Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gần 150 trường thông báo có điểm chuẩn ĐH,CĐ

Posted: 12 Aug 2013 08:10 AM PDT


Ảnh minh họa

Danh sách các trường đã công bố điểm chuẩn ĐH 2013:

148. ĐH Luật Hà Nội

147. ĐH Kiến trúc Hà Nội

146. ĐH Hà Nội

145. ĐH Ngoại thương

144. ĐH Công nghệ và quản lý hữu nghị

143. ĐH Quốc tế Bắc Hà

142. ĐH Dân lập Hải Phòng

141. ĐH Dân lập phương Đông

140. ĐH Hà Hoa Tiên

139. ĐH Mỹ thuật Việt Nam

138. Học viện quản lý giáo dục

137. ĐH Hoa Sen

136. ĐH Phan Thiết

135. ĐH Lạc Hồng

134. ĐH Võ Trường Toản

133. ĐH Cần Thơ

132. Học viện ngoại giao

131. ĐH Kinh doanh và công nghệ

130. ĐH Lao động xã hội

129. ĐH Phòng cháy chữa cháy

128. ĐH Dầu khí

127. ĐH Tài nguyên và môi trường

126. ĐH Văn hoá TP.HCM

125. ĐH Công đoàn

124. ĐH Y khoa Vinh

123. ĐH Tài chính – kế toán TP.HCM

122. ĐH Văn hoá Hà Nội

121. ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng

120. ĐH Thể dục thể thao Bắc Ninh

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/danviet.vn/Gan-150-truong-thong-bao-co-diem-chuan-DHCD/11690952.epi

Bố ở cống nuôi 4 con học ĐH: Cảm thương gia cảnh chàng thủ khoa

Posted: 12 Aug 2013 08:10 AM PDT


Cô học trò 11 tuổi dựng lán gần trường nuôi em nhỏ


Cô học trò 11 tuổi dựng lán gần trường nuôi em nhỏ

(GDVN) – Khát khao được tới lớp, Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa đều 11 tuổi ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa, dựng lán gần trường để đi học….

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/

138 trường công bố điểm chuẩn

Posted: 12 Aug 2013 07:10 AM PDT

- Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn – các trường ĐH, CĐ đồng loạt công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các trường công bố dành cho học sinh phổ thông – khu vực 3. Bạn đọc bấm vào các đường link dưới đây để nắm thông tin chi tiết.

Trên 600.000 thí sinh trượt đại học

im thi, im chun, i hc

Ảnh Văn Chung

1.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

2.

Trường ĐH Y Thái Bình

3.

Trường ĐH Xây dựng

4.

Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

5.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

6.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

7.

Học viện Chính sách và Phát triển

8.

Trường ĐH Nội vụ Hà Nội

9.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

10.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

11.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

12.

Trường ĐH Nguyễn Trãi

13.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

14.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

15.

Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

16.

Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

17. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

18. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

19. Trường ĐH Luật TP.HCM

20. Trường ĐH Mỏ địa chất

21. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

22. Trường ĐH Y dược (ĐH Huế)

23. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

24. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

25. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

26. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

27. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

28. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

29. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

30. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

31. Khoa Luật – ĐH Huế

32.Trường ĐH Sài Gòn

33. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

34. ĐH Văn Hiến

35. ĐH Hàng hải

36. ĐH Xây dựng miền Tây

37.ĐH Ngoại ngữ, thuộc ĐHQG Hà Nội

38 ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG TP.HCM

39. Trường ĐH Tài chính Marketing

40. Học viện Y học cổ truyền Việt Nam

41. Trường ĐH Điện lực

42. Trường ĐH Hải Phòng

43. Trường ĐH Y Hải Phòng

44. Trường ĐH Thành Đô

45. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

46. Trường CĐ Công thương TP.HCM

47. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương

48. Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)

49. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)

50. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)

51. Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

52. Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)

53. Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội)

54. Khoa Y dược (ĐHQG Hà Nội)

55.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

56. Trường ĐH Quảng Nam

57. Học viện Thanh thiếu niên

58. Trường ĐH Y tế công cộng

59. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở chính)

60. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở HCM)

61. Trường ĐH Phan Thiết

62.Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)

63. Trường ĐH Y dược TP.HCM

64. Trường ĐH Dược Hà Nội

65. Học viện Tài chính

66. Trường ĐH Nha Trang

67. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

68. Trường ĐH Thăng Long

69. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)

70. Trường ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp

71. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

72. Trường ĐH Đà Lạt

73.Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

74. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

75. Trường ĐH Y Hà Nội

76. Trường ĐH Hồng Đức

77. Trường ĐH Thủy lợi

78. Học viện Báo chí – Tuyên truyền

79. Trường ĐH Quy Nhơn

80. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG Hà Nội)

81. Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM)

82. Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng)

83. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)

84. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)

85. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)

86. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ ĐH)

87. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ CĐ)

88. Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

89. Trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng)

90. Trường ĐH Vinh

91. Trường ĐH Thương mại

92. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

93. Trường ĐH An Giang

94. Trường ĐH Bình Dương

95. Trường ĐH Đồng Tháp

96. Học viện Hàng không Việt Nam

97. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

98. Học viện Kỹ thuật Mật mã

99. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

100. Học viện Ngân hàng

101. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

102. Trường ĐH Tôn Đức Thắng

103. Trường ĐH mở TP.HCM

104. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

105. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM

106.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

107. Trường ĐH Dầu khí

108. Trường ĐH Thể dục TT Đà Nẵng

109. Trường ĐH Thể dục TT Bắc Ninh

110. Trường ĐH Võ Trường Toản

111. Trường ĐH Tài nguyênMôi trường TP.HCM

112. Trường ĐH Tiền Giang


113. Trường CĐ Bách Việt


114. Trường ĐH Phú Yên


115. Trường ĐH Tài chính – Kế toán TP.HCM


116 – 133: Điểm chuẩn các trường quân đội

134. Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy

135. Trường ĐH Hà Nội

136. Học viện Ngoại giao

137. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở Hà Nội)

138. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)

139.

Tiếp tục cập nhật…

  • Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134839/138-truong-cong-bo-diem-chuan.html

Đông Hà (Quảng Trị): Học sinh vào lớp 1 tăng đột biến

Posted: 12 Aug 2013 07:10 AM PDT

(GDTĐ) – Năm nay, số học sinh vào lớp 1 của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến khiến cho các trường học rơi vào tình trạng quá tải.


Số lượng học sinh vào lớp 1 ở Đông Hà tăng đột biến trong năm học này
 

Bước vào năm học 2013 – 2014, số lượng học sinh vào lớp 1 trong năm học này trên địa bàn thành phố tăng đột biến đã gây ra tình trạng thiếu phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nhưng với chủ trương huy động đủ 100% trẻ em 6 tuổi trở lên vào lớp 1, Phòng GDĐT Đông Hà đã tập trung chỉ đạo các trường học thực hiện nhiều biện pháp bố trí, sắp xếp để sớm ổn định trường lớp trước ngày khai giảng năm học mới, quyết tâm không để em nào đến tuổi mà không được đi học.

Công tác tuyển sinh vào lớp 1 đã được tất cả các đơn vị trường học chuẩn bị từ khi kết thúc năm học trước. Mặc dù nhà trường đã phối hợp với các khu phố thống kê số lượng con em trên địa bàn tuyển sinh vào lớp 1 tại trường và đã có tính toán, cân đối để xây dựng kế hoạch tuyển sinh nhưng các trường tiểu học nội thành ở thành phố Đông Hà vẫn bất ngờ trước sĩ số học sinh vào lớp 1 tăng đột biến.

Chỉ tính riêng các trường trên địa bàn phường 1, phường 5, tổng số học sinh vào lớp 1 tại các trường công lập tăng so với năm học trước là hơn 200 em với 6 lớp, cụ thể Trường Tiểu học Hùng Vương tăng 3 lớp; Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Trường Tiểu học Hàm Nghi mỗi trường tăng 1 lớp.

Ngoài ra, các trường nội thành Đông Hà thường xảy ra tình trạng phải tiếp nhận học sinh ở khu vực ven đô chuyển về nên sĩ số lớp thường xuyên biến động tăng. Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong công tác giáo dục của thành phố Đông Hà, nhất là trong việc đầu tư trường lớp, bố trí giáo viên.

Trước tình hình đó, Phòng GDĐT Đông Hà đã chọn giải pháp tình thế là quyết định cho các trường không đủ phòng học sẽ chỉ dạy học sinh lớp 1 học 1 buổi/ ngày. Ông Trương Quang Xá, Trưởng Phòng GDĐT Đông Hà cho biết: "Việc học sinh vào lớp 1 trong năm học này tăng đột biến chủ yếu xảy ra ở các phường nội thành, chính điều này gây ra nhiều bất cập trong công tác tuyển sinh và bố trí lớp học, giáo viên đứng lớp.

Việc tổ chức học 1 buổi trong 1 ngày đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 gây ra nhiều khó khăn cho học sinh, nhà trường và phụ huynh. Nếu học sinh được học cả ngày thì chương trình dạy dàn đều trong 2 buổi, học sinh học thoải mái. Còn nếu học sinh học 1 buổi mà vẫn phải đảm bảo chương trình thì phải học nhồi nhét, khó cho học sinh lớp 1 theo kịp. Hơn nữa, học sinh lớp 1 còn bé đã quen học cả ngày ở trường mẫu giáo, nếu thay đổi lịch học sẽ khó khăn cho các em. Mặt khác, 1 buổi còn lại các em phải tự học, tự chơi ở nhà, không có bố mẹ trông nom sẽ rất nguy hiểm.

Ở khu vực nội thành Đông Hà không có nhiều chỗ vui chơi an toàn cho các em có thể tự vui chơi mà không cần sự giám sát của bố mẹ… Về phía phụ huynh cũng gặp trở ngại khi phải đưa đón con tan học lúc chưa hết giờ làm việc ở cơ quan, đồng thời không an tâm trong thời gian 1 buổi còn lại các em không có sự giám sát của nhà trường cũng không có sự giám sát của người lớn tại nhà. Về phía nhà trường, nếu học sinh học 1 buổi/ngày cũng khó khăn trong việc hình thành các nền nếp cho học sinh và tổ chức các buổi sinh hoạt toàn trường.

Theo Báo Quảng Trị

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/dong-ha-quang-tri-hoc-sinh-vao-lop-1-tang-dot-bien-1971743/

Đề xuất thu hàng nghìn m2 đất phố cổ xây trường

Posted: 12 Aug 2013 06:10 AM PDT

– Sau nhiều năm ngành giáo dục thủ đô "kêu khóc" về việc quá tải trường lớp, đặc biệt trong khu vực nội thành, đầu năm 2013 UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện rà soát đất, đề xuất xây dựng các trường công lập tại các khu dân cư có mật độ cao.

‘Sau hơn nửa năm, đến nay đã có 10/29 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trình đề xuất bổ sung quỹ đất xây dựng trường.

Và kết quả khá bất ngờ, khi hàng chục nghìn m2 đất nội thành đã được "phát hiện", kiến nghị thu hồi, trong đó không ít diện tích thuộc khu vực đất có giá đến tiền tỉ/ m2 – như đất thuộc quận Hoàn Kiếm.

g
Không có chỗ, học sinh Trường Tiểu học Bà Triệu phải học trên vỉa hè đối diện cổng trường. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nơi hàng chục trường học mới có thể "mọc lên"

Những địa điểm có thể thu hồi để xây trường học, theo bản báo báo của Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội tổng hợp từ kiến nghị, đề xuất của các quận huyện, cụ thể là:

Số 17-19 Thụy Khuê có diện tích 2.100 m2, để mở rộng Trường mầm non Chu Văn An.

Số 4 ngõ 108 An Dương  với diện tích 3.100 m2, để xây Trường mầm non Yên Phụ.

1.800 m2 đất ở phố Hàng Khoai để xây trường THCS.

Số 88 Hàng Buồm  có 1.000 m2    xây trường tiểu học.

Trường mầm non Sao Mai sẽ có 110 m2 đất ở số 49 Phan Bội Châu để mở rộng diện tích.

Xây Trường tiểu học Điện Biên ở số 4 Tống Duy Tân với 275 m2.     

Số 13 Phan Huy Chú để xây Trường tiểu học Võ Thị Sáu.

Diện tích ở số 25 Hàng Quạt được dành để mở rộng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Số 68 Hàng Quạt có 168m2 để mở rộng THCS Nguyễn Du.

Có tới 2.500 m2 ở số 114 Mai Hắc Đế để xây Trường tiểu học Bà Triệu.

Diện tích 3.700 m2 ở số 231 – 233 Lê Duẩn được kiến nghị để xây trường tiểu học phường Nguyễn Du.

4.000 m2 ở số 67 Ngô Thì Nhậm được đề nghị thu hồi xây trường công lập.

Số 60 Ngô Thì Nhậm  có  465 m2 xây trường mầm non.

Số 94 Lò Đúc có 4.000 m2 xây Trường THCS Phạm Đình Hồ.

406 m2 xây trường mầm non tại số 60 Hàng Chuối.

Diện tích lên tới 6.100 tại số 65 Cảm Hội được đề xuất xây trường cho phường Đông Mác.

Số 418 Bạch Mai cũng có tới 7.000 m2, xây trường cho phường Bạch Mai…

Đất có chủ mà… như không

Từ việc rà soát này, có thể thấy hiện trạng đất công bị sử dụng bừa bãi và lãng phí như thế nào.

Hai miếng đất to nhất mà quận Tây Hồ đề xuất thu hồi tại số 4 ngõ 108 An Dương, phường Yên Phụ do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội đang quản lý; đất tại số 17-19 Thụy Khuê do Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội đang quản lý nhưng hiện đang để hoang hóa.

7 địa điểm do quận Hoàn Kiếm đề xuất, trong đó có số 88 Hàng Buồm thuộc Nhà văn hóa Trung tâm Thành phố, đất tại số 49 Phan Bội Châu (Nhà khách Sơn La) thuê của nhà nước đã hết hạn hợp đồng. Các địa điểm số 4 Tống Duy Tân thuộc Nhà xuất bản Hà Nội, đất tại số 68 Hàng Quạt do Công ty Dệt kim Thăng Long quản lý.

Quận Hai Bà Trưng "tìm" được tới 13 địa điểm, trong đó đất tại số 115 Mai Hắc Đế, phường Bùi Thị Xuân đang do Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo quản lý, sử dụng.

Lý do thu hồi 3.700m2 tại 231 và 233 đường Lê Duẩn, phường Nguyễn Du là do Công ty V75 – Bộ Công An và Công ty Vận tải Hà Nội đang quản lý làm bãi đỗ xe và sửa chữa ô tô.

Với 4000m2 đất tại 94 Lò Đúc, thuộc Nhà máy rượu Hà Nội, quận Hai Bà Trưng đề xuất Thành phố sớm giao cho Quận để tách riêng cấp học cho học sinh Trường Lê Ngọc Hân mà không chờ tiến độ thực hiện toàn dự án 94 Lò Đúc.

406 m2 đất tại 60 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hồ do công ty Xây dựng Cầu Thăng Long sử dụng, hiện đang có tranh chấp với các hộ dân, bị lấn chiếm nhiều năm nay chưa giải quyết xong.  

Đất tại số 65 phố Cảm Hội, phường Đông Mác do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vận tải quản lý, sử dụng, hiện đang cho thuê làm trường học.

Đất tại 170 – 176 phố Lò Đúc hiện đang do Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến quản lý, sử dụng, UBND quận Hai Bà Trưng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra, nếu sử dụng không hiệu quả sẽ kiến nghị thu hồi đất để xây dựng trường học.

g
Lễ khai giảng tổ chức dưới lòng đường, khách mời ngồi trên hàng ghế ở vỉa hè, nơi người dân qua lại. Trong buổi lễ ngày 5/9/2012, có một “vị khách không mời” ôm chú chó đi ngang qua. Ảnh: Quỳnh Anh

Khu đất 2.186,6m2 đất tại phường Bách Khoa hiện được đánh giá là quản lý sử dụng không hiệu quả, UBND Quận để nghị Thành phố làm việc với Bộ GDĐT và trường ĐH Bách Khoa để thu hồi giao cho quận đầu tư xây dựng trường THCS cho phường Bách Khoa.

Khu đất có diện tích 2.383m2 đất tại 163 Đại La, phường Đồng Tâm do Công ty xe đạp, xe máy quản lý, sử dụng nhưng hiện đang cho thuê làm Trung tâm thương mại, siêu thị. UBND quận đề xuất Thành phố giao cho các Sở, ngành kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì kiến nghị thu hồi để xây dựng trường học cho phường Đồng Tâm.

Đất tại 418 phố Bạch Mai, phường Bạch Mai của Công ty Kỹ thuật Điện thông, UBND quận Hai Bà Trưng đánh giá là sử dụng không hiệu quả, vi phạm luật đất đai.

Địa điểm cuối cùng mà UBND quận Hai Bà Trưng kiến nghị xem xét là lô đất có diện tích 531m2 tại 97 ngõ Đình Đông, phường Thanh Nhàn do Hợp tác xã công nghiệp Sông Hương đang quản lý, sử dụng nhưng kém hiệu quả.

  • Chi Mai

Ngoài các quận trung tâm, một số quận huyện khác cũng đã rà soát và
đề nghị các vị trí để Thành phố xem xét xây dựng trường học, với diện
tích được đề xuất lên đến hàng trăm nghìn ha.

Quận Hà Đông đề nghị cải tạo, xây dựng mới và mở rộng thêm 87 trường học ở cả 3 cấp học, với tổng diện tích 698.669,7m2.

Huyện
Thanh Oai
đề nghị bổ sung 42.528m2 đất làm trường mầm non; 9.904m2 đất
làm trường tiểu học; 3.500m2 đất làm trường THCS; 15.100m2 đất làm
trường THPT.

Huyện Ba Vì đề nghị sử dụng khoảng 86,01ha đất cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Huyện Mê Linh đề xuất xây dựng mới 4 trường mầm non với diện tích 20.865,5m2.

Huyện
Đan Phượng
đề xuất mở rộng 11 trường mầm non với diện tích 96.727m2; 4
trường cần mở rộng với tổng diện tích đất bổ sung 28.162m2 để tách
trường; mở rộng 14 trường tiểu học với diện tích 79.994m2; 1 trường cần
bổ sung 10.000m2 đất để tách trường.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135380/de-xuat-thu-hang-nghin-m2-dat-pho-co-xay-truong.html

Hà Nội sẵn sàng cho năm học mới

Posted: 12 Aug 2013 06:10 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (12/8), tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013 và triển khai nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của ngành Giáo dục Hà Nội.


Giáo dục Hà Nội đang phát triển cả quy mô và chất lượng
 

Tham dự Hội nghị, về phía thành phố Hà Nội có: Ông Nguyễn Thế Thảo – Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Bà Ngô Thị Doãn Thanh – Ủy viên TW Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội… Về phía Bộ GDĐT có PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GDĐT cùng lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ GDĐT…

Năm học 2012 – 2013, được sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND Thành phố, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã có nhiều cố gắng để triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trong tâm của năm học và đã đạt được những kết quả toàn diện.

Năm học vừa qua, Hà Nội có 2.495 trường, 44.918 nhóm lớp, 1.545.664 học sinh, 110.441 cán bộ, giáo viên, nhân viên của các cấp học… Giáo dục mầm non là năm thứ ba thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và là năm thứ 4 thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng GDMN thành phố Hà Nội". Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 30,4% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 95,4% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo…

Học sinh thủ đô đạt thành tích cao qua các kỳ thi quốc gia và quốc tế với sự tiến bộ vượt vậc về số lượng và chất lượng (Kỳ thi Olympic Toán quốc tế THCS, học sinh Hà Nội đã giành 03 HCV, 02 HCB, 04 HCĐ; 01 HCV môn Vật Lý, 01 HCĐ môn sinh học; 1HCV và 1HCV tại kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á…)…

Các chương trình công tác thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng được triển khai kịp thời. Công tác chỉ đạo của Sở đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ then chốt, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Mặc dù với nhiều khó khăn nhất định nhưng với tinh thần chủ động tích cực, ngành giáo dục cũng tiếp tục tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đề xuất các chỉ tiêu về phát triển GDĐT, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được đầu tư tốt hơn.

Đặc biệt, ngành đã chủ động tham mưu UBND TP để có nhiều giải pháp đảm bảo ổn định tình hình công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, không để xảy ra tình trạng thiếu chỗ học của con em nhân dân. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục đạt nhiều thành tích mới ở tất cả các cấp học, ngành học…

Trong năm học mới 2013 – 2014 ngành GDĐT Hà Nội sẽ triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như: Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý; Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Điều chỉnh quy mô trường lớp và sĩ số học sinh trên lớp một cách hợp lý; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư phát triển giáo dục; Tập trung quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị năm học 2013 – 2014 và các nhiệm vụ trọng tâm năm học của Ngành…

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/ha-noi-san-sang-cho-nam-hoc-moi-1971741/

Lật xe công nông, 5 học sinh thương vong

Posted: 12 Aug 2013 06:10 AM PDT

Vào lúc 17h ngày 11/8, tại đường Hàm Nghi, phường Duy Tân, TP.Kom Tum đã xảy ra một tai nạn giao thông kinh hoàng, khiến 1 học sinh tử vong tại chỗ và 4 học sinh khác bị trọng thương.

Vào thời điểm kể trên, khi xe công nông (không biển kiểm soát) chở một thùng đầy nước để phục vụ việc xây dựng công trình bờ kè chống sạt lở thuộc P.Duy Tân, TP Kon Tum, lao xuống dốc, thì có 5 em học sinh đã bám theo vào leo lên ngồi trên thùng xe.

Đến đoạn cua gấp, chiếc xe lật nghiêng xuống đường, thùng xe bị hất xuống đất đè vào đầu em Tô Văn Thông (học sinh lớp 8, Trường THCS thực hành Lý Tự Trọng, ngụ tại đường Hàm Nghi), khiến em Thông chết ngay tại chỗ.

Lật xe công nông, 5 học sinh thương vong, Tin tức trong ngày, lat xe cong nong, xe cong nong gay tai nan, tai nan xe tho so, tai nan cong nong, xe tu che, xe con nong, hoc sinh chet, hoc sinh thuong vong, xe cong nong, tai nan, tai nan chet nguoi, cong nong de chet nguoi, an mang,  tin nhanh, tin moi, tin hay, tin nong, tin hot, tin tức, tin tuc, bao dien tu, bao xa hoi, bao, doc bao, xa hoi, vn

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm

Bốn học sinh khác bị trọng thương hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum gồm: Nguyễn Duy Hòa (HS lớp 4) cùng em ruột là Nguyễn Duy Hậu (HS lớp 2, cùng học tại Trường tiểu học Phan Chu Trinh), em Nguyễn Thị Kiều Trâm (HS lớp 7, Trường THCS thực hành Lý Tự Trọng) và em gái Nguyễn Thị Kiều Thảo (HS lớp 4, Trường tiểu học Lê Hồng Phong).

Sau khi gây tai nạn lái xe công nông đã bỏ trốn tại hiện trường. Vụ việc đang được Công an Kon Tum điều tra làm rõ.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/lat-xe-cong-nong-5-hoc-sinh-thuong-vong-c46a563968.html

Hà Nội: 5 hiệu trưởng xin từ chức

Posted: 12 Aug 2013 05:10 AM PDT

- Quá trình thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) giai đoạn 2011-2015" đã có 5 hiệu trưởng xin từ chức xuống làm phó hiệu trưởng…do yếu kém về năng lực quản lý.

Sáng 12/8, ngành GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014.

H Ni, gio vin, hiu tng, t chc

Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) Phạm Thị Hòa. (Ảnh: Văn Chung)

Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết: "Những năm qua Hà Đông đã thực hiện quyết liệt xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo phương châm "mở" và "động". Công tác quy hoạch được thực hiện thường xuyên, liên tục, khách quan.

Ba năm học qua ngành giáo dục đã tham mưu quận thực hiện luân chuyển 6 cán bộ quản lý có năng lực và phẩm chất tốt tại các trượng nội quận về tăng cường cho các trường ngoại quận chất lượng giáo dục còn thấp;

Một đồng chí phó trưởng phòng luân chuyển xuống làm hiệu trưởng trường THCS, bổ nhiệm 2 đồng chí giáo viên giỏi có năng lực quản lý về làm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở 1 trường ngoại quận còn khó khăn thay Ban giám hiệu ở trường mất đoàn kết và chất lượng không cao".

“Không chỉ vậy, ngành giáo dục Hà Đông đã tham mưu miễn nhiệm 5 hiệu trưởng theo "văn hóa từ chức" xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi đơn vị khác do yếu kém về năng lực quản lý, chưa quy tụ được quần chúng để xảy ra nội bộ mất đoàn kết kéo dài, chất lượng giáo dục không chuyển biến” – bà Hòa cho hay.

Theo bà Hòa, giải pháp có tính chất quyết định nhất đến chất lượng giáo dục đó là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý.

Ở trường học nào hiệu trưởng có tâm có tầm, có tài
thì chất lượng ở đó cao. Và ngược lại…

Vẫn theo bà Hòa: Ở Hà Đông, nếu 2 năm liên tục nhà trường không có chuyển biến về chất lượng giáo dục hoặc nội bộ mất đoàn kết,…ngành cần làm rõ trách nhiệm của trưởng và phó hiệu trưởng, giáo viên để xem xét thôi giữ chức vụ và vị trí, điều chuyển hiệu trưởng hiệu phó hoặc giáo viên đến trường khác.

Đặc biệt, quận Hà Đông đã xây dựng đề án với cam kết nếu trong 2 năm thực hiện đề án của Quận ủy mà chất lượng giáo dục Hà Đông không chuyển biến thì trách nhiệm thuộc về đồng chí phó Chủ tịch phụ trách khối Văn xã sẽ từ chức. Tiếp đến là các đồng chí lãnh đạo ngành giáo dục và đứng đầu các đơn vị trường học.

Với những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ xử lý nghiêm. 

Cụ thể, nếu giáo viên 2 năm liên tục nếu không nâng cao chất lượng dạy học, uy tín thấp với đồng nghiệp và học sinh thì sẽ không bố trí đứng lớp hoặc điều chuyển công tác khác….

Việc làm như vậy theo bà Hòa đã "tạo niềm tin cho cha mẹ phụ huynh học sinh, tuyển chọn được người thực có năng lực".

  • Văn Chung (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135404/ha-noi--5-hieu-truong-xin-tu-chuc.html

Trường Cao đẳng Nghề số 4 (Bộ Quốc phòng): Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo

Posted: 12 Aug 2013 05:10 AM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, Sở GDĐT Nghệ An đã tiến hành thanh tra chuyên ngành về hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề số 4 (đóng tại Nghệ An), thuộc Bộ Quốc phòng. Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An đã có Kết luận số 969/SGDĐT-TTr về các nội dung của cuộc thanh tra này.

625. Kết luận 969 của GĐ Sở GDĐT Nghệ An.jpg
 Kết luận 969 của Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An

Theo đó, Trường Cao đẳng Nghề số 4 đã có nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo với Trường Trung cấp Quân y 1 và Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh (Hà Nội) để đào tạo hệ trung cấp chính quy các ngành Y, Dược.

Trường Cao đẳng Nghề số 4 không có chức năng liên kết đào tạo, nhưng đã liên kết với Trường Trung cấp Quân y 1 đào tạo các lớp trung cấp y, dược (11 lớp); liên kết với Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh đào tạo y học cổ truyền (01 lớp) là không đúng với Khoản b, Điều 5 của Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GDĐT.

Trường Trung cấp Quân y 1, Trường Y Dược Tuệ Tĩnh là các đơn vị chủ trì đào tạo liên kết với Trường Cao đẳng Nghề số 4 để đào tạo dân sự, trong quá trình tổ chức, phối hợp liên kết đào tạo đã không được các cấp có thẩm quyền ở tỉnh Nghệ An cho phép, đã vi phạm Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT.

Trong quá trình tuyển sinh, một số lớp được Trường Cao đẳng Nghề số 4 đề xuất tuyển quân nhân xuất ngũ, nhưng thực tế triển khai chưa đúng, chỉ tuyển học sinh vừa tốt nghiệp trung học phổ thông. Cơ sở vật chất để dạy thực hành cho các lớp y dược tại thời điểm thanh tra thiếu nhiều, không đảm bảo chât lượng, vi phạm Khoản 6 Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT ngày 27/6/2008 của  Bộ Y tế về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế.

Ngoài ra, Trường Cao đẳng Nghề số 4 còn liên kết với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An đào tạo một lớp (49 sinh viên) cao đẳng kế toán

Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An kiến nghị:

Trường Trung cấp Quân y 1, Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh phải chấm dứt các hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề số 4; Trường Trung cấp Quân y 1 và Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh chuyển toàn bộ học sinh đang học về cơ sở chính để đào tạo theo đúng chỉ tiêu được phê duyệt; phải hoàn thành và có văn bản báo cáo Sở GDĐT Nghệ An trước ngày 30/8/2013. Nếu vì lý do địa lý và học sinh có nhu cầu ở lại Nghệ An tiếp tục học tập thì các trường trình Sở GDĐT Nghệ An để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An cần kiểm điểm nghiêm túc các vi phạm đã xảy ra và tiếp tục tổ chức đào tạo, đảm bảo chất lượng lớp cao đẳng kế toán đặt tại Trường Cao đẳng Nghề số 4 cho đến khi sinh viên tốt nghiệp.

Đối với Trường Cao đẳng Nghề số 4, phải phối hợp với Trường Trung cấp Quân y 1 và Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho học sinh, bàn giao học sinh và các loại hồ sơ liên quan cho các trường (đơn vị chủ trì đào tạo) theo quy định; phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Nghệ An  tổ chức đào tạo tiếp lớp cao đẳng kế toán đảm bảo chất lượng.

Minh Đức

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/truong-cao-dang-nghe-so-4-bo-quoc-phong-nhieu-sai-pham-trong-lien-ket-dao-tao-1971745/

Lật xe công nông, một học sinh bị đè chết

Posted: 12 Aug 2013 05:10 AM PDT

Hiện trường vụ tai nạn thương tâm
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm

 

Vào lúc 17h ngày 11/8, tại đường Hàm Nghi, phường Duy Tân, TP Kom Tum đã xảy ra một tai nạn giao thông kinh hoàng, khiến 1 học sinh tử vong tại chỗ và 4 học sinh khác bị trọng thương.

 

Vào thời điểm kể trên, khi xe công nông (không biển kiểm soát) chở một thùng đầy nước để phục vụ việc xây dựng công trình bờ kè chống sạt lở thuộc phường Duy Tân, TP Kon Tum, lao xuống dốc, thì có 5 em học sinh đã bám theo vào leo lên ngồi trên thùng xe.

 

Đến đoạn cua gấp, chiếc xe lật nghiêng xuống đường, thùng xe bị hất xuống đất đè vào đầu em Tô Văn Thông (học sinh lớp 8, Trường THCS thực hành Lý Tự Trọng, ngụ tại đường Hàm Nghi), khiến em Thông chết ngay tại chỗ.

 

Bốn học sinh khác bị trọng thương hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum gồm: Nguyễn Duy Hòa (học sinh lớp 4) cùng em ruột là Nguyễn Duy Hậu (học sinh lớp 2, cùng học tại Trường tiểu học Phan Chu Trinh), em Nguyễn Thị Kiều Trâm (học sinh lớp 7, Trường THCS thực hành Lý Tự Trọng) và em gái Nguyễn Thị Kiều Thảo (học sinh lớp 4, Trường tiểu học Lê Hồng Phong).

 

Sau khi gây tai nạn lái xe công nông đã bỏ trốn tại hiện trường. Vụ việc đang được Công an Kon Tum điều tra làm rõ.

 

Theo Tiến Thành
 Dân Việt

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/lat-xe-cong-nong-mot-hoc-sinh-bi-de-chet-766150.htm

Comments