cao thì vô hình trung, trường chất lượng cao là
dành cho con nhà giàu, còn con nhà nghèo lại phải học trường chất lượng không cao.

Không giải thích rõ mô hình dễ bị phản đối

- Thưa bà, nhiều ý kiến cho rằng không phải học phí cao là có chất lượng cao,
hơn nữa trường chất lượng cao chỉ dành cho con nhà giàu, trong khi đó một bộ phận
chịu được nhiệt thì cho rằng việc lập ra trường chất lượng cao để có một sự cạnh
tranh trong học tập cho các em. Quan điểm của bà như thế nào?

Những câu hỏi của mọi người đều rất chính đáng, nếu không được giải thích rõ ràng
thỏa đáng thì sự thắc mắc, chống đối, phản đối mô hình này là luôn xảy ra.

Nếu xét ở
những con số thống kê, cơ sở khoa học thì có thể kết luận là hiện nay, ai cũng muốn
cho con em mình học trường chất lượng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng
cho con em mình theo học những trường như vậy.

Ví dụ: Khi khảo sát tại một trường THPT chất lượng cao tại TP.HCM, dữ liệu cho
thấy có khoảng 25% số học sinh là con em lao động.

Điều đó có nghĩa là cũng có nhiều
phụ huynh không thuộc tầng lớp nhà giàu vẫn sẵn sàng trả tiền cho con em mình học ở
một ngôi trường có kinh phí cao hơn (tất nhiên học sinh phải đáp ứng được những tiêu
chuẩn đầu vào).

Chúng tôi cũng đã từng khuyến khích các trường này nên dành 10- 15%
học bổng cho những em gia đình nghèo vì có được những học sinh học giỏi trong trường
là một chiến lược dài hạn của rất nhiều trường hiện nay.

Một điều nữa, khi phụ huynh sẵn sàng đóng góp thì tiêu chí chất lượng cao cũng
phải được định nghĩa rõ ràng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, lòng nhiệt tình của
giáo viên bên cạnh năng lực của học sinh là những yếu tố rất quan trọng làm nên
trường chất lượng cao.

Trong đó, năng lực của học sinh đóng vai trò quyết định nhất,
còn năng lực giáo viên, chính sách của nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ
là những yếu tố đóng vai trò quan trọng kế tiếp. Vì vậy, phải định nghĩa rõ ràng
những yếu tố làm nên chất lượng đó.

Giàu, nghèo là một vấn đề nhạy cảm của bất cứ xã hội nào, nếu không có những chính
sách rõ ràng có thể gây tranh cãi.

Cái logic là gia đình khá giả lo cho con họ tốt
hơn, con họ học tốt hơn thì học ở những trường chất lượng cao hơn. Nếu như trước kia
họ không phải đóng tiền, thì bây giờ phải đóng tiền. Những học sinh nào mà phụ huynh
không có khả năng, vẫn được học ở các trường mà ngân sách nhà nước sẽ được rót vào
nhiều hơn để nâng cao chất lượng.

Còn nếu nói rằng, việc lập những trường chất lượng
cao chỉ cho còn nhà giàu là không phải. Hãy bảo vệ con nhà nghèo bằng cách tốt nhất
cho thể, không nên nói suông rằng “tôi phải dành trường đó cho con nghèo”.

- Theo bà các chủ thể tham gia vào việc thành lập trường chất lượng cao cần
phải như thế nào?

Nếu nhìn tổng thể, Luật Giáo dục Việt Nam đã quy định rõ về các cấp học và mong
muốn gì ở các cấp học.

Ở đây chỉ xét đến cấp học THPT, các em học xong THPT có hai
định hướng là học lên cao hoặc tham gia vào thị trường lao động.

Trường chất lượng
cao phải xác định được định hướng cho học sinh. Thực tế hiện nay cho thấy phần
lớn những học sinh học ở trường chất lượng cao, có học lực xuất sắc đều muốn đi học
lên đại học.

Nhà nước phải có những hoạch định, dựa vào các nghiên cứu rõ ràng.

Hiện nay nhà
nước đã thực hiện phân cấp nhiệm vụ này xuống các sở, các trường thì các bộ phận này
phải có lộ trình, kế hoạch chiến lược nhất định. Lộ trình nghiên cứu trở thành chất
lượng cao có chấp nhận được hay không, đặc biệt là từ phía những người dân nơi địa
bàn trường đang đóng. Khi nhà trường đã vạch ra được lộ trình có nghiên cứu thì phải
lên kế hoạch và nhà nước dựa vào kế hoạch đó để đồng ý hoặc không đồng ý, tham mưu ý
kiến của một hội đồng khoa học và người dân.

Về phía giáo viên, phải được yêu cầu đóng góp ý kiến vào lộ trình của nhà trường
và cam kết thực hiện, đặc biệt trong điều kiện có vấn đề khúc mắc giữa dạy thêm và
dạy trong trường.

Người giàu cho con học tử tế là không sai

- Bà nghĩ như thế nào khi có ý kiến rằng cho rằng việc thiết lập trường chất
lượng cao là đang công khai thiết lập một xã hội đẳng cấp chính thức, điều này có nằm
trong định hướng XHCN?

Cần phải hiểu rằng hiện nay ngân sách dành cho giáo dục của chúng ta không nhiều.
Nếu yêu cầu nhà nước phải bỏ nhiều ngân sách hơn để lo cho giáo dục thì tiền đâu để
nhà nước lo? Tất cả cũng là từ tiền thuế của người dân. Nếu có những người dân sẵn
lòng cùng lo với nhà nước, tại sao không?.

Mục tiêu lập ra những trường chất lượng cao là mong muốn của những trường mà phụ
huynh có khả năng giúp cho trường tự lo cho mình, để nguồn ngân sách của nhà nước
dành cho các trường khác. Mục tiêu này không chống lại định hướng XHCN.

Mục tiêu XHCN là tất cả mọi người dân đều được đi học, được hưởng những thành quả
do mình tạo ra. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa có người giàu nhưng xã hội xã hội chủ
nghĩa không chống lại họ. Người giàu đã làm việc cật lực để có tiền, và có tiền để
cho con cái học hành tử tế là không sai và là mục tiêu để người chưa giàu phấn đấu.

Như vậy mục tiêu của nhà nước nên là tạo điều kiện để cho ai cũng có thể trở thành
người giàu, chứ không phải mục tiêu để tất cả mọi người phải nghèo. Đừng lập luận
rằng chúng ta đều nghèo, ai cũng phải vào học trường nhà nghèo, bằng lòng với cái
nghèo của mình. Còn nếu đặt vấn đề là có những người giàu không chính đáng thì mục
tiêu của nhà nước là làm sao để không còn tồn tại việc có người giàu một cách không
chính đáng đó.

- Cảm ơn bà!

  • Lê Huyền (Thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135508/truong-chat-luong-cao-khac--gi-chat-luong-thuong-.html

Người “gieo” những ước mơ

Posted: 13 Aug 2013 05:16 AM PDT

(GDTĐ) -Tuổi thơ của tôi may mắn được sống êm đềm bên ông bà, cha mẹ, được chăn trâu cắt cỏ ngoài đồng. Tuổi thơ của tôi cũng  tung tăng cùng bè bạn đến trường, nơi có rất nhiều thầy cô giáo dìu dắt. Nhưng giờ đây, khi đã là một giáo viên đứng trên bục giảng thì người để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng tôi lại là cô giáo thực tập năm tôi học lớp 7. Sự dịu dàng, cần mẫn trong những ngày đầu như cái tên Mai của cô đã nhen nhóm ước mơ cháy bỏng nghề sư phạm trong tôi.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tháng 3/1993, cũng như các lớp khác của trường THCS Nam Thanh, lớp 7B chúng tôi có thêm nhiều cô giáo về thực tập. Trong đó có cô Chu Thị Mai dạy môn Sinh học. Cô có khuôn mặt trái xoan, giọng nói dịu dàng của người Diễn Châu. Cô thực tập ở lớp tôi với vai trò là cô giáo chủ nhiệm và dạy môn Sinh học – một môn học vẫn đang còn mới mẻ với đám học trò chúng tôi lúc bấy giờ.

Tôi còn nhớ mãi tiết đầu tiên cô lên lớp. Khác với những tiết học khác, cả lớp say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài mà không có tiếng nói chuyện riêng. Cô luôn tạo điều kiện cho chúng tôi được thể hiện sự hiểu biết của mình. Mỗi một câu trả lời đúng, cô không tiếc lời khen ngợi, động viên chúng tôi. Phương pháp dạy học của cô đã phát huy được tính tích cực phát biểu xây dựng bài của nhiều bạn học sinh, trong đó có tôi, người nổi tiếng nhút nhát nhất lớp lúc bấy giờ. Tôi đã phát hiện ra rằng trả lời đúng, được cô khen thật là thích. Và từ đó, trong mỗi tiết học, tôi siêng năng phát biểu hơn. Tôi mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập, vui chơi.

Không chỉ có phương pháp dạy học hay, cô Mai còn là một cô giáo chủ nhiệm tốt. Trong suốt hai tháng chủ nhiệm lớp tôi, cô chưa bao giờ nặng lời với ai dù có bạn chưa ngoan, làm lớp bị trừ điểm. Cô luôn lấy phương pháp nêu gương làm phương pháp chủ đạo trong giáo dục chúng tôi. Phương pháp của cô thật là hiệu quả, lớp chúng tôi ngoan dần lên và tuần nào cũng được nhận cờ thi đua của trường.

Giờ ra chơi, thay vì chạy nhảy, chúng tôi lại ríu rít bên cô để được nghe cô kể chuyện. Mỗi câu chuyện của cô đều mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc đi vào tâm hồn còn non nớt của chúng tôi. Cũng trong những giờ ra chơi ngắn ngủi này, chúng tôi như được bước tới một chân trời mới với bao ước mơ. Đó là đời sống của những sinh viên. Họ phải sống xa nhà, với bao khó khăn vất vả, nhưng cũng thật là vui. Tôi biết rằng sau khi học cô, nhiều người bạn của tôi đã mơ ước lớn lên được bước chân vào giảng đường đại học. Cả tôi cũng vậy, nghe những điều cô nói, nhìn những việc cô làm, không biết từ khi nào tôi đã ước mơ lớn lên được làm cô giáo. Và hoài bão này lớn dần theo năm tháng tuổi thơ tôi.

Các thầy cô về thực tập như một làn gió mới thổi vào ngôi trường làng bình lặng của chúng tôi. Hai tháng ngắn ngủi rồi cũng trôi qua, đến ngày chúng tôi phải chia tay cô Mai, cô về lại trường tiếp tục học và thi tốt nghiệp. Ngày tiễn cô về trường thật đáng nhớ với chúng tôi. Nắng cuối tháng Tư như muốn cháy da, cháy thịt. Mặc  sự can ngăn của cô, chúng tôi vẫn  đạp xe theo cô ra đến bến xe thị trấn Nam Đàn. Cô trò nhìn nhau không nói nên lời. Cô để lại trong lòng chúng tôi bao kỉ niệm đẹp. Cô để lại cho chúng tôi bao ước mơ, khao khát của tuổi học trò.

Gần hai mươi năm đã trôi qua, ước mơ xưa của tôi nay đã thành hiện thực nhưng tôi vẫn chưa một lần được gặp lại cô. Mong rằng trên một ngôi trường nào đó, cô sẽ đọc được bài viết này để đọc được lời cảm ơn của một trong những người học trò đầu tiên của cô cùng với lời hứa: "Theo gương cô, em sẽ cố gắng làm một cô giáo tốt, gieo trồng những ước mơ đẹp cho bao thế hệ  học trò".

Mã số: 2010

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/nguoi-gieo-nhung-uoc-mo-1971768/

Comments